Bạn đang xem bài viết Ghé Thăm Di Tích Lịch Sử Rừng Kiến An Tìm Hiểu Lịch Sử Hào Hùng Của Dân Tộc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Địa chỉ di tích lịch sử rừng Kiến AnDi tích lịch sử rừng Kiến An tọa lạc xã An Lập, thuộc huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Khu di tích này có diện tích rộng lớn với 245ha, nằm giữa dòng sông Sài Gòn và sông Thị Tính đẹp thơ mộng. Di tích rừng Kiến An được chọn làm căn cứ cách mạng của quân dân ta từ thời Pháp thuộc và có vai trò quan trọng về quân sự.
Cách di chuyển tới di tích lịch sử rừng Kiến AnKhu di tích lịch sử rừng Kiến An là địa điểm văn hoá thu hút du khách tại Bình Dương
Di tích lịch sử rừng Kiến An cách trung tâm Sài Gòn khoảng 70km và cách Tp. Thủ Dầu Một 36km. Để di chuyển tới khu di tích này du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như: Xe khách, xe máy hoặc ô tô tự lái.
– Từ Sài Gòn bạn có thể đi xe khách tới bến xe Bình Dương sau đó bắt xe ôm tới di tích rừng Kiến An. Hoặc nếu muốn chủ động về thời gian đi lại bạn có thể di chuyển bằng xe máy, tuy nhiên cần tìm hiểu trước về đường đi.
– Xuất phát từ trung tâm Tp. Thủ Dầu Một bạn có thể đi theo tuyến đường ĐT748 và An Điền – An Lập khoảng 50 phút là tới. Hoặc có thể đi theo tuyến đường An Điền – An Lập/ĐT748 khoảng 56 phút là tới khu di tích.
Lịch sử của di tích rừng Kiến An ở Bình DươngCách di chuyển tới di tích Kiến An từ trung tâm Thủ Dầu Một
Di tích lịch sử rừng Kiến An ở Bình Dương là căn cứ cách mạng từ thời Pháp thuộc, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cửa ngõ phía Tây Bắc tại Sài Gòn. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nơi đây được xem là địa bàn hoạt động của đơn vị chủ lực của quân ta. Với ưu thế về vị trí gần với trung tâm Bến Cát, di tích rừng Kiến An được lựa chọn để xây dựng căn cứ hoạt động và từng là nơi cư trú của nhiều lực lượng an ninh tại Bình Dương.
Di tích rừng Kiến An gắn liền với cuộc đấu tranh của dân tộc
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, di tích rừng Kiến An trở thành căn cứ cách mạng tại Thủ Dầu Một. Với nhiều cây rừng già, cùng hệ thống cây rừng phủ kiến đã che chở cho quân dân ta được an toàn. Khi đất nước hoà bình, di tích lịch sử rừng Kiến An luôn xanh tươi tốt và những cây cổ thụ cao lớn vẫn sừng sững vươn lên. Hiện nay những vết tích về thời tiết, hố bom đã bị cây rừng che bớt. Vào năm 2004 di tích rừng Kiến An Bình Dương được công nhận là di tích cách mạng cấp tỉnh, trở thành điểm tham quan thu hút du khách khi tới Bình Dương.
Tham quan di tích lịch sử rừng Kiến AnTham quan di tích lịch sử rừng Kiến An du khách sẽ được tìm hiểu các hạng mục bao gồm:
– Cổng chào
– Nhà trưng bày truyền thống
– Nhà bảo vệ
– Cây xanh và khu hầm tái hiệu hình ảnh đấu tranh anh dũng của dân tộc.
Khu nhà truyền thống tại di tích rừng Kiến An
Từ năm 2023 di tích rừng Kiến An được huyện Dầu Tiếng khai thác hoạt động và trở thành điểm tham quan thu hút du khách tại Bình Dương. Trải qua nhiều lần trung tu di tích Kiến An có diện mạo khang trang và hiện đại như ngày nay. Trong đó phải kể tới khu nhà truyền thống có diện tích rộng rãi. Tham quan nhà truyền thống du khách sẽ được tìm hiểu mô hình thu nhỏ về khu di tích và các hiện vật, hình ảnh. Khu di tích còn được trưng bày các bảng xếp hạng di tích phục vụ nhu cầu tham quan của du khách.
Những lưu ý khi tham quan di tích lịch sử rừng Kiến An– Thời gian mở cửa của khu di tích từ 7h30 – 11h30 (sáng) và từ 13h – 17h (chiều).
– Không được di chuyển bất kỳ phương tiện nào trong khuôn viên của khu di tích.
– Để tham quan di tích du khách cần liên hệ trước với nhân viên trực tại cổng.
– Trong trường hợp đi theo đoàn nên liên hệ với ban quản lý để được hướng dẫn.
– Tuyệt đối không được leo trèo, vẽ lên các hiện vật trong khu di tích.
– Giữ gìn trật tự và không gây ồn ào khi tham quan.
– Du khách có thể chụp hình tại khu di tích, nhưng nếu quay phim cần hỏi ý kiến ban quản lý trước.
– Giá vé tham quan hoàn toàn miễn phí.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Trần Văn Chí
Từ khoá: Ghé thăm di tích lịch sử rừng Kiến An tìm hiểu lịch sử hào hùng của dân tộc
Kinh Nghiệm Du Lịch Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng Phú Thọ
Đền Hùng nằm trong địa phận thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là nơi thờ cúng các vị vua Hùng, những người có công dựng nước và là tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 7km về phía Bắc và cách Hà Nội khoảng 90km.
Đền Hùng được xem là một trong những di tích lịch sử – văn hóa quan trọng của quốc gia. Đền được xây dựng trên núi Hùng, nơi vốn là đất kế đô của nhà nước Văn Lang từ 4000 năm trước. Khu di tích có tổng cộng 4 đền, 1 chùa và 1 lăng. Khi đến đây, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên, ngắm nhìn nơi trời đất giao hòa, hùng vĩ và linh thiêng.
Đầu xuân (tháng 2 đến tháng 5) là thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch đền Hùng. Vì lúc này thời tiết tương đối mát mẻ, dễ chịu và có rất nhiều các lễ hội lớn đang diễn ra. Do đó nếu đến Đền Hùng vào thời điểm này các bạn sẽ được trải nghiệm không khí nhộn nhịp, tấp nập.
