Bạn đang xem bài viết Hoài Niệm Làng Hoa Ngọc Hà được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát/ Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa/ Hỏi người xách nước tưới hoa/ Có cho ai được vào ra chốn này?”. Hay: “Ngày rằm đi chợ mua hoa/ Phải chờ thấy gánh Ngọc Hà mới mua”. Thời gian trôi đi, với những đổi thay khắc nghiệt của thời gian và tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt, giờ đây, dấu vết làng hoa xưa đã chỉ còn trong hoài niệm.
Cứ mỗi độ Tết đến xuân về, khi bài hát ngọt ngào “Mùa xuân, làng lúa làng hoa” của nhạc sĩ Ngọc Khuê cất lên: “Làng em làng hoa, hoa thơm ngát bốn mùa/ Hồ Tây đôi bên, trong tình yêu hoa lúa rộn ràng”, kí ức về hoa Ngọc Hà lại ùa về, khiến bao trái tim hoài cổ rung lên thổn thức.
Ông Trần Nguyên Bộ, người trồng hoa cuối cùng ở làng Ngọc Hà
Sử sách còn ghi chép lại, ở mạn nam Hồ Tây, chỉ cách bờ hồ tầm một con đê, vốn là bức tường bao phía bắc Hoàng Thành Thăng Long, làng hoa Ngọc Hà ra đời ngay trên khu vườn thượng uyển của các vị vua cuối triều Lý. Người xưa đã lấy tên của dòng Ngự Hà chảy qua khu Ngự Uyển này đặt tên cho làng là Ngọc Hà như ngày nay… Vào những ngày giáp Tết, người Hà Nội có thói quen rủ nhau lên Ngọc Hà ngắm hoa và mua hoa. Ngày ấy, làng hoa còn là địa điểm được trai thanh gái lịch đất Hà Thành chọn lựa để hò hẹn, thề nguyền và bao mối tình đẹp đã đơm hoa kết trái từ nơi đây.
Mảnh đất bao đời là chốn hương sắc bậc nhất của đất kinh kỳ này đã sản sinh ra những người con gái nổi tiếng xinh đẹp, nết na, chăm chỉ. Hoa Ngọc Hà đẹp, các cô gái Ngọc Hà đi bán hoa cũng thật tao nhã, duyên dáng với áo tứ thân, tóc vấn đuôi gà, má đỏ hây hây, răng đen hạt huyền uyển chuyển gánh hàng hoa len lỏi khắp phố phường Thăng Long Kẻ Chợ. Hình ảnh thiếu nữ Ngọc Hà e ấp bên những bông hoa đã khiến bao chàng trai Hà Thành bỗng chốc hóa thi nhân: “Hỡi cô đội nón ba tầm/ Cô về Yên Phụ, ngày rằm lại sang/ Ngày rằm phiên chợ Yên Quang/ Yêu hoa anh đợi hoa nàng mới mua”.
Đẹp là thế, nên thơ trữ tình là thế nhưng tiếc thay, Ngọc Hà đã không tránh khỏi được vòng xoáy của thương mại và nền kinh tế thị trường. Theo lời kể của người dân Ngọc Hà, làng hoa bắt đầu suy tàn khi Hợp tác xã rau hoa giải thể và đất được giao về cho các hộ gia đình vào thập niên 90 của thế kỉ trước. Người dân Ngọc Hà không thể cứ mãi gánh nước tưới hoa khi người ngày càng đông, đất đai ngày càng đắt đỏ, phố xá kế bên ngày càng bán, buôn tấp nập. Và những mảnh vườn bốn mùa thắm tươi, rực rỡ màu hoa ở Ngọc Hà nay đã được thay bằng những tòa biệt thự, những ngôi nhà cao tầng san sát.
Vẫn biết làng hoa giờ không còn nữa, nhưng tìm đến Ngọc Hà vào một chiều cuối năm Đinh Dậu, chúng tôi vẫn mong manh hy vọng tìm lại được chút dấu xưa còn vương lại. Bởi nghe nói, vài năm trước đây, trong làng Ngọc Hà vẫn còn “sót” lại một vài người nông dân “muôn năm cũ”- những người thờ ơ với mọi bon chen xô bồ của phố thị mà chỉ đau đáu với hoa, với đất, với vườn; những người quyết bám trụ với cái nghề trồng hoa công phu, nhọc nhằn mong gìn giữ một thú chơi tao nhã của vùng đất Thăng Long nghìn năm văn hiến. Đó là các ông Nguyễn Văn Lùn, Trần Nguyên Bộ. Ông Lùn đã mất, nhưng ông Bộ vẫn còn mảnh vườn nhỏ trồng hoa cúc giống.
