Bạn đang xem bài viết 30 Tuổi Tôi Thất Nghiệp Lần Nữa: Hoang Mang, Mất Định Hướng Nhưng Không Điều Gì Kéo Dài Mãi Mãi, Mọi Chuyện Sẽ Thay Đổi Khi Bạn Còn Nỗ Lực được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tôi bị sa thải vào năm 2011, khi đã 30 tuổi, tôi bị đuổi như một kẻ vô dụng. Hụt hẫng không? Có chứ. Chưa bao giờ tôi cảm thấy bất lực và buồn chán đến vậy. Ngày hôm nay, mang đến câu chuyện này, tôi hy vọng nó có thể động viên một vài người rơi vào hoàn cảnh giống tôi.
Tôi bị từ chối ở mọi công ty tôi xin vào!
Vì vậy, sau cùng tôi chấp nhận làm việc trong lĩnh vực tài chính, nơi mà tôi thậm chí còn chẳng có tí kiến thức hay kinh nghiệm nào. Tôi chấp nhận làm việc như một thực tập sinh với mức lương không thể thấp hơn tại một ngân hàng. Trong suốt 7 năm đó, tôi vẫn không ngừng nuôi lòng nhiệt huyết với mảng truyền thông và marketing online.
7 năm ròng rã, và bạn biết gì không? 2 ngày trước tôi đã được tuyển vào vị trí marketing online cho một công ty công nghệ nổi tiếng với 900 nhân viên. Sau tất cả những thăng trầm đó, tôi đã trở thành kẻ sống còn.
Qua câu chuyện của tôi, bạn có thể rút ra vài bài học cho mình:
Không gì có thể ngăn cản bạn
Mặc kệ những lời chê cười, những lời từ chối không khác gì gáo nước lạnh dội thẳng vào mặt, tôi chưa bao giờ từ bỏ. Tôi tạm nghỉ để trau dồi kỹ năng của mình. Tôi tập viết blog, sau đó đến các bài SEO rồi cuối cùng là đặt chân lên mảng truyền thông mà mình vẫn hằng mong ước.
“Thật nực cười bởi những người từng từ chối tôi bây giờ lại là người khao khát được hợp tác làm việc cùng tôi.”
Bạn có quyền dừng lại khi nghe những lời từ chối nhưng nhớ rằng bạn là người làm chủ cuộc đời mình, không phải họ. Vì vậy, hãy kệ những lời gièm pha và tiếp tục làm những gì bạn muốn.
Đừng nôn nóng, chờ đợi một vài năm đôi khi là điều cần thiết
Chờ đợi khiến chuỗi ngày vừa qua của tôi trở nên quý giá hơn bao giờ hết. Mất tận 7 năm để có được những gì tôi muốn và tôi phải công nhận rằng mình đã kiên nhẫn kinh khủng.
Sai lầm của rất nhiều người đang đọc bài báo này là do dự, lo lắng rằng mình không thể tốn vài năm cuộc đời vào việc chờ đợi trong vô vọng được.
Khi bạn chấp nhận kiên nhẫn để đạt mục tiêu của mình, cách làm việc của bạn sẽ hoàn toàn khác. Bạn sẽ chuẩn bị cho chặng đường sắp tới theo một cách khác biệt hơn.
Nóng vội chỉ giúp bạn có được mục tiêu ngắn hạn và bạn sẽ phải trả giá bằng mục tiêu dài hạn của mình. Sống chậm lại, thư giãn bởi bạn vẫn còn thời gian mà.
Thái độ làm nên mọi thứ
Bạn sẽ thấy điều tương tự từ những cuộc thi tuyển chọn trên sóng truyền hình, nơi có vô số chàng trai/cô gái đã nỗ lực trong suốt một khoảng thời gian dài để trở thành nghệ sĩ. Họ kiêu ngạo đến mức hai chữ đó dường như được khắc trên khuôn mặt họ. Và nhìn xem, sau cùng, họ có chiến thắng cuộc thi không? Tất nhiên là không rồi.
Đừng trở thành những người đó. Thay đổi cách cư xử của bạn đi!
Những gì bạn làm được nói lên con người bạn. Vì thế, hãy bước vào phỏng vấn với thái độ cầu tiến và khiêm tốn nhất có thể.
“Khiêm tốn mọi lúc mọi nơi và bạn sẽ nhận ra nó mang lại cho mình nhiều cơ hội đến thế nào!”
Chẳng có cái gì kéo dài mãi mãi cả
Những lời từ chối tôi nhận được vào năm 2011 cũng vậy, chúng không kéo dài đến bây giờ.
