Bạn đang xem bài viết Cách Trồng Hoa Súng Trong Chậu Kiểng Đơn Giản Cho Bông Nở Quanh Năm được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cây hoa súng có tên khoa học là Nymphaea Spp thuộc họ Súng – Nymphaeaceae, có xuất xứ từ châu Á, châu Úc, châu Mỹ với hơn 200 loài khác nhau.
Hoa súng thuộc loại cây thủy sinh do vậy thường sinh trưởng và phát triển ở vùng sông nước, đầm lầy hay ao hồ. Cây súng thường có thân và lá nổi trên mặt nước. Lá súng hình tròn, to bản, mép lá xẻ hình chữ V sâu đến cuống. Lá đơn, thường có màu xanh bóng và mọc cách.
Hoa súng Việt Nam thường có màu hồng đậm sặc sỡ, cánh hoa xếp thành nhiều lớp ôm lấy phần nhụy vàng bên trong. Theo phân loại, súng ở Việt Nam thuộc súng nhiệt đới, có thể nở hoa vào cả ban ngày lẫn ban đêm, hoa nở được 3 ngày sẽ bắt đầu lụi dần.
Có thể bạn chưa biết, súng nhiệt đới có ở Việt Nam là nhóm súng duy nhất có chứa các loại súng có hoa màu xanh lam.
Với đặc điểm thân cây vươn cao khỏi mặt nước, hoa súng tượng trưng cho sức sống mãnh liệt không ngừng phát triển và tiến về phía trước.
Ở phương Đông, hoa súng là biểu hiện của sự thuần khiết, trong sáng, cũng như hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Ngoài ra, mỗi sắc hoa cũng chứa những ý nghĩa và thông điệp riêng. Hoa súng vàng tượng trưng cho sự cao sang, quý phái tiền tài. Súng tím lại là biểu tượng của tình yêu và sự chung thủy. Hoa súng hồng biểu hiện cho sự sặc sỡ, lãng mạn như tuổi trẻ. Và hoa súng trắng tượng trưng cho đức hạnh, trong sáng, tinh khôi.
Hoa súng có rất nhiều công dụng hữu ích trong đời sống. Chẳng hạn như, hoa súng thường được dùng để trang trí, phối tiểu cảnh tại các sân vườn. Ngoài ra, hoa còn được ứng dụng trong y học cổ truyền và được biết đến với tác dụng bổ thận, an thần, giảm ho…
Kỹ thuật trồngChuẩn bị chậu với bề rộng tối thiểu là 30 – 45cm, độ sâu 15 – 20cm, vít lỗ ở đáy chậu. Bởi vì đặc điểm của hoa súng là phát triển theo chiều ngang nên chậu bạn chuẩn bị có đường kính càng lớn thì hoa súng tăng trưởng càng mạnh.
Đất chuẩn bị cần là loại đất thịt sạch không lẫn các tạp chất như cát, sỏi, than,… Để đảm bảo đất đủ ẩm và dinh dưỡng, đổ nước vào đất và trộn rồi ngâm trong 7 ngày.
Chuẩn bị củ súng trước khi trồng bằng cách tỉa bớt rễ già rồi trồng củ sát thành chậu. Lưu ý, đặt củ theo góc nghiêng về tầm chậu. Để chậu nơi thoáng mát và có ánh sáng.
Kỹ thuật chăm sócTưới nước: Hãy nhớ luôn duy trì mực nước trong chậu gần bằng mép chậu. Khi trời quá nóng, nên tưới nước lên lá và hoa súng.
Ánh sáng: Súng không thích hợp để trồng trong nhà nên bạn hãy đặt chậu ở nơi có ánh sáng ít nhất 6 tiếng/ ngày.
Nhiệt độ: Súng là loài cây ưa ấm, thích hợp với mức nhiệt độ trung bình là 16 – 30°C. Khi quá lạnh, cây sẽ không nở hoa cũng như khi quá nóng, cây sẽ mất độ ẩm dẫn đến chậm lớn.
Đất trồng: Súng là loài cây ưa ẩm và thích nghi trong môi trường đất nhiều ẩm và dinh dưỡng. Vì thế, khi thấy cây không phát triển bạn có thể dùng phân bón NPK để tăng cường dưỡng chất cho đất. Khi bón, dùng 1 thìa cà phê NPK gói vào giấy rồi ngâm xuống gốc để hòa tan phân bón. Từ 1 – 2 tháng nên bón 1 lần.
