Bạn đang xem bài viết Đứng Tim Với Lễ Hội Thaipusam Ở Malaysia được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với nhiều nghi thức có phần rùng rợn, lễ hội Thaipusam ở Malaysia sẽ thử thách lòng gan dạ, sự tò mò của mọi du khách. Nếu muốn trải nghiệm, chứng kiến những nghi lễ kỳ lạ bạn có thể chọn một tour du lịch Malaysia trọng dịp đầu năm.
Lễ hội Thaipusam được tổ chức thường niên hằng năm, chủ yếu ở các quốc gia có phần lớn cộng đồng Taimil theo đạo Hindu. Ở Châu Á, ngoài Malaysia còn có Singapore cũng tổ chức lễ hội này. Vào mỗi dịp lễ hội Thaipusam ở Malaysia thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế. chung.
Khám phá lễ hội Thaipusam ở Malaysia Ý nghĩa lễ hội ThaipusamKhám phá lễ hội Thaipusam ở Malaysia
Lễ hội Thaipusam là một nét độc đáo trong văn hóa của những tín đồ Hindu giáo nói riêng và người dân Malaysia nói chung. Lễ hội nhằm tôn vinh thần Murugan – vị thần tượng trưng cho đức hạnh, tuổi trẻ và sức mạnh, chống lại cái ác trong đạo Hindu.
Các hoạt động tại lễ hội Thaipusam ở Malaysia Ăn kiêng nghiêm ngặt 48 ngày trước lễ hộiVới các tín đồ theo đạo Hindu việc ăn chay trước lễ hội Thaipusam là một việc vô cùng quan trọng. Quá trình ăn chay diễn ra trước ngày lễ hội 48 ngày và được thực hiện nghiêm ngặt. Mỗi ngày các tín đồ chỉ ăn một bữa chay. Cùng với đó, họ phải kiêng uống rượu, không quan hệ tình dục, tắm bằng nước lạnh, ngủ trên sàn nhà và thường xuyên cầu nguyện.
Các hoạt động hành xác rùng rợn trong lễ hội ThaipusamLễ hội Thaipusam ở Malaysia diễn ra vào tháng Tamil theo lịch Thái, khoảng đầu tháng hai hàng năm. Điều đặc biệt của lễ hội Thaipusam là các hoạt động trong lễ hội là những màn hành xác rung rợn, xiên vật sắc nhọn trên cơ thể, móc sắt móc vào da, đi trên đinh…
Các hoạt động hành xác được nhiều người thực hiện trong lễ hội Thaipusam
Những người tham gia hầu như không có cảm giác về sự đau đớn. Họ tin rằng đây là cách để minh chứng sự trong sạch, đức hạnh, và gột rửa tội lỗi của bản thân.
Những hoạt động hành xác này khiến nhiều du khách sợ hãi, đứng tim
Cũng bởi hoạt động này, lễ hội Thaipusam ở Malaysia được nhiều người xếp vào hàng những lễ hội kinh dị nhất trong năm. Dĩ nhiên, các hoạt động hành xác trong lễ hội này cũng không dành cho những người yếu tim.
Nếu bạn du du lịch Malaysia trong dịp này, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều cung bậc cảm xúc: kinh sợ, rùng rợn sau đó là thán phục.
Lễ rước nước kavadiMột hoạt động thú vị không kém trong lễ hội Thaipusam ở Malaysia là lễ rước nước kavadi. Các tín đồ đều thực hiện hoạt động rước này tới đền thờ của thần Murugan.
Kavadi phổ biến nhất là một bình sữa được trang trí
Có nhiều loại kavadi khác nhau. Loại đơn giản nhất là một bình sữa, được những người rước đội lên đầu và giữ bằng hai tay.
Các loại kavadi với chi tiết phức tạp
Những loại kavadi phức tạp hơn có thể làm bằng thép, gỗ vác trên vai, cõng trên lưng. Thậm chí, loại kavadi phức tạp nhất còn được trang hoàng đủ màu sắc và lớn như một chiếc bàn thờ.
