Xu Hướng 12/2023 # Đất Phật Linh Thiêng Bậc Nhất Ở Trung Quốc # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đất Phật Linh Thiêng Bậc Nhất Ở Trung Quốc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phổ Đà Sơn tên cũ là Tiểu Bạch Hoa, còn gọi với nhiều tên gọi khác là Bố Đà Lạc Già, Hải Thiên Phật Quốc, Nam Hải Thánh Cảnh, Mai Sầm Sơn. Phổ Đà Sơn nằm trong biển Đông Nam, huyện Định Hải, tỉnh Chiết Giang, cách núi Chu Sơn khoảng 6 dặm (giáp với thành phố Hàng Châu).

Ngọn núi này dài 12 dặm, rộng 6,5 dặm. Chu vi hơn 40 dặm. Phía Đông dẫn tới đất nước Nhật Bản, phía Bắc tiếp với Đăng Lai, phía Tây thông với Ngô Hội, phía Nam trông về Mân Việt, cách mực nước biển hơn một ngàn thước, khí hậu ôn hòa, phong cảnh thanh nhã đặc biệt, là Thánh địa Phật giáo Trung Quốc. Ngọn núi này cùng với Nga Mi Sơn của Tứ Xuyên, Cửu Hoa Sơn của An Huy, Ngũ Đài Sơn của Sơn Tây hợp lại xưng là Tứ Đại Danh Sơn của Trung Quốc.

Đây là nơi đầu tiên Quán Thế Âm Bồ Tát phổ độ chúng sinh. Theo truyền thuyết Trung Quốc kể lại rằng, Quán Thế Âm Bồ Tát vốn tên là Diệu Thiện, là con gái thứ 3 của Sở Trang Vương thời Xuân Thu, từ nhỏ đã ăn chay và tin Phật, một lòng xuống tóc đi tu, nhưng bị vua cha kiên quyết bác bỏ rồi giết chết. Thế nhưng Diêm Vương lại làm cho nàng sống lại trên một tòa sen trên chiếc hồ cạnh Phổ Đà Sơn. Tại đây nàng phổ độ chúng sinh, hành thiện giúp thiên hạ.

Phổ Đà Sơn được miêu tả: “Đại dương mênh mông, thế nước đến trời. Tường quang lồng vũ trụ, khí lành chiếu non sông. Ngàn tầng sóng gào đến trời xanh, vạn lớp yên ba cuồn cuộn giữa trưa ngày…”. Chính vì vậy hiện nay, đây là một trong những điểm hành hương thu hút du khách trong và ngoài nước tại Trung Quốc.

Để đến Phổ Đà Sơn, từ Hàng Châu, du khách di chuyển bốn tiếng bằng xe đò, đến bến tàu, mua vé qua phà (khoảng 25 tệ, thời gian di chuyển 15 phút). Sau khi đến bến phà bên kia, du khách đi bộ khoảng 15 phút hay xe bus miễn phí là đến nơi.

Núi Phổ Ðà lớn nhỏ hơn ba trăm ngôi chùa, mười hai tháp Phật với kiến trúc đặc biệt. Những am viện lợp tranh kết cỏ đó đây liền nhau mạch lạc, trật tự rành mạch cùng với khí hậu ôn hòa, phong cảnh u nhã đặc biệt.

Trên Phổ Đà Sơn có tượng Nam Hải Quan Âm bằng đồng cao 33 m, du khách có thể chiêm ngưỡng được từ nhiều nơi. Tượng có 2 tầng, tầng dưới phía trong có 4 bức phù điêu đồng với câu chuyện truyền thuyết về đức bồ tát Quan Âm, tầng trên có 500 tượng Quan Âm mỗi vẻ mỗi dáng khác nhau. Ngày 29/9 âm lịch năm 1997 là lễ kiến thành tượng vàng đồng Nam Hải Quan Âm. Vào lúc sắp làm lễ, trên không trung mây đen dày đặc, trời mưa tầm tã. Khi Đại lão Hòa thượng Diệu Thiện tuyên bố khai quang tượng Phật, bỗng dưng mây tan, vầng dương tỏa chiếu.

Phía bên trái của tượng Nam Hải Quan Âm là “Viện Quan Âm Bất Khẳng Khứ”, tức “Viện Quan Âm không chịu đi”. Tương truyền, năm 858, có một thiền sư Nhật Bản với pháp danh Tuệ Ngạc đến Ngũ Đài Sơn học đạo. Khi về nước, thiền sư rước tượng Phật theo nhưng khi ngang qua Phổ Đà Sơn thì giông bão nổi lên. Đến khi khấn lạy, thỉnh tượng ở đây thờ phụng thì trời yên bể lặng. Thiền sư liền chọn nơi đây xây thành “Viện Quan Âm Bất Khẳng Khứ”. Ngôi chùa là quần thể công trình có thế lưng tựa núi, nằm vươn ra biển. Dọc hành lang ngôi chùa cạnh biển còn đặt các bức tượng Quan Âm bằng đá với nhiều hình dáng khác nhau.

Toàn bộ Phổ Đà Sơn chia thành 9 khu cảnh, trong đó Phổ Tế Thiền Tự là ngôi chùa lớn nhất trên đảo. Nhiều du khách cho rằng đây là nơi cầu tình duyên linh ứng nhất. Phổ Tế Thiền Tự còn được gọi là Tiền Tự (chùa trước) là nơi thường xuyên cử hành các hoạt động về Phật giáo, nơi đây nhang khói luôn thịnh vượng, cả ngôi tự được xây theo thế núi. Có sân sảnh rộng, phía trước còn có hồ nước, mùa hè bông súng đua nhau nở, đây là cụm cảnh được xếp vào 12 cảnh đẹp của Phổ Đà “Liên Trì Dạ Nguyệt”. Khách đến đây hương khói nườm nượp mỗi ngày, bất kể mưa nắng hay ngày thường.

Trong chùa có 8 điện lớn, thờ phụng Quan Âm Chân Thân (cầu gia đạo bình an), Văn Thù Bồ Tát (cầu học vấn, trí tuệ), bồ tát Phổ Hiền (cầu công việc thuận lợi), Phật A-di-đà, Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật Dược Sư (cầu gia đạo bình an), Địa Tạng Bồ Tát (cầu sức khoẻ người lớn trong nhà, cầu cho kẻ vong sinh cực lạc), Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn (cầu tình duyên), Ca Lan Bồ Tát (cầu Tài), Vỹ Đà và Di Lạc (cầu gia đạo bình an, xuất nhập bình an).

Đến Phổ Đà Sơn, ngoài viếng cảnh chùa, du khách còn được ngắm các loại hoa tuyệt đẹp như mẫu đơn, bạch ngọc lan, tử ngọc lan… và trải nghiệm những cung đường biển tuyệt đẹp, tham gia những trò chơi biển.

Du khách cũng có thể vào làng, tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt của người dân địa phương, ngắm những ngôi nhà hơn 100 năm tuổi. Du khách hãy ghé nhà hàng, quán ăn của người dân, thưởng thức món ngon. Lưu ý, nơi này vừa là đảo, vừa là một trong những điểm hành hương nổi tiếng Trung Quốc, lượng du khách đông, mức giá thường bị đẩy lên cao. Du khách cần hỏi giá trước để không bị chặt chém.

