Xu Hướng 12/2023 # Làm Bánh Trung Thu Không Cần Lò Nướng – Tưởng Khó Mà Lại Cực Dễ # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Làm Bánh Trung Thu Không Cần Lò Nướng – Tưởng Khó Mà Lại Cực Dễ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nguyên liệu:

Phần vỏ bánh:

Nước đường bánh nướng: 200g

Dầu ăn: 50ml

Baking soda: 1/4 tsp

Bột mì: 300 – 320g

Phần nhân bánh:

Hạt điều rang chín: 100g

Vừng trắng rang chín: 100g

Hạt dưa bóc nõn rang chín: 100g

Lạp xưởng luộc chín: 150g

Mứt bí: 150g

Mứt sen: 100g

Mỡ đường: 100g

Lá chanh thái sợi: 5 lá

Nước sốt trộn nhân:

Đường xay: 20g

Nước lọc: 40g

Mật ngô: 50g

Hắc xì dầu: 5ml

Dầu mè: 10ml

Rượu mai quế lộ: 20ml

Bột nếp bánh dẻo

Cách thực hiện:

Bạn trộn đều tất cả các nguyên liệu ở phần vỏ bánh với nhau thành một hỗn hợp (trừ bột mì). Sau đó cho từ từ bột mì vào đến khi quyện thành một khối dẻo mịn. Để nghỉ ít nhất 4 tiếng trước khi làm bánh. Nếu khối bột quá ướt thì cho thêm bột mì, nếu quá khô thì cho thêm nước đường bánh nướng.

Trộn đều tất cả các nguyên liệu trong nước sốt trộn nhân (trừ phần bột bánh dẻo) và khuấy đều cho tan đường.

Thái hạt lựu tất cả các nguyên liệu ở phần nhân bánh, còn lá chanh thái sợi. Cho phần nhân bánh vào một âu to. Cho từ từ nước sốt trộn nhân ở trên vào. Rồi cho từng thìa bột bánh dẻo vào, vừa cho vừa trộn đều. Thử nắm xem các nguyên liệu đã kết dính được với nhau chưa. Nếu rời rạc thì cho thêm rượu hoặc mật ngô vào. Nếu ướt quá thì cho thêm bột bánh dẻo. Khi các nguyên liệu có thể nắm thành các viên tròn là đạt.

Phần vỏ bánh với nhân có tỷ lệ là 1 : 2, tức là 1 phần vỏ thì 2 phần nhân. Chia nhân và vỏ thành các phần và nặn thành viên tròn.

Ví dụ: Với bánh có trọng lượng 150g thì vỏ bánh sẽ là 50g, nhân bánh là 100g (bao gồm cả trứng muối nếu có).

Lấy từng phần vỏ bánh, cán mỏng vỏ bột. Cho từng phần nhân bánh vào giữa, nặn và miết bánh sao cho phần vỏ ôm vừa khít phần nhân. Rắc một chút bột áo vào bột đã viên và cho một ít vào khuôn để chống dính. Dùng tay ấn kỹ để bánh có độ sắc nét, sau đó chuẩn bị nướng bánh thôi.

Cách làm bánh trung thu không cần lò nướng mà mình sắp bật mí cho bạn sẽ sử dụng một loại dụng cụ vô cùng quen thuộc, đó chính là bếp ga. Cách làm cụ thể như sau:

Khi bắt đầu cho bánh vào thì đậy vung và cho lửa nhỏ nhất. Thời gian nướng bánh bằng bếp ga sẽ nhiều hơn thời gian nướng lò một chút, cũng nướng 3 lần như lò nhưng bạn phải canh. Vì làm bánh trung thu không cần lò nướng sẽ không có chuông báo khi bánh chín.

Lần 1 nướng bánh trong 10 phút, khi thấy thành bánh vàng đục và mặt xém vàng thì cho ra nghỉ, xịt nước chờ nguội rồi phết một lớp trứng. Lần 2 nướng tầm 12 phút và lặp lại các bước như lần 1. Lần 3 nướng trong 10 phút và cũng lặp lại các bước như hai lần kia.

Một số lưu ý khi làm bánh trung thu không cần lò nướng

Đăng bởi: Pé Dũng

Từ khoá: Làm bánh trung thu không cần lò nướng – tưởng khó mà lại cực dễ

Lò Vi Sóng Có Nướng Bánh Được Không?

Tổng quan về lò vi sóng có nướng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại lò vi sóng với nhiều chức năng khác nhau, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình.

Lò vi sóng là gì? Các loại lò vi sóng phổ biến

Lò vi sóng là thiết bị gia dụng được sử dụng trong không gian bếp của nhiều gia đình Việt, có vai trò chủ yếu là để hâm nóng thức ăn, rã đông hiệu quả,…

Lò vi sóng có 4 loại chính: lò vi sóng cơ, lò vi sóng điện tử, lò vi sóng tích hợp chức năng nướng, lò vi sóng âm. Đặc biệt, lò vi sóng có nướng là sự lựa chọn phù hợp nếu các chị em nội trợ có sở thích làm bánh tại nhà.