Động Batu
Ở thủ đô Kuala Lumpur, những tín đồ sẽ rước kavadi hành hương đến động Batu ở Selangor. Sau đó họ vượt qua 272 bậc thang đến cửa hang lớn và đặt kavadi dưới chân tượng thần. Mỗi năm, có tới hơn 1 triệu tín đồ Hindu tập trung trước động Batu.
Tuy đáng sợ và có phần rùng rợn nhưng lễ hội Thaipusam ở Malaysia vẫn thu hút rất đông du khách. Nếu có dịp đến du lịch Malaysia dịp đầu năm hãy thử tham dự lễ hội này để thấy một nét đặc sắc của văn hóa Hindu.
Đăng bởi: Hương Nguyễn
Từ khoá: Đứng tim với lễ hội Thaipusam ở Malaysia
Du Lịch Hà Giang Với Những Lễ Hội Độc Đáo Nhất
Hành trình Du lịch Hà Giang không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ mà còn vì những lễ hội Hà Giangđặc sắc, độc đáo đầy huyền bí. Đi Tour Hà Giang mà không khám phá, tham gia vào những lễ hội này thì quả là một thiếu sót.
Chợ tình Khâu VaiChợ Khâu Vai, nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Chợ tình Khâu vai còn được biết đến với cái tên gọi chợ tình Phong Lưu. Phiên chợ này có lịch sử gần 100 năm và được tổ chức hàng năm vào ngày 27 tháng 3 Âm lịch.
Tham gia vào chợ tình Khâu Vai, du khách tour du lịch Hà Giang sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng náo nhiệt của lễ hội, đắm chìm trong tiếng đàn môi tâm tình gọi bạn cùng tiếng khèn Mông, lời hát đối đáp tỏ tình của các chàng trai, cô gái Mông, Nùng, Tày…
Chợ tình Khâu Vai là nơi mà các cặp trai gái tìm đến nhau, bao gồm cả những cặp đôi yêu nhau mà không đến được với nhau sau một hoặc nhiều năm xa cách, những người lận đận đường tình duyên, tình duyên trắc trở hay vì nhiều lý do mà không đến được với nhau. Mỗi người một hoàn cảnh. Vào đúng ngày chợ tình này, họ lại hẹn nhau để đến đây tâm sự, ôn lại chuyện xưa cũ. Tại đây, nhiều đôi vợ chồng cùng đến với nhau rồi tách ra tìm người tình cũ. Những cặp vợ chồng này không hề ghen tuông mà tôn trọng lẫn nhau, coi đó là trách nhiệm, sự thiêng liêng đối với đời sống tinh thần của nhau. Ngoài nội dung truyền thống trên, ngày nay lễ hội chợ tình còn thu hút rất nhiều du khách, thanh niên nam nữ thuộc các dân tộc trong vùng đến vui xuân đồng thời cũng là để tìm bạn tình cho mình. Rất nhiều cặp nam nữ đã nên duyên từ phiên chợ độc đáo này.
Chợ tình được chia làm hai phần, phần lễ và phần hội.
Ở phần lễ, già làng sẽ cùng các đại diện chính quyền dâng hương khai hội, dâng lễ lên miếu Ông, miếu Bà để tỏ lòng thành kính cùng sự biết ơn công lao khai khẩn vùng đất khâu vai của người xưa, đồng thời tôn vinh tình yêu đôi lứa thiêng liêng, trong sáng.
Đến phần hội là lúc khách du lịch hà Giang có thể tận hưởng không khí vui tươi, náo nhiệt của lễ hội. Các hoạt động ca hát, văn hóa, trò chơi được tổ chức để các đôi trai gái có thể tham gia.
Lễ hội nhảy lửaLửa trong đời sống tâm linh con người luôn có một ý nghĩa nhất định. Và trong đời sống của những người dân tộc vùng Hà Giang cũng không ngoại lệ. Một trong những lễ hội thể hiện rõ ý nghĩa của ngọn lửa nhất phải kể đến lễ hội Nhảy Lửa của người Pà Thẻn.
