Xu Hướng 12/2023 # Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi –Math # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi –Math được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Lợi ích khi cho trẻ học toán tư duy

Thực tế cho thấy, việc cho trẻ tiếp xúc sớm với bài tập toán tư duy sớm đem lại rất nhiều lợi ích. Chính vì điều này mà hiện nay rất nhiều bậc phụ huynh đã và đang tạo điều kiện cho con của mình tiếp xúc sớm với toán tư duy. Đặc biệt là toán tư duy cho trẻ 5 tuổi. Vậy toán tư duy trẻ 5 tuổi đem đến những lợi ích gì.

Giúp trẻ tiếp cận sớm với tư duy logic bài tập toán tư duy cho trẻ 5 tuổi, nhờ đó mà trẻ dễ dàng nắm được phương pháp học tiên tiến trên thế giới. Chính những phương pháp này sẽ giúp trẻ phát huy hết khả năng của mình, điều này sẽ giúp trẻ tiếp nhận kiến thức và tư duy một cách logic nhất. 

Hỗ trợ não bộ của trẻ phát triển một cách toàn diện, việc làm các bài toán tư duy cho trẻ 5 tuổi sẽ giúp cho trí não của trẻ vận động nhiều hơn và linh hoạt hơn. 

Phát triển các kỹ năng cho trẻ, hỗ trợ trẻ trong cuộc sống, cụ thể: tập trung, quan sát, tưởng tượng, tư duy và ghi nhớ nhanh.

Giúp xây dựng được một nền tảng chuyên sâu về các kỹ năng như: tập trung, quan sát, tưởng tượng, tư duy và ghi nhớ nhanh.

Xây dựng nền tảng chuyên sâu về toán học, để trẻ phát triển, rèn luyện tư duy và khả năng cao cho các cấp học.

Tạo cho trẻ sự động lực, sự yêu thích của trẻ vào môn toán hiện tại của mình.

2. Các bài tập toán tư duy cho trẻ 5 tuổi  2.1 Bài tập nhận biết hình học & màu sắc

Một trong số những bài tập toán tư duy cho trẻ 5 tuổi hiệu quả được nhiều bậc phụ huynh hiện nay lựa chọn cho con của mình chính là bài tập nhận biết hình học và màu sắc. Đây được cho là dạng bài tập đơn giản và cơ bản phù hợp với lứa tuổi mầm non. Việc hệ thống các bài học cho trẻ theo dạng hình học, màu sắc sẽ giúp trẻ có được tư duy và năng lực nhận biết một cách chính xác hơn. 

2.2 Bài tập phép tính đơn giản

2.3 Bài tập toán kết hợp tiếng anh

Cách dạy học toán tư duy cho trẻ 5 tuổi tiếp theo mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo là lựa chọn các dạng bài tập toán kết hợp với tiếng Anh. Hầu hết các từ vựng trong dạng toán này không quá nhiều, thường rất đơn giản vì thế đối với trẻ đã có vốn từ tiếng Anh có thể áp dụng dạng bài tập này khi dạy toán tư duy trẻ 5 tuổi.

2.4 Bài tập thống kê

Tiếp theo là dạng bài tập thống kê, dạng bài tập thích hợp để dạy học toán tư duy cho trẻ 5 tuổi. Dạng bài tập này sẽ giúp cho trẻ biết cách tập hợp dữ liệu thông tin, từ đó có được cái nhìn và sự phân tích đúng đắn hơn. 

2.5 Bài tập tìm đường mê cung cho bé 5 tuổi

Hình thù các đường mê cung sẽ kích thích sự chú ý của trẻ. Dạng toán tư duy cho trẻ 5 tuổi sẽ giúp trẻ định hình phương hướng, tư duy logic để có thể tìm đường đúng đắn nhất. Khi vừa mới bắt đầu bạn nên cho trẻ làm quan dành với những hình vẽ đơn giản ban đầu sau đó tăng dần độ khó để trẻ không bị chán nản khi học. 

Advertisement

2.6 Bài tập tìm quy luật cho trẻ 5 tuổi

Dạng bài tập tìm quy luật được cho là dạng bài toán tư duy khó so với các dạng bài tập trên. Sau khi trẻ đã làm quen được với các dạng bài tập cơ bản ở trên, thì bố mẹ nên cho con làm quen với dạng bài tập tìm quy luật. Ở lứa tuổi mầm nonbài tập toán tư duy cho trẻ 5 tuổi tìm luật sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, và suy nghĩ để tìm ra quy luật của bài toán.

3. Download tài liệu toán tư duy cho bé 5 tuổi PDF

Bên cạnh áp dụng các dạng bài tập toán tư duy ở trên, bố mẹ có thể tìm kiếm các loại sách toán tư duy cho bé 5 tuổi để giúp bé rèn luyện khả năng tư duy của mình. Hiện tại sách học toán cho bé 5 tuổi có rất nhiều dạng, cụ thể là sách toán tư duy ở dạng sách giấy in hoặc sách toán tư duy cho trẻ 5 tuổi pdf. 

Để có được những sách toán tư duy cho trẻ 5 tuổi chất lượng bố mẹ nên tìm kiếm những địa chỉ đáng tin cậy. Hiện tại chúng tôi Math là một trong số những đơn vị cung cấp tài liệu toán tư duy đa dạng các bậc phụ huynh có thể tham khảo để lựa chọn cho con của mình những tài liệu học toán tư duy chất lượng, đem lại hiệu quả cao cho con khi học. 

Tổng Hợp Bài Tập Toán Tư Duy Lớp 3 Và Bí Quyết Học Hiệu Quả

Toán tư duy lớp 3 là một trong những môn học đang được các nhà trường, trung tâm toán học, giáo viên và phụ huynh lựa chọn để bé được làm quen và theo học. Nhưng để giúp trẻ tiếp thu kiến thức này hiệu quả hơn, bố mẹ đừng bỏ qua những bí quyết và cùng bé luyện tập những bài tập mà Wikihoc chia sẻ sau đây.