Vào ban đêm, đừng quên cùng bạn đồng hành lang thang trên những con đường vắng bóng người, hít căng lồng ngực không khí trong lành, yên tĩnh trên đảo. Cũng trong thời điểm này, hệ thống đèn dưới chân tượng Quan Âm Bồ Tát cao nhất đảo bật sáng, khiến không gian càng kỳ ảo và huyền hoặc.

Đăng bởi: Nguyễn Văn Thương

Từ khoá: Khám phá Phổ Đà Sơn – đất Phật linh thiêng bậc nhất ở Trung Quốc

Khám Phá Chùa Yên Tử Về Với Miền Linh Thiêng Đất Phật

Vẻ đẹp của chùa Yên Tử là sự kết hợp giữa nét cổ kính, trầm mặc của những ngôi chùa, tháp ẩn hiện giữa núi non hùng vĩ khiến du khách mê mẩn đến ngẩn ngơ trước cảnh sắc tuyệt vời của miền đất Phật.

Chùa Yên Tử từ lâu đã luôn là miền đất Phật nổi tiếng với cảnh đẹp nên thơ và hệ thống chùa chiền cổ kính thu hút du khách thập phương. Về với miền đất Tổ của Phật giáo Việt Nam chính là trải nghiệm tuyệt vời đưa bạn tìm đến không gian thanh tịnh trên đỉnh non cao để tìm chút bình yên cho tâm hồn.

 

Tổng quan về chùa Yên Tử đất Phật trên đỉnh non ngàn

Chùa Yên Tử là chốn non cao thanh tĩnh của đất Phật. Ảnh: An Khánh

Chùa Yên Tử là một trong những ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng bậc nhất đất Việt, đây chính là nơi được coi như “đất tổ Phật giáo Việt Nam”. Chùa toạ lạc ở trên núi Yên Tử thuộc địa phận xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

 

Yên Tử được coi là nơi đất tổ của Phật giáo Việt . Ảnh: chúng tôi dir=”ltr”>Danh thắng chùa Yên Tử gắn liền với nhà vua Trần Nhân Tông, sau khi ngài nhường ngai vàng thì đã lựa chọn non cao Yên Tử để tu hành và lập ra dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Khi đến đây tu hành, ngài đã cho xây dựng hệ thống chùa tháp cổ kính với hàng trăm công trình lớn nhỏ. Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, hiện tại các di tích còn lại ở Yên Tử gồm 11 ngôi chùa và hàng trăm tháp, bia, am với kiến trúc độc đáo mang giá vị văn hoá, lịch sử.

Non cao mơ màng khiến bao người say đắm. Ảnh: ST

Vẻ đẹp của chùa Yên Tử cũng như cụm danh thắng gắn liền luôn khiến du khách ngỡ ngàng bởi sắc xanh trù phú và hệ thống chùa ám ẩn hiện trong sương mờ. Đến với chùa Yên Tử, du khách sẽ được ngắm nhìn những chùa, tháp bia am nép mình giữa thảm thực vật xanh bạt ngàn của các rừng cây đại thụ, rừng tùng đẹp ngút ngàn phủ mở trong sương

Đến chùa Yên Tử khám phá những gì? Chùa Trình

Địa danh này ở khu danh thắng chùa Yên Tử rất nổi tiếng, chùa còn có tên gọi khác là đền Trình. Ngôi chùa cổ này đã có tuổi đời lên đến 400 năm với kiến trúc hình chữ Nhất rất đặc trưng sau này đã được thay bằng lối kiến trúc chữ Đinh. Không gian bên trong chùa rất đẹp với nhiều khu vực khác nhau như Tiền Đường, Chánh Điện, Tam Tổ Trúc Lâm, Toà Tả Vu, Hữu Vu, nhà thờ Tổ…

  Chùa Giải Oan và Suối Giải Oan

Yên Tử có hệ thống chùa, am, miếu rất phong phú. Ảnh: @__lylong_

Du lịch chùa Yên Tử chắc chắn du khách sẽ nghe nhiều đến địa danh này. Chùa Giải Oan còn có một tên gọi khác là chùa Hạ là ngôi chùa chính ở khu danh thắng Yên Tử, bên cạnh các ngôi chùa khác như chùa Trình, chùa Hoa Yên… Đặt chân đến đây du khách sẽ được ngắm nhìn 6 ngọn tháp với kiến trúc độc đáo cùng cảnh quan tĩnh lặng, linh thiêng.

Suối Giải Oan là nơi gắn liền với tích về hàng trăm cung nữ phi tần do quá yêu quý Đức Vua Trần Nhân Tông nên khi ngài quy y cửa Phật đã đến tận nơi để tỉnh ngài trở về. Tuy nhiên tâm ý nhà vua đã quyết họ quá buồn rầu nên đã thả mình xuống dòng suối, cũng chính vì vậy mà con suối này mới có tên là suối Giải Oan. 

Chùa Đồng Yên Tử 

Du lịch ở danh thắng chùa Yên Tử chắc chắn du khách sẽ khó lòng bỏ qua địa danh này, đây là ngôi chùa nổi tiếng nằm ở độ cao 1068m so với mực nước biển, là nơi thờ Đức Thích Ca Mâu Ni và Tam Tổ Trúc Lâm. Không gian của chùa Đồng quanh năm mây trắng và sương mù giăng lối, khung cảnh hùng vỹ. Chùa có hình dáng tựa một đài sen được đúc bằng đồng nguyên chất năng đến 70 tấn, rộng 3.6m, cao 3,35m và dài 4,6m . Chùa Đồng Yên Tử cũng là công trình kiến trúc Phật giáo lớn nhất Đông Nam Á được làm bằng đồng.

 

  Chùa Lân

Ảnh: Băng DiChùa Đồng Yên Tử là địa dảnh cực kỳ nổi tiếng. Ảnh: Hoàng Tuấn Anh

Địa điểm này ở khu danh thắng chùa Yên Tử còn được biết đến với tên gọi là Long Động Tự. Đây là nơi giản đạo và độ tăng thường xuyên được các vị sư tổ Trúc Lâm đến thuyết pháp và giảng kinh. 

Đường Tùng

Con đường này là địa điểm check-in ưa thích của nhiều du khách với tuổi đời đã hàng trăm năm. Cả con đường được bao phủ bởi 250 cây tùng cổ thụ rất đẹp và xanh mướt.Tương truyền những cây tùng này là giống cây quý đã chuyển từ Ấn Độ, nơi Đức Phật đã niết bàn đến với Yên Tử.

Người ta thường nói cây cối nơi đây hút trọn khí trời thiêng của đất Phật nên luôn tươi tốt vươn mình đón nắng che mát cả đoạn đường dành làm điểm tựa để khách hành hương và các tăng ni, Phật tử nghỉ ngơi khi về với miền đất Phật. 

  Chùa Hoa Yên

Đường Tùng phủ bóng cây xanh mướt. Ảnh: Nguyễn Hoang Long

Chùa Hoa Yên còn được gọi là chùa Vân Yên. Trước kia nơi đây chỉ là một am nhỏ để Phật Hoàng giảng đạo. Sau này, nhà vua Lê Thánh Tông khi đến vã cảnh thấy khung cảnh tươi đẹp nên đã đổi tên là Hoa Yên. Tọa lạc ở nơi đầu rồng với vị thế phong thuỷ rất đẹp, chùa Hoa Yên được xem là nơi giao hội của trục linh và tinh tuý. 

  Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông & An Kỳ Sinh

Chùa Hoa Yên với khung cảnh tuyệt đẹp. Ảnh: dicgiticket

Nơi tượng đá An Kỳ Sinh cũng chính là sự khởi đầu bước vào ranh giới cõi thiêng liêng nhất trên đỉnh non thiêng Yên Tử. Phía trên tượng An Kỳ Sinh là Bảo Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Tại đây Ngài thường thiền trong tâm thế khoan dung, tĩnh lặng hòa mình với trời đất, sông núi tỏa ánh hào quang.

Bảo Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông dựng trên đỉnh An Kỳ Sinh là một trong những điểm đến rất nổi bật ở chùa Yên Tử. Tại đây bạn sẽ được ngắm nhìn bức tượng Phật Hoàng lớn cao 15 mét, nặng 138 tấn trong thế ngồi thiền khoan dung và tĩnh lặng giữa cõi bồng lai. Bên cạnh tượng Phật Hoàng là tượng An Kỳ Sinh với dáng vẻ rêu phong và hoài cổ. 

Bảo Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên đỉnh An Kỳ Sinh. Ảnh: canhtuong.

Ngoài những địa điểm trên, du ngoạn ở danh thắng chùa Yên Tử du khách có thể check-in và khám phá rất nhiều điểm đến hấp dẫn khác, nổi bật có thể kế đến như dốc Voi Quỳ, Hòn Ngọc, vườn tháp Huệ Quang,chùa Một Mái, chùa Bảo Sái, chùa Vân Tiêu,Tháp Vọng Tiên Cung, bãi đá chùa Đồng…Mỗi khoảnh khắc, mỗi điểm dừng chân ở non thiêng Yên Tử sẽ là những khoảnh khắc đầy an yên, tĩnh lặng khiến du khách như cảm thấy nhẹ nhàng, trút bỏ hết mọi lo toan của cuộc sống thường ngày.

 

Ẩm thực hấp dẫn không nên bỏ qua khi du lịch Yên Tử

Ảnh: Nguyễn Hoàng LongYên Tử có nhiều chốn dừng chân sẽ khiến bạn say dắm. Ảnh: Hoàng Tuấn Anh

Du lịch ở chùa Yên Tử, ngoài thăm qua, check-in hàng loạt điểm đến hấp dẫn, ngắm nhìn núi nong hùng vỹ thì chắc chắn bạn cũng sẽ khó lòng bỏ qua những món ngon hấp dẫn ở nơi đây.

Khu vực danh thắng chùa Yên Tử có rất nhiều món ngon chờ đợi bạn dừng chân thưởng thức, nổi bật như chè Lam Yên Tử với hương vị ngọt ngào, thơm thơm đặc trưng, bánh tài lồng ệp đặc sản của người Sán Dìu Quảng Ninh với vị thơm ngọt của mật nâu vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt ở yên Tử có đặc sản rau dớn xào rất đặc trưng đây là đặc sản được rất nhiều du khách ưa thích. Du lịch danh thắng chùa Yên Tử du khách cũng sẽ khó lòng bỏ qua món măng trúc nổi tiếng. Loại măng này có thân nhỏ nhưng chắc chắn với hương vị tươi mát của núi rừng.

 

Rau dớn của vùng núi Yên Tử. Ảnh:FB/ LaichauMăng trúc Yên Tử chắc và rất ngọt. Ảnh: Yên Tử Village.

Canh gà rượu bâu Yên Tử cũng là đặc sản rất hấp dẫn, món này được chế biến từ gà nấu với rượu bâu, gừng rất thơm, thích hợp để bồi bổ sau chặng đường dài khám phá trên núi .

 

Bật mí những kinh nghiệm vi vui chùa Yên Tử bạn nên biết Thời gian nên đến chùa Yên Tử 

 

  Các cách di chuyển lên chùa Yên Tử 

 

  Gợi ý những địa điểm lưu trú gần Yên Tử 

Đi cáp treo là cách di chuyển nhanh nhất khi đến Yên Tử. Ảnh:nuongvilla

Dịch vụ lưu trú ở gần chùa Yên Tử rất phát triển, tùy nhu cầu của du khách là nghỉ dưỡng hay dừng chân đơn thuần mà du khách có thể lựa chọn địa điểm thích hợp.  Nếu muốn nghỉ dưỡng và check-in sống ảo du khách có thể check-in Legacy Yên Tử Mgallery ngay trong khu di tích cách núi Yên Tử chỉ 0.5km với chất lượng 5 sao đầy đủ tiện nghi. Làng Nương Yên Tử nằm ngay trong khu di tích Yên Tử với 75 phòng được thiết kế với không gian cổ kính và mang nét văn hoá Việt xưa rất ấn tượng. Ngoài ra du khách có thể lựa chọn lưu trú tại các homestay gần khi danh thắng chùa yên Tử hoặc các khách sạn tại thành phố Uông Bí như Sky Yên Tử, Luffy Uông Bí, Sky Hotel, Thu Ha Hotel…

 

  Những lưu ý cần biết khi du lịch chùa Yên Tử 

 

Chùa Yên Tử là chón dừng chân tuyệt vời cho chuyến vi vu về đất Phật. Ảnh: ST

Chùa Yên Tử ngày càng hút khách bởi vẻ đẹp hùng vỹ, linh thiêng đầy mê hoặc, nếu như có dịp đến với thành phố Uông Bí, Quảng Ninh bạn nhất định chớ nên bỏ lỡ cơ hội về với chốn thiên non ngàn này để tận hưởng những phút giây bình yên, thanh tĩnh và hoà mình giữ cõi Phật linh thiêng của đất Việt.

Hồng Thọ

Theo Báo Thể Thao Việt Nam

Đăng bởi: Dương Lương

Từ khoá: Khám phá chùa Yên Tử về với miền linh thiêng đất Phật 

Cổng Torii – Cánh Cổng Đến Vùng Đất Linh Thiêng

Cổng Torii là môt trong những chiếc cổng được xây dựng phổ biến tại các đền chùa Nhật Bản. Nhiều du khách tỏ ra thắc mắc về ý nghĩa cũng như nguồn gốc của nó. Bạn có bao giờ thắc mắc những cánh cổng như thế này có ý nghĩa gì hay chưa?

1.Torii là gì? Thần thoại Nhật Bản

Cổng Torii là cánh cổng thường thấy tại các lối vào hay dọc các con đường vào các đền chùa ở Nhật Bản. Đây được xem là nơi chuyển tiếp hình ảnh giữa nhân gian và thế giới của thần thánh.

Theo Hán Việt, Torii nghĩa là Điểu Cư hay nơi cư trú của loài chim. Tên gọi này bắt nguồn từ một truyền thuyết về nữ thần mặt trời của Thần Đạo Ameterasu. Theo như thần thoại, vì em trai của nữ thần là thần bão tố Susanoo-no-Mikoto trong một cơn say đã giết hại gia súc, phá hoại hoa màu đồng thời giết cả người hầu gái thân cận bên nữ thần, vì vậy nàng đã ẩm mình vào hang đó Amanoiwato.