…Vậy là chúng tôi tìm đến nhà ông Trần Nguyên Bộ, sự thật cũng chát chúa đến đắng lòng. Trong căn nhà khang trang, người nông dân gốc Hà Nội, cả một đời gắn bó, đau đáu với nghề trông hoa, giờ đã thân già, sức yếu, chân đi không vững. Mảnh đất 400 mét vuông trước đây vốn là niềm tự hào của ông Bộ, cũng là di vật cuối cha ông để lại để nối nghề giờ được “xẻ” nhỏ để xây dựng nhà cửa. Ngay sau ngôi nhà mới, khoảnh vườn nhỏ trước đây là mảnh đất trồng hoa giờ cũng bỏ không, cỏ mọc um tùm do lâu ngày không có người chăm sóc.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Bộ rưng rưng cho biết: “Giờ tôi tuổi già, sức yếu, chân đau, đi lại không vững. Các con cũng đã trưởng thành và đi làm nhà nước hết. Không có ai chịu nối nghiệp vì cái nghề này cũng chỉ được dăm ba đồng, không đủ trang trải sinh hoạt. Vẫn yêu nghề trồng hoa và muốn giữ hương sắc làng hoa còn mãi với thời gian, nhưng vì tuổi già, sức khỏe không cho phép… vì thế mà những luống hoa cuối cùng tôi cũng phải bỏ hoang”.
Chúng tôi rời làng hoa nức tiếng một thời với biết bao ngậm ngùi, luyến tiếc. Thấy nhớ, thấy thương biết bao những gánh hàng hoa mộc mạc còn ướt đẫm sương đêm, khi giờ đây, cái tên làng hoa Ngọc Hà chỉ còn trong miền ký ức; hương thơm hoa Ngọc Hà chỉ còn trong những vần thơ, câu hát, trong sách vở mà thôi.
Chợt ước ao sao, đi cùng với quá trình đô thị hóa, Thành phố có những giải pháp quy hoạch làng hoa, có những biện pháp động viên, ưu đãi nông dân trồng hoa thì có lẽ, làng hoa Ngọc Hà sẽ còn mãi với thời gian, và có lẽ, ngay trong thành phố hôm nay sẽ vẫn còn cánh đồng hoa mát mắt, thu hút bước chân du khách gần xa, để Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến càng đẹp, hấp dẫn hơn với du khách trong và ngoài nước.
Ngọc Tú
Hoài Niệm Ở Hội An
Có mấy du khách một lần đặt chân đến phố cổ Hội An mà không mang theo những nhớ thương, hoài niệm khi trở về?
Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, từng là thương cảng sầm uất trong thế kỷ XVII, thật may mắn vì đã giữ lại được gần như nguyên vẹn những giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử xưa cũ. Lần về quá khứ, Hội An từng mang tên là Hoài Phố, hay Phai Phố, Faifo. Có giả thuyết cho rằng, cái tên thú vị này xuất phát từ tên gọi của dòng sông Hoài nên thơ – một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua thành phố. Chẳng biết cách lý giải ấy là đúng hay sai, tôi lại thấy cái tên “Hoài Phố” thật là hay, thật đúng với Hội An – phố của những hoài niệm.
Phố cổ Hội An bên dòng sông Hoài nên thơ.
Không gian sinh hoạt thân quen của dân địa phương hòa lẫn nhịp nhàng cùng với những hoạt động của du khách.
Hoài Phố ngày xưa và Hội An ngày nay có lẽ không khác nhau mấy. Vẫn là dòng sông Hoài thơ mộng xanh trong chảy qua phố cổ. Vẫn là cảnh người dân địa phương buôn thúng bán bưng những thức quà quê dân dã, ngon miệng trên những con đường xưa hẻm nhỏ. Vẫn là bầu không khí thanh bình, phảng phất dấu ấn thời gian mà những công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi mang lại.
Hội An đẹp vì chính vẻ cổ kính, cô liêu của phố cổ. Hội An gây thương, gây nhớ, viết lên bao khúc tình ca đầy hoài niệm bởi tất cả những gì bình dị, cũ xưa, bởi nét đẹp mộc mạc như bước ra từ những thước phim cũ…
Hội An đẹp vì chính vẻ cổ kính, cô liêu…
Chùa Cầu Hội An, công trình kiến trúc đậm nét phố cổ.
Đến với Hội An, ít có du khách nào chưa từng một lần thảnh thơi bách bộ hay cút kít đạp xe dọc theo những con đường nhỏ, say mê trước sắc hoa giấy rực rỡ, ngẩn ngơ bởi những bức tường vàng sậm của phố cổ, hay lắng đọng vì những ngôi nhà, chùa Cầu, đền miếu rêu phong và trầm tư. Không một du khách nào chưa từng thử qua những cao lầu, mì Quảng, cơm gà, bánh đập, chè, nước mót,… mà lại không yêu thích, nhớ nhung.
Cao lầu, một trong những món ăn nức tiếng phố Hội.