Xu hướng dạy trẻ học toán tư duy đang được nhiều phụ huynh quan tâm và lựa chọn. Bởi vì lợi ích thông qua việc cho bé học toán tư duy rất lớn, có thể kể đến như:

Kích thích tư duy toán học: Khi học toán tư duy sẽ kích thích đồng thời cả hai bán cầu não của trẻ cùng tư duy, sáng tạo để phân tích bài toán thay vì chỉ áp dụng công thức như giải toán thông thường.

Giúp bé tính toán nhanh hơn: Nhiều bé hiện nay thường học toán theo cách máy móc, dựa vào công thức có sẵn. Nhưng khi học toán tư duy sẽ giúp bé học toán dựa trên tính tư duy, sáng tạo hơn nên từ đó tính toán nhanh hơn.

Chủ động trong việc học tập hơn: Khi học toán tư duy không chỉ đơn giản là phép tính, con số mà mọi hoạt động tính toán đều có thể suy luận thành toán học, từ đó giúp trẻ chủ động hơn khi học tập và giải quyết bài toán dễ dàng.

Nâng cao tính tập trung khi học toán: Khi học toán tư duy buộc bé phải tưởng tượng, tư duy để phân tích đưa ra lời giải chính xác, nên đòi hỏi bé phải tập trung cao độ.

Để có thể giúp bé học được toán iq lớp 3 hiệu quả, bố mẹ cần chuẩn bị những yếu tố sau đây:

Trang bị kiến thức cơ bản toán lớp 3: Để học được toán tư duy đòi hỏi bé phải đã nắm vững được kiến thức toán lớp 3 từ hình học đến số học, đo lường,… nếu không việc học toán iq cũng sẽ bị hạn chế.

Khả năng tính toán của trẻ: Để giúp việc học toán tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn thì đòi hỏi bé cần có khả năng tính toán. Điều này thể hiện thông qua việc bé phải ghi nhớ bảng cửu chương, tính nhẩm nhanh…

Đếm số: Với nhiều bé học lớp 3 mà khả năng đếm số trong phạm vi 100, 1000 còn hạn chế nên bố mẹ cần phải trang bị kiến thức này cho bé để hỗ trợ việc học toán tư duy tốt hơn.

Tâm lý của trẻ: Thay vì học toán một cách máy móc đơn thuần, khi học toán iq lớp 3 bé sẽ đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo, phân tích nhiều hơn nên bố mẹ cần tạo cho bé tâm lý thoải mái sẽ giúp nâng cao hiệu quả học toán tốt hơn.

Với các bé học lớp 3, thường chưa có năng lực tư duy quá nhiều. Chính vì vậy, bố mẹ có thể dạy bé học toán iq từ bước đầu tiên chính là đọc kỹ đề bài, nếu không rất dễ đi sai hướng, đưa ra phép tính sai, từ đó cũng dẫn tới kết quả sai.

Vậy nên, bố mẹ hãy hướng dẫn con trẻ biết cách phân tích đề bài, từ việc đề bài cho những dữ liệu gì, yêu cầu tính những gì? Tóm tắt đề bài, vừa đặt câu hỏi, vừa phân tích để bé dễ dàng tư duy và đưa ra lời giải chính xác nhất.

Số học là một trong những phần toán học mà hầu như lớp nào cũng có. Vậy nên, trong chương trình lớp 3 thì sẽ yêu cầu trẻ biết cách tính toán, xử lý các phép tính trơn tru hơn. Với bài toán này yêu cầu bé động não, suy nghĩ và phân tích cao hơn để có thể giải quyết chính xác.

Ví dụ:

Câu 1: Có bao nhiêu chữ số có hai số mà chữ số hàng đơn vị sẽ lớn hơn chữ số hàng chục của nó?

Câu 2: Trong một cửa hàng có bán táo đóng hộp sẵn với số quả lần lượt là 5, 9, 10 quả. Hỏi nếu Nam muốn mua đúng 48 quả thì phải mua ít nhất bao nhiêu hộp?

Trong chương trình toán lớp 3 hình học, bé sẽ bắt đầu học nhiều kiến thức nâng cao, cũng như con đã nhận biết được nhiều khối ảnh, hình ảnh khác nhau. Nhưng khi học về toán tư duy hình học sẽ có phần yêu cầu cao hơn, để kích thích trí tưởng tượng không gian, suy luận logic của trẻ tốt hơn.

Ví dụ:

Học toán tư duy thì tất nhiên không thể bỏ qua các dạng bài tìm quy luật, đây là một sự thử thách đối với trẻ. Bởi vì những dạng bài tập này thường sẽ là sự kết hợp đan xen giữa kiến thức cơ bản và nâng cao để giúp bé tăng khả năng tư duy logic, phán đoán tốt hơn.

Ví dụ:

Câu 1: Nam, Mai, Bình là bạn thân của nhau nhưng lại không bằng tuổi. Trong nhóm, Bình là người nhỏ tuổi nhất, Mai lớn tuổi hơn Nam. Hãy sắp xếp thứ tự các bạn ấy theo số tuổi tăng dần.

Câu 2: An, Thảo, Dũng, Lan cùng tham gia một cuộc thi chạy 100m và kết quả cuộc thi như sau:

An không phải là người về đích thứ hai cũng không phải là người về đích cuối cùng 

Thảo là người chạy nhanh nhất

Dũng chạy hơn hơn Thảo

Không ai chạy nhanh hơn Lan

Biết rằng trong 4 người họ có một người nói sai sự thật. Vậy ai là người chiến thắng cuộc thi?

Câu 1: Đồng hồ điện tử đang hiển thị 15:51. Hỏi có bao nhiêu lần trong ngày đồng hồ hiển thị 4 chữ số giống hiện nhau.

Câu 2: Có một chiếc đĩa cân và 2 quả cân loại 1kg và 5kg. Hỏi làm thế nào cân được 4kg gạo trong 1 lần cân?

Những bài tập toán tổ hợp nếu được luyện tập thường xuyên, sẽ giúp kích thích được khả năng lập luận logic của trẻ hiệu quả hơn.

