Xu Hướng 12/2023 # Chứng Khoán Là Gì? Cách Chơi Chứng Khoán Để Có Lợi Nhuận # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chứng Khoán Là Gì? Cách Chơi Chứng Khoán Để Có Lợi Nhuận được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chứng khoán đang trở thành một ngành nghề kiếm tiền bằng phương pháp đầu tư của nhiều người hiện nay. Đầu tư chứng khoán có thể mang đến cho bạn một khoản lợi nhuận khổng lồ nếu bạn là một nhà đầu tư thông minh nhưng nó cũng có thể lấy đi của bạn tất cả, thậm chí thua lỗ nếu bạn không nắm bắt được xu hướng thị trường. Để hỗ trợ các bạn tốt hơn trong việc đầu tư chứng khoán, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về chứng khoán là gì và cách chơi chứng khoán như thế nào để có lợi nhuận.

Chứng khoán là gì?

Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Hay nói cách khác: Chứng khoán là một kênh đầu tư, kiếm tiền và thị trường chứng khoán là nơi giao dịch, kiếm tiền từ chứng khoán.

Chứng khoán được xem là một công cụ tài chính giúp công ty có thể huy động vốn ngoài thị trường vốn.

Ví dụ: Một cổ phần đại diện cho quyền sở hữu hợp pháp của một doanh nghiệp. Các tập đoàn sẽ phát hành cổ phiếu, thường sẽ có hai loại: cổ phiếu thông thường và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu khi được hoán đổi cho nhau được gọi là “chứng khoán” – đại diện cho quyền sở hữu trong một doanh nghiệp. Hay nói cách khác khi bạn quyết định đầu tư vào thị trường chứng khoán nghĩa là bạn đang mua quyền sở hữu một hay nhiều doanh nghiệp.

Đầu tư chứng khoán có nghĩa là việc doanh nghiệp rót vốn và mua cổ phiếu của một công ty cổ phần, cổ phiếu này tăng giảm không cố định dựa trên việc kinh doanh của công ty đó. Đầu tư chứng khoán chính là cách góp vốn cổ phần để sở hữu cho mình một doanh nghiệp.

Các loại chứng khoán

Chứng khoán gồm 3 loại chính như sau:

1. Cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Cổ phiếu có 2 dạng là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi:

– Cổ phiếu thường được dùng để xác định quyền sở hữu của cổ đông trong công ty. Đặc trưng của cổ phiếu này là quyền quản lý và kiểm soát công ty. Cổ tức thường được trả khi hội đồng quản trị tuyên bố. Nếu công ty phá sản thì cổ đông sẽ được chia số tiền còn lại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và cổ phiếu ưu đãi.

– Cổ phiếu ưu đãi có cổ tức xác định được thể hiện qua số tiền in trên cổ phiếu hay theo tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá cổ phiếu. Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi sẽ được trả trước cổ tức của cổ phiếu thường. Nếu cổ đông có cổ phiếu ưu đãi sẽ không được tham gia bỏ phiếu bầu hội đồng quản trị nhưng khi công ty phá sản thì cổ phiếu ưu đãi sẽ được ưu tiên thanh toán trước.

Các doanh nghiệp thường huy động vốn bằng cách bán cổ phiếu công ty trên sàn giao dịch chứng khoán. Lần phát hành cổ phiếu đầu tiên được gọi là IPO.

2. Trái phiếu

Trái phiếu là chứng khoán nợ, người phát hành trái phiếu phải trả lãi và hoàn trả gốc cho những người sở hữu trái phiếu vào lúc đáo hạn.

Trái phiếu có thể phân theo nhiều tiêu chí khác nhau chủ thể phát hành, tính chất chuyển đổi, cách thức trả lãi, lãi suất cố định.

– Trái phiếu có lãi suất cố định: là loại trái phiếu được thanh toán cố định theo định kỳ.

– Trái phiếu với lãi suất thả nổi: là loại trái phiếu mà khoản lãi thu được thay đổi theo sự biến động của lãi suất thị trường hoặc bị chi phối bởi biểu giá, chẳng hạn như giá bán lẻ.

– Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu không trả thưởng và được bán theo nguyên tắc chiết khấu. Tiền thưởng cho việc sở hữu trái phiếu nằm dưới dạng lợi nhuận do vốn đem lại hơn là tiền thu nhập ( nó là phần chênh lệch giữa giá trị danh nghĩa – mệnh giá trái phiếu và giá mua).

3. Các chứng chỉ có nguồn gốc chứng khoán

– Chứng quyền: là giấy xác nhận quyền được mua cổ phiếu mới phát hành tại mức giải tường bán ra của công ty. Các chứng quyền thường được phát hành cho cổ đông cũ, sau đó chúng có thể được đem ra giao dịch.

– Chứng khế: là các giấy tờ được phát hành kèm theo các trái phiếu, trong đó xác nhận quyền được mua cổ phiếu theo những điều kiện nhất định.