Di chuyển đến Đền Hùng bằng xe máy/ô tô tự lái
Có 2 cung đường để bạn lựa chọn nếu đến Đền Hùng bằng xe máy/ô tô tự lái:
Cung đường 1: Bạn đi theo đường ra sân bay Nội Bài qua cầu Thăng Long. Đến đường Quốc lộ 2 thì đi tiếp đến Cầu Việt Trì. Sau đó qua trung tâm thành phố thì bạn rẽ trái khoảng 10 km nữa là đến Đền Hùng.
Cung đường 2: Đi dọc theo đường quốc lộ 32 đến Ba Vì. Sau khi đến cầu Trung Hà thì tiếp tục đi đến Cầu Phong Châu, qua cầu và đi thẳng đến đền Hùng.
Di chuyển đến Đền Hùng bằng tàu hỏa
Bạn có thể bắt các chuyến tàu Hà Nội – Việt Trì để đến Đền Hùng. Từ ga Hà Nội có 2 chuyến tàu có có trạm dừng ở ga Việt Trì là tàu YB3 và tàu SP3.
Tàu YB3 xuất phát từ Hà Nội lúc 6h10 và đến Việt Trì lúc 8p0.
Tàu SP3 xuất phát từ Hà Nội lúc 22h và có mặt ở Việt Trì lúc 23h50.
Sau khi xuống ga Việt Trì thì bạn đi bộ ra đường Hùng Vương để bắt xe buýt số 19, tuyến buýt này sẽ đi ngang qua Đền Hùng.
Di chuyển đến Đền Hùng bằng xe khách
Từ Hà Nội, để di chuyển đến Đền Hùng thì đầu tiên bạn cần đến bến xe Mỹ Đình và lựa chọn chuyến xe khách Hà Nội – Phú Thọ. Sau đó thì hãy báo với nhà xe cho bạn xuống tại Đền Hùng. Chỉ sau khoảng 2 tiếng đi xe là bạn đã tới được Đền Hùng rồi.
Di chuyển đến Đền Hùng bằng máy bayHiện tại vì chưa có sân bay nên bạn không thể bay thẳng đến Phú Thọ được, mà chỉ có thể bay đến Nội Bài rồi di chuyển bằng các phương tiện kể trên để đến đề Hùng.
Bạn có thể sử dụng dịch vụ vận chuyển bằng xe điện ở các bãi xe đi đến cổng Đền Hùng và đi đến các địa điểm khác lân cận. Chi phí dịch vụ không quá cao, vì vậy khi đi nhiều người thì bạn cũng có thể thuê cả chuyến xe để đi lại dễ dàng và thuận tiện hơn.
Giá vé khi bạn tham quan quần thể du lịch Đền Hùng bao gồm các loại vé với các mức phí như sau:
Vé vào bảo tàng khoảng 15.000/người.
Vé đi xe điện khoảng 50.000/người.
Vé lên các ngôi đền khoảng 10.000/người
Đền Hạ
Theo lời kể lại thì đây là nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nguồn gốc của dân tộc ta ngày nay. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nằm ở phía sau đền. Đền được xây dựng vào cuối thế kỉ XVII đầu thế kỷ XVIII, với kiến trúc đơn sơ, không có quá nhiều họa tiết trang trí hay điêu khắc.
Nhà bia
Nhà bia nằm ngay chân Đền Hạ với kiến trúc hình lục giác gồm 6 mái. Trong nhà bia trước đây đặt tấm bia ghi lại việc tu sửa đường lên núi Hùng. Hiện nay thì ở đây có đặt bia đá ghi lại lời dặn dò của Bác Hồ khi đến thăm Đền Hùng vào ngày 19/9/1945: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chùa Thiên Quang
Chùa Thiền Quang nằm ngay cạnh Đền Hạ và thờ Phật theo hệ phái Đại thừa. Trước sân chùa có hai tháp sư hình trụ cao 4 tầng. Trên gác có treo một quả chuông, không ghi niên đại mà chỉ khắc dòng chữ: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê.
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu)
Theo truyền thuyết, đây là nơi vua Hùng, Lạc Hầu và Lạc Tướng cùng nhau đi thăm thiên nhiên và gặp gỡ bàn bạc quốc sự. Tại đây, vị vua thứ 6 Hùng đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo làm ra bánh chưng, bánh dày.
Đền Thượng
Đền Thượng nằm trên đỉnh núi Hùng. Tên chữ của đền là “Vương Thiên Liên Điện” (Đền Trời) hay còn được gọi là “Cửu Trùng Thiên Tiên Điện” (Điện Giữa Chín Tầng Mây). Đền được xây dựng vô cùng đơn giản, không có nhiều họa tiết chạm khắc.
Bên trái đền có cột đá thề, tương truyền là lời thề của Thục Phán khi vua Hùng thứ 18 lên ngôi bảo vệ sông suối của đất nước do vua Hồng trao lại, thề luôn chăm sóc điện thờ của nhà vua. Đến năm 1968, Bộ Văn hóa Vĩnh Phúc đã cho trang trí bệ tượng như ngày nay.
Lăng Hùng Vương
Lăng Hùng Vương được cho là lăng mộ của đời vua thứ 6, được xây dựng vào năm Tự Đức thứ 27 (1870). Lăng mộ nằm ở phía đông của Đền Thượng với diện tích khá khiêm tốn. Các mặt tây, đông, nam đều có cửa hình vòm, hai bên có hình kỳ lân, bốn bức tường được trang trí bằng hoa và đá và ở phía bên trong là mộ vua Hùng.
Đền Giếng (Ngọc Tỉnh)
Đền Tổ mẫu Âu Cơ
Khởi công xây dựng vào năm 2001 và hoàn thành vào tháng 12 năm 2004, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên núi Ốc với lối kiến trúc truyền thống, cổ điển. Chính điện có diện tích 137m2, được xây dựng theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh ngôi đền chính là nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên.
