Bạn đang xem bài viết Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Bằng Dầu Dừa được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Công dụng của dầu dừa mang lạiDầu dừa là sản phẩm được chiết xuất từ quả dừa, là một loại dưỡng chất tự nhiên có nhiều công dụng từ nấu ăn, làm đẹp đến chữa bệnh. Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin, nhiều nhất là vitamin E và các chất chống oxy hóa là Phenol, Phytosterol. Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa các axit béo: Axit Lauric, Axit Capric, Axit Caprylic, Axit Caproic có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhờ vậy có thể làm giảm triệu chứng bệnh trĩ, ngăn chặn viêm nhiễm và làm giảm cảm giác khó chịu, đau rát, ngứa hậu môn do bệnh trĩ mang lại.
Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa1. Sử dụng dầu dừa làm thức ăn
Mỗi ngày uống dầu dừa từ 2-3 lần, mỗi lần từ 10-15ml, uống trước khi ăn. Hoặc bạn cũng có thể dùng dầu dừa thay thế dầu ăn để chế biến các món ăn như: chiên, xào,… được coi là cách tốt để tăng sức miễn dịch và ngăn chặn những chuyển biến xấu của bệnh trĩ.
2. Bôi dầu dừa trực tiếp lên búi trĩ
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô, sau đó dùng một miếng bông hoặc vải sạch thấm dầu dừa sao đó thoa lên búi trĩ hoặc vùng bị trĩ sẽ giúp làm giảm cơn đau thắt do trĩ gây ra. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2-3 lần, kiên trì trong một thời gian ngắn bạn sẽ thấy bệnh tình được cải thiện đáng kể. Cách này hiệu quả hơn cho những bệnh nhân bị bệnh trĩ ngoại.
3. Làm dạng thuốc đặt trị bệnh trĩ
Dùng khay nước đá nhỏ có thể điều chỉnh kích cỡ để phù hợp với kích thước của viên thuốc đặt chữa trĩ. Sau đó, đổ dầu dừa nguyên chất vào rồi để trong tủ lạnh khoảng 1-2 h là dùng được. Cách này phù hợp cho bệnh nhân bị trĩ nội. Cách dùng như sau:
Sau khi đã vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, bạn lấy viên đá dầu dừa ra và đặt ngay vào hậu môn (tương tự như cách sử dụng thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ). Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà số lần đặt thuốc được sử dụng linh hoạt:
Với bệnh trĩ nội độ 2 trở xuống: dùng mỗi ngày 1 lần, tốt nhất là trước khi đi ngủ.
Với bệnh trị nội độ 3 trở lên: dùng mỗi ngày từ 2-3 lần, trước khi đi ngủ và đặt sau khi đi đại tiện. Hay có thể dùng ngay khi hậu môn sưng đau.
Bên cạnh việc kiên trì thực hiện dùng dầu dừa để chữa bệnh trĩ thì người bệnh cũng nên chú ý hơn đến việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, tăng cường vận động, thư giãn tinh thần thoải mái,… để kết quả mang lại tốt nhất. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp người bị trĩ ở cấp độ nhẹ, còn đồi với những trường hợp trĩ nặng thì tuyệt đối không nên sử dụng mà nên đến các sở y tế uy tín để khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtDùng Dầu Mù U Chữa Trĩ Có Hiệu Quả Không Và Cần Lưu Ý Gì?
Dầu mù u chữa trĩ có hiệu quả không?
Cây mù u tên khoa học Calophyllum inophyllum là loài cây ưa mặn và ưu đất cát, mọc phổ biến ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Dầu mù u được chiết xuất bằng cách phơi khô vỏ cây và quả mù u rồi thực hiện ép lạnh để lấy tinh dầu mù u. Đây là phần chứa được các chất quý trong cây mù u và tiện lợi cho việc sử dụng. Dầu mù u nguyên chất thường đặc, có mùi thơm, vị mặn đắng, tính lạnh, thường có màu xanh lá cây hoặc màu vàng nhạt.
Trong dầu mù u có chứa các chất có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả như:
Ba nhóm lipid căn bản gồm lipid trung tính, glycolipid và phospholipid
Axit béo Calophyllic.
Kháng sinh tự nhiên lactone và chất kháng viêm không steroid tự nhiên được gọi là hợp chất calophyllolide.
Trĩ là bệnh lí vùng hậu môn trực tràng, xảy ra khi các đám rối tĩnh mạch trĩ phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn tới bị giãn quá mức và sưng phồng lên. Người bị trĩ thường gặp các triệu chứng như sưng phồng búi trĩ, viêm chảy máu búi trĩ, ngứa rát vùng hậu môn và sa búi trĩ.