Cơm gà Hội An
Khi đêm xuống, phố cổ mang một vẻ đẹp lấp lánh và huyền dịu bởi sắc vàng, sắc đỏ của hàng trăm chiếc đèn lồng – một trong những điều đặc trưng ở Hội An. Thật là tuyệt khi tôi từng được đến phố Hội đúng vào dịp trăng rằm, được tận hưởng bầu không khí lễ hội của những trò chơi dân gian lý thú, được nghe hát bả trạo, hò chèo ghe, ngắm một sông Hoài bừng sáng vì những chiếc đèn hoa đăng lung linh.
Đèn lồng – một trong những điều đặc trưng ở Hội An.
Phố cổ mang một vẻ đẹp lấp lánh và huyền dịu khi đêm xuống.
Nguyễn Thị Bình An
Đăng bởi: Nguyễn Nhị Hiền Trang
Từ khoá: Hoài niệm ở Hội An
Làng Cầu Vồng – Nơi Cất Giữ Sắc Màu Và Ký Ức Hoài Niệm Của Xứ Đài
Không chỉ thu hút du khách bởi màu sắc sặc sỡ, ấn tượng, ngôi làng Cầu Vồng nổi tiếng ở Đài Loan (Trung Quốc) còn ẩn chứa câu chuyện hấp dẫn về người họa sĩ già đã sáng tạo nên.
Làng Cầu Vồng – nơi cất giữ sắc màu và ký ức hoài niệm của xứ ĐàiLàng Cầu Vồng, hay còn được biết đến là làng bích họa Đài Loan, tọa lạc tại con đường nhỏ thuộc quận Nam Đồn, thành phố Đài Trung. Ngay khi vừa bước chân vào đây, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ như vừa đi lạc vào một xứ sở thần tiên giống hệt các ngôi làng trong những cuốn sách cổ tích đầy màu sắc của thời ấu thơ. Ảnh: flywithme_xoxo, grghnrs.
Ngôi làng nhỏ nổi bật giữa những tòa nhà cao tầng hiện đại của Đài Loan nhờ vào cách trang trí độc đáo. Du khách đến đây thường ví làng Cầu Vồng như một bức tranh khổng lồ. Toàn bộ không gian của nơi này, từ tường, mái nhà, hàng rào, bảng hiệu đến mặt đường đều được phủ đầy những hình vẽ, họa tiết bắt mắt, mang màu sắc rực rỡ. Ảnh: helloitschang, jemfibrozilll.
Nơi đây không chỉ đặc biệt với không gian sặc sỡ, đằng sau những bức tranh sắc màu còn ẩn chứa một câu chuyện cảm động, đầy nghị lực của một người họa sĩ già. Thập kỷ 40 của thế kỷ trước, ngôi làng này là nơi cư ngụ tạm thời của những người lính. Khi chiến tranh qua đi, nhiều chiến sĩ vẫn chọn ở lại làng để lập gia đình. Ảnh: phungnguyen.choochoo, zoeyzhao_.
Tuy nhiên, tới những năm 1990, nơi đây đứng trước nguy cơ biến mất vĩnh viễn vì nhiều nhà đầu tư và công ty lớn muốn giải tỏa làng để xây thêm nhà cao tầng. Trước tình hình đó, ông Hoàng Vĩnh Phúc, một cựu chiến binh đã ở đây hơn 40 năm quyết định bắt đầu sự nghiệp cầm cọ của mình để bảo vệ nơi sinh sống. Ông bắt đầu với vài hình vẽ đơn giản trên chính căn nhà của mình. Dần dần, những hình vẽ của ông đã lan rộng khắp mọi ngóc ngách của ngôi làng. Ảnh: mformae, phungnguyen.choochoo, val8yap.
Năm 2010, một sinh viên đã vô tình phát hiện ra nơi này và biết được câu chuyện của ông Hoàng. Người này bắt đầu một chiến dịch gây quỹ để bảo vệ ngôi làng đầy hoài niệm của người họa sĩ già. Trong nhiều tháng liền, thị trưởng Đài Trung đã nhận hơn 80.000 thư yêu cầu giữ lại làng của người dân. Đến tháng 10/2010, chính quyền đã quyết định giữ lại 11 căn nhà và chính thức công nhận nơi đây là công viên văn hóa. Ảnh: bonniechen_950617, mformae, nrizzhathirh, roni_ontherun.
Hiện nay, ông Hoàng Vĩnh Phúc, với độ tuổi đã ngoài 90, vẫn mỗi ngày cần cù làm việc với cây cọ của mình. Bạn có thể tìm thấy nhà ông qua hình vẽ một người lính cầm cọ với một nụ cười trên môi ở phía cửa ra vào. Ông thường ra đón khách đến tham quan trong áo sơ mi trắng cùng chiếc mũ xám giản dị của mình. Ảnh: avexlim, camchowtravels.
Nhờ vào tình yêu quê nhà cùng trí tưởng tượng phong phú, ngôi làng này đến nay vẫn đứng vững giữa lòng đô thị tấp nập, đầy đổi thay và càng ngày càng thu hút nhiều du khách đến check-in, lắng nghe câu chuyện của người họa sĩ đầy nghị lực. Ngôi làng ấn tượng, chứa đầy hoài niệm này luôn sẵn sàng chào đón du khách vào tất cả các ngày trong tuần, từ 8-18h. Ảnh: justinetine, yitingtan.