Bảo tàng Hùng Vương
Thời gian mở cửa của các địa điểm tại Đền Hùng Phú Thọ
ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN
Đền thờ Tổ Mẫu 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Bảo tàng Hùng Vương 7h00 – 16h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Đền Hùng 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Đền Thượng 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Đền Trung 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Đền Hạ 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Đền Giếng 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Lăng Hùng Vương 7h00 – 18h00 từ thứ 2 đến Chủ nhật
Bánh tai Phú Thọ
Đây là một loại bánh đã có từ khá lâu của làng Phú Thọ. Bánh được làm từ gạo tẻ và có nhân thịt lợn, vì được tạo hình giống cái tai nên mới có tên gọi là bánh tai.
Món bánh này tuy có cách làm rất đơn giản những hương vị lại vô cùng đặc biệt. Dẻo, mát, giòn, bùi, ngọt, béo tất cả cùng hòa quyện lại tạo nên một món bánh chỉ ở nơi đây bạn mới có thể dễ dàng tìm thấy.
Thịt chua Thanh Sơn
Chỉ cần nhắc đến món thịt chua Thanh Sơn thì bạn sẽ không thể nào không nhớ đến mùi vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quyện với vị chua chua của thính đã lên men, một món ăn thường được dùng làm mồi trong các bữa ăn uống, hội họp.
Món này thường được ăn loại lá như: Lá sung, lá ổi, lá mơ, lá đinh lăng, rau thơm,… vắt một ít chanh và chấm cùng với tương ớt sẽ giúp bạn cảm nhận được hương vị vô cùng độc đáo, mới lạ mà món ăn đem lại.
Cọ ỏm
Khoảng tháng 9 cây cọ bắt đầu ra hoa và vài ba tháng sau thì ra quả. Thế nhưng phải đợi mãi đến khi quả cọ già thì người ta mới bắt đầu ỏm lên. Cọ non thì chát nhưng khi đợi già rồi ỏm lên thì ăn có vị bùi bùi, béo ngậy. Thỉnh thoảng người ta còn lấy cọ ỏm kho cùng với cá mang đến hương vị rất mới lạ.
Bánh chưng làng Dòng
Làng Dòng (Xuân Lũng, Lâm Thao) nổi tiếng hàng trăm năm nay với nghề làm bánh truyền thống. Các loại bánh của làng Dòng vừa ngon, vừa đảm bảo chất lượng và an toàn nên luôn được mọi người từ khắp mọi miền tổ quốc yêu thích.
Nổi bật nhất phải kể đến bánh chưng. Bánh được gói từ gạo nếp cái hoa vàng, dẻo thơm đậm đà hương vị mà bạn không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.
Bánh sắn Phú Thọ
Đây là loại bánh tuy dân dã nhưng đã để một ấn tượng vô cùng sâu sắc cho khách du lịch mọi miền mỗi khi ghé Phú Thọ. Món ăn không chỉ thơm bùi của vị sắn nếp đặc sản mà còn béo ngậy, thơm ngon.
Advertisement
Lịch trình thứ nhất: Bắt đầu thắp hương đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân sau đó di chuyển đến đền thờ Tổ Mẫu u cơ. Tiếp đến vào viếng thăm Đền thờ các Vua Hùng rồi đến đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung và đền Thượng. Sau cùng bạn di chuyển xuống giếng Cổ để đến đền Giếng và có thể ghé thêm các điểm tham quan khác nếu muốn và kết thúc hành trình.
Lịch trình thứ ba: Với lịch trình này, từ cổng trung tâm lễ hội bạn di chuyển lên đền thờ các Vua Hùng rồi đến đền Hạ, chùa Thiên Quang, đền Trung, đền Thượng. Tiếp đến bạn xuống giếng Cổ để xuống đền Giếng và sau đó ghé đền thờ Tổ Mẫu u Cơ Cuối cùng bạn đến đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân và kết thúc hành trình.
Lưu ý quan trọng khi bạn tham quan Đền Hùng đó là trang phục. Tuy đi du lịch nhưng vì đây là nơi trang nghiêm, thờ cúng nên bạn cần phải ăn mặc phù hợp, không quá hở hang cũng như không nên chụp hình bên trong các đền thờ.
Một lưu ý khác đó là bạn nên mang nhiều hơn số tiền dự trù để có thể ăn uống, vui chơi thoải mái nhất và phòng hờ cho những tình huống phát sinh bất ngờ. Tuy nhiên, vì lượng khách du lịch đổ về Đền Hùng hằng năm khá là lớn, đặc biệt là vào lễ Giỗ tổ. Cho nên để an toàn thì bạn nên sử dụng balo, túi xách chắc chắn và ôm trước ngực khi di chuyển đến những nơi đông người để tránh bị cướp bóc.
Với những ai tự đi xe máy/ô tô đến đây thì đừng quên mang theo đầy đủ những giấy tờ tùy thân cần thiết như chứng minh nhân dân, bằng lái xe cũng như mua xăng dự trữ và chuẩn bị những dụng cụ sửa xe cơ bản để đề phòng trường hợp xe gặp vấn đề.
Khu Di Tích Lịch Sử Trường Dục Thanh
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907, là trường tư thục có nội dung giảng dạy tiến bộ nhất ở Bình Thuận lúc bấy giờ. Mục tiêu của phong trào Duy Tân và của trường là mở mang dân trí, thức dậy ý thức dân tộc, nòi giống.
Dục Thanh (viết tắt của: Giáo Dục Thanh Thiếu Niên) là một ngôi trường ở thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) mà Nguyễn Tất Thành (sau này là Hồ Chí Minh) đã từng dạy học ở đó.
Nơi chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy học
Trường Dục Thanh là một cơ sở của Công ty Liên Thành – một tổ chức yêu nước nổi tiếng được thành lập hồi đầu thế kỷ 20 gồm ba bộ phận với ba chức năng:
Bảng mô tả tóm tắt về ngôi trường
Công ty Liên Thành hoạt động có hiệu quả, bí mật đóng góp một phần tài chính cho phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Liên Thành thư xã do Nguyễn Hiệt Chi phụ trách mời nhiều diễn giả đến diễn thuyết, trong đó có Phan Châu Trinh, gây được tiếng vang sôi nổi. Đặc biệt Dục Thanh học hiệu đã đào tạo được một lớp trẻ học tập theo sách vở và tinh thần mới.
