Xu Hướng 12/2023 # 13 Tác Dụng Của Hạt Chia Đối Với Sức Khoẻ – Uống Nhiều Có Tốt Không? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết 13 Tác Dụng Của Hạt Chia Đối Với Sức Khoẻ – Uống Nhiều Có Tốt Không? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hạt chia là những hạt nhỏ màu đen của cây Salvia hispanica, thuộc học bạc hà. Chúng mọc nhiều ở khu vực miền nam Mexico.

Loại hạt này được biết đến với nguồn cung cấp giàu axit béo, omega-3, protein, chất chống oxy hóa và canxi. Ngoài ra, hạt chia còn chứa lượng lớn chất xơ, tốt cho hệ thống miễn dịch tiêu hóa.

Hạt chia được biết đến giàu axit béo, omega-3

Giàu dinh dưỡng

Với 100g hạt chia được thu hoạch trực tiếp từ cây sẽ sở hữu nhiều thành phần dinh dưỡng cao như.[1]

    Chất xơ: 34,4g.

    Axit béo (tổng hợp bão hòa): 3,33g.

    Axit béo (tổng hợp không bão hòa): 2,21g

    Vitamin A: UI: 54UI

    Vitamin C: 1,6mg.

    Vitamin E: 0,5mg.

    Canxi: 631mg.

    Sắt: 7,72mg.

    Kẽm: 4,58mg.

    Magie: 335mg.

    Cholesterol: 0mg.

    Chất đạm: 16,5g.

    Hạt chia có giá trị dinh dưỡng cao

    Cung cấp chất chống oxy hoá

    Hạt chia là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào. Chúng sẽ giúp ngăn chặn lại sự hình thành liên kết của các gốc tự do gây hại cho tế bào. Đồng thời làm gia tăng khả năng trẻ hóa tế bào. Lọc sạch chất độc có hại trong cơ thể và đào thải chúng ra ngoài.

    Một khi các gốc tự do này được hạn chế thì quá trình lão hóa sẽ được làm chậm lại, đồng nghĩa với việc ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh lý nguy hiểm như ung thư.[2]

    Đặc biệt, hàm lượng protein cao trong hạt chia cũng giúp ngăn ngừa những dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, da chảy xệ, giúp cho mái tóc luôn chắc khỏe do tình trạng thiếu hụt collagen.[2]

    Hạt chia cung cấp nguồn chất chống oxy hóa dồi dào

    Ngăn ngừa táo bón

    Bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, khi cho hạt chia vào một ly nước, hạt chia sẽ chuyển dần sang dạng mềm mịn giống như thạch. Đây cũng là cách thức mà loại hạt này hoạt động như chất nhuận tràng tự nhiên, ngay khi hạt chia được di chuyển vào đường ruột.

    Điều này sẽ giúp làm mềm phân, từ đó thúc đẩy sự bài tiết của chất thải một cách dễ dàng, ngăn ngừa được nguy cơ táo bón. Hạt chia đặc biệt tốt đối với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.

    Hạt chia được ví như thuốc nhuận tràng tự nhiên ngăn ngừa táo bón

    Tăng cholesterol HDL

    Hạt Chia ngoài cung cấp axit béo thực vật, omega-3, chất xơ, và các chất dinh dưỡng lành mạnh khác ra. Lợi ích của việc bổ sung hạt chia vào chế độ ăn uống hàng là có thể giúp làm tăng nồng độ HDL, cholesterol giảm chỉ số LDL cholesterol và hạ huyết áp.

    Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ.

    Hạt chia giúp tăng cholesterol HDL

    Hỗ trợ giảm cân

    Hạt chia giúp hỗ trợ giảm cân an toàn và hiệu quả.

    Chúng cung cấp hàm lượng chất xơ dồi dào, từ đó khiến bạn cảm giác no lâu. Đồng thời, đây cũng là nguồn thực phẩm giàu protein, một chất dinh dưỡng khác cũng có cơ chế hoạt động làm giảm cảm giác thèm ăn.

    Ngoài ra, protein còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ bắp chắc khỏe, cân bằng các thành phần dinh dưỡng khác trong cơ thể.[4]

    Để sở hữu vóc dáng thon gọn, săn chắc, ngoài việc sử dụng hạt chia hằng ngày, bạn có thể kết hợp dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ giảm cân. Nhớ đó, hiệu quả giảm cân sẽ rõ ràng và bền vững hơn.

    Hạt chia giúp hỗ trợ giảm cân cực kỳ hiệu quả

    Giảm nguy cơ mắc bệnh tim

    Theo một số nghiên cứu gần đây, chất xơ có trong hạt chia có tác dụng giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và chứng viêm. Đồng thời chúng còn hỗ trợ làm giảm hấp thu lượng cholesterol toàn phần và LDL trong máu. Vì vậy, hạt chia có tác dụng tích cực trong việc hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

    Các axit béo, chất béo không bão hòa cũng có tác dụng làm giảm cholesterol.

    Omega-3 cũng làm giảm chất béo trung tính, một loại chất béo trong máu, ngăn ngừa nguy cơ các bệnh nhịp tim không đều, tăng huyết áp.[5]

    Hàm lượng Omega-3, chất xơ có trong hạt chia giúp làm giảm cholesterol trong máu

    Tăng cường sức khỏe xương

    Trong khẩu phần ăn, cứ tính 100g hạt chia thì chứa 631mg canxi, chiếm khoảng 18% nhu cầu hàng ngày của bạn.

    Khoáng chất này là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe, vì chúng giúp duy trì khối lượng và sức mạnh, độ rắn chắc của xương.

    Hạt chia khi được hấp thu vào cơ thể, chúng chịu trách nhiệm chuyển hóa magie, canxi giúp thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh trong xương của bạn.[6]

    Ngoài sử dụng hạt chia, bạn có thể bổ sung thêm các thực phẩm chức năng bổ sung Canxi và vitamin D để cải thiện tình trạng loãng xương, hỗ trợ tốt nhất cho sức khỏe xương cũng như toàn cơ thể.

