Bạn đang xem bài viết Đồ Uống Gì Giúp Trị Nhanh Bệnh Cảm Cúm? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thu nạp đồ uống phù hợp không chỉ giúp giảm các triệu chứng cảm mà còn cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết, phòng và trị bệnh dễ dàng hơn.
Cảm cúm và cảm lạnh thường sẽ tự khỏi trong vòng một, hai tuần mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu trong thời gian này, người bị bệnh thu nạp các loại thực phẩm lành mạnh, hỗ trợ cho quá trình chữa trị thì bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
Thu nạp đồ uống lỏng nhẹ trong thời gian bị bệnh
Uống nhiều nước là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Bởi vì những triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm thông thường như chảy nước mũi và đổ mồ hôi, thường đi kèm với sốt, dễ gây ra tình trạng cơ thể bị mất nước. Điều này có thể xảy ra nếu lượng nước uống của bạn không được tăng cường để bù đắp.
Uống nhiều nước là điều quan trọng để đảm bảo cơ thể được phục hồi nhanh chóng, xua tan bệnh cảm. Uống nước nhiều cũng giúp làm loãng đờm rãi trong mũi, giảm triệu trứng nghẹt, khó thở hay gặp khi bị cảm cúm. Đối với cơ thể, khi được cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp duy trì hoạt động bình thường, qua đó tăng khả năng tự bảo vệ để chống lại cảm cúm hoặc lạnh.
Khi bạn bị cảm lạnh hoặc cúm, uống tối thiểu tám ly nước (250ml/ ly) mỗi ngày. Uống nước hoặc dung dịch lỏng khác (theo gợi ý bên dưới) bất cứ khi nào bạn cảm thấy khát. Lưu ý là mức trên là giới hạn tối đa, không nên uống quá nhiều sẽ gây hiện tượng hạ natri trong máu (lượng muối trong máu quá thấp).
Tùy vào tình trạng, tuổi tác, thời kỳ sẽ có dung lượng nước cần thu nạo tương ứng. Cụ thể, nếu bạn đang khỏe mạnh, sử dụng cơn khát của bạn như một lời nhắc để cơ thể biết đã đến lúc cần uống nước và uống lượng nước vừa đủ. Nếu đang chăm sóc cho một đứa trẻ (khoảng hơn một tuổi), đảm bảo cho chúng uống ít nhất 90-120ml nước mỗi giờ. Trẻ dưới một năm cần ít nhất 30-60 ml nước mỗi giờ. Phụ nữ mang thai nên tăng lượng nước uống của họ, khoảng 10 ly (250ml/ly) mỗi ngày.
Uống gì khi bạn bị cảm cúm?
Nước lọc là chất lỏng tốt nhất khi bạn bị cảm lạnh hoặc cảm cúm vì nó giúp rửa trôi các dịch nhầy nơi cổ họng. Đồ uống nóng cũng là một lựa chọn tốt vì hơi nóng có thể làm giảm sự tắc nghẽn gây ra bởi đờm. Bên cạnh đó, các chất lỏng khác cũng sẽ mang đến sự lựa chọn tốt trong thời gian nhiễm lạnh và cúm bao gồm: Nước ép trái cây, Ginger ale (nước uống có ga hương gừng mua ở siêu thị), trà thảo dược, mật ong và trà chanh (trộn chanh và mật ong với một cốc nước nóng), nước hầm (gà, xương heo…), trà gừng.
Một vài công thức cụ thể gợi ý đến bạn:
Trà gừng quế
Nguyên liệu: 2 thanh quế nhỏ, 30g gừng, 1,2l nước, 100g đường phèn, 20g nhãn nhục, 10 quả táo đỏ
Cách thực hiện: Gừng cạo vỏ, cắt lát. Cho nước, gừng, quế, táo vào nồi, đun sôi rồi hạ lửa đun thêm 10 phút. Vớt táo ra để riêng, lọc lấy nước, bỏ gừng quế. Nấu nước sôi trở lại, cho đường nấu tan, cho táo trở lại, thêm nhãn vào, nấu sôi, tắt lửa.
Lưu ý: Không nên nấu lâu quá nhãn sẽ bị mềm.
Dùng trà gừng quế nóng hoặc lạnh. Nếu muốn dùng món trà này theo phong cách Hàn, bạn chỉ nấu gừng, quế, không cho táo và nhãn nhục. Thay vào đó, bạn cho thêm hạt thông và hồng khô. Tùy ý thích của mỗi người, nấu cách nào cũng mang đến một ly trà thơm đượm vị, ấm nồng.