Trường Dục Thanh được xây dựng năm 1907 (cùng năm xây dựng với trường Đông Kinh Nghĩa Thục) nằm ở làng Thành Đức (ngày nay là nhà số 39 phố Trưng Nhị, phường Đức Nghĩa, Phan Thiết).
Ngôi trường gắn với phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
Năm 1910, Nguyễn Tất Thành được ông nghè Trương Gia Mô giới thiệu, đã đến Phan Thiết dạy học tại ngôi trường này. Lúc ấy, trường có khoảng 60 học sinh và 7 thầy giáo giảng dạy các bộ môn: Hán văn, Pháp văn, thể dục… Một trong những học sinh của trường là Nguyễn Kinh Chi con cụ Nguyễn Hiệt Chi, về sau là Bác sĩ, Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam dân chủ cộng hòa, đại biểu Quốc hội khóa I – IV, là học trò trực tiếp của thầy Nguyễn Tất Thành. Nguyễn Tất Thành dạy lớp nhì, chủ yếu là dạy Chữ Quốc ngữ và Hán văn.
Hồ hoa súng tím trong khuôn viên trường
Trong thời gian này, ngoài những nội dung được phân công giảng dạy, Nguyễn Tất Thành còn truyền bá lòng yêu quê hương đất nước, nòi giống tổ tiên cho học sinh. Trong những giờ học ngoại khóa hay những lúc rảnh, Nguyễn Tất Thành còn dẫn học sinh của mình du ngoạn cảnh đẹp ở Phan Thiết như bãi biển Thương Chánh, động làng Thiềng, Đình làng Đức Nghĩa.
Ngôi trường được nhân dân Phan Thiết gìn giữ cẩn thận
Tháng 2 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời trường Dục Thanh và Phan Thiết vào Sài Gòn. Một vài năm sau, ông Nguyễn Trọng Lội qua đời, ông Nguyễn Quý Anh chuyển vào Sài Gòn, không còn ai phụ trách và vì nhiều lý do khách quan khác nên trường đóng cửa vào năm 1912, nhưng Công ty Liên Thành thì vẫn hoạt động mãi đến sau này. Hiện di tích Trường Dục Thanh và Công ty Liên Thành ở thành phố Phan Thiết đã được tỉnh Bình Thuận tôn tạo, bảo quản giữ gìn, là một địa điểm văn hóa du lịch của cả nước.
Đăng bởi: Lĩnh Nhật Huỳnh
Từ khoá: Khu Di tích lịch sử trường Dục Thanh
Về Minh Hóa, Thăm Dấu Tích Lịch Sử
Xã miền núi Minh Hóa (huyện Minh Hóa – du lịch Quảng Binh) mang trong mình những nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Và trên mảnh đất này vẫn còn đó những địa danh mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử. Đến nay, người Minh Hóa vẫn gìn giữ, bảo tồn đình Kim Bảng và hang lèn Cây Quýt như những chứng tích hào hùng của lịch sử chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Theo những bậc cao niên ở đây, đình Kim Bảng xây dựng từ năm 1924 đến năm 1925. Ban đầu, đình được làm bằng gỗ, mái lợp tranh, trên nền đất. Đình có 2 phần: đình Tiền và đình Hậu.
Theo ông Cao Đình Ký (thôn Kim Bảng, Minh Hóa), ngôi đình gần trăm năm tuổi này là niềm tự hào của bao đời người dân làng quê Kim Bảng. Bởi nơi đây mang trong mình những dấu ấn lịch sử và ghi dấu những chiến công hào hùng của dân làng trong hai cuộc kháng chiến.
“Trong kháng chiến chống Pháp, đình bị máy bay địch bắn cháy. Trong kháng chiến chống Mỹ, đình lại bị thiêu rụi dưới sức tàn phá của bom napan. Đình Kim Bảng hiện đã được trùng tu, xây mới ngay trên nền đất cũ nhưng vẫn mang dáng dấp của ngôi đình xưa”, ông Ký cho biết thêm.
Đình Kim Bảng nằm ở vị trí thuận lợi, giữa một vùng đất khá rộng và bằng phẳng. Từ Kim Bảng, theo các con đường bí mật xuyên rừng có thể tỏa về các ngả tắt lẩn tránh khi có biến cố. Cạnh đình làng còn có các hang lèn, như: hang Cây Quýt, hang Diêm rộng và sâu, có thể tổ chức cho vài trăm người hội họp phòng khi bất trắc.
Chính bởi địa thế vừa thuận lợi, vừa bảo đảm các yếu tố bí mật, an toàn, chủ động ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra mà đình Kim Bảng được Tỉnh ủy Quảng Bình quyết định chọn làm nơi tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng bộ tỉnh du lịch Quảng Binh từ ngày 16 đến ngày 19-5-1949.
Đình Kim Bảng nằm ở vị trí thuận lợi, giữa một vùng đất khá rộng và bằng phẳng.
Theo ông Trương Ngọc Đương, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Minh Hóa, Đại hội Đảng bộ tỉnh du lịch Quảng Binh lần thứ II ban đầu định tổ chức tại Phúc Sơn, xã Đức Hóa, nhưng địa điểm này ở bên bờ sông Gianh dễ bị ca nô của địch chạy lên bắn phá nên tỉnh quyết định dời về Kim Bảng. Về Kim Bảng có 2 địa điểm, một địa điểm chính thức tại đình, địa điểm dự bị đặt ngoài hang lèn Cây Quýt. Nếu địch đánh phá ta rút lui ra ngoài hang lèn Cây Quýt.
Với sự tham gia của 90 đại biểu đại diện cho gần 5.000 đảng viên trong toàn Đảng bộ, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ II đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 20 đồng chí. Đồng chí Võ Thúc Đồng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình. Đại hội đã đưa ra nhiều chủ trương, đường lối, chương trình, nghị quyết hành động cụ thể, trong đó có chủ trương “Hạ sơn, dời chuyển chiến khu về đồng bằng, bám dân, bám đất để kháng chiến”.
Với nhiều quyết sách quan trọng, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ II được coi là bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân du lịch Quảng Binh, góp phần cùng với cả nước đưa cuộc kháng chiến nhanh đến ngày thắng lợi.