Theo Phi Đan/Zing news
Đăng bởi: Thơm Nguyễn
Từ khoá: Làng Cầu Vồng – nơi cất giữ sắc màu và ký ức hoài niệm của xứ Đài
Lưu Dấu Những Hoài Niệm Một Thời
Trong các lịch trình du lịch Hà Nội tự túc hay theo tour, Phố cổ Hà Nội là một trong những điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào. Đây không chỉ là khu vực trung tâm của thủ đô Hà Nội, mà còn là nơi lưu giữ dấu vết thăng trầm của thời gian nơi những ngôi nhà cổ kính, những con đường mang nặng ký ức lịch sử, hay nét văn hóa Hà thành được lưu truyền từ nghìn đời qua từng nếp nhà.
Tìm Hiểu Về Phố Cổ Hà Nội – Những Điều Bạn Cần BiếtNguồn ảnh: thegioidisan
Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời Lý – Trần, nằm ở phía Đông của Hoàng thành Thăng Long, kéo dài đến bờ sông Hồng – nay là khu vực phía Bắc và phía Tây của quận Hoàn Kiếm.
Khi ấy, dân cư từ các làng xung quanh vùng đồng bằng Bắc Bộ tề tựu về khu vực này sinh sống, hình thành những khu phố nghề đặc trưng, và trở thành nơi giao thương sầm uất nhất kinh thành. Đến đời Lê, một số Hoa kiều đến đây lập nghiệp và thành lập nên các khu phố Tàu. Vào thời Pháp thuộc, người Ấn và người Pháp cũng đến đây buôn bán. Chợ Đồng Xuân cũng được lập nên từ đây, với hệ thống đường ray xe điện Bờ Hồ – phương tiện giao thông một thời rất phổ biến ở Hà Nội.
Ngày nay, khu phố này không những là nơi mua bán nhộn nhịp nhất Hà Nội, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút rất nhiều người đến tham quan, nhất là khi tuyến phố đi bộ Hà Nội được mở ngang qua đây.
Hà Nội Có Bao Nhiêu Phố Cổ?Hà Nội có nhiều phố cổ nhưng nơi hay được nhắc đến và tham quan nhiều nhất là khu phố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có tổng diện tích khoảng 100ha, bao gồm 76 tuyến phố thuộc 10 phường. Đây cũng là nơi được chính quyền sở tại quan tâm bảo tồn, gìn giữ.
Theo đó, #teamKlook lưu ý rằng, “Hà Nội 36 phố phường” là cách gọi mang tính ước lệ dành cho khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả phố cổ.
Các con phố đa số được đặt tên theo các làng nghề được hình thành từ xưa, với chữ “Hàng” phía trước như: Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, v.v.
Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được nghề truyền thống như: Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc… Một số khác tuy không còn làm nghề truyền thống, nhưng vẫn tập trung bán một loại hàng hóa nhất định, ví dụ như: phố Hàng Quạt bán đồ thờ cúng, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên các dịch vụ du lịch.
Mỗi phố nghề ở đây đều mang một đặc trưng riêng biệt, đem lại những ấn tượng và cảm nhận khác nhau. Đến thăm phố cổ, bạn sẽ phần nào mường tượng được bức tranh xã hội, văn hóa, kinh tế của người dân Thăng Long từ nghìn xưa.
Phố Cổ Hà Nội Nằm Ở Đâu?Nguồn ảnh: Báo Mới
Khu phố cổ Hà Nội tọa lạc tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, gần hồ Hoàn Kiếm, và được xác định theo phạm vi như sau:
Phía Bắc là đường Hàng Đậu.
Phía Tây là đường Phùng Hưng.
Phía Nam là các đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.
Phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.
Chơi Gì Ở Phố Cổ Hà Nội? Những Hoạt Động Du Lịch Bạn Không Nên Bỏ LỡHoạt động chính ở phố cổ Hà Nội là tham quan các khu phố, các di tích lịch sử như: đình, đền, chùa, hội quán. Ngoài ra, bạn còn có thể dạo qua các ngôi chợ lớn, đặc biệt là chợ Đồng Xuân.
1. Hồ Hoàn Kiếm 2. Chợ Đồng XuânNguồn ảnh: Wikipedia
Góp mặt ở khu phố cổ Hà Nội từ năm 1889, chợ Đồng Xuân được xem là ngôi chợ lớn nhất Hà Nội, nơi đầu mối cung cấp hàng hóa cho khắp các tỉnh phía Bắc. Bạn có thể tìm thấy tất tần tật mọi thứ ở chợ Đồng Xuân, đặc biệt là vải vóc quần áo, đồ gia dụng, hàng điện tử.
