Xu Hướng 12/2023 # Cách Nấu Bánh Đa Cua Dễ Dàng Đúng Vị Hải Phòng # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Bánh Đa Cua Dễ Dàng Đúng Vị Hải Phòng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

– Tiếp tục cho phần nước xương heo đã chuẩn bị trộn lẫn vào nước dùng từ cua rồi đun với lửa nhỏ. Bạn có thê mua sẵn phần nước xương heo hoặc tự làm bằng cách mua xương heo về rửa sạch rồi cho vào nồi nước ninh khoảng 3 tiếng đồng hồ. Càng ninh lâu thì nước dùng càng ngọt vị.

Nước hầm từ xương heo đã chuẩn bị từ trước. Ảnh: Internet

– Với phần mọc (giò sống), bạn cho thêm một chút nước mắm, bột tiêu vào và trộn chung thật nhuyễn. Bí quyết để mọc trong món bánh đa cua ngon chính là bạn đặt toàn bộ mọc trong lòng bàn tay, giơ lên và đập xuống trong tô mọc đang chuẩn bị. Đập lên đập xuống nhiều lần như vậy mọc sẽ càng xiết chặt vào nhau và càng dai, ngon hơn.

– Lấy mai cua bẻ phần giữa đi, rửa sạch và luộc lên để có được mai cua sạch nhất. Để viên mọc đẹp mắt nhất, bạn cho mọc vào trong mai cua đó thật tròn trịa rồi luộc trong nồi nước lèo.

– Sau khi luộc sôi, bạn đưa những viên mọc đó ra và tách khỏi mai cua. Dùng nước lọc rửa sạch phần mọc đó để tránh vị khai trong mai cua.

Luộc rau muống xanh, giòn. Ảnh: Internet

– Rau muống, rau cần nhặt, rửa sạch và cắt khúc để ráo. Sau đó đem luộc rồi vớt ra để ráo, khi luộc xong bạn có thể cho rau xuống thau nước đá để rau giòn và giữ được màu xanh. Tiếp theo, bật bếp lên, cho dầu ăn vào rồi phi tỏi thơm, cho phần gạch cua vào đảo đều. Sau khi gạch cua chín thì tắt bếp.

– Chần bánh đa, rau muống, rau cần trong nồi nước dùng. Lưu ý là bạn nên chần đúng số lượng bánh đa và rau cần ăn, không chần quá nhiều khiến bánh đa bị nát, không ngon miệng.

– Cho bánh đa cùng rau vào tô, xúc phần thịt cua bằng muỗng nhỏ cho lên phía trên tô bánh đa này sao cho đều và đẹp mắt nhất. Cho mọc cua, hành phi rồi cho nước dùng lên tô bánh đa cua mà bạn đã thực hiện. Nên múc một ít gạch cua để lên trên để tạo độ thơm và tạo màu đẹp mắt cho tô bánh đa cua, như vậy bạn đã hoàn thành món bánh đa cua thơm ngon, đúng vị Hải Phòng.

Ăn bánh đa cua khi còn nóng bạn sẽ có được hương vị ngon nhất. Ảnh: Internet

Để ăn bánh đa cua bạn nên chuẩn bị cho mình một tô mắm tôm, một ít tương ớt và thêm một chút nước cốt chanh tạo vị đậm đà, ngọt nước nhất. Bánh đa cua dai cùng gạch cua đậm vị sẽ mang tới cho bạn món ăn trên cả tuyệt vời.

Cách nấu bánh đa cua khá cầu kì nhưng sẽ đem lại cho bạn bất ngờ về hương vị. Đây là cách nấu bánh đa cua đậm chất Hải Phòng mà chúng tôi muốn giới thiệu cùng mọi người. Hi vọng, qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm một món thơm ngon để bổ sung vào thực đơn gia đình mình.

Thanh Hiền – Tổng hợp

Cách Nấu Bún Riêu Cua Miền Nam Thơm Ngon, Chuẩn Vị

Nếu là người đã từng thưởng thức cả hai loại bún riêu cua miền Bắc và miền Nam, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy cách nấu bún riêu cua miền Bắc dùng chính nước lọc từ thịt cua để nấu nước dùng, chỉ sử dụng cà chua, dứa để tạo vị chua và màu sắc đẹp mắt.

Trong khi đó, bún riêu cua miền Nam sử dụng nước hầm xương để nấu nước dùng, cho thêm nước me trước khi thưởng thức để thêm vị chua dịu nhẹ.

Nguyên liệu:

Cua đồng: 500g

Xương ống heo: 300g

Dọc mùng: 2 cây

Đậu phụ: 3 bìa

Cà chua: 300g

Hành lá, hành khô, mùi tàu, nước me

Rau sống ăn kèm: xà lách, tía tô, kinh giới, rau chuối, hoa chuối

Gia vị: dầu ăn, giấm bỗng, bột ngọt, muối, hạt nêm, mắm tôm

Cách làm:

Cua đồng mua về, ngâm với nước gạo cho sạch. Khoảng 30 – 60 phút, bạn xóc nhẹ cua đồng, rửa sạch. Sau đó, bạn bóc yếm cua, tách phần mai cua để riêng, lấy phần gạch cua ở mai ra bát.

Cho thịt cua vào máy xay hoặc cối để giã nhuyễn. Lấy phần thịt cua đã xay hòa đều trong một bát nước để lọc lấy nước cua, vứt bỏ bã cua. Lưu ý, bạn phải lọc đi lọc lại nước cua để loại bỏ hết phần bã cua.

Bóc vỏ hành khô, thái mỏng. Lấy 2/3 số hành phi thơm với dầu, hành vàng thì vớt ra.

