Xu Hướng 12/2023 # Gymnema Sylvestre Là Gì? Lợi Ích Sức Khỏe Của Gymnema Sylvestre # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gymnema Sylvestre Là Gì? Lợi Ích Sức Khỏe Của Gymnema Sylvestre được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Gymnema Sylvestre với nhiều tên gọi khác như: Dây thìa canh, dây muôi hay lõa ti rừng. Đây là một loại cây thân thảo bản địa của rừng nhiệt đới miền nam và miền trung của Ấn Độ. Cây dây leo có nhựa màu trắng, hoa nhỏ màu vàng và thường nở vào tháng 7.

Ở Ấn Độ, dây thìa canh đã được sử dụng trong chữa trị bệnh tiểu đường từ 2000 năm trước.

Tại Việt Nam, thì đến năm 2006 người ta mới tìm thấy nó ở một số nơi ở miền Bắc. Hiện nay, cây được trồng và thu hái quanh năm tại các vùng Nam Định và Thái Nguyên. Và theo công bố trên tạp chí Dược học xuất bản bởi Bộ Y tế (số 391 xuất bản tháng 11/2008) thì: Tác dụng của dây thìa canh tại Việt Nam cũng tương tự như dây thìa canh tại các nước khác.

Làm giảm cảm giác thèm đường

Axit gymnemic là một trong những thành phần hoạt động chính của dây thìa canh. Axit gymnemic có tác dụng kích thích cơ thể tăng sản sinh insulin, giúp cơ thể cân bằng lại đường huyết từ đó giảm cảm giác thèm đường, ức chế vị ngọt.

Ngoài ra, các báo cáo nghiên cứu khoa học cho thấy rằng axit gymnemic có thể làm giảm ham thích với việc thèm ăn đồ ngọt của bạn, nhờ hạn chế khả năng cảm thụ vị ngọt.

Hạ đường huyết

Bệnh tiểu đường là căn bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao, do cơ thể không có khả năng sản xuất và sử dụng được insulin được tốt. Và đây cũng là căn bệnh dần trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể bạn sẽ giảm sự hấp thu glucose có trong đường khi bạn tiêu thụ từ 200mg – 400mg axit gymnemic. Gymnema Sylvestre khi vào cơ thể sẽ giúp bạn hấp thụ và ngăn chặn những thụ thể đường có trong ruột và làm giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả sau bữa ăn.

Gymnema Sylvestre còn có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói ở những người có lượng đường trong máu cao hoặc HbA1c cao. Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng thuốc hạ đường huyết thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Kích thích sản xuất insulin

Như đã nói ở trên, để giảm cảm giác thèm đường thì Gymnema Sylvestre đã tăng sản xuất insulin. Khi insulin cao thì lúc này cơ thể sẽ đào thải đường ra khỏi máu với tốc độ nhanh hơn.

Nếu bạn bị tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2, thì cơ thể bạn lúc này sẽ không tạo đủ insulin hoặc các tế bào trở nên thụ động, ít nhạy cảm hơn với insulin. Làm cho lượng đường trong máu luôn ở mức cao, không kiểm soát. Gymnema Sylvestre lúc này sẽ giúp cơ thể kích thích sản sinh insulin trong tuyến tụy, điều này có thể giảm lượng đường trong máu của bạn.

Cải thiện mức chất béo trung tính và cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Không chỉ nổi tiếng nhờ khả năng giảm thèm đường, lượng đường trong máu, Gymnema Sylvestre còn giúp cơ thể giảm mức cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính.

Trong một nghiên cứu, khi những người béo phì sử dụng chiết xuất Gymnema thì mức cholesterol LDL “xấu” và chất béo trung tính của họ đã giảm lần lượt là 19% và 20,2%.

Hỗ trợ giảm cân

Một nghiên cứu trên 60 người béo phì khi dùng chiết xuất của Gymnema Sylvestre đã giúp họ giảm được từ 5 – 6% trọng lượng cơ thể. Nhờ khả năng hạn chế khả năng cảm thụ vị ngọt, Gymnema Sylvestre làm bạn không còn thèm đồ ngọt từ đó giảm tiêu thụ calo hơn.

Advertisement

Theo các bài thuốc dân gian thì dây thìa canh thường được làm thành lá trà hoặc lấy lá để nhai. Còn trong Tây y, nó thường được bào chế dưới dạng thuốc viên. Tùy vào hình thức mà bạn sử dụng mà sẽ có từng liều dùng khác nhau:

Viên nang: Mỗi ngày uống 100mg chiết xuất Gymnema Sylvestre và chia làm 3 đến 4 lần.

Bột: Hãy tập quen từ 2gr, nếu không thấy có các tác dụng phụ thì tăng lên 4gr mỗi ngày.