Nước chanh bạc hà
Nguyên liệu: 1 trái chanh, 3 nhánh bạc hà, 2 muỗng cà phê mật ong, 200ml nước ấm
Thực hiện: Rửa sạch lá bạc hà, cho vào cối nghiền nát, đổ ra ly. Chanh vắt lấy nước cốt. Pha 1/2 nước ấm với mật ong, khuấy tan, cho nước cốt chanh vào, đổ nốt 1/2 nước ấm còn lại vào; đổ hết vào ly nước bạc hà. Khuấy đều và dùng nóng.
Trà chanh gừng mật ong
Nguyên liệu: 1 trái chanh, 2 túi trà thảo mộc, 1 nhánh gừng nhỏ, 2 muỗng cà phê mật ong, 250ml nước
Thực hiện: Gừng cạo vỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng, cho vào nước nấu sôi. Thả túi trà vào, tắt bếp, để 5-10 phút, lấy túi trà ra. Chanh vắt lấy nước cốt. Cho trà gừng vào nước chanh, thêm mật ong vào khuấy đều. Trút trà chanh gừng ra ly, dùng nóng.
Sữa và sản phẩm từ sữa
Nhiều người cho rằng sữa và sản phẩm từ sữa làm gia tăng đờm, gây tình trạng nghẹt tắc và nên tránh dùng khi bị cảm lạnh hoặc cúm. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Do đó, khi bị cảm cúm bạn không cần phải ngừng ăn hoặc uống sữa nếu trước đó cơ thể hấp thụ sữa bình thường.
Những loại thức uống không nên sử dụng trong thời gian bị cảm cúm
Đồ uống chứa cafein
Nên tránh xa đồ uống chứa cafein bởi chúng sẽ gây mất nước, bao gồm: cà phê, nước ngọt, nước tăng lực và trà xanh.
Chất cồn
Rượu cũng là thức uống gây mất nước, do đó bạn nên tránh. Ngoài ra, nó ảnh hưởng đến các chức năng của hệ thống miễn dịch và uống quá nhiều rượu làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng.
Hoàng Trần
7 Món Ăn Trị Sổ Mũi Do Cảm Cúm Cực Hiệu Quả Chúng Ta Nên Áp Dụng Khi Bệnh
Những khi bị sổ mũi vì cảm cúm, bạn chỉ mong sau hết bệnh thật nhanh vì sổ mũi là cảm giác khó chịu nhất khi ốm. Tuy nhiên chỉ uống thuốc thôi sẽ không hiệu quả nhiều đâu, bạn cần thêm vào thực đơn 7 món ăn trị sổ mũi cực kì hiệu quả này hàng ngày để nhanh khỏi hơn nha.
1. Trà gừngUống trà gừng để giúp cơ thể ấm và giảm triệu chứng sổ mũi rất hiệu quả. Chỉ cần pha trà như bình thường, thêm vài lát gừng vào hoặc giã nhuyễn gừng pha cùng trà cũng được. Đây là thức uống mang lại tác dụng tốt nhất đấy.
Trong trà và gừng đều có chứa các vitamin, khoáng chất dồi dào giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Đồng thời, gừng giúp bạn không còn cảm thấy lạnh – một trong những nguyên nhân gây sổ mũi và tinh dầu trong gừng giúp lưu thông đường hô hấp để chúng không còn bị nghẹt, hạn chế đờm chảy ra.
Dùng liên tục trong vòng 3 ngày, các triệu chứng về sổ mũi, viêm mũi sẽ giảm nhanh chóng và bạn không cần phải dựa vào thuốc nữa. Nếu thêm một chút đường nâu vào uống cùng trà sẽ làm tăng tác dụng hơn đấy.
2. Nước chanh sả gừngNgoài trà gừng ra, bạn có thể pha nước chanh kết hợp cùng sả và gừng để làm thức uống trị chứng sổ mũi do cảm rất hiệu quả đấy. Chanh giàu vitamin C rất hiệu quả trong việc giảm sổ mũi, gừng và sả với tinh dầu giúp làm ấm mũi của bạn để chúng không còn khó chịu nữa.
Đầu tiên, sả đập dập, nấu cùng gừng cắt lát, rồi chắt lấy nước, vắt vài trái chanh vào, thêm một chút đường phèn cho dễ uống là bạn có thể dùng giải cảm rồi đó. Nên uống nóng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
3. Nước ấmKhông gì tốt hơn khi uống một ly nước ấm lúc sổ mũi và cảm lạnh. Nước ấm có tác dụng loại bỏ bớt đờm, giảm nhẹ căng thẳng ở vùng niêm mạc hô hấp, đồng thời đẩy đờm ra khỏi thông qua các cơn ho.