“Tiếp tục bước tới cho đến khi nào những kẻ từng từ chối bạn phải đến xung quanh bạn và nhượng bộ chờ bạn nói đồng ý.”
Không ai có thể từ chối bạn mãi mãi. Người ta sẽ nể phục những nỗ lực trau dồi bản thân của bạn.
Đôi khi chúng ta có thể cảm thấy dường như chẳng có nơi nào dành cho mình. Đó là suy nghĩ của tôi 7 năm về trước. Tôi đã từng tự nhủ rằng “Mình đã có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing, thậm chí còn xây dựng một công ty thành công và người ta vẫn từ chối mình? Nếu không phải bây giờ thì bao giờ mình mới được nhận?”
Tôi thì không có mentor, không có người hướng dẫn nào nói cho tôi biết sự điên rồ trong tư duy của tôi 7 năm trước. Nhưng bạn may mắn hơn, bạn có thể học từ bài báo này rằng: Không gì là mãi mãi.
Hãy cố gắng không ngừng!
Bất kể gặp phải trở ngại gì, đừng bao giờ dừng lại, hãy cố gắng vượt qua nó. Với tôi thì đó là những tháng ngày viết không ngừng nghỉ, dù không ai thèm đoái hoài, tôi vẫn viết.
Chiến lược duy nhất tôi có trong khoảng thời gian thất nghiệp là không ngừng làm những gì khiến tôi thấy vui và tin rằng việc này sẽ giúp mình nhận thức ra các vấn đề khác. Sau cùng thì, không ai đánh thuế giấc mơ, cố gắng đâu có tiêu của chúng ta một đồng nào, vì vậy, tại sao không thử, không nỗ lực?
Cố gắng kể cả khi chưa thể nhìn thấy kết quả.
Vận mệnh thay đổi nếu bạn thay đổi
Quay trở về thời điểm năm 2011, tại sao tôi lại bị từ chối dù đã có kinh nghiệm từ trước? Đơn giản thôi, vì tôi cần phải thay đổi.
Tôi từng là kẻ ngạo mạn, ích kỷ, kiệt sỉ – người sẽ không bao giờ bố thí cho kẻ khác dù chỉ là một xu. Tôi cần thay đổi bản thân mình.
Trên thực tế, tôi đã làm được: tôi phát triển các suy nghĩ thúc đẩy bản thân, thay đổi thái độ, học cách chấp nhận khó khăn, cho đi nhiều hơn, luôn cố gắng tạo giá trị cho người khác và trên hết, biết ơn cho những gì mình đã có thay vì ham muốn có nhiều hơn.
Vận mệnh sẽ không đổi nếu bạn cứ mãi chẳng chịu đổi thay.
“Tin hay không thì bản thân bạn vẫn luôn là vấn đề lớn nhất của chính mình”
Tạm kết
Chờ đợi trong vòng 7 năm và sau cùng tôi cũng đạt được những gì mình mong muốn. Nhưng thứ khó khăn nhất sau khi đã đạt được mục tiêu của mình là việc bạn sẽ chỉ vui vẻ trong một vài tuần và ngay sau đó, bạn sẽ lại khao khát, điên cuồng tìm kiếm một vạch đích xa hơn chỗ bạn đang đứng.
Người ta cho rằng đó là cần thiết để phát triển bản thân. Hiện tại, tôi đang cố bỏ suy nghĩ trên và sống hạnh phúc với những gì tôi đạt được.
Có thể cuộc sống của bạn đang thật tồi tệ; cũng có thể bạn bị cả xã hội ruồng bỏ; cũng có thể bạn đang trải qua vô vàn biến cố nhưng hãy nhớ rằng mọi chuyện rồi sẽ ổn thôi. Bạn đang nắm trong tay vận mệnh của mình nên hãy biết cách xoay chuyển nó.
Nguồn : Minh An
Tôi Đã Thay Đổi Rất Nhiều Khi Làm Mẹ Đơn Thân
Khi chưa có con tôi đâu có biết sợ gì, có con rồi, đặc biệt khi trở thành mẹ đơn thân và không nhận được chu cấp nào từ chồng thì tôi rất sợ mất việc. Tôi cố gắng đi làm chăm chỉ để có tiền lo cho con. Nào là tiền gửi con, tiền bỉm, sữa, quần áo của con. Chỗ tôi làm có nhiều người thương và giúp đỡ tôi. Nhưng nhiều người do ghen ghét với tôi nên nhân nỗi đau này mà nói những lời hiểm độc, họ bảo tôi thiếu hơi trai nên bị ốm, hay thiếu hơi trai nên làm việc bị sai.