Điều thu hút hơn cả chính là ngõ chợ Đồng Xuân nằm bên cạnh chợ, bởi đây chính là tọa độ ăn uống không thể bỏ qua của dân Hà thành cũng như du khách. Ăn hàng ở chợ Đồng Xuân chắc chắn là trải nghiệm thú vị cho những ai muốn khám phá, thưởng thức ẩm thực Hà Nội thuần túy.
Vào tối thứ 6, 7, và Chủ Nhật hàng tuần, chợ Đồng Xuân có cả phiên chợ đêm rất nhộn nhịp nữa đó #teamKlook.
3. Phố Hàng MãNguồn ảnh: VnExpress
Một trong những con phố thu hút các bạn trẻ đến check-in nhất đó là phố Hàng Mã, một nơi rất nổi bật bởi những màu sắc của những món đồ thủ công. Không chỉ có đồ thờ cúng, phố Hàng Mã còn có những mặt hàng mang đậm dấu ấn văn hóa như: lồng đèn, trống, đầu lân, mặt nạ, đồ chơi dân gian, v.v.
Đặc biệt, mỗi khi có dịp lễ Tết, khu phố Hàng Mã càng trở nên rực rỡ hơn dưới ánh đèn – một phông nền quá “xịn sò” cho bạn chụp ảnh. Phố Hàng Mã mà lên đèn rồi thì bạn phải lên đồ ngay thôi.
4. Ô Quan ChưởngNguồn ảnh: Wikipedia
Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất của Hoàng thành Thăng Long còn sót lại gần như nguyên vẹn. Ô Quan Chưởng mang đậm nét kiến trúc đặc trưng của thời Nguyễn, với vọng lâu và cổng tam quan. Địa danh này vốn có tên là Ô Đông Hà, nhưng về sau được gọi là Ô Quan Chưởng bởi di tích lịch sử này gắn liền với sự hy sinh giữ thành của một viên Chưởng cơ và binh lính nhà Nguyễn.
5. Nhà Cổ Mã MâyNguồn ảnh: Wikipedia
Một không gian văn hóa đặc sắc giữa lòng phố cổ Hà Nội đó là ngôi nhà cổ ở sô 87 Mã Mây. Ngôi nhà này là một trong 14 ngôi nhà cổ ở Hà Nội được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX, thể hiện rõ nét không gian sinh sống của người Hà Nội lúc bấy giờ.
6. Đền Bạch MãNguồn ảnh: kinhtedothi
Di tích lịch sử Đền Bạch Mã là một trong bốn ngôi đền thiêng của thành Thăng Long khi xưa, tọa lạc tại số 76-78 phố Hàng Buồm. Ngôi đền này được xây dựng từ thế kỷ IX, là nơi thờ thần Long Đỗ – vị thần gốc của Hà Nội cổ, và con ngựa trắng gắn liền với câu chuyện dời đô của vua Lý Thái Tổ.
Vốn là nơi nghìn năm tuổi nên cảnh vật xung quanh đều khoác màu rêu phong, hoài cổ. Trong đền còn lưu giữ rất nhiều di vật cổ quý và có giá trị quan trọng để nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội.
7. Phố Tạ HiệnNguồn ảnh: vnexpress
Phố Tạ Hiện là khu phố đêm náo nhiệt nổi tiếng thủ đô Hà Nội, cũng là khu phố Tây duy nhất ở đây. Khu phố này được du khách gọi là “ngã tư quốc tế”, và luôn có mặt trong danh sách những nơi phải đến khi đi du lịch Hà Nội.
Chỉ là con phố nhỏ bé nhưng phố Tạ Hiện luôn chật nêm người đến vui chơi, giải trí, nhâm nhi bia vỉa hè. Đến phố Tạ Hiện, không thể không nhắc tới là những quán pub, quán bar sôi động như: Hay Bar, 1900 Le Theater Bar. Khoảng 9h, những quán bar này sẽ có ban nhạc chơi live để bạn tha hồ “quẩy”.
Ăn Gì Ở Phố Cổ Hà Nội?Nguồn ảnh: tiepthigiadinh
Đã đến phố cổ Hà Nội rồi thì không lo bị đói nha. Chỉ cần dạo qua một vòng phố cổ, bạn đã có thể “ăn sập Hà Nội” với bao nhiêu là món ngon Hà Nội như: cháo sườn chợ Đồng Xuân, kem Tràng Tiền, lòng Nguyễn Siêu, phở Bát Đàn, bún chả Hàng Buồm,.