    Hạt chia giúp tăng cường sức khỏe xương

    Giảm lượng đường trong máu

    Thành phần dinh dưỡng có trong hạt chia, rất giàu axit béo, omega-3, protein và chất xơ, đặc biệt rất thích hợp để giúp ổn định lượng đường trong máu.

    Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng hạt chia có lợi cho những bệnh nhân thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường.[7]

    Hạt chia có vai trò làm giảm lượng đường trong máu

    Giảm viêm

    Hạt chia có chứa các đặc tính chống viêm tự nhiên có thể giúp ngăn ngừa viêm khớp. Omega-3 trong hạt chia có khả năng làm giảm các triệu chứng sưng, đau của bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp.[8]

    Hạt chia có đặc tính chống viêm tự nhiên rất tốt cho những người bị bệnh viêm khớp

    Cải thiện sức khỏe răng miệng

    Sự hiện diện của canxi trong hạt chia giúp răng chắc khỏe, từ đó giúp cải thiện sức khỏe răng miệng. Đồng thời, kẽm có vai trò quan trọng ngăn ngừa mảng bám tích tụ trên cao răng.

    Ngoài ra, do tác dụng kháng khuẩn, chống viêm của hạt chia, còn giảm vi trùng gây ra tình trạng hôi miệng.

    Hạt chia có tác dụng cải thiện sức khỏe răng miệng

    Cải thiện sức khỏe làn da

    Các axit béo, omega-3, vitamin C, vitamin E, vitamin A có trong hạt chia đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, giảm khô, viêm da, trẻ hóa làn da. Và theo một nghiên cứu ở Manchester, omega-3 giúp bảo vệ da khỏi bức xạ tia cực tím cực kỳ hiệu quả.[9]

    Omega-3 có trong hạt chia được nghiên cứu có khả năng bảo vệ da khỏi tia cực tím

    Advertisement

    Chống lại bệnh ung thư vú và các dạng ung thư khác

    Hạt chia rất giàuALA, chúng được đánh giá là ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư vú và các loại ung thư khác.

    Đây đều là những căn bệnh hết sức nguy hiểm, rất dễ mắc phải ở phụ nữ. Tác dụng của hạt chia là tiêu diệt các tế bào ung thư có hại mà không làm ảnh hưởng các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể.

    Hạt chia giúp hỗ trợ chống lại bệnh ung thư

    Cải thiện giấc ngủ

    Có hai loại hormone cần thiết cho giấc ngủ là serotonin và melatonin. Hai loại hormone này được sản xuất chính bởi tryptophan, một loại axit amin có trong cơ thể. Tryptophan được tìm thấy có nhiều trong hạt chia, chúng giúp ngủ ngon và thư giãn.[10]

    Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể thư giản, hồi phục sau một ngày làm việc. Vì thế, ngoài việc sử dụng hạt chia, bạn có thể két hợp bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon để có nâng cao chất lượng giấc ngủ, giúp cơ thể luôn sảng khoái khi thức dậy.

    Hạt chia giúp cải thiện giấc ngủ cực kỳ hiệu quả

    Sử dụng hạt chia không đơn giản chỉ là cho hạt chia vào nước là có thể dùng ngay, bạn cần phải biết cách pha làm sao để tận dụng được hết lợi ích của hạt chia.

      Bạn nên sử dụng nước lạnh thay vì dùng nước nóng, vì omega- 3 có trong hạt rất dễ bị biến đổi dưới tác động của nhiệt độ cao.

      Nếu bạn muốn sử dụng hạt chia để giảm cân, thì nên uống trước bữa ăn 30 phút.

      Đối với phụ nữ có thai, nên ăn hoặc uống hạt chia sau bữa ăn 30 phút, không dùng trước bữa ăn. Hạt chia rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi và đề kháng của mẹ bầu.

      Sử dụng hạt chia đúng cách, sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao

      Với những tác dụng tuyệt vời của hạt chia đối với sức khỏe, vậy có phải uống nhiều hạt chia là tốt? Bất cứ đối tượng nào đều cũng có thể sử dụng?

      Một số tác dụng phụ sau đây có thể xảy ra nếu bạn sử dụng quá nhiều hạt chia:

      Dị ứng

      Một số ít người có thể bị dị ứng hạt chia. Hạt chia cũng có cấu trúc tương đồng với các loại thực phẩm khác. Vì vậy mọi người có thể bị dị ứng do phản ứng chéo của một số kháng thể với protein có trong hạt chia.

      Nên chú với với những người có dấu hiệu dị ứng hạt chia

      Bệnh tiểu đường

      Hạt chia chứa hàm lượng chất xơ cao nên có thể làm giảm lượng đường trong máu, đồng thời làm chậm quá trình hấp thu trong ruột, giúp ngăn ngừa sự gia tăng nhanh chóng hơn lượng đường trong máu.

      Vì vậy, đối với bệnh nhân bị tiểu đường, trước khi muốn sử dụng hạt chia, thì nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ, để tránh tình trạng lượng đường trong máu bị giảm quá mức.

      Bệnh nhân tiểu đường nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng hạt chia

      Các vấn đề tiêu hóa

      Hạt chia là loại nở to ra khi ngâm nước, làm đầy dạ dày tạo cảm giác no lâu nên thường được sử dụng nhiều trong thực đơn giảm cân hàng ngày.

      Nếu sử dụng quá nhiều có thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá như đầy hơi, buồn nôn, trướng bụng,…

      Nên sử dụng hạt chia vừa đủ, tránh làm dụng

      Nghẹt thở

      Hạt chia sẽ nở và tăng trọng lượng khi gặp nước. Vì thế nếu hạt chia chưa được ngâm nở đủ thời gian, khi ăn vào sẽ có thể tiếp tục phình to trong cổ họng và dẫn đến nghẹt thở.