– Chứng chỉ thụ hưởng: là giấy xác nhận quyền lợi của khách hàng là những nhà đầu tư cá nhân trong các quỹ đầu tư nhất định. Chứng chỉ này có thể được mua bán, giao dịch trên thị trường chứng khoán như các giấy tờ có giá trị khác. Chứng chỉ này do công ty tín thác đầu tư hay các quỹ tương hỗ phát hành (là tổ chức chuyên nghiệp thực hiện đầu tư theo sự uỷ nhiệm của khách hàng)…

Thị trường chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán (securities market) là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Thị trường chứng khoán được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX), thông qua các công ty chứng khoán (được gọi là môi giới). Thị trường chứng khoán là thị trường thứ cấp, vì vậy sẽ không có tiền mới được sinh ra, mà chỉ là thay đổi quyền sở hữu cổ phiếu giữa người mua và người bán.

Thị trường chứng khoán giúp những người thiếu vốn huy động được vốn và người có vốn chuyển vốn của mình thành vốn đầu tư, vì vậy thì trường chứng khoán còn được gọi là thị trường vốn. Thị trường chứng khoán cũng được phân chia thành 2 loại cơ bản: thị trường cổ phiếu (stock market) và thị trường trái phiếu (bond market).

– Thị trường cổ phiếu là nơi trao đổi những cổ phiếu do các công ty phát hành và các phái sinh của chúng.

– Thị trường trái phiếu là nơi người ta mua và bán các chứng khoán nợ, chủ yếu là trái phiếu.

Theo tính chất của chứng khoán, thị trường chứng khoán có thể phân làm 2 loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

Các thuật ngữ chứng khoán

Thuật ngữ Giải thích

Cổ phần  Nguồn vốn của một tổ chức được chia thành các phần bằng nhau

Cổ phiếu Chứng chỉ được phát hành để xác nhận quyền sở hữu cổ phần

Cổ phiếu phổ thông  Là loại cổ phiếu xác định quyền được biểu quyết đối với các quyết định lớn của công ty và được hưởng lợi ích hay cổ tức nhưng không cố định.

Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết  Cổ phiếu này có giá trị phiếu biểu quyết cao hơn nhiều so với cổ phiếu dạng phổ thông. Điều lệ công ty quy định mức độ nhiều hơn

Cổ phiếu ưu đãi cổ tức  Cổ phiếu xác định quyền được trả cổ tức lợi nhuận cao hơn so với cổ phiếu phổ thông.

Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại  Cổ phiếu này xác định quyền được đơn vị phát hành hoàn vốn bất cứ khi nào theo yêu cầu hoặc theo các điều kiện được xác lập.

Cổ đông  Là những cá nhân tập thể sở hữu cổ phiếu.

Cổ tức  Là khoản lợi nhuận mà những cổ đông sẽ nhận được hàng năm từ công ty cổ phần mà mình sở hữu cổ phần hay cổ phiếu.

Cổ tức cố định  Lợi nhuận mà không bị phụ thuộc kết quả kinh doanh của công ty.

Cổ tức thưởng  Lợi nhuận mà bị phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.

Trái phiếu  Là loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ phải của tổ chức phát hành.

Trung tâm lưu ký Chứng Khoán Toàn bộ Chứng khoán được lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng Khoán do Nhà Nước Việt Nam quản lý.

Cách chơi chứng khoán

Hiện nay, có 2 cách chơi chứng khoán phổ biến được nhiều người áp dụng: chơi chủ động và chơi chơi thụ động.

1. Cách chơi chứng khoán chủ động (active trading)

Cách chơi này có nghĩa là người mua và bán chứng khoán dựa trên những biến động trong khoảng thời gian ngắn để kiếm lời từ chênh lệch do biến động giá. Được chia làm 4 cách chơi, bao gồm:

Cách 1: Giao dịch trong ngày (Day trading)  

– Cách chơi này người mua và người bán sẽ thực hiện giao dịch trong cùng 1 ngày.

– Hiện nay ở Việt Nam, cách chơi này chỉ được thực hiện theo chiều hướng bán trước mua sau chứ không có mua trước bán sau. Bởi vì khi mua cổ phiếu xong đến 2 ngày sau cổ phiếu mới về tài khoản và được bán tiếp.

– Tuy nhiên nhà đầu tư có thể có 2 tài khoản để giao dịch mua bán cùng một mã chứng khoán mà không bị hạn chế bởi điều này.

Cách 2: Giao dịch theo vị thế (Position Trading)

– Kiểu giao dịch này còn được gọi là phương pháp mua và nắm giữ (buy&hold).

– Cách chơi này sẽ có thời gian giao dịch dại hơn so với cách trên, các nhà đầu tư có thể mua cổ phiếu và nắm giữ chúng trong thời gian dài (khoảng vài tháng) và chờ nó tăng giá để bán ra.

Cách 3: Lướt sóng (swing trading)

– Đối với cách chơi này, các người chơi sẽ mua và bán chứng khoán tại những thời điểm mà tâm lý được đẩy lên cao trào, họ sẽ bán khi thị trường hưng phấn và mua lại khi thị trường điều chỉnh rũ bỏ.