Ví dụ:

Câu 1: Trong một cái hộp có 8 viên bi xanh và 10 viên vi đỏ. Nếu lấy ngẫu nhiên từng viên bi trong chiếc hộp đó ra ngoài thì phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để có được

2 viên bi cùng màu

2 viên bi khác màu

2 viên bi màu đỏ

Câu 2: Trong tủ quần áo nhà Ngọc có 4 cái áo màu trắng và 6 cái áo màu đen. Nếu Ngọc lấy ngẫu nhiên từng cái áo ra khỏi tủ thì Ngọc phải lấy ít nhất bao nhiêu cái áo để được

1 cái áo màu trắng

1 cái áo màu đen

Toán đo lường là một trong những dạng kiến thức mà bé sẽ được học trong lớp 3 trở lên. Nhưng khi học toán tư duy thì dạng toán này sẽ thiên về khả năng lập luận, phân tích của trẻ nhiều hơn để giúp trẻ không chỉ tính toán tốt mà còn ứng dụng trong thực tế từ mua bán, tiền bạc, thời gian…

Ví dụ:

Đại lượng thời gian:

Khoảng thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 30 phút là:…

Đại lượng đo lường:

Điền vào chỗ “…”: 5dm4cm1mm = …mm

Mẹ Lan đem 90000 đồng đi chợ, mẹ Lan mua thịt hết 32000 đồng, mua cá hết 14000 đồng, mua rau hết 2000 đồng. Hỏi mẹ Lan còn lại bao nhiêu tiền?

Với những dạng bài tập toán đố vui không chỉ đơn thuần là toán học, mà còn giúp bé có sự hứng thú hơn, giảm sự căng thẳng khi học tập mà vẫn đảm bảo bé tự tin sáng tạo, suy nghĩ và tư duy một cách thoải mái hơn.

Ví dụ:

Bài 1: Có 10 lít dầu chia đều vào 5 can. Hỏi phải lấy mấy can đựng để được 4 lít dầu.

a/ 2 can

b/ 8 can

c/ 19 can

d/ 54 can

Bài 2: 2 giờ 3 phút là bao nhiêu phút?

Bố mẹ có thể ngay file tổng hợp hơn 100 bài tập toán tư duy dành cho trẻ tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng mà Wikihoc tổng hợp và chia sẻ TẠI ĐÂY.

Ngoài việc áp dụng những bí quyết trên, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để nâng cao hiệu quả học toán tư duy của bé tốt hơn:

Bố mẹ cần đồng hành cùng bé: Chỉ có bố mẹ hiểu bé, nên việc bạn luôn đồng hành cùng con sẽ giúp trẻ tự tin hơn để chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ bé khi cần thiết.

Lựa chọn bài tập toán tư duy phù hợp với năng lực của trẻ: Mỗi bé sẽ có năng lực toán học khác nhau, nên bố mẹ cần phải tìm hiểu để chọn bài tập phù hợp với trẻ thay vì cho con học nâng cao quá nhiều.

Không áp đặt bé quá nhiều: Bố mẹ nào cũng muốn con học tốt, đạt thành tích cao nên vô tình tạo áp lực lên con trẻ. Thay vào đó nên tạo cho bé tâm lý thoải mái, xây dựng phương pháp học phù hợp để con không bị gò bó sẽ tự nhiên việc học của trẻ đạt kết quả tốt.

5 Bước Dạy Toán Tư Duy Lớp 1 Cho Con Đơn Giản Và Dễ Hiểu Nhất

Toán tư duy lớp 1 được biết đến là một môn học đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo của trẻ rất nhiều. Nhưng để giúp con học và làm quen được dạng toàn này hiệu quả với bố mẹ không phải dễ dàng.

Thông qua bài viết này của Wikihoc, ba mẹ sẽ không chỉ được phổ cập các kiến thức về cách dạy trẻ học toán làm sao cho đúng. Mà còn nhận biết được các khó khăn khi học toán tư duy của trẻ, từ đó đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp nhất.

Nhiều bố mẹ phân vân có nên dạy bé học toán tư duy lớp 1 hay không? Nhưng sau khi biết được lợi ích tuyệt vời mà phương pháp học toán này mang lại, nên phụ huynh nào cũng muốn áp dụng để giúp bé học tốt hơn.

Vậy nên, sau đây là các bước dạy trẻ học toán tư duy lớp 1 hiệu quả mà Wikihoc gợi ý cho các bố mẹ trẻ:

Bước đầu cũng là bước quan trọng nhất trong hành trình dạy trẻ học toán đó chính là làm quen với các con số từ 0 đến 10. Vì dù phương pháp dạy trẻ học các phép tính cộng trừ có tốt đến cỡ nào, thì cũng là vô ích nếu trẻ không hiểu được ý nghĩa của từ chữ số.

Cho nên, bạn hãy cho trẻ học và tiếp xúc nhiều với các con số trong giai đoạn đầu học toán. Bằng cách dán những con số khắp nhà, hoặc thường xuyên khảo bài trẻ bằng những bài tập khác nhau, như:

Câu hỏi: “Đây là số mấy?” khi chỉ vào một con số bất kỳ.

Dạy trẻ các tạo ra con số 2 bằng cách cộng hai con số 1 lại với nhau.

Bên cạnh đó, hãy xen kẽ giữa việc dạy trẻ làm quen với các con số, và các phép tính cộng trừ đơn giản. Việc này sẽ giúp não bộ của trẻ linh hoạt hơn, và không bị nhàm chán khi phải học quá nhiều con số khô khan.

Trong kiến thức toán lớp 1 học những gì, việc dạy trẻ học đếm số từ 1 đến 100 hay thậm chí là 1000 mà không cần công cụ hỗ trợ, sẽ là một nền tảng vững chắc cho công cuộc học toán sau này của bé. Bên cạnh việc dạy trẻ đếm theo dãy số liên tục, bạn cũng nên hướng dẫn con mình học đếm nhảy.