Cùng với đình Kim Bảng, hang lèn Cây Quýt là một trong những điểm dừng chân thú vị, gợi nhiều giá trị lịch sử. Ngày nay, để thuận lợi cho việc lên xuống, đi vào đi ra hang lèn này, người ta đã xếp đá thành bậc cấp tạo lối đi lên hang. Hang lèn Cây Quýt nằm cách đình Kim Bảng khoảng 500m, có cửa hang rộng chừng 10m. Hang có chiều cao trung bình khoảng 3m, bề rộng 15,5m và chiều sâu 22m.
Năm xưa, hang lèn này đã được sử dụng trong những ngày diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh du lịch Quảng Binh lần thứ II. Cũng tại hang lèn Cây Quýt tháng 9-1964 đã diễn ra hội nghị quân chính của Sư đoàn 325A để ổn định tổ chức chuẩn bị vào Nam chiến đấu.
Năm 1968, huyện Minh Hóa tổ chức mừng công bắn rơi chiếc máy bay thứ 3.000 của Mỹ trên miền Bắc. Và thời gian sau đó, hang lèn Cây Quýt là nơi làm kho cất giấu 400 tấn lương thực cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.
“Là địa điểm dự phòng cho Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ II nhưng sau đại hội, hang lèn Cây Quýt vẫn tiếp tục phát huy giá trị của nó, là địa điểm để tổ chức hội nghị cán bộ quân dân chính đảng toàn huyện Minh Hóa để rút kinh nghiệm về sản xuất, chiến đấu trong thời kỳ chống Mỹ. Bên hang đây có Trường nông nghiệp của huyện, nếu bị giặc đánh phá thì các lớp học sẽ rút vào đây trú ẩn”, ông Đương cho biết thêm.
Chính bởi địa thế thuận lợi, an toàn, đình Kim Bảng được chọn nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của tỉnh.
Theo cuốn Quảng Bình di tích danh thắng, một nhà khảo cổ học người Pháp đã từng đến hang lèn Cây Quýt khai quật và nghiên cứu. Kết quả khai quật phát hiện một số hiện vật mũi nhọn như: đục vũm bằng xương và sừng hươu, nai, vỏ sò; những công cụ làm bằng đá đẽo thô sơ không có dấu mài lưỡi, hai công cụ bằng đá có dấu mài hai vệt, những hòn đá sa thạch có dấu khoét vũm, những hòn cuội khác có khắc cành lá hoa thảo, những cục quặng sắt hét-ma-ti-te, những mảnh sắt trong đống vỏ sò và những công cụ bằng sắt. Các hiện vật minh chứng rằng, con người đã gắn bó với vùng đất này từ lâu đời.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Tạ Đình Hà, nguyên Trưởng ban quản lý di tích và danh thắng tỉnh, thì những dấu ấn lịch sử này khẳng định người Quảng Bình thời tiền sử và sơ sử, từ văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bàu Tró đến thời kỳ văn hóa Đông Sơn luôn mang bản sắc riêng – bản sắc của vùng đất nắng, gió du lịch Quảng Binh, bản sắc của một vùng cộng đồng dân cư có tính lao động cần cù, chịu khó, bền bỉ, tiết kiệm và thông minh, được xác lập cách đây từ trên dưới vạn năm, là ngọn nguồn tạo nên bản sắc độc đáo, văn hóa du lịch Quảng Binh hôm nay.
Trong những tháng ngày gian khổ, ác liệt của hai cuộc kháng chiến, cùng với quân dân cả nước, nhân dân Minh Hóa một lòng kiên trung với Đảng, với cách mạng, vượt lên mọi hy sinh, mất mát để phục vụ kháng chiến với niềm tin bất tử cho ngày toàn thắng.
Ròng rã những năm đánh Mỹ cứu nước, bằng sức mạnh của thế trận lòng dân, người dân Minh Hóa đã đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh cùng với quân và dân cả nước bảo vệ các tuyến đường để vận chuyền hàng hóa ra chiến trường, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc ta.
Hôm nay, những địa danh gắn với những trang huyền thoại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Minh Hóa đã thành những địa chỉ đỏ, nơi lưu dấu đầy ý nghĩa về các giá trị văn hóa, lịch sử trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng này.
Đăng bởi: Nguyễn Xuân Hưng
Từ khoá: Về Minh Hóa, thăm dấu tích lịch sử
Tìm Hiểu Về Dịch Vụ Và Lịch Sử Của Nhà Xe
Nhà xe Như Quỳnh là một trong những đơn vị vận chuyển hành khách lớn tại Việt Nam. Với mục tiêu đem đến cho khách hàng những chuyến đi an toàn và tiện lợi, nhà xe Như Quỳnh đã không ngừng phát triển và cải tiến dịch vụ của mình.
Nhà xe Như Quỳnh được thành lập từ năm 1992 và đã trải qua hơn 25 năm phát triển. Trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, nhà xe Như Quỳnh đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường vận tải hành khách.
Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, cùng với các phương tiện vận chuyển hiện đại, nhà xe Như Quỳnh đã đạt được nhiều giải thưởng danh giá như “Doanh nghiệp uy tín” và “Doanh nghiệp vì sự tiến bộ của ngành vận tải”.
Với sứ mệnh “Mang đến cho khách hàng những chuyến đi an toàn và tiện lợi”, nhà xe Như Quỳnh đã không ngừng nỗ lực để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng nhất.
Tầm nhìn của nhà xe Như Quỳnh là trở thành đơn vị vận tải hành khách hàng đầu tại Việt Nam, với những dịch vụ hoàn hảo và giá cả hợp lý.
Hà Nội – Hải Phòng
Hà Nội – Thanh Hóa
Hà Nội – Nghệ An
Hà Nội – Quảng Ninh
Hà Nội – Lào Cai
Bên cạnh đó, nhà xe Như Quỳnh cũng cung cấp nhiều loại xe khác nhau để phục vụ nhu cầu của khách hàng. Tất cả các xe đều được bảo trì thường xuyên để đảm bảo an toàn cho khách hàng.
Xe giường nằm VIP: 28 chỗ, được trang bị ghế ngồi VIP, ti vi, điều hòa, bàn làm việc và toilet riêng.
Nhà xe Như Quỳnh luôn cập nhật chính sách giá cả phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, nhà xe cũng có nhiều ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí khi sử dụng dịch vụ của nhà xe.