Lễ hội Nhảy Lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết bắt đầu bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất, lạnh nhất của mùa đông. Nếu bạn muốn tham gia lễ hội đặc sắc này thì hãy đăng ký ngay một tour Hà Giang từ Hà Nội vào thời điểm này trong năm.
Lửa trong tâm linh của người Pà Thẻn có ý nghĩa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu kết thúc và cầu thân linh phù hộ cho gia đình an khang, thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Chắc chắn trong các lễ hội của người dân tộc vùng cao, không thể thiếu được sự có mặt của các thầy mo. Trước khi bắt đầu lễ hội, các thầy mo sẽ phải làm lễ cầu thần linh. Thời gian làm lễ kéo dài từ 1 cho đến 2 tiếng trước khi lễ hội diễn ra.
Lễ vật bày lên thần của người Pà Thẻn chỉ là đồ cúng tượng trưng cây nhà lá vườn. Địa điểm diễn ra hoạt động nhảy lửa là một bãi đất trống cùng các nhạc cụ và quan trọng nhất là bài cúng mời thần về. Thầy cũng sẽ tụng bài cúng suốt 5 – 7 tiếng để mời thần linh về và ban sức mạnh cho các thanh niên trong làng – được gọi là những “nghệ nhân nhảy lửa” – giúp họ nhảy trên than hồng cháy rực mà không bị bỏng rát, đau đớn, không cháy quần áo như được “nhập đồng” vậy. Đây cũng chính là điểm đặc biệt và mà mị thu hút khách du lịch đến với lễ hội này.
Lễ hội cấp sắcĐây là lễ hội quan trọng của người Dao, đặc biệt là với người đàn ông bởi đây là dấu mốc cực kỳ quan trọng trong đời mỗi người đàn ông. Dù đã lớn tuổi hay đã già mà chưa làm lễ cấp sắc thì vẫn bị coi là trẻ con. Người đã qua cấp sắc thì dù nhỏ tuổi vẫn được coi là người trưởng thành và được tham gia các việc quan trọng của làng, làm các việc phụ giúp thầy cúng hoặc các lễ cúng bái. Đối với người dao, lễ cấp sắc có ý nghĩa quan trọng trải qua lễ cấp sắc mới phân biệt được phải trái, có tâm , có đức. Sau này khi ra đi mới được đoàn tụ với tổ tiên.
Lễ hội Cấp Sắc không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo mà còn có ý cao về mặt giáo dục, hướng con người theo điều hay lẽ phải tránh xa cái ác. Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 11 đến tháng Giêng hàng năm tại Quản Bạ, Hà Giang.
Lễ hội Cầu TrăngNếu người Kinh có dịp Trung Thu thì dân tộc Tày ở huyện Bắc Mê, Hà Giang có tục cầu Trăng.
Đây là lễ hội đón mẹ Trăng và 12 nàng tiên xuống đón tết Trung Thu với ý nghĩa cầu cho mùa màng bội thu, mua thuận gió hòa, bình an và may mắn. Lễ hội thường được tổ chức vào đêm 14/8 Âm lịch hàng năm với các nghi lễ cúng thần xin phép tổ chức lễ hội vào đêm hôm sau. Đến với lễ hội, du khách Tour Hà Giang 3 ngày 2 đêm không chỉ được nghe những làn điệu dân ca, tham gia những trò chơi dân gian mà còn được thưởng thức những món ăn truyền thống đậm bản sắc văn hóa của người Tày như cơm lam, rau rừng, xôi ngũ sắc.
(Nguồn ảnh: Kỳ Nghỉ Đông Dương và các nguồn sưu tầm khác. Nếu bạn là tác giả ảnh, vui lòng liên hệ với website chúng tôi. Xin cảm ơn!)