Khi điều trị bệnh trĩ, các sản phẩm có khả năng diệt khuẩn, chống viêm và giảm sưng sẽ được ưu tiên lựa chọn. Vậy nên, dầu mù u với đặc tính kháng sinh, chống viêm được nhiều người áp dụng để làm lành nhanh các vết rách chảy máu búi trĩ, diệt khuẩn giảm tình trạng bị trĩ ngứa hậu môn, viêm sưng búi trĩ giúp người bệnh dễ chịu hơn.
Qua nhiều năm lưu truyền trong dân gian, dùng dầu mù u chữa trĩ đã được nhiều người bệnh công nhận hiệu quả, độ an toàn và truyền tai nhau nên áp dụng.
Ưu nhược điểm khi dùng dầu mù u chữa bệnh trĩ
Mỗi phương pháp điều trị bệnh đều có những ưu nhược điểm riêng mà bạn cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.
Ưu điểm
Dùng dầu mù u để chữa bệnh trĩ có những ưu điểm như sau:
An toàn: dầu mù u được chiết xuất hoàn toàn từ cây mù u là thảo dược thiên nhiên, rất an toàn và lành tính, đồng thời cách sử dụng dầu mù u để trị bệnh trĩ tạo ra tác dụng tại chỗ, không ảnh hưởng đến toàn cơ thể người sử dụng.
Hiệu quả: dầu mù u đã được nghiên cứu có chứa chất kháng sinh và chống viêm tự nhiên, hiệu quả trị bệnh trĩ cũng đã được nhiều người bệnh công nhận.
Cách thực hiện đơn giản: cách dùng dầu mù u để trị bệnh trĩ thường rất đơn giản, dễ thực hiện, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà.
Tiết kiệm: hiện nay bạn có thể dễ dàng mua được dầu mù u ở các hiệu thuốc, mức giá có thể dao động từ 100.000 đồng – 150.000 đồng đối với một lọ dầu 50ml, mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần dùng vài giọt tinh dầu.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm, chữa bệnh trĩ bằng dầu mù u vẫn tồn tại các nhược điểm mà bạn cần lưu ý như:
Chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng của bệnh trĩ: dầu mù u chỉ hỗ trợ làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ, giúp người bệnh dễ chịu hơn, không có tác dụng giúp teo búi trĩ hay hạn chế nguy cơ bệnh nặng hơn.
Hiệu quả ít với các trường hợp trĩ nặng: dầu mù u thể hiện hiệu quả tốt với các trường hợp bệnh nhẹ, đối với trường hợp bệnh nặng, búi trĩ quá to, thường xuyên bị chảy máu, sưng viêm gây đau ngứa, dầu mù u cho thấy hiệu quả không lớn. Đồng thời hiệu quả của phương pháp này cũng khác nhau tùy từng cơ địa của người bệnh.
Có thể gây kích ứng: dầu mù u có thể gây kích ứng, nổi mẩn, ngứa khi dùng cho các vùng da nhạy cảm.
Hiện nay chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả của dầu mù u đối với bệnh trĩ, đây chỉ là phương pháp dân gian truyền miệng nên mọi người cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng.
Cách chữa bệnh trĩ bằng dầu mù u
Dầu mù u có thể được dùng như một phương pháp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng cho người bệnh trĩ. Do đó, người bệnh có thể sử dụng dầu mù u đơn giản theo các cách sau:
Bôi trực tiếp dầu mù u vào hậu môn để chữa trĩ
Dầu mù u an toàn và lành tính nên người bệnh có thể bôi trực tiếp vào vùng hậu môn búi trĩ. Cách thực hiện này sẽ phù hợp hơn với những người bị trĩ ngoại, có những vết viêm loét tại búi trĩ hoặc có vết nứt rách hậu môn.
Bạn có thể tự làm tinh dầu mù u từ cách ép quả, vỏ cây mù u, hoặc có thể mua tinh dầu tại các hiệu thuốc. Khi áp dụng phương pháp bôi trực tiếp dầu mù u vào hậu môn, bạn nên đeo găng tay y tế trước khi thực hiện để đảm bảo vệ sinh, tránh đưa các vi khuẩn từ tay mình vào vết thương tại hậu môn.
Cách thực hiện:
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, sau đó dùng khăn lau khô.
Đeo găng tay y tế, lấy một lượng tinh dầu mù u vừa đủ bôi lên vùng hậu môn búi trĩ.
Đợi khoảng 15 phút cho dầu mù u thấm thì mặc quần áo.
Bạn nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ, đây là lúc cơ thể được nghỉ ngơi và vùng hậu môn ít chịu áp lực nên việc điều trị sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Xông hơi hậu môn bằng dầu mù u
Ngoài cách bôi trực tiếp dầu mù u vào vùng hậu môn, bạn còn có thể xông hơi hậu môn bằng tinh dầu mù u để trị bệnh trĩ. Khi xông hơi, các hoạt chất kháng sinh chống viêm trong tình dầu mù u sẽ theo hơi nước ấm thẩm thấu vào vùng hậu môn và búi trĩ để tạo ra tác dụng, đồng thời hơi nóng cũng là có công dụng giúp các mạch máu được lưu thông, giảm áp lực trong tĩnh mạch trĩ, giúp người bệnh thư giãn.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị một cái bô sạch, 500ml nước nóng và dầu mù u.