Khi sử dụng dịch vụ của nhà xe Như Quỳnh, việc lưu ý số điện thoại của đơn vị là rất quan trọng. Điều này giúp bạn có thể liên hệ và tra cứu thông tin về dịch vụ của nhà xe một cách nhanh chóng và tiện lợ
Số điện thoại chính thức của nhà xe Như Quỳnh là 1900 7070. Đây là số điện thoại liên hệ chính thức mà khách hàng có thể sử dụng để đặt vé, tra cứu thông tin và hỗ trợ khi sử dụng dịch vụ của nhà xe.
Ngoài số điện thoại chính thức, nhà xe Như Quỳnh cũng cung cấp các số điện thoại hỗ trợ khách hàng khác để giải đáp các thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ của khách hàng. Các số điện thoại này bao gồm:
Số điện thoại hỗ trợ khách hàng: 0919 472 782
Số điện thoại hỗ trợ đặt vé: 0919 472 783
Sử dụng các số điện thoại trên, bạn có thể liên hệ và nhận được sự hỗ trợ trong thời gian nhanh nhất khi sử dụng dịch vụ của nhà xe Như Quỳnh.
Để đặt vé tại nhà xe Như Quỳnh, bạn có thể thực hiện theo các cách sau:
Nhà xe Như Quỳnh có hệ thống đặt vé trực tuyến tiện lợBạn chỉ cần truy cập vào trang web chính thức của nhà xe, chọn tuyến đường, chọn ngày đi và điểm đón, sau đó tiến hành đặt vé và thanh toán.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đặt vé trực tuyến, bạn có thể gọi điện thoại đến tổng đài của nhà xe để được hỗ trợ đặt vé.
Nhà xe Như Quỳnh cung cấp rất nhiều hình thức thanh toán cho khách hàng, bao gồm:
Bạn có thể đến các điểm đón của nhà xe để thanh toán trực tiếp cho nhân viên của nhà xe.
Ngoài cách thanh toán trực tiếp, bạn có thể sử dụng các phương thức thanh toán trực tuyến như thẻ tín dụng, thẻ ATM hoặc ví điện tử để thanh toán cho vé xe.
Nhà xe Như Quỳnh áp dụng một số chính sách hoàn vé và đổi vé cho khách hàng. Bạn có thể tham khảo chi tiết các chính sách này trên trang web chính thức của nhà xe. Tuy nhiên, lưu ý rằng các chính sách này có thể được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể, vì vậy bạn cần liên hệ với nhân viên của nhà xe để được hỗ trợ kịp thờ
Khi sử dụng dịch vụ của nhà xe Như Quỳnh, bạn nên lưu ý đến các giấy tờ cần thiết để đảm bảo một chuyến đi suôn sẻ và không gặp phải các khó khăn không đáng có.
Khi đi xe Như Quỳnh, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Giấy tờ tùy thân: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe (nếu đi xe riêng).
Vé xe: Cần mang theo vé xe để đối chiếu với nhân viên nhà xe khi lên xe.
Hành lý: Nếu có hành lý, bạn cần mang theo giấy tờ chứng minh hành lý của mình.
Để tránh gặp phải các vấn đề không đáng có khi sử dụng dịch vụ của nhà xe Như Quỳnh, bạn cần lưu ý các điểm sau:
Thời gian lên xe: Nên đến nơi trước giờ khởi hành ít nhất 30 phút để có thể kiểm tra thông tin, đối chiếu vé và lên xe đúng giờ.
An toàn: Luôn đeo dây an toàn khi sử dụng dịch vụ của nhà xe Như Quỳnh. Nếu có bất kỳ vấn đề gì về an toàn, hãy liên hệ ngay với nhân viên nhà xe để được hỗ trợ.
Điện thoại: Nên lưu số điện thoại của nhà xe và các số điện thoại hỗ trợ khách hàng để có thể liên lạc khi cần thiết.
Để đặt vé và tra cứu thông tin về nhà xe Như Quỳnh, bạn có thể sử dụng các trang web và ứng dụng sau:
Website chính thức của nhà xe Như Quỳnh: Ngoài việc đặt vé, bạn còn có thể tra cứu thông tin về các tuyến đường và giá vé của nhà xe.
Ứng dụng Vexere: Đây là một ứng dụng đặt vé xe khá phổ biến tại Việt Nam, và nhà xe Như Quỳnh cũng có sẵn trên ứng dụng này.
Website chúng tôi Đây là một trang web đặt vé xe, tàu hỏa và máy bay, và cũng có sẵn dịch vụ đặt vé xe Như Quỳnh.
Tóm lại, khi sử dụng dịch vụ của nhà xe Như Quỳnh, bạn cần lưu ý các giấy tờ cần thiết, các lưu ý về an toàn và luôn cập nhật thông tin mới nhất bằng việc sử dụng các trang web và ứng dụng hỗ trợ đặt vé và tra cứu thông tin.
Có hàng triệu khách hàng Tiềm Năng đang xem bài viết này
Bạn muốn có muốn đưa sản phẩm/dịch vụ thương hiệu của mình lên website của chúng tôi
Liên Hệ Ngay!
Đền Đô Là Di Tích Lịch Sử Có Nhiều Cảnh Quan Đẹp Của Từ Sơn Bắc Ninh
Đền Đô Bắc Ninh đã trải qua nhiều triều đại, vã nhiều lần được tu sửa, mở rộng. Nơi đây không những là điểm tham quan tìm hiểu về lịch sử dân tộc hào hùng. Mà nơi đây còn là nơi khám phá kiến trúc cung đình với phong cách dân gian độc đáo. Cảnh quan thiết kế khắc trạm rất đẹp, phối họp rất hài hoà với thiên nhiên. Đi du lịch đến đây bạn sẽ thấy nhiều nhiều đường nét chạm khắc tinh xảo, công phu phối với nghệ thuật khắc đá, gỗ, tạc tượng. Một phong cách kiến trúc rất riêng của triều đại nhà Lý không xen lẩn được với bất kỳ triều đại nào.
Giới thiệu sơ lược về Đền ĐôĐền Đô ngày xưa được gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế. Nó được xây dựng từ thế kỉ thứ 11 và đây là nơi thờ tám vị vua nhà Lý.
Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (Giai đoạn 1009-1028)
Lý Thái Tông (Giai đoạn 1028-1054)
Lý Thánh Tông (Giai đoạn 1054-1072)
Lý Nhân Tông (Giai đoạn 1072-1128)
Lý Thần Tông (Giai đoạn 1128-1138)
Lý Anh Tông (Giai đoạn 1138-1175)
Lý Cao Tông (Giai đoạn 1175-1210)
Lý Huệ Tông (Giai đoạn 1210-1224)
Đền Đô có tổng cộng 21 công trình lớn nhỏ và được phân chia trong ngoài theo kiến trúc phong thủy tú địa sơn linh. Ngày 25/1/1991 Đền Đô Bắc Ninh được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa – Thông tin. Năm 2014, được xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia đặc biệt với nhiều khu lăng mộ các Vua nhà Lý.
Đền Đô có gì mà hấp dẫn du khách Kiến Trúc Đền Đô Bắc NinhĐền Đô có tổng diện tích rộng hơn 31.000m², với 21 hạng mục công trình. Bố cục kiến trúc chia thành 2 khu vực rõ rệt: nội thành và ngoại thành. Phần nội thành được thiết kế theo kiến trúc theo kiểu nội công ngoại quốc. Tuy nhiên cả hai khu đều được chạm khắc cực kỳ tinh xảo và xây dựng rất công phu.
Cổng chính vào Đền Đô Bắc NinhCổng chính vào đền với kết cấu 3 cổng, một cổng lớn với hai cổng phụ. Mái ngói âm dương tạo nên sự uy nghiêm khi vừa bước đến cổng Đền.
Ngũ Long MônĐây chính là cổng vào nội thành với hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. Thể hiện sự uy nghiêm và quyền lực của triều đại.
Trung tâm khu nội thànhĐây là khu vực trung tâm là chính điện nơi thờ phượng chính. Bước vào chính điện đầu tiên bạn sẽ gặp là một cái nhà vuông gọi là Phương đình. Ngôi nhà với 8 mái 3 gian rộng đến 70 m². Tiếp theo là nhà Tiền tế với bảy gian rộng khoảng 220 m². Khu vực này là nơi thờ vua Lý Thái Tổ.
Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại là Chiếu dời đô với chiều cao 3,5 mét, rộng hơn 8 mét. Chiếu này được ban bởi vua Lý Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”
Trong nội thành còn nhiều di tích khác như nhà chuyển bồng. Nhà được xây theo kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại. Các nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi”. Nó đượx xây dựng vào năm 1605, tức năm Giáp Thìn với chiều cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm. Tấm bia do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền và ghi công đức của các vị vua triều Lý.
Những nét đẹp rất riêng của Đền Đô Bắc Ninh Thắng cảnh dòng sông Tiểu TươngXét về mặt phong thủy thì Đền Đô được tọa lạc ở nơi đắc địa, vượng khí, phong thủy tốt. Nơi mà được đánh giá là Liên hoa bát diệp, nghĩa là bông sen tám cánh tỏa sáng tâm Phật. Còn được ghi nhận là mảnh đất của rồng thiêng. Dân gian thường ca tụng bằng câu nói Địa linh nhân kiệt xuất nhập hanh thông, nghĩa là đất thiêng, người giỏi, ra vào may mắn. Trong cảnh vật phong thủy đẹp như vậy, không thể không kể đến dòng sông Tiêu Tương chảy qua trước mặt Đền Đô. Nơi đây có một góc nhìn triều tượng với cảnh quan cẩm tú, tụ cư. Điểm tham quan này là nơi các bạn đến chụp ảnh check in nhiều nhất ở đây.
Thủy Đình – thơ mông hơn cả cung đình HuếThủy đình là một tòa nhà có không gian rộng rãi với năm gian riêng biệt. Thủy Đình có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong nằm giữa hồ Bán Nguyệt. Thủy Đình được nối với bờ bằng một chiếc cầu đá cực kỳ đẹp. Thủy đình được làm bằng gỗ lim chắc chắn, chạm khắc hoa văn tinh xảo. Đây là nơi thường diễn ra nghệ thuật múa rối nước và các lể hội dân gian.
Thủy đình đã từng được Ngân hàng Đông Dương xưa chọn là hình ảnh in trên tiền giấy thời ấy.
Nhà võ và nhà vănNhà võ và nhà văn có kiến trúc tương tự nhau. Nơi đây dùng để thờ các quan văn quan vỏ đã giúp giữ nước qua các tiều đại nhà Lý.
Những đường nét chạm khắc mang đậm nét kiến trúc nhà Lý ở Đền Đô Bắc NinhĐền Đô Bắc Ninh nổi tiếng với những công trình kiến trúc hoành tráng, hậu cung uy nghi. Trong đền với mùi hương trầm như lan toả khắp không gian thơm ngát. Nơi đây đã được các nghệ nhân nổi danh nhất thời ấy chạm ngọc khắc rồng. Đến đây bạn sẽ tự hảo về một triều đại anh hùng linh kiệt hào hùng của dân tộc ta.
Lể Hội Đền Đô Bắc NinhLễ hội đền Đô thường hay được tổ chức hàng năm vào các ngày 14, 15 và 16 tháng 3 Âm lịch. Thời điểm này củng là ngày kỉ niệm Lý Công Uẩn lên ngôi vua và ban “Chiếu dời đô”. Lễ hội này đã trở thành truyền thống lâu đời ở đây. Nó ăn sâu vào đời sống người dân nơi này. Các bạn đến đây sẽ tham quan được các lể hội có một không hai ở Bắc Bộ.
Nguồn gốc và lịch sử hình thành Đền ĐôĐền Đô với tên gọi là Cổ Pháp, từ xa xưa đã được liệt vào làng tam cổ ở đây. Thuở ấy miền bắc rất nổi tiếng Cổ Bi, Cổ Loa, Cổ Pháp. Làng Cổ Pháp được cho là nguồn gốc của triều đình nhà Lý. Đất Cổ Pháp là nơi địa danh đẹp nhất Kinh Bắc với phong thủy vượng khí linh thiêng. Nó giúp triều đại nhà Lý kéo dài hơn 200 năm.