Trà: Bạn sôi lá trong nước khoảng 5 phút và ngâm trong đó cỡ 10 – 15 phút trước khi uống.

Tuy Gymnema Sylvestre có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ hạ đường huyết trong máu, tuy nhiên khi kết hợp với các loại thuốc hạ đường huyết khác sẽ tạo ra các tác dụng phụ không mong muốn. Những tác dụng phụ thường thấy nhất như: Buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, chóng mặt hoặc run.

Nếu bạn dị ứng với sữa thì cũng thể gặp các tác dụng phụ khó chịu như trên.

Vì vậy, hãy luôn chắc chắn rằng trước khi sử dụng Gymnema Sylvestre bạn đã hỏi qua và được tư vấn kỹ càng từ bác sĩ.

Dù chưa có nghiên cứu cụ thể, nhưng bạn cũng không nên sử dụng Gymnema Sylvestre cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, ngay cả phụ nữ có dự định mang thai cũng không nên dùng.

Mặc dù có hiệu quả trong hỗ trợ điều trị tiểu đường, nhưng Gymnema Sylvestre cũng không thể thay thế thuốc dùng để điều trị được.

Hãy chắc chắn rằng bạn sử dụng Gymnema Sylvestre được sự cho phép và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.

Bạn không nên uống Gymnema Sylvestre bổ sung cùng lúc với loại thuốc hạ đường huyết khác, kể cả tiêm insulin.

Ngoài ra, bạn cũng nên dùng Gymnema Sylvestre cùng với aspirin hoặc thảo dược, vì có thể sẽ tăng tác dụng hạ đường huyết của Gymnema Sylvestre.

Mong rằng với những thông tin phía trên, đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về Gymnema Sylvestre, cũng như những tác dụng của nó mang lạ.

Nguồn: Nhà thuốc Tâm Đức

Thiền Là Gì? 12 Lợi Ích Của Thiền Đối Với Sức Khỏe

Thiền là hoạt động tập trung sự chú ý vào hơi thở và bản thân, đồng thời loại bỏ những suy nghĩ lộn xộn trong tâm trí, giữ lại sự bình yên trong nội tâm. Trước đây, thiền giúp con người tìm hiểu sâu hơn về thế giới huyền bí. Còn ngày nay, thiền được coi là phương thuốc tự nhiên giúp thư giãn và giảm căng thẳng.

Vì vậy, để cân bằng cảm xúc, bạn nên dành một vài phút trong ngày để thiền định. Ngoài ra, thiền cũng giúp gia tăng những cảm xúc tích cực, giảm đau và rèn luyện tính kỷ luật, kiên nhẫn.

Có 7 loại thiền phổ biến nhất trên thế giới bao gồm: Thiền từ tâm, thiền chánh niệm, thiền quét cơ thể (thư giãn tiến bộ), thiền nhận thức hơi thở, kundalini (thiền hoạt động thể chất kết hợp hít thở sâu và thần chú), thiền thiền và thiền siêu việt.

Giảm căng thẳng

Theo Trung tâm y tế Mayo Clinic của Mỹ, thiền có tác dụng rất lớn trong việc quản lý cảm xúc và giảm căng thẳng hiệu quả. Đây cũng là lý do phổ biến nhất mà nhiều người tìm đến thiền. Khi bị căng thẳng về tinh thần và thể chất, cơ thể chúng ta sẽ tiết ra hormone căng thẳng cortisol và giải phóng hóa chất gây viêm tên là cytokine – CRS.

Những tác động này khiến bạn rối loạn giấc ngủ, tăng huyết áp, gây mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực, gia tăng lo âu và trầm cảm. Thiền chánh niệm là một trong những cách thức giúp giảm phản ứng viêm do căng thẳng gây ra.

Nhiều nghiên cứu cũng chứng minh rằng, việc thiền định có khả năng làm giảm các triệu chứng do căng thẳng gây ra như: Hội chứng ruột kích thích, rối loạn giấc ngủ, đau cơ xơ hóa.

Kiểm soát lo lắng

Thiền có thể cải thiện các triệu chứng lo lắng và căng thẳng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những người mắc rối loạn lo âu tổng quát sau khi thực hành thiền định và rèn luyện cách suy khi tích cực về bản thân, họ đã cải thiện khả năng đối phó với căng thẳng diễn ra trong cuộc sống và công việc.

Thúc đẩy sức khỏe cảm xúc

Thiền cũng giúp bạn có thể cải thiện cái nhìn về bản thân và suy nghĩ tích cực hơn về cuộc sống. Có một nghiên cứu được thực hiện dựa trên 3.500 người trưởng thành đã chứng minh rằng, thiền giúp cải thiện cái triệu chứng của bệnh trầm cảm.

Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, những ai thực hành thiền định có ít xu hướng suy nghĩ tiêu cực hơn so với người khác. Quá trình thiền cũng làm giảm mức độ giải phóng của hóa chất gây viêm cytokine.

Nâng cao nhận thức về bản thân

Một số phương pháp thiền định có thể giúp bạn tập trung vào bản thân mình hơn, hiểu bản thân và cách bạn kết nối với thế giới xung quanh. Phương pháp thiền chánh niệm giúp bạn giảm cảm giác cô đơn, tăng cường tiếp xúc xã hội.

Thiền cũng là một trong những cách giúp bạn nhận ra giới hạn của bản thân mình, nhận thức rõ ràng hơn về những suy nghĩ đang hiện hữu trong tâm trí và hướng nó theo chiều hướng tích cực hơn. Không chỉ vậy, thực hành thiền định trong thời gian dài còn giúp bạn gia tăng khả năng sáng tạo và giải quyết vấn đề.

Kéo dài thời gian chú ý

Thiền là một phương pháp hiệu quả để rèn luyện sự tập trung, chú ý. Theo một nghiên cứu, nhóm người được nghe băng thiền đã khả năng tập trung tốt hơn so với nhóm còn lại. Mỗi ngày, bạn chỉ cần dành một thời gian ngắn để thực hành thiền định, sau một thời gian kiên trì, bạn sẽ nhận thấy khả năng tập trung, chú ý được cải thiện đáng kể.

Có thể giảm mất trí nhớ ở người già

Phương pháp thiền kirtan kriya có khả năng cải thiện chứng mất trí nhớ ở người già. Đây là phương pháp thiền kết hợp câu thần chú hoặc tụng kinh với những chuyển động ngón tay lặp đi lặp lại giúp tâm trung suy nghĩ.

Bên cạnh việc chống lại chứng mất trí nhớ, thiền còn giúp cải thiện trí nhớ ở những người bị sa sút trí tuệ do tuổi tác. Ngoài ra, thiền cũng hỗ trợ kiểm soát căng thẳng và gia tăng những cảm xúc tích cực.

Có thể tạo lòng tốt

Thiền từ tâm là phương pháp giúp con người gia tăng suy nghĩ và hành động tích cực. Bằng cách thực hành thiền định, chúng ta sẽ học được cách tha thứ, bao dung cho bản thân và cả những người khác.

Lòng trắc ẩn sẽ được nuôi dưỡng thông qua quá trình thiền định trong một thời gian dài. Bạn hãy thực hành thiền từ tâm 3 lần mỗi tuần để gia tăng cảm xúc tích cực, sự thấu cảm và bao dung với mọi người xung quanh.

Có thể giúp cai nghiện

Chứng nghiện rượu, nghiện ăn uống,… có thể được cải thiện thông qua quá trình thực hành thiền định. Những người kiên trì thiền định mỗi ngày sẽ học được đức tính kỷ luật, điều này rất có ích trong việc kiểm soát khả năng nhận thức và chống lại những yếu tố gây nghiện.

Một nghiên cứu ở 60 đối tượng đang điều trị chứng nghiện rượu đã cho thấy những yếu tố căng thẳng tâm lý, thèm rượu đã được cải thiện sau 3 tháng thực hành thiền định.

Cải thiện giấc ngủ

Chứng mất ngủ sẽ được cải thiện nếu bạn thực hành thiền định. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thực hành thiền định có chất lượng giấc ngủ tốt hơn và triệu chứng mất ngủ cũng được cải thiện. Ngoài ra, thiện định còn giúp thư giãn cơ thể và giải phóng căng thẳng, giúp bạn đi vào giấc ngủ một cách thoải mái.

Kiểm soát cơn đau

Cơn đau có thể nghiêm trọng hơn khi bạn căng thẳng, thiền định được cho là một trong những biện pháp hữu hiệu để kiểm soát cơn đau. Một đánh giá dựa trên 38 nghiên cứu cho rằng, phương pháp thiền chánh niệm giúp giảm triệu chứng trầm cảm ở những người bị đau mãn tính.

Nghiên cứu khác trên 3500 người cũng kết luận thiền định giúp giảm đau hiệu quả. Những người thiền định và không thiền định đều trải qua những cơn đau giống nhau, nhưng người thiền định sẽ có khả năng kiểm soát cơn đau tốt hơn, nhờ đó mà cảm giác đau cũng ít hơn.

Có thể làm giảm huyết áp

Những ai mắc chứng huyết áp cao nên thực hành thiền định để cải thiện các triệu chứng do bệnh này gây ra. Thiền có khả năng cải thiện sức khỏe thể chất, giảm sức ép cho tim và cải thiện tình trạng bệnh huyết áp cao.