Hiện nay, cây súng được bán tại rất nhiều shop hoa kiểng, shop cây cảnh với đa dạng kích thước, màu sắc phù hợp với mọi nhu cầu khách hàng. Theo đó, cây có xuất xứ từ Thái Lan, Ấn Độ,… với các giống như King of Siam, Purple Joy, Wan Siam sẽ có giá 150.000 – 400.000 đồng/ cây (tùy kích cỡ và màu sắc). Giống súng Việt Nam lại có giá rẻ hơn dao động từ 50.000 – 200.000 đồng/ cây (tùy kích cỡ và màu sắc).
Advertisement
Cây Hoa Trinh Nữ Bonsai: Cách Trồng Và Chăm Sóc Đơn Giản, Đúng Cách
Cây hoa trinh nữ là loại cây cảnh đặc biệt có thể trồng được trong nhà cũng như ngoài trời. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết cách trồng cây trinh nữ đúng cách khiến cây hay bị khô héo và chết dần
1. Chuẩn bị cây và đất trồng phù hợp
Có hai cách để trồng cây hoa trinh nữ bonsai đó là phương pháp giâm cành hoặc là đào lấy gốc. Tuy nhiên, chúng mình sẽ hướng dẫn bạn cách trồng cây hoa trinh nữ cảnh bằng gốc vừa đơn giản mà lại giúp cây trồng sống được lâu nhất.
Đặc điểm của cây trinh nữ là nhiều gai nhọn nên trong quá trình đào gốc, bạn cần chuẩn bị cho mình dụng cụ kéo cắt cành chuyên dụng để cắt phần cành rậm rạp giúp việc đào gốc dễ dàng hơn.
Về đất trồng, Góc Xanh Mướt khuyến khích bạn chọn đất thịt – loại đất trồng “thân thiện” để trồng cây hoa trinh nữ cảnh bonsai. Loại đất này là sự pha trộn giữa đất cát và đất mùn sét.
Về chậu cây trồng, chọn loại chậu có lỗ thoát nước phía dưới đáy chậu, để cây không bị úng khi gặp trời mưa hoặc tưới nhiều nước.
2. Xử lý gốc cây hoa trinh nữ trước khi trồng
Sau khi đào gốc cây xong, hãy tiến hành cắt tỉa cành lá cây trinh nữ gọn gàng trước khi ủ vào chậu.
Sử dụng thuốc kích rễ cây: Đây là phương pháp được những người đam mê cây cảnh lâu năm sử dụng. Thuốc kích rễ kích thích cây trinh nữ ra rễ mới mạnh khỏe, tăng sức đề kháng với các loại vi khuẩn, nấm bệnh trong quá trình phát triển.
Trường hợp bạn không có bình phun kích rễ cũng không quá quan trọng, vẫn có thể trồng bình thường.
3. Tiến hành trồng cây hoa trinh nữ bonsai
Sau khi cắt tỉa gốc và chọn được đất trồng phù hợp. Việc còn lại của bạn rất đơn giản, đó là tiến hành trồng cây hoa trinh nữ.
Đầu tiên, bạn đổ đất trồng đã chuẩn bị trước đầy khoảng 1/3 chậu cây. Điều này nhằm đảm bảo gốc rễ của cây trinh nữ không bị bật rễ
Tiếp theo, bạn đặt gốc cây trinh nữ vào trong chậu cẩn thận và đổ một phần cát xung quanh để tăng độ ẩm cho cây
Cuối cùng bạn đổ hết phần đất còn lại cho đến khi đầy chậu, rất đơn giản đúng không nào!
4. Chăm sóc cây cảnh hoa trinh nữ sau khi trồng
Theo dõi cây trinh nữ trong tuần đầu tiên
Xây dựng thói quen tưới nước buổi sáng
Tưới nước cho cây vào buổi sáng là cách hiệu quả để bảo vệ cây mới trồng dưới tác hại của nắng nóng gay gắt. Tuy nhiên, cây trinh nữ có khả năng chịu khô tốt nên nếu bạn quên tưới nước một ngày thì cũng không sao.
Hãy duy trì thói quen 5 – 7 ngày tưới nước 1 lần cho cây hoa trinh nữ để cây được phát triển bình thường, khỏe mạnh.
5. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa trinh nữ bonsai
Ánh sáng
Hoa trinh nữ là thực vật cần ánh sáng để phát triển. Bạn hãy đảm bảo rằng cây trồng được đặt tại nơi có đủ ánh sáng 8 giờ/1 ngày hoặc 1 – 2 tiếng ở ban công, sân vườn nếu phơi nắng trực tiếp ngoài trời
Nước – Độ ẩm
Nhu cầu phân bón
Để cây trinh nữ có thể phát triển một cách tốt nhất, bạn hãy bổ sung cho cây những loại phân bón chất lượng. Việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng là điều cần thiết, nhất là trong giai đoạn đầu cây mới được trồng.
Tuy nhiên, Góc Xanh Mướt không khuyến khích bạn sử dụng các loại phân bón hóa học, tránh gây hại đến sức khỏe.