Ví dụ như đếm nhảy cho đơn vị 2 sẽ là “0,2,4,6,8,10,…” hoặc đếm nhảy cho đơn vị 3 sẽ là “0,3,9,12,..”. Cách học đếm nhảy như thế này, sẽ hỗ trợ bé cực kỳ tốt trong việc tư duy các phép tính cộng trừ. 

Ở bước này, các ba mẹ sẽ cho trẻ sử dụng các công cụ hỗ trợ tính toán như que tính hay viên bi để hỗ trợ trẻ làm các phép tính cộng trừ lớn hơn.

Ví dụ như bạn sẽ đưa cho con bạn 3 quen tính, rồi 2 que tính, rồi 4 que tính chẳng hạn. Như thế trẻ sẽ học được phép tính 3 + 2 + 4, sau đó hãy làm tương tự cho phép tính trừ.

Để áp dụng cách dạy toán tư duy cho trẻ lớp 1, thì việc áp dụng các ví dụ thực tế vào bài học cho trẻ là thật sự cần thiết. Bạn có thể cho trẻ học toán ngay trên món đồ chơi yêu thích của trẻ.

Ví dụ như công hay trừ các búp bê ra vào nhà, đếm số lượng xe đồ chơi, hay xếp các miếng lego lại với nhau và cho trẻ đếm số lượng.

Sau khi trải qua cả 4 bước trên, trẻ cũng đã phần nào hình dung được toán học là gì, và làm thế nào để tính toán với chúng. Ở thời điểm này, trẻ cần phải có thêm “một cú bùng nổ” bằng cách cho trẻ học toán trên các phần mềm giáo dục uy tín. Lúc này, trẻ sẽ được tiếp xúc nhiều hơn với các bài toán khó, cùng phương pháp học mới lạ.

Điều này giúp tăng cường tư duy cho trẻ một cách hiệu quả hơn. Đồng thời hỗ trợ trẻ tiếp thu các kiến thức trên lớp một cách tốt hơn.

Đối với học sinh lớp 1 khi bắt đầu học toán sẽ thường gặp rất nhiều rào cản. Việc của phụ huynh lúc này chính là thấu hiểu và đồng hành cùng con, để giúp trẻ dễ dàng vượt qua các khó khăn ấy hơn.

Các khó khăn mà trẻ thường gặp, bao gồm:

Sự yêu cầu chính xác tuyệt đối với những con số: Với sự bay bổng hiện có của trẻ ở độ tuổi này, thì yêu cầu này của môn toán dường như bất khả thi.

Trẻ bị hạn chế về sự sáng tạo: Vì yếu tố chính xác kế trên, mà trẻ thường phải tư duy logic nhiều hơn, nên khả năng sáng tạo của trẻ dễ bị kìm hãm.

Áp lực về tâm lý: Việc học toán cần có một sự tập trung nhất định, nhưng trẻ ở độ tuổi này thường hay lơ đễnh và dễ bị phân tâm bởi những hoạt động khác xung quanh.

Nhàm chán với mới lý thuyết: Hầu hết các kiến thức toán học được trẻ tiếp thu đều là lý thuyết. Việc này sẽ khiến trẻ dễ bị nhàm chán trong quá trình học.

Đây là mức độ dễ nhất, rất phù hợp với trẻ trong giai đoạn từ 5-6 tuổi. Bài toán tư duy hình học lớp 1 sẽ giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát và tư duy cực kỳ hiệu quả.

Đề bài: Hãy tìm ra các hình dạng khác nhau để tạo ra bức tranh này?

Đây là bài tập đơn giản nhất, giúp trẻ dễ dàng nhận biết các con số và thứ tự của chúng. Từ đó tạo tiền đề cho các bài tập phức tạp hơn.

Đây được xem là dạng toán tư duy cho bé lớp 1 cơ bản mà bé sẽ được làm quen đầu tiên. Cụ thể, ở dạng toán này sẽ giúp bé nhận diện được các số đếm trong phạm vi 100 hiệu quả.

Dạng toán này sẽ cho bé phân biệt được số nào nhỏ hơn, số nào lớn hơn trong dãy số mà bé đã được học. Với bài tập này thường sẽ ưu tiên về hình ảnh số lượng đồ vật để giúp bé dễ dàng hình dung và tư duy giải toán tốt hơn.

Dạng bài tập này sẽ giúp bé nhận biết và làm quen được các phép tính cộng trừ ở mức cơ bản. Ban đầu, bố mẹ chỉ nên cho bé rèn luyện tách các số nhỏ hơn 10. Bạn có thể tách số lớn thành tổng của các số nhỏ hay các phép trừ tương ứng.

Ví dụ: Tách 1 số thành tổng của số 2 với số khác. Như 4 = 2 + 2, 5 = 3 +2, 10 = 2 + 8

Sau đó có thể hướng dẫn con tách các số ở mức độ khó hơn từ 10 trở lên. Chẳng hạn như: 15 =  10 +5, 13 = 10 + 3, 17 = 10 + 7….

Đây sẽ là dạng toán tư duy lớp 1 với phép tính cộng trừ cơ bản. Trước tiên, bố mẹ cũng nên giúp bé hiểu thế nào là phép tính cộng trừ trong phạm vi 10, rồi mới tăng dần lên 20, 100, 1000…. Việc tăng dần này sẽ giúp bé kịp thời thích ứng mà không bị chán nản hay thấy khó khi học.

Với các bài toán tư duy lớp 1 này thường sẽ là bài tập giải toán có lời văn hay dạng câu đố. Để qua đó giúp bé có thể nhận biết được những bài tập có đề dài, phân tích từng câu chữ để từ đó đưa ra định hướng kèm phương pháp giải phù hợp nhất.

Đây là dạng toán tư duy so sánh thích hợp với các bé bắt đầu học toán. Thông qua dạng toán này sẽ giúp bé phân biết được nặng nhẹ, lớn nhỏ và tầm quan trọng của nó. Ban đầu, bố mẹ có thể dạy bé học các phép tính cộng từ đơn giản kết hợp so sánh, sau đó sẽ nâng lên cấp độ so sánh đồ vật, phép tính khó hơn chứ không đơn thuần là sắp xếp như dạng trên.