Đăng bởi: Hoài Phạm
Từ khoá: Du lịch Hà Giang với những lễ hội độc đáo nhất
Những Lễ Hội Cực Kì “Hút Khách” Ở Chicago
Để không bị ngỡ ngàng với sự mới lạ nơi mình sắp đặt chân, thông thường chúng ta sẽ tìm hiểu trước về những điểm đến, những món ăn, cách thức đi lại và nghỉ ngơi như thế nào. Bên cạnh những vấn đề nổi trội này thì các lễ hội cũng được nhiều người quan tâm. Một số du khách mua vé máy bay đi Chicago để được tham gia và chiêm ngưỡng những nét độc đáo của các lễ hội nổi tiếng nơi đây, hoặc để tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa Houston tại xứ sở cờ hoa lừng lẫy.
Cùng khám phá những lễ hội đình đám tại thành phố Chicago
1. Lễ hội Grant Park Music
Khách du lịch nếu đã quen với lễ hội này ở Chicago thì sẽ rất mong đợi nó với sự hồ hởi. Lễ hội là một sự kiện âm nhạc rất lớn của người dân thành phố Chicago cũng như những người yêu âm nhạc khắp nơi tụ hội về.
Cả không gian buổi lễ hội Grant Park Music được trang trí hoành tráng và lung linh với phần âm thanh sống động. Điểm thu hút lớn nhất của lễ hội này là sự xuất hiện của các nghệ sĩ âm nhạc hàng đầu thế giới. Khỏi phải nói không khí đêm nhạc diễn ra hào hứng và vui vẻ như thế nào.
Quá lôi cuốn như vậy, thật không ngoa khi nói rằng, lễ hội Grant Park Music là một trong những động lực thôi thúc chúng ta tìm mua vé máy bay đi Chicago để đến đây “tận mục sở thị”.
Tại lễ hội Grant Park Music, có rất nhiều ngôi sao đình đám biểu diễn
2. Liên hoan âm nhạc Chicago
Khách du lịch muốn tham gia vào buổi lễ liên hoan đều không tốn tiền vé vào cổng hay bất kỳ chi phí nào. Ngược lại, bạn còn được chào đón nồng nhiệt với những màn biểu diễn khuấy động không khí đến mức những buồn phiền tan biến hết.
Liên hoan âm nhạc Chicago thu hút đông đảo người tham gia
3. Lễ hội Lollapalooza
Đây cũng là một lễ hội âm nhạc nổi tiếng diễn ra thường xuyên vào mỗi năm ở thành phố Chicago. Lễ hội Lollapalooza được tổ chức lần đầu tiên là vào năm 1991 và bắt đầu từ năm 2003 đến nay nó ngày càng được biết đến rộng rãi, trở thành một sự kiện được mong đợi nhiều nhất ở Chicago hay cả nước Mỹ.
Với thời gian diễn ra tận 3 ngày, lễ hội này thu hút không chỉ các tín đồ âm nhạc trong nước mà còn khiến du khách nóng lòng muốn đến tham gia để thưởng thức những màn biểu diễn bậc nhất đến từ những nghệ sĩ lừng danh. Các nghệ sĩ biểu diễn những tiết mục đa dạng từ alternative rock cho đến heavy metal, punk rock và hip hop, cùng vũ đạo sôi động khiến người xem thích thú và bị cuốn theo không khí tưng bưng này.
Vì lễ hội kéo dài nhiều ngày, bạn có thể tranh thủ bất kỳ lúc nào trong thời gian tổ chức của sự kiện để tham gia, hòa mình vào không gian bữa tiệc vừa thỏa mãn phần nghe, vừa hoàn hảo ở phần nhìn này. Đó là sẽ một trải nghiệm đáng nhớ tại thành phố Chicago.
4. Lễ hội Jazz Chicago
Lễ hội này được biết đến phổ biến hơn với tên tiếng Anh “Chicago Jazz Festival”, thường diễn ra vào ngày lễ kỉ niệm lao động của thành phố Chicago. Nó thu hút đông đảo những người đam mê dòng nhạc jazz sôi động hoặc thích thú với không khí hào hởi của sự sôi động tràn trề sức trẻ.
Người dân thành Chicago hào hứng với không khí tái diễn một quá khứ hào hùng của thành phố mình, xem lễ hội này là một thời khắc quan trọng, cũng không kém phần thiêng liêng. Tuy là hồi tưởng về quá khứ nhưng người dân nơi đây đón chào lễ hội Jazz Chicago với tâm thế vô cùng vui vẻ, không khí tươi mới và không hề buồn chán.