– Giao dịch theo cách lướt sóng thường sử dụng khung thời gian dài hơn so với day trading và ngắn hơn so với position trading.

Cách 4: Giao dịch chớp nhoáng (Scalping)

– Trong chiến lược này, người chơi sẽ tận dụng những khoảng chênh lệch giá rất nhỏ giữa giá chờ bán và giá chờ mua để kiếm lợi nhuận.

– Scalping là cách chơi không quan tâm tới xu hướng thị trường, họ chỉ quan tâm tới những khoảng chênh lệch giá rất nhỏ chỉ để thực hiện hóa lợi nhuận ngay lập tức.

2. Cách chơi thụ động (Passive Trading)

Cách chơi này có nghĩa là bạn không tham gia bất kỳ quyền quyết định đầu tư cụ thể nào. Những nhà đầu tư ít kinh nghiệm hay không có thời gian theo dõi thị trường sẽ ủy thác đầu tư cho những đơn vị chuyên môn hơn như những cá nhân/tổ chức đầu tư chuyên nghiệp hoặc đơn giản là họ chỉ cần mua chứng chỉ quỹ của các quỹ chỉ số và nắm giữ cho đến khi nào muốn bán ra.

Có nên đầu tư chứng khoán hay không?

Việc đầu tư chứng khoán có thể mang lại nhiều lợi ích cho bạn nếu bạn có đủ kiến thức và kinh nghiệm đầu tư. Tuy nhiên, khi muốn đầu tư chứng khoán bạn nên lưu ý thật kỹ những điều sau:

– Bạn cần phải học hơi, thu thập nhiều kiến thức, kinh nghiệm thông qua các sách báo, internet để nắm được thị trường.

– Bạn cần xác định rõ loại hình đầu tư chứng khoán mà bạn đang hướng đến bao gồm cổ phiếu, hàng hóa, quỹ tương hỗ hay các loại chứng khoán khác.

– Bạn nên xác định tài chính kỹ càng cho việc đầu tư của mình, bạn phải biết phân bổ tài chính sao cho hợp lý nhất.

– Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư chứng khoán thì nên tìm cho mình một nhà môi giới chứng khoán giỏi và uy tín. Nên có sự gặp gỡ và làm việc nhiều hơn với các nhà môi giới hoặc các công ty môi giới khác nhau để chọn ra người thích hợp nhất.

– Bạn cần thiết lập tài khoản cùng với người môi giới để thực hiện giao dịch và đặt lệnh mua bán cổ phiếu. Bạn cần phải cung cấp đủ các tài liệu cần thiết để mở tài khoản. Hãy luôn giữ lại những bản sao giấy tờ khi mở tài khoản, các hợp đồng và biên lai tiền.

– Hãy luôn cập nhật tin tức liên tục để phân tích thị trường chính xác và đặt lệnh mua đầu tiên. Hãy luôn nhớ quy tắc “mua ở giá thấp và bán ở giá cao”.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

Chứng Khoán Phái Sinh Là Gì? Các Loại Chứng Khoán Phái Sinh

Chứng khoán phái sinh là gì?

Chứng khoán phái sinh có tên tiếng Anh là Derivative, đây là một công cụ tài chúng thừa hưởng giá trị của nó từ giá trị của các thực thể cơ sở chẳng hạn như tài sản, chỉ số, hay lãi suất — bản thân nó không có giá trị nội tại.

Các nghiệp vụ phái sinh bao gồm: một loạt hợp đồng tài chính, bao gồm các nghĩa vụ nợ và tiền gửi được cơ cấu, các hoán đổi, các tương lai, các quyền chọn, các trần lãi suất, các sàn lãi suất, các tròng tài chính (collar), các kỳ hạn, và các kết hợp phong phú của chúng.

Chứng khoán phái sinh quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, …

Thị trường chứng khoán phái sinh là gì?

Thị trường chứng khoán phái sinh là nơi dành cho các công cụ tài chính phái sinh. Là nơi sử dụng các công cụ mang tính hợp đồng hoặc tương tự như hợp đồng.

Tại đây, các nhà đầu tư sẽ giao thương các quyền, các hợp đồng, các nghĩa vụ được chuyển nhượng quyền sở hữu từ người này sang người khác. Những hợp đồng này phải có sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về mức giá, người mua sẽ muốn mua với mức giá rẻ và người bán lại muốn bán với giá cao.

Các loại chứng khoán phái sinh ở thị trường Việt Nam

Ở Việt Nam, chứng khoán phái sinh gồm có 4 loại chính:

– Hợp đồng kỳ hạn: Là thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.

– Hợp đồng tương lai: Là thỏa thuận giữa bên mua và bên bán về một giao dịch diễn ra trong tương lai với mức giá được xác định trước. Đây là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

– Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn sẽ có quyền nhưng không có nghĩa vụ mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Đối với hợp đồng quyền chọn, người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền.