Rửa sạch xương ống, chần qua nước sôi để khử bẩn với mùi hôi của xương. Sau đó, bạn rửa sạch lại với nước lạnh.

Chặt xương heo cho dễ hầm, rồi xào qua cùng hành khô. Nêm thêm 1 muỗng cà phê muối để xương ngấm gia vị và đổ ngập nước để hầm xương làm nước dùng.

Tước vỏ dọc mùng, thái vát, ngâm với muối rồi bóp hết nước. Rửa sạch lại bằng nước và chần qua dọc mùng với nước sôi.

Đậu phụ cắt thành từng miếng vuông, nhỏ vừa ăn, chiên đều các mặt rồi vớt ra để ráo dầu.

Cà chua rửa sạch, thái múi cau.

Khuấy đều nồi nước cua để thịt cua không bị lắng xuống dưới đáy nồi. Nêm vào nồi nước cua khoảng 1 thìa muối, ½ thìa hạt nêm, 1 thìa đường, rồi đun sôi. Khi riêu kết tủa và cua nổi lên trên bề mặt nồi, bạn vớt ra để riêng.

Dùng chảo phi thơm hành tỏi, cho gạch cua vào xào thơm rồi cho cà chua vào. Khi cà chua mềm, bạn cho toàn bộ phần hỗn hợp này vào nồi nước dùng, nêm thêm 1 thìa mắm tôm, đun trong khoảng 5 phút.

Đổ từ từ nước hầm xương vào nồi nước dùng để gạch cua không bị vỡ. Cho giấm bỗng và nêm lại gia vị cho hợp khẩu vị cả nhà. Cho dọc mùng đã sơ chế, đậu phụ rán vàng vào nồi nước dùng, đợi sôi trở lại thì tắt bếp.

Bạn cho bún, hành, mùi, gạch cua chín vào bát. Sau đó, chan thêm nước dùng và rắc thêm ít hành khô lên trên

Muốn ăn bún riêu cua chuẩn vị như người miền Nam, bạn nên cho thêm ít mắm tôm, nước me vào bát bún và ăn kèm với rau sống đã chuẩn bị trước.

Vậy là chỉ sau khoảng 30 – 40 phút chuẩn bị nguyên liệu và chế biến món ăn, bạn đã có ngay một món bữa sáng, bữa chính hoặc đổi món cho ngày cuối tuần rồi.

Một bát bún riêu cua miền Nam ngon là phải được ăn vào lúc nóng, gạch cua không bị vỡ nát, không bị tanh, hòa quyện cùng vị chua dịu của cà chua và nước me, vị thơm nồng của mắm tôm. Nước dùng ngọt thanh, màu vàng cam đẹp mắt.

Đăng bởi: Hà Phương

Từ khoá: Cách nấu bún riêu cua miền Nam thơm ngon, chuẩn vị

Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Bánh Đa Cua Hải Phòng Dàn Ý & 3 Bài Văn Mẫu Lớp 8 Hay Nhất

1. Mở bài

Giới thiệu chung: Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Ví dụ: Huế có mè xửng, cơm hến, Quảng Nam có mì Quảng, Hà Nội có phở.

Giới thiệu về đặc sản của quê hương: ở Hải Phòng có bánh đa cua.

2. Thân bài

Nguồn gốc của món ăn: Món ăn xuất hiện khi nào, công thức đầu tiên do ai nghĩ ra…?

Cách làm món ăn: Nguyên liệu, cách chế biến, cách nấu…

Giá trị của món ăn đối với nền ẩm thực Việt Nam: nét văn hóa độc đáo, phong phú cho ẩm thực Hải Phòng nói riêng, ẩm thực Việt Nam nói chung.

3. Kết bài

Cảm nhận nói chung về đặc sản của quê hương.

Mỗi vùng quê trên đất nước ta đều có đặc sản của quê mình. Và bánh đa cua là một đặc sản trong nét ẩm thực của Hải Phòng.

Nguyên liệu chính của món bánh đa là: bánh đa sợi và cua đồng. Ở Hải Phòng có rất nhiều nơi làm bánh đa sợi. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là ở Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân và chợ Hỗ, huyện An Dương. Bánh đa được làm bằng thứ gạo ngon, xay thành bột mịn và tráng cho mỏng đều, phơi vừa khô thì cắt ra thành sợi. Còn đối với cua thì phải là cua đồng, cua phải béo thì mới ngon. Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên liệu, gia vị dùng để nấu nước riêu cua: xương ống lợn, tôm nõn, me, bột nêm, muối, dầu ăn, mắm tôm, tỏi khô, hành khô, cà chua, hành phi. Cùng với đó là một số loại rau ăn kèm được cho vào bát bánh đa (rau rút, rau cần, rau muống).

Một bát bánh đa cua ngon, kỳ công nhất là ở nước dùng. Sau khi rửa cua sạch, thì bắt đầu chế biến: tách mai ra, lấy phần thân cua và gạch cua. Sau đó đem thân cua thì giã cho mịn, cho nước vào khuấy đều để thịt cua tan ra, lọc lấy nước cua cho vào nồi. Sau khi nêm nếm gia vị cho vừa phải thì cho nước phần nước cua vào. Khi nấu canh cua, cần phải để nhỏ lửa.