Cho nước nóng vào trong bô và nhỏ vài giọt dầu mù u vào.
Ngồi luôn lên bô để xông hơi vùng hậu môn và búi trĩ.
Nên ngồi khoảng 15 phút, ngay khi nước còn nóng và bốc hơi nhiều để tinh dầu mù u thẩm thấu được nhiều vào búi trĩ, chú ý khoảng cách từ hậu môn tới mặt nước để tránh bị bỏng. Bạn có thể thực hiện 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Lưu ý khi dùng dầu mù u chữa trĩ
Để sử dụng dầu mù u chữa trĩ hiệu quả cũng như hạn chế các ảnh hưởng xấu tới cơ thể, bạn cần lưu ý các điều sau:
Lưu ý và thận trọng khi sử dụng dầu mù u
Để tránh nguy cơ gây kích ứng của dầu mù u và đảm bảo hiệu quả của dầu bạn cần lưu ý các điều sau:
Trước khi bắt đầu sử dụng dầu mù u chữa trĩ, bạn nên thoa thử một ít dầu lên bàn tay rồi chờ trong khoảng 30 phút, nếu không có hiện tượng kích ứng nổi mẩn ngứa thì bạn có thể bắt đầu sử dụng để trị bệnh trĩ.
Tránh để dầu vương vào mắt do có thể gây kích ứng.
Đối với trẻ em và phụ nữ có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Không sử dụng dầu mù u thay cho các chỉ định điều trị hoặc các thuốc chữa bệnh trĩ mà bác sĩ đã khuyên dùng.
Không nên lạm dụng dầu mù u do nó chỉ có tác dụng làm giảm một số triệu chứng mà người bệnh gặp phải không có tác dụng điều trị khỏi bệnh trĩ.
Dầu mù u có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài để thấy rõ được hiệu quả, đồng thời hiệu quả của phương pháp này cũng tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện hậu môn bị nổi mẩn, ngứa rát hơn bình thường thì nên dừng áp dụng phương pháp này, và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Lưu ý chế độ ăn uống và sinh hoạt
Kết hợp cùng với sử dụng dầu mù u, người bệnh trĩ cần chú ý hơn đến chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp thì việc dùng dầu mù u chữa trĩ mới thực sự cho thấy hiệu quả mong đợi.
Lưu ý chế độ ăn uống:
Uống nhiều nước: người bệnh trĩ nên uống đủ 1,5 đến 2,5 lít nước mỗi ngày nhằm thúc đẩy nhu động ruột, làm mềm phân hạn chế nguy cơ táo bón, hỗ trợ giảm áp lực lên búi trĩ, tránh sưng đau và sa búi trĩ. Bạn có thể kết hợp sử dụng các loại nước ép trái cây như nước việt quất, mâm xôi, nước nho, lựu, lê,… để cung cấp nước cùng các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: giúp cơ thể dự trữ một lượng nước đáng kể trong ruột, giúp làm mềm phân, tăng chất bã trong phân, nhuận tràng hạn chế táo bón. Vậy nên rau xanh là không thể thiếu trong chế độ ăn của người bệnh trĩ.
Bổ sung thực phẩm giàu magie: nhằm hỗ trợ thúc đẩy nhu động ruột, giúp người bệnh trĩ nhuận tràng dễ đại tiện, cải thiện rõ ràng tình trạng táo bón. Các loại thức ăn giàu magie bạn có thể lựa chọn như: rau ngót, rau đay, khoai lang, đu đủ, cá bơn, bột yến mạch, hạt điều sấy, chuối khoai, mật ong,đậu nành,…
Bổ sung thực phẩm giàu sắt: người bệnh trĩ có thể gặp tình trạng chảy máu búi trĩ thường xuyên, tùy theo mức độ bệnh mà lượng máu có thể nhiều hay ít, lâu dần dẫn tới thiếu máu. Bổ sung sắt rất tốt cho quá trình tạo máu mà người bệnh trĩ cần lưu ý. Thực phẩm nhiều sắt bạn có thể lựa chọn như: gan gà, cua hấp, rau lá xanh, rau dền, lòng đỏ trứng, cá ngừ, bông cải xanh, rau cần, dưa hấu, mận khô, mơ khô, hạt điều.
Chế độ sinh hoạt người bệnh cần lưu ý:
Luyện tập thể thao: rèn luyện vận động thường xuyên nhẹ nhàng khoảng 30 phút một ngày giúp làm giảm áp lực lên khung chậu, tăng trương lực cơ vùng hạ vị, thúc đẩy lưu thông máu hỗ trợ giảm kích thước búi trĩ.
