Bạn đang xem bài viết Làng Văn Hóa – Du Lịch Khmer Tỉnh Trà Vinh: Những Nét Độc Đáo Hấp Dẫn Du Khách Gần Xa được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Vị tríLàng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh tọa lạc tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, nằm cách trung tâm TP. Trà Vinh khoảng 3km.
Cổng vào của Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh (Ảnh: Internet).
2. Vì sao nên tham quan Làng Du lịch – Văn hóa Khmer Trà Vinh?Đây là một quần thể rộng lớn được tạo thành từ nhiều khu vực khác nhau như khu ẩm thực, khu nghỉ dưỡng, khu đồ lưu niệm và đặc sản địa phương, khu vui chơi, khu tổ chức văn nghệ, sự kiện, khu văn hóa tâm linh…
Đồng bào dân tộc Khmer có ngôn ngữ và chữ viết riêng, lưu giữ truyền thống văn hóa giàu bản sắc và nhiều di tích vẫn còn hiện hữu như Ao Bà Om, Bảo tàng Văn hóa Khmer và chùa Âng – ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Trà Vinh… Đến đây du khách sẽ bị hút hồn bởi sự đa dạng về màu sắc, cảnh quan và không gian văn hóa mang đậm dấu ấn dân tộc Khmer mang lại một ấn tượng khó phai trong lòng du khách.
3. Những hoạt động trải nghiệm khi đến Làng Du lịch – Văn hóa Khmer tỉnh Trà Vinh Hoạt động tham quan, khám phá điểm đến Ao Bà OmĐầu tiên, nằm trên lối di chuyển vào làng, chúng ta sẽ bắt gặp Ao Bà Om hay còn có tên khác là Ao Vuông – một địa điểm vô cùng nổi tiếng tại Trà Vinh. Nằm cách trung tâm thành phố 7km, Ao Bà Om có chiều dài và chiều rộng lần lượt là 500 và 300 mét, khung cảnh xung quanh ao được thiên nhiên “trang trí” vô cùng đẹp đẽ và thú vị với vô vàn cây sao, cây dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi có rễ nhô lên mặt đất theo nhiều hình thù kỳ dị.
Ao Bà Om (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, vào những dịp đặc biệt như mùa sen nở hay khi những lễ hội bắt đầu, Ao Bà Om lại có thêm nhiều diện mạo mới để chúng ta có thể chiêm ngưỡng tại ao nước mang nhiều sự tích bí ẩn này.
Chùa ÂngNgay phía bên trái Ao Bà Om là một công trình chứa đựng niềm tự hào tâm linh của người dân Khmer suốt 10 thế kỷ qua, đó chính là Chùa Âng (Angkorajaborey) – ngôi chùa Khmer có lịch sử lâu đời nhất trong tỉnh.
Vẻ đẹp của chùa Âng (Ảnh: Internet)
Với lịch sử hình thành và phát triển từ năm 990, chùa mang đầy đủ các đặc điểm văn hóa chùa chiền Phật giáo Khmer Nam Bộ, từ kiến trúc, nghệ thuật, hội họa, điêu khắc đến việc thờ phụng và các vị thần… và trở thành ngôi chùa đặc trưng nhất trong hệ thống 141 ngôi chùa Khmer tại Trà Vinh. Chùa Âng cũng là nơi được ưu ái tổ chức các lễ hội lớn của người Khmer, và vì những lý do đó nên chùa đã được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia năm 1994.
Bảo tàng văn hóa KhmerGắn liền với hai địa điểm trên và cùng với bảo tàng Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, bảo tàng Khmer của Trà Vinh là điểm đến lý tưởng cho những ai quan tâm tìm hiểu văn hóa Khmer. Kiến trúc cổng vào đặc biệt đã tạo nên sự hấp dẫn ngay từ cái nhìn đầu tiên đối với du khách khi đến đây.