Tổng quan về lò vi sóng có nướng

Lò vi sóng có nướng là gì?

Lò vi sóng có nướng là lò vi sóng có thêm chức năng nướng ngoài những chức năng cơ bản phổ biến khác. Thiết bị có thêm chế độ “Grill” được thể hiện rõ ràng ở mặt ngoài của lò. Bên cạnh việc nướng bánh, lò vi sóng có nướng hoàn toàn có thể sử dụng để nướng thịt có kích cỡ nhỏ.

Ưu – nhược điểm của lò vi sóng có nướng

Ưu điểm:

Lò vi sóng có nướng sở hữu một số ưu điểm:

Đảm bảo nấu thực phẩm chín đều từ trong ra ngoài, có vị thơm ngon và giữ nguyên được chất dinh dưỡng.

Rút ngắn thời gian nấu nướng.

Tiện dụng trong trong việc nướng những thực phẩm đơn giản như bánh mì sandwich, pizza… để ăn cho nóng giòn.

Nhược điểm:

Ngoài sự tiện lợi vốn có, loại lò vi sóng này còn có một số nhược điểm:

Giá thành khá cao so với một chiếc lò vi sóng hoặc lò nướng thông thường, giá dao động từ 1.000.000đ – 12.000.000đ/chiếc.

Thực phẩm nướng bằng lò vi sóng thường không cháy cạnh và không có độ giòn, ngon như lò nướng.

Ưu – nhược điểm của lò vi sóng có nướng

Lò vi sóng có nướng được bánh không?

Hiện nay trên thị trường, đa số các sản phẩm lò vi sóng đều được tích hợp chức năng nướng. Lò vi sóng nướng được bánh sẽ có nút “Grill” (tính năng nướng) dùng để nướng. Đây là chế độ nướng bánh vô cùng đơn giản, bánh sẽ chín đều và ngon.

Lưu ý để nướng được bánh ngon thì chế độ Grill của lò vi sóng phải có công suất lớn, khoảng 1500W trở lên.

Lò vi sóng có nướng – sản phẩm tiện dụng cho mọi gia đình 

Những lưu ý khi sử dụng lò vi sóng để nướng bánh

Khi sử dụng lò vi sóng để nướng bánh chúng ta cần lưu ý một số yếu tố như sau:

Sử dụng khuôn thủy tinh thay cho kim loại: vì khi sử dụng khuôn kim loại sẽ gây ra hiện tượng phản xạ vi sóng khiến lò có thể bị hỏng. Nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng cháy nổ.

Lựa chọn kích cỡ khuôn vừa đủ, không quá lớn: đảm bảo đường kính tối đa 10cm, không nên dùng khuôn bánh quá to để lò vi sóng có nướng có thể hoạt động hiệu quả nhất.

Cứ 10 giây kiểm tra bánh nếu bạn quay từ 1 đến 1 phút rưỡi

Một số lưu ý khi sử dụng lò vi sóng có nướng

Đăng bởi: Văn Bảo Nguyễn

Từ khoá: Tổng quan về lò vi sóng – lò vi sóng có nướng bánh được không?

Cách Làm Bò Nướng Lá Lốt Bằng Nồi Chiên Không Dầu Cực Dễ

1. Giới thiệu món bò lá lốt

Bò nướng lá lốt có nguồn gốc từ vùng Nam Bộ, là một trong những nét độc đáo của ẩm thực đường phố Việt Nam. Món ăn kích thích vị giác bởi hương thơm nhẹ từ lá lốt quyện với độ ngọt mềm thấm đều gia vị của thịt bò.

Bên cạnh cách làm bò nướng lá nốt truyền thống, ngày nay người nội trợ Việt đã biến tấu món ăn bằng cách nướng trong nồi chiên không dầu. Điều này không những hạn chế được lượng dầu mỡ thừa mà còn tránh được tình trạng cháy khét gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ảnh: Sưu tầm

2. Cách làm bò nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu 

Cách làm bò nướng lá lốt rất đơn giản, nguyên liệu cũng không quá cầu kỳ. Chỉ mất chưa đầy 1 giờ, bạn đã hoàn thiện món ăn và chiêu đãi của gia đình rồi.

Chuẩn bị nguyên liệu

Thăn bò: 500gr 

Mỡ lợn: 200gr (hoặc 300gr dẻ sườn bò)

Gừng tươi: 1 nhánh

Sả: 5 củ

Tỏi: 4 nhánh

Hành tím: 2 củ

Lá lốt: 200gr

Dầu ăn: 2 thìa cafe

Gia vị khác: mắm, muối, tiêu, dầu hào

Chế biến món ăn 

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò mua về khử mùi hôi bằng nước muối loãng, rửa sạch lại và thấm khô nước

Băm nhỏ thịt bò cùng mỡ lợn (hoặc dẻ sườn bò)

Lá lốt rửa sạch, để ráo. Chọn 3 – 4 lá nhỏ nhất, bỏ cuống sau đó băm nhuyễn. 