Bài tập này sẽ thiên về dạng thống kê các con số, phép tính,… Qua đó sẽ giúp bé tăng khả năng liệt kê, sắp xếp. Từ đó góp phần tăng cường tính cẩn thận, kiên trì hơn khi làm bài tập hạn chế sai sót.

Để tăng khả năng tư duy toán học cho bé tốt hơn, những bài toàn về tìm quy luật luôn hữu hiệu. Ở đây bé sẽ phải tìm quy luật thông qua đề bài để tìm phương pháp giải chính xác.

Cách Rèn Luyện Phát Triển Tư Duy Toán Học Logic

1. Luyện tư duy toán học bằng việc đọc sách

Sách được coi là người bạn “vàng” đồng hành cùng tất cả mọi người trong con đường đi tới thành công. Việc đọc sách, đặc biệt là những cuốn sách về tư duy logic toán học sẽ giúp trẻ có được thói quen lành mạnh. Bên cạnh đó đọc sách thường xuyên sẽ giúp trau dồi vốn kiến thức, rèn luyện sự tập trung kiên nhẫn cho trẻ trong quá trình phát triển.

2. Rèn luyện tư duy toán học bằng cách tạo nền tảng toán học vững chắc

Toán học bộ môn đóng góp nhiều vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Ngay từ những năm đầu đời, trẻ đã được tiếp cận với tính toán. Vì thế việc thường xuyên ôn luyện áp dụng kiến thức toán học vào đời sống hàng ngày sẽ giúp trẻ có được nền tảng toán vững chắc, hỗ trợ hiệu quả việc rèn luyện tư duy toán học logic ngay từ giai đoạn đầu.

3. Tư duy logic trong toán học bằng cách tranh luận

Tranh luận không chỉ giúp trẻ phát triển tư duy logic trong toán học mà còn giúp trẻ tăng cao khả năng giao tiếp, diễn đạt và phản xạ tự nhiên.

Khi tranh luận, trẻ phải suy nghĩ tìm ra những lý lẽ thuyết phục cho luận điểm mà trẻ đưa ra để phản biện lại những điều mà trẻ cho là không hợp lý, không đúng.

4. Phát triển tư duy toán học bằng ngôn ngữ mới 5. Phát triển tư duy toán học bằng cách hướng dẫn người khác

Advertisement

Phát triển tư duy toán học logic bằng cách hướng dẫn người khác học toán cũng là phương pháp rèn luyện phát triển tư duy logic đem lại hiệu quả cao. Trẻ cần tìm ra đáp án, học cách diễn đạt, hướng dẫn sao cho người nghe dễ hiểu và nắm bắt được hướng giải quyết của bài toán đó.

6. Rèn luyện tư duy bằng cách học chơi nhạc và nghe âm nhạc

Một cách rèn luyện phát triển tư duy toán học logic là chơi nhạc cụ hoặc nghe nhạc cổ điển thường xuyên để tăng cường trí ốc. Không những thế chơi nhạc cụ hay nghe nhạc cổ điển sẽ giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, mang đến sự thoải mái, tinh thần vui vẻ. Để từ đó giúp trẻ tiếp thu nhanh chóng kiến thức, hỗ trợ quá trình tư duy toán học logic.

7. Làm các bài toán trắc nghiệm IQ

Để rèn luyện tư duy logic trong toán học trẻ có thể luyện tập các bài toán trắc nghiệm IQ. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể đánh giá và theo dõi năng lực, suy luận của trẻ.

8. Rèn luyện toán tư duy logic bằng cách viết tay

Hiện nay có nhiều sự hỗ trợ các thiết bị thông minh như điện thoại, máy tính bảng khiến việc ghi chép hàng ngày bằng cách viết tay trở nên ít phổ biến. Tuy nhiên, cha mẹ nên lưu ý rằng, ghi chép hằng ngày bằng cách viết tay sẽ giúp trẻ rèn luyện sự tập trung và tỉ mỉ.

9. Rèn luyện sức khỏe trí não

Cách rèn luyện tư duy toán học logic chính là rèn luyện sức khỏe nói chung và sức khỏe trí não nói riêng. Vì thế mà phụ huynh nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng, phát triển trí óc hiệu quả.

10. Rèn luyện toán tư duy logic bằng cách sáng tạo

Hãy để con tự do sáng tạo theo ý thích của mình, có thể bắt đầu sáng tạo nghệ thuật bằng cách vẽ tranh, viết truyện, sáng tác nhạc… Hãy thỏa sức sáng tạo những và đam mê theo ý thích của mình mà không cần lo lắng vì bất kỳ đánh giá nào của người khác để trau dồi tư duy logic toán học cho trẻ.

Một trong những địa chỉ học toán tư duy logic được nhiều quý phụ huynh lựa chọn là chúng tôi Math. chúng tôi Math với những chương trình học hấp dẫn có thể giúp trẻ tiến bộ nhanh chóng trong môn toán tư duy. Trẻ sẽ được học trực quan cùng những thầy cô giỏi về chuyên môn kết hợp sử dụng công nghệ Al bù đắp những lỗ hổng kiến thức của các em. Với lộ trình thiết kế tùy theo năng lực, giúp trẻ nắm bắt được khối lượng kiến thức phù hợp. Cùng với đội ngũ giáo viên giỏi sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và trí tuệ tốt nhất.

Tư Duy Mở Là Gì? So Sánh Tư Duy Mở Và Tư Duy Đóng

Để có được tư duy mở cha mẹ và thầy cô cần rèn luyện và hướng dẫn trẻ. Lợi ích của tư duy này giúp cho trẻ có thể suy nghĩ độc lập và tự học tập được tốt hơn. 

Một trong những yếu tố tư duy mà cha mẹ hướng đến cho con trẻ hiện nay phải kể đến đó là tư duy mở. Khi trẻ có được cách thức tự thực hiện tư duy và mở rộng từ những điều đã học sẽ có thể học tập tốt hơn. Vậy làm cách nào để rèn luyện được loại tư duy này. Bài viết sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc chi tiết hơn. 