– Hợp đồng hoán đổi: Là thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

Trong 4 loại hợp đồng này thì hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam.

Phân biệt chứng khoán phái sinh và chứng khoán cơ sở (cổ phiếu)

Chứng khoán phái sinh

Chứng khoán cơ sở

– Khối lượng niêm yết không bị giới hạn – Khối lượng niêm yết giới hạn bằng khối lượng phát hành

– Giao dịch bán có thể tham gia bất cứ lúc nào – Giao dịch bán chỉ khi có cổ phiếu trong tài khoản

– Tính thanh quản cao, có thể bán ngay sau khi mua. Lãi/lỗ xác định ngay trong ngày (T0) – Tính thanh quản trung bình: Đợi 3 ngày sau khi mua cổ phiếu (T3) mới có thể giao dịch bán

– Đòn bẩy tài chính: Cao gần 7 lần, không mất lãi vay – Đòn bẩy tài chính: Thấp 2-3 lần và phải chịu lãi vay

– Giờ giao dịch từ 8:45 đến 14:45 – Giờ giao dịch từ 9:00 đến 14:45

– Thời gian sở hữu cho đến ngày đáo hạn – Không giới hạn thời gian sở hữu

– Khối lượng giao dịch tối thiểu là 1 hợp đồng – Khối lượng giao dịch là 100 cổ phiếu với sàn HNX và UPCOM, 10 cổ phiếu với sàn HOSE

– Khối lượng nắm giữ tối đa cho nhà đầu tư cá nhân là 5,000 hợp đồng và tổ chức là 10,000 hợp đồng – Không giới hạn khối lượng nắm giữ tối đa

Các bước tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh

Nếu muốn tham gia vào thị trường phái sinh, các nhà đầu tư cần mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại các công ty chứng khoán. Mỗi nhà đầu tư có thể mở nhiều tài khoản, nhưng tại mỗi công ty chứng khoán thì chỉ có thể mở được 1 tài khoản. Cần phải có tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở trước khi mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh.

Các nhà đầu tư có thể chọn 1 trong 2 cách sau đây để mở tài khoản phái sinh:

– Mở trực tiếp tại Phòng giao dịch của các công ty.

– Mở từ xa với sự hướng dẫn của công ty giao dịch.

Các công ty chứng khoán nhận mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh bao gồm: BSC, HSC, MBS, KIS, SSI, VCSC, VNDS, VPBS, VCBS.

Bước 2: Nộp tiền ký quỹ ban đầu

Nhà đầu tư sẽ nộp một số tiền ký quỹ ban đầu theo quy định của công ty. Nhà đầu tư chỉ cần ký quỹ một số tiền nhỏ 18% so với giá trị hợp đồng, có thể ký quỹ bằng tiền mặt hay chứng khoán.

Nếu ký quỹ bằng chứng khoán, nhà đầu tư cần đáp ứng tỷ lệ giá trị ký quỹ theo quy định của công ty chứng khoán.

Bước 3: Thực hiện giao dịch mua bán

Sau khi đã nộp đủ số tiền ký quỷ, nhà đầu tư sẽ tiến hành đặt lệnh giao dịch và thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán phái sinh. Các nhà đầu tư chỉ cần đáp ứng yêu cầu về lệnh giao dịch bao gồm số lượng ký quỹ ban đầu, giới hạn vị thế và khả năng giao dịch còn lại của tài khoản.

Giao dịch có thể thực hiện thông qua nhân viên môi giới hoặc phần mềm của công ty chứng khoán.

Bước 4: Thanh toán bù trừ

Nhà đầu tư phải thanh toán lãi lỗ phát sinh theo hợp đồng hàng ngày. Lãi lỗ sẽ được tính toán dựa theo giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai. Đối với các hợp đồng đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.

– Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng thì nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.

– Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng thì nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng hôm sau.

Bước 5: Theo dõi tỷ lệ

Dựa theo kết quả giao dịch và giá trị thanh toán hàng ngày, tài khoản nhà đầu tư sẽ được công ty chứng khoán hạch toán.

– Nếu tài khoản ký quỹ không đáp ứng đủ số dư quy định, nhà đầu tư sẽ cần phải bổ sung ký quỹ để tài khoản quy về mức ký quỹ ban đầu.

– Nếu tài khoản vượt giá trị ký quỹ yêu cầu, công ty chứng khoán sẽ thông báo để nhà đầu tư có thể rút lãi.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

Big Short Trong Chứng Khoán Là Gì: Cơ Chế Hoạt Động Và Lợi Ích

Tìm hiểu về big short trong chứng khoán là gì và cơ chế hoạt động của nó. Lợi ích và rủi ro của big short trong thị trường chứng khoán.

Big short trong chứng khoán là một khái niệm quan trọng mà các nhà đầu tư cần hiểu rõ. Đây là một chiến thuật đầu tư mà nhà đầu tư đặt cược vào việc giá trị của một tài sản sẽ giảm. Trong quá trình big short, nhà đầu tư sẽ mua các tài sản (thường là cổ phiếu) mà họ tin rằng giá trị của chúng sẽ giảm trong tương laKhi giá trị thực sự giảm, nhà đầu tư có thể bán tài sản đó với giá cao hơn và thu lợi nhuận từ sự khác biệt giữa giá mua và giá bán.