Đi đại tiện đúng cách: xây dựng thói quen đi đại tiện đúng giờ, không ngồi đại tiện quá lâu và nên có thêm một chiếc ghế nhỏ kê chân khi đi đại tiện để tạo tư thế đúng.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: nên sử dụng nước để rửa sau khi đại tiện, không nên dùng giấy lau chùi có thể làm tổn thương búi trĩ và không vệ sinh được sạch vùng hậu môn.
Cotripro Gel giúp co búi trĩ, giảm nhanh các triệu chứng bệnh trĩ
Người bệnh trĩ có lẽ luôn muốn tìm kiếm một sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược an toàn lành tính, nhưng lại nhanh chóng đem lại hiệu quả làm giảm các triệu chứng sưng viêm, chảy máu búi trĩ, giúp làm co búi trĩ hiệu quả. Nếu vậy, bạn chắc chắn không thể bỏ qua kem bôi trĩ Cotripro Gel.
Cotripro gel bôi trĩ với các thành phần thảo dược giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau rát, sưng viêm và chảy máu nhanh chóng chỉ sau 3-5 ngày sử dụng, khi dùng đủ liệu trình 3-5 típ bạn sẽ thấy rõ được hiệu quả búi trĩ co dần lên.
Trong Cotripro Gel chứa thành phần thảo dược tự nhiên như:
Cao cúc tần giúp chống viêm, bảo vệ búi trĩ khỏi vi khuẩn gây viêm ngứa, nhiễm trùng.
Tinh chất Nghệ tươi kết hợp Cao lá lốt giúp tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết thương hở.
Hoạt chất Sesquiterpen trong Ngải cứu giúp co mạch từ đó làm săn se búi trĩ. Kết hợp cùng lá Sung làm ngăn chặn các tĩnh mạch giãn ra quá mức từ đó ngăn ngừa bệnh trĩ tái phát hiệu quả.
Đặc biệt hệ Gel Polycrylate crosspolymer giúp các hoạt chất giải phóng nhanh và thấm sâu để tăng hiệu quả.
Sản phẩm là dạng gel bôi trực tiếp vào búi trĩ với tính thẩm thấu nhanh đồng thời không gây tác dụng phụ nên rất an toàn, đây cũng là một trong số ít những sản phẩm dùng được cho cả phụ nữ co thai và người đang cho con bú.
Lời kết:
Dùng dầu mù u chữa trĩ là một phương pháp đã được nhiều người sử dụng có hiệu quả, tuy nhiên bạn nên cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm của phương pháp trước khi sử dụng, đồng thời có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm được phương pháp chữa bệnh trĩ phù hợp với bản thân nhất.
Cách Làm Se Khít Lỗ Chân Lông Bằng Dầu Dừa Hiệu Quả Không Gì Bằng
Lỗ chân lông to do đâu?
Lỗ chân lông to thường do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Vệ sinh da mặt chưa đúng cách.
Do thiếu nước, khiến các tế bào biểu bì teo lại, khiến lỗ chân lông xuất hiện rõ hơn.
Do xông hơi quá nóng và nhiều lần khiến cho lỗ chân lông ngày 1 to ra.
Do di truyền.
Do chế độ ăn uống không khoa học, mệt mỏi, stress, nghỉ ngơi không đủ, trang điểm nhiều…
Hướng dẫn các cách làm se khít lỗ chân lông bằng dầu dừa nguyên chất
Trước khi bắt tay vào tìm hiểu các công thức, chúng ta cần điểm qua các câu hỏi về dầu dừa.
Vì sao dầu dừa có thể thu nhỏ lỗ chân lông?Nếu so với các dòng kem cao cấp cho lỗ chân lông to hiện có, tinh dầu dừa được đánh giá cao! Công thức này thậm chí còn có thể áp dụng cho làn da nhạy cảm.
Lỗ chân lông to do các chất bụi bẩn, chất nhờn trên da và vi khuẩn tích tụ lại, gây tắt nghẽn lỗ chân lông, gây ra mụn. Do đó, bạn có thể sử dụng dầu dừa như 1 loại kem dưỡng ẩm da mặt, giúp tăng độ dàn hồi và se nhỏ lỗ chân lông.
Tinh dầu dừa chứa rất nhiều hợp chất hỗ trợ làm sạch lỗ chân lông. Các chất béo trong dầu dừa tốt gấp 15 lần so với benzoyl peroxide, giúp giảm đau, chữa lành vết loét do mụn.
Axit Ferulic trong dầu dừa còn tốt hơn cả vitamin E, giúp giảm nám trên da, ngăn ngừa lão hóa và nhanh chóng phục hồi hư tổn do ảnh hưởng của tia nắng UV.