Không những vậy, khi uống nước ấm, mũi bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái và dễ thở hơn rất nhiều vì chúng làm giảm tình trạng nghẹt cứng do đờm trong mũi gây ra. Đây là cách thường được dùng nhiều nhất mỗi khi có dấu hiệu của sổ mũi và cảm cúm.
4. Sữa ấmCũng giống như nước ấm, sữa ấm có tác dụng tăng nhiệt độ cơ thể lên, tránh cho bạn quá lạnh khiến mũi bị lạnh và đờn liên tục chảy hoài không dứt.
Bên cạnh đó, các dưỡng chất có trong sữa cũng giúp cơ thể bổ sung thêm dinh dưỡng để có thể chống lại cơn cảm cúm đang hoành hành. Uống sữa ấm cũng là để cơ thể dễ dàng hấp thụ và dễ tiêu hóa hơn vì lúc này người bạn đang rất yếu.
5. Canh củ cải trắng nấu gừngCó vẻ khá lạ khki canh củ cải trắng nấu gừng có thể trị được sổ mũi và giải cảm được đúng không nào. Tuy nhiên đây lại là một cách khá hữu hiệu đấy.
Nguyên liệu cần có gồm 25g gừng thái sợi, 50g củ cải thái lát mỏng, 500ml ml nước. Cho tất cả vào nồi, nấu trong 15 phút, thêm một chút đường nâu để vừa ăn, khuấy đều, khi củ cải chín thì tắt bếp .
Khi bị cảm sổ mũi, mỗi ngày ăn từ 1 đến 2 lần và mỗi lần chỉ ăn khoảng 200ml canh là đủ. Lúc nào thấy đã khỏi bệnh thì ngưng ăn.
6. Cháo gà hoặc canh gàCháo gà hay canh gà đều là hai món ăn luôn được mệnh danh là thuốc chữa cảm sổ mũi mang lại hiệu quả. Ông bà ta từ xưa đến nay mỗi khi bệnh đều nấu canh gà hay cháo gà cho ăn vì nó có tác dụng phòng chống và chữa bệnh cảm tốt.
Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng và y học cho thấy, thịt gà hay món canh gà, cháo gà có chứa hàm lượng axit amin thiết yếu mà cơ thể cần nhằm giúp tăng cường chức năng miễn dịch và chống lại các đợt tấn công của virus cảm. Khi thịt gà đi vào cơ thể xuống đường ruột sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh trong hệ tiêu hóa, từ đó những cơn sổ mũi do cảm lạnh cũng không còn nữa.
7. Cháo bạc hàCháo bạc hà cũng có tác dụng giải cảm, trị sổ mũi rất tốt nhờ vào tinh chất the mát trong bạc hà được đun nóng cùng gạo, khi ăn vào có tác dụng giã mồ hôi, tiêu trừ đờm, thông mũi, mát họng và hết bệnh nhanh chóng.
Chỉ cần dùng một ít lá bạc hà, rửa sạch rồi cắt nhỏ, rồi xay lấy nước. Gạo vo sạch, nấu cháo, khi vừa chín tới thì thêm bạc hà vừa xay vào nấu thêm khoảng 1 phút là có thể cho ra chén và ăn. Một ngày nên ăn 1 lần, khoảng 2 đến 3 ngày sau là cơm sổ mũi cùng cảm cúm của bạn sẽ bay biến hết đấy.
Hi vọng những món ăn này giúp bạn trị dứt điểm cơn sổ mũi của mình nha!
Đăng bởi: Vân Nguyễn
Từ khoá: 7 Món Ăn Trị Sổ Mũi Do Cảm Cúm Cực Hiệu Quả Chúng Ta Nên Áp Dụng Khi Bệnh
Bệnh Cúm Gia Cầm Trên Người: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị
Bệnh cúm gia cầm (Tên khoa học là Avian Influenza) là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim) sau đó lây sang người qua nhiều đường tiếp xúc.
Các triệu chứng: sốt, ho, nhức mỏi cơ bắp, đau đầu, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể từ nhẹ đến nặng. Bệnh có thể trầm trọng đối với trẻ nhỏ, người già và những người có vấn đề về sức khỏe khác avian influenza (AI).
Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gây bệnh trên người được chia 3 nhóm (A, B, C) trong đó nhóm A là phổ biến và một số trong nhóm này có thể phátthành dịch bệnh.
Có rất nhiều chủng virus cúm gia cầm khác nhau. Hầu hết chúng không lây nhiễm cho con người. Nhưng có 4 chủng gây lo ngại trong những năm gần đây:
H5N1 (từ 1997).
H7N9 (từ 2013).
H5N6 (từ 2014).
H5N8 (từ 2023).