Bánh đa sau khi cho vào bát. Sau đó đầu bếp sẽ bắt đầu sắp xếp các món ăn kèm lên trên. Bánh đa cua còn được ăn kèm với rất nhiều món phụ khác. Nếu là một bát bánh đa cua thập cẩm sẽ có tôm (loại tôm sông, tôm bể nhỏ), thịt lợn xào mộc nhĩ, chả lá lốt, hoặc mấy cái chả cá nhỏ như đồng xu và mấy miếng chả thịt lợn. Tùy theo sở thích của từng vị khách mà bát bánh đa sẽ có từng ấy món ăn kèm. Cuối cùng là chan phần nước dùng được chế biến trước đó vào tô. Vậy là đã có một bát bánh đa cua vô cùng hấp dẫn.

Món bánh đa cua phải ăn kèm với rau sống. Gồm có rau muống lá liễu, hoặc rau cần chần tái, hành tươi và rau rút (rau nhút). Cùng với đó là các gia vị như: ớt tươi, hạt tiêu, dấm tỏi, tương ớt, chanh hoặc quất… Tất cả tùy thuộc vào khẩu vị của người ăn mà tự nêm nếm sao cho phù hợp nhất.

Một bát bánh đa cua nóng hổi, màu sắc đẹp mắt sẽ khiến thực khách không thể nào từ chối. Đối với người dân Hải Phòng, món ăn này đã trở thành đặc sản mà ai đi xa khi trở về cũng đều muốn được thưởng thức.

Mỗi một vùng miền, mỗi một thành phố hay một dân tộc đều sẽ có những đặc sản riêng. Và ở Hải Phòng cũng vậy, đó là món bánh đa cua.

Một tô bánh đa cua được làm từ những nguyên liệu rất đơn giản như cua đồng, bánh đa… Nhưng với tay nghề khéo léo, tỉ mỉ của những người đầu bếp đã tạo ra một món ăn tuyệt hấp dẫn. Người ăn món bánh đa cua một lần sẽ cảm thấy nhớ mãi không quên.

Về cách chế biến nấu món bánh đa cua. Trước tiên là phần nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch sẽ, Cua được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó. Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.

Tiếp đến là chế biến bánh đa cua, phải lựa chọn sợi bánh đa nâu sẫm – loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh đa được dùng phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Chính vì vậy mà khi ăn bánh đa sẽ cảm nhận được độ mềm và dai. Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ năm màu sắc. Màu hồng nâu của gạch cua. Màu bánh đa nâu sậm. Màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt. Màu vàng của những tép hành khô giòn rụm. Màu đỏ của cà chua, của ớt. Tất cả màu sắc hòa chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa sau khi chần sơ bỏ vào trong tô, rồi bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt. Cuối cùng là chan nước dùng thật nóng lên. Vậy là đã có một bát bánh đa cua nóng hổi, hấp dẫn.

Món bánh đa cua thường được ăn nhiều trong mùa hè – khi thời tiết nóng bức. Bởi màu xanh mát của các loại rau, và mùi vị béo ngậy của cua đồng. Đã từ lâu, thành phố cảng Hải Phòng đã nổi tiếng với món ăn này. Bất kỳ ai khi đặt chân đến đây cũng đều muốn thưởng thức một bát bánh đa cua mới thỏa lòng mong đợi. Khi thưởng thức bát bánh đa cua đồng, thực khách sẽ cảm nhận được vị thanh của nước dùng, vị béo của chả lá lốt, chả cá và độ ngậy của cua đồng.

Ở Hà Nội có một món ăn dân dã là bún ốc nguội thì ở thành phố hoa phượng đỏ cũng có một món ăn đặc sản đã gắn bó với người dân từ lâu. Đó là bánh đa cua. Món ăn này được ví von như một thứ quà ngon của người dân Hải Phòng, bởi lúc sáng hay trưa, chiều tối, người ta vẫn có thể thưởng thức món ăn này thay cơm.

Nhìn vào một tô bánh đa cua, người sành ăn có thể đoán ra nguyên liệu làm nên món ăn này không có gì là cao sang, đắt đỏ mà chỉ là những sản phẩm của đồng ruộng như cua đồng, rau muống, rau nhút… Nhưng với sự tỉ mỉ, khéo léo, những nguyên liệu tưởng như quê mùa ấy lại làm nên một món ăn đậm đà tình quê

Trước tiên là nước dùng, có thể dùng nước xương heo nấu chung với cua cho thêm phần đậm đà. Cua đồng phải chọn loại cua béo, phần yếm đầy đặn. Sau khi rửa sạch, thịt cua sẽ được tách ra để riêng, phần thân cua giã nhuyễn rồi lọc lấy nước. Khi gạn nước đã cạn, phần nước cua đem lọc qua rây hoặc vải mịn để lấy nước. Tiếp tục lọc cho tới khi hết phần thịt cua thì đem bỏ phần xác cua đó. Đem nồi nước cua đã lọc đặt trên bếp đun nhỏ lửa, khuấy đều tay để thịt cua không bị dính vào đáy nồi. Tiếp tục khuấy cho tới khi nước gần sôi thì ngừng khuấy, phần thịt cua sẽ đông lại thành từng mảng và nổi lên trên. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Phần gạch cua đem xào lên sau đó cho vào nồi nước dùng càng tăng thêm hương sắc và mùi vị.

Advertisement

Bánh đa cua là món ăn đặc sản của thành phố cảng không chỉ bởi nước dùng ngon mà còn đặc biệt ở sợi bánh đa nâu sậm – loại bánh được làm khá công phu. Sợi bánh không phải để khô lúc nào dùng cũng được mà phải là bánh đa tươi, làm ngày nào phải ăn hết ngày đấy. Vì thế sợi bánh đa có độ mềm và dai ăn rất ngon. Làng Dư, Hàng Kênh được xem là vùng làm bánh đa chính ở Hải Phòng. Bao năm kinh nghiệm từ khâu ngâm gạo, chế nước khi xay, pha bột và điều chỉnh lò lửa khi tráng bánh,… đều được chú ý kỹ càng để có thể làm ra những sợi bánh vừa ngon vừa dòn, vừa dai vừa quánh mà không bị cứng.