Mặc dù không gian tổ chức chỉ gói gọn ở quy mô nhỏ như bãi cỏ rộng trong công viên Millennium hoặc tại trung tâm văn hóa Chicago, tuy nhiên sức hút của lễ hội nhạc jazz này chưa bao giờ giảm xuống.
Sân khấu hoành tráng của Chicago Jazz Festival
Đặt vé máy bay đi Chicago
Cùng với việc tìm hiểu về các ngày lễ hội, những nét văn hóa của thành phố Chicago thì hẳn bạn cũng đang băn khoăn về vé máy bay đến đó. Hãy yên tâm với dịch vụ chất lượng của hãng Korean Air. Và nếu bạn đang quan tâm đến vé máy bay đi Chicago của hãng Korean Air có thể liên hệ với chúng tôi, bạn sẽ được hỗ trợ tận tình.
Đăng bởi: Trần Tú
Từ khoá: Những lễ hội cực kì “hút khách” ở Chicago
Những Lễ Hội Đặc Sắc Ở Phượng Hoàng Cổ Trấn
Không chỉ nổi tiếng bởi khung cảnh yên bình, thơ mộng tựa chốn tiên cảnh mà mảnh đất này còn có những giá trị văn hóa, phong tục của người dân nơi đây với những nét đẹp độc lạ, những truyền thống văn hóa lâu đời hay những lễ hội ở Phượng Hoàng cổ trấn khiến nhiều du khách tò mò, trải nghiệm, khám phá.
Tỉnh Hồ Nam Trung Quốc nổi tiếng với rất nhiều danh lam thắng cảnh, từ vẻ đẹp phố phường náo nhiệt đến núi rừng kỳ vỹ. Nếu đã đặt chân đến vùng đất này thì không thể nào bỏ qua địa danh Phượng Hoàng Cổ Trấn với những nét văn hóa đặc sắc hay những lễ hội của các dân tộc nổi bật là dân tộc Miêu.
1. Những lễ hội đặc sắc ở Phượng Hoàng cổ trấn của người MiêuMỗi năm, thị trấn cổ Phượng Hoàng lại trở nên náo nhiệt với hai lễ hội lớn của người Miêu. Đó là hội đua thuyền Rồng và hội Khiêu Hoa (跳花节), với nhiều hoạt động truyền thống đặc biệt như lễ tế trời, múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, bắn tên, diễu hành,…
1.1 Lễ Khiêu HoaLễ hội Khiêu Hoa (Tiaohua hoặc Tiao Hua Po) (跳花节) là một lễ hội truyền thống của người Miêu được tổ chức lần đầu từ năm thứ 15 của vua Càn Long (1750). Tới nay lễ hội đã tổ chức được 67 lần. Vào ngày này, người Miêu sẽ cùng tập trung để ăn mừng ngày thứ 5 của tháng 2 âm lịch. Tuy nhiên thời gian chính thức của lễ hội tại từng vùng cũng có thể sẽ khác nhau. Lễ Khiêu Hoa thường được tổ chức vào tháng 5 dương lịch hàng năm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Lễ Khiêu Hoa (Ảnh: sưu tầm)
Lễ Khiêu Hoa (Ảnh: sưu tầm)
Vào dịp hội Khiêu Hoa, ở Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ có rất nhiều hoạt động truyền thống đặc biệt như lễ tế trời, múa sạp, chọi trâu, đua ngựa, đấu vật, bắn tên, diễu hành,… Và đặc biệt không thể thiếu được những tiết mục múa trên nền nhạc truyền thống.
Đến cổ trấn những ngày này, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội nơi đây (Ảnh: sưu tầm)
Du khách tới Phượng Hoàng Cổ Trấn vào tiết Khiêu Hoa có thể thuê một bộ đồ trang phục người Miêu để cùng hòa vui với không khí lễ hội cùng đoàn diễu hành. Nếu muốn chiêm ngưỡng lễ thành hôn truyền thống của người Miêu, du khách hãy tới bên bờ sông Đà Giang để ngắm những chiếc thuyền hoa đang chở đôi tân lang, tân nương.