Tỏi rửa sạch, bóc vỏ rồi đập dập hoặc băm nhuyễn.

Sả, hành tím rửa sạch, băm nhỏ. 

Bước 2: Hướng dẫn cách ướp thịt

Trộn lẫn thịt bò, lá lốt thái nhỏ, tỏi, sả và hành trong một chiếc bát sạch.

Thêm khoảng 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh dầu ăn, 2 thìa bột nêm, 1 thìa nước mắm cùng 1 nhúm nhỏ tiêu xay vào sau đó dùng găng tay hoặc thìa sạch trộn đều.

Ướp thịt trong khoảng 20 phút cho ngấm gia vị. 

Ảnh: Sưu tầm

Bước 3: Cuốn bò với lá lốt

Trải lá lốt lên bề mặt phẳng (mâm/ đĩa phẳng, thớt sạch,..), dùng muỗng ăn cơm múc một thìa thịt bỏ vào phần mặt nhám của lá lốt. 

Gấp mép 2 bên lá rồi cuộn dần tới phần cuống lá lốt. Để miếng chả lá lốt đẹp và chắc hơn, bạn có thể dùng tay ấn nhẹ vào phía trong phần thịt khi cuốn.

Dùng tăm tre hoặc cuống là để ghim lại để chả không bị bung ra trong quá trình nướng.  

Cuốn tương tự với phần lá lốt và thịt còn lại đến khi hết. Trường hợp còn thừa thịt, bạn có thể viên thành những viên tròn, nhỏ. Nếu còn thừa lá thì bạn cất vào hộp sạch và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. 

Ảnh: Sưu tầm

Bước 4: Làm bò nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu

Làm nóng nồi chiên không dầu ở 200 độ C trong vòng 5 phút. 

Xếp chả lá lốt và nồi chiên, dùng cọ chuyên dụng quét 1 lớp dầu ăn mỏng lên bề mặt chả, tránh món ăn bị khô khi nướng.

Nướng lần 1 ở 180 độ C trong khoảng 5 phút. 

Mở nồi chiên, dùng kẹp lật chả qua mặt còn lại. Quét thêm một lớp dầu mỏng rồi nướng ở 160 độ trong 5 phút. 

Thành phẩm sau khi chế biến

Bò nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu hấp dẫn với mùi thơm lan tỏa khắp gian bếp. Cắn một miếng, bạn sẽ ngay lập tức cảm nhận vị thịt bò mềm ngọt quyện với mỡ lợn tan chảy ngay trong miệng. Món ăn ngon nhất khi ăn kèm với các loại rau sống như: xà lách, dưa chuột thái sợi, khế chua hoặc bánh tráng cùng bún tươi. Hương vị béo ngậy, thơm đặc trưng của lá lốt nướng sẽ khiến mọi thành viên trong gia đình bạn khó lòng cưỡng lại.

Ảnh: Sưu tầm

Gợi ý thêm: Bạn có thể dùng nồi chiên không dầu để thực hiện các món sau:

3. Lưu ý khi làm bò nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu 

Bò nướng bằng nồi chiên không dầu rất đơn giản và dễ làm. Tuy nhiên để món ăn vừa đẹp, vừa ngon, bạn nên bỏ túi một vài lưu ý sau:

Chọn thịt bò tươi, sạch, không có mùi khó chịu. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể chọn thịt bò nguyên miếng tại nơi bán sau đó nhờ xay nhỏ tại chỗ. 

Nên chọn lá lốt có kích thước to đều, lá dày, màu sậm. Chọn lá còn nguyên vẹn, không bị rách, thủng. 

Khi cuốn lá, nếu bạn dùng que tre để cố định thì hãy ngâm que vào nước khoảng 30 phút để que không bị cháy khi nướng. 

Vậy là chúng mình Blog đã cùng bạn khám phá tất tần tật về cách làm bò nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu rồi. Món ăn ngon, dễ làm và tiết kiệm thời gian này chắc chắn sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho bạn vào những ngày bận rộn đấy!

Đăng bởi: Sơn Đặng Hùng

Từ khoá: Cách làm bò nướng lá lốt bằng nồi chiên không dầu cực dễ

Tổng Hợp Các Loại Làm Bánh Bằng Lò Nướng Đơn Giản Tại Nhà

1. Cách làm bánh đơn giản bằng lò nướng – Bánh quy

Nguyên liệu làm bánh quy:

– 200 gram bột mì đa dụng, bột mì số 11.

– 120gram bơ lạt.

– 30gram đường trắng.

– 70gram đường bột.

– 1 quả trứng gà công nghiệp.

– 1 ống vani.