Các loại thuốc trừ sâu
Khi vào mùa nở rộ, cây trinh nữ thường gặp tình trạng bị sâu bọ rầy … Việc bạn cần làm bấy giờ là sử dụng các loại chế phẩm vi sinh thân thiện với môi trường, không có hại đến sức khỏe để xử lý tình trạng trên.
6. Một số lưu ý khi trồng cây hoa trinh nữ bonsai
Nếu xác định trồng cây hoa trinh nữ làm bonsai, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo cây được phát triển tốt nhất
Hãy lựa chọn châu cây và đất trồng phù hợp với cây trinh nữ
Đảm bảo cây có đủ ánh sáng để phát triển, tránh để cây bị héo
Thường xuyên cắt tỉa lá cây định kỳ, để cây mau ra hoa
Sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện với môi trường
Cách Trộn Giá Thể Trồng Cây Cảnh Đơn Giản Mà Hiệu Quả
Cách trộn giá thể trồng cây cảnh
1. Vai trò của giá thểGiá thể được xem là nền móng giúp cây mọc lên, nuôi dưỡng cho cây phát triển. Ngoài ra, nó còn được xem là môi trường cho sinh vật và vi sinh vật phát triển. Giá thể bao gồm các thành phần như mùn, cát, sét, nước,… với tỷ lệ hài hòa cân đối. Nếu đất chứa quá nhiều cát thì sẽ hút nước rất nhanh, dễ khiến cây bị thiếu nước, chết khô. Nếu đất nhiều sét thì cũng khó để cày xới.
Trong đó, mùn được hình thành bởi sự tác động của vi sinh vật có trong đất, chúng có khả năng biến những rễ chết, lá rụng trở thành chất dinh dưỡng cho cây. Nó được ví như chất hồ gắn kết các thành phần trong đất với nhau, tạo độ tơi xốp và giữ nước. Đất nghèo mùn thì sẽ bị chặt, khó xử lý, chứa ít không khí, thấm nước kém và bay hơi nhanh.
2. Cách trộn giá thể trồng cây cảnhCách trộn giá thể trồng cây hoa cảnh
Trộn giá thể trồng cây hoa cảnh
Nguyên liệu trộn hía thể trồng cho cây hoa cần được chú ý nhiều hơn cây cảnh. Bạn cần phải chuẩn bị đất có độ pH ở mức trung tính, đất tơi xốp giàu chất hữu cơ và có độ ẩm vừa phải. Đồng thời giá thể phải thoát nước tốt, đất phải sạch, không chứa mầm sâu bệnh.
Bạn nên sử dụng đất canh tác để trồng cây hoa, đất lấy tại những thửa ruộng cao và đang canh tác. Phải chuẩn bị đất đã qua xử lý nhiệt bằng sức nóng của mặt trời (cày xới và phơi đất). Phân bón cho đất trồng là những loại phân hữu cơ, phần chuồng ủ
Tiếp theo bạn sẽ thực hiện bằng cách đem tất cả những nguyên liệu đã chuẩn bị bên trên trộn đều với nhau và tiến hành trồng hoa. Hoặc sau khi trồng hoa xuống đất, bạn rải phân xung quanh rìa đất rồi lấp đất lại. Thực hiện chăm sóc cây hoa cảnh hằng ngày như tưới nước, tỉa cây,… để cây phát triển tốt nhất có thể.
Cách trộn giá thể trồng cây cảnh trong chậu
Trồng cây cảnh
Giá thể trồng cây cảnh cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố như: có khả năng giữ và thoát lượng nước cần thiết cho bộ rễ cây. Độ lớn của các hạt vật liệu trong đất đủ to để tạo khoảng không trống cho rễ thở.
Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: đất màu, xơ dừa, trấu, tro, cỏ khô và phân bón. Mỗi loại cây cảnh khác nhau thì tỉ lệ trộn đất trồng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên,bạn có thể tham khảo tỷ lệ trộn giá thể được nhiều người lựa chọn nhất. Cụ thể, tỷ lệ đất trồng 1:1, tỷ lệ xơ dừa 1/6, tỷ lệ trấu 1/6, tỷ lệ tro 1/6. Sau khi đã phân chia tỷ lệ các thành phần đúng chuẩn thì bạn trộn đều chúng lên với nhau và đem đi trồng cây.
3. Chăm sóc cây cảnh trong quá trình trồngSau khi làm giá thể trồng cây cảnh trong chậu, chuẩn bị đầy đủ chậu và tiền hành trồng cây xong thì việc tiếp theo là tưới nước, chăm sóc thường xuyên. Tuy nhiên, bạn không phải cứ tưới nhiều nước là tốt. Bởi tưới nước quá mức sẽ làm trôi lớp dinh dưỡng trên bề mặt đất, khiến cây cạn kiệt nguồn thức ăn nhanh chóng. Muốn xác định khi nào cần nước, bạn chỉ cần lấy ngón tay ấn vào nền đất, tay khô thì chứng tỏ cây đang cần nước.