Tư duy mở còn được gọi là tư duy cầu tiến. Đó là khi chúng ta có các tư tưởng tích cực, có thể tiếp nhận được các thông tin, ý tưởng theo nhiều hướng khác nhau, cho dù tư tưởng đó có thể trái ngược với quan điểm vốn có lúc trước của chúng ta. 

Con người khi có được tư duy này sẽ nắm bắt được nhiều vấn đề của cuộc sống. Đồng thời có thể đưa ra được hướng giải quyết khác với nối mòn mọi khi, giúp con người thoát ra khỏi vùng an toàn. 

Có thể thấy, người có tư duy mở sẽ có được nhiều lợi ích. Khi chúng ta cố gắng nỗ lực có được tư duy này sẽ giúp nhận thức được tiến bộ hơn, cuộc sống sẽ dễ dàng vui vẻ, chấp nhận các thử thách để học tập. 

Trái ngược với tư duy mở sẽ là tư duy đóng. Những người có tư duy này thường khá bảo thủ, không tiếp nhận nối tư tưởng, suy nghĩ khác của mình. Do đó, họ hay gặp khó khăn trong cuộc sống, hay rơi vào tình trạng bực bội, khó thành công. 

Có thể thấy, hai hệ tư duy này là trái ngược nhau hoàn toàn. Người có tư duy mở thường dễ chịu, được nhiều người yêu thích. Trái ngược người tư duy đóng thường khiến mọi người khó chịu, không hòa nhập với xung quanh. 

Sở dĩ nhiều người mong muốn sở hữu tư duy mở là bởi, khi có được tư duy này chúng ta có được nhiều lợi ích như:

Hẳn nhiên, với những người tư duy mở, họ sẽ không ngừng tiếp thu các kiến thức cho mình, các ý tưởng mới. Theo đó, nhân sinh quan sẽ trở nên tốt hơn, có thể tư duy được kỹ càng và thấu đáo hơn nhờ vào việc hiểu người, hiểu sự việc tốt. 

Đi cùng với việc sẵn sàng tiếp nhận kiến thức mới mẻ đồng nghĩa với việc chúng ta mong muốn trải nghiệm nhiều điều mới mẻ hơn. Chúng ta sẽ trải nghiệm nhiều điều và tâm hồn sẽ trở nên phong phú, mạnh mẽ hơn. 

Do tư duy đã được nâng cao, mở rộng nên những người có tư duy mở thường rất lạc quan vào cuộc sống. Cùng với đó, họ luôn phấn đấu không ngừng để có được cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Có thể thấy, người có tư duy mở có được nhiều lợi ích trong cuộc sống. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh chú trọng rèn luyện cho con em mình có được tư duy này. Bạn có thể tham khảo các cách thức sau đây: 

Đọc sách là một trong những phương thức tốt nhất giúp bạn tiếp nạp các kiến thức trong cuộc sống cũng như các khái niệm, các quan điểm đa dạng. Nhờ vậy, bạn có thể dễ dàng tiếp thu được nhiều quan điểm xảy ra trong đời sống hiện tại hơn. 

Việc tiếp xúc và tham gia các hoạt động đoàn thể không chỉ tăng khả năng giao tiếp ở chúng ta mà còn giúp tiếp nhận, học hỏi được nhiều yếu tố. Ngoài ra, chúng ta sẽ dần hình thành các khái niệm, ý kiến khác từ người khác. 

Trên thế giới có rất nhiều điều thú vị và nhiều điều khác nhau. Để biết được, bạn có thể chọn phương thức đi du lịch và trải nghiệm các điều mới này. Thông qua thực tiễn, chúng ta sẽ học được nhiều thông tin hơn, từ đó có thể rèn luyện được tư duy mở cho bản thân. 

Advertisement

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tư duy của mỗi người. Trong đó, hệ thống tư duy mở sẽ chịu tác động các yếu tố sau:

Môi trường sống cực kỳ quan trọng và là bước đầu hình thành lên hệ tư tưởng cơ bản của mỗi người. Trong đó, gia đình là nền tảng, quyết định quan trọng đến tư duy của mỗi người. 

Như chúng ta đã biết, nếu mong muốn có được điều gì cần phải trải qua quá trình rèn luyện bền bỉ, kiên trì. Vì vậy, tư duy sẽ thay đổi khi chúng ta biết cách rèn luyện đúng cách và bền bỉ. 

Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết thế nào là tư duy mở. Để có được tư duy mở chúng ta cần rèn luyện đúng cách, và lưu ý các điều ảnh hưởng đến. Cha mẹ có thể tham khảo các trung tâm chuyên rèn luyện tư duy cho trẻ để có được kết quả tốt nhất. 

Bài Tập Ôn Hè Môn Toán Lớp 3 Lên Lớp 4 35 Bài Tập Toán 3 Ôn Hè (Có Đáp Án)

Bài 1: Tính giá trị của biểu thức:

a, 14920 x 4 + 1738 b, 82381 + 2830 : 5

c, 19389 x 7 – 38198 d, 93782 – 8312 x 6

Bài 2:

a, Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 9cm, chiều rộng 5cm

b, Tính diện tích hình vuông có cạnh là 6cm

Bài 3: Tìm X, biết:

a, X x 4 = 67400 b, X : 3 = 12300 c, 200000 : X = 5

d, X – 24800 = 15300 e, 93700 – X = 38900 f, X + 27900 = 93800

Bài 4: Có ba thùng dầu, thùng thứ nhất chứa 16 lít, thùng thứ hai chứa gấp 3 lần thùng thứ nhất, thùng thứ ba chứa kém thùng thứ hai 2 lần. Hỏi thùng thứ ba chứa bao nhiêu lít dầu?

Bài 5: Hai kệ sách có tổng cộng 130 quyển, nếu lấy 7 quyển sách ở kệ thứ nhất chuyển sang kệ thứ hai thì số sách ở hai kệ bằng nhau. Hỏi mỗi kệ có bao nhiêu quyển sách?