Cách làm bánh bằng lò nướng với bánh quy:

Bước 1: Cho bơ vào lò vi sóng quay khoảng 20s đến 30s hoặc cho vào nồi đun chảy, đổ ra 1 âu lớn, đổ đường cát vào đánh bằng máy đánh trứng. Bạn sử dụng máy đánh trứng thì đánh được đều hơn và đỡ tốn công sức. Bạn đánh ở tốc độ chậm cho tới khi bơ có màu vàng nhạt và bông xốp. Vừa đánh bạn vừa dùng phới để quét thành âu tránh tình trạng hỗn hợp sẽ đọng ở thành âu không đều.

Bước 2: Khi bơ bông xốp thì bạn cho lòng trắng trứng từ từ vào và bạn đánh ở tốc độ trung bình để hỗn hợp trở nên đồng nhất.

Bước 3: Sau đó bạn rây từ từ bột mì vào vừa rây vừa dùng phới đánh trứng để trộn bột. Khi thấy hỗn hợp hơi đặc và dẻo thì dừng lại.

Bước 4: Khi làm bánh quy bằng lò nướng điện bạn dùng túi bắt kem hoặc đơn giản là dùng thìa để múc bánh đặt vào khay có lót giấy nến hoặc thoa 1 lớp bơ mỏng để không bị dính khay. Ngoài 2 cách trên bạn có thể sử dụng các dụng cụ tạo hình để làm bánh quy bằng lò nướng điện.

Bước 5: Nếu bạn thích ăn bánh quy vị nho thì bạn rắc thêm vài hạt nho hoặc hạnh nhân lên bánh hoặc trộn vào trong hỗn hợp. Chắc chắn bánh quy làm bằng lò nướng của bạn sẽ thơm ngon và độc đáo hơn.

Bước 6: Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trước khoảng 5 phút rồi đặt khay vào nướng bánh khoảng 10 phút ở 180 độ C. Sau đó giảm nhiệt độ lò nướng xuống còn 150 độ và nướng tiếp trong 15 đến 20 phút đến khi viền bánh có màu vàng đẹp mắt thì bỏ bánh ra khỏi lò.

Như vậy bạn đã hoàn thành cách làm bánh quy bằng lò nướng rồi.

2. Các loại bánh làm bằng lò nướng – Bánh Cupcake

Nguyên liệu làm 12 cupcakes cỡ đường kính 5 cm, cao 3-4 cm:

– 1 quả trứng (50 gram không tính vỏ).

– 80 gram sữa chua Vinamilk nguyên chất không đường.

– 85 gram bơ nhạt.

– 1 teaspoon (5ml) vanilla extract.

– 85 gram bột mỳ thường/ bột mỳ đa dụng.

– 15 gram bột ngô.

– 65 gram đường kính trắng.

– 1/4 teaspoon bột nở.

– 1/4 teaspoon muối nở.

– 1/8 teaspoon muối.

* Lưu ý: Trứng, sữa và bơ nếu để trong tủ lạnh thì để ra ngoài cho hết lạnh trước khi làm bánh bằng lò nướng.

Cách làm bánh Cupcake bằng lò nướng:

Bước 1: Vặn lò nướng 170 độ C. Lót 12 cup giấy vào khuôn.

Bước 2: Trộn trứng, vanilla và 1/4 số sữa chua (20gram) đến khi vừa hòa quyện.

Bước 3: Rây bột mỳ, bột ngô, bột nở, muối nở, đường và muối vào âu trộn bột. Để máy ở tốc độ thấp, trộn đều trong khoảng 30 giây.

Bước 4: Cho bơ và phần sữa chua còn lại (60gram) vào âu bột, để máy ở tốc độ thấp trộn đến khi vừa hòa quyện. Chuyển máy lên tốc độ vừa, đánh thêm 1.5 phút nữa. Vét thành và đáy âu.

Bước 5: Chia hỗn hợp trứng và sữa chua ở (bước 2) thành 2 phần, đổ vào âu. Để máy ở tốc độ vừa, đánh cho hòa quyện sau mỗi lần thêm trứng (mỗi lần đánh khoảng 30 giây). Vét thành và đáy âu.

Bước 6: Chia hỗn hợp bột vào các khuôn, chỉ đổ đầy tối đa là ¾ khuôn. Với lượng bột trong công thức, mình đổ được 12 cup giấy, mỗi cup 30gram bột.

Bước 7: Nướng bánh ở chính giữa lò, nhiệt độ 170 độ C trong khoảng 25 – 30 phút. Thử bánh chín bằng cách cắm một que tăm vào chính giữa bánh, nếu rút lên thấy tăm sạch và khô là bánh đã chín. Ngoài ra, khi ấn nhẹ lên giữa mặt bánh thì bánh sẽ phồng trở lại ngay, nếu có vết lõm tức là bánh chưa chín.

Bước 8: Bánh chín lấy ra khỏi lò, để bánh nguội trong khuôn trong khoảng 5 phút rồi lấy ra để nguội hẳn trên rack.

Sau khi bánh hoàn thành, bạn có thể trang trí bánh cupcakes theo ý thích khi làm bánh bằng lò nướng.