Cúm gia cầm do virus cúm gây ra trên gia cầm
Các triệu chứng của cúm gia cầm gần giống với cúm thông thường (ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, người mệt mỏi, chảy nước mắt, da khô nóng,…). Tuy nhiên, điểm khác của cúm gia cầm là các dấu hiệu suy hô hấprõ rệt hơn và thể hiện tùy vào từng giai đoạn của bệnh như sau:
Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 2 – 5 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như giết mổ hay sử dụng các sản phẩm từ gia cầm bị bệnh như thịt, trứng hoặc tiếp tiếp xúc trực tiếp với người đang bị nhiễm bệnh,… Đây là khoảng thời gian virus H5N1 tiềm ẩn trong cơ thể bệnh nhân, chưa phát tác và chưa có dấu hiệu gì, chỉ chờ cơ hội bùng phát.
Giai đoạn khởi phát: Lúc này bệnh nhân sẽ đột ngột bị sốt cao, đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân, thậm chí chán ăn,… Đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo người bệnh sắp bước vào một giai đoạn bùng phát dữ dội của bệnh cúm A H5N1 với nhiều biến chứng phức tạp.
Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn phát ra hoàn toàn những triệu trứng trong thời gian ủ bệnh và giai đoạn khởi phát. Đến lúc này người bệnh mới có thể nhận biết một cách rõ ràng: sốt cao kéo dài có thể bị hôn mê, ho khan, ho có đờm và đau nhức toàn thân dữ dội.
Tiếp xúc trực tiếp đồ dùng: Vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền cúm A H5N1 là chính, virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho người bằng các cơ chế cơ học như qua các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép.
Lây truyền qua không khí: Virus có thể lây truyền qua không khí (ví dụ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm mang bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm)
Qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh: Có thể lây qua đường ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virus,…), lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.
Cúm gia cầm do nhiễm virus
Tổn thương trên hệ thống hô hấp là biến chứng đầu tiên và hay gặp nhất. Các loại vi khuẩn như haemophilus influenzae, liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng… chính là các tác nhân gây bội nhiễm phế quản – phổi. Phần lớn các trường hợp, bệnh nhân tử vong do thiếu oxy nghiêm trọng.
Suy đa tạng: Khi bệnh diễn biến nhanh bệnh nhân có thể bị suy đa tạng, các bộ phận quan trọng như thận, gan, não bị ảnh hưởng. Hệ miễn dịch trở nên suy yếu do số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính giảm mạnh. Do đó người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, thậm chí bị tiêu chảy dẫn đến hạ đường huyết.
Các hội chứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ví dụ như đông máu nội mạch rải rác, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim,… Bệnh nhân cũng có thể bị phù não, viêm màng não lympho.
Các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Không thể chẩn đoán cúm gia cầm chỉ dựa trên các triệu chứng. Để chẩn đoán cúm gia cầm, chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần làm các xét nghiệm sau để xác định virus:
Xét nghiệm bệnh phẩm dịch mũi.
Xét nghiệm bệnh phẩm dịch cổ họng.
Chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương của phổi.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩHãy liên hệ bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu gặp các triệu chứng sau:
Sốt cao liên tục từng cơn và kéo dài, có thể dẫn đến hôn mê.
Đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân.
Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
Tiêu chảy.
Hạ đường huyết.
Nơi khám chữaNếu phát hiện các dấu hiệu nêu trên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện đa khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng.
Khu vực Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện chợ rẫy, Bệnh viện Quân Y 175, Bệnh viện Pháp Việt,…
Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện 108, Bệnh viện E Hà Nội,…
Điều trị chống suy hô hấp bằng cách làm thông đường thở, hút sạch đờm, dãi trong họng, khí quản bệnh nhân, đặt nội khí quản, cho thở oxy, vỗ rung lồng ngực, cho bệnh nhân ho, khạc đờm ra ngoài.
Điều trị chống sốc bằng cách điều chỉnh rối loạn nước và điện giải bảo đảm lượng dịch 70-80% nhu cầu sinh lý, sử dụng các loại dịch truyền: ringer lactat 5%, glucose 5%, natri clorid 0,9%,… Điều trị hạ sốt, giảm bạch cầu hạt. Chăm sóc nâng cao thể trạng để hồi phục sức khỏe sau giai đoạn cấp cứu.
Theo dõi tình hình bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị
Thường xuyên vệ sinh môi trường như tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, phun thuốc cloramin B xung quanh khu vực nhà ở, thậm chí trong từng gia đình.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng hàng ngày.
Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Không ăn tiết canh hoặc thịt các loại gia cầm ốm, bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phải trang bị bảo hộ gồm mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ… sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa virus xâm nhập.