Khi căng thẳng hoặc xúc động quá mức, huyết áp sẽ tăng lên và có thể ảnh hưởng đến tim, thiền định là biện pháp có thể kiểm soát huyết áp bằng cách giảm căng thẳng ở mạch máu và điều phối chức năng tim.

Có thể thực hiện ở mọi nơi

Thật tuyệt vời vì phương pháp thiền có thể thực hiện ở bất cứ đâu chỉ với một không gian tĩnh lặng, nơi bạn có thể ở một mình, ngồi xuống và thư giãn. Nếu không gian sống hoặc nơi làm việc của bạn khó có một không gian như vậy, bạn có thể tham gia một lớp học về thiền.

Advertisement

Điều này sẽ giúp bạn nhận được sự hỗ trợ và hướng dẫn từ các chuyên gia, như vậy bạn có thể tiến bộ nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tranh thủ thức dậy sớm vào buổi sáng để có cho mình một khoảng thời gian tĩnh lặng và thực hành thiền định để bắt đầu ngày mới tích cực.

Bạn có thể bắt đầu thực hành thiền định ngay hôm nay với cách thiền tập trung chú ý (tập trung suy nghĩ của bạn vào một đối tượng duy nhất: Hơi thở, âm thanh hoặc một hình ảnh nào đó) hoặc thiền mở giám sát (mở rộng nhận thức của bạn về thế giới xung quanh).

Ngoài ra còn có rất nhiều cách thiền khác mà bạn có thể thực hành, hãy không ngại thử và tìm ra phương pháp phù hợp với mình, bạn sẽ cảm thấy chất lượng cuộc sống được cải thiện đáng kể chỉ với vài phút thiền mỗi ngày.

Nguồn: Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Những Lợi Ích Sức Khỏe Của Lá Hẹ

Cây hẹ thuộc họ Allium, cùng họ với các loại cây gia vị khác như tỏi tây, hành lá, tỏi, hành tây, và hành trắng

Cây hẹ có tên khoa học là Allium ramosum L., thuộc họ Alliaceae (họ Hành), cùng họ với các loại cây gia vị khác như tỏi tây, hành lá, tỏi, hành tây, và hành trắng.

Mặc dù vỏ bên ngoài của củ hẹ có màu sắc và hình dáng gần giống với hành tây đỏ, nhưng phần ruột bên trong của chúng rất khác nhau. Bên trong phần vỏ ngoài, hẹ có từ 3 đến 6 tép nhỏ như tỏi, thay vì một khối hoàn chỉnh như hành tây.

Hẹ là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Chúng chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất dinh dưỡng có lợi, bao gồm vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Với 100g tương đương với 10 muỗng canh hẹ xắt nhỏ có thể cung cấp:

– Calo: 75

– Chất đạm: 2.5g

– Chất béo: 0g

– Tinh bột: 17g

– Chất xơ: 3g

– Canxi: 3% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)

– Sắt: 7% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)

– Magie: 5% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)

– Phospho: 5% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)

– Kali: 7% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)

– Kẽm: 4% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)

– Vitamin B9: 9% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)

So với hành tây thông thường, hẹ là nguồn protein, chất xơ và vi chất dinh dưỡng dồi dào hơn cả, bao gồm canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm, đồng, folate, vitamin B và vitamin A và vitamin C.

Ngăn ngừa ung thư

Hẹ có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển hoặc lây lan khắp cơ thể

Ăn các loại rau lá họ Hành, bao gồm cả lá hẹ, có thể giúp chống lại bệnh ung thư. Một số hợp chất như lưu huỳnh được tìm thấy trong hẹ có tác dụng kháng khuẩn, có thể ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển hoặc lây lan khắp cơ thể.

Ngoài ra, một đánh giá nghiên cứu năm 2023, báo cáo rằng ăn các loại rau lá họ Hành có thể làm giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Các thành phần hoạt tính của chúng có thể có tác dụng ở các giai đoạn khác nhau của bệnh ung thư và làm thay đổi nguy cơ mắc ung thư của một người.[1]

Một nghiên cứu khác năm 2023, đã liên kết 16 loài rau lá họ Hành khác nhau với việc ngăn ngừa hoặc ảnh hưởng tích cực đến bệnh ung thư. Các tác giả đã nhấn mạnh các hợp chất S-allyl mercaptocysteine, quercetin, flavonoid và ajoene trong nhóm cây họ Hành chứa các đặc tính chống ung thư tiềm năng.[2]

Cải thiện tâm trạng và trí nhớ

Hẹ có chứa một lượng nhỏ choline và folate giúp cải thiện tâm trạng, trí nhớ, các chức năng của não và thần kinh

Tác dụng kháng khuẩn

Các hợp chất organosulfur trong hẹ có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus

Các hợp chất organosulfur trong hẹ có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và virus. Các loại cây thuộc họ Hành từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị cảm lạnh, sốt, ho, hay bệnh cảm cúm. Ngoài ra, một lần súc miệng 15 giây với chiết xuất từ ​​hẹ và nước đã được chứng minh là có hiệu quả hơn chlorhexidine, một chất khử trùng y tế, được cho là có khả năng ức chế vi khuẩn trong miệng đến 24 giờ.