3. Cách làm bánh Pizza xúc xích bằng lò nướng

Nguyên liệu:

– Phần đế làm bánh bằng lò nướng:

+ 150gr bột mì.

+ 2gr men nở.

+ 3gr đường.

+ 3gr muối.

+ 90ml nước.

+ 5gr dầu olive.

– Phần topping:

+ Sốt cà chua (loại dùng cho bánh pizza).

+ 100gr phô mai bào nhỏ.

+ 100gr xúc xích.

– Dụng cụ làm bánh bằng lò nướng khi làm món pizza xúc xích:

+ Tô.

+ Cây cán bột.

+ Màng bọc thực phẩm.

+ Khay nướng.

+ Lò nướng.

Cách làm bánh Pizza xúc xích đơn giản:

Bước 1: Trộn tất cả các nguyên liệu ở phần đế bánh lại với nhau trong 1 cái tô lớn và nhào đều để thu được 1 hỗn hợp đồng nhất, mịn màng. Sau đó dùng màng bọc thực phẩm để bọc kín tô bột lại, để yên 30 phút – 1 tiếng cho bột nở ra.

Bước 2: Khi thấy khối bột nở ra gấp đôi thì lấy bột ra, nhào lại 1 lần nữa rồi tiếp tục dùng màng bọc thực phẩm để gói khối bột lại, ủ thêm 15 phút nữa.

Bước 3: Bột ủ đủ thời gian thì lấy ra, cán mỏng rồi đặt lên khay nướng đã phết 1 lớp dầu olive mỏng.

Bước 4: Phết 1 lớp sốt cà chua lên mặt đế bánh, sau đó rắc thêm phô mai rồi đặt tiếp các miếng xúc xích lên trên, cuối cùng thì rắc tiếp thêm 1 lớp phô mai nữa lên đều khắp mặt xúc xích.

Bước 5: Đặt bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 210 độ C trong khoảng 20 phút là bánh chín. Như vậy chiếc bánh Pizza đã hoàn thành.

4. Cách làm bánh đơn giản bằng lò nướng – Bánh Donut

Bánh Donut một loại bánh ngọt rán hoặc nướng để ăn tráng miệng hoặc ăn vặt khi làm tại nhà làm bánh bằng lò nướng.

Nguyên liệu:

– Bột mì: 125 gram.

– Đường cát trắng: 80 gram.

– Bơ lạt: 3 thìa cà phê.

– Sữa tươi không đường: 80ml.

– Vani: 1 thìa cà phê.

– Baking Powder: 1 thìa cà phê.

– Trứng gà: 1 quả.

– Muối: ¼ thìa cà phê.

Dụng cụ cần chuẩn bị:

– Phới.

– Rây bột.

– Tô trộn bột.

– Khuôn làm bánh Donut 12 lỗ.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Làm nóng lò nướng trước 30 phút ở nhiệt độ 200 độ C.

Bước 2: Cho lần lượt bột mì, Baking Powder, đường, muối vào chung một tô. Sau đó, dùng phới trộn đều các nguyên liệu lại với nhau rồi rây mịn từ 2 – 3 lần.

Bước 3: Cho lượng bơ, sữa, vani, trứng gà đã chuẩn bị vào chung một tô khác. Sau đó, cũng dùng phới trộn đều.

Bước 4: Trộn đều hỗn hợp ở bước 2 vào hỗn ở bước 3 rồi cho hỗn hợp vào túi bắt kem và nặn vào từng khuôn bánh.

Bước 5: Cho khuôn bánh vào lò nướng ở nhiệt độ 200 độ C trong khoảng 15 phút đến khi bánh chín vàng thì lấy khuôn ra.

Bước 6: Đợi bánh nguội, bạn sử dụng sốt chocolate hoặc dâu tây để trang trí tùy thích.

5. Cách làm bánh táo bằng lò nướng

Nguyên liệu làm bánh Pie táo:

– Táo 2 quả.

– Đường mía (có thể dùng đường cát thông thường để thay thế) 90 gram.

– Bơ lạt 95 gram.

– Bột mì số 8 120 gram.

– Baking power 1/2 muỗng cà phê.

– Bột quế 1 muỗng cà phê.

– Trứng gà 2 quả.

Cách làm bánh Pie táo:

Bước 1: Lót giấy nến

Đặt khuôn lên giấy nến, dùng bút vẽ theo viền đáy và cắt 1 hình tròn bằng khuôn để lót đáy. Bạn cũng có thể mua sẵn loại giấy nến hình tròn với kích thước tương ứng với khuôn. Cắt thêm đoạn chữ nhật có chiều cao cao hơn thành khuôn và xếp vào khuôn.

Bước 2: Sơ chế táo

Gọt vỏ táo. Sau đó, 1 quả cắt quân cờ và 1 quả cắt thành 6 phần hình múi cau. Mỗi múi cau cắt 4 lát. Tùy theo khẩu vị thích ăn chua hay ngọt mà bạn có thể chọn táo cho phù hợp. Táo đỏ, chín sẽ cho vị ngọt, táo xanh hoặc táo đỏ chưa chín mùi sẽ cho vị chua thanh.