Bảo tàng dân tộc Khmer Trà Vinh (Ảnh: Internet)
Bảo tàng Văn hóa Khmer tại Trà Vinh là nơi lưu giữ rất nhiều hiện vật phong phú về đời sống văn hóa tinh thần, văn hóa vật chất của đồng bào Khmer ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Đây sẽ là một điểm đến rất thú vị cho những du khách muốn tìm hiểu về văn hóa Khmer.
Làng bích họaĐiểm đến tiếp theo là công trình nổi bật được nhiều du khách thích thú khi đến tham quan, với con đường mang tên “Làng Bích họa”, nơi này trưng bày những bức tranh được sơn phết trên tường rào, tường nhà… với nhiều màu sắc miêu tả sinh động truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo lâu đời của người Khmer Nam bộ. Đây là một điểm đến đặc trưng và vô cùng thú vị của Làng văn hóa Khmer, hứa hẹn sẽ là một điểm check-in ấn tượng cho du khách.
Du khách thích thú checkin tại làng Bích Họa (Ảnh: Internet)
Hoạt động trải nghiệm văn hóa – lễ hộiVăn hóa: Đến với Làng văn hoá du lịch Khmer, du khách sẽ được hòa mình vào nếp sống sinh hoạt giản dị, gần gũi của người dân bản địa thông qua các hoạt động trải nghiệm tại nhà người dân như đốt lửa rang nếp, làm cốm dẹp, nhảy múa với trang phục của người Khmer, tham quan, tương tác và chụp hình tại Làng Bích Họa, ngắm cảnh và tìm hiểu văn hóa tín ngưỡng, chùa chiền.
Người dân trong làng sẽ kể cho du khách nghe những câu chuyện huyền thoại bằng vở kịch múa robam. Tham quan làng nghề đan lát để tìm hiểu và cùng nghệ nhân chế tác mặt nạ bàn thờ truyền thống. Đặc biệt, khu chợ đêm thương mại với những sản phẩm mang đậm dấu ấn của người Khmer được bày bán về đêm giúp du khách có thêm nhiều lựa chọn, lưu giữ những kỉ niệm về văn hóa Khmer đặc sắc.
Du khách trải nghiệm văn hóa Khmer cùng người bản xứ (Ảnh: Internet)
Lễ hội: Đến với làng văn hoá du lịch Khmer Trà Vinh, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng và tham gia vô số lễ hội đặc sắc của người Khmer được tổ chức với quy mô lớn cùng nhiều hoạt động sôi nổi như Lễ hội Ok-Om-Bok cúng trăng – di sản văn hoá phi vật thể cấp Quốc gia, Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay (Tết năm mới) thường diễn ra vào tháng 4 dương lịch, lễ hội Sen Đôn Ta (Pchum Banh – Lễ hội cúng ông bà tổ tiên) và lễ hội Dâng Y Kathina, lễ Dâng bông, lễ Phật Đản,…
Âm nhạc: Âm nhạc được coi là nguồn sống của họ, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống tiêu biểu của người Khmer như hát Dù kê, múa Lâm thôn, múa cổ điển cung đình Rô băm, múa trống Chhay-dăm,… Có thể nói, trong số tất cả các dân tộc ít người sống trên lãnh thổ Việt Nam, người Khmer là dân tộc duy nhất có hình thức sân khấu kịch hát, chắc chắn sẽ để lại trong lòng khách du lịch một ấn tượng khó quên.
Âm nhạc Khmer không chỉ là nét đặc trưng trong nền văn hóa Khmer mà còn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi người dân. Các bài hát Khmer thường được sáng tác và biểu diễn chủ yếu ở trong các lễ hội được tổ chức tại chùa hoặc các tụ điểm sinh hoạt cộng đồng, các chương trình văn nghệ hoặc các lễ nghi được tổ chức tại nhà như lễ cưới. Những bài hát Khmer đa phần nói về tình yêu quê hương, về văn hóa, truyền thống dân tộc, sự hiếu thảo với cha mẹ và tình yêu đôi lứa.