Bổ sung chất dinh dưỡng định kỳ trong suốt quá trình trồng và chăm sóc cây là điều vô cùng cần thiết. Bạn có thể dùng phân bón hữu cơ bán sẵn và bón theo hướng dẫn. Trước khi bón cần kiểm tra để đảm bảo chậu cây đang đủ độ ẩm, nhằm giúp phân được hấp thụ nhanh và đồng đều. Lưu ý, chỉ lấy một lượng phân vừa đủ sử dụng trong một lần, không nên cất giữ lại phần thừa. Dùng thùng chứa riêng chỉ để pha trộn phân bón.
Topcachlam
Đăng bởi: Thư Lê
Từ khoá: Cách trộn giá thể trồng cây cảnh đơn giản mà hiệu quả
Cách Trồng Nấm Kim Châm Đơn Giản Hiệu Quả 100% Thành Công
Nấm kim châm (nấm kim chi) là một nguyên liệu rất quen thuộc trong ẩm thực của người châu Á, nấm có màu trắng, mọc thành cụm, hình dạng hơi giống cọng giá đỗ. Phần mũ nấm khi còn non sẽ có hình bán cầu, càng về sau sẽ chuyển sang giống chiếc ô nhỏ.
Cuống nấm kim châm khá mềm, thon dài và sẽ có màu trắng hoặc vàng, phần dưới gốc có màu nâu nhạt, khi nấm tươi phần mũ thường bóng chắc, màu trắng.
Vì nấm kim châm sinh trưởng tốt nhất ở trong môi trường có nhiệt độ từ 5 – 15 độ C nên ở Việt Nam nấm sẽ được sản xuất ở các nhà máy ứng dụng công nghệ Nhật Bản, hoặc có thể trồng sản lượng nhỏ bằng phương pháp thủ công.
Nấm kim châm có vị mềm ngọt, dai giòn thường được sử dụng để ăn kèm với lẩu, nấu canh, chiên xù,…
Một nghiên cứu của đại học quốc gia Singapore (2005) cho rằng trong nấm kim châm có chứa nhiều protein giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Kết quả thử nghiệm trên động vật cho thấy loại nấm này còn có thể làm giảm sự phát triển khối u ở chuột.
Kết quả khảo sát từ năm 1992 đến năm 2002 tại Nhật Bản đã chỉ ra rằng những người ăn nấm kim châm từ 3 lần/tuần trở lên có thang nhiễm ung thư dạ dày giảm 44%, ở mức 0.066. Còn những người không sử dụng hoặc ăn dưới 1 tuần/lần có thang nhiễm là 0.1.
Theo Bác sĩ Nguyễn Thường Hạnh (Giám định viên tại Bệnh viện Ung bướu, TP HCM) cũng cho biết một số lợi ích cho sức khỏe của nấm kim châm như:
Trong báo cáo của một nghiên cứu trên động vật được công bố trên trang BioMed Research International thì nấm kim châm rất giàu các chất chống oxy hóa như quercetin, catechin, axit gallic, axit caffeic. Những chất này sẽ giúp trung hòa các gốc tự do có hại để chống lại bệnh mãn tính.
Trong 125g nấm kim châm chỉ chứ 24 calo nhưng lại chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin B6, B3, B9,… không chỉ giúp bổ sung chất nguồn dinh dưỡng cho cơ thể mà còn bảo vệ hệ tiêu hóa nhờ một chứa một lượng lớn chất xơ.
Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy nhiều bài viết chia sẻ cách tự trồng nấm kim châm tại nhà qua các bước đơn giản như thế này, mình sẽ tóm lược lại:
Cụm/khóm nấm kim châm còn nguyên gốc và trông khỏe mạnh.
Một cái khay nhựa, thùng nhựa, thùng xốp hoặc túi nilon…
Nguyên liệu có thể từ bã mia, xơ dừa, mùn cưa hoặc có thể là bã cà phê…
Nguồn nước tưới tinh khiết hay còn gọi là nước cất hoặc nước máy đã khử clo sau khi để ngoài môi trường ít nhất 48 tiếng
Thực hiện
Tận dụng bã cà phê là đơn giản dễ thực hiện nhưng bã cà phê không được mốc (nếu cần nhiều có thể gom từ từ cho vào hũ rồi để ngăn mát bảo quản). Đổ bã cà phê vào 1/2 khay nhựa nếu cảm thấy khô nên tưới thêm nước nhưng không để nước ứ đọng nhiều.