      Hạt chia sẽ trương nở, phình to dẫn đến nghẹt thở

      Mặc dù giá trị dinh dưỡng của hạt chia mang lại cho sức khỏe vô cùng to lớn, nhưng nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ về hạt, hoặc lạm dụng, sử dụng liên tục thì rất có thể sẽ gặp một vài tác dụng phụ tiềm ẩn như:

        Hấp thu quá nhiều chất xơ vào cơ thể có thể gây đầy bụng, chướng hơi, táo bón, rối loạn chức năng tiêu hóa.

        Hạt chia được biết là loại thực phẩm chứa một lượng lớn Alpha Linolenic Acid (ALA). Việc tiêu thụ lượng ALA quá mức có thể làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.[6]

        Cần hết sức lưu ý đối với một số trường hợp có tiền sử dị ứng hạt chia, điều này rất nguy hiểm đối với tình trạng bệnh như nổi mề đay, phù nề, sưng mắt, nguy hiểm hơn có thể khó thở dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

        Một số lưu ý khi sử dụng hạt chia

          Sử dụng hạt chia đúng cách có thể bạn chưa biết

          Những lợi ích của hạt óc chó đối với sức khỏe

          Nguồn: Ncbi, Academic, Healthifyme

          Nguồn tham khảo

          Seeds, chia seeds, dried

          Changes in the nutritional composition and antioxidant capacity of chia seeds (Salvia hispanica L.) during germination process

          Changes in the nutritional composition and antioxidant capacity of chia seeds (Salvia hispanica L.) during germination process

          Health benefits of dietary fiber

          Cholesterol-lowering effects of dietary fiber: a meta-analysis

          Chia Seeds – Health Benefits and Potential Side Effects

          Chia Seeds – Health Benefits and Potential Side Effects

          Chia seed ( Salvia hispanica L.) supplementation to the diet of adults with type 2 diabetes improved systolic blood pressure: A randomized controlled trial

          Anti-inflammatory potential of chia seeds oil and mucilage against adjuvant-induced arthritis in obese and non-obese rats

          Omega-3 polyunsaturated fatty acids: photoprotective macronutrients

          L-Tryptophan: Basic Metabolic Functions, Behavioral Research and Therapeutic Indications

          Chia Seeds – Health Benefits and Potential Side Effects

          Chia Seeds – Health Benefits and Potential Side Effects

          Hạt Chestnut Là Gì Và Tác Dụng Của Hạt Chestnut Với Sức Khỏe

          Chúng đã xuất hiện từ hàng thế kỷ trước, từ hoa của Chestnut cho đến vỏ cây, hạt và lá đều được sử dụng cho mục đích chữa bệnh. Hạt Chestnut chứa hàm lượng dưỡng chất khá tuyệt vời tạo nên một chế độ ăn uống khá lành mạnh.

          Hạt Chestnut là gì?

          Hạt Chestnut tên Việt Nam được gọi là hạt dẻ, chúng được tìm thấy ở khu vực Địa Trung Hải và Hy Lạp được biết đến như một quốc gia đầu tiên bắt đầu trồng trọt cũng như sử dụng chúng như một loại thực phẩm chính. Từ đây Chestnut được phân bố đến các quốc gia khác nhau ở Châu âu, Châu Á và Châu Phi.

          Hạt Chestnut có vỏ cứng màu gỗ nhân bên trong màu trắng, được bao bọc bởi lớp da nâu đắng bên trong và loại bỏ chúng trước khi ăn. Chestnut được đánh giá cao về hương vị ngọt, bùi đặc trưng và có độ dẻo khi được luộc, nướng, sấy khô hoặc nghiền thành bột mịn.

          Những loại hạt tự nhiên này cũng rất tuyệt trong các món tráng miệng hay được thêm vào các công thức nấu ăn như trộn salad, súp, hoặc được kết hợp hoàn hảo với socola, nướng bánh…

          Chestnut là loại hạt duy nhất chứa lượng vitamin C dồi dào với hoạt chất chính là aescin, cùng các chất dinh dưỡng quan trọng như chất chống oxy hóa, chất xơ, kali, đồng, mangan, giàu axit linoleic, các axit phenolic,… Ngoài ra, chúng rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể tạo nên một chế độ ăn uống lành mạnh.

          Tác dụng của hạt Chestnut với sức khỏe

          Tốt cho hệ tiêu hóa

          Chestnut là một nguồn chất xơ tuyệt vời, một chén hạt này chứa 7g chất xơ, giúp kích thích nhu động ruột hoạt động tốt hơn, làm giảm nguy cơ táo bón và các biến chứng về đường ruột.

          Tốt cho sức khỏe tim mạch

          Những chất béo tốt được tìm thấy trong hạt Chestnut giúp cân bằng lượng cholesterol, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và máu đông tích tụ trong cơ thể. Tất các những điều này làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim và các bệnh về tim mạch ở mức độ nặng hơn. Hơn thế nữa chúng còn là nguồn kali phong phú cực kì tốt cho tim.

          Cải thiện chức năng não

          Tăng mật độ xương

          Chỉ 10 hạt Chestnut có thể cung cấp 50% lượng mangan bạn cần trong cả ngày. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mangan cũng đóng vai trò trung tâm đối với sức khỏe của xương và có thể chống lại một số bệnh. Vì vậy tiêu thụ lượng Chestnut cùng với các khoáng chất tốt cho xương khác có thể giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.

          Ngăn ngừa bệnh tiểu đường

          Là loại hạt chứa nhiều chất xơ, Chestnut được là loại thực phẩm có thể giúp làm chậm quá trình tăng lượng đường huyết trong máu để ngăn ngừa những đột biến do bệnh tiểu đường gây ra và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hiệu quả.