Big short là một chiến thuật đầu tư mà nhà đầu tư mua các tài sản mà họ tin rằng giá trị của chúng sẽ giảm trong tương laĐể thực hiện big short, nhà đầu tư sẽ thực hiện các bước sau:

Đặt cược vào giảm giá: Dựa trên các phân tích và nghiên cứu, nhà đầu tư sẽ đặt cược vào việc giá trị của tài sản sẽ giảm trong tương laHọ sẽ mua các tài sản này với mục đích bán lại sau đó với giá thấp hơn.

Giữ tài sản và chờ đợi: Sau khi mua các tài sản, nhà đầu tư sẽ giữ chúng và chờ đợi cho đến khi giá trị thực sự giảm. Trong thời gian này, nhà đầu tư có thể tiếp tục theo dõi và đánh giá sự biến động của thị trường để đưa ra quyết định bán tài sản.

Bán tài sản và thu lợi nhuận: Khi giá trị của tài sản giảm theo dự đoán, nhà đầu tư có thể bán tài sản đó với giá cao hơn so với giá mua ban đầu. Sự khác biệt giữa giá mua và giá bán sẽ là lợi nhuận của nhà đầu tư từ big short.

Để thực hiện big short trong chứng khoán, nhà đầu tư cần lưu ý các yếu tố sau:

Kiến thức và kỹ năng đầu tư: Để thành công trong big short, nhà đầu tư cần có kiến thức và kỹ năng đầu tư đủ để phân tích và đưa ra quyết định đúng đắn về việc chọn tài sản và thời điểm thực hiện big short.

Tài chính đủ mạnh: Big short có thể đòi hỏi nhà đầu tư có tài chính đủ mạnh để mua các tài sản và chờ đợi đến khi giá trị thực sự giảm trước khi bán.

Kiếm lợi nhuận từ giảm giá: Big short cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận từ việc giá trị của tài sản giảm. Điều này có thể mang lại khoản lợi nhuận đáng kể đối với nhà đầu tư thông qua việc mua và bán tài sản.

Phòng ngừa rủi ro: Big short cũng có thể được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro. Khi nhà đầu tư nhận thấy một tài sản có thể giảm giá trị trong tương lai, họ có thể thực hiện big short để giảm thiểu rủi ro từ sự giảm giá đó.

Rủi ro từ sự tăng giá: Big short có thể mang lại lợi nhuận nếu giá trị của tài sản giảm, nhưng nếu giá trị tài sản tăng, nhà đầu tư có thể phải chịu rủi ro lỗ lớn. Điều này có thể xảy ra nếu những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị tài sản không như dự đoán ban đầu.

Vụ Big Short của Michael Burry: Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Michael Burry đã thành công trong việc dự đoán sự sụp đổ của thị trường bất động sản Mỹ và thực hiện big short trên các công ty thế chấp và các công ty bảo hiểm.

Big Short trên thị trường chứng khoán Nhật Bản: Trong giai đoạn kinh tế khó khăn của Nhật Bản trong những năm 1990, nhiều nhà đầu tư đã thực hiện big short trên thị trường chứng khoán Nhật Bản và kiếm được lợi nhuận lớn từ sự suy giảm giá trị của các công ty Nhật Bản.

Big short trong chứng khoán là một chiến thuật đầu tư mà nhà đầu tư mua các tài sản mà họ tin rằng giá trị của chúng sẽ giảm trong tương la

Nhà đầu tư thực hiện big short với hy vọng kiếm lợi nhuận từ việc giá trị của tài sản giảm.

Để thực hiện big short trong chứng khoán, nhà đầu tư cần nghiên cứu và phân tích thị trường, đặt cược vào giảm giá, giữ tài sản và chờ đợi, sau đó bán tài sản và thu lợi nhuận.

Nào Tốt Nhất là trang review đánh giá sản phẩm dịch vụ tốt nhất.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Giá Trị Tài Sản Ròng Trong Chứng Khoán Là Gì

Tìm hiểu về giá trị tài sản ròng trong chứng khoán là gì và tầm quan trọng của nó trong đầu tư chứng khoán. Khám phá ngay tại Nào Tốt Nhất!

Giá trị tài sản ròng (GTR) là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của một công ty. Nó cho biết giá trị tài sản còn lại sau khi trừ đi các nợ phải trả. Được tính dựa trên số liệu tài chính của công ty, GTR giúp đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của công ty đó.

Để tính toán GTR, chúng ta sử dụng công thức đơn giản: GTR = Tổng tài sản – Tổng nợ. Trong đó, tổng tài sản là tổng giá trị của tất cả tài sản của công ty, bao gồm tiền mặt, tài sản cố định, và các tài sản khác. Tổng nợ bao gồm các khoản nợ phải trả như nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn, và các khoản nợ khác.