Cụm nấm ta cắt sát cách gốc khoảng 3 – 4cm là vừa và tách thành các cụm nhỏ hơn, còn phần trên thân ta dùng để chế biến món ăn.
Vùi những cụm gốc nấm dưới lớp bã cà phê rồi sau đó đậy nắp hoặc lấy túi nilon buộc kín miệng khay/hộp. Đừng quên đục một vài lỗ nhỏ để giúp CO2 thoát ra ngoài tránh bị hư nấm.
Sau đó để khay trồng nấm nơi có nhiệt độ từ 13 – 18oC trong phòng tối, mỗi ngày tháo miệng khay để tưới nước 2 -3 lần/ ngày. Trong vòng 1 – 2 tuần nấm sẽ phát triển với thân nấm khoảng 15cm là có thể thu hoạch, và cứ tiếp tục như vậy cho các lần sau với thời gian kéo dài từ 70 – 90 ngày.
Để duy trì được nhiệt độ trong mức 13 – 16oC cho nấm kim châm phát triển là một việc làm rất khó nếu như bạn ở miền Bắc có thể sẽ thực hiện được nhưng thời gian cũng không quá dài, còn nếu bạn ở miền Nam là hoàn toàn không thể.
Môi trường ở phòng điều hòa có thể thực hiện được nhưng đối với gia đình thì khó thực hiện vì chi phí cho tiền điện sẽ hơn tiền nấm rất nhiều hoàn toàn không khả thi. Một cách nữa là cho vào tủ lạnh nhưng cũng tương đối bất cập vì diện tích nhỏ và chăm sóc khó, nhưng mọi người có thể thử.
Cơ chất dinh dưỡng như dùng bã cà phê để nấm phát triển trong 70 – 90 ngày là không thể nếu có thể cũng cực kỳ khó và hiếm.
Nếu trồng dễ dàng như vậy thì nấm kim châm sẽ không còn giá cao hơn so với các loại nấm khác.
Nấm kim châm trồng không khác gì các loại nấm đang được sản xuất phổ biến ở nước ta từ cách sản xuất phôi giống đến quá trình chăm sóc phát triển, chỉ khác là môi trường yêu cầu nhiệt độ thấp khoảng 13 – 16oC.
Nguyên liệu trồng nấm kim châm rất đa dạng có thể dùng vỏ lạc, mùn cưa cao su (hoặc các loại mùn cưa khác không chứa tinh dầu), rơm ra, cùi bắp, bã mía , bông phế liệu…
Cách pha trộn: Mùn cưa 85%, cám gạo 10 – 15%, bột ngô 5 – 7%, bột nhẹ 1%, đường 1%, nước vôi trong (3 -4kg/1000 lít nước). pH 6,5. Lưu ý các loại bột phải có mùi thơm và không được mốc. Trộn đều các nguyên liệu phụ trước rồi hãy rắc đều lên bề mặt mùn cưa, sau đó đảo đều. Nguyên liệu phụ thêm để tăng cường dinh dưỡng cho nấm phát triển như bột ngô hay đường… chúng ta có thể điều chỉnh linh động sao cho phù hợp.
Khi tưới nước phối trộn cần để ý độ ẩm của mùn cưa bằng cách cầm một nắm mùn cưa bóp chặt trong tay nếu mùn tơi ra ngay là phải thêm nước, còn nếu mùn chảy nước ra phải tã khối nguyên liệu ra lại để giảm độ ẩm. Nếu mùn dính thành thành khối và tã nhẽ từ từ sau khi nắm chặt và thả ra như vậy là đạt tùy vào điều kiện môi trường chúng ta có thể điều chỉnh độ ẩm ở nguyên liệu cho phù hợp
Bịch được cho vào nồi hơi để hấp ở nhiệt độ 100oC (hấp cách thủy) có tác dụng tiêu diệt các loại nấm mốc nấm bệnh… đồng thời chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho nấm hấp thụ. Thời gian từ lúc đóng bịch đến khi cho vào nồi hấp càng nhanh càng tốt, vì trong nguyên liệu có nhiều chất dinh dưỡng như cám ngô hay cám gạo dễ làm bịch bị chua. Khoảng 6 – 8 tiếng có thể lấy bịch ra khỏi nồi, khi mở nồi ra sẽ có mùi thơm của các nguyên liệu do đã chín
Chọn những túi giống khỏe mạnh không quá già hay quá non, nhận biết túi giống tơ đã kéo trắng hoàn toàn, túi giống không được có nấm dại, nấm mốc (lưu ý phải để ý kỹ vấn đề này)
Dụng cụ cấy dùng một cái kẹp găp (pank y tế) vệ sinh thật kỹ (bằng cồn hoặc hơ qua lửa cồn). Có 2 loại meo lúa và meo cọng nên linh hoạt sử dụng các công cụ để thuận tiên cho việc cấy giống
Dùng Pank gắp cọng meo cho vào chỗ được khoan sau khi đóng bịch rồi đóng bông lại.