Một bát bánh đa cua ngon phải hội tụ đủ 5 màu sắc: màu hồng nâu của gạch cua, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của rau muống, rau nhút, rau cần và của miếng chả lá lốt, màu vàng của những tép hành khô giòn rụm, màu đỏ của cà chua, của ớt. Tất cả hoà chung vào một tô bánh đa cua có hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn thực khách sẽ không thể không dừng chân ngồi lại thưởng thức. Bánh đa chần sơ bỏ vào trong tô, bày các loại rau, thịt cua, chả lá lốt sao cho đẹp mắt, sau đó chan nước dùng thật nóng là nước xương và nước cua đã gạt hết bọt, mọi người sẽ bị quyến rũ bởi mùi vị của nó.

Ở Hải Phòng, món bánh đa cua kéo người sành ăn trong thời tiết oi bức của mùa hè bởi màu xanh mát rượi của rau muống xanh giòn, vào mùa đông lạnh là vị ấm áp của cua đồng béo ngậy. Thế mới biết không phải món nào đắt tiền mới ngon, mà cái ngon của món ăn thường là thứ quà quê, vì thế nó mới đủ sức lôi kéo khách phương xa mỗi khi đến thăm vùng đất cảng. Bánh đa cua – một thứ bánh mộc mạc, bình dị cũng giống như phẩm chất của người dân nơi đây đã góp phần làm nên nét đẹp quê hương xứ sở.

Trẻ Mấy Tháng Ăn Được Cua Biển? Mách Mẹ Cách Nấu Cua Biển Cho Bé

Cua biển là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tìm hiểu xem trẻ mấy tháng ăn được cua biển và cách chế biến cua biển như thế nào để cua không bị tanh và bổ sung thêm chất dinh dưỡng giúp trẻ ăn được ngon miệng hơn.

Mách nhỏ bí quyết nấu cua biển ngon miệng, bổ dưỡng cho bé

Tác dụng của cua biển đối với sức khỏe của trẻ em

Cua biển không chỉ hấp dẫn, ngon miệng mà còn cung cấp chất dinh dưỡng tốt cho trẻ nhỏ

Cua biển là thực phẩm chứa nhiều canxi cần thiết cho sự phát triển răng và xương của trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ mấy tháng ăn được cua biển và món cháo cua biển nào thơm ngon được nhiều bà mẹ quan tâm khi lên thực đơn hằng ngày cho con mình? Theo nhiều tài liệu dinh dưỡng, trong thịt cua biển còn có chứa một lượng lớn protein dễ tiêu hóa giúp bé tăng cân nhanh và có chứa axit béo omega-3 tốt cho sự phát triển trí não của bé.

Các khoáng chất như kẽm, crom, selen có trong cua biển còn có tác dụng giúp cân bằng cơ thể, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Hơn nữa vitamin A và C có trong cua biển có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và phát triển thị lực. Đặc biệt, khi cho bé ăn cua biển, bạn không cần quá lo lắng về thủy ngân bởi độc tố này trong cua biển ít hơn so với các loại cá ngừ, cá biển. Do đó thực phẩm này khá an toàn đối với sức khỏe của trẻ.

Vậy trẻ mấy tháng ăn được cua biển?

Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ mà chúng ta bổ sung lượng cua biển khác nhau

Trước khi tìm hiểu cách nấu cháo cua biển cho bé, bạn cần tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn được cua biển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng:

– Từ khoảng 7 tháng tuổi: Trẻ có thể bắt đầu ăn cháo cua 

– Từ 7–12 tháng tuổi: Trẻ có thể ăn từ 20–30g thịt cua/bữa ăn

– Từ 1–3 tuổi: Trẻ có thể ăn từ 30–40g thịt cua/bữa ăn

– Từ 4 tuổi trở lên: Có thể cho trẻ ăn từ 50–60g thịt cua/bữa ăn

Bật mí cách chọn cua biển ngon để nấu cho trẻ ăn

Để cua được tươi ngon sau khi chế biến bạn cần chọn những con cua có chắc thịt, nặng

Để có món cháo cua biển thơm ngon, bổ dưỡng, bạn cần chọn những con cua có thịt chắc, nặng, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Sau khi mua cua sống về bạn cần chế biến ngay, tránh mua cua “ngộp” hoặc bị ướp đá vì thịt loại cua này thường không ngon.

Ngoài ra, bạn nên chú ý chọn cua đủ càng và chân. Càng, chân cũng phải gắn chặt vào thân, mai cua phải còn nguyên vẹn. Nếu bạn muốn ăn cua nhiều thịt thì nên chọn cua đực, còn cua cái thường nhiều gạch và ít thịt hơn.

Sau khi mua về, bạn phải làm sạch kỹ cua, bỏ vỏ và phần yếm, chỉ giữ lại phần thịt. Trong quá trình tách vỏ, không để vỏ cua lẫn trong thịt vì vỏ cua dễ khiến bé bị hóc hoặc bị xước miệng.

Lưu ý khi cho bé ăn cua biển

Cha mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn cua biển vì thực phẩm này có thể gây dị ứng

Ngoài việc cần lưu ý về độ tuổi trẻ mấy tháng ăn được cua biển thì mẹ cần lưu ý khi cho bé ăn cua, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi vì đây là loại thực phẩm gây dị ứng:

– Giai đoạn đầu, bạn nên cho bé làm quen với các món ăn có thịt cua 2-3 ngày liên tục và quan sát kỹ xem trẻ có các triệu chứng dị ứng hay không.