Du khách trải nghiệm âm nhạc cùng những điệu múa của người Khmer (Ảnh: Internet)
4. Một số lý do khác nhất định phải đến tham quan Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà VinhKhông chỉ là địa điểm có nhiều cảnh tham quan, nhiều hoạt động trải nghiệm du lịch mà chi phí ở Làng Văn hóa – Du lịch Khmer Trà Vinh cũng không quá đắt đỏ. Hiện nay hoạt động du lịch ở đây đang phát triển tạo cơ hội cho du khách có thể tận hưởng chất lượng phục vụ tốt vừa có giá rẻ vừa ổn định.
Cùng với việc phát triển mạng lưới giao thông, việc di chuyển đến Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh ngày càng dễ dàng và thuận tiện hơn, đồng thời yếu tố an ninh trật tự cũng góp phần là một trong những lí do để du khách có thể yên tâm đặt chân đến tham quan địa điểm du lịch xinh đẹp này.
Đăng bởi: Trọng Tấn Nguyễn
Từ khoá: Làng Văn hóa – Du lịch Khmer tỉnh Trà Vinh: Những nét độc đáo hấp dẫn du khách gần xa
Bãi Biển Nhật Lệ Quảng Bình Có Những Nét Độc Đáo Gì Thu Hút Du Khách
Du lịch biển Nhật Lệ vào thời điểm nào?
Khi đi tour Quảng Bình, bạn sẽ thấy thời tiết được chia thành 2 mùa chính là mưa và nắng, mỗi mùa đều có những điểm đặc trưng không thể trộn lẫn vào đâu. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất để du lịch biển Nhật Lệ đó là vào màu hè, trong khoảng tháng 4 – 5. Đây là lúc vùng biển lặng sóng, ít nắng nóng, mưa ít và thời tiết tươi mát dễ chịu nhất.
Biển Nhật Lệ Quảng Bình là một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch
Bãi biển Nhật Lệ và những nét độc đáo thu hút du khách
Tham quan bãi biển Nhật Lệ
Mục đích của chuyến đi du lịch Quảng Bình chính là để tham quan và trải nghiệm những gì thú vị nhất ở bãi biển Nhật Lệ. Vì thế, địa điểm đầu tiên mà bạn không thể bỏ qua đó là bãi biển xinh đẹp, thơ mộng đầy nắng và gió này.
Ngay từ cái nhìn đầu tiên du khách đã bị bờ cát trắng trải dài mênh mông làm mê hoặc tâm hồn. Tiếp đón, bạn sẽ lại được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên với bầu trời cao vút trong xanh cùng mặt nước biển rì rào sóng vỗ. Tất cả khung cảnh thiên nhiên hiện lên mang một màu sắc rất riêng, không thể trộn lẫn vào bất cứ đâu.
Biển Nhật lệ là nơi mang đến cho bạn cảm giác thư thái, hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ
Những hoạt động thú vị mà bạn có thể trải nghiệm ở bãi biển Nhật Lệ đó là:
Đắm chìm trong làn nước biển trong vắt.
Câu cá, lặn ngắm san hô.
Tham gia các trò chơi vận động như bóng đá, bóng chuyền bãi biển…
Ngắm nhìn khung cảnh bao la rộng lớn và thả tâm hồn mình lặng lẽ trôi theo những làn gió biển mát rượi.
Chiêm ngưỡng bình minh trên biển hay đắm mình trong khung cảnh hoàng hôn đầy lãng mạn.
Tham quan cầu Nhật Lệ
Đã đến du lịch Quảng Bình thì bạn không thể nào bỏ qua cơ hội ngắm nhìn cầu Nhật Lệ – cây cầu dài uốn lượn mềm mại như một dải lụa.
Cây cầu Nhật Lệ này vào ban đêm như “biến hóa” thành một không gian hoàn toàn khác. Điều mà khách du lịch cảm nhận được khi ánh đèn điện trên cầu bắt đầu hiện lên đó là không gian lung linh, lãng mạn như trong những bộ phim ngôn tình.