Dùng dầu dừa nguyên chất se khít lỗ chân lôngTừ lâu người ta đã sử dụng dầu dừa như 1 loại nước tẩy trang để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên da. Nhờ đó, giúp làn da trắng sáng hơn. Để biết rõ hơn hãy xem bài viết tẩy trang bằng dầu dừa như thế nào.
Công thức này khá đơn giản thôi. Chỉ cần bạn lấy bông gòn hay bông tẩy trang, thấm vào dầu dừa nguyên chất, thoa đều lên vùng da mặt, kết hợp massage nhẹ để dưỡng chất thẩm thấu sâu.
Sau khoảng 15 phút thì rửa sạch bằng nước ấm.
Thực hiện 2-3 lần/tuần.
Mặt nạ dầu dừa, nước cốt chanhNước cốt chanh có chứa axit và vitamin C, giúp giảm mờ thâm nám, làm sáng trắng da.
Chỉ cần trộn 2 muỗng cà phê dầu dừa với 1/2 muỗng nước cốt chanh.
Thoa lên mặt, massage nhẹ nhàng. Thư giãn trong 10 phút rồi rửa sạch bằng nước mát.
Chỉ nên áp dụng 2-3 lần/tuần.
Sử dụng kết hợp với xông hơiXông hơi khi kết hợp với dầu dừa sẽ gia tăng độ hiệu quả, giúp máu lưu thông tốt hơn.
Bước 2: Dùng 1 tô nước đun sôi xông hơi mặt trong 10 phút.
Bước 3: Xông hơi xong thì dùng khăn sạch lâu hết phần dầu dừa. Rửa mặt thật sạch bằng nước mát và dùng kem dưỡng ẩm thoa lên.
Chú ý, các phương pháp thu nhỏ lỗ chân lông to này chỉ có tác dụng tạm thời chứ không triệt để, ngoài ra, bạn cần sự kiên trì và nhẫn nại. Trong quá trình điều trị, bạn nên chú ý hạn chế đi ra ngoài nắng nếu chưa che chắn kỹ và dùng kem chống nắng phù hợp.
Đó là tất cả những gì chúng tôi muốn chia sẻ!
3 Cách Dưỡng Tóc Bằng Dầu Dừa Cực Đơn Giản Và Hiệu Quả
Những tác dụng mà chúng mang lại đối với mái tóc của bạn:
– Kích thích sự phát triển của tóc, giúp tóc nhanh dài.
– Nuôi dưỡng mái tóc mềm mượt
– Dưỡng ẩm mái tóc, ngăn ngừa tóc khô và chẻ ngọn.
– Hiệu quả như kem chống nắng, tạo lớp màng bảo vệ tóc trước tác hại của môi trường
– Trị gàu, giảm bớt triệu chứng ngứa, hay bong vảy da dầu.
Dưỡng tóc với dầu dừa cho mái tóc bị gàuTrong dầu dừa chứa gần đến 50% Acid Lauric – một thành phần kháng sinh tự nhiên, cùng 10% Caprylic, chúng có tính chất diệt khuẩn tốt, cộng thêm thành phần dưỡng ẩm cao thì đây sẽ là một trong những phương pháp trị gàu tự nhiên tốt nhất.
Tùy theo độ dài và dày của mái tóc, bạn sử dụng ¼ đến ½ chén dầu dừa massage cho da đầu. Bạn sử dụng các đầu ngón tay massage đầu thư giãn nhẹ nhàng trong 30 phút rồi xả thật sạch tóc.
Dưỡng tóc với dầu dừa cho mái tóc hư tổn, dễ gãy rụngĐối với các mái tóc đã trải qua các phương pháp làm đẹp từ hóa chất như uốn nhuộm rất dễ bị gãy rụng, hư tổn. Nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ nay đã có cách giải quyết khi bạn áp dụng ngay công thức mặt nạ tóc này.
Bạn chỉ việc chuẩn bị:
– ½ muỗng canh dầu dừa
– ½ thìa cà phê mật ong
– ½ quả chanh
Bạn cho cả 3 nguyên liệu như trên vào trộn đều, thoa nhẹ hỗn hợp mặt nạ này lên tóc, kết hợp cùng massage nhẹ nhàng. Sử dụng mũ trùm tóc hoặc có thể sử dụng màng bọc thực phẩm quấn chặt tóc và ủ trong khoảng 20 phút rồi xả lại sạch với nước.
Dưỡng tóc với dầu dừa cho mái tóc bị hói, thưa tóc.Công dụng của dầu dừa mà khá nhiều chị em hoặc ngay cả đấng mày râu cũng có thể áp dụng đó chính là kích thích mọc tóc, giúp tóc mọc dày, óng mượt hơn rõ rệt.
Bạn chỉ việc thoa nhẹ dầu dừa lên tóc, chú ý massage nhẹ ở cả phần chân tóc. Sau đó dùng khăn quấn ủ tóc trong khoảng 30 phút mỗi ngày rồi xả lại với nước.