Lưu ý: khi cấy giống phải đợi bịch nguội (vẫn hơi ấm nhẹ là tốt nhất) mới có thể cấy giống.
Thời gian sau khi cấy giống đem đi ủ càng nhanh càng tốt.
Phòng ươm bịch nuôi sợi phải sạch sẽ đã vệ sinh khử trùng, thoáng mát.
Nhiệt độ kéo sợi tốt nhất từ 22 – 26oC
Độ ẩm không khí 80 – 85%
Không cần ánh sáng, để phòng tối
Không được tưới nước trong thời gian này
Hạn chế tác động trực tiếp lên bịch trong thời gian này, dễ làm dập tơ gây ảnh hưởng đến bịch nấm.
Để ý những bịch nấm bị nhiễm bệnh như mốc cam, xanh, đen… cần loại bỏ ngay đưa ra khỏi khu vực nuôi.
Thời gian ươm bịch nuôi bịch từ 30 – 45 ngày tơ sẽ kéo trắng hết bịch
Lưu ý: để có thể ra nấm chúng ta phải tiếp tục nuôi thêm 30 – 35 ngày nữa (khâu này có thể chuyển xuống khâu bên dưới), tổng thời gian là 70 – 80 ngày
Nơi nuôi trồng phải sạch sẽ.
Nhiệt độ yêu cầu: 13 -16oC (đây là điều kiện môi trường sống của nấm kim châm tương đối khác với các loại nấm phổ biến ở nước ta như nấm bào ngư, nấm mộc nhĩ)
Ánh sáng nhẹ phát tán đều
Độ ẩm không khí 85 -95%
Nước tưới sạch nên lọc qua.
Rút bông mở miệng túi và xếp các bịch nấm sát lại nhau trên kệ, đặt bịch nấm thẳng đứng trên các mặt sàn kệ với miệng bịch hướng lên trên (chiều cao mỗi ô kệ cách nhau từ 45 – 50cm tùy theo kích thước bịch nấm)
Sau từ 15 – 20 ngày sẽ thấy các quả thể nấm phát triển li ti, thời điểm này tưới nước phun sương đều đặn 2 – 3 lần/ngày, không tưới trực tiếp lên bịch chỉ tưới xung quanh và nền nhà.
Chân nấm khi đã dài khoảng 15cm kèm theo đó mũ nấm phẳng và có màu sáng hơn thì đây là thời điểm thu hoạch thích hợp. Khi hái dùng tay kéo cả cụm nấm ra, còn bịch phôi để lại vị trí cũ, nấm sẽ tiếp tục ra đề đặn cho các lần tiếp theo trong khoảng 90 ngày.
Tránh hái nấm quá non sẽ làm giảm năng xuất, nếu hái quá già sẽ làm giảm giá trị nấm và giảm năng xuất bịch khi cho ra các đợt tiếp theo, kéo theo thời gian nuôi trồng lâu hơn.
Nấm sau khi hái cần được đóng túi hút chân không và đem bảo quản ở nhiệt độ mát.
Trồng nấm kim châm không khác gì các loại nấm đang được sản xuất phổ biến ở nước ta nhưng môi trường để nấm có thể hình thành quả thể và phát triển lại tương đối trái ngược với khí hậu trong nước. Vì vậy khi trồng loại nấm này cần đầu tư phòng lạnh công nghiệp hiện đại mới có thể để nấm phát triển tốt. Nếu xem xong phần kỹ thuật sản xuất nấm kim châm thì mọi người đã hiểu khi nuôi trồng nấm này tại nhà là không hề đơn giản.
Nấm kim châm không chỉ có thể chế biến đa dạng các món ăn từ chay đến mặn mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nữa. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nấm kim châm cũng như những món ăn có thể chế biến từ loại nấm thơm ngon này.
3 Cách Làm Bánh Bông Lan Mềm Xốp, Thơm Nức Ngay Tại Nhà Đơn Giản
Nguyên liệu chuẩn bị để làm bánh bông lan
70gr bột mì làm bánh
1 bịch sữa tươi không đường
3 quả trứng gà được bảo quản ở nhiệt độ phòng
10gr dầu ăn
1/2 muỗng cà phê muối ăn
100gr đường ( Điều chỉnh theo khẩu vị của bạn)
20gr bột nở
1/2 muỗng cà phê vani hoặc 2 ống nhỏ
1/2 quả chanh
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh bông lan (Nguồn: Internet)
Cách làm bánh bông lan bằng nồi chiên không dầu tại nhà
Bước 1:
Bạn tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng vào hai tô riêng biệt Dùng máy đánh trứng đánh bông lòng trắng cùng đường và một ít muối ăn cho đến khi lòng trắng bông lên như đám mây, mềm và xốp. Sau đó cho lòng đỏ, sữa và vani vào đánh cùng lòng trắng tạo thành hỗn hợp mịn.