Giá trị tài sản ròng có mối quan hệ mật thiết với giá cổ phiếu của công ty. Khi GTR tăng, điều này thể hiện sự gia tăng tài sản còn lại sau khi trừ đi các nợ phải trả. Điều này có thể tăng niềm tin của nhà đầu tư và đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn.

Tuy nhiên, giá cổ phiếu không chỉ phụ thuộc vào GTR mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như lợi nhuận, triển vọng tương lai của công ty, và tình hình kinh doanh chung của thị trường chứng khoán.

Đánh giá tình hình tài chính: GTR cho phép nhà đầu tư đánh giá khả năng tài chính của công ty và xác định khả năng sinh lời trong tương la- So sánh giữa các công ty: GTR là một chỉ số tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh giữa các công ty trong cùng ngành hoặc cùng thị trường chứng khoán.

Tăng tính tin cậy: Khi GTR tăng, điều này thể hiện sự gia tăng tài sản còn lại và có thể tăng niềm tin của nhà đầu tư.

Không phản ánh hiệu quả tài chính: GTR không cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Một công ty có thể có GTR cao nhưng sử dụng tài sản không hiệu quả, dẫn đến lợi nhuận thấp.

Không phản ánh tương lai: GTR chỉ phản ánh tình hình tài chính hiện tại, không cho thấy triển vọng tương lai của công ty.

Giá trị tài sản ròng (GTR) là chỉ số quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của một công ty. Nó cho biết giá trị tài sản còn lại sau khi trừ đi các nợ phải trả.

Để tính toán GTR, chúng ta sử dụng công thức đơn giản: GTR = Tổng tài sản – Tổng nợ.

Giá trị tài sản ròng có mối quan hệ mật thiết với giá cổ phiếu của công ty. Khi GTR tăng, điều này thể hiện sự gia tăng tài sản còn lại và có thể tăng niềm tin của nhà đầu tư.

Với sự hiểu biết về giá trị tài sản ròng trong chứng khoán, bạn có thể đưa ra những quyết định đầu tư thông minh và có kiến thức để tham gia vào thị trường chứng khoán một cách tự tin.

Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này

Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi

Liên Hệ Ngay!

Fomo Là Gì? Tìm Hiểu Chi Tiết Fomo Trong Chứng Khoán Là Gì?

5/5 – (1 bình chọn)

Gần đây, hội chứng FOMO đang trở nên phổ biến trong giới trẻ vì họ lo sợ bị “lạc hậu”. Ngoài ra, có ngày càng nhiều người mắc hội chứng này khi tham gia đầu tư chứng khoán. Nếu bạn đang có dấu hiệu của hội chứng này, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu chi tiết về FOMO là gì và tâm lý của nó trong đầu tư chứng khoán.

Định nghĩ Fomo là gì?

FOMO là viết tắt của “Fear of missing out” – một hiện tượng tâm lý mà những người bị ảnh hưởng lo sợ bỏ lỡ cơ hội khi họ không tham gia vào xu hướng của đám đông. Họ sợ trở thành “người lạc hậu” và cảm thấy bất an vì cho rằng người khác đang có được nhiều hơn và hạnh phúc hơn mình. Cảm giác này ảnh hưởng đáng kể đến suy nghĩ và hành vi của chúng ta, thúc đẩy chúng ta đưa ra quyết định dựa trên cảm xúc chứ không phải dựa trên nhu cầu thực tế hay mong muốn của bản thân.

Một số biểu hiện của tâm lý Fomo như thế nào?

Mọi người đều có khả năng bị FOMO, dù là theo cách này hay cách khác. Một ví dụ điển hình của hội chứng này là việc liên tục lướt Facebook để cập nhật những thông tin mới nhất về cuộc sống, làm đẹp, phim ảnh của các bạn trẻ. Có thể họ sợ bỏ lỡ bất kỳ thông tin hay trào lưu nào, khiến mình trở thành người lạc hậu khi nói chuyện với bạn bè.

Bên cạnh đó, FOMO còn biểu hiện theo cách khác, khi bạn thấy những người bạn của mình đăng ảnh check-in sau khi đi du lịch rất tuyệt vời, hội chứng FOMO trong bạn lại nổi lên khiến bạn có thể sẵn sàng làm bất cứ điều gì để thực hiện chuyến đi đó ngay lập tức, bằng mọi giá. Trong khi đó, bạn có thể sử dụng tiền của chuyến đi cho mục đích quan trọng hơn. Theo thống kê, có tới 56% số người sử dụng mạng xã hội đang bị FOMO. Với sự phát triển của nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn và mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube, FOMO ngày càng phổ biến rộng rãi.

Hiệu ứng FOMO trong chứng khoán là gì?

Thị trường chứng khoán là một môi trường cạnh tranh khốc liệt, khi giá cổ phiếu đang tăng, nhiều người nghĩ rằng nhà đầu tư khác đang kiếm được lợi nhuận lớn hơn. Điều này thúc đẩy hiệu ứng Fomo, khi bạn muốn mua cổ phiếu đó ngay lập tức để không bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền.