Giảm biến chứng dị ứng

Những lợi ích sức khỏe khác của hẹ

– Ngăn ngừa loãng xương: Hẹ có chứa vitamin K, rất quan trọng đối với sức khỏe của xương và quá trình đông máu.

– Tốt cho mắt: Hẹ cũng chứa lutein và zeaxanthin, chúng tích tụ trong võng mạc của mắt giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Điều này có nghĩa là ăn thực phẩm giàu các chất này có thể có lợi cho thị lực.

Hương vị tinh tế của hẹ được ưa chuộng trong rất nhiều các công thức chế biến món ăn

Hương vị tinh tế của hẹ được ưa chuộng trong rất nhiều các công thức chế biến món ăn. Một số cách phổ biến để ăn hẹ bao gồm:

– Nướng hẹ cùng với các loại rau, đậu phụ hoặc thịt khác

– Băm nhỏ hẹ và thêm chúng vào các món xào và súp

– Thái nhỏ và rắc hẹ lên trên các ăn như món salad, bruschetta hoặc mì ống

– Rải hẹ lên trên các loại bánh như pizza

– Băm nhỏ và thêm hẹ vào nước sốt

Nguồn tham khảo

Garlic and Onions: Their Cancer Prevention Properties

Allium vegetables for possible future of cancer treatment

Hoài Sơn (Củ Mài) Là Gì? Lợi Ích Của Củ Mài Đối Với Sức Khỏe

Hoài sơn (củ mài) là một dây leo có hình trụ dẹt, phía đầu thuôn dần, dài khoảng 30 – 50cm và ăn sâu xuống dưới lòng đất. Mỗi cây hoài sơn sẽ có 1 – 2 rễ củ mập. Thân cây nhẵn, lá có thể mọc so le hoặc mọc đối xứng, phiến lá hình tim dài, đầu nhọn, cuống lá thường dài khoảng từ 1.5 – 3cm.

Cụm hoa hoài sơn sẽ thường mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả nang sẽ có 3 cánh, rộng 2cm. Nếu quả khô, cây sẽ không có lá, hạt thường có cánh mỏng màu nâu. Hoa nở vào tháng 5 – 7 và mùa quả rơi vào khoảng tháng 8 – 10 hằng năm.

Hoài sơn phân bố khá phong phú ở Việt Nam. Cây có thể được trồng tại miền núi, đồng bằng hay trung du.

Thành phần chính trong hoài sơn là tinh bột. Bên cạnh đó, củ mài còn chứa allantoin, mucin (một loại protein nhớt), các axit amin như cholin, arginin và enzyme maltase. Ngoài ra, củ mài còn chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng.

Hoài sơn có chứa 63.25% tinh bột, 6.75% chất đạm và 0.45% chất béo. Do đó, củ mài được đánh giá là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao.

Theo nhiều nghiên cứu ở nước ngoài, hoài sơn có khả năng làm tăng hiệu quả của androgen. Enzyme trong loại thực phẩm này khi ở nhiệt độ từ 45 – 55ºC có thể thủy phân đường lớn.

Nước sắc củ mài hỗ trợ ức chế co thắt ruột do adrenalin, giúp hồi phục nhu động của ruột. Đối với gia súc, uống nước sắc củ mài có thể giúp lành bệnh viêm loét miệng.

Còn trong Đông y, củ mài có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ, sinh tân, dưỡng vị, bổ thận, ích phế, chỉ khát.

Trong y học cổ truyền, hoài sơn là một vị thuốc bổ, giúp chữa tỳ vị hư nhược, viêm ruột kinh niên, ăn uống kém tiêu, tiêu chảy, phế hư, bệnh đái tháo đường,…

Bạn có thể sử dụng hoài sơn khoảng 10 – 20g mỗi ngày dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc.

Vị thuốc này cũng hay được dùng kết hợp với các vị thuốc khác. Hoài sơn kết hợp với ý dĩ, hạt keo, quả giun có khả năng chữa cam sài, bụng có giun, kém ăn, gầy yếu ở trẻ em.

Để sử dụng hoài sơn hiệu quả và an toàn, bạn nên hỏi ý kiến, tư vấn từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y có chuyên môn.

Bạn cũng nên lưu ý, trong quá trình sử dụng nếu thấy có các dấu hiệu bất thường thì hãy ngưng sử dụng ngay và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đặc biệt, đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì cần lắng nghe tư vấn từ bác sĩ hoặc thầy thuốc đông y có uy tín trước khi sử dụng loại thảo dược này.