Còn nữa, khi con ốm, công việc và tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải không các mẹ. Đợt con tôi bị quai bị, tôi phải nghỉ ở nhà hơn chục ngày kiêng cho con. Đang hí hửng vì con khỏi, chuẩn bị đi làm thì tôi bị lây, lại nghỉ tiếp. Bình thường lương tôi đủ cho 2 mẹ con, tháng đó – lại là sắp Tết, tôi chỉ được có 1/3 tháng lương, khó khăn lắm hai mẹ con mới vượt qua được tháng tết. Đã thế mọi người tránh tôi như tránh tà vì sợ bị lây.
Trở thành bà mẹ đơn thân đã khiến tôi quá mệt mỏi rồi, thì tin đồn, cái thứ tin thất thiệt ấy lại ngày ngày vắt kiệt sức chịu đựng của tôi. Họ bảo vì tôi bỏ chồng sớm nên bà ngoại tôi mới mất.
Và những người đàn ông xung quanh lại luôn đeo bám lấy tôi, nhưng sự đeo bám ấy chỉ là muốn chiếm đoạt một người phụ nữ đơn thân còn xuân sắc. Trong số những người đàn ông biết tình trạng của tôi, có 1 cơ số đã có vợ con tìm cách tán tỉnh tôi. Điều này làm tôi cảm thấy bất bình, trái tim còn chưa hết tổn thương vì người chồng phản bội, chứng kiến những người đàn ông của những người đàn bà khác tán tỉnh mình, lòng tôi bùng lên những căm phẫn. Và từ đó tôi hạn chế để người ta biết mình đã ly hôn.
Sau khi vợ chồng tôi chia tay, tôi sống khá thoải mái. Nhưng như vậy không có nghĩa là tôi không có những lúc bị stress, bị khủng hoảng tinh thần. Khi mà công việc không như ý, khi cả bạn bè thân thiết cũng phản bội, khi tiền hết và khi tất cả quay lưng, tôi đau khổ, căng thẳng, chới với vì không biết chia sẻ với ai, không biết bấu víu vào đâu.
Chiều tối đi làm về, đón con mà con quấy quá, đầu cứ căng như dây đàn, đánh con, quát con, con khóc, lòng tôi đau đớn,… Có những đêm con đã ngủ ngon, tôi nằm rồi tự nhiên khóc nấc lên, không sao kìm được nước mắt. Khóc vì những cô đơn, cô độc, khóc vì mình cũng chỉ là 1 phụ nữ yếu ớt nhưng sao phải chịu bao sóng gió…
Tôi thương con, không muốn ngăn cản tình cảm của con với nhà nội, nên dù họ không đóng góp nuôi con, nuôi cháu nhưng tôi vẫn tạo điều kiện để ông bà, các bác và cả bố đứa trẻ gọi điện hỏi thăm, quan tâm.
Nhưng đôi khi tôi muốn mình ác lên, không cho họ gặp con nữa. Đôi khi tôi nghĩ nếu họ thương thằng bé đã gửi tiền để tôi nuôi nó, họ cũng đâu nghèo khó gì, thậm chí họ mới bỏ ra bao nhiêu tiền để xây nhà mới. Có lúc tôi đấu tranh giữa một bên là những ích kỷ, những căm hận của bản thân với một bên là con – nó không có tội gì, nó quá nhỏ để hiểu người lớn nghĩ về nhau như thế nào. Những tranh đấu bên trong khiến tôi có lúc muốn nổ tung và gần như phát điên.
Tất cả rồi cũng sẽ qua, tôi tin sẽ có ngày tôi hết nỗi lo toan, sống tháng ngày hạnh phúc của bà mẹ đơn thân bên đứa con yêu của mình.
Theo Gia đình online
*. Bài đã được chúng tôi thay đổi một số đoạn và đặt lại tí t
Đặc Sản Chỉ Có Ở Huế Nhưng Bị Bỏ Quên, Ăn Một Lần Nhớ Mãi
Cố đô Huế vốn nổi tiếng với những món ăn đơn giản, dân dã mà đậm đà, phong phú. Từ những bát bún bò Huế nóng hổi cho đến những loại bánh như bánh bột lọc, bánh nậm, bánh bèo,… ăn mãi không chán, hoặc hàng chục món chè cung đình khác nhau…
Ấy thế mà có một đặc sản mà không nhiều du khách chú ý đến lại có thể gây thương nhớ chỉ sau một lần thưởng thức, đó là món bánh canh Nam Phổ.
Không giống những loại bánh canh khác, bánh canh Nam Phổ của Huế mang đặc trưng đất kinh kỳ, dù là lần đầu tiên hay là lần thứ bao nhiêu đến Huế cũng phải tìm đến bằng được đúng địa chỉ để thưởng thức.