Gia đình trong vùng dịch hoặc có người thân nhiễm cúm gia cầm cũng cần vệ sinh nhà cửa. Đồ dùng bệnh nhân phải được ngâm dung dịch tẩy trùng 20 phút
Advertisement
Đến bệnh viện ngay để khám và điều trị khi có các biểu hiện nghi bị bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho,…
Vệ sinh môi trường chăn nuôi thường xuyên
Nếu có bất kỳ đóng góp nào về nội dung hoặc trải nghiệm của bạn trên webiste chúng tôi vui lòng đánh giá ngay bên dưới để chúng tôi có cơ hội được phục vụ bạn tốt hơn.
Bệnh cảm cúm là gì? Cách điều trị hiệu quả
Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm
Nguồn: CDC, NHS, Everyday Health
Cách Sử Dụng Gừng Chữa Cảm Cúm
Ngậm và nhai một vài lát gừng tươi để giảm các triệu chứng khó chịu của cảm cúm như ngứa cổ, ho, đau họng
Gừng ngoài dùng để làm gia vị còn là vị thuốc quý được sử dụng nhiều trong dân gian.Khicảm lạnh, đau họng, ho hay ngứa cổ bạn chỉ cần gọt vỏ, rửa sạch và thái một miếng gừng nhỏ rồi ngậm từ từ sau đó nhai nhỏ. Khi ăn gừng chú ý nuốt phần nước một cách từ từ để nó thấm vào cổ họng. Bạn cũng có thể nuốt cả phần bã khi đã nhai nát.. Việc này sẽ làm dịu cơn đau họng, khiến cổ họng bạn ấm lên và có thể giảm cơn ho rất nhiều. bạn có thể thực hiện cách này 2 đến 3 lần mỗi ngày cho đến khi cơn đau họng không còn làm phiền đến bạn.
Tuy nhiên gừng khá cay, nồng mùi gia vị và tính ấm nóng, nên nếu ai không chịu được cay, người dị ứng, mẫn cảm vứi gừng thì không nên làm theo cách này.
Một cách khác để dùng gừng tươi giảm các triệu chứng cảm cúm và tốt cho mùa lạnh là thêm vào trong các món ăn. Chúng ta có thể thêm vài nhánh gừng nhỏ vào trong một số món như cá kho hay món gà…Gừng không chỉ giúp làm tăng hương vị hấp dẫn cho món ăn mà tính ấm nóng từ gừng còn hỗ trợ tiêu hóa, làm ấm người và giải cảm.
Nguyên liệu: Gừng tươi 2 củ nhỏ cỡ 10g, 1 nắm lá tía tô, một ít hành lá, gạo, trứng gà.
Cách dùng: Các nguyên liệu trên đem đi rửa sạch và thái nhỏ. Chuẩn bị sẵn một nồi cháo hoa sau đó cho các nguyên liệu đã được sơ chế vào, đảo đều rồi múc ra tô để người bệnh ăn khi còn nóng. Có thể cho thêm vào bát cháo lòng đỏ trứng gà để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho người bệnh.
Trà gừng là thức uống lý tưởng cho những ngày lạnh và khi bị cảm cúm
Nhấm nháp một ly trà gừng nóng là một phương pháp chữa các triệu chứng của cảm lạnh, cảm cúm tại nhà rất đơn giản và phổ biến. Nước trà ấm chứa tinh dầu gừng có thể làm dịu cổ họng bị viêm, hơn nữa với hương vị thơm ngon thì đây là cách làm dịu đi những triệu chứng của cảm cúm như ho, đau họng, hắt hơi.. một cách hiệu quả.
Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên chỉ cần giã nát một củ gừng nhỏ,cho vào một chút nước sôi rồi đậy nắp trong vòng 5 phút để các tinh chất từ gừng có thể lan tỏa. Sau đó bạn có thể cho thêm chút mật ong, hoặc vài lát chanh để có vị dễ uống cũng như tăng cường tính kháng khuẩn. Ngoài ra bạn có thể mua trà gừng dạng túi lọc, hoặc dạng bột được đóng gói sẫn để tiện lợi sử dụng. Bạn chỉ nên uống loại trà này tối đa 3 lần mỗi ngày vì tính nóng của củ gừng có thể khiến dạ dày bạn khó chịu nếu sử dụng quá nhiều.
Ngoài cách pha trà gừng đơn giản ở trên thì bạn cũng có thể biến tấu thêm cho món trà gừng bằng cách cho thêm một vài loại thảo dược vừa thơm ngon lại tốt cho sức khỏe như quế, táo tàu, kỷ tử, cam thảo..