Nguồn: hellobacsi tham vấn y khoa bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Pumpkin Seed Là Gì? Lợi Ích Của Hạt Pumpkin Seed Đối Với Sức Khỏe Như Thế Nào?

Pumpkin Seed là gì?

Pumpkin Seed hay còn gọi là hạt bí ngô. Hạt bí ngô có hình oval, có một đầu nhọn hơn, dài khoảng 1 cm. Vỏ ngoài mỏng, màu trắng hoặc vàng ngà, bên trong hạt màu xanh lá thẫm. Hạt bí có thể ăn được.

Trong hạt bí ngô có chứa mangan, magie, sắt, đồng, tryptophan, kẽm, phốt pho cùng các khoáng chất và vitamin rất tốt cho sức khoẻ cơ thể.

Ngoài ra, hạt bí ngô có chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhất là phenolic, làm quá trình suy yếu của tế bào chậm lại, chống ung thư.

Hạt bí ngô có thể sử dụng làm nguyên liệu trong nấu ăn, các món ăn vặt, làm bánh kẹo,…

Công dụng của Pumpkin Seed

Theo chuyên trang sức khỏe Healthline, Pumpkin Seed còn có những công dụng thần kỳ như:

Ngăn ngừa sỏi thận

Nhiều người có thói quen ăn uống không lành mạnh dẫn đến bệnh sỏi thận ngày càng phổ biến, đặc biệt ở nhóm người có thói quen hút thuốc, uống rượu. Ăn nhiều hạt bí đỏ không chỉ mang lại hiệu quả trì hoãn quá trình lão hóa mà việc dùng thường xuyên còn giúp phòng ngừa sỏi thận.

Hạ huyết áp

Chứng cao huyết áp hiện rất phổ biến ở cuộc sống hiện nay, đặc biệt ở người trung niên và người già, thậm chí tỷ lệ người bị cao huyết áp ngày nay đã là tỷ lệ đáng báo động. Chính vì vậy những người tuổi trung và lão niên nên có thói quen ăn hạt bí đỏ để đạt được hiệu quả hạ huyết áp.

Giúp tim khỏe mạnh

Trong hạt bí ngô có chứa nhiều magie, magie sẽ tham gia vào một loạt các chức năng sinh lý cực kỳ quan trọng, bao gồm cả việc tạo ra ATP, phân tử năng lượng của cơ thể, tổng hợp RNA và DNA. Magie đã được chứng minh là có lợi cho huyết áp của bạn và giúp ngăn ngừa bệnh ngừng tim đột ngột, đau tim và đột quỵ.

Giảm stress

Hợp chất glutamate trong hạt bí ngô hỗ trợ việc tổng hợp GABA, là chất dẫn truyền thần kinh có khả năng giảm nhẹ những tình trạng loạn thần kinh chức năng như kích thích thần kinh và lo lắng.

Tốt cho bà bầu

Theo những nghiên cứu thì những loại thực phẩm giàu chất kẽm như hạt bí ngô sẽ rất hữu ích cho phụ nữ trong thời gian mang thai. Kẽm cũng góp phần ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu.

Tốt cho xương

Magnesium trong hạt bí ngô đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Advertisement

Những lưu ý khi sử dụng hạt bí ngô

Người béo phì không ăn quá nhiều hạt bí đỏ, do lượng dầu mỡ có nhiều trong hạt nên dễ gây tăng cân.

Ăn quá nhiều hạt bí ngô có thể dẫn đến khí đường ruột và tiêu chảy.

Ăn hạt bí ngô có thể bị dị ứng da eczema gây viêm, đỏ da, ngứa và phát ban.

Hạt bí ngô chứa nhiều chất xơ không hòa tan giúp thúc đẩy hiệu quả tiêu hóa và hoạt động đường ruột. Tuy nhiên, ăn quá nhiều hạt bí ngô lại dễ dẫn đến chứng khó tiêu.

Theo: Healthline, Vinmec

Bạn sẽ quan tâm:

Lợi Ích Của Dưa Lưới: 13 Ưu Điểm Tốt Cho Sức Khỏe

Dưa lưới là một loại trái cây lý tưởng cho mùa hè cung cấp vô số lợi ích sức khỏe vì nó là một nguồn giàu Vitamin A, Vitamin B6, canxi, phốt pho và các khoáng chất tốt cho cơ thể của bạn. Hơn thế nữa, dưa lưới có hàm lượng calo thấp nhưng chứa đầy các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh và giúp bạn giữ được vẻ ngoài và cảm giác tuyệt vời.