Cầu Nhật Lệ vào ban đêm mang vẻ đẹp lung linh
Tham quan làng biển Bảo Ninh
Tiếp giáp với bãi biển Nhật Lệ xinh đẹp, thơ mộng chính là làng biển Bảo Ninh với cuộc sống nhộn nhịp của ngư dân. Điều làm khách du lịch cảm thấy thú vị khi ghé đến đây chính là được cảm nhận những gì trong lành nhất của thiên nhiên. Tiếp đến bạn sẽ được khám phá và hòa mình vào cuộc sống nhộn nhịp, vui vẻ của người dân làng chài nơi đây.
Đến với làng biển Bảo Ninh bạn sẽ còn có cơ hội hòa mình vào những lễ hội truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa địa phương. Chắc chắn nơi đây sẽ để lại trong bạn nhiều kỷ niệm, trải nghiệm thú vị nhất khi du lịch Quảng Bình.
Một trong những điều làm du khách cảm thấy thích thú nhất khi đến với làng biển bảo Ninh đó là được trực tiếp thưởng thức hải sản tươi sống thơm ngon. Cách chế biến các món hải sản tại làng biển này chắc chắn sẽ làm thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Làng biển bảo Ninh với cuộc sống bận rộn và bình dị của ngư dân sống bằng nghề chài lưới
Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Trải nghiệm hoạt động vui chơi tại Cồn cát Quang Phú
Chỉ cần đi dọc bờ biển Nhật Lệ khoảng 10 phút để đến được Cồn cát Quang Phú. Đây là một trong những địa điểm tham quan và “sống ảo” mà bất cứ khách du lịch nào đến biển Nhật lệ đều muốn ghé đến.
Cồn cát rộng mênh mông này là nơi thích hợp để bạn “sống ảo”
Đăng bởi: Huyền Đặng
Từ khoá: Bãi biển Nhật Lệ Quảng Bình có những nét độc đáo gì thu hút du khách
Trà Vinh Phát Triển Du Lịch “Xanh”
(HNMCT) – So với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, du lịch Trà Vinh có phần thiệt thòi bởi hạn chế về giao thông đường bộ và vị trí địa lý. Tuy nhiên, vượt qua những khó khăn, hạn chế ấy, Trà Vinh vẫn tìm hướng phát triển sản phẩm chủ đạo là du lịch sinh thái – cộng đồng gắn với văn hóa bản địa nhằm phát triển nền kinh tế du lịch “xanh” một cách bền vững…
Khách du lịch thưởng thức các món ăn chế biến từ bưởi tại cồn Hô.
Những mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu
Tỉnh Trà Vinh nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, giáp với biển Đông nên có sự đa dạng về sinh thái, thổ nhưỡng – điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp gắn với du lịch. Bên cạnh đó, với 30% dân số là người Khmer, Trà Vinh có nền văn hóa Khmer đặc trưng, tạo nên các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Đó chính là những tiềm năng, lợi thế để Trà Vinh phát triển các loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái – cộng đồng gắn với du lịch văn hóa.
Trà Vinh hiện đang phát triển các mô hình du lịch cộng đồng tiêu biểu tại cồn Chim và cồn Hô. Cồn Chim thuộc ấp cù lao cồn Chim (xã Hòa Minh, huyện Châu Thành), có diện tích tự nhiên 60ha. Đây là điểm du lịch cộng đồng mới và khác biệt. Người dân trên cồn làm du lịch theo xu hướng hoàn toàn “thuận thiên”. Họ rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường khi nói “không” với rác thải nhựa; không dùng các hình thức khai thác tiêu cực làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của nguồn thủy sản và không dùng thuốc trừ sâu, chất hóa học trong quá trình trồng lúa, rau, cây ăn quả. Đến với cồn Chim, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống dân dã, được thưởng thức các món ăn địa phương… Điểm “cộng” cho nơi đây là nguồn thực phẩm tươi, sạch do chính người nông dân nuôi trồng, chế biến.