Sở dĩ gọi như vậy là bởi vì nó có xuất xứ từ làng Nam Phổ và là món ngon gia truyền của làng quê này.
Bánh canh Nam Phổ là món ngon gia truyền nức tiếng của làng Nam Phổ, thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Không chỉ đặc biệt ở tên gọi mà món ngon của ẩm thực Huế này cũng có bước chế biến, cách nấu đặc trưng kỳ công, tỉ mỉ, khác với những món bánh canh ở những địa phương khác.
Trước tiên, những sợi bánh phải nấu từ bột gạo pha với bột lọc theo tỷ lệ 3:1. Gạo để làm bánh canh phải là loại gạo ngon, đem xay cho thật mịn và hòa với nước lạnh, trộn đều để được một thứ bột sền sệt.
Sau đó mang bột đi chưng cách thủy trong nước nhiều lần. Lưu ý ở bước này là nước không được sôi, bởi vì nếu sôi sẽ làm hỏng nồi bột.
Công đoạn này phải làm thật khéo để sợi bánh không bị gãy, rồi mới tiếp tục rê thành sợi nhỏ hơn để cho ra những sợi bánh vừa đẹp vừa đều. Bước cuối cùng là vớt bánh ra, ngâm với nước âm ấm.
Lúc này sợi bột sẽ to lên một chút, nhưng nhờ vậy mà khi ăn, thực khách sẽ cảm thấy bánh mềm hơn.
Sau bước này, người dân xứ Huế sẽ tiến hành tạo hồ cho con bột bằng cách lấy nước luộc tôm và nêm gia vị vừa miệng, sau đó cho một ít bột lọc cùng một chút màu, trộn vào với bột để tạo thành con bánh canh. Thế là hoàn thành công đoạn tạo bột bánh cho nồi bánh canh xứ Huế.
Phần chả của bánh canh không dùng cá để nấu mà dùng tôm và thịt. Phần nhân tôm và thịt ba chỉ được làm sạch, mang đi giã nhuyễn, thường là giã bằng tay, vo viên nhỏ và nấu thành hỗn hợp sóng sánh tạo nên những miếng chả đỏ gạch, trông rất bắt mắt và kích thích vị giác.
Một số đem đi luộc chín, bóc vỏ, vắt khô rồi mới giã nhuyễn với chả heo, bắt thành từng viên nhỏ, to khoảng bằng đầu ngón tay. Nhiều người địa phương còn gọi là viên nhụy.
Phần nước lèo của bánh canh Nam Phổ được nấu từ nước luộc tôm, cua tươi nên mang vị ngọt tự nhiên. Người Huế sẽ nêm thêm gia vị vừa ăn, cho phần nhụy vào nồi nước, có nơi cho thêm bột lọc và màu tự nhiên để nước có sắc hồng tươi.
Người nấu sẽ đợi đến lúc bột trong nồi vừa chín tới, cho tôm và thịt viên vào, cùng lúc đó, phía đáy nồi bánh canh cũng vừa sền sệt vì đã được canh lửa để giữ nóng đủ độ cho món ăn.
Cuối cùng họ sẽ cho con bánh vào, cho thêm một ít rau răm, hành, ngò, ớt trái và múc ra tô cho khách thưởng thức.
Một điểm đặc biệt khác mà thực khách không nên bỏ qua khi ăn bánh canh Nam Phổ là cho thêm nước mắm ruốc cay cay thêm vào tô. Chỉ cần vậy thôi là đủ kích thích vị giác của thực khách.
Một tô bánh canh Nam Phổ đúng điệu không chỉ thu hút bởi mùi vị, mà còn quyến rũ với màu sắc hài hòa được trình bày đẹp mắt. Thật khó có thể kiềm lòng trước một món ăn thơm ngon nóng bốc khói với màu trắng của con bánh xen lẫn nhân tôm thịt cùng sắc xanh mướt của hành lá.
Khi ăn, thực khách sẽ trộn thêm chút nước mắm ớt xanh, cho thêm vài cọng ngò. Bát bánh canh Nam Phổ mang hương vị đậm đà của tôm thịt cùng sợi bánh canh hòa quyện với nước dùng ngọt mặn đan xen thấm vị.
Ăn bánh canh truyền thống Nam Phổ lúc còn nóng hôi hổi, múc từng miếng cho vào miệng, thực khách sẽ cảm nhận rõ được vị ngọt của tôm, cua, vị cay cay của ớt quyện với vị thơm của hành ngò, lưu lại hương vị mềm mại của từng con bánh từ bột gạo.