Bài 6: Một nhà máy có 180 công nhân, người ta dự định chia thành 5 tổ nhưng sau đó lại chia thành 6 tổ. Hỏi mỗi tổ ít hơn dự định bao nhiêu công nhân?

Bài 7: Không thực hiện phép tính, hãy so sánh hai tổng sau:

A = 100 + 320 + 540 + 760 + 980 và B = 540 + 900 + 360 + 120 + 780

Bài 8: Đặt tính rồi tính:

423 x 2 243 x 3 231 x 4 933 : 3

676 : 8 4268 + 3917 3845 + 2625 7331 – 759

135 x 9 2457 : 3 1414 x 5 1736 – 456

1204 : 4

Bài 9: Tìm x biết:

a) 15 : x = 24 : 8 b) 42 : x = 36 : 6 c) 84 : x = 18 : 9

Bài 10: Thùng thứ nhất có 16 lít dầu, thùng thứ nhất có số dầu bằng 1/8 số dầu thùng thứ hai. Hỏi thùng thứ hai có bao nhiêu lít dầu?

Bài 11: Có 234 kg gạo chia đều vào 9 túi. Hỏi mỗi túi có bao nhiêu kg gạo?

Bài 12: Chị An năm nay 16 tuổi, tuổi của bố chị An gấp 3 lần tuổi của chị An. Hỏi hai bố con chị An năm nay bao nhiêu tuổi ?

Bài 13: Tính:

236 + 372 + 453 – 253 – 172 – 36

612 – 342 : 9 + (102 – 68)

Bài 14: Lan có 56 que tính, Lan chia cho Hồng số que tính đó, chia cho Huệ số que tính còn lại. Hỏi sau khi chia cho 2 bạn Lan còn lại bao nhiêu que tính?

Bài 15: Một đám ruộng hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Tính chiều dài và chiều rộng đám ruộng đó biết chu vi đám ruộng đó là 48 m.

Bài 16: Dũng có 12 viên phấn, Toàn có số viên phấn gấp 3 lần số viên phấn của Dũng. Hỏi hai bạn có tất cả bao nhiêu viên phấn?

Bài 17: Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 36kg đường, ngày thứ hai bán được số đường giảm đi 3 lần so với ngày thứ nhất. Hỏi ngày thứ hai bán ít hơn ngày thứ nhất bao nhiêu ki-lô-gam đường?

Bài 18: Có ba thùng dầu, thùng thứ nhát chứa 16 lít, thùng thứ hai chứa gấp 3 lần thùng thứ nhất, thùng thứ ba chứa kém thùng thứ hai 2 lần. Hỏi thùng thứ ba chứa bao nhiêu lít dầu?

Bài 19: Có hai bao gạo, bao thứ nhất đựng 72kg gạo và đựng gấp ba lần bao thứ hai. Hỏi bao thứ nhất đựng nhiều hơn bao thứ hai bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 20: Hồng có 28 quyển sách, số sách của Hồng so với số sách của Lan thì kém 3 lần. Hỏi Lan phải chuyển cho Hồng bao nhiêu quyển sách để số sách của Lan còn gấp 2 lần số sách của Hồng?

Bài 21: Có hai tổ công nhân, tổ một có 15 công nhân, tổ hai nếu có thêm 6 công nhân thì sẽ gấp đôi tổ một. Hỏi hai tổ có bao nhiêu công nhân?

Bài 22: Có hai hộp bi, hộp thứ nhất nếu bớt ra 4 viên bi thì sẽ có số bi kém hộp thứ hai 2 lần. Hỏi hộp thứ nhất ít hơn hộp thứ hai bao nhiêu viên bi? Biết hộp thứ hai có 28 viên bi?

Bài 23: Có hai thùng dầu, thùng thứ nhất chứa 48 lít dầu, thùng thứ hai nếu có thêm 4 lít dầu thì số dầu ở thùng thứ hai so với thùng thứ nhất sẽ kém 2 lần. Hỏi phải cuyển từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai bao nhiêu lít dầu để hai thùng có số lít dầu bằng nhau?

Bài 24: An đi thăm một nông trại có nuôi gà và heo, An đếm được 216 chân gà và thấy só gà gấp 3 lần số heo. Hỏi nông trại có bao nhiêu con heo?

Bài 25: Có hai bao gạo, bao thứ nhất nặng 64kg. Biết rằng nếu bao thứ nhất có thêm 8kg gạo thì số gạo của bao thứ nhất so với bao thứ hai sẽ gấp 3 lần. Hỏi bao thứ nhất nhiều hơn bao thứ hai bao nhiêu ki-lô-gam gạo?

Bài 26: Dũng có một hộp 20 viên bi gồm 3 loại bi: bi xanh, bi đỏ và bi vàng. Biết số bi xanh gấp 6 lần số bi đỏ và gấp 2 lần số bi vàng. Hỏi mỗi loại có bao nhiêu viên bi?

Bài 27: Ba và Đức có tất cả 48 viên bi, biết số bi của Đức gấp 3 lần số bi của Ba. Hỏi Đức có nhiều hơn Ba bao nhiêu viên bi?

Bài 28: Có hai bao đường, nếu lấy ở bao thứ nhất bớt 3kg thì bao thứ nhất còn nhiều hơn bao thứ hai 24kg và còn nhiều gấp 3 lần bao thứ hai. Hỏi hai bao đường có tất cả bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 29: Có hai tấm vải, một tấm màu xanh, một tấm màu đỏ, tấm vải xanh dài gấp 3 lần tấm vải đỏ. Cửa hàng đã bán hét 25m vải xanh và 7m vải đỏ thì số mét vải còn lại của hai tấm vải bằng nhau. Hỏi lúc chưa bán mỗi tấm vải dài bao nhiêu mét?

Bài 30: Thùng thứ nhất có 8lít dầu, thùng thứ hai có nhiều hơn thùng thứ nhất 32 lít dầu. Hỏi thùng thứ hai có số lít dầu gấp mấy lần số lít dầu của thùng thứ nhất?