Bước 3: Chế biến phần nhân bánh táo

Bắc chảo lên bếp, cho bơ vào cho nóng chảy rồi cho tiếp đường mía vào. Thắng đường cho đến khi chuyển thành màu cánh gián, thả phần táo cắt quân cờ vào xào đều tay với lửa vừa. Sau khi táo đã thấm đều lớp bơ và đường caramel thì hạ lửa nhỏ và đậy nắp trong 5 phút.

– Bước 4: Chuẩn bị hỗn hợp bột bánh

+ Cho vào tô lớn phần bơ và đường còn lại. Dùng vợt đánh trứng trộn bơ và đường cho tan đều, trộn lẫn vào nhau thành hỗn hợp mịn.

+ Cho từ từ 2 quả trứng vào hỗn hợp ở trên và tiếp tục khuấy đều tay. Sau khi hỗn hợp bơ + đường + trứng đã được trộn đều, cho tiếp bột mì + baking power+ bột quế vào. Trộn đều tất cả sao cho hỗn hợp sánh mịn.

– Lưu ý:

+ Bơ nên để ở nhiệt độ phòng, mềm vừa phải, không chảy thành nước. Bạn có thể dùng máy đánh trứng để tiết kiệm thời gian, hỗn hợp cũng sẽ đều và mịn hơn.

+ Có thể đánh tan trứng ở ngoài trước khi cho trứng vào hỗn hợp bơ + đường. Bột mì, bột quế, bột baking power nên được rây mịn trước khi cho vào tô.

– Bước 5: Dùng phới cho phần táo trong chảo vào và trộn đều, lưu ý nhớ nhẹ tay. Cho hỗn hợp trên vào khuôn đã lót sẵn giấy nến và xếp 6 miếng táo cắt múi cau lên trên trang trí tùy theo sở thích và khẩu vị của bạn. Cho bánh vào lò và nướng bánh ở nhiệt độ 180 độ C trong khoảng thời gian từ 40 – 50 phút.

Như vậy đến đây bạn đã hoàn thành cách làm bánh Pie táo rồi. Bánh sau khi nướng xong, bề mặt bột sẽ vàng cánh dán, phần táo chuyển sang màu sậm và se lại. Bên trong bánh mềm ẩm, những miếng táo thơm béo vị caramel và bơ. Khi ăn, bạn có thể dùng thêm ít mật ong rưới lên bánh để tăng thêm độ ẩm cũng như độ ngọt cho bánh.

6. Mẹo cần biết khi làm bánh bằng lò nướng

Nếu bạn muốn làm bánh bằng lò nướng thơm ngon giống như nhà hàng, các bạn nên cần lưu ý những mẹo sau đây sẽ giúp bánh không bị khô cứng sau khi nướng bánh xong.

6.1. Làm nóng lò nướng

– Lò nướng điện làm nóng từ từ chứ không bật nóng tức thì, do đó bạn nên làm nóng lò trước. Một chiếc nhiệt kế chuyên dụng cho lò nướng sẽ giúp bạn xác định dễ dàng khi lò nướng đã đủ nóng.

6.2. Dùng giấy bạc khi nướng bánh để tránh bánh bị khét

– Khi nướng bánh bằng lò nướng điện, bề mặt bánh dễ bị chín vàng quá và hơi khét. Nếu bạn thấy bề mặt bánh hơi cháy vàng trong khi bánh còn chưa chín thì có thể trải một lớp giấy bạc lên mặt bánh, hoặc bọc sơ giấy bạc quanh khuôn nướng ở phần rìa bánh.

– Giấy bạc vẫn tiếp tục truyền nhiệt, nhưng đồng thời bảo vệ bánh khỏi hơi nóng trực tiếp để ngăn phần vỏ bánh, mặt bánh bị cháy.

6.3. Đặt bánh ở giữa lò nướng

– Khi nướng bánh, nên đặt bánh ở giữa khay nướng để nhiệt tỏa đều ở phía trên, phía dưới bánh và mang đến chiếc bánh nướng thơm ngon nhất.

– Bạn nên lấy bánh ra khi mới chín một nửa, xoay bánh lại rồi tiếp tục nướng để đảm bảo bánh chín đều.

6.4. Dùng đúng dụng cụ nướng bánh

Sử dụng đúng loại khuôn nướng sẽ cho bạn kết quả mỹ mãn nhất. Dùng khuôn nướng bằng kim loại để đáy bánh và vỏ bánh chín vàng và giòn, đặc biệt là vỉ nướng bằng kim loại sẽ giúp mặt ngoài bánh quy và bánh mì thêm giòn rụm.

6.5. Thêm hơi nước nướng bánh khi cần

Khi nướng bánh mì, bạn có thể đổ nước nóng vào khay nướng trống phía dưới của lò nướng để thêm hơi nước giúp bánh mì nở ngon hơn.