Theo Thời Đại Plus
Đăng bởi: Huỳnh Ngọc Phúc
Từ khoá: Đặc sản chỉ có ở Huế nhưng bị bỏ quên, ăn một lần nhớ mãi
11 Thói Quen Khiến Bạn Mãi Không Giàu Nổi
“Trên đời này không có gì gọi là làm giàu một cách nhanh chóng cả. Thành công về tài chính cần thời gian và công sức không ngừng. Những người nghiện đánh bạc thường bị ảo tưởng rằng một ngày nào đó họ sẽ đổi đời. Những nhà triệu phú tự thân thường không theo đuổi giấc mơ làm giàu nhanh, thay vào đó họ theo đuổi giấc mơ và mục tiêu của cuộc đời”, Corley cho biết.
Theo nghiên cứu của ông, 52% số người nghèo thường cá độ các môn thể thao ít nhất một tuần một lần và 77% thường chơi sổ xố mỗi tuần. Ngược lại, 84% số người giàu không cá độ thể thao và 94% không chơi sổ xố.
2. Ăn uống vô tội vạ
“Ăn uống vô tội vạ vô tình tạo ra những bất lợi cho cuộc sống”, Corley nói. Trong nghiên cứu, 97% người nghèo ăn hơn 300 calo thức ăn vặt mỗi ngày, 69% ăn thức ăn nhanh ít nhất 3 lần 1 tuần, 69% ăn kẹo hơn 2 lần 1 tuần và 66% bị béo phì.
Những người thành công thường quý trọng sức khỏe của họ, theo Corley cho biết. Song song với việc ăn uống khỏe mạnh, họ còn tập thể thao đều đặn, ngủ hơn 7 giờ một đêm và dùng chỉ nha khoa hằng ngày.
3. Uống quá nhiều rượu
Thỉnh thoảng uống bia hoặc rượu thì không sao, nhưng uống quá nhiều chất có cồn sẽ làm suy giảm khả năng thành công trong cuộc sống. Uống quá nhiều loại đồ uống này sẽ làm đầu óc mụ mị và giảm khả năng suy nghĩ sáng suốt. Hơn nữa nó còn nạp vào cơ thể các calo xấu.
“54% số người nghèo uống hơn 2 cốc bia, rượu hoặc đồ uống có cồn khác hằng ngày. Trong khi đó 84% triệu phú tự thân uống ít hơn số đó”, Corley nói.
4. Gần mực thì đen
86% người thành công thường có thói quen làm bạn và kết thân với những người thành công khác. Họ thường tránh làm bạn với những người hay có ý nghĩ tiêu cực, theo lời giải thích của Corley.
Chỉ có 4% số người nghèo chơi với người thành công, 96% số con lại chơi với người giống mình. Corley cho biết chỉ có thể thành công khi chúng ta “chọn đúng bạn mà chơi”.
5. Xem TV quá nhiều
“77% số người nghèo trong nghiên cứu của tôi xem TV hơn 1 giờ mỗi ngày, trong khi đó 67% số tỉ phú tự thân xem TV ít hơn 1 giờ mỗi ngày. Luôn tận dụng thời gian của mình là một đặc điểm của những người thành công“, Corley cho biết.
Những người thành công thường muốn được học thay vì giải trí. Họ thay thời gian xem TV bằng thời gian đọc, nghĩ ngơi, tập thể thao hoặc các hoạt động bồi bổ trí óc khác.
6. Luôn nghĩ tiêu cực
Vấn đề lớn hiện nay với đa số mọi người là họ không tự nhận thức được đâu là tiêu cực đâu là tích cực. “Thành công trong tương lai chỉ xảy ra khi bạn có một tinh thần lạc quan. Nếu bạn lắng nghe bản thân mình thì bạn sẽ cảm thấy những điều tiêu cực rất nhiều. Tuy nhiên đó là vì bạn không muốn xua tan những ý nghĩ tiêu cực ấy. Sự nhận thức là chìa khóa mấu chốt của vấn đề”, Corley giải thích.
7. Hay trì hoãn
Sự trì hoãn và lề mề ngăn cản con đường thành công của con người, Corley cho biết. Ông nói rằng sự trì hoãn chính là lí do con người đang chật vật với vấn đề tài chính trong cuộc sống. Nó làm giảm sự tín nhiệm, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ quý giá.
Ông nói thêm những người thành công thường là những người rất quyết đoán trong mọi việc.
8. Né tránh thông tin phản hồi
“Nỗi sợ bị chỉ trích khiến chúng ta không muốn nhận phản hồi từ mọi người. Nhưng những phản hồi là thứ cần thiết để chúng ta biết được cái gì đúng cái gì sai. Sự phản hồi sẽ giúp chúng ta biết nếu chúng ta đi đúng đường. Dù phản hồi tốt hay xấu thì đó cũng là thứ để chúng ta phát triển“, Corley nói.