Nguyên liệu: Trà đen túi lọc 1-2 gói, gừng tươi 1 củ, mật ong: 3 thìa cà phê (hoặc bạn cho 1.5 thìa cà phê dường nâu). 1 mẩu nhỏ quế khô. Táo tàu, kỳ tử, cam thảo…
Cách làm: Sơ chế sạch sẽ nguyên liệu. Đun 250ml nước sôi sau đó cho táo, quế, kỷ tử, cam thảo vào đun sôi trong vòng 5-8p. Sau đó cho trà túi lọc và gừng vào rồi tắt bếp. Cho mật ong ở bước cuối cùng, đợi 5p nữa và cho ra cốc và có thể sử dụng.
Thêm gừng giã nhỏ vào nồi nước xông để tinh dầu gừng giúp bạn điều trị các triệu chứng cảm cúm.
Ngoài cách dùng trực tiếp gừng tươi, pha trà gừng thì xông hơi cũng là một cách phổ biến mà dân gian hay dùng để chữa các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm. Tinh dầu gừng được hít vào khi xông sẽ khiến cơ thể cảm thấy thoải mái và giúp giải cảm một cách hiệu quả.
Nguyên liệu: gừng củ ,lá chanh, lá sả, vỏ bưởi, hương nhu, ngải cứu, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, lá nghệ,… bạn có thể dùng một vài loại hoặc tất cả các loại trên kết hợp
Cách làm: Rửa sạch các nguyên liệu, Vò các loại lá và đập nát các củ rồi cho vào nồi nước. Nấu sôi, vặn lửa nhỏ chờ sôi thêm 10-15p để các tinh dầu có thể lan tỏa tốt hơn. Đặt nồi nước xông trước mặt, trùm chăn kín rồi từ từ mở hé vung nồi cho hơi nước thoát ra, sao cho độ nóng vừa ở mức chịu đựng được và tránh bị bỏng. Hít thở mạnh và sâu để hương tinh dầu vào sâu trong phế nang.
Hiện nay các viên uống chứa chiết xuất từ gừng được sản xuất và sử dụng rộng rãi
Vì gừng có rất nhiều lợi ích dối với sức khỏe nên hiện nay gừng được sản xuất thành kẹo nhai, viên ngậm, thuốc siro hay viên nang chứa các chiết xuất từ gừng và được sử dụng rộng rãi vì tính tiện lợi và đảm bảo.
Khi trời trở lạnh bạn có thể uống bổ sung các viên thực phẩm chức năng chứa chiết xuất từ gừng để phòng ngừa cảm cúm. Hơn nữa khi cảm cúm bạn cũng có thể uống thêm các loại thực phẩm chức năng này vì gừng có thể kích thích hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể bạn chống chọi tốt hơn trước vi khuẩn, virus gây các bệnh lên đường hô hấp
Advertisement
Tuy nhiên bạn nên dùng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, không tự ý sử dụng, vừa không có hiệu quả tốt trong chữa bệnh và có thể đem lại những phản ứng phụ không mong muốn.
Mong rằng qua bài viết trên bạn có thể tận dùng gừng tươi, các thực phẩm chức năng từ gừng để hỗ trợ chữa các triệu chứng cảm cúm, giúp nhanh chóng khỏi bệnh và tăng cường sức khỏe.
Các sản phẩm có chứa gừng tại nhà thuốc An Khang
20 gói x 2g
/Hộp
36.940₫-10%
-10%
Hộp 500 viên
Hộp 10 gói x 3g
Hộp 3 vỉ x 10 viên
Bệnh Chàm Là Gì? Kiêng Gì Và Ăn Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh Nhất?
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm còn có tên gọi khoa học là Eczema ý chỉ những tổn thương là mụn nước. Trong dân gian, người ta còn gọi bệnh này bằng cái tên là chàm tổ đỉa, do vì chúng thường lặp đi lặp lại nhiều lần khiến da sần sùi, đi kèm những lỗ hút sâu rỉ nước vàng như mồm con đỉa.
Theo khoa học, chàm là bệnh lý viêm da cấp và mãn tính diễn biến phức tạp và xảy ra ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Một số đối tượng dễ mắc chàm như:
Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu.
Trẻ chơi trong môi trường bẩn, không vệ sinh sạch sẽ.
Các đối tượng thường xuyên phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa.
Người nhạy cảm với thời tiết và dễ bị kích ứng khi có tác động từ bên ngoài
Có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh chàm da cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh này
Người bị bệnh chàm kiêng ăn gì? Kiêng hải sảnCác loại hải sản như: Tôm, cua, mực, ghẹ,.. là những thực phẩm người bị chàm nên kiêng ăn đầu tiên. Trong những loại hải sản này chứa nhiều đạm dễ khiến hệ miễn dịch hiểu lầm là tác nhân có hại, từ đó khiến cơ thể sản sinh histamin – một chất gây hiện tượng nổi mẩn đỏ và ngứa trên da.