1.2 Hội đua thuyền RồngĐua thuyền Rồng là một hoạt động truyền thống diễn ra vào tháng 6 hàng năm tại Phượng Hoàng Cổ Trấn với sự tham gia của người Miêu sinh sống trong trấn cũng như từ các bản làng gần đó. Một điều đặc biệt là các tay đua thuyền sẽ phải vừa đứng vừa chèo thuyền trong khi hoàn thành một chặng đua dài khoảng 400m trong vòng 2 phút.
Hội đua thuyền Rồng (Ảnh: sưu tầm)
Sau cuộc đua thuyền, ban tổ chức lễ hội còn mở thêm một cuộc thi bơi lội và bắt vịt trên sông để tăng thêm sự hấp dẫn cho người tham dự. Thi bắt vịt là một môn thể thao gần như chưa từng thấy ở nơi nào khác, nhưng hoạt động này từng xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết “Thị trấn Vùng biên” của nhà văn Thẩm Tòng Văn. Ông là một trong những nhà văn vô cùng nổi danh tại Trung Quốc và là người gốc Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Cuộc đua diễn ra sôi nổi, khốc liệt (Ảnh: sưu tầm)
Cuộc đua diễn ra sôi nổi, khốc liệt (Ảnh: sưu tầm)
Để quan sát lễ hội đua thuyền Rồng, du khách có thể đứng ở ven bờ sông Đà Giang hoặc ngồi trên ban công của những căn nhà Điếu Cước Lâu ven sông để có tầm nhìn tốt nhất để theo dõi cuộc đua.
2. Một vài nét giới thiệu về người Miêu 2.1 Người Miêu – Dân tộc chiếm số đông ở Phượng Hoàng cổ trấnVới dân số vào năm 2010 là hơn 9,426 triệu, người Miêu là nhóm dân tộc thiểu số đông dân thứ 5 tại Trung Quốc và nằm trong danh sách 55 dân tộc thiểu số chính thức được công nhận bởi chính phủ Trung Quốc. Từ “Miêu” thực chất là một từ tiếng Hán chứ không phải là một pháp danh khoa học dùng để chỉ một tộc người.
Trong khi đó, nhóm người Dã Miêu lại sinh sống ở những vùng núi non hiểm trở, duy trì những nét văn hóa và lối sống vô cùng khác biệt với người Hán hoặc những người dân tộc thiểu số khác sinh sống ở các thành thị trung tâm.
Người phụ nữ Miêu xinh đẹp trong bộ trang phục dân tộc (Anhe: sưu tầm)
Người Miêu gốc ở Phượng Hoàng cổ trấn nói riêng hay tỉnh Hồ Nam nói chung thuộc nhóm người Dã Miêu. Vì vậy họ có ý thức bảo tồn và thể hiện văn hóa dân tộc vô cùng mạnh mẽ. Với sự phát triển chóng mặt của ngành du lịch tại Phượng Hoàng Cổ Trấn và các khu vực lân cận, ngày nay người Miêu ở đây đã tiếp xúc nhiều hơn không chỉ với nền văn hóa người Hán mà còn với cả nhiều nền văn hóa quốc tế từ khách du lịch bốn phương.
(Ảnh:sưu tầm)
2.2 Trang phục người MiêuThường thường, trang phục của người Miêu được làm từ vải dệt thô và sau đó được nhuộm hoặc thêu các hoa văn truyền thống. Tuy nhiên người Miêu ở Phượng Hoàng cổ trấn có phong cách ăn mặc theo kiểu vùng Tương Tây nên có những đặc điểm khác hẳn so với người Miêu ở các vùng khác như vùng Đông Nam hay Vân Quý tại Trung Quốc.