Trong chứng khoán, hiệu ứng Fomo thể hiện cảm giác thua kém so với những người xung quanh, lo sợ trở thành nhà đầu tư “lạc hậu” nếu không theo kịp thị trường chứng khoán đang cập nhật liên tục. Hiệu ứng Fomo trong chứng khoán không chỉ ảnh hưởng đến những nhà đầu tư mới mà còn cả những nhà đầu tư có kinh nghiệm.

Nguyên nhân và hậu quả phổ biến khi nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi Fomo Sự thiếu hiểu biết về thị trường chứng khoán và bị cuốn theo số đông

Đa số những người mới tham gia chứng khoán thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Họ chỉ biết cố gắng học hỏi từ những người đi trước và tham gia giao dịch thường xuyên để quen với môi trường. Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh khốc liệt này, hiệu ứng Fomo luôn tiềm ẩn. Vì vậy, chỉ khi hiểu rõ về thị trường, người đầu tư mới có thể đề phòng và tránh khỏi những rủi ro tiềm ẩn từ Fomo.

Đòn tâm lý sợ bỏ lỡ và sự hiếu thắng

Tâm lý sợ bỏ lỡ và khao khát thắng lớn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến hiện tượng FOMO trong đầu tư chứng khoán. Các nhà đầu tư đôi khi quá tham lam và mong muốn giành được chiến thắng lớn, dẫn đến việc họ tiếp tục mua vào một cổ phiếu dù giá đã tăng mạnh, vì sợ bỏ lỡ cơ hội tăng giá tiếp theo. Khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng, họ vẫn không bán ra và tiếp tục giữ đến khi cổ phiếu giảm mạnh, khiến họ bị thua lỗ đột ngột. Điều này cho thấy sự quan trọng của việc có kiến thức và am hiểu sâu sắc về thị trường để tránh bị lừa dối bởi cạm bẫy FOMO trong đầu tư chứng khoán.

Chúng ta đặt kỳ vọng lớn vào thị trường chứng khoán

FOMO thường hình thành do kỳ vọng thái quá vào thị trường. Khi mã cổ phiếu tăng giá, nhà đầu tư thường cho rằng giá sẽ tiếp tục tăng trong tương lai dài hạn, nếu không mua sẽ lãng phí cơ hội và nếu mua thì chắc chắn không thể thua lỗ. Tuy nhiên, đây là tư duy sai lầm, khiến nhà đầu tư trở thành con mồi dễ bị lôi kéo và xé toạc bởi thị trường.

Quá tự tin và tự ti và thiếu kiên nhẫn ở thị trường

Tính chủ quan quá cao là nguyên nhân dẫn đến việc các nhà đầu tư bỏ qua những biến động quan trọng trên thị trường chứng khoán. Việc muốn chứng tỏ bản thân và khẳng định tài năng có thể khiến họ trở thành con mồi dễ bị xử lý trên thị trường. Tuy nhiên, nhà đầu tư cũng không nên tự ti quá mức vì đối với những người tự ti, FOMO có thể kiểm soát họ dễ dàng hơn khi họ không đủ sức mạnh để tiếp tục kế hoạch đầu tư đã lập ra trước đó.

Chứng Khoán Đua Tăng Vốn Ngàn Tỉ

Làn sóng tăng vốn của các công ty chứng khoán nhằm đón đầu xu hướng dòng tiền trở lại thị trường

Sau giai đoạn tích lũy kéo dài, thị trường chứng khoán đang có cơ hội lớn để thu hút dòng tiền nhàn rỗi quay trở lại. Đón đầu xu thế này, các công ty chứng khoán (CTCK) tiếp tục cuộc đua tăng vốn ngàn tỉ đồng nhằm tăng cường tiềm lực, mở rộng hoạt động kinh doanh.

Tấp nập phát hành cổ phiếu

Đến thời điểm hiện tại, các CTCK đang cấp tập triển khai kế hoạch tăng vốn điều lệ đã được thông qua tại kỳ đại hội cổ đông vừa qua. CTCK Kỹ Thương Việt Nam (TCBS) cho biết Hội đồng quản trị công ty đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ trị giá 10.000 tỉ đồng nhằm nâng vốn lên mức hơn 21.000 tỉ đồng. Khi đó, TCBS sẽ là một trong những công ty có vốn chủ sở hữu cao nhất ngành, hạn mức cho vay ký quỹ (margin) cũng sẽ tăng lên hơn 40.000 tỉ đồng. “Việc tăng vốn này giúp công ty duy trì các chính sách ưu đãi cho khách hàng như miễn phí giao dịch cổ phiếu, phái sinh, chứng quyền và chứng chỉ quỹ niêm yết; vay ký quỹ ưu đãi với lãi suất từ 0,5%/năm. Đồng thời, góp phần củng cố vị thế hàng đầu của mảng Wealth (dịch vụ tư vấn đầu tư kết hợp tài chính – PV)” – đại diện TCBS nói.