          Tăng cường hệ thống miễn dịch

          Lượng vitamin C và các chất chống oxy hóa khác trong hạt Chestnut làm cho chúng trở thành một nguồn dưỡng chất tốt cho hệ thống miễn dịch của bạn, vitamin C không chỉ kích thích việc sản xuất các tế bào bạch cầu mà còn đóng vai trò như một chất chống oxy hóa, tìm kiếm và tiêu diệt các gốc tự do trước khi chúng gây hại. Điều này giúp phát triển hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.

          Ai không nên ăn hạt Chestnut

          Hạt Chestnut tuy tốt cho sức khoẻ nhưng không nên ăn quá nhiều, người bình thường chỉ nên ăn 10 hạt/ngày để tránh bị táo bón. Một số người sau đây nên hạn chế ăn hạt Chestnut:

          – Người có tiêu hóa kém không nên ăn hạt Chestnut quá nhiều có thể gây trướng bụng và đầy hơi.

          Advertisement

          – Những người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn loại hạt này, vì chúng khiến sản sinh ra nhiều axit tăng thêm gánh nặng lên dạ dày.

          – Người bị dị ứng Chestnut cần tuyệt đối tránh xa loại hạt này, vì nó có chứa chất gây dị ứng mạnh có thể gây nguy hiểm với mức độ nghiêm trọng khác nhau.

          – Người bị cảm chưa khỏi, bị kiết lỵ, người phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ, bởi nếu vô tình ăn phải loại hạt này còn sống chúng có chứa một loại chất độc esculin có thể dẫn đến tử vong.

          Quả Trâm Ngâm Rượu Có Tác Dụng Gì, Uống Nhiều Có Tốt Không?

          Quả trâm là quả gì?

          Cây trâm có thân hình cao to và nhiều cành, chúng sinh trưởng và phát triển tự nhiên khoảng vài năm thì cho ra quả. Quả trâm hay còn được gọi với các tên gọi khác là trâm mốc, trâm vối hoặc vối rừng.

          Mỗi năm, cây trông thường ra hoa kết trái vào đầu mùa hè, trái trâm thường kết thành từng chùm. Quả trâm có hình bầu dục và to đầu bằng ngón tay út, khi còn xanh thường có vị chua và chát. Nhưng khi chín, quả sẽ có vị ngọt ngọt, hơi chua chua và chát, màu tím đen, no tròn và mọng nước. Quả trâm càng đen thì vị quả sẽ càng ngọt. Hạt trâm khá to nên người ăn chỉ thưởng thức được phần thịt ở bên ngoài.

          Ở nước ta, quả trâm rừng này đã có từ rất lâu ở vùng Bảy Núi(An Giang) trong đó tập trung nhiều ở 2 xã Núi Tô và Cô Tô của huyện Tri Tôn. Vào khoảng tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, trâm lại vào mùa trái chín. Chúng thường mọc tự nhiên thành vườn ở dưới chân núi Tô hoặc có thể mọc rải rác trên những cánh đồng và ven đường tỉnh lộ.

          Tác dụng của quả trâm

          Dù là quả mọc dại trong rừng nhưng công dụng đối với sức khỏe của quả trâm không hề thua kém những loại quả khác. Vì thế mỗi khi mùa trâm chín, nhiều người lại đổ xô tìm mua cho bằng được loại quả này. Vậy quả trâm có tác dùng gì mà nhiều người lại hay ăn đến vậy?

          Ngăn ngừa ung thư

          Các chất oxy hóa có trong trái trâm giúp các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể trở nên bình thường, loại bỏ các gốc tự do gây ra ung thư. Ức chế và ngăn chặn của các loại tế bào ác tính, khống chế không cho chúng phát triển và hình thành bệnh.

          Cải thiện hệ miễn dịch

          Lượng vitamin C dồi dào có trong quả trâm sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, dễ dàng chống chọi với sự tấn công của các mầm mống gây bệnh, giúp nâng cao thể trạng và ngăn ngừa bệnh tật.

          Chống nhiễm trùng

          Quả trâm có chứa axit malich, axit gallic, axit oxamich nên có đặc tính kháng khuẩn rất tốt và giúp ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng thông thường như nhiễm trùng về da, miệng, đường tiêu hóa…

          Hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh tiểu đường

          Những người mắc tiểu đường nếu sử dụng loại quả này sẽ giúp các triệu chứng như tiểu nhiều, khát nhiều giảm bớt. Hơn nữa, chất glyco-side và alcaloid có trong trái trâm giúp chuyển hóa đường thành năng lượng, giúp cân bằng lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

          Ngăn ngừa lão hóa

          Sự hiện diện của vitamin C và chất chống oxy hóa có trong quả trâm giúp làm tăng lượng huyết sắc tố, cải thiện làn da và ngăn ngừa các nếp nhăn.

          Quả trâm ngâm rượu có tác dụng gì?

          Vì những công dụng tuyệt vời mà loại quả này mang lại nên người ta thường sử dụng mang quả trâm này ngâm với rượu để hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh khác nhau, cụ thể như sau:

          – Loại rượu ngâm quả trâm này có khả năng hỗ trợ điều trị chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, co thắt ruột hoặc tiêu chảy nặng.

          – Với những vết thương đang bị viêm sưng hoặc đau tấy, việc sử dụng rượu ngâm quả trâm sẽ cực kỳ hiệu quả, giúp làm giảm cơn đau nhức khó chịu.

          – Chưa kể đến, trong quả trâm có chứa rất nhiều kali nên khi bạn sử dụng rượu ngâm loại quả này một cách thường xuyên với liều lượng nhất định thì sẽ rất tốt cho tim mạch, giúp tim khỏe mạnh và tránh xa được những bệnh lý nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh tim, đột quỵ hay xơ cứng động mạch.