Sự tức giận của nữ thần đã khiến cả thế giới rơi vào cảnh tối tăm bởi không còn mặt trời. Khi đó các vị thần đã đặt con gà trống tốt nhất lên trên một cây gỗ bắc thành sào nhằm kêu gọi nữ thần ra khỏi hang đá. Đây cũng được là chiếc cổng Torii đầu tiên của người Nhật.

Người Nhật Bản tin rằng cánh cổng mang con người đến những nơi linh thiêng để viếng thăm thần linh. Do đó để đi qua được cổng bạn phải rửa tay thật sạch hoặc ngậm nước trong miệng để thể hiện sự trong sạch trước khi tiếp cận với thần linh.

Về mặt lịch sử, từ giữa thời Heian ngày càng nhiều Torii xuất hiện nhờ vào sự lưu truyền của phật giáo vào Nhật Bản vào năm 922. Tuy nhiên cánh cổng này gắn liền với Thần Đạo, một tôn giáo của người Nhật bản địa. Do đó chúng ta cũng thấy nhiều Torii hơn tại các đền chùa Thần Đạo.

Torii là gì? Thần thoại Nhật Bản về cổng trời Torii

2. Cấu trúc các cổng trời Torii

Thực tế cổng trời Torii có khác nhiều kết cấu khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì nó có cấu trúc cơ bản bao gồm 2 cột (柱 – hashira), kasagi (笠木), 2 thanh ngang ở trên đỉnh lần lượt là 笠木(kasaghi) và 島木(shimaghi), phía dưới nữa là 1 thanh ngang 貫 (nuki).

Các sợi dây thừng bện bằng rơm được đeo ngang tại các cột trụ của Torii được gọi là Shimenawa (Chú liên thừng). Thông thường cổng sẽ được dựng từ gỗ hoặc đá và được sơn một lớp sơn màu đỏ.

3. Những chiếc cổng trời Torii nổi tiếng xứ phù tang

Đền Itsukushima-jinja tại Hiroshima

Itsukushima-jinja là một ngôi đền linh thiêng của nhật. Cánh cổng trời Torii nổi tiếng trên các phương tiện truyền thống bởi nét độc đáo của nó. Mỗi khi thủy triều lên, cả không gian chỉ còn lại cánh cổng như nổi lên giữa vùng biển. Đây là tác phẩm tuyệt mỹ có một không hai của Nhật Bản.

Địa chỉ: 広島県廿日市市宮島町

Hiroshima, Hatsukaichi, Miyajima-cho

Đền thờ Motonosumi Inari tại Yamaguchi

Đền thờ Motonosumi Inari gây ấn tượng với hơn 100 cánh cổng Torii màu đỏ nối tiếp nhau. Màu đỏ son của cổng trời tương phản với màu xanh của bầu trời và màu xanh diệp lục của cỏ cây tạo nên một bức tranh đầy ấn tượng.

Địa chỉ: 山口県長門市油谷津黄498

498 Yuyatsuou, Nagato-shi, Yamaguchi

Đền Sueyama tại Saga

Địa chỉ: 佐賀県西松浦郡有田町大樽2-5-1

2-5-1 Otaru, Arita-cho, Nishi Matsuura-gun, Saga

Nếu bạn chưa có cơ hội du lịch Nhật Bản, bạn có biết rằng tại Việt Nam cũng có một cánh cổng trời Torii hay không? Cánh cổng cực đẹp này chính là cổng ra vào của chùa Linh Quy Pháp Ấn nằm ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Những chiếc cổng trời Torii nổi tiếng xứ phù tang

Đăng bởi: Lê Thị Thùy Linh

Từ khoá: Cổng Torii – Cánh cổng đến vùng đất linh thiêng

10 Điểm Du Lịch Tâm Linh Linh Thiêng Ở Miền Bắc Dịp Đầu Năm Mới

Đi lễ đình, đền, chùa, phủ… đầu năm là một trong những nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt.

PHỦ TÂY HỒ, HÀ NỘI

CHÙA HƯƠNG, HÀ NỘI

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa – tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp. Trung tâm chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, nằm ven bờ phải sông Đáy. Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong.

Những ngày đầu xuân, du khách hành hương đến chùa Hương sẽ có dịp được lênh đênh trên những con đò thưởng ngoạn cảnh sắc dòng suối Yến hiền hòa, thơ mộng. Sau đó là trải nghiệm cáp treo hoặc lựa chọn leo bộ lên theo đường núi. Những thắng cảnh chùa chiền cổ kính, u tịch sẽ dần hiện ra, hòa hợp giữa thiên nhiên núi rừng, mây trời tạo nên cảnh tượng hết sức ngoạn mục.

Hội chùa Hương diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng âm lịch hàng năm và kéo dài đến tháng 3 âm lịch. Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

ĐỀN TRẦN, NAM ĐỊNH

Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15. Nơi đây bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là Đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa.

Ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, thành phố Nam Định lại tổ chức lễ khai ấn đền Trần. Theo quan niệm, nếu bạn may mắn xin được dấu ấn của đền thì năm mới sẽ gặp nhiều thành công và thăng tiến trong sự nghiệp. Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng Giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng ấy. Ngoài xin ấn, dâng hương, khách đến đền ngày khai hội còn được trải nghiệm các hình thức sinh hoạt văn hóa độc đáo như chọi gà, diễn võ, hát văn…

ĐỀN BÀ CHÚA KHO, BẮC NINH

Đền Bà Chúa Kho nằm trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, Phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quần thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình – Chùa – Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng.

Tương truyền, ngôi đền để tưởng niệm người phụ nữ đã có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã mất trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho.

Theo niềm tin của người dân, những người đi lễ đầu năm thường đến đền Bà Chúa Kho để vay tiền làm ăn kinh doanh trong năm mới. Họ sẽ có được một năm kiếm thật nhiều tiền và kinh doanh thuận lợi. Chính vì vậy mà những ngày đầu năm mới, du khách từ khắp nơi nườm nượp đổ về đây vừa cầu tài lộc vừa vãn cảnh chùa.

DANH THẮNG YÊN TỬ, QUẢNG NINH

Ngọn núi Yên Tử, độ cao 1.068m, thuộc huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Núi Yên Tử hiện còn lưu giữ một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa gắn với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Dưới thời vua Trần Nhân Tông vào khoảng thế kỷ XIII nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam do vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Thiền Trúc Lâm Yên, với pháp danh là Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.

Không chỉ nổi tiếng là một vùng đất linh thiêng, Yên Tử còn là một danh thắng đẹp được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Hàng năm, Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng âm lịch và kéo dài tới tháng 3. Đây cũng là thời điểm du khách đổ về đây đông đúc nhất để cầu tài lộc.

CHÙA BÁI ĐÍNH, NINH BÌNH

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như:  chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.

Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Chùa Bái Đính nằm ở phía bắc của quần thể di sản thế giới Tràng An.

Bên cạnh thăm quan, vãn cảnh chùa đầy ấn tượng, du khách cũng đổ về đây dịp đầu năm để cầu bình an và tài lộc.