Hơn nữa trong công việc làm ăn, nếu chúng ta muốn đổi hướng thì những phản hồi sẽ cho chúng ta biết các thông tin cần thiết để có thể thành công.
9. Tiêu xài hoang phí
Tiêu xài hơn những gì bản thân làm ra là con đường chính dẫn đến việc thất bại. “95% số người nghèo không dành dụm hợp lí và thường xuyên mắc nợ. Hậu quả là họ không có tiền tiêu xài tuổi già, không đủ tiền cho con cháu ăn học và không đủ tiền để theo đuổi những cơ hội rộng mở”, Corley cho biết. Ông nói rằng tiêu xài nhiều hơn số tiền mình làm ra là lí do chính của việc mãi nghèo không có lối thoát.
10. Làm công việc mình không thích
Tự ép bản thân phải làm những không việc mình không thích không chỉ khiến chúng ta stress và chán chường, mà nó còn giảm cơ hội trở nên thành công trong cuộc sống. Những người thành đạt thường theo đuổi giấc mơ của họ, và sự đam mê này sẽ khiến họ làm mọi thứ để đạt được nó.
“Sự đam mê trong công việc sẽ khiến công việc trở nên thú vị hơn. Nó còn giúp chúng ta có thêm năng lượng, sự kiên trì và sự tập trung để vượt qua mọi khó khăn, lỗi lầm. Nó khiến chúng ta nhận ra rằng không có gì có thể ngăn cản mình để đạt được cái chúng ta muốn”, Corley nói.
11. Không muốn rời khỏi vùng an toàn
“Con người luôn muốn hòa mình vào đám đông, họ làm mọi thứ để tránh khỏi việc bị chú ý. Chính vì việc muốn hòa mình này đã ngăn cản chúng ta trở nên thành công”, Corley cho biết.
Trong khi những người bình thường chỉ muốn yên vị và tránh né mọi thứ khiến họ rời khỏi “vùng an toàn”, những người thành công thường không bao giờ dậm chân một chỗ.
“Quá trình theo đuổi ước mơ luôn có rủi ro. Nhưng rủi ro càng cao thì kết quả đạt được càng xứng đáng”, Corley nói.
Chết Hoặc Thay Đổi – Câu Chuyện Của Doanh Nghiệp Và Bài Học Từ Đại Bàng
Cuộc tái sinh của đại bàng giống như câu chuyện về một loài chim huyền thoại. Nhưng điều chúng ta bàn tới không phải vòng đời của một loài chim mà là cách nó sống vô cùng quật cường. Quá trình “tái sinh” đầy đau đớn của đại bàng cũng giống như những sóng gió xảy ra hành trình của một doanh nghiệp, muốn phát triển, bước sang một trang cuộc đời mới thì phải thay đổi, dấn thân và dám mạo hiểm.
Đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi.
Khi những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn. Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.
Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời. Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
Hầu hết những ai biết về câu chuyện của Đại bàng đều khâm phục bản tính kiên cường, trí thông minh và sức sống mãnh liệt của nó. Có lẽ chính những thử thách khắc nghiệt ấy đã rèn giũa nó trở thành một loài mạnh mẽ và đáng nể như ngày hôm nay. Hơn bất cứ điều gì, cuộc sống và cách Đại bàng đối đầu với khó khăn chính là nguồn cảm hứng cho tất cả các loài, kể cả loài người chúng ta.
Bạn có thấy doanh nghiệp của mình cũng cần có một thay đổi như đại bàng không?
Doanh nghiệp cũng cần trải qua thử thách, thay đổi để trở nên mạnh mẽ hơn.
Doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là bộ máy chỉ biết kinh doanh, mà nó còn là cả một môi trường, một nền văn hóa thu nhỏ. Hầu hết các nhà lãnh đạo chỉ coi doanh nghiệp như một cỗ máy kiếm lợi nhuận mà không biết nó cũng là một “thực thể” cần được thay đổi, cần được thử thách để trở nên mạnh mẽ hơn.
Một hệ thống KPI cũng như móng vuốt. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự cũng như bộ lông, bộ cánh của doanh nghiệp bạn vậy. Các hệ thống ấy cần thay đổi để trưởng thành, để được hồi sinh và mạnh mẽ bay cao bay xa hơn như đại bàng.
Bạn có muốn doanh nghiệp của mình lột xác và phát triển vượt bậc trong năm 2023?
Bạn có muốn mài dũa các công cụ trong doanh nghiệp mình theo cách mạnh mẽ theo chính cách đại bàng đã làm?