          Ngoài quả trâm đem ngâm rượu mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe thì lá cây trâm, hạt quả trâm khi đem ngâm với rượu cũng mang lại nhiều công dụng nhất định như chữa trị bệnh tiểu đường, giảm đau rát họng, viêm họng… rất hiệu quả nữa.

          Sử dụng quả trâm ngâm rượu đúng cách

          Tuy nhiên, bên trong trái trâm có chứa nhiều chất tanin, chất gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do đó khi sử dụng quả trâm ngâm rượu này bạn nên lưu ý vài điều sau:

          Uống C Sủi Nhiều Có Tốt Không? Viên C Sủi Có Tác Dụng Gì?

          Viên C sủi là gì?

          Viên C sủi thực chất là viên uống bổ sung vitamin C có thể tan trong nước. Khi thả viên C sủi vào nước nó sẽ sủi bọt rất mạnh, giúp thoát ra nhiều khí và tạo thành một dung dịch có vị chua chua ngọt ngọt khá dễ uống.

          Uống C sủi có tác dụng gì?

          Như đã nói ở trên, viên C sủi có tác dụng chính là cung cấp vitamin C cho cơ thể. Đây là một chất mà cơ thể không thể tự sản sinh ra nhưng lại giữ vai trò lớn trong việc nâng cao sức khỏe, tăng cường chuyển hóa, tăng khả năng miễn dịch và phòng bệnh, giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể.

          Bên cạnh đó, bổ sung viên C sủi còn có tác dụng giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể; hỗ trợ bảo vệ mạch máu; hỗ trợ tăng cường sản sinh protein và collagen giúp làn da tươi trẻ, mịn màng; hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và sắt; giống như chất xúc tác các hệ thống enzym để tăng cường cho quá trình vận chuyển dưỡng chất, làm tăng khả năng chống oxy hóa của cơ thể.

          Uống C sủi nhiều có tốt không?

          Một viên C sủi thông thường có chứa khoảng 1g vitamin C, cao hơn gấp 16 lần nhu cầu vitamin C khuyến cáo sử dụng hằng ngày. Chính vì thế, uống C sủi cũng cần phải có liều lượng chứ không được lạm dụng.

          Việc lạm dụng vitamin C sủi, uống quá nhiều viên C sủi trong một ngày, kéo dài liên tục có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường cho cơ thể.

          Bạn cũng cần biết rằng, nhu cầu vitamin C của cơ thể hằng ngày chỉ rơi vào khoảng 60mg. Nếu dùng quá 500mg thì có thể dẫn tới đau dạ dày, đầy hơi, khó chịu. Còn nếu quá 1000mg có thể gây rối loạn tiêu hóa, thừa sắt, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, khó ngủ, kích ứng dạ dày…

          Bên cạnh đó, nếu dùng vitamin C sủi liều cao hằng ngày trong thời gian dài có thể dẫn đến tăng kết tủa sỏi oxalat làm hình thành sỏi thận.

          Những người bị cao huyết áp cũng không nên sử dụng viên sủi C bởi có thể làm cho huyết áp tăng vọt, khó kiểm soát.

          Uống C sủi có hết mụn không?

          C sủi chính là nguồn cung cấp vitamin C cho cơ thể. Trong khi đó, vitamin C lại thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và protein. Đây là 2 chất làm ức chế melanin – tác nhân gây nám, sạm da. Ngoài ra, vitamin C cũng có tác dụng bảo vệ làn da tránh khỏi các tác nhân gây hại, giúp da tươi trẻ, mịn màng. Khả năng giảm viêm, kháng khuẩn của vitamin C cũng làm các vết sưng của mụn giảm đi, giúp phục hồi làn da tổn thương do mụn.

          Chính vì thế, nếu sử dụng vitamin C sủi hợp lý, khoa học thì cũng có thể phần nào cải thiện tình trạng mụn, giúp da đẹp hơn.

          Uống C sủi có béo không, có giảm cân không?

          Thực chất thì thành phần chính của viên C sủi chính là vitamin C. Tùy từng loại C sủi mà các hãng sản xuất có thể cho thêm một số thành phần khoáng chất khác nhưng không đáng kể. Và tất nhiên, lượng calo trong C sủi cũng vô cùng thấp. Vậy nên uống C sủi sẽ không làm bạn tăng cân đâu.

          Ngược lại, vitamin C còn có thể hỗ trợ cơ thể đốt cháy mỡ thừa, giúp bạn duy trì vóc dáng thon gọn nữa đấy.

          Uống C sủi có nóng không?

          Uống C sủi có thể gây “nóng” trong người, cụ thể là khiến cho bạn phát ban hoặc mẩn đỏ trên da, thậm chí là nổi mụn. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi mà bạn uống C sủi không đúng liều lượng, lạm dụng quá mức mà thôi.

          Viên sủi vitamin C loại nào tốt? Viên sủi C Blackmores

          Viên sủi C của thương hiệu Blackmores nổi tiếng của Úc vừa bổ sung vitamin C lại vừa cung cấp kẽm cho cơ thể. Sản phẩm thích hợp sử dụng cho người có nhu cầu bổ sung vitamin C, giúp phòng ngừa cảm lạnh, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sản phẩm còn có ưu điểm là không chứa đường nên được khá nhiều người yêu thích.

          Viên sủi C Neuglow

          Sản phẩm này vừa là giải pháp bổ sung vitamin C lại vừa giúp thanh lọc độc tố ra khỏi cơ thể, giúp chị em có làn da tươi sáng, mịn màng hơn.

          Viên sủi C plusssz max

          Viên sủi C này có nguồn gốc từ Hà Lan, có tác dụng lợi mật, ngăn ngừa mệt mỏi, thích hợp cho những người làm việc nặng nhọc cần tăng cường sức khỏe.