Bài 31: Một hình chữ nhật có chiều rộng 6 cm và bằng chiều dài. Tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật đó.

Bài 32: Trong kho có 21356 kg gạo. Buổi sáng người ta đã bán được 6783 kg gạo, buổi chiều bán được 9453 kg gạo. Hỏi trong kho còn lại bao nhiêu ki – lô – gam gạo?

Advertisement

Bài 33: Có 72kg gạo chia đều vào 9 túi. Hỏi có 40kg gạo thì chia được vào mấy túi?

Bài 34: Tính nhanh :

a) 25 + 63 + 37 + 75

b) 1 + 2 + 3 + 4 + 6 + 7 + 8 + 9

Bài 35: Một hình chữ nhật có chu vi bằng chu vi hình vuông cạnh 6cm. Chiều dài hình chữ nhật là 7cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó.

Bài 1:

a, 14920 x 4 + 1738 = 61418 b, 82381 + 2830 : 5 = 82947

c, 19389 x 7 – 38198 = 97525 d, 93782 – 8312 x 6 = 43910

Bài 2:

a, Diện tích hình chữ nhật là:

9 x 5 = 45 (cm2)

Đáp số: 45cm2

b, Diện tích hình vuông là:

6 x 6 = 36 (cm2)

Đáp số: 36cm2

Bài 3:

a, X = 16850 b, X = 36900 c, X = 40000

d, X = 40100 e, X = 54800 f, X = 65900

Bài 4:

Thùng thứ hai chứa số lít dầu là:

16 x 3 = 48 (lít)

Thùng thứ ba chứa số lít dầu là:

48 : 2 = 24 (lít)

Đáp số: 24 lít dầu

Bài 5:

Số sách ở mỗi kệ lúc sau là:

130 : 2 = 65 (quyển)

Số sách ở kệ thứ nhất là:

65 + 7 = 72 (quyển)

Số sách ở kệ thứ hai là:

65 – 7 = 59 (quyển)

Đáp số: Kệ thứ nhất: 72 quyển

Kệ thứ hai: 59 quyển

Bài 6:

Số công nhân dự định ở mỗi tổ là:

180 : 5 = 36 (công nhân)

Số công nhân thực tế ở mỗi tổ là:

180 : 6 = 30 (công nhân)

Mỗi tổ ít hơn dự định số công nhân là:

36 – 30 = 6 (công nhân)

Đáp số: 6 công nhân

Bài 7:

Ta có:

A = 100 + 320 + 540 + 760 + 980

B = 120 + 360 + 540 + 780 + 900 = 100 + 20 + 320 + 40 + 540 + 760 + 20 + 900

= 100 + 320 + 540 + 760 + 900 + 80

= 100 + 320 + 540 + 760 + 980

Vậy A = B

Bài 8: Học sinh tự đặt phép tính rồi tính

Bài 9: Tìm x biết:

a) x = 5

b) x = 7

c) x = 42

Bài 10:

Thùng thứ hai có số lít dầu là:

16 x 8 = 128 (lít)

Đáp số: 128 lít dầu

Bài 11:

Mỗi túi có số ki-lô-gam gạo là:

234 : 9 = 26 (kg)

Đáp số: 26kg gạo

Bài 12:

Tuổi của bố chị An là:

16 x 3 = 48 (tuổi)

Hai bố con chị An năm nay có số tuổi là:

16 + 48 = 64 (tuổi)

Đáp số: 64 tuổi

Bài 13:

236 + 372 + 453 – 253 – 172 – 36

= (236 – 36) + (372 – 172) + (453 – 253) = 200 + 200 + 200 = 600

612 – 342 : 9 + (102 – 68)

= 612 – 38 + 34 = 574 + 34 = 608

Bài 14:

Hồng được chia số que tính là:

56 : 4 = 14 (que)

Số que tính Lan còn lại sau khi chia cho Hồng là:

56 – 14 = 42 (que)

Huệ được chia số que tính là:

42 : 3 = 14 (que)

Số que tính Lan còn lại là:

42 – 14 = 28 (que)

Đáp số: 28 que tính

Bài 15:

Nửa chu vi của đám ruộng là:

48 : 2 = 24 (m)

Coi chiều rộng là 1 phần thì chiều dài tương ứng là 3 phần như vậy.

Tổng số phần của chiều dài và chiều rộng là:

1 + 3 = 4 (phần)

Giá trị của mỗi phần là:

24 : 4 = 6 (m)

Chiều rộng của đám ruộng là:

6 x 1 = 6 (m)

Chiều dài của đám ruộng là:

6 x 3 = 18 (m)

Đáp số: chiều dài: 18m; chiều rộng: 6m

Bài 16:

Toàn có số viên phấn là:

12 x 3 = 36 (viên)

Hai bạn có tất cả số viên phấn là:

12 + 36 = 48 (viên)

Đáp số: 48 viên phấn

Bài 17:

Ngày thứ hai cửa hàng bán được số đường là:

36 : 3 = 12 (kg)

Ngày thứ hai bán ít hơn ngày thứ nhất số đường là:

36 – 12 = 24 (kg)

Đáp số: 24kg đường

Bài 18:

Thùng thứ hai chứa số lít dầu là:

16 x 3 = 48 (lít)

Thùng thứ ba chứa số lít dầu là:

48 : 2 = 24 (lít)

Đáp số: 24 lít dầu

Bài 19:

Bao thứ hai đựng số gạo là:

72 : 3 = 24 (kg)

Bao thứ nhất đựng nhiều hơn bao thứ hai số gạo là:

72 – 24 = 48 (kg)

Đáp số: 48kg gạo

Bài 20:

Số sách của Lan ban đầu là:

28 x 3 = 84 (quyển sách)

Lan phải chuyển số sách là:

84 : 3 = 28 (quyển)

Đáp số: 28 quyển sách

….

Cập nhật thông tin chi tiết về Bài Tập Toán Tư Duy Cho Trẻ 5 Tuổi –Math trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!