Tách lòng đỏ và lòng trắng trứng để chuẩn bị đánh cho bông (Nguồn: Internet)
Bước 2:
Dùng rây để rây bột mì và bột nở vào hỗn hợp trứng rồi trộn đều lại với nhau. Đảm bảo hỗn hợp này không được vón cục mà phải mềm mịn.
Rây bột vào hỗn hợp trứng sao cho thật mịn (Nguồn: Internet)
Bước 3:
Dùng dầu ăn quét một lớp mỏng vào thành và đáy khuôn đựng bánh.
Làm nóng nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 180 độ C trong 10-15 phút. Sau đó cho khuôn đã đổ hỗn hợp bột vào nồi chiên rồi nướng trong 30 phút ở 150 độ C.
Bước 4:
Dùng tăm hoặc vật nhọn nhỏ đâm vào bánh để thử độ chín. Nếu bánh khô, tăm không ướt thì bánh đã đủ chín. Tiếp theo, bạn lấy bánh ra để nguội bớt rồi dùng.
Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện đơn giản
Bước 1:
Tách lòng trắng và lòng đỏ vào hai tô riêng biệt. Cho ít muối, nửa muỗng cà phê nước cốt chanh vào lòng trắng trứng rồi đánh bằng máy đánh trứng. Đến khi thấy trứng bắt đầu nổi bọt thì cho đường từ từ vào đánh. Đánh cho đến khi lòng trắng bông lên như đám mây, mềm mịn là đạt chuẩn.
Đánh lòng trắng cho đến khi tạo thành đám mây (Nguồn: Internet)
Bước 2:
Cho lòng đỏ trứng, vani, sữa tươi và 1/2 muỗng cà phê dầu ăn vào tô. Hỗn hợp này cũng sử dụng máy đánh trứng đánh lên cho thật đều. Tiếp đến cho dùng rây để rây bột mì và bột nở vào hỗn hợp trên rồi trộn đều lại với nhau.
Đánh mịn lòng đỏ và bột làm bánh (Nguồn: Internet)
Bước 3:
Cho ⅓ hỗn hợp lòng trắng trứng vào trộn đều với hỗn hợp bột vừa trộn ở trên rồi đánh nhẹ tay cho đến khi hỗn hợp quyện lại. Sau đó cho phần còn lại của lòng trắng trứng vào đánh tiếp theo chiều kim đồng hồ để được hỗn hợp mềm mịn. Không đánh quá lâu để đảm bảo bột không bị chai và khó nở.
See Also
LifeStyle
Cách Tự Chế Màu Nhuộm Quần Áo Lên Màu Cực ChuẩnTrộn đều hỗn hợp bột với trứng (Nguồn: Internet)
Bước 4: Lót 1 lớp giấy thấm dầu vào nồi cơm, đổ hỗn hợp bột đã đánh phía trên vào nồi. Bật nút và nướng bánh trong khoảng 30-40 phút cho chín.
Bước 5: Sau khi nồi cơm điện bật nút báo chín, bạn dùng một que tăm đâm vào bánh. Nếu tăm không bị ướt thì bánh đã chín. Có thể vớt ra đợi bớt nóng và dùng.
Bánh bông lan được làm từ nồi cơm điện (Nguồn: Internet)
Cách làm bánh bông lan bằng lò nướng đơn giản
Bước 1:
Tách lòng trắng và lòng đỏ vào 2 tô riêng biệt. Cho vào lòng trắng trứng một ít muối, 0.5 muỗng cà phê nước cốt chanh rồi đánh bông lên, khi bắt đầu thấy trứng nổi bọt thì cho đường vào từ từ và tiếp tục đánh cho mềm mịn như đám mây là được.
Tách trứng vào 2 tô riêng biệt để đánh (Nguồn: Internet)
Bước 2:
Lòng đỏ đem đánh lên cùng vani, sữa tươi, nửa muỗng cà phê dầu ăn vào đánh đều. Sau đó dùng rây để rây bột mì và bột nở vào đánh đều cùng lòng đỏ.
Bước 3: Cho hỗn hợp lòng trắng trứng vào hỗn hợp bột bên trên rồi đánh đều theo kim đồng hồ. Không đánh quá lâu, mà thay vào đó chỉ nên đánh cho hỗn hợp trên quyện vào nhau tạo thành hỗn hợp bột mềm mịn và không khô cứng.