          Đặc biệt sản phẩm còn có thể dùng được cho cả các bệnh nhân tiểu đường.

          Viên sủi vitamin C Myvita

          Viên sủi vitamin C Myvita có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều vitamin, khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: Vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B8, vitamin B9 và kẽm.

          Chính vì thế, viên sủi C Myvita sẽ phù hợp với người có nhu cầu bổ sung vitamin C, người cần tăng cường sức đề kháng, người hay bị mệt mỏi, sức đề kháng kém, hay những người có chế độ ăn thiếu vitamin và kẽm, người cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày…

          Nấm Chaga Là Gì? Tác Dụng Của Nấm Chaga Đối Với Sức Khỏe

          Bạn đã nghe đến nấm Chaga chưa? Hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu nấm Chaga là gì và tác dụng như thế nào với sức khoẻ nhé!

          Nấm Chaga được biết tới với nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ, vậy nấm Chaga là gì và nó có tác dụng như thế nào mà nhiều người vẫn hay coi nấm naCha là thần dược. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này với Bách hoá XANH nhé!

          1. Nấm Chaga là gì?

          Nấm Chaga có tên khoa học là Inonotus Obliquus. Nấm được tìm thấy ở trên thân cây bạch dương ở nhiều khu rừng tại Nga, Hàn Quốc, Mỹ, Alaska,… với ngoại hình xù xì, màu đen.

          Nấm Chaga sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu lạnh ở nhiệt độ – 45 độ C. Ngoài ký sinh trên cây Bạch Dương, nấm Chaga còn ký sinh trên vỏ và thân cây gỗ cứng.

          Một cây nấm Chaga trưởng thành có thể nặng lên tới 16kg và có tuổi trưởng thành lên tới 20 năm.

          2. Hàm lượng dinh dưỡng của nấm Chaga

          Nấm Chaga là gì?

          100gr Chaga có thể cung cấp 20kcal cho người dùng và các chất dinh dưỡng khác như:

          3. Tác dụng của nấm Chaga đối với sức khỏe Giảm cholesterol

          Hàm lượng dinh dưỡng của nấm Chaga

          Theo Healthline – trang web sức khoẻ nổi tiếng của Mỹ, trong nấm Chaga có chiết xuất giúp làm giảm lại cholesterol trong máu, hạn chế được các tình trạng bệnh về tim mạch.

          Các nhà khoa học đã tiến hành 1 nghiên cứu kéo dài 8 tuần trên chuột nghiên cứu bị cholesterol cao, chiết xuất nấm Chaga đã giảm làm lại cholesterol LDL xấu, cholesterol toàn phần và cả chất béo xấu trong chuột, bên cạnh đó làm tăng mức độ chống oxy hoá.

          Giảm huyết áp

          Giảm cholesterol

          Theo trang web về sức khoẻ của Mỹ – Medical News Today, các nghiên cứu đã cho biết, tình trạng bị stress oxy hoá có thể gây ra bệnh huyết áp cao, có hại đến những người bị bệnh tim, dễ dẫn tới đột quỵ,…

          Trong nấm Chaga có chất chống oxy hoá có thể giúp làm giảm lại chỉ số huyết áp và ngăn ngừa các triệu chứng bệnh về tim mạch.

          Hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lại tình trạng viêm

          Giảm huyết áp

          Theo trang web về sức khoẻ của Mỹ  – Healtline, viêm là một phản ứng tự nhiên của hệ thống miễn dịch của bạn có thể bảo vệ chống lại bệnh tật. Vì thế mà, cytokine là những protein có trong nấm Chaga có khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch bằng cách kích thích các tế bào bạch cầu để bảo vệ hệ miễn dịch chống lại bệnh tật.

          Nấm Chaga còn có thể giúp ổn định sản xuất cytokine để giúp các tế bào khoẻ mạnh chống lại bệnh viêm, cảm lạnh hoặc các bệnh nguy hiểm hơn.

          Điều chỉnh mức đường huyết

          Hỗ trợ hệ miễn dịch và chống lại tình trạng viêm

          Theo Healthline  – trang web sức khoẻ nổi tiếng của Mỹ cho biết, đã có một số nghiên cứu trên chuột bạch bị tiểu đường, béo phì cho kết quả, khi cho chuột dùng chiết xuất từ nấm Chaga đã làm giảm lại lượng đường trong máu và tạo ra các kháng insulin tốt hơn so với những chuột không dùng chiết xuất nấm Chaga.

          Chống lão hoá

          Điều chỉnh mức đường huyết

          Cung cấp cho cơ thể nhiều chất chống oxy hóa có thể giúp làm chậm quá trình lão hóa. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào kết luận chính xác việc nấm Chaga giúp chống lão hóa, nhưng trong nấm Chaga có chất giúp chống lại stress oxy hóa khác nên cũng có thể chống lại sự lão hóa.

          4. Cách sử dụng nấm Chaga

          Chống lão hoá

          Nấm Chaga tươi được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau như sắc nước uống, xay thành bột để dùng, hoặc được bào chế thành viên, trà túi lọc, nước.

          Nấu nấm Chaga thành nước uống

          Cách làm:

          Cho vào nồi 8 lát nấm Chaga cắt mỏng với 2 lít nước, rồi đun sôi khoảng 60 phút. Sau đó, dùng nước nấm Chaga uống trong 1 ngày.

          Sau khi uống hết nước lần 1, bạn sử dụng lại bã nấm Chaga đun sôi trong 30 phút với 1 lít nước và dùng tiếp.

          Bạn sử dụng đến khi nào nấm ra hết dưỡng chất và nước không còn ngọt nữa thì nấu nấm mới.

          Liều dùng: Bạn có thể sử dụng nước nấm Chaga hàng ngày.