Đăng bởi: Yến Lê

Từ khoá: Tổng hợp các loại làm bánh bằng lò nướng đơn giản tại nhà

Cách Làm Bánh Cam, Bánh Còng Siêu Dễ Tại Nhà Không Cần Men Nở Hay Bột Nở

150gr bột nếp

75gr bột gạo

1 chén đậu xanh cà vỏ tách vỏ

Bột năng, bột mì, mè rang

Gia vị: Đường, đường thốt nốt, muối

Bước 1 Trộn bột

Bạn cho lần lượt vào âu 150gr bột nếp, 75gr bột gạo, 2 muỗng canh đường và 100ml nước rồi trộn đều hỗn hợp bột. Tiếp đến, bạn lấy 1/3 hỗn hợp bột cho vào nồi nước nóng luộc (lấy trùng) khoảng 3 phút rồi cho lại vào hỗn hợp bột ban đầu.

Sau đó, bạn thêm vào âu bột 1 muỗng canh bột mì, 1 muỗng canh bột năng rồi tiếp tục trộn bột đến khi thành một khối không dính tay là đạt chuẩn

Lưu ý: Trong lúc trộn nếu thấy bột ướt thì bạn có thể cho thêm bột nếp vào đến khi bột khô, không dính tay là được.

Bước 2 Làm nhân đậu xanh

Đầu tiên, bạn cần ngâm đậu xanh trước khoảng 3 tiếng rồi đem nấu 5 phút với lửa nhỏ. Tiếp đến, chắt bỏ phần nước và tiếp tục nấu cùng 100ml nước ở lửa nhỏ đến khi nước cạn thì cho thêm 3 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối. Cuối cùng, bạn sên đậu xanh đến khi sệt lại là hoàn tất phần nhân bánh.

Bước 3 Tạo hình bánh

Với bánh cam thì bạn vo tròn viên bột rồi ấn dẹp thành hình tròn và mỏng ở phần mép bột.

Tiếp tục, bạn cho đậu xanh vào giữa phần bột rồi khéo léo gặp viên bột lại cho chặt và lăn bột đều tay cho tròn là được.

Advertisement

Còn bánh còng bạn nên vo tròn và ấn dẹp, sau đó dùng ngón tay ấn vào giữa, tách bột để tạo phần lõm rồi chỉnh lại cho đẹp là đạt chuẩn.

Bước 4 Chiên bánh

Bạn cho dầu ăn ngập chảo đun đến khi dầu ấm lên thì cho hết phần bánh vào chiên với lửa nhỏ. Chiên bánh đến khi chín và nổi lên thì chuyển sang lửa vừa để bánh chín đều và không bị chai.

Tiếp tục chiên đến khi bánh vàng đều thì vớt ra và để nguội.

Lưu ý: Khi chiên bánh bạn nên trở bánh liên tục để bánh không bị dính vào nhau và vàng đều hai mặt.

Bước 5 Nấu đường và nhúng bánh

Đầu tiên, bạn cho 1 chén nước và 3/4 chén đường thốt nốt vào chảo nấu với lửa nhỏ đến khi hỗn hợp sánh lại thì cho mè rang vào.

Tiếp đến, bạn nhúng mặt bánh vào hỗn hợp đường để tạo lớp đường vàng, giòn cho bánh.

Bước 6 Thành phẩm

Món bánh cam, bánh còng được nhiều người yêu thích bởi bánh được chiên vàng đẹp mặt kết hợp cùng lớp ngoài ngọt của đường, thơm của mè rất hấp dẫn. Đặc biệt, phần bánh cam cuốn hút hơn với phần đậu xanh béo ngậy, thơm lừng.

Bánh còng rất thích hợp nhâm nhi cho bữa xế hay ăn vặt buổi tối cùng một ly sữa đậu nành nóng sẽ thật tuyệt vời, đặc biệt là trong thời tiết hơi se lạnh.

Xem clip Tiktok làm bánh cam, bánh còng:

Tổng Hợp 20 Món Bánh Canh Cực Ngon, Dễ Làm Tại Nhà

Bánh canh cua

Nếu bạn là một người yêu thích bánh canh thì chắc hẳn đã từng ăn qua bánh canh cua vì đây là món bánh canh đặc trưng nhất trong các món bánh canh.

Với những miếng thịt cua đỏ tươi được xếp ở bên trên, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự dai ngọt của thịt cua, chấm thêm một chút muối tiêu chanh thì phải gọi là tinh hoa của nền ẩm thực.

Bánh canh ghẹ

Tương tự như bánh canh cua, bánh canh ghẹ cũng là món bánh canh hải sản được nhiều người yêu thích bởi độ thơm ngọt của thịt ghẹ, làm tăng thêm hương vị cho nước dùng.

Bánh canh chay

Những bạn yêu thích bánh canh mà ăn chay thì cũng đừng lo bởi vì chúng ta cũng có cả món bánh canh chay nữa, điều đặc biệt là bánh canh chay có vị thơm ngon không kém gì bánh canh mặn, phần nước dùng từ rau củ đậm đà ngọt thanh và cực kì bổ dưỡng.