Tại cồn Hô (xã Mỹ Đức, huyện Càng Long) hiện có 21 hộ dân sinh sống, một nửa trong số đó tham gia làm du lịch, dịch vụ. Đặc điểm nổi bật của người dân nơi đây là thật thà, mến khách và vẫn giữ tính cách đặc trưng của người dân Tây Nam Bộ. Đến với cồn Hô, du khách sẽ bị hấp dẫn bởi trải nghiệm đặc biệt: Du lịch không điện về đêm. Người khởi xướng cho sản phẩm này là ông Thạch Kim Quốc Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Du lịch Đại Hưng. Chia sẻ về sản phẩm độc đáo này, ông Hưng nói: “Nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm không trùng lặp, chúng tôi khai thác điểm nhấn là khám phá cồn Hô không điện về đêm. Tại cồn Hô hiện nay vẫn chưa có điện lưới. Du khách sẽ khám phá cồn Hô về đêm, cùng bà con ăn tối trong ánh đèn dầu để cảm nhận sự ấm áp, quây quần của gia đình. Sau đó, du khách sẽ đi thăm cồn Hô vào buổi tối bằng đèn măng-sông…”.
Phát triển bền vững
Kể từ khi bắt đầu làm du lịch, nhận thức và cuộc sống của người dân ở cồn Hô ngày càng được nâng cao. Ông Hai Nguyên, một trong những người đầu tiên tham gia làm du lịch cộng đồng ở cồn Hô cho biết: “Trước đây, chúng tôi chỉ biết làm nông nghiệp, không ai nghĩ rằng ở đây có thể đón khách du lịch và sống được bằng nghề này. Nhưng từ khi được hướng dẫn cách làm du lịch, chúng tôi nhận ra rằng cồn Hô cũng sẽ được nhiều người biết đến nếu mỗi người có ý thức bảo vệ môi trường, học hỏi và sáng tạo để tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách”.
Là doanh nghiệp thường xuyên đưa khách về Trà Vinh, Giám đốc điều hành Công ty Travelogy Việt Nam Nguyễn Văn Tuyên cho biết: “Trà Vinh đã thay đổi rất nhiều so với 10 – 15 năm trước. Đặc biệt, các mô hình du lịch sinh thái – cộng đồng đã góp phần thay đổi đáng kể cuộc sống của người dân. Để thu hút du khách đến Trà Vinh và kéo dài thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của du khách, tỉnh cần phát triển thêm các sản phẩm bổ trợ, kết nối các điểm đến là di tích văn hóa – lịch sử, lễ hội, làng nghề để tạo nên sản phẩm khác biệt”.
Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trà Vinh Dương Hoàng Sum: “Hiện nay, Trà Vinh đang tập trung phát triển dòng sản phẩm du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái miệt vườn, trong đó yếu tố văn hóa Khmer được khai thác đậm nét. Điển hình là tour tham quan Làng Văn hóa Du lịch Khmer Trà Vinh gắn với các điểm du lịch sinh thái – cộng đồng đã được UBND tỉnh phê duyệt. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng các điểm, tuyến du lịch đến các hộ dân Khmer để gia tăng trải nghiệm cho du khách; đồng thời hỗ trợ người dân kinh phí để tu sửa các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn; tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng phục vụ khách… Chúng tôi nhận thức được rằng, chỉ có kết hợp văn hóa bản địa với các mô hình du lịch cộng đồng thì mới tạo nên một nền kinh tế du lịch “xanh” bền vững”.
Đăng bởi: Nguyễn Thúy Hà
Từ khoá: Trà Vinh phát triển du lịch “xanh”
Lễ Hội Ócc Om Bóc – Lễ Hội Văn Hóa Đặc Sắc Của Tỉnh Trà Vinh
Bên cạnh Sene Đolta, Chol Chnăm Thmây, Oóc om bóc là một trong ba lễ hội quan trọng trong 1 năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội Ócc Om Bóc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2023.