ĐỀN BẮC LỆ, LẠNG SƠN

Đền Bắc Lệ thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn, là nơi linh thiêng có tiếng thờ bà chúa Thượng Ngàn. Đây là một trong hai ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng nhất tại miền Bắc. Cách thị trấn Hữu Lũng khoảng 10km, đền nằm trên đồi cao, dưới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Cũng giống như bất cứ ngôi đền thờ Mẫu nào, đền Bắc Lệ thờ Công đồng tứ phủ và các Chư Linh ở bốn miền vũ trụ. Tuy nhiên, đền Bắc Lệ này gần gũi với tín ngưỡng dân gian từ xa xưa, thân thiện với người dân bản địa bởi gắn liền với văn hóa địa phương.

Ngồi đền không thể bỏ qua với những người còn độc thân hay muốn cầu hạnh phúc gia đình. Người dân xứ Lạng luôn tin rằng đây là một trong những ngôi đền linh thiêng nhất để cầu tình duyên ở Việt Nam.

CHÙA HÀ, HÀ NỘI

Cũng là một ngôi chùa rất linh thiêng trong chuyện cầu duyên, chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, cùng với Đình Bối Hà, lập thành cụm di tích Đình – Chùa Hà nằm trên mảnh đất, trước kia thuộc làng Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, nay thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Đến đây không chỉ có những người đang cô đơn, lẻ bóng, những người không may trong chuyện gia đình, mà còn cả những đôi bạn trẻ đến để cầu mong cho chuyện tình cảm tốt đẹp hơn.

VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM, HÀ NỘI

Quần thể di tích này nằm ở khu vực quận Đống Đa của thành phố Hà Nội, giữa 4 phố chính gồm Nguyễn Thái Học, Tôn Đức Thắng, Văn Miếu và Quốc Tử Giám. Đây là quần thể di tích đa dạng và phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long xưa. Hiện nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt.

Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám và kiến trúc chủ thể là Văn Miếu – nơi thờ Khổng Tử và Quốc Tử Giám – trường đại học đầu tiên của Việt Nam.

Vào những ngày đầu xuân, du khách tới thăm nơi đây rất đông để xin chữ đầu năm, mong mọi sự học hành thành tài, đỗ đạt cao trên con đường công danh.

ĐỀN CHỬ ĐỒNG TỬ, HƯNG YÊN

Tại huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội chừng 25km theo đê sông Hồng, có hai ngôi đền thờ Đức thánh Chử Đồng Tử: một ngôi đền nằm ở địa phận thôn Đa Hoà, xã Bình Minh, bên dòng sông Hồng nhìn ra bãi Tự Nhiên nơi nàng công chúa Tiên Dung xinh đẹp, con gái vua Hùng thứ 18 kỳ ngộ và nên duyên với chàng Chử nghèo khó; ngôi đền thứ hai thuộc địa phận thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, nơi chàng Chử cùng nhị vị phu nhân hoá về trời.

Lễ hội Chử Đồng Tử được tổ chức từ ngày 10 đến 12 tháng hai âm lịch hàng năm ở cả hai ngôi đền này, thu hút du khách gần xa và người dân địa phương nô nức tham dự.

Đăng bởi: Trân Bảo

Từ khoá: 10 điểm du lịch tâm linh linh thiêng ở miền Bắc dịp đầu năm mới

Lung Linh Hình Ảnh Trung Thu Trên Khắp Đất Nước Việt Nam

Tết Trung thu, chỉ nhắc thôi cũng khiến cho mỗi con người lớn lên từ trên đất nước hình chữ S này bồi hồi xúc động. Hình ảnh nhà nhà nô nức chuẩn bị đèn lồng, trà bánh, hình ảnh họ hàng láng giềng biếu nhau những mẻ bánh Trung thu thơm nức lòng những chiều mưa se se lạnh. Chẳng biết từ thuở rất xưa nào, Việt Nam ta vẫn luôn gìn giữ tục chơi trăng như một ngày tết thiếu nhi, như một ngày tết đoàn viên, và cũng là một dịp cầu may cho vụ mùa sắp đến được bội thu.

Tết Trung thu trong ký ức tôi chỉ giản đơn như vậy thôi. Tết Trung thu ngày nay vẫn không đổi thay nhiều lắm, nhưng khi lớn lên, có dịp trải mình trên những miền đất nước khác nhau, tôi lại thấy với sự đa dạng về văn hóa và phong phú trong nếp sống của các dân tộc Việt Nam, Trung thu mỗi vùng thật khác với vẻ đẹp riêng có.

1. TRUNG THU HÀ NỘI ĐẸP DỊU DÀNG, ẤM ÁP VÀ ĐẬM CHẤT TRUYỀN THỐNG

Không hổ danh là thủ đô của cả nước, Hà Nội vẫn luôn giữ gìn được những nét đậm đà bản sắc truyền thống của Tết Trung thu. Vào dịp lễ này, người Hà Nội thường trở về nhà sum họp bên nhau, cùng gia đình thưởng thức trà và bánh Trung thu.

Ban đêm tại chợ Hàng Mã, Hà Nội dịp Trung thu – Ảnh: TinyTEKs

Các gia đình ở Hà Nội sẽ tự làm bánh Trung thu để dùng trong gia đình và biếu tặng. Tuy nhiên nếu không có đủ thời gian làm bánh, họ vẫn sẽ đến các lò bánh Trung thu truyền thống ở địa phương để mua bánh mới ra lò, không chất bảo quản. Mặc dù mua bánh ở các lò này, họ phải xếp hàng đứng đợi rất lâu, nhưng người Hà Nội vẫn không ưa chuộng loại bánh hãng được sản xuất hàng loạt, khá tiện dụng, được bày bán khắp nơi trên các con phố.

Bánh trung thu gia truyền địa phương được người Hà Nội ưa chuộng – Ảnh: Amazingphotos

Phố cổ và phố Hàng Mã là hai con phố chuyên bán lồng đèn tại Hà Nội. Những ngày cận tết, những con phố này được trang hoàng bằng rất nhiều những chiếc lồng đèn lung linh, xinh xắn, làm sáng rực rỡ cả con đường. Các gia đình và nhiều bạn trẻ sẽ tranh thủ thời gian cùng nhau ra đây tham quan và mua sắm lồng đèn cho dịp tết Trung thu, làm cho không khí ở Hà Nội cũng trở nên ấm áp và nô nức lòng người.

2. HỘI AN LUNG LINH, CỔ KÍNH VÀ NHỘN NHỊP MÙA TRUNG THU

Hội An là một trong những nơi mà bạn có thể tìm thấy vị trí ngắm trăng đẹp nhất và gần nhất vào mùa Trung thu. Đó là chưa kể đến nét lãng mạn hài hòa một cách hoàn hảo giữa kiến trúc cổ kính, trầm mặc của Hội An với mùa lễ, hứa hẹn mang đến những khoảnh khắc thăng hoa trong cuộc sống mà bạn khó có thể tìm ở nơi nào khác. Vì lẽ đó Hội An luôn là những địa điểm hút khách nhất vào mùa trăng tròn. Tuy nhộp nhịp, nhưng con người ở đây như hòa mình vào cùng với hơi thở của Hội An làm cho con phố trở nên ấm áp và bình yên lạ thường.