Tập tục búi tóc thành những búi khổng lồ không còn được duy trì ở đây nữa. Ngày nay, các cô gái người Miêu ở Phượng hoàng thường mặc áo ngắn cổ tròn rộng với vai áo được thêu đơn giản, quần ống loe với viền thêu, đeo băng đô ngang trán thêu hoa và viền bằng bạc. Đàn ông người Miêu ở đây lại mặc áo có vạt giống với người Mãn Chu và có hình thêu.
Những bộ trang phục chủ đạo là hai màu đỏ và xanh (Ảnh: sưu tầm)
Vải vóc may quần áo thường có màu xanh lá đậm hoặc màu xanh lam và được thêu lên bằng chỉ nhiều màu như đỏ, cam, vàng, trắng và tím. Có tới hơn 40 loại hình mẫu thêu cơ bản trên trang phục của người Miêu, một sống hình nổi bật nhất trong đó bao gồm: hoa Xà Bì hồng, hoa mào gà, hoa đào, hoa tre, bốn đóa hoa đỏ nhỏ,…
Những bộ trang phục cầu kỳ, tỉ mỉ của người phụ nữ Miêu (Ảnh: sưu tầm)
Trang sức bằng bạc cũng là một điểm khiến cho trang phục của người Miêu trở nên nổi bật. Những chiếc mũ miện đồ sộ với cặp sừng cong, đính các bông hoa mộc lan đang nở rộ, các miếng bạc đúc hình rồng, hình phượng hoàng với chỉ đỏ đính các mảnh bạc chạm khắc hình hoa lá quanh viền chính là niềm tự hào của người Miêu.
Ngoài ra họ cũng rất thoải mái trong việc phô bày vẻ đẹp của nhiều loại trang sức bạc khác trên người cùng một lúc như vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, miếng hộ tâm….
Đi dọc các dãy nhà trong Lầu Miêu Miêu, sẽ không khó để du khách có thể tìm được những căn nhà cho thuê trang phục dân tộc người Miêu với giá chỉ khoảng 10 NDT (khoảng 35.000đ). Một bộ trang phục thường sẽ bao gồm áo ngắn tay, váy dài, tạp dề ngắn, một mũ miện bằng bạc và một vòng kiềng hộ tâm đeo trước cổ. Còn không, du khách cũng có thể mua các vòng hoa đội đầu để chụp ảnh với giá chỉ từ 15.000đ.
Đăng bởi: Vũ Lê
Từ khoá: Những lễ hội đặc sắc ở Phượng Hoàng cổ trấn
Những Lễ Hội Truyền Thống Độc Đáo Chỉ Có Ở Sapa
Những lễ hội độc đáo ở Sa Pa
1. Lễ hội xuống đồng ngày xuân của dân tộc Tày, Dao
Lễ hội xuống đồng là lễ hội đặc trưng của dân tộc Tày và Dao ở SaPa. Nếu đến đây vào dịp mùng 8 tết hàng năm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng thậm chí được tham dự lễ hội đầy màu sắc và vô cùng náo nhiệt này. Đây cũng là lễ hội truyền thống độc đáo và thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước tham gia nhất!
Lễ hội gồm nhiều phần lễ bé như lễ rước đất, lễ rước nước, lễ cúng, lễ cày đồng,… nhưng có lẽ phần được mong đợi nhất chính là phần vui văn nghệ và những trò chơi của những đồng bào nơi đây. Những điệu múa theo nhịp của những cây khèn, tiếng trống vọng vang cùng những trò chơi đậm chất dân gian, hấp dẫn, kịch tích đã trở thành điều níu chân khách du lịch.
2. Lễ Tết nhảy của người Dao ở Tả Van
Có thể nói rằng lễ Tết nhảy của người Dao ở Tả Van chính là lễ hội truyền thống đặc sắc được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng nhất của đồng bào dân tộc Dao.
Với thời điểm diễn ra lễ hội là mùng 1, mùng 2 tết âm lịch những khâu chuẩn bị đã được lên lịch từ trước đó vài tháng. Lễ Tết nhày là nơi “trưng bày” 14 điểu nhảy độc đáo và đậm chất truyền thống của dân tộc Dao. Mỗi điệu nhảy như nói lên những sự tích, những truyền thống tốt đẹp và cả công lao của ông bà đi trước để cho con cháu có được ngày hôm nay.