Rây bột vào hỗn hợp lòng đỏ rồi đánh lên cho đều (Nguồn: Internet)
Bước 4:
Làm nóng lò nướng trước ở nhiệt độ 180 độ C trong 10 phút. Dùng giấy nến lót dưới đáy và thành khuôn. Sau đó cho hỗn hợp bột vào khuôn và gõ nhẹ cho vỡ tất cả bọt khí trong bột.
Nướng bánh trong 30 phút ở 180 độ C. Sau khi lò nướng báo hiệu hết thời gian. Bạn hãy dùng một que tăm để kiểm tra bánh đã chín chưa. Nếu bánh khô thì đã đạt thì sau đó bạn có thể vớt bánh ra và đợi bớt nóng và dùng.
Bánh bông lan làm bằng lò nướng thơm ngon (Nguồn: Internet)
Đăng bởi: Nguyễn Hữu Khẩn
Từ khoá: 3 Cách Làm Bánh Bông Lan Mềm Xốp, Thơm Nức Ngay Tại Nhà Đơn Giản
Kỹ Thuật Trồng Cây Gừng Gió Đơn Giản Tại Nhà
Trб»“ng cГўy gб»«ng giГі tбєЎi nhГ
1. Chuẩn bị trước khi trồngThời vụ trồng
Trồng cây khoảng từ đầu tháng 1 đến tháng 4 là thời gian thích hợp nhất để trồng cây gừng gió. Sau đó khoảng 5 – 6 tháng, gừng gió sẽ được thu hoạch. Khi thu hoạch bạn chỉ cần cắt vừa đủ số lượng cần dùng, nên để lại 1 ít gừng để tiếp tục tạo giống cho cây phát triển, không nên thu hoạch hết trong 1 lần.
Chuẩn bị đất
Cây gừng gió cần đất tương đối tốt, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất mùn rừng hay đất đồi + xơ dừa + trấu hun (1:1:0,5), không ưa đất cát và đất sét.
Chọn cây giống
Gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn. Chọn củ gừng già (phần thân chính của dánh gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 – 5cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ).
Giống cây bạn cần được xử lý với các loại thuốc để phòng và diệt nấm bệnh. Sau đó tiến hành trồng ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm hoặc có thể ủ giống cho lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về sau.
Bạn nên chọn những củ gừng gió phải có kích thước to hơn gừng thường, cầm chắc tay, ruột màu vàng, mùi thơm ngọt dễ chịu.
2. Cách trồng cây gừng gióTrước tiên bạn xới đất cho tơi xốp, có thể tưới 1 chút nước sạch để tạo độ ẩm giúp công đoạn trồng gừng được diễn ra dễ dàng hơn. Sau khi đào hố bạn tiến hành trồng đặt giống sâu 3 – 5cm lấy đất mịn phủ lên rồi ấn nhẹ tay.
Trồng với mật độ vừa phải, không quá dày cây cách cây 30cm, hàng cách hàng 40cm, luống cách luống khoảng 50cm, bề rộng luống 1 – 2m.
Chăm sóc cây gừng gió
Bạn trồng dưới tán rừng hoặc ngoài trời nhưng cần có lưới che. Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.
Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 – 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm.
Phân bón sử dụng cho 1ha trồng gừng cần 20 tấn phân chuồng và 1 – 1,5 tấn vôi bột, 110N – 30 P2O5 – 100 K2O được chia làm 5 lần bón, như sau:
Bón lót: toàn bộ vôi và 1/5 lượng phân;
Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân
+ Đợt 1 vào 30 ngày sau khi trồng;
+ Bón đợt 2 vào 60 ngày sau khi trồng;
+ Bón đợt 3 vào 90 ngày sau khi trồng;
+ Bón đợt 4 vào 120 ngày sau khi trồng.
Chăm sóc cây gừng gió
Phòng trừ sâu bệnh
Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…
Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 – 2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.
Bệnh cháy lá do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin.
Bệnh thối vàng do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng. Bạn cần xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score…
Thu hoạch cây gừng gió
Khi gừng có lá vàng và khô trên 2/3 số là là có thể thu hoạch gừng. Khi thu hoạch bạn chú ý tránh làm gãy, dập gừng. Kĩ thuật thu tránh gãy là giữ nguyên cả khóm củ gừng bạn cuốc xa gốc 20cm, sau đó nhổ nhẹ để lấy cả khóm củ, tỉa hết đất để có tảng củ của khóm.
Topcachlam
Đăng bởi: Mã Văn Sòng
Từ khoá: Kỹ thuật trồng cây gừng gió đơn giản tại nhà
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trồng Hoa Súng Trong Chậu Kiểng Đơn Giản Cho Bông Nở Quanh Năm trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!