Chợ Đồng Xuân – Phố Đồng Xuân
Bún chả Hàng Buồm – 43 Hàng Buồm
Phở Bát Đàn – 49 Bát Đàn
Bún thang Cầu Gỗ – 32 Cầu Gỗ
Chè bà Mai – 93 Hàng Bạc
Bún đậu mắm tôm Hàng Khay – Ngõ 31, Hàng Khay
Ốc luộc Đinh Liệt – 1 Đinh Liệt
Kem Tràng Tiền – 35 Tràng Tiền
Hoa quả dầm – Phố Tô Tịch, Hàng Gai
Nộm bò khô – Phố Hàm Long
Nem chua rán – 36 Ngõ Tạm Thương, Hàng Gai
Kinh Nghiệm Du Lịch Phố Cổ Hà Nội Dành Cho BạnPhố cổ Hà Nội có rất nhiều hàng quán bán đồ lưu niệm để bạn có thể mua về làm quà cho người thân và gia đình, nhưng Klook khuyên bạn nên đi mua sắm vào buổi chiều để được thoải mái chọn lựa và trả giá hơn. Những người bán hàng ở đây rất kiêng cữ chuyện khách đến hỏi mà không mua vào buổi sáng.
Nguồn ảnh: Pixabay
Khu phố cổ Hà Nội có gì hay nữa, đó là khi các tuyến phố đi bộ lên đèn thì cũng là lúc nơi đây biến thành sân khấu ngoài trời cho các nhóm nghệ sĩ tài năng biểu diễn, từ cổ truyền, dân gian, cho đến các tiết mục ca hát, nhảy múa, hòa tấu nhạc đương đại… làm mê mẩn bao tâm hồn du khách lẫn người dân phố cổ.
Các Khách Sạn Đẹp Ở Phố Cổ Hà Nội 1. Hanoi L’Heritage Hotel
Địa chỉ: 39-41 Hàng Gà, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
2. Hanoi Paradise Center Hotel & Spa
Địa chỉ: 22/5 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
3. Rising Dragon Villa Hotel
Địa chỉ: 43A Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
4. Apricot Hotel
Địa chỉ: 136 Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
5. Hanoi Chic Boutique Hotel
Địa chỉ: 51-53 Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Ting…Ting… Bạn Có Quà!
Bạn sẽ vi vu Phố cổ Hà Nội với ai nè?
Đăng bởi: Nhất Kiến Chung Tình
Từ khoá: Phố Cổ Hà Nội – Lưu Dấu Những Hoài Niệm Một Thời
Bamboo Homestay Huế – Nét Hoài Niệm Phố Huế Vạn Người Mê
Mục Lục
Đôi nét về Bamboo Homestay HuếNằm tọa lạc ngay trung tâm thành phố Huế mộng mơ, Bamboo Homestay Huế sở hữu phong cách thiết kế mang đậm chất làng quê văn hóa Việt Nam cùng lối decor nhẹ nhàng, tinh tế, hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những cảm giác giản dị, thân quen như đang ở trong chính ngôi nhà của bản thân vậy.
Bên cạnh đó, Bamboo Homestay Huế còn “gây sốt” khách du lịch bởi hệ thống trang thiết bị, tiện ích đầy đủ, luôn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nghỉ ngơi của du khách một cách tự nhiên, đầy thoải mái.
Địa chỉ và hướng dẫn di chuyển đến Bamboo Homestay Huế Bamboo Homestay Huế tọa lạc ở đâu?
Chùa Từ Đàm: 450m
Đại Nội: 2,3km
Kinh Thành Huế: 2,2km
Tượng Quan Đài: 3,4km
Cửa Chương Đức: 3,4km
Du lịch Phong Nha Huế: 4,4km
Hướng dẫn đường di chuyển đến Bamboo Homestay HuếĐể đến được Bamboo Homestay Huế, du khách có thể lựa chọn và di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau như máy bay, tàu hỏa, xe khách, ô tô,.. Sau khi đến Huế, du khách có thể bắt taxi để thuận tiện và dễ dàng di chuyển đến homestay một cách nhanh nhất.
Đầu tiên, du khách di chuyển về hướng Tây lên Hà Nội về phía Đ. Ngô Quyền, sau đó rẽ trái vào đường Lê Lợi, cuối cùng là rẽ trái tại Cafe Tong Bach vào đường Điện Biên Phủ, Bamboo Homestay Huế sẽ nằm ở bên phải.
Không gian và phong cách thiết kế của Bamboo Homestay Huế Phong cách thiết kếNhư đã đề cập, Bamboo Homestay Huế sở hữu phong cách thiết kế mang nét giản dị, gần gũi với làng văn hóa miền quê Việt Nam với nguyên liệu được xây dựng đa số từ tre nứa, cực kì thân thiện với môi trường. Không chỉ vậy, mỗi căn phòng nghỉ tại homestay này đều có những vật dụng, tiện nghi quen thuộc, hứa hẹn sẽ giúp bạn tận hưởng được cảm giác thân quen, dễ chịu.
Cảm nhận đầu tiên khi bước đến Bamboo Homestay Huế chính là cảm giác rất đỗi nhẹ nhàng, đầy yên bình và thơ mộng. Với sân hiên khuôn viên xanh tươi, rộng lớn, Bamboo Homestay Huế sẽ mang lại bầu không khí trong lành, thoáng đãng mà hiếm một nơi nào trong thành phố đều có thể có. Đặc biệt, nếu bạn là một người đam mê và yêu sách, chắc chắn nơi này sẽ khiến bạn hài lòng và thỏa mãn.