Các công ty chứng khoán đua nhau tăng vốn nhằm đón đầu xu hướng dòng tiền trở lại thị trường chứng khoán Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Khám Phá Thêm:

 

Sầu riêng Việt có thể mang về 1 tỷ USD

Tương tự, ông Đỗ Anh Tú, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chứng khoán Tiên Phong, cho biết dự kiến đến tháng 6-2023, tùy tình hình diễn biến thị trường, công ty sẽ triển khai phương án tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỉ đồng lên 4.000 tỉ đồng như kế hoạch đã được đại hội cổ đông thông qua nhằm bảo đảm lợi ích của cổ đông.

Trong khi đó, Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) sẽ phát hành hơn 45,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức và hơn 11,4 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông từ nguồn vốn chủ sở hữu, với tổng tỉ lệ 15%, qua đó tăng vốn điều lệ từ 3.806 tỉ đồng lên 4.377 tỉ đồng. Việc tăng vốn này giúp MBS đầu tư năng lực và bổ sung vốn kinh doanh.

Một loạt CTCK khác như VPBank Securities, Chứng khoán VIX, Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam… cũng đang thực hiện phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên vài ngàn, thậm chí hàng chục ngàn tỉ đồng.

Một thống kê cho thấy hiện “ngôi vương” vốn điều lệ ngành chứng khoán thuộc về Chứng khoán VPBank với 15.000 tỉ đồng, kế đến là Chứng khoán SSI với 14.911 tỉ đồng và xếp thứ ba là Chứng khoán VNDirect với 12.178 tỉ đồng.

Đón dòng tiền trở lại

Theo quy định, tổng dư nợ cho vay ký quỹ của một CTCK không được vượt quá 200% vốn chủ sở hữu của công ty đó. Do vậy, khi chứng khoán phục hồi mạnh, cuộc đua tăng vốn của CTCK sẽ còn gay cấn hơn nhằm tăng tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu vay ký quỹ của nhà đầu tư. Thực tế đã cho thấy trong giai đoạn bùng nổ của thị trường chứng khoán năm 2023-2023, các CTCK cũng đua nhau tăng vốn, có công ty tăng vốn đến 2 lần trong 1 năm nhưng vẫn không theo kịp nhu cầu vay ký quỹ của nhà đầu tư.

Đánh giá về cuộc đua tăng vốn hiện nay của các CTCK, chuyên gia tài chính – PGS-TS Nguyễn Văn Trình cho rằng xu hướng này là tất yếu giúp CTCK đón đầu dòng vốn rẻ có thể quay lại thị trường thời gian tới. Cụ thể, việc lãi suất huy động giảm liên tục thời gian qua có thể kéo một phần dòng tiền nhàn rỗi trở lại kênh đầu tư chứng khoán nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao hơn. “Chứng khoán vẫn là kênh đầu tư sinh lợi cao và thanh khoản tốt nên các CTCK đón đầu sự sôi động của thị trường sắp tới là dễ hiểu. Tăng vốn cũng giúp nâng quy mô thị trường và nâng chất lượng của các loại hàng hóa trên thị trường này. Bởi có nguồn vốn lớn, CTCK sẽ có nguồn lực nâng cao chất lượng cán bộ – nhân viên tư vấn, quản lý, ứng dụng công nghệ mới; có nguồn lực hỗ trợ các nhà đầu tư trên thị trường” – PGS-TS Nguyễn Văn Trình nói.

Chuyên gia chứng khoán Phan Dũng Khánh cũng đồng tình với nhận xét CTCK tăng vốn để đón đầu khả năng thị trường phục hồi mạnh hơn trong thời gian tới. Nguồn lực của CTCK tốt lên sẽ có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn, cải thiện chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng giúp thị trường sôi động hơn. “Khả năng thị trường chứng khoán sẽ phục hồi mạnh hơn những tháng cuối năm nhưng so với “sóng” lớn giai đoạn 2023-2023 thì không bằng. Chưa kể, nếu so với những ngành khác, cổ phiếu các ngành chứng khoán, bất động sản, ngân hàng đang không thật sự tích cực bằng. Do đó, các phương án tăng vốn phải phù hợp bối cảnh thị trường để thuyết phục cổ đông” – ông Phan Dũng Khánh nói. 

Advertisement

Theo các chuyên gia, một trong những mục tiêu tăng vốn của các CTCK là sẽ sử dụng nguồn vốn mới để chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh và nắm bắt các xu hướng công nghệ hiện đại áp dụng vào cải tiến hệ thống quản lý tài sản, cạnh tranh thị phần… Riêng với bài toán nâng hạng thị trường, không chỉ câu chuyện tăng vốn, quan trọng nhất là chất lượng của hàng hóa trên thị trường, hệ thống giao dịch thông suốt đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và hướng tới các chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chứng Khoán Là Gì? Cách Chơi Chứng Khoán Để Có Lợi Nhuận trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!