– Lượng thịt cua mà bạn cho trẻ ăn nên ít hơn định lượng so với thịt heo vì cua có rất nhiều đạm, ăn nhiều quá cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.

– Khi cho bé ăn, bạn chỉ nên cho bé ăn thịt cua, không ăn gạch vì rất dễ bị đầy hơi, khó tiêu.

Dù cua biển là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng để nấu cháo cua biển bé được thưởng thức món cháo thơm ngon giàu dinh dưỡng mẹ cũng cần lưu ý về yếu tố dị ứng hải sản này.

Cách nấu cháo cua biển cực ngon tại nhà cho bé

Cháo cua cà rốt

Cháo cua cà rốt là một món ngon miệng, chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho trẻ

Cà rốt chứa rất nhiều beta-carotene, một chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ. Khi được hấp thụ vào cơ thể, dưỡng chất này sẽ được chuyển hóa thành vitamin A tốt cho mắt.

Chuẩn bị:

– Thịt cua làm sẵn: 100g

– Cà rốt: 1 củ

– Ngô (Bắp): 1/2 trái

– Rau mùi: 1 nhánh

– Hành khô: 1 củ

– Gạo tẻ: lượng vừa phải

– Gia vị: đường, muối, hạt nêm, dầu ăn.

Cách làm:

– Luộc cua với sả và một ít gừng. Sau đó, gỡ thịt cua thật kỹ, tránh sót vỏ cua trong thịt.

– Bắp gỡ lấy hạt, đem xay với nước.

– Gạo vo sạch, cho vào nồi với nước ngô xay, bắc lên bếp đun cùng nửa củ cà rốt cắt miếng to để nước ngọt hơn, nửa củ cà rốt còn lại rồi băm nhỏ cho bé dễ ăn.

– Khi cháo đã sôi, cà rốt mềm, bạn bỏ các miếng cà rốt hầm và cho cà rốt đã băm nhuyễn vào nấu chín.

– Xé thịt cua tơi ra, cho dầu ăn vào chảo và phi củ hành băm nhỏ thật thơm rồi cho thịt cua vào đảo nhanh tay.

– Cho cháo ra bát nhỏ, rắc thịt cua lên trên, cuối cùng cho thêm rau mùi, dầu ăn dành cho bé ăn dặm vào, trộn đều và cho bé thưởng thức.

Cháo cua bí đỏ

Cháo cua bí đỏ đặc biệt tốt sự phát triển trí não của trẻ

Bí đỏ là thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não của trẻ. Trong bí đỏ chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật.

Chuẩn bị:

– Thịt cua biển làm sẵn: 100g

– Bí đỏ: 25g

– Hạt sen tươi: 25g

– Gạo: lượng vừa phải

– Gia vị cần thiết: nước mắm, dầu ăn, hạt nêm, đường.

Cách làm:

– Gạo vo sạch, cho nước vào nồi và ninh nhừ thành cháo.

– Bí đỏ gọt sạch, thái nhỏ rồi cho vào nồi nấu cùng cháo hoặc hấp cho chín mềm.

– Hạt sen bỏ đí các hạt sâu, tách bỏ tim sen và luộc hoặc hấp cùng bí đỏ cho mềm, nghiền hơi nhuyễn.

– Thịt cua xé cho nhuyễn mịn. Cho một ít dầu ăn vào chảo rồi để lên bếp, rồi cho thịt cua vào xào, nêm thêm gia vị cho vừa ăn.

– Cho bí đỏ, hạt sen, cua vào cháo rồi tiếp tục đun sôi. Trong quá trình nấu bạn nên dùng thìa khuấy đều để cháo không dính đáy nồi gây cháy.

– Cuối cùng nêm gia vị và tắt bếp.

– Để nguội và múc ra bát cho bé, trộn thêm 1 thìa súp dầu ăn dành cho bé ăn dặm và cho bé thưởng thức.

Cách nấu cháo cua biển khoai mỡ

Cháo cua biển khoai mỡ giúp trẻ ăn ngon miệng và cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết

Cách nấu cháo cua biển khoai mỡ rất đơn giản, bạn chỉ cần những nguyên liệu đơn giản.

Chuẩn bị:

– Thịt cua làm sẵn: 30g

– Mỡ heo: 10g

– Thịt heo nạc: 10g

– Khoai mỡ: 100g

– Hành, ngò gai

– Gia vị các loại, dầu ăn dành cho bé ăn dặm

Cách làm:

– Cắt nhỏ mỡ heo, thái mỏng thịt heo nạc, rồi xay mịn cùng với thịt cua. 

– Nêm gia vị rồi dùng muỗng quết lại cho thật mịn. Để khoảng 15 phút.

– Khoai mỡ rửa sạch, nạo nhuyễn.

– Cho khoảng 200ml nước vào nồi, nấu sôi. Vo phần chả cua thành từng viên nhỏ và thả vào nồi đến khi các viên chả cua nổi lên thì vớt ra. 

– Sau đó cho khoai mỡ vào nồi, nấu thành cháo sệt.

– Khi cháo sôi, cho chả cua vào nấu chung, sôi thì tắt bếp. 

– Cho ra tô, thêm hành, ngò gai thái nhuyễn lên trên và cho bé thưởng thức.

Cháo cua biển rau ngót

Cua biển và rau ngót kết hợp với nhau tạo nên một món cháo giàu dưỡng chất cho bé

Bạn có muốn biết tại sao Đảo Hải Sản lại giới thiệu món cháo cua biển rau ngót trong bài viết này? Bởi vì rau ngót là loại rau giàu vitamin nhóm B, nhiều đạm và vitamin C giúp tăng sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tật.