Hội An chạy dài với đèn lồng các kiểu trông như một tấm lụa phát sáng – Ảnh: ThuynguyenVẻ đẹp lãng mạn của Hội An – Ảnh: JMOTT

Cái Tết Trung Thu cổ truyền của người dân phố cổ Hội An ngày nay trở nên đơn sơ hơn trước, do một mặt bị ảnh hưởng bởi du lịch hóa, mặt khác rõ ràng là ta có thể dễ dàng nhận ra phố cổ vốn dĩ đã mang trong mình một trung thu với những nét lãng mạn đặc trưng rất riêng mà người phố cổ không cần phải trang hoàng thêm nữa. Lễ Hội Trung thu ở đây rất nhộn nhịp, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được chính quyền địa phương tổ chức hoành tráng cùng với đội múa lân sư rồng điêu luyện và tập tục thả hoa đăng cầu an làm một nhánh sông Hội An bừng sáng như một dải lụa trời mềm mại uốn quanh các con phố Hội An.

3. TRUNG THU SÀI GÒN THÂN THIỆN, NĂNG ĐỘNG VÀ ĐÁNG YÊU

Sài Gòn là mảnh đất đặc trưng cho nhịp sống hối hả và sự năng động, sáng tạo. Tại nơi đây, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở Sài Gòn sự sáng tạo với rất nhiều loại đèn lồng khác nhau như: lồng đèn giấy kiếng, lồng đèn xếp, lồng đèn vải, lồng đèn pin… Và ngay cả bánh trung thu cũng có rất nhiều biến thể khác nhau: Bánh trung thu con heo, bánh trung thu rau câu, bánh trung thu Nhật Bản, bánh trung thu sô cô la… Ngoài ra, đôi lúc còn phải ngỡ ngàng vì mọi người có thể đi chợ mua đèn lồng, nhưng cuối cùng lại rinh về một món đồ hóa trang Halloween đang rất hot hiện nay mà các sạp bày bán kèm theo. Sài thành luôn chào đón tất cả những cái mới một cách đầy tò mò và thân thiện như thế đấy.

“Thiên đường lồng đèn” ở phố Lương Nhữ Học nhộn nhịp. – Ảnh: du kháchBánh Trung thu con Heo ngộ nghĩnh độc đáo – Ảnh: Pinnee

Mỗi dịp Trung thu, các gia đình nhỏ ở Sài Gòn vẫn quây quần bên nhau, họ dành một ít thời gian bên gia đình, một ít thời gian vui vẻ bên bạn bè. Sài thành cũng có phố lồng đèn Lương Nhữ Học cho bạn dạo bộ ngắm đèn lồng, có những hội chợ Trung thu, và những chương trình tình nguyện mà ở đó bạn sẽ thấy có rất nhiều bạn trẻ hăng hái tham gia hết mình để sẻ chia hạnh phúc cho những mảnh đời còn kém may mắn.

4. TRUNG THU TRÊN CAO NGUYÊN TRONG TRẺO, ẤM ÁP TÌNH THÂN, BÈ BẠN

Có lẽ trong cảm nhận riêng của tác giả, cái Tết Trung thu trên cao nguyên lại là cái tết ấm áp nhất. Ở nơi vùng sâu vùng xa đó, con người ta mặc dù thiến thốn vật chất, nhưng niềm vui trong cuộc sống của họ lại không bao giờ tắt được. Ở trên cao nguyên, con người ta khó khăn lắm mới mua được chiếc bánh Trung thu, thế nhưng họ sẵn sàng sẻ 10 chia cho mọi người. Trên cao nguyên, có những đứa trẻ ngây thơ mở đôi mắt to tròn đầy biết ơn và hạnh phúc khi nhận được chiếc lồng đèn bằng lon sữa bò từ cha mẹ.

 

Niềm vui nho nhỏ với chiếc đèn Trung thu của em bé vùng cao – Ảnh: HaiDT

Tết Trung thu ở trên Cao nguyên bạn sẽ thấy lũ nhóc trong xóm túm tụm với nhau múa lân khắp xóm xin quà kẹo, Tết Trung thu ở trên Cao nguyên vui như trẩy hội.

5. TRUNG THU MIỀN BIỂN ĐẢO, VỮNG VÀNG Ý CHÍ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Tết Trung Thu miền biển đảo cũng vẫn có bánh nướng, có lồng đèn, có mâm cúng lễ cầu bình an, có gia đình bè bạn. Nhưng không biết tự bao giờ, Tết Trung Thu ở các miền biển đảo Việt Nam lại thắm đậm tinh thần yêu nước đến thế. Chúng ta có thể thấy hình ảnh nêu cao tinh thần bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia ở khắp nơi trong lễ hội Trung Thu những năm gần đây, ở khắp các miền biển đảo Việt Nam, như để chứng minh cho một tinh thần vững vàng, một ý chí sắt thép và cả một trái tim yêu nước nóng bỏng của những người con miền biển đảo.

Đăng bởi: Thương Nguyễn Thị Thương

Từ khoá: Lung linh hình ảnh trung thu trên khắp đất nước Việt Nam

Review Chùa Ngọc Hoàng Linh Thiêng Giữa Lòng Sài Gòn

Mục Lục

1. Giới thiệu đôi nét về Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng hay còn được người dân Sài Gòn gọi với cái tên Chùa Phước Hải là ngôi cổ tự hơn trăm năm tuổi tọa lạc ngay giữa lòng trung tâm Quận 1. Ngôi chùa từ lâu đã trở thành địa điểm sinh hoạt tâm linh của người dân thành phố và là địa điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất nhờ tại Sài Gòn.

Sự nổi tiếng của cổ tự đến từ lối kiến trúc truyền thống độc đáo và hơn hết là sự linh thiêng của ngôi chùa. Người dân và du khách thường truyền tai nhau rằng đi Phước Hải Tự thì “cầu gì được nấy”.

Chính vì điều này mà ngôi chùa lúc nào cũng đông đúc khách hành hương gần xa không chỉ ngày mùng 1, ngày rằm Âm lịch, Lễ Vu lan mà những ngày bình thường bạn cũng có thể bắt gặp du khách ghé vãn cảnh chùa.

Đặc biệt sau sự kiện Tổng thống Mỹ ông Obama thăm Chùa Ngọc Hoàng vào cuối tháng 5 năm 2023 thì danh tiếng ngôi chùa ngày càng vang xa. Nhiều du khách ngoài Bắc cũng vô cùng hiếu kỳ và thích thú muốn đến đây tham quan để biết vì sao vị Tổng thống lại lựa chọn địa điểm này để tham quan đầu tiên trong chuyến công du Việt Nam của mình.

2. Vị trí và hướng dẫn di chuyển đến Chùa Ngọc Hoàng 2.1. Chùa Ngọc Hoàng ở đâu?

Địa chỉ: Số 73 Mai Thị Lựu, phường Đa Kao,quận 1, TP. HCM.

Chùa Ngọc Hoàng nằm ở số 73 đường Mai Thị Lựu, Quận 1. Giữa những ngôi nhà cao tầng hiện đại trong khu vực trung tâm, ngôi cổ tự thanh tịnh với lối kiến trúc đặc sắc như một điểm nhấn giữa lòng Sài Gòn hoa lệ.