Hệ thống phòng nghỉ tại Bamboo Homestay Huế Bamboo Friend RoomVới không gian thiết kế nhỏ nhắn, Bamboo Friend Room sở hữu lối thiết kế mộc mạc, đơn giản lấy cảm hứng từ tre nứa độc đáo tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, đầy ấm cúng. Ngoài lối decor tinh tế, không quá cầu kỳ, căn phòng mở ra không gian mở thoáng đãng, ngập tràn ánh sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, các du khách sẽ được homestay đáp ứng đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cần thiết như tủ quần áo, phòng tắm, ấm đun nước, giường ngủ,…cùng dịch vụ tiện ích, cơ sở vật chất riêng khác.
Family Master Bamboo GrandVới diện tích rộng rãi thoáng mát nhất tại Bamboo Homestay Huế, Bamboo Grand là hạng phòng dành cho 6-8 lưu trú. Không gian thiết kế nội thất mà căn phòng này sở hữu khá tương đồng so với hạng phòng Family Master, cũng được trang bị đầy đủ tiện nghi và các vật dụng cá nhân cơ bản, hữu ích. Với tông màu trắng tinh khiết, nhẹ nhàng chủ đạo, hứa hẹn sẽ mang tới cảm giác bình yên, rất đỗi nhẹ nhàng, đầy thư giãn.
Các dịch vụ tiện ích nổi bật tại Bamboo Homestay Huế Dịch vụ lễ tânBên cạnh phong cách thiết kế thanh lịch, giản dị, Bamboo Homestay Huế còn sở hữu đa dạng các tiện ích nổi bật hấp dẫn khác. Đầu tiên phải kể đến đó là quầy lễ tân luôn túc trực 24/7 nhằm giải đáp và hỗ trợ khách du lịch các vấn đề về sinh hoạt, tiện nghi phòng ngủ,…cũng như một vài lời khuyên, chia sẻ thú vị về mảnh đất cổ mộng mơ này.
Hồ bơiVới thiết kế không gian hồ bơi ngoài trời trong lành, ngập tràn ánh nắng ban mai, tự nhiên, hồ bơi tại Bamboo Homestay Huế cũng sẽ giúp bạn có được những phút giây thư giãn yên bình, ngâm mình dưới làn nước mát và xua tan đi mọi stress, âu lo tại chốn phồn hoa, tấp nập.
Vườn hoa thơ mộngVới những loài hoa muôn sắc, đa màu đầy rực rỡ chính là một trong những điều tạo nên nét đẹp tươi xanh, mộng mơ của Bamboo Homestay Huế. Khung cảnh nên thơ ở đây mang đậm chất thôn quê đầy yên bình, chắc chắn sẽ là điểm check in tuyệt vời tạo nên những kiệt tác siêu lung linh, chất lượng dành cho các tín đồ sống ảo.
Review của khách hàng về Bamboo Homestay HuếĐể giúp du khách có cái nhìn an tâm và chi tiết hơn về Bamboo Homestay Huế, chúng mình đã thu thập và tổng hợp lại các nhận xét, đánh giá từ các khách du lịch trải nghiệm tại nơi này như sau:
Anh Tôn Thất Minh Thông ( Rate 5/5) nhận xét: “ Homestay cực kỳ ấm áp và dễ thương, anh chị chủ nhà vui vẻ thân thiện và dễ mến. Đậm chất Huế luôn. Homestay thoáng mát, sạch sẽ. Có nhà bếp, có thể mua đồ ăn về nấu món Huế cùng các bạn chủ nhà luôn. Nói chung là duyệt. Mình sẽ quay lại nhiều nhiều.”
Bảng giá phòng tại Bamboo Homestay Huế Thông tin đặt phòng tại Bamboo Homestay HuếĐịa chỉ: 56B Điện Biên Phủ, Trường An, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Số điện thoại: 0943 333 333 – 025 7777 7777
Các địa du lịch gần Bamboo Homestay Huế Chùa Từ ĐàmĐịa chỉ: 1 Sư Liễu Quán, Trường An, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Đại Nội HuếĐịa chỉ: đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vốn là nơi mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa cùng lối kiến trúc độc đáo, tinh tế của vương triều thời nhà Nguyễn qua hàng trăm năm, Đại Nội Huế có thể được xem là một công trình sở hữu quy mô đồ sộ, tầm cỡ nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Đến đây, du khách lần lượt sẽ có cơ hội tìm hiểu và khám phá rõ nét hơn về lịch sử Đại Nội Huế đồng thời check-in và tham quan nhiều khung cảnh tuyệt mỹ, đầy thơ mộng và quyến rũ như Cổng Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Khu Tử Cấm Thành,…
Cửa Chương ĐứcĐịa chỉ: Lê Huân, Phú Hậu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế
Trải qua nhiều giai đoạn trùng tu, lắp đặt, Cửa Chương Đức ngày nay ngày càng trở nên có sức hút hơn đối với mọi du khách đặt chân đến xứ Huế. Nơi đây ở hữu một nét đẹp tinh xảo, đầy độc đáo, Cửa Chương Đức trở thành công trình nổi bật kèm theo nét mềm mại, dễ chịu của hệ thống hồ sen bao quanh, thật tuyệt vời và lãng mạn.