Bánh canh thịt bằm

Bánh canh thịt bằm là món ăn sáng phổ biến của nhiều gia đình, vừa ngon mà lại không cần phải quá đau đầu “Sáng nay ăn gì?”

Bánh canh bột xắt thịt vịt

Bánh canh vịt là món bánh canh đặc trưng của miền Tây sông nước, món này khác ở chỗ là nước dùng không trong vắt mà lại đặc sệt và béo ngậy, cọng bánh canh thì dẻo do được xắt thủ công, đặc biệt gắp miếng thịt vịt chấm nước mắm gừng mặn mặn cay cay thì phải gọi là hết ý.

Bánh canh tôm ngon

Bánh canh giò heo

Ngoài bánh canh hải sản thì bánh canh giò heo cũng được nhiều người ưa thích vì dễ ăn mà lại rất phổ biến.

Bánh canh gà da giòn

Có bánh canh thịt vịt thì đương nhiên cũng phải có bánh canh gà, đây cũng là một món bánh canh ai cũng có thể ăn được mà nguyên liệu làm thì cũng rất rẻ và dễ tìm.

Bánh canh cá lóc

Bánh canh cá lóc là món ăn nổi tiếng của người miền Trung với nước dùng sóng sánh, thịt cá lóc thơm ngọt, dai dai mà lại không hề bị tanh.

Bánh canh chả cá

Bánh canh chả cá đơn giản dễ làm vì bạn không cần phải sơ chế quá nhiều, chỉ cần nấu nước dùng và thả chả cá vào là bạn đã có ngay tô bánh canh hấp dẫn.

Bánh canh khoai mỡ

Bánh canh khoai mỡ có màu tím bắt mắt, sợi bánh canh dẻo thơm mùi khoai mỡ ăn rất thú vị.

Bánh canh ngọt nước cốt dừa

Bánh canh ngọt nước cốt dừa hay còn gọi là chè bánh canh là một món ăn do người miền Tây sáng tạo nên, thay vì nước dùng xương đậm đà thì người ta lại sử dụng nước cốt dừa thơm ngọt béo ngậy, vậy mới biết bánh canh dù nấu mặn hay ngọt đều rất ngon.

Bánh canh khoai lang tím

Bánh canh khoai lang tím cũng có màu sắc vô cùng thu hút, nếu bạn nào đang giảm cân thì có thể lựa chọn món bánh canh này.

Bánh canh bí đỏ

Bánh canh bí đỏ màu vàng, sợi bánh canh mềm mềm dễ ăn vừa ngon mà lại cung cấp nhiều dinh dưỡng cho các bé.

Bánh canh Nam Phổ Huế

Bánh canh Nam Phổ Huế là món ăn hàng rong gia truyền của làng Nam Phổ ở Huế. Món ăn tuy đơn giản nhưng thực ra lại rất công phu và tỉ mỉ, được nấu theo tỉ lệ riêng để cho ra món bánh canh có nước dùng màu cam rất đặc biệt.

Bánh canh Trảng Bàng

Bánh canh Trảng Bàng là đặc sản của Tây Ninh, hầu như gia đình nào ở Tây Ninh cũng có thể nấu món bánh canh này. Đặc biệt khi ăn bánh canh Trảng Bàng thì bạn sẽ ăn cùng với bánh tráng nướng phơi sương chấm nước mắm mặn ngọt xuýt xoa vô cùng.

Bánh canh chả cá Quy Nhơn

Bánh canh chả cá Quy Nhơn thơm ngon với chả cá được xay từ thịt những con cá tươi nhất của vùng biển Nam Trung Bộ, sau đó hấp và chiên tạo thành miếng chả cá dai ngọt, thơm lừng.

Bánh canh cá nục Đà Nẵng

Bánh canh cá nục Đà Nẵng là món bánh canh nổi tiếng của thành phố biển Đà Nẵng, khác với cá lóc, thịt cá nục săn chắc và mang hương vị đặc trưng của cá biển, nước dùng được hầm từ cá nục

Advertisement

Bánh canh hẹ Phú Yên

Tô bánh canh hẹ Phú Yên màu xanh mướt mắt như bức tranh ẩm thực mà người dân Phú Yên muốn gửi gắm, dù bạn có là người Phú Yên hay không thì cũng nên thử món bánh canh mang hương vị đồng quê này một lần.

Bánh canh cá lóc Quảng Trị

Bánh canh cá lóc Quảng Trị hay còn gọi là cháo bột hay cháo vạt giường, món bánh canh dân dã này được kết hợp từ những nguyên liệu đồng quê như cá lóc, bột gạo, hành tăm… đây là một món ăn gắn bó với người Quảng Trị trong những ngày hè oi bức.

Cập nhật thông tin chi tiết về Làm Bánh Trung Thu Không Cần Lò Nướng – Tưởng Khó Mà Lại Cực Dễ trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!