Ngôi chùa nằm cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất khoảng 6,8km, cách Ga Sài Gòn chừng 3,5km và nằm không ã các bến xe lớn của thành phố. Xung quanh chùa là những tuyến đường lớn rất thuận tiện để du khách di chuyển đến tham quan.

2.2. Hướng dẫn di chuyển đến Chùa Ngọc Hoàng

Đối với những du khách ở xa, bạn có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển như máy bay, tàu hỏa xe khách hay các phương tiện cá nhân để đến địa điểm thú vị này. Sau khi đáp tại sân bay, nhà ga, bến xe, bạn có thể gọi xe taxi, xe bus để di chuyển về ngôi cổ tự nằm tại tại số 73 Mai Thị Lựu.

Nếu đi xe bus bạn có thể lựa chọn những tuyến xe 150, 93, 18 ghé trạm gần chùa với mức giá rất rẻ chỉ 7.000 đồng/ lượt.

Ở Sài gòn dịch vụ xe ôm và taxi công nghệ rất phát triển nên bạn có thể book các hãng như Grab, Gojeck, Bee để di chuyển đến chùa.

Nếu bạn di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì từ trung tâm Quận 1 bạn di chuyển theo tuyến đường Nguyễn Thị Minh Khai rồi rẽ phải vào Phùng Khắc Khoan, Điện Biên Phủ, Nguyễn Văn Giai, Mai Thị Lựu là đã tới ngôi cổ tự.

3. Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Ngọc Hoàng

Chùa Ngọc Hoàng được xây dựng từ những năm đầu của thế kỷ XX bởi một người Hoa có tên là Lưu Minh. Ban đầu nơi đây thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và nơi họp bàn cơ sự của Lưu Minh.

Sau ngày độc lập, năm 1982, ngôi chùa được tiếp quản bởi trụ trì Thích Vĩnh Khương. Năm 1984, ngôi cổ tự được đổi tên thành Phước Hải Tự.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được nét kiến trúc thuở ban đầu uy nghi, cổ kính và là điểm hẹn sinh hoạt tâm linh cho người dân và du khách thập phương. Người ta đến đây để thắp hương, dâng lễ cầu duyên cầu con, cầu bình an và sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu.

4. Thời gian lý tưởng tham quan Chùa Ngọc Hoàng 4.1. Thời gian mở cửa của Chùa Ngọc Hoàng

Sau khi đại dịch Covid 19 bùng phát tại TP. HCM, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cộng động, ngôi cổ tự đã từng đóng cửa suốt một thời gian dài. Hiện nay nhiều du khách khi quay trở lại Sài Gòn đều thắc mắc liệu Chùa Ngọc Hoàng mở cửa lại chưa? Và câu trả lời là ngôi cổ tự đã mở cửa trở lại rồi đấy.

4.2. Thời gian lý tưởng tham quan Chùa Ngọc Hoàng

Du khách có thể đến tham quan ngôi cổ tự bất kỳ khi nào mà mình thích. Theo như chia sẻ của nhiều người thì có hai thời điểm lý tưởng để tham quan Chùa Ngọc Hoàng:

Đối với những ai thích không khí đông đúc, nhiều hoạt động thú vị thì có thể ghé chùa vào mỗi ngày mùng 1, ngày rằm, lễ Vu lan hay ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch hàng năm tức ngày vía Ngọc Hoàng. Lúc này du khách rất đông và ngôi chùa cũng có nhiều hoạt động lễ hội để bạn tham gia.

Còn riêng đối với những du khách yêu thích sự yên tĩnh thì có thể ghé chùa vào những ngày thường. Lúc này chùa không quá đông, bạn không cần phải chen chúc vào chùa. Du khách có thể thư thả vãn cảnh và cầu những điều tốt đẹp cho bản thân và mọi người xung quanh.

5. Khám phá kiến trúc độc đáo của Chùa Ngọc Hoàng

Một trong những điểm ấn tượng tạo nên độ nổi tiếng của ngôi chùa đó chính là không gian kiến trúc độc đáo mang đậm nét Trung Hoa.

Ngôi chùa có quy mô tương đối rộng, với lối kiến trúc phần mái lợp ngói âm dương với những chi tiết  trang trí tỉ mỉ uốn cong mềm mại. Tổng thể, ngôi chùa được xây dựng từ gạch men đỏ kết hợp cùng các vật liệu trang trí như gốm sứ, giấy bồi, gỗ tạo nên nét cổ kính cho ngôi chùa.

Chùa Ngọc Hoàng có kết cấu 3 gian gồm tiền điện, trung điện và chánh điện với tín ngưỡng Đạo Giáo hướng trung tâm về Ngọc Hoàng Thượng Đế. Bên cạnh đó, ngôi chùa còn là nơi thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ.

Phía sau ngôi chùa, bạn sẽ còn thấy một ngôi miếu nhỏ thờ Ông Đá. Dạo quanh một vòng ngôi cổ tự, bạn có cơ hội chiêm ngưỡng hơn 300 bức tượng thờ được làm từ giấy bồi vô cùng tinh xảo với đủ kích cỡ và màu sắc.

6. Chùa Ngọc Hoàng “cầu được ước thấy” 6.1. Chùa Ngọc Hoàng cầu con

Chùa Ngọc Hoàng có điện thờ Kim Hoa Thánh Mẫu cùng 12 bà mụ chuyên săn sóc chuyện sinh con đẻ cái nơi hạ giới. Cũng vì lý do này mà nhiều cặp vợ chồng trẻ hay vợ chồng hiếm muộn hay đến chùa dâng hương, lễ để cầu mong chuyện con cái.

Có thể bằng lối sống thiện lành nên nhiều cặp vợ chồng sau khi đến chùa đã có con cái nên từ đấy mà nhiều cặp vợ chồng cũng rủ nhau tới đây cầu con.

Kinh nghiệm của nhiều cặp vợ chồng truyền lại muốn cầu con thì bạn lễ bái trước tượng  Kim Hoa Thánh Mẫu. Sau đó treo vòng chỉ vào tượng bên trái nếu cầu con trai hoặc treo vào bên phải nếu cầu con gái.

Tiếp đến bạn xoa bụng mình 3 cái rồi xoa bụng bức tượng đứa trẻ bên dưới 3 cái rồi lại xoa bụng mình 3 cái. Nếu muốn tăng thêm độ linh nghiệm thì có thể phóng sinh cặp rùa có tên 2 vợ chồng.

6.2. Chùa Ngọc Hoàng cầu duyên

Nếu ở Hà Nội có Chùa Hà thì Sài Gòn có Chùa Ngọc Hoàng là điểm cầu duyên nổi tiếng được người dân và du khách nhất là các bạn trẻ đến đây cầu gặp được ý trung nhân. Muốn cầu tình duyên, du khách tìm đến Tượng Ông Tơ Bà Nguyệt để khấn vái. Bạn chỉ cần dâng hương và đọc tên mình để Ông Tơ Bà Nguyệt soi xét mà ban duyên cho.