          Nghiền thành bột, hãm trà sử dụng

          Nấu nấm Chaga thành nước uống

          Cách làm:

          Nghiền nấm Chaga thành bột, mỗi lần sử dụng bạn pha 1 muỗng cà phê bột nấm Chaga với 200ml nước sôi. Sau đó, đậy kín miệng ly đợi 30 phút là sử dụng được rồi.

          Để hãm trà, bạn cho 30gr nấm Chaga vào ấm hoặc bình giữ nhiệt, sau đó đổ vào 2 lít nước sôi, đậy kín nắp và hãm qua đêm.

          Liều dùng: Uống nước nấm Chaga sau bữa ăn 2 giờ và khi sử dụng nấm Chaga bạn nên uống nhiều nước để có hiệu quả tốt hơn.

          Ngâm rượu

          Nghiền thành bột, hãm trà sử dụng

          Cách làm:

          Cắt mỏng nấm Chaga, sau đó bạn rửa sạch và để ráo. Tiếp theo, bạn ngâm nấm Chaga với 7 – 8 lít rượu nếp 45 độ cho 1 lượng 0.5kg nấm Chaga.

          Bạn ngâm rượu trong 2 – 3 tháng là có thể sử dụng được.

          Liều dùng: Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần sử dụng 10ml rượu.

          5. Nấm Chaga có độc không?

          Ngâm rượu

          Nấm Chaga không độc hại đối với người sử dụng, tuy nhiên bởi vì nấm Chaga có những thành phần dưỡng chất hỗ trợ điều trị bệnh nên với người đang dùng thuốc điều trị thì hãy lưu ý khi sử dụng nấm bởi chúng có thể gây ra các phản ứng với thuốc.

          Nhìn chung, nấm Chaga có nhiều hoạt tính và công dụng tốt cho sức khỏe không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo PGS TS Nguyễn Thị Chính “Nấm chaga là một sản phẩm mới đưa về Việt Nam” khá là mới mẻ so với các loại nấm khác vì vậy, các bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

          Đăng bởi: Tới Đào Thị

          Từ khoá: Nấm chaga là gì? Tác dụng của nấm chaga đối với sức khỏe

          9 Tác Dụng Của Yến Sào Đối Với Sức Khỏe Và Cách Dùng Đúng

          Tổ yến là gì ?

          Tổ yến là một loại thực phẩm được chế biến từ tổ của một loài chim yến có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Đàn yến lớn nhất được phát hiện trên thế giới xuất phát từ Indonesia, sau đó là Malaysia, đóng góp phần lớn vào nguồn cung cấp tổ yến.

          Mặc dù có đến 24 loài yến được tìm thấy trên thế giới nhưng chỉ có tổ của loài yến tổ trắng (Aerodramus fuciphagus) và yến tổ đen (Aerodramus maximus) là có thể sử dụng để chế biến được.

          Tổ yến được trân trọng vì mang lại nhiều lợi ích như cải thiện tình trạng da và giảm căng thẳng để cơ thể khỏe mạnh hơn. Đó là nhờ hàm lượng glycoprotein cao, collagen và axit amin, chất chống oxy hóa, kích thích nội tiết tố và các khoáng chất khác nhau như canxi, kali, sắt, magiê. Axit amin trong tổ yến được đánh giá cao và nổi tiếng về khả năng tái tạo mô cũng như phục hồi tế bào.

          Yến sào rất giàu giá trị dinh dưỡng

          Trong nền Y học cổ truyền Trung Quốc, yến sào ăn được có tác dụng như một phương thuốc chữa các bệnh như bệnh lao, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày.

          Người ta cũng nói rằng yến sào ăn được có thể cải thiện ham muốn tình dục, tăng cường chức năng miễn dịch, tăng cường trao đổi chất, đồng thời kích thích tuần hoàn. Những đặc tính này thậm chí đã được nghiên cứu trong ống nghiệm.[1]

          Yến sào được xem như một phương thuốc y học cổ truyền

          Yến sào được cho là có tác dụng tốt đối với gan và thận khi được dùng thường xuyên trong thời gian dài. Ngoài ra, yến sào cũng chứa nhiều chất đạm và các chất dinh dưỡng khác, và việc tiêu thụ những chất này ở dạng tự nhiên có thể giúp cơ thể chống lại ốm đau và bệnh tật. Trên thực tế, tổ yến hiện đang được thử nghiệm về khả năng ngăn ngừa HIV và cho thấy được tiềm năng rất cao.[2]

          Yến sào giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể

          Trong văn hóa châu Á, tổ yến ăn được đã được biết đến với công dụng cải thiện thị lực. Trong thời gian gần đây, có bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng yến sào ăn được có khả năng cải thiện quá trình chữa lành tế bào ở mắt bị tổn thương.

          Yến sào giúp thúc đẩy tăng sinh tế bào giác mạc, duy trì chức năng của các tế bào giác mạc bị tổn thương. Điều này là nhờ tổ yến tác động tăng biểu hiện gen chức năng của collagen loại 1, ALDH và lumican. Chúng đều là các tế bào keratocytes giác mạc tăng sinh quan trọng. [3]

          Giúp mắt sáng khỏe là một trong nhiều tác dụng của yến sào

          Người ta cũng quan tâm đến tiềm năng của tổ yến như một chất bổ sung trị liệu cho bệnh nhân viêm xương khớp. Mặc dù chưa có dữ liệu đầy đủ, nhưng nghiên cứu trên động vật đã quan sát thấy độ chắc khỏe của xương tăng lên sau khi tiêu thụ chiết xuất tổ yến hàng ngày.

          Yến sào giúp hỗ trợ sức khỏe cơ xương khớp

          Một đánh giá có hệ thống trên động vật cho thấy rằng yến sào ăn được giúp tăng cường hoạt động nhận thức bằng cách giảm viêm và stress do oxy hóa.