Đây đồng thời cũng là lễ hội thể hiện được những nét đẹp về truyền thống và cuộc sống của dân tộc Dao ở SaPa. Nếu bạn là một người yêu văn hóa, muốn tìm hiểu về những tập quán của họ thì đây chính là một dịp vô cùng tốt để thực hiện những ý tưởng đó.
3. Lễ hội Gầu Tào của người Mông
Lễ hội Gầu Tào hay còn gọi là lễ hội “cầu phúc – cầu mệnh” của dân tộc H’Mong nơi đây. Người H’Mong ở Sa Pa sẽ tổ chức lễ hội vào sáng mùng 1 Tết, còn người H’Mong ở Mường Khương lại tổ chức lễ hội vào sáng ngày mùng 3 Tết.
Như xưa kia, lễ hội Gầu Tào chỉ tổ chức trong khuôn khổ một gia đình. Tức là nếu gai đình đó có ai ốm đau hay không có con sẽ đi đến nhà thầy để xin làm lễ này. Nhưng trong vài năm gần đây, chính quyền xã đã quan tâm hơn đến sống tinh thần của người dân nên đã mở rộng lễ hội này, làm cho nó thành một lễ hội chung của người H’Mong nơi đây.
4. Lễ quét làng của người Xá Phó
Theo kinh nghiệm du lịch Sa Pa của chúng tôi thì Lễ quét làng của người Xá Phó chính là lễ hội thuộc top đầu bạn nên tham gia nếu đi du lịch Sa Pa.
Vì sao ư? Vì đây thực chất theo những người Xá Phó đó là lễ cúng các loại ma và cầu mong sao cho năm tới dân bản được bình yên, hoa màu được tốt tươi, gia súc khỏe mạnh.
Đăng bởi: Quỳnh Nguyễn
Từ khoá: Những lễ hội truyền thống độc đáo chỉ có ở Sapa
Lễ Hội Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội gần 100 km.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á. Chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…
Chùa Bái Đính
Mùa xuân mới tràn về cũng là lúc trên đất Cố đô Tràng An – Hoa Lư, hàng triệu phật tử cả nước cùng du khách khắp thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính.
Người người nô nức tham gia
Hành trình về miền đất Phật, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên ở một vùng quê bên sông Hoàng Long huyền thoại.
Cuộc hành hương về chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.
Không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng
Trước ngày mở hội và ngay cả trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng.
Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh.
Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn
Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp.
Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng.
Chùa Bái Đính di sản văn hóa quốc gia
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, sự hoan hỷ mà các du khách, phật tử ai ai cũng có phần riêng của mình, tất cả đều hồ hởi, phấn khởi và khi họ gặp nhau, dù quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: “Nam mô a di đà Phật” nhẹ nhàng, đằm thắm và ấm áp…
Cuộc hành hương về chùa Bái Đính tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn đến cái đẹp, cái thiện và sự kỳ vọng cái đẹp sẽ làm cho chúng ta thêm phần sảng khoái, thêm tin yêu cuộc đời này hơn, mỗi người sẽ tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn và hướng đến cái thiện.
Các hoạt động trong những ngày lễ hội diễn ra sôi nổi với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, các trò chơi dân gian ngày Tết được đông đảo du khách hưởng ứng, diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi.
Trẩy hội chùa Bái Đính
Mảnh đất sinh vương sinh thánh – quê hương của đức thánh Nguyễn và Đinh Tiên Hoàng đế, những người đã đặt nền móng và góp công lớn cho sự phát triển phật giáo nước nhà. Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn điển hình của người Việt. Chùa Bái Đính là một trong những Di sản văn hoá quốc gia trên đất Cố đô, có giá trị về mặt tâm linh, văn hóa và danh thắng.
Đăng bởi: Nguyệt Ánh Phạm
Từ khoá: Lễ hội Chùa Bái Đính
Cập nhật thông tin chi tiết về Đứng Tim Với Lễ Hội Thaipusam Ở Malaysia trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!