Bạn kiên trì áp dụng chúng đều đặn mỗi ngày, tóc không chỉ dày lên, mà còn lại óng mượt mà không cần phải sử dụng nhiều hóa chất kích mọc tóc khác.
Dầu dừa còn có một tác dụng nữa là giúp tóc vô nếp “chuẩn” hơn và hoàn thiện kiểu tóc đẹp của bạn. Nếu bạn đang sở hữu mái tóc duỗi hoặc uốn, thì trước khi sấy tóc bạn nên xịt một ít dầu dừa vào tóc để tóc không bị khô, rối.
Sau khi mái tóc đã khô và vào nếp theo ý muốn, bạn hãy xịt dưỡng tóc, chúng sẽ khiến cho mái tóc bạn như vừa đi hấp dầu về, tạo độ óng mượt, bồng bềnh hơn.
Chữa Bệnh Quai Bị Bằng Phương Pháp Dân Gian
Chữa bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian
1. Thuốc uống
Bài 1. Huyền sâm 15 g, hạ khô thảo 6 g, bản lam căn 12 g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2. Vỏ cây gạo 40 g, cạo bỏ vỏ giấy bên ngoài, thái lát mỏng, sao vàng, sắc uống ngày 1 thang.
Bài 3. Củ sắn dây 16 g, bạc hà 6 g, cúc tần sao 10 g, thăng ma 10 g, thạch cao sống 10 g, cam thảo 6 g, hoa cúc 15 g, hoàng cầm (nam) sắc uống ngày một thang.
Bài 4. Quả ké 12 g, sài đất 12 g, khổ sâm 12g, bồ công anh 12 g, hạ khô thảo nam 15g, kim ngân hoa 12g, sắc với 3 bát nước lấy nửa bát, uống mỗi ngày 2 lần.
Bài 5. Hạ khô thảo 20 g, cây mũi mác 30 g, kim ngân 20 g sắc uống trong ngày.
Bài 6. Rễ cây rẻ quạt tươi (xạ can) 9-15g, sắc uống ngày một thang chia hai lần.
Bài 7. Chua me đất hoa vàng 30g, sắc uống ngày một thang.
Bài 8. Rễ chàm mèo sao vàng 10g, sắc ngày một thang, chia uống vài lần trong ngày.
Bài 9. Trường hợp sốt cao, mệt mỏi, chán ăn: Thổ linh 20 g, sài đất, ngân hoa, thương nhĩ, đinh lăng, hương nhu mỗi thứ 16 g, mã đề 12 g sắc uống ngày 1 thang.
Bài 10. Khi bị biến chứng viêm tinh hoàn: Lệ chi 20 g, thương nhĩ, ngân hoa, hoàng bá, hạ khô thảo, thổ linh, sài đất, đinh lăng, cối xay mỗi thứ 16 g, cam thảo 10 g sắc uống ngày 1 thang. Cho bệnh nhân nằm nghỉ, tránh vận động.
2. Thuốc bôi ngoài da
Bài 1: Bột mì 8g, hạt tiêu 1g, trộn hai thứ này với nước ấm thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần.
Bài 2: Lấy 4 – 5 hạt gấc đốt thành than hoặc nhân hạt gấc giã nát, giấm thanh 5ml, tinh cối đá (đã vô trùng) 6-10g. Trộn đều tất cả lại với nhau rồi bôi vào chỗ viêm sưng, mỗi ngày 4-5 lần.
Bài 3: 2 – 3 nhân hạt gấc, rượu trắng hoặc giấm thanh 10ml, đem hạt gấc mài vào giấm hay rượu bôi nhiều lần vào chỗ sưng đau.
Bài 4: Đậu xanh, thiên hoa phấn lấy lượng bằng nhau đem đi tán bột, hòa với nước sôi để nguội thành dạng hồ lỏng rồi bôi lên nơi sưng, mỗi ngày 3-4 lần.
Bài 5: Hạt xích tiểu đậu khoảng 50-70 hạt dem đi tán vụn sau đó đem trộn với nước ấm hoặc lòng trắng trứng gà hoặc mật ong (lượng vừa đủ) thành dạng hồ rồi bôi đắp lên nơi sưng, mỗi ngày thay thuốc một lần, thường sau một lần tại chỗ đã bớt sưng đau.
Bài 6: Lấy vừa đủ hạt cam thảo dây đem tán bột, trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc một lần. Đã có công trình nghiên cứu điều trị trên 485 ca đều đạt kết quả tốt, trong đó có 402 ca đạt hiệu quả ngay từ lần đầu.
Bài 7: Dùng nước cốt lá muồng trâu trộn với thuốc lào bôi vào tổn thương nhiều lần trong ngày.