Chuẩn bị:

– Thịt cua biển: 50g

– Bột gạo hoặc cháo trắng: lượng vừa phải

– Rau bồ ngót: lượng vừa phải, tùy khẩu vị của bé

– Nước mắm, dầu ăn, gia vị cho bé. 

Cách làm:

– Thịt cua xé nhỏ, bỏ phần vỏ vỡ.

– Rau bồ ngót nhặt sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút rồi vớt ra, để ráo, thái nhuyễn.

– Cháo trắng cho vào nồi, đun sôi. Cho thịt cua, rau ngót cắt nhỏ vào nấu cùng cho đến khi rau chín mềm, có mùi thơm thì tắt bếp.

– Hãy nêm thêm chút nước mắm ngon nếu bé hơn 1 tuổi để làm tăng hương vị giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Mua cua biển ở đâu chất lượng tại TPHCM?

Đảo Hải Sản là một trong những nơi cung cấp nguồn cua biển Cà Mau chất lượng tươi ngon an toàn tại TPHCM.

Cách Nấu Bột Cua Đồng Cho Bé Ngon, Bổ Dưỡng

Lưu ý: Các bạn có thể sử dụng cháo xay nhuyễn thay cho bột

Cháo/ bột cua đồng bí đỏ

Nguyên liệu

100gr cua đồng

100gr bí đỏ

Cháo trắng ninh nhừ

Gia vị: Nước mắm, muối, dầu cá hồi, hành củ

Thực hiện

Cua đồng rửa sạch, tách bỏ mai cua. Thịt cua ngâm với nước và 1 thìa cà phê muối khoảng 15 phút để giun, sán đi ra ngoài

Phần gạch trong mai cua tách để riêng.

Cho thịt cua vào cối giã hoặc máy xay, thêm chút muối để phần thịt cua thơm ngon và sánh dẻo. Sau đó lọc kỹ lấy phần nước cốt.

Hành khô băm nhỏ. Làm nóng dầu ăn, cho hành vào phi thơm, cho gạch cua đảo đều, nêm chút nước nắm.

Bí đỏ thái nhỏ cho, hấp nhừ.

Đun sôi nước cốt cua vừa lọc được, cho cháo trắng và gạch cua vào đun sôi.

Cho bí đỏ vào dùng thìa tán nhừ, múc ra bát cho thêm 1/2 thìa dầu cá hồi, đợi nguội rồi cho bé ăn.

Mách nhỏ: Nước mắm cũng là nguồn canxi dồi dào, mẹ có thể nêm nước mắm thay bột ngọt, mì chính, muối khi nấu cháo cho bé.

2. Bột/ cháo cua đồng cà rốt

Nguyên liệu

100gr cua đồng

100gr cà rốt

Cháo trắng ninh nhừ

Gia vị: Nước mắm, muối, dầu cá hồi, hành củ

Thực hiện

Cua đồng rửa sạch, tách bỏ mai cua. Thịt cua ngâm với nước và 1 thìa cà phê muối khoảng 15 phút để giun, sán đi ra ngoài

Phần gạch trong mai cua tách để riêng.

Cho thịt cua vào cối giã hoặc máy xay, thêm chút muối để phần thịt cua thơm ngon và sánh dẻo. Sau đó lọc kỹ lấy phần nước cốt.

Hành khô băm nhỏ. Làm nóng dầu ăn, cho hành vào phi thơm, cho gạch cua đảo đều, nêm chút nước nắm.

Cà rốt thái nhỏ cho, hấp nhừ.

Đun sôi nước cốt cua vừa lọc được, cho cháo trắng và gạch cua vào đun sôi.

Cho cà rốt vào dùng thìa tán nhừ, múc ra bát cho thêm 1/2 thìa dầu cá hồi, đợi nguội rồi cho bé ăn.

Mách nhỏ: Bột ngọt, muối, bột canh không tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ vì anh hưởng đến trí não của bé,hệ tiêu hóa và giảm sự phát triển chiều cao. Vì vậy khi nấu cháo mẹ không nên nêm các loại gia vị trên vào thức ăn khi bé dưới 1 tuổi

3. Bột/ cháo cua đồng rau dền

Nguyên liệu

Rau dền xay/băm: 30g

Cua bóc bỏ mai, yếm làm sạch: 50g

Cháo ăn dặm Mabu hạt vỡ: 35g

Dầu ăn: 3ml

Nước: 400ml

Cách làm

Mẹ cho 35g gạo nấu cháo Mabu vào nồi, thêm 400ml nước vào ninh khoảng 15-20 phút cho cháo nhừ và hơi đặc sền sệt.

Cua mẹ cho vào cối, thêm chút nước, xay nhỏ. Lọc cua qua rây để lấy phần thịt cua. Mẹ lưu ý cho ít nước để phần thịt cua và nước không bị loãng quá.

Khi cháo chín, mẹ từ từ đổ phần nước thịt cua vào khuấy đều tay, nấu khoảng 2-3 phút, cháo cua chín kỹ thì mẹ cho rau dền vào nấu sôi.

Cháo chín, đổ cháo ra bát, nêm thêm chút dầu ăn vào là mẹ đã hoàn thành món cháo cua đồng rau dền. Cho bé ăn món này khi còn nóng ấm.