Kiêng nội tạng động vậtNội tạng động vật chứa nhiều chất béo không bão hòa, gây áp lực lên các cơ quan nội tạng của cơ thể ảnh hưởng đến quá trình thải độc của gan. Từ đó, làm những tổn thương da trở nên trầm trọng hơn. Đồng thời, tình trạng viêm ngứa sẽ lan rộng hơn.
Kiêng thịt gàThịt gà là thức ăn không những người bị chàm nên kiêng mà cả những người đang có bệnh lý khác về da cũng nên kiêng ăn. Bởi vì thịt gà làm cho vết thương dễ bị thâm sẹo về sau.
Hơn nữa thịt gà còn khiến người bị chàm bị ngứa ngáy, bứt rứt dẫn đến người bệnh sẽ dùng tay gãi nhiều gây xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, làm nhiễm trùng da.
Kiêng thức ăn cay nóng, dầu mỡThức ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến kích thích tuyến bã nhờn hoạt động từ đó gây bít tắc lỗ chân lông. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng viêm nặng hơn.
Kiêng thực phẩm nhiều đường, muốiTiêu thụ nhiều thực phẩm chứa đường sẽ khiến đường huyết tăng, gây hiện tượng quá mẫn khiến các dị ứng bị kích thích mạnh hơn. Các vết mụn nước sẽ nổi lên nhiều hơn và chảy dịch vàng làm chậm quá trình phục hồi da.
Trong khi đó, các thực phẩm chứa nhiều muối sẽ làm kích thích dây thần kinh ngoại biên khiến tình trạng ngứa ngáy tăng nhiều hơn. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều muối cũng làm gan khó đào thải hết độc tố từ đó làm nổi nhiều mẩn đỏ
Kiêng thực phẩm chế biến sẵnTiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, bánh mì, lạp xưởng,… sẽ làm tăng lượng đạm và khoáng chất trong cơ thể. Những điều này sẽ làm kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng nặng hơn.
Kiêng sữa và sản phẩm từ sữaTiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn như: xúc xích, bánh mì, lạp xưởng,… sẽ làm tăng lượng đạm và khoáng chất trong cơ thể. Những điều này sẽ làm kích thích phản ứng viêm khiến tình trạng nặng hơn.
Kiêng đồ uống có cồn và chất kích thíchĐồ uống có cồn và chất kích thích sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, làm đường ruột bị tổn thương. Sức đề kháng cũng theo đó mà suy giảm gây nên tình trạng bệnh kéo dài.
Người bị bệnh chàm nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitaminVitamin A
Những thực phẩm giàu vitamin rất tốt cho người bị bệnh chàm. Vitamin A có tác dụng hạn chế quá trình viêm, tăng sản xuất kháng thể giúp củng cố hệ thống miễn dịch và đẩy lùi bệnh nhanh hơn. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: Cà rốt, đu đủ, dưa hấu đỏ,…
Vitamin B
Vitamin B giúp phát triển quá trình trao đổi chất, tăng phân chia và phát triển tế bào đặc biệt là tế bào da. Cung cấp đầy đủ vitamin sẽ khiến quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin B như: Chuối, bơ, cà chua, bí đỏ,…
Vitamin C
Vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, tái tạo collagen, giúp các vết sẹo nhanh lành từ đó làm bệnh nhanh thuyên giảm hơn. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Ổi, kiwi, chanh, cam,…
Vitamin E
Vitamin E giúp chống oxy hóa, bảo vệ da trước các tác nhân gây bệnh đồng thời dưỡng ẩm làm mềm da. Bạn có thể bổ sung vitamin này qua các thực phẩm như: Hạt hướng dương, giá đỗ,…
Thực phẩm giàu Omega-3Các loại thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm: Cá hồi, cá chép, cá ngừ,… có khả năng giảm viêm, giảm ngứa và giảm nổi mụn nhọt giúp tăng cường phục hồi da.
Advertisement
giúp kiểm soát dầu nhờn trên da – một yếu tố làm bệnh chàm nghiêm trọng hơn.
Thực phẩm giàu kẽmKẽm có tác dụng sản sinh tế bào mới, giúp phục hồi các thương tổn trên da. Ngoài ra, kẽm còn tăng cường hệ miễn dịch từ đó giúp bệnh mau khỏi hơn. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm như: Bột yến mạch, hạt bí,…
Vừa rồi, chúng tôi vừa giới thiệu sơ lược về bệnh chàm cũng như cách ăn uống như thế nào để hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Hy vọng bạn đã có được thêm nhiều thông tin hữu ích qua bài viết.