Bài 8: Lấy 3-4 hạt gấc đem đốt thành than, quai bị cói hoặc chiếu rách một nhúm (chừng 5g) cũng đem đốt thành than. Đem hai thứ trộn đều lại với nhau rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ viêm sưng.
Bài 9: Lấy giấm chua để lâu ngày và lượng tỏi vừa đủ. Đem tỏi giã nát trộn với giấm rồi bôi lên tổn thương, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 10: 30g xích tiểu đậu, 15g đại hoàng, 30g thanh đại. Tất cả đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 5g trộn với lòng trắng trứng gà rồi bôi lên nơi sưng đau nhiều lần trong ngày.
3. Thước đắp hoặc dán
Bài 1: Lấy lá cà độc dược, lá na và lá gấc đem đi rửa sạch sau đó giã nát rồi đắp vào nơi sưng đau.
Bài 2: Hạt gấc đem đốt cháy rồi tán bột, sau đó đem trộn với mủ cây duối sao cho thành hỗn hợp đặc, dùng bông sạch bôi lên giấy và dán vào chỗ sưng đau.
Bài 3: Tìm 2-3 con giun đất, cho vào cốc, cho thêm một ít đường trắng vào rồi khuấy đều, sau khoảng 30 phút, các bạn dùng bông sạch thấm chất dịch do giun tiết ra rồi bôi đắp lên nơi sưng đau, mỗi ngày 2-3 lần.
Bài 4: Bắt 1 con cóc, đem rửa sạch, chặt bỏ đầu từ phía dưới hai u to, lột lấy da và dùng kéo cắt thành những miếng như cao dán rồi dán lên nơi sưng, sau chừng 8 giờ thì thay miếng khác, thường sau 3 ngày thì khỏi.
4. Chữa bệnh bằng những món ăn
Bài 1: Đem 30g đậu xanh còn vỏ đem ninh cho nhừ rồi cho 3 cây cải trắng vào nấu chín, chia ăn 2 lần trong ngày, dùng liên tục trong 3-5 ngày.
Bài 2: Ninh nhừ hai loại đậu gồm đậu xanh 100g, đậu tương 50g sau đó cho 30g đường vào quấy đều, chia ăn 2-3 lần trong ngày.
Bài 3: Lấy 10g hoa kinh giới, 10g bạc hà đem sắc lấy nước rồi đem nấu với 50g gạo tẻ thành cháo, ăn trong ngày.
Bài 4: Khổ qua (mướp đắng) 100g bỏ ruột đem thái miếng rồi chế thành các món ăn, ăn trong vài ngày.
Hiện nay, bệnh quai bị có nhiều cách để điều trị, tuy nhiên nhiều người vẫn chọn cách chữa bệnh bằng những bài thuốc dân gian vì nhìn chung những nguyên liệu đều rất đơn giản, dễ kiếm và dễ sử dụng. Khi ứng dụng có thể áp dụng việc dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc đắp hay đồng thời có thể kết hợp ăn những món ăn để tăng thêm hiệu quả trong viẹc điều trị. Trong điều kiện hiện nay, một số bài thuốc không còn thích hợp nên ít được sử dụng. Song, không vì thế mà chúng ta lãng quên một khi chúng ta thực sự trân trọng những di sản quý báu mà tiền nhân đã để lại.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtCách Chữa Hóc Xương Cá Cho Trẻ Em Hiệu Quả
Hướng dẫn cách chữa hóc xương cá đơn giản tại nhà
1. Nuốt cơm
Đây là một cách chữa hóc xương mà nhiều người thường làm cũng khá hiệu quả cho một số trường hợp. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp cơm bị rơi xuống động mạch còn gây hậu quả nguy hiểm hơn. Nếu bạn cảm thấy mình bị hóc xương khá nặng thì không nên dùng cách này.
2. Nuốt vỏ cam
Cách này rất dễ thực hiện. Bạn hãy lấy một miếng vỏ cam nhỏ ngậm trong miệng một lúc rồi nuốt miếng vỏ cam này. Xương cá sẽ bị mềm và tan vào nước bọt.
3. Ngậm vitamin C
Khi bị hóc xương bạn có thể ngậm một viên vitamin C, vitamin C sẽ làm cho xương cá mềm chỉ trong vài phút, sau đó bạn có thể uống một cốc nước để xương trôi xuống cổ, bạn sẽ không còn cảm giác đau nữa.
4. Uống nước quả trám
Nước cốt quả trám có thể làm tiêu bớt xương cá, khi bị hóc xương cá bạn có thể mài quả trám để lấy nước uống. Cách này sẽ giúp xương cá tan ra nhanh chóng, tuy nhiên chỉ có thể áp dụng với những loại xương cá nhỏ.