Ngoài hương vị thơm ngon, dưa lưới còn có khả năng dưỡng ẩm khá tốt. Đánh bại cái nóng mùa hè này với tác dụng tuyệt vời của dưa lưới và nhận được vô số lợi ích sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của dưa lưới

Thông tin dinh dưỡng này được cung cấp bởi Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho 1 cốc khẩu phần ăn (177g) quả dưa lưới cung cấp:

Lượng calo: 60

Chất béo: 0,3g

Natri: 28mg

Carbohydrate: 14,4g

Chất xơ: 1,6g

Đường: 14g

Chất đạm: 1,5g

Do hàm lượng đường tự nhiên của nó, dưa lưới có chỉ số đường huyết là 65. Tuy nhiên, lượng đường huyết của nó chỉ là 4, do tỷ lệ nước của dưa lưới cao.

Ngoài ra, dưa lưới còn cung cấp các vitamin và khoáng chất như kali; canxi; magiê; phốt pho cùng lượng vitamin C, A và B9 (folate) dồi dào.

Lợi ích sức khỏe của dưa lưới 1. Hỗ trợ sức khỏe của mắt

Dưa lưới ruột vàng là thực phẩm hàng đầu cho sức khỏe của mắt do hàm lượng beta carotene khá cao. Beta carotene này được cơ thể hấp thụ dưới dạng vitamin A và hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng tăng cường sức khỏe của mắt, giúp cải thiện thị lực hiệu quả. Ngoài beta carotene, dưa lưới còn chứa lutein và zeaxanthin; hai dạng vitamin A được biết đến để ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Kết hợp dưa lưới vào bữa ăn sẽ cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho đôi mắt của bạn.

Theo nghiên cứu, ăn dưa lưới có thể giảm 40% nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể.

2. Cải thiện hệ thống miễn dịch

Dưa lưới được biết là một loại trái cây chứa một số đặc tính chống oxy hóa tuyệt vời; có tác động lớn đến hệ thống miễn dịch. Dưa vàng là một nguồn giàu vitamin C và A giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tăng sản xuất các tế bào bạch cầu và cũng là các tế bào chống lại bệnh tật có trong cơ thể con người. Cùng với đó, vitamin C trong loại quả này cũng chống lại các gốc tự do.

3. Giảm huyết áp

Giống như nhiều loại trái cây, dưa lưới có hàm lượng natri thấp và kali cao tự nhiên cung cấp khoảng 473 miligam kali cho 1 khẩu phần ăn. Sự kết hợp giữa kali cao và natri thấp có hiệu quả trong việc giảm huyết áp cao. Hàm lượng chất xơ và lượng nước cao của dưa lưới cũng góp phần kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Kali trong dưa lưới là một khoáng chất quan trọng, đóng vai trò rất lớn trong việc ổn định huyết áp ở người mắc bệnh huyết

Dưa vàng là một lựa chọn tốt cho tim mạch, giúp giảm huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ.

4. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Dưa vàng chứa một hợp chất có tên là ‘Adenosine’ có đặc tính làm loãng máu; giúp ngăn ngừa đông máu trong hệ thống; có tác dụng ngăn ngừa các cơn đau tim và xơ cứng động mạch.

Chất xơ, kali và vitamin C – góp phần giữ cho trái tim khỏe mạnh.  “Thực phẩm giàu chất xơ giúp kiểm soát huyết áp và giảm LDL, cholesterol xấu. Kali giúp giảm huyết áp bằng cách chống lại tác động của natri.

5. Duy trì lượng đường trong máu

Ngay cả khi dưa lưới có vị ngọt, loại quả này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường cho cơ thể con người. Theo nghiên cứu đã chứng minh rằng dưa lưới là nguồn tăng lượng chuyển hóa insulin có trong bệnh tiểu đường. Loại quả này duy trì lượng đường trong máu bằng cách kiểm soát những biến động xảy ra trong lượng đường trong máu. Loại trái cây này cũng giúp giảm stress oxy hóa gây ra bệnh tiểu đường.

6. Giảm căng thẳng

Nguồn chất kali trong dưa lưới làm tăng lưu lượng máu và oxy tới não giúp bạn giảm căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái hơn. Đặc tính của nó như một chất làm giãn mạch nên nó rất cần thiết trong việc giảm lo lắng và căng thẳng. Giãn mạch đề cập đến việc mở rộng các mạch máu; do đó làm cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Khi mạch máu bị co lại, huyết áp thường tăng lên.

Giàu kali, dưa lưới giúp bình thường hóa nhịp tim và tăng cung cấp oxy cho cơ thể. Nó cũng rất giàu hợp chất có tên là ‘superoxide dismutase’ giúp chống lại căng thẳng bằng cách giảm huyết áp và thư giãn thần kinh của bạn. Vì vậy, nó giúp bạn thoát khỏi rối loạn giấc ngủ bằng cách làm dịu hệ thần kinh và giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.