          Căng thẳng do quá trình oxy hóa là khi các gốc tự do — các phân tử có khả năng gây bệnh — làm hỏng các tế bào của cơ thể bằng cách thay đổi cấu trúc hóa học của chúng. Nó có thể dẫn đến một loạt các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

          Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể chứng minh được mối liên hệ giữa việc ăn tổ yến với cải thiện sức khỏe não bộ.

          Yến sào giúp tăng cường sức khỏe não bộ

          Lượng đường trong máu cao thúc đẩy quá trình oxy hóa và là một yếu tố nguy cơ chính góp phần gây ra bệnh tim ở những người mắc bệnh tiểu đường không được kiểm soát.

          Yến sào hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu

          Tổ yến ăn được từ lâu đã được quảng bá như một liệu pháp làm đẹp, với các công dụng được biết đến rộng rãi như giữ ẩm, làm trắng và bảo vệ da khỏi quá trình oxy hóa. Qua đó sẽ ngăn ngừa tình trạng lão hóa ở làn da.

          Yến sào giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa

          Từ lâu tổ yến đã được nghiên cứu và chứng minh chứa các thành phần có lợi cho sức khoẻ phổi, thần kinh, thận, dạ dày và lưu thông máu.

          Các chất chống oxy hóa, collagen, axit amin và protein cũng có tác dụng kích thích tăng trưởng và tái tạo tế bào. Ngoài ra, tất cả chúng đều có tác dụng chống lại các bệnh mãn tính.

          Axit sialic và tyrosine hiện diện trong tổ yến cũng kích thích sự phát triển của các tế bào hồng cầu, tăng tốc độ phục hồi, tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh.

          Yến sào giúp cải thiện sức khỏe bệnh mãn tính

          Đây là công dụng có nhiều nghiên cứu minh chứng nhất của yến sào. Những tác động tích cực là khó có thể tranh cãi. Nó có chất chống lão hóa và trị mụn, đồng thời làm tăng collagen và elastin do hàm lượng galactose và threonine cao. Khi kết hợp với glycine, những thành phần đó có thể hoạt động để ngăn ngừa nếp nhăn, hỗ trợ tái tạo tế bào da và giảm sự hình thành các đốm sắc tố. Do đó sử dụng yến sào lâu dài sẽ mang lại một làn da mịn màng hơn.

          Sử dụng yến sào hỗ trợ mang lại một làn da mịn màng

          Các chuyên gia khuyên rằng tốt nhất chỉ nên sử dụng khoảng 2 gram tổ yến khô hoặc 60-80ml nước yến nguyên chất mỗi ngày. Tổ yến tồn tại ở nhiều dạng để có thể sử dụng được: có thể ăn dưới dạng súp, một món tráng miệng dạng sệt, hay ở dạng thức uống.

          Yến sào có thể được sử dụng như một loại súp

          Bạn nên sử dụng tổ yến bao lâu một lần?

          Bạn nên bổ sung một lượng nhỏ tổ yến trắng vào chế độ ăn uống của mình và tiêu thụ yến sào thường xuyên. Nên ăn một lần một ngày để nhận được đầy đủ lợi ích và giá trị dinh dưỡng.

          Advertisement

          Bạn có thể sử dụng yến sào một lần một ngày

          Ăn Yến sào khi nào?

          Tổ yến tốt nhất nên ăn khi bụng đói vào buổi sáng khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ. Khi bụng đói sẽ có thể hấp thụ và sử dụng hết các chất dinh dưỡng và khoáng chất của tổ yến.

          Để có giá trị dinh dưỡng tốt nhất, tốt nhất nên ăn tổ yến với đường phèn hoặc mật ong, chà là đỏ và dưới dạng súp, ấm hoặc ướp lạnh.

          Có thể sử dụng yến sào vào buổi sáng khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ

          Cẩn thận với hàng giả

          Có vô số hàng giả được bán trên toàn cầu và dưới nhiều hình thức. Như với bất kỳ sản phẩm tiêu dùng cao cấp nào, bạn cần nghiên cứu kỹ, tìm hiểu nhà cung cấp đủ uy tín.

          Nếu giá thành quá rẻ, bạn nên đề phòng đó là tổ yến giả hoặc hàm lượng tổ yến thật quá thấp nên lợi ích sức khỏe của nó hầu như không đáng kể.

          Hãy cẩn thận với các sản phẩm yến sào giả

          Cách bảo quản để duy trì chất lượng của tổ yến

          Yến thô nên được bảo quản trong môi trường mát, khô và kín gió, tốt nhất là trong tủ lạnh hoặc nơi tránh nhiệt. Tổ yến thô thường có thời hạn sử dụng là hai năm.

          Điều quan trọng là phải kiểm tra ngày hết hạn của sản phẩm trước khi mua. Nước yến đóng chai nên dùng hết trong tuần sau khi mở nắp và nên bảo quản trong tủ lạnh. Chai chưa mở thường kéo dài đến 2,5 năm kể từ ngày sản xuất.

          Chú ý khi sử dụng

          Nếu bạn mới sử dụng yến sào lần đầu, bạn nên dùng với số lượng nhỏ và tăng dần, tránh trường hợp bị dị ứng. Ngoài ra, người dùng nên mua của các cơ sở đảm bảo, tránh nấm mốc và các vi khuẩn, virus cúm có hại còn tồn dư gây ngộ độc.

          Những lợi ích sức khỏe của cần tây

          11 lợi ích sức khỏe của rau mùi có thể bạn chưa biết

          Nguồn: Healthline, Vietcetera, Honey City, NIH

          Nguồn tham khảo

          Traditional uses

          An immune system booster

          Edible Bird’s Nest: The Functional Values of the Prized Animal-Based Bioproduct From Southeast Asia–A Review

          Support diabetes management

          Cập nhật thông tin chi tiết về 13 Tác Dụng Của Hạt Chia Đối Với Sức Khoẻ – Uống Nhiều Có Tốt Không? trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!