5. Nhét tỏi vào lỗ mũi
6. Ăn chuối
Cách này cũng thông dụng dễ làm, cắn miếng chuối và ngậm trong miệng. Sau đó vài phút khi miếng chuối đã ướt và mềm, hãy cho trẻ nuốt. Đây là cách đơn giản hệt như một chất bôi trơn giúp cuốn trôi xương trong họng bé.
7. Bánh vì với nước
Một trong những cách trị hóc xương gia truyền đạt hiệu quả tốt nhất chính là dùng bánh mì nhúng nước. Khi bị hóc xương, bạn hãy ngâm miếng bánh mì vào cốc nước khoảng 1 phút rồi cắn một miếng lớn và nuốt nó. Khi đó, trọng lượng của bánh mì sẽ đè lên xương cá và đẩy nó xuống dạ dày của bạn.
8. Soda
Một nghiên cứu của các sinh viên ngành y về cách chữa hóc xương hay những thức ăn khác mắc lại trong cổ họng là họ dùng coca cola và các thức uống có ga khác để điều trị. Khi các loại thức uống này đi vào dạ dày nó sẽ kích thích dạ dày giải phóng khí ra bên ngoài. Các khí này có tác dụng giúp phân hủy xương và tạo ra áp lực để khiến nó bị bong tróc.
9. Dùng dầu oliu
Trong trường hợp bạn bị hóc xương thì dầu oliu có tác dụng như một chất bôi trơn tự nhiên. Để xử lý tình trạng hóc xương cá trong cổ họng thì bạn hãy thử nuốt từ 1-2 muỗng canh dầu oliu. Khi đó, dầu oliu sẽ bao phủ lên lớp niêm mạc cổ họng và xương của bạn giúp bạn dễ dàng nuốt nó hoặc ho ra ngoài.
10. Kẹo xốp bông gòn Marshmallows
Cách này nghe có vẻ hơi kỳ lạ nhưng nó mang lại hiệu quả rất tốt trong việc lấy xương ra khỏi cổ họng của bạn. Khi bị hóc xương, bạn hãy nhai một lượng kẹo dẻo vừa đủ lớn để làm mềm sau đó nuốt chửng vào cổ họng. Những chất dính và đường có trong kẹo dẻo sẽ bám vào xương và kéo nó xuống dạ dày. Những loại kẹo này có thể mua ở các siêu thị trên toàn quốc.
Cách xử lý khi trẻ bị hóc xương
Trong khi ăn trẻ có bị hóc xương thì phụ huynh cần bình tĩnh và có các bước xử lý kịp thời cho trẻ như sau:
– Bước 1: Ngừng cho bé ăn rồi trấn an tinh thần của bé. Bởi vì trẻ nhỏ khi bị hóc xương thường có dấu hiệu quấy khóc nếu không dỗ bé nín thì xương sẽ càng đâm sâu hơn.
– Bước 2: Yêu cầu bé hả miệng rồi dùng đèn pin soi kiểm tra cổ họng bé. Nếu thấy xương mắc ngay cổ họng thì hãy dùng kẹp y tế cẩn thận lấy xương ra. Trong quá trình lấy xương cần được thực hiện nhẹ nhàng và đừng quên trấn an tinh thần để bé không ngọ nguậy gây tổn thương vùng họng của bé.
– Bước 3: Cho bé uống vài ngụm nước, nếu không còn dấu hiệu đau đớn nghĩa là xương đã hết hóc. Những bé đã biết nói thì sau khi cho bé uống nước hãy hỏi xem bé còn đau không.
– Bước 4: Nếu không thấy xương cá nằm ở cổ họng mà bé vẫn đau đơn, la khóc thì bố mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời xử lý. Có thể xương đã đi sâu xuống thực quản mà bạn không nhìn thấy được.
Những điều bạn cần chú ý khi bị hóc xương cá
– Thật bình tĩnh để xử lý vấn đề hóc xương
– Không dùng tay móc họng lấy xương có thể tổn thương thực quản, rách, thủng thực quản.
– Không nuốt cục cơm to dễ nghẹn.
– Không khạc nhổ mạnh làm đơn hơn và ảnh hưởng đến thực quản.
– Tình trạng nghiêm trọng bạn phải đến bác sỹ để gắp xương ra ngoài.
Phòng hóc xương cá cho trẻ
Khi chế biến nên tránh tình trạng chặt thịt lẫn xương. Các mẹ lọc thịt và xương riêng khi nấu ăn. Trong khi cho trẻ ăn nên tránh không nên vừa ăn vừa nói chuyện, đùa giỡn. Nhắc trẻ khi ăn nên nhai chậm, kỹ. Nếu cho ăn cá, mẹ nên gỡ xương thật tỉ mỉ và nên xay nhỏ nếu thấy cần thiết để đảm bảo an toàn cho khỏe khi ăn.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtCập nhật thông tin chi tiết về Chữa Bệnh Trĩ Hiệu Quả Bằng Dầu Dừa trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!