7. Giúp duy trì làn da khỏe mạnh

Vitamin A có trong dưa lưới giúp làm dịu da và ngăn ngừa quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng. Loại vitamin này cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch mang lại làn da đẹp và khỏe mạnh trong thời gian dài.

Ăn dưa lưới vào buổi sáng giúp cơ thể giải độc, điều tiết tốt hơn. Zeaxanthin trong dưa lưới còn có tác dụng bảo vệ da khỏi tia UV. Ngoài ra, dưa lưới còn là nguồn thực phẩm chứa beta-carotene; axit folic; kali; vitamin C và vitamin A giúp bạn cải thiện làn da trẻ trung và khỏe mạnh hơn.

8. Giảm nguy cơ ung thư

Hoạt tính chống oxy hóa cao của dưa lưới giúp loại bỏ các gốc tự do trước khi chúng gây ra thiệt hại. Chiết xuất từ ​​vỏ và hạt của dưa lưới đã được chứng minh là có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào khối u ở thận, vùng đại trực tràng và vùng cổ tử cung. Đặc tính chống oxy hóa của dưa lưới và vỏ đã ức chế sự lây lan của các khối u đến 20% –85%. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ là sơ bộ và không kết luận. Nghiên cứu thêm là cần thiết, nhưng nó hứa hẹn cho những nỗ lực trong tương lai.

9. Hỗ trợ giảm cân

Dưa lưới rất giàu chất xơ giúp cải thiện sự trao đổi chất có thể khiến bạn cảm thấy no lâu hơn. Quá trình tiêu hóa chậm thành phần chất xơ trong cơ thể bạn sẽ điều chỉnh lượng calo nạp vào cơ thể. Nếu bạn muốn kiểm soát cơn đói của mình, hãy ăn một bát dưa lưới mới cắt.

10. Thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Tác dụng làm dịu và mát của nó điều chỉnh chuyển động ruột của bạn, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bạn có thể ăn một bát dưa lưới trước bữa trưa để khởi động đường ruột trước khi dùng bữa trong ngày. Hàm lượng nước và chất xơ của dưa lưới rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp bạn ngăn ngừa táo bón hiệu quả.

11. Thúc đẩy sự phát triển của tóc

Lượng Vitamin B dồi dào thúc đẩy tóc phát triển khỏe mạnh. Dưa vàng có đủ lượng inositol được hấp thụ dưới dạng Vitamin B, do đó kích thích mọc tóc và ngăn rụng tóc.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tóc và sức khỏe tóc. Vitamin A cũng tạo điều kiện cho việc sản xuất bã nhờn; giúp giữ ẩm cho mái tóc của bạn và làm cho nó khỏe mạnh. Trong khi vitamin C cần thiết cho việc xây dựng và duy trì collagen, cung cấp cấu trúc cho da và tóc.

12. Giữ nước cho cơ thể 

Giống như hầu hết các loại trái cây, dưa lưới có hàm lượng nước cao, gần 90%. Ăn dưa lưới giúp bạn đủ nước suốt cả ngày. Duy trì nước là rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể.

Đối với hệ tuần hoàn, việc bơm máu qua tim sẽ dễ dàng hơn khi cơ thể được cung cấp đủ nước.

Huyết áp cũng sẽ ổn định hơn khi cơ thể có đủ nước.

Đối với hệ tiêu hóa, hydrat hóa sẽ hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn và phân chuyển động trơn tru hơn.

Đối với thận, quá trình hydrat hóa sẽ giúp việc bài tiết các chất độc hại và chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.

Mất nước cũng là một yếu tố nguy cơ phát triển sỏi thận. Nước sạch là cách tốt nhất để giữ nước cho cơ thể. Ăn các loại trái cây giàu nước như dưa lưới đem lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe của bạn.

13. Giúp điều trị viêm khớp

Dưa lưới chứa chất phytochemica có đặc tính chống viêm. Điều này rất có lợi vì nó có thể giúp giảm hoặc thậm chí ngăn chặn quá trình oxy hóa trong xương và khớp của bạn. Đối với những người bị các vấn đề về khớp, dưa lưới có thể làm giảm viêm. Đối với những người bị viêm khớp mãn tính, hãy bổ sung thêm một chút dưa lưới trong chế độ ăn uống của bạn. Làm điều này để giảm thiểu những cảm giác cót két và âm thanh phát ra từ các khớp của bạn.

Đăng bởi: Huỳnh Ngân

Từ khoá: Lợi ích của dưa lưới: 13 Ưu điểm tốt cho sức khỏe

Cập nhật thông tin chi tiết về Gymnema Sylvestre Là Gì? Lợi Ích Sức Khỏe Của Gymnema Sylvestre trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!