Nếu có đó chính là lý do bạn nên có mặt tại khóa học Wake Up, chương trình đào tạo chuyên sâu 2 ngày sẽ cho bạn kiến thức về kinh doanh, quản lý tài chính, phát triển cá nhân và hệ thống phương pháp giúp bạn doanh nghiệp đột phá trong năm 2023!
KHÓA HỌC WAKE UP
HÀ NỘI : 10,11/03/2023
Giá vé GENERAL thông thường là 2.000.000 đ
ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY CHỈ CÒN 495.000 đ
Ngoài ra ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC 2 bộ EBOOK ĐẶC BIỆT
12 nguyên tắc vàng lập mục tiêu trị giá 500.000Đ
Bộ cẩm nang “Bán hàng đỉnh như chuyên gia trị giá 500.000Đ
Tổng trị giá quà tặng: 1.000.000Đ
9 Cuốn Sách Kinh Doanh Sẽ Làm Thay Đổi Tư Duy Của Bạn
Hàng năm, trên thị trường có hàng trăm, hằng nghìn những cuốn sách kinh doanh được công bố, nhưng làm sao bạn biết được mình đã đọc một cuốn sách kinh doanh tốt?
Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất đó là khi bạn đã thực hành ít nhất một bài học hoặc ý tưởng từ nó và bạn vẫn sử dụng nó vài tháng, hoặc thậm chí nhiều năm sau đó
1. “Tuần làm việc 4 giờ” của Timothy Ferriss
“Tuần Làm Việc 4 giờ” sẽ chỉ cho bạn thấy những suy nghĩ và mục tiêu sống của bạn đang có vấn đề. Bạn cần thay đổi để vừa có thể tận hưởng được cuộc sống vừa hoàn thành tốt công việc của mình.
Trong cuốn sách này, Timothy Ferress sẽ cho chúng ta thấy: Làm thế nào để có được lối sống hoàn toàn tự do của một triệu phú mà không cần phải có 1 triệu đô la?
Chỉ cần một câu trả lời đơn giản, bạn nên biết tách biệt thu nhập với thời gian và tạo ra lối sống lý tưởng cho mình, đi du lịch vòng quanh thế giới và tận hưởng những điều thú vị nhất trên hành tinh này.
Và Tim còn chỉ cho bạn cách làm như thế nào để từ làm việc 14 giờ/ngày và kiếm 40.000 đô la/năm thành làm việc 4 giờ/tuần và kiếm 40.000 đô la/tháng?
Nếu bạn đang muốn thoát ra ngoài cuộc đấu tranh sinh tồn khốc liệt thì đây là một cuốn sách đáng đọc.
2. “Hoàn thành mọi việc không hề khó: Nghệ thuật thực thi không căng thẳng” của David Allen
Trong “Hoàn thành mọi việc không hề khó” chuyên gia tư vấn David Allen chia sẻ phương pháp đột phá để tăng hiệu quả làm việc – không gây căng thẳng mà ông đã giới thiệu cho hàng chục ngàn người tại Mỹ.
Quan điểm của Allen rất đơn giản: Hiệu suất làm việc tỉ lệ thuận với khả năng thư giãn của chúng ta. Chỉ khi đầu óc rõ ràng và những ý nghĩ được tổ chức thì ta mới đạt đến hiệu suất tối ưu và giải phóng tiềm năng sáng tạo.
3. “Rework” – “Khác biệt để bứt phá”
“Khác biệt để bứt phá” thực sự là một cuốn sách kinh tế khác biệt khi đặt ra những vấn đề trong kinh doanh kiểu như “Ít hơn là tốt” hay “Họp hành là độc dược”.
Chính nhờ điều đó mà ‘Khác biệt để bứt phá” không chỉ là một cuốn sách dạy người đọc về những “mánh khoé” kinh doanh mà còn giúp nhiều người định vị mình trong cuộc sống dù có muốn kinh doanh hay không.
Không đặt những vấn đề to tát như những tập đoàn kinh tế, cũng không đưa những nguyên tắc kinh tế khuôn mẫu, cứng nhắc, “Khác biệt để bứt phá” truyền cho người đọc cảm hứng để sống, để làm việc, để bứt khỏi những thứ nhàm chán xung quanh và tự hào về những gì mình đã làm được.
4. “Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả” của Michael E.Gerber
Cuốn sách mang đến cho bạn 4 ý tưởng sâu sắc mà nếu thấu hiểu được, bạn sẽ có thêm kiến thức và sức mạnh để tạo dững một doanh nghiệp nhỏ phát triển bền vững.