Đền Đô được khởi công xây dựng 3/3/1030 tức năm Canh Ngọ. Vị hoàng đế Lý Thái Tông đã nảy sinh ý tưởng xây đền vào một dịp về quê làm giỗ cha. Hiện đền đã được trung tu xây dựng lại rất nhiều lần. Trong đó lớn nhất là vào 1602, tức năm thứ 3 niên hiệu Hoằng Định của vua Lê Kính Tông. Nơi đây còn có khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
Vào năm 1952, thời kỳ Pháp thuộc, quân Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Đền Đô. Đến năm 1989, đền đã được khởi công xây dựng lại, theo đúng hình dáng và kiến trúc của nó ngày xưa. Bản vẻ kiến trúc được các nhà nghiên cứu lịch sử căn cứ vào dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ mà phác thảo lại.
Đền Đô nằm ở đâu?Đền Đô Bắc Ninh thuộc xóm Thượng, xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Nó cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc. Nơi đây là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng tâm linh di sản lịch sử văn hóa.
Giá vé và chi phí tham quan Đền ĐôGiá vé vào cổng tham quan đền đô là 30.000 đồng/ người. Tuy nhiên rất ít người tham quan tự túc, mà hâu như chi phí này được tính trong tour. Nơi đây chỉ là một điểm tham quan trong các tour hành trình khám phá di sản Việt Nam đất bắc.
Thời điểm đẹp nhất để đi tham quan Đền ĐôKhí hậu ở Bắc Ninh khá ổn định mang tính ôn đới mát mẻ quanh năm. Cho nên các bạn có thể đến đây tham quan bất kỳ thời điểm nào trong năm củng được. Nếu các bạn muốn đi tìm hiểu văn hóa lể hội di tích lịch sử ở đây thì đi vào tháng 1 – tháng 3. Còn tham quan chụp ảnh check in thì từ tháng 4 – tháng 5. Vì lúc này thời tiết khô ráo và đẹp, thuận lợi cho việc tham quan chụp ảnh ở Đền Đô Bắc Ninh.
Đường đi và phương tiện di chuyển đến Đền Đô Xe máyXuất phát từ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, bạn di chuyển về hướng Ngã tư Sở đến đường Khuất Duy Tiến,bán đảo Linh Đàm. Sau đó chạy lên cầu vượt rồi đi thẳng đến Quốc Lộ 1B cho đến khi nhìn thấy biển báo cổng chào Thành Phố Bắc Ninh.
Xe buýtỞ Hà Nội có khai thác tuyến xe buýt đi Bắc Ninh. Các tuyến hay chạy mang số 54, 203, 204 ở điểm trung chuyển Long Biên. Thời gian di chuyển khoảng 1 giờ đồng hồ.
Ăn gì khi đi tham quan Đền Đô Bánh đa kếBánh đa kế là món ăn được thực du khách khắp nơi ưa chuộng nhất. Bánh đa kế nướng lên thơm nức, cắn vào miếng bánh vừa có vị bùi của hạt mè, hạt lạc lại đậm đà của lớp gạo ngon. Chi phí giá thành bánh rất rẻ nên có thể vừa ăn vừa mua về làm quà cho gia đình bạn bè.
Bánh tẻ làng ChờBánh tẻ làng Chờ dẻo ngon chứ không nhão, nát. Bánh có độ giòn lại vừa có vị đậm, vị béo của nhân với sự nồng nàn của mùi lá. Chắc chắn bánh ở đây không thể lẫn vào thứ bánh tẻ nào khác được.
Bánh phu thêBánh phu thê được gói bằng những tấm lá dong giản dị. Bánh có độ dẻo của nếp, độ giòn giòn của đu đủ, vị ngậy của đỗ xanh, vị béo của cùi dừa. Kết họp với vị bùi của hạt sen, vị ngọt của đường,… Bánh phu thê bạn có thể vừa ăn vừa mua về làm quà khi đi tham quan du lịch Đền Đô Bắc Ninh về.
Bánh khúc làng DiềmDu lịch Đền Đô Bắc Ninh bạn không nên bỏ qua món bánh khúc làng Diềm. Bánh của làng diềm được chế biến từ rau khúc mọc ven bụi chứ không dùng bột có sẵn. Chính nhờ vậy nên bánh có vị bùi của lá khúc và ngậy béo của nhân đỗ thịt.
Ở đâu khi đi tham quan Đền ĐôVì Đền Đô Bắc Ninh ở rất gần với Hà Nội, cho nên hầu như du khách đến đây đều có khách sạn tại Hà Nội. Nhưng nếu muốn ở lại trải nghiệm qua đêm tại Từ Sơn Bắc Ninh, thì ở đây củng đầy đủ khách sạn đáp ứng cho bạn.
Jungle House Homestay. Địa chỉ: Từ Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh. Mức giá: 2.800.000 – 4.000.000 đồng/đêm.
Zen villa. Địa chỉ: thôn Kiều, xã Hiên Vân, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Mức giá: khoảng 2.288.000 đồng/4h
Rosana Apartment. Địa chỉ: 16 Bùi Xuân Phái, phường Kinh Bắc, Bắc Ninh. Giá: 495.000đ – 620.000VNĐ đồng /đêm
Queen homestay. Địa chỉ: 85 Nguyễn Đăng Đạo, Đại Phúc, Bắc Ninh. Giá: khoảng 380.000 đồng /đêm
Asia Apartment Hotel Bac Ninh. Địa chỉ: 27N10 Lý Nhân Tông, quận Võ Cường, TP.Bắc Ninh. Mức Giá: khoảng 450.000 đồng /đêm
Lưu ýVì đi đến Đền Đô Bắc Ninh là đi tìm hiểu vẻ đẹp tâm linh và di tích lịch sử. Cho nên các bạn phải ăn mạt lịch sự khi đến đây. Đặc biệt các bạn nữ không được mặc áo hai dây, trể vai, váy ngắn..
Đăng bởi: Ngân Huỳnh
Từ khoá: Đền Đô là di tích lịch sử có nhiều cảnh quan đẹp của Từ Sơn Bắc Ninh
Cập nhật thông tin chi tiết về Ghé Thăm Di Tích Lịch Sử Rừng Kiến An Tìm Hiểu Lịch Sử Hào Hùng Của Dân Tộc trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!