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng Thuốc dân tộc
Chọn mua các loại sữa tắm tại chúng tôi để làm sạch cơ thể:
Tâm Bệnh Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Điều Trị Tâm Bệnh
4. Kế hoạch điều trị tại nhà
===
☎ Gọi tư vấn và hẹn khám Bác sĩ: 19001246
1. Nguyên nhân dẫn đến tâm bệnh
– Ngược đãi trong quá khứ, tuổi thơ bị bỏ bê
– Bị cách ly với xã hội, cô độc
– Sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn
– Mất người thân
– …
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
2. Dấu hiệu tâm bệnh
– Cảm thấy buồn, suy sụp
– Luôn có cảm giác sợ hãi, lo lắng hoặc mang trong người cảm giác tội lỗi
– Tâm trạng thay đổi thất thường: tăng cao hoặc giảm thấp
– Tự xa rời thực tế, ảo giác, hoang tưởng
– Không thể tự đương đầu với stress, không tự giải quyết các vấn đề hàng ngày
– Mất khả năng kết nối với những người xung quanh
– Có thể nghiện rượu hoặc bia
– Rối loạn hoạt động tình dục
– Hay nóng giận, có thái độ thù địch, thô bạo
– Có đôi khi, triệu chứng của tâm bệnh lại xuất hiện dưới dạng bệnh thực thể: đau dạ dày, đau lưng, đau đầu, hoặc những cơn đau khắp người.
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
3. Điều trị tâm bệnh
Việc điều trị phụ thuộc vào dạng tâm bệnh bạn đang có. Trong một vài trường hợp, điều trị phối hợp là tốt nhất dành cho bệnh nhân.
Đội ngũ giúp bạn cùng vượt qua tâm bệnh bao gồm:
– Gia đình
– Đồng nghiệp, bạn bè
Khi chọn bác sĩ tâm lý, bạn nên cảm thấy hoàn toàn thoải mái và tin rằng bác sĩ sẽ lắng nghe và thấu hiểu những gì bạn chia sẻ. Đó là điều quan trọng giúp bác sĩ có thể hiểu được cuộc sống của bạn và định hình bạn là ai, cách bạn sống như thế nào. Hotline gặp bác sĩ tư vấn 0886006167
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
4. Kế hoạch điều trị tại nhà
Trong một vài trường hợp, tâm bệnh không thể chữa khỏi nếu bạn không nhờ đến sự can thiệp y tế. Bên cạnh đó, bạn cũng nên xây dựng cho mình 1 kế hoạch điều trị tại nhà:
– Tráng tuyệt đối rượu hoăc các chất có cồn và chất gây nghiện: Sử dụng rượu bia, và các chất kích thích gây khó khăn rất nhiều cho quá trình điều trị. Nếu bạn đang bị nghiện, và không thể tự cai một mình, bạn nên chia sẻ cùng bác sĩ để nhận sự giúp đỡ
– Sống lành mạnh, tích cực: Tập thể thao sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng của trầm cảm, stress, rối loạn lo âu. Có thể làm bất cứ việc gì bạn thích: đi bộ, bơi lội, làm vườn, …
– Không đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào khi bạn đang có triệu chứng tâm bệnh
– Suy nghĩ tích cực: tập trung vào những việc tích cực, giúp cho cuộc sống bạn tốt hơn và cải thiện sức khỏe. Cố gắng để sự việc diễn tiến theo đúng những gì nó đáng phải xảy ra. Sử dụng các kỹ năng kiểm soát stress như thư giãn, rất hiệu quả
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
5. Bác sĩ điều trị tâm bệnh
Bác sĩ tại 3 Thành Phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
✈ Thành Phố Hồ Chí Minh: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10
2.Bác sĩ Nguyễn Thi Phú Bệnh Viện Đại Học Y Dược HCM. Điện thoại: 08 8600 6167
3.Bác sĩ Lê Duy Trung tâm Pháp Y Tâm thần TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08 8600 6167
1.Thạc sĩ – Bác sĩ Nguyễn Viết Chung Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Điện thoại: 024 7305 0022
✈ Thành Phố Đà Nẵng: Số 14, Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu
2. Bác sĩ Phan Đình Huệ Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng Điện thoại: 08 8600 6167
==
☎ Gọi điện tư vấn với Bác sĩ: 19001246
⌨ Tư vấn qua CHAT FACEBOOK
Biên tập nội dung : BS Phượng Phạm
HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG
BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246
(Liên lạc qua điện thoại, trước khi đến trực tiếp cơ quan y tế, để tránh lây nhiễm Covid-19)
Cập nhật thông tin chi tiết về Đồ Uống Gì Giúp Trị Nhanh Bệnh Cảm Cúm? trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!