Đăng bởi: Nguyễn Hồng
Từ khoá: Bamboo Homestay Huế – Nét hoài niệm phố Huế vạn người mê
Khu Phố Hoài Cổ Shibamata Mang Nét Hoài Cổ Thời Showa – Địa Điểm Đáng Tham Quan Để Hoài Niệm Về “Ngày Xưa Tươi Đẹp”
Shibamata (柴又) là một khu phố hoài cổ với rất nhiều đặc điểm thú vị. Đáng tiếc nơi này vẫn chưa được nhiều người biết đến.
Nhiều du khách thích tìm đến những thành phố lớn, chọn những khu vực hào nhoáng như Harajuku hay Shibuya vì sự hiện đại, tấp nập. Thế nhưng chắc chắn không phải ai, cũng như không phải lúc nào bạn cũng thích sự náo nhiệt, nhỉ !
Nằm ở phường Katsushika, Tokyo, Shibamata có thể dễ dàng tiếp cận và không quá xa trung tâm thành phố Tokyo, cũng như tỉnh Chiba, bao gồm cả Edogawa, Katsushika là địa điểm hoàn hảo nếu bạn thích những ngôi Đền và khung cảnh thiên nhiên.
1. Chùa Shibamata Taishakuten
Chùa Shibamata Taishakuten (柴又帝釈天), tên chính thức là Daikyō-ji (題経寺), nằm gần ga tàu, có vẻ ngoài được trang hoàng với những bức chạm khắc bằng gỗ chi tiết, đẹp mắt, nhưng có thể trường tồn cùng thời gian. Các nghệ sĩ đã đóng góp vào tác phẩm chạm khắc này cũng góp công xây dựng Đền Toshogu (東照宮), một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng nhất ở Nikkō.
Hơn nữa, ngôi Chùa được bao quanh bởi một khu vườn Nhật Bản tuyệt đẹp, nằm ở cuối Shibamata Sandō (柴又参道), một con phố mua sắm nổi tiếng với đầy đủ các nhà hàng, cửa hàng quà tặng và quầy hàng bán các món ngon truyền thống.
2. Yamamoto-Tei
Tọa lạc tại khu vực phía sau của Shibamata, rất gần Chùa Shibamata Taishakuten, bạn sẽ đến Yamamoto-Tei, nơi ở trước đây của doanh nhân Yamamoto Einosuke.
Tại đây, bạn có thể thưởng thức một tách trà và đồ ngọt truyền thống với giá cả phải chăng và cũng có thể dành thời gian thư giãn, chiêm ngưỡng quang cảnh khu vườn lộng lẫy và kiến trúc tuyệt đẹp của tòa nhà.
3. Bảo tàng Tora-san
Shibamata là địa điểm quay của Series phim nổi tiếng 男はつらいよ (Làm đàn ông thật khổ) với sự tham gia của Kiyoshi Atsumi trong vai Tora-san (寅さん), một anh chàng tốt bụng nhưng lại trắc trở tình duyên. Với tổng cộng 48 phần được phát hành từ năm 1969 đến năm 1995, phim giữ kỷ lục Guiness trong hạng mục Series phim dài nhất chỉ có một diễn viên đóng chính.
Các Fan có thể dùng bữa tại nhà hàng xuất hiện trong phim và tham quan bảo tàng dành riêng cho bộ phim.
Khi bước vào Bảo tàng Tora-san, bạn sẽ có cảm giác như được đưa trở lại Kỷ nguyên Showa.
4. Haikara Yokochō
Nếu bạn yêu thích dagashi (đồ ăn nhẹ và bánh kẹo Nhật Bản), Haikara Yokochō (ハイカラ横丁) là nơi bạn nên đến. Địa điểm mang theo hơi thở trong các bộ phim cổ điển, đầy màu sắc với nét hoài cổ, vì vậy đây cũng là địa điểm hoàn hảo để chụp ảnh và đăng lên Instagram.
Bạn cũng có thể tìm thấy vô số món ăn vặt, bao gồm cả những món ăn vặt “vang bóng một thời” gắn liền với tuổi thơ của nhiều người Nhật.
Đăng bởi: Dự Văn
Từ khoá: Khu phố hoài cổ Shibamata mang nét hoài cổ thời Showa – địa điểm đáng tham quan để hoài niệm về “ngày xưa tươi đẹp”
Cập nhật thông tin chi tiết về Hoài Niệm Làng Hoa Ngọc Hà trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!