Video hЖ°б»›ng dбє«n cГЎch nấu Bб»™t cua Д‘б»“ng ngon, Д‘ЖЎn giбєЈn tбєЎi nhГ

ThГґng tin cГЎch nấu Bб»™t cua Д‘б»“ng ngon, Д‘ЖЎn giбєЈn tбєЎi nhГ

Thời gian chuẩn bị: 20M

Thời gian nấu ăn: 30M

Tổng thời gian nấu món ăn: 50M

Món ăn dành cho: 3-4 người

Món ăn cho bữa: sáng, trưa, tối

Nguồn gốc xuất xứ của món ăn: Việt Nam

Tổng calories có trong món ăn: 300-450 calories

Đăng bởi: Hiền Nguyễn

Từ khoá: Cách nấu bột cua đồng cho bé ngon, bổ dưỡng

Cách Làm Bánh Bò Bằng Bột Gạo, Bột Mì Xốp Ngon Đúng Vị Truyền Thống

Bánh bò là một trong những thức quà dân dã của người miền Nam mà ai ăn cũng nghiền. Bánh bò có nhiều phiên bản khác nhau trong đó phải kể tới: Bánh bò nướng, bánh bò hấp, bánh bò dừa…

Mỗi một loại bánh bò sẽ có nguyên liệu và cách làm khác nhau. Nếu bạn là một “tín đồ” của loại bánh thần thánh này thì tuyệt đối đừng bỏ qua 4 cách làm bánh bò ngon chuẩn vị mà Bếp Eva chia sẻ ngay sau đây.

1

Cách làm bánh bò bột gạo

a) Nguyên liệu làm bánh bò bột gạo

– Bột gạo: 500g

– Bột năng: 100g

– Nước cốt dừa: 400ml

– Nước ấm: 450ml

– Bột nở: 7g

– Vani, đường, muối

b) Cách làm bánh bò bột gạo ngon

Bước 1: Làm nước cốt dừa

– Bắc nồi sạch lên bếp, thêm 400ml nước cốt dừa, ¼ thìa muối, 150g đường vào đảo đều. Bật bếp, vặn nhỏ lửa. Dùng thìa khuấy đều để các nguyên liệu hòa tan.

Bước 2: Làm bột

– Cho bột gạo vào bát tô, thêm 150ml nước ấm, 1 thìa đường, men nở rồi trộn đều lên.

– Dùng màng bọc thực phẩm bọc miệng bát tô và ủ trong thời gian từ 7 – 10 phút.

– Sau khi bột được, bạn lấy hỗn hợp ra rồi tiến hành nhào. Chú ý, vừa nhào vừa đổ từ từ phần nước cốt dừa để khi hoàn thành bột sẽ ngấm hết phần nước này.

– Thấy bột đã quyện nước cốt dừa, ta thêm vào đây bột nở cùng ½ thìa vani để tạo mùi thơm. Trộn đều bột rồi lại dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát để ủ.

– Phủ lớp khăn mỏng lên bề mặt bát và để chừng 90 phút cho bột nở.

Bước 3: Hấp bánh bò

– Lấy khuôn bánh ra rồi thoa lớp dầu lên bề mặt khuôn. Cho khuôn vào nồi hấp để làm nóng.

– Khi thấy khuôn nóng, bạn đổ phần bột đã ủ vào rồi đậy vung hấp trong khoảng 15 – 17 phút.

Bước 4: Thành phẩm

Lấy bánh ra đĩa rồi trang trí sao cho đẹp mắt và thưởng thức.

2

Cách làm bánh bò nướng

a) Nguyên liệu làm bánh bò nướng

– Bột gạo: 10g

– Nước cốt dừa: 200g

– Bột năng: 250g

– Trứng gà: 4 quả

– Men nở: ⅔ thìa

– Dầu dừa: 1 thìa canh

– Muối: ¼ thìa

– Đường thốt nốt: 130g

b) Cách làm bánh bò nướng ngon chuẩn vị

Bước 1: Ủ bột

Ủ bột là bước rất quan trọng trong làm bánh bò.

– Thái mỏng, giã nhỏ đường thốt nốt rồi cho vào nồi lớn. Thêm nước cốt dừa, muối vào và bật bếp, vặn lửa nhỏ khi đun. Bạn nhớ dùng thìa khuấy đều để các nguyên liệu tan ra. Khi thấy tất cả đã quyện thì tắt bếp.

– Cho bột năng, bột gạo, men nở vào bát rồi trộn đều.

– Kiểm tra phần nước đường và cốt dừa, khi thấy hỗn hợp còn ấm thì bạn cho phần bột vừa trộn vào. Khuấy đều để hỗn hợp tạo thành một khối. Tới khi bột mịn mượt là được.

– Dùng màng bọc thực phẩm bọc kín miệng bát bột lại, ủ chừng 2 – 3 tiếng ở nhiệt độ thường.

Bước 2: Nướng bánh

– Bật lò nướng và để nhiệt độ chừng 180 độ C.

– Lấy khuôn ra rồi phết lên bề mặt một lớp dầu mỏng. Lót giấy nến xuống đáy khuôn sau đó khéo léo đổ phần bột bánh vào.

– Cho bột vào lò nướng, cài đặt nhiệt ở ngưỡng 170 – 175 độ C trong thời gian từ 40 – 45 phút.

Bước 3: Thành phẩm

– Bánh chín, bạn nên để cho bánh nguội rồi mới mấy nó ra khỏi khuôn. Bánh bò nướng sẽ có màu nâu sẫm cực kỳ đẹp mắt.

– Bạn có thể thưởng thức cùng với nước cốt dừa thêm chút lạc rang giã nhuyễn và vừng rang để món bánh thêm hoàn hảo.