6.3. Chùa Ngọc Hoàng cầu sức khỏe, bình an

Bên cạnh cầu duyên, cầu con thì Phước Hải Tự còn là điểm đến quen thuộc để mọi người cùng cầu bình an, sức khỏe cho bản thân mình dùng tất cả mọi người xung quanh. Để cầu sức khỏe, bình an bạn tìm đến điện thờ Phật Dược Sư còn muốn cầu tài lộc, may mắn thì bạn có thể khấn cầu tại điện Thần Tài.

7. Một số khách sạn nổi tiếng gần Chùa Ngọc Hoàng 7.1. Pullman Sài Gòn

Tọa lạc ngay trung tâm Quận 1, Pullman Sài Gòn là một trong những khách sạn 5 sao tốt nhất hiện nay. Khách sạn sở hữu lối thiết kế hiện đại, sang trọng, phong cách phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

Pullman Sài Gòn hiện đang cung cấp 306 phòng nghỉ từ tiêu chuẩn đến cao cấp, 2 nhà hàng, 3 quầy bar đẳng cấp cùng ác dịch vụ và tiện ích giải trí hàng đầu để du khách tự do trải nghiệm.

Hotline: 0943 333 333

7.2. The chúng mìnhie Saigon

Not for use by architects, interior designers or other hotel suppliers without permission from Matthew Shaw

The chúng mìnhie Saigon là một địa chỉ lưu trú lý tưởng để bạn cảm nhận trọn vẹn nhịp sống của thành phố mang tên Bác.

Hotline: 098 247 9999

7.3. Park Hyatt Sài Gòn

Thêm một khách sạn 5 sao quốc tế nữa mà bạn có thể lựa chọn trong hành trình khám phá Sài Gòn của mình là Park Hyatt Sài Gòn. Khách sạn nằm ngay trung tâm nên rất dễ nhận diện và tiếp cận.

Hotline: 025 7777 7777

8. Khám phá ẩm thực Sài Gòn khi tham quan Chùa Ngọc Hoàng 8.1. Cơm tấm Sài Gòn

Nhắc đến những đặc sản của Sài Gòn thì không thể nào bỏ qua món cơm tấm trứ danh. Đến Sài Gòn mà chưa ăn cơm tấm thì quả là chưa cảm nhận hết cái đẹp của thành phố này.

Cơm tấm được làm tựu gạo tấm hạt nhỏ, sợi cơm tơi nhưng khi ăn không bị quá khô. Một dĩa cơm tấm đúng chuẩn Sài Gòn sẽ gồm có cơm, sườn, thêm chả, bì trứng và chút rau hoặc đồ chua. Ngoài ra còn có thêm một chén canh và một chén nước chấm chua ngotj đầy hấp dẫn.

8.2. Hủ tiếu Sài Gòn

Ngoài cơm tấm thì hủ tiếu cũng là một món ăn vô cùng phổ biến với người dân và du khách. Người Sài Gòn có thể ăn hủ tiếu bất kỳ khi nào mà mình thích.

Hủ tiếu ở Sài Gòn có hương vị vô cùng đặc trưng cũng lắm loại để bạn tha hồ lựa chọn từ hủ tiếu mì, hủ tiếu thịt, hủ tiếu xương, hủ tiếu mực cho đến hủ tiếu khô hay hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng. Một lần thưởng thức qua hương vị của tô hủ tiếu Sài gòn, bạn nhất định sẽ khó có thể quên.

8.3. Bánh mì Sài Gòn

Hình ảnh những ổ bánh mì nhiều màu sắc của Sài gòn xuất hiện trên các phương tiện truyền thống chắc hẳn đã quá đỗi quen thuộc rồi phải không nào. Từ lề đường cho đến những nhà hàng sang trọng đâu đâu cũng có bán những ổ bánh mì mang hương vị đặc trưng của Sài Gòn.

Lớp bánh mì giòn rụm, lớp nhân đa dạng từ chả, trứng, heo quay, thịt nướng cho đến hải sản, bò, gà,… và các loại pate béo ngậy, nước sốt đậm đà đã tạo nên một ổ bánh mì hảo hạng làm say lòng thực khách.

9. Các địa điểm du lịch nổi tiếng gần Chùa Ngọc Hoàng 9.1. Chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành được xem là một biểu tượng của du lịch Sài Gòn. Tọa lạc ngay khu vực trung tâm, khu trợ hơn tắm năm tuổi này lúc nào cũng sầm uất, tấp nập người qua lại.

Dạo quanh Chợ Bến Thành, bạn như tìm về với bản sắc văn hóa của thành phố có lịch sử hơn 300 năm tuổi. Nơi đây tập trung các gian hàng bày bán vải vóc, đồ lưu niệm, thực phẩm đậm chất Việt Nam.

9.2. Nhà thờ Đức Bà

Thêm một địa điểm du lịch nổi tiếng gần Chùa Ngọc Hoàng mà bạn có thể kết hợp trong chương trình city tour của mình là Nhà thờ Đức Bà.

Nhà Thờ được xây dựng từ những năm cuối của thế kỷ XIX. Trải qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nhà thờ vẫn giữ nguyên vẹn nét kiến trúc Pháp xưa cũ. Đến tham quan, check – in nhà thờ bạn được hiểu thêm về lịch sử, kiến trúc và nếp sống của người Sài Gòn xưa.

9.3. Dinh Độc Lập

Cách Nhà thờ Đức Bà không xa là Dinh Độc Lập. Trước đây Dinh có tên là Dinh Norodom là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương và sau này là chế độ VNCH. Sau ngày thống nhất, dinh thự được đổi tên thành Dinh Độc Lập như ngày ngay.

Nằm trong khuôn viên xanh mát, dinh thự sở hữu lối kiến trúc giao thoa giữa phương Đông và pHương Tây. Hiện nay, dinh thự còn trưng bày nhiều tư liệu và hiện vật quý về một thời kỳ lịch sử nhiều thăng trầm của dân tộc.

Đến Dinh Độc Lập để tìm hiểu về kiến trúc, lịch sử và hơn hết là thêm tự hào về những trang sử vẻ vang của các thế hệ  cha ông đã chiến đấu để giành lại độc lập, thống nhất đất nước

10. Một số lưu ý khi đi tham quan Chùa Ngọc Hoàng

Chuẩn bị lễ: Trước cổng chùa có bán đồ lễ tuy nhiên chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị lễ ngay từ ở nhà vừa chu đỏa, thể hiện được lòng thành lại tránh những chuyện không hay xảy ra nơi chốn tôn nghiêm. 

Khấn vái: Theo thông lệ cổ để gặp suôn sẻ khi vào chùa bạn nên đốt nến trong đèn bằng dâu ăn từ phía ngoài cổng. Bạn cũng chỉ được phép đốt một cây hương khi vào bên trong chùa.

Dừng đỗ xe: Nếu bạn đến chùa bằng phương tiện như xe máy thì có thể gửi xe trong bãi  đỗ xe gần chùa. Mức giá giữ xe là 5.000 đồng/ lượt.

11. Một vài hình ảnh check – in của du khách tại Chùa Ngọc Hoàng

Đăng bởi: Hoàng Thị Duyên

Từ khoá: Review chùa Ngọc Hoàng linh thiêng giữa lòng Sài Gòn

Cập nhật thông tin chi tiết về Đất Phật Linh Thiêng Bậc Nhất Ở Trung Quốc trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!