Còn nếu bỏ qua, bạn sẽ giống như hàng nghìn người đầu tư công sức, tiền bạc và cả cuộn sống để khởi nghiệp nhưng vẫn thất bại, hay phải vất vả vật lộn chỉ để duy trì sự tồn tại ngắc ngoải cho doanh nghiệp của mình.
“Để xây dựng doanh nghiệp hiệu quả” của Gerber chỉ ra một thực tế là hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều xuất phát từ các nhà chuyên môn: kỹ sư, lập trình viên, kế toán… họ làm rất tốt công việc chuyên môn, vì vậy họ tin rằng nếu thành lập doanh nghiệp riêng, họ sẽ có cơ hội tự do làm công việc yêu thích và kiếm được nhiều tiền hơn.
Nhưng khi thành lập doanh nghiệp, các nhà chuyên môn thường có khuynh hướng tiếp tục làm những gì họ giỏi và phớt lờ các yếu tố quan trọng khác của kinh doanh. Thiếu mục tiêu nên quá tải, kiệt sức và cuối cùng phá sản. Thay vì sở hữu doanh nghiệp, họ chỉ sở hữu công việc.
5. “Từ tốt đến vĩ đại” – Vì sao một số công ty làm được còn một số khác thì không của Jim Collins
Trong cuốn sách này, Jim Collins đã chỉ ra sự khác biệt chính giữa các doanh nghiệp có thành công lâu dài và những doanh nghiệp chỉ đơn thuần là kinh doanh tốt. Tốt thôi chưa đủ, nếu bạn muốn doanh nghiệp của bạn không những thành công mà còn duy trì lợi nhuận trong suốt thời gian dài, bạn nên đọc cuốn sách này.
6. “Con bò tía” của Seth Godin
“Purple Cow, New Edition: Transform Your Business by Being Remarkable” là một cuốn sách đề cập đến những sự khác nhau và nổi bật trong thị trường hiện nay.
Nếu bạn đang muốn xây dựng doanh nghiệp thành công, bạn cần phải tạo nên sự khác biệt và nổi bật hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
7. “Đắc nhân tâm” của Dale Carnegie
Đây là cuốn sách kinh điển của Dale Carnegie về cách phát huy ảnh hưởng của một người tới những người xung quanh.
Mặc dù được viết từ năm 1936 nhưng những lời khuyên của “Đắc nhân tâm” vẫn còn nguyên giá trị cho đến tận ngày nay.
Nghệ thuật thu phục lòng người trong “Đắc nhân tâm” chắc chắn sẽ rất hữu dụng trong công việc kinh doanh, đặc biệt là trong quản lý nhân sự và đàm phán với khách hàng.
8. “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen Covey
Cuốn sách này được nhiều người đánh giá là một trong những cuốn sách kinh tế cổ điển vẫn được yêu thích cho đến tận ngày nay.
Covey đã chẻ nhỏ lý thuyết thành những mẩu chuyện nhỏ một cách thông minh để người đọc có thể hiểu được nội dung một cách rõ ràng nhất.
Bảy thói quen được ông nhắc đến bao gồm: Chủ động, bắt đầu với kết thúc của suy nghĩ, suy nghĩ để luôn chiến thắng, là người đầu tiên tìm kiếm sự thấu hiểu và được thấu hiểu, hợp tác, và mài giũa công cụ (làm mới mình).
9. Cha giàu, cha nghèo của Robert Kiyosaki
Cuốn sách này rất phù hợp cho tất cả những người từ 14 tuổi trở lên vì nó sẽ cung cấp cho họ một nền giáo dục tài chính mà họ không bao giờ học được ở trường lớp nào.
Về cơ bản cuốn sách kể về câu chuyện cuộc sống của hai người cha: Một người chỉ là nhân viên bình thường và một người làm việc chủ doanh nghiệp, thông qua đó để so sánh và đối chiếu giữa hai người.
Thông qua hình ảnh người cha nghèo chính là bố của Kiyosaki và người cha giàu chính là bố của người bạn thân Michael của Kiyosaki, cuốn sách đã nêu bật vị trí khác nhau của đồng tiền, sự nghiệp và cuộc đời hai người đàn ông, và họ đã làm thế nào để thay đổi các quyết định trong cuộc đời của Kiyosaki.
Vấn đề chính mà Kiyosaki muốn nói là làm chủ một hệ thống kinh doanh còn tốt hơn làm một nhân viên làm thuê cho người khác.
st
Không có bài viết.
Cập nhật thông tin chi tiết về 30 Tuổi Tôi Thất Nghiệp Lần Nữa: Hoang Mang, Mất Định Hướng Nhưng Không Điều Gì Kéo Dài Mãi Mãi, Mọi Chuyện Sẽ Thay Đổi Khi Bạn Còn Nỗ Lực trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!