3

Cách làm bánh bò truyền thống

a) Nguyên liệu làm bánh bò truyền thống

– Đường trắng: 150g

– Bột gạo: 200g

– Nước cốt dừa: 200ml

– Bột vani: 1 gói

– Men nở: 5g

– Bột năng: 50g

– Nước ấm: 210ml

– Muối: ½ thìa

– Vừng rang

b) Cách làm bánh bò truyền thống

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

– Chuẩn bị 1 chiếc bát tô lớn, thêm vào đây 2 thìa canh nước ấm, 50g đường và 5g bột men nở. Dùng thìa khuấy đều hỗn hợp rồi để khoảng 10 phút.

– Bắc một nồi sạch lên bếp, cho phần nước cốt dừa và 100g đường, 1 gói vani, ½ thìa muối sau đó khuấy đều lên. Vặn lửa nhỏ, đun sôi hỗn hợp thì tắt bếp.

Bước 2: Ủ bột bánh bò

– Cho hỗn hợp bột gạo, bột năng vào bát tô. Từ từ đổ nước lạnh vào và nhào cho tới khi bột quánh lại thành một khối.

– Đổ phần hỗn hợp men nở vừa tạo ở bước 1 vào, trộn đều lên. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại và ủ khoảng 7 – 10 tiếng.

Bước 3: Hấp bánh bò

– Khi đã ủ bột xong, bạn bắc nồi hấp lên bếp, thêm nước lã vào và đun sôi.

– Xếp khuôn bánh ra khay rồi từ từ đổ hỗn hợp bánh đã ủ vào.

– Lần lượt cho các khuôn bánh đã đổ bột vào nồi rồi hấp chừng 40 phút thì tắt bếp.

Lưu ý, bạn có thể dùng tăm hoặc xiên nhỏ để kiểm tra bánh đã chín hay chưa. Khi chọc tăm vào bánh, nếu thấy không có bột dính trên tăm thì đó là lúc bánh đã chín.

Bước 4: Thành phẩm

– Lấy bánh bò ra đĩa, rắc thêm vừng rang lên rồi thưởng thức.

– Bạn có thể ăn bánh luôn hoặc chuẩn bị thêm bát cốt dừa để chấm cùng cũng cực ngon đấy.

4

Cách làm bánh bò bằng bột mì

Nếu trong nhà không có sẵn bột gạo thì bạn có thể dùng bột mì để thay thế khi làm bánh bò. Những tưởng không thành hóa ra lại rất ngon đấy.

a) Nguyên liệu

– Bột mì: 200g

– Đường trắng: 200g

– Trứng gà: 3 quả

– Bột nở: ½ gói

– Bơ lạt: 40g

– Sữa tươi: 220ml

– Dầu ăn, muối, bột vani

b) Hướng dẫn làm bánh bò từ bột mì

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu làm bánh

– Cho vào tô lớn 3 quả trứng gà, 200g đường, 220ml sữa tươi, 40g bơ rồi dùng dụng cụ đánh đều lên. Chú ý, bơ rất khó tan vì thế bạn hãy đun chảy bơ trước sau đó mới cho vào hỗn hợp.

Bước 2: Làm bột

– Lần lượt thêm vào bát phần bột mì, bột nở rồi trộn đều tay.

– Bổ sung vào đây 2 thìa dầu ăn, 1 ống vani, 1 chút muối sau đó trộn đều cho tới khi tạo được một hỗn hợp nhuyễn mịn.

– Bọc màng bọc thực phẩm lên miệng bát rồi ủ bột khoảng 8 tiếng.

– Trong lúc chờ bột, bạn cho nước cốt dừa, đường vào nồi sạch, đun sôi với ngọn lửa nhỏ.

– Khi bột đã ủ xong, từ từ rót hỗn hợp cốt dừa vào và khuấy đều.

– Ủ bột tiếp trong khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ nữa là được.

Bước 3: Hấp bánh bò

– Bột đã ủ xong, bạn cho vào đây 2 thìa dầu ăn, phần vani còn lại và trộn đều lên.

– Thoa dầu ăn lên khuôn sau đó lót giấy nến bên dưới rồi đổ bột vào.

– Cho khay bánh đã đổ bột vào nồi hấp khoảng 30 phút thì kiểm tra xem bánh đã chín chưa rồi tắt bếp.

Chú ý, để bánh chín đều và ngon bạn nên điều chỉnh ngọn lửa to và đậy nắp kín trong suốt thời gian hấp bánh.

Bước 4: Thưởng thức

– Bánh bò làm bằng bột mì trông không khác biệt gì so với bánh làm từ bột gạo.

– Chiếc bánh nở tơi xốp, tỏa mùi thơm ngọt, béo ngậy đặc trưng của nước dừa, ai ăn cũng mê tơi.

Bánh bò bao nhiêu calo?

Nhiều chị em đem lòng yêu món bánh quê dân dã này nhưng lại sợ tăng cân. Trên thực tế, tùy vào cách làm bánh bò mà hàm lượng calo trong bánh sẽ khác nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra, trong 100g bánh bò sẽ chứa khoảng 82.9 calo. Đối với từng loại bánh thì mức calo sẽ dao động khác nhau. Ví dụ:

– Bánh bò thốt nốt là 120 calo.

– Bánh bò nước cốt dừa là 90 calo.

– Bánh bò nướng: 110 calo.

Bánh bò tuy không có hàm lượng calo quá cao tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới cân nặng của bạn đấy. Do đó, chuyên gia khuyên mỗi người không nên ăn bánh bò quá thường xuyên, trung bình 1 – 2 lần/tuần, mỗi lần từ 1 – 5 cái là đủ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Bánh Đa Cua Dễ Dàng Đúng Vị Hải Phòng trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!