Lễ hội Ócc Om Bóc diễn ra ngày mấy? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?Lễ hội Ócc Om Bóc hay còn gọi là lễ hội Cúng Trăng. Theo quan niệm của người Khmer Nam Bộ, Mặt Trăng là vị thần có ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng. Do đó, sau một mùa vụ, người Khmer sẽ tiến hành nghi thức cúng tế, dân những sản phẩm đầu tiên cho thần Mặt Trăng nhằm thể hiện lòng biết ơn. Theo ý nghĩa này, lễ hội khá tương đồng với lễ hội Thượng điền của người Kinh.
Lễ hội Ócc Om Bóc thường được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hằng năm
Lễ hội Ócc Om Bóc thường được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hằng năm. Lễ hội sẽ được tổ chức tại 2 địa điểm chính là sông Long Bình và Ao Bà Om thuộc Phường 8, thành phố Trà Vinh.
Những hoạt động của lễ hội Ócc Om BócLễ hội Ócc Om Bóc có ý nghĩa vô cùng to lớn với đa số người Khmer Trà Vinh. Bởi lẽ, họ sinh sống và gắn chặt với nghề trồng trọt, sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngoài tụ tập tổ chức tại 2 địa điểm lớn, lễ hội còn được tiến hành ở mỗi gia đình.
Ở mỗi gia đình, người người Khmer sẽ chọn một khoảng sân cao ráo, thoáng đãng và sạch sẽ nhất để có thể nhìn rõ mặt trăng để làm nơi cúng tế. Chủ nhà sẽ bày các vật phẩm nông nghiệp, phum sóc đựng đầy khoai, chuối, cốm dẹp.
Chủ nhà sẽ bày các vật phẩm nông nghiệp, phum sóc đựng đầy khoai, chuối, cốm dẹp.
Lúc mặt trăng bắt đầu xuất hiện, chiếu ánh sáng khắp mọi nơi cũng là lúc lễ cúng tế được bắt đầu. Lúc này, mọi người bắt đầu tệ tựu xung quanh vuông chiếu trải sẵn để tiến hành làm lễ cúng. Gia chủ khấn cảm ơn Thần Mặt Trăng, Thần Đất Đai, Thần Nước,… đã cho gia chủ một mùa màng bội thu. Đồng thời khấn cầu cho mùa màng năm sau mưa thuận gió hòa.
Sau khi khấn xong, gia chủ và những người lớn tuổi trong gia đình sẽ vo cốm dẹp thành từng viên kèm chuối, khoai và đút cho những đứa trẻ trong nhà. Vừa đúc, người lớn sẽ vừa xoa lưng trẻ nhỏ và hỏi điều chúng ao ước. Mỗi lời ước ngây thơ của trẻ nhỏ là lời ước của mỗi nhà mong muốn gửi đến Thần Mặt Trăng.
Ở lễ hội quy mô tỉnh, người ta cũng tiến hành lễ cúng bái như ở nhà nhưng với quy mô lớn hơn
Ở lễ hội Ócc Om Bóc quy mô tỉnh, người ta cũng tiến hành lễ cúng bái như ở nhà nhưng với quy mô lớn hơn. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động giải trí trong lễ hội. Trong đó, có lễ hội đua ghe ngo cực kỳ đông vui và sôi nổi.
Vào buổi trưa ngày 14 tháng 10 âm lịch, khi nước thủy triều lên cao, cuộc đua ghe ngo sẽ được chính thức bắt đầu. Ghe ngo là phương tiện di chuyển trên sông nước, có dạng hình rắn thần Nagar. Các huyện, xã của Trà Vinh sẽ cử đội đua ghe riêng và thi đấu để tìm ra đội thắng cuộc.
Ghe ngo là phương tiện di chuyển trên sông nước, có dạng hình rắn thần Nagar
Trong tiếng reo hò cổ vũ và nền nhạc ngũ âm truyền thống, những chiếc ghe ngo đua nhau, thi nhau tiến về đích. Cuộc đua năm nào cũng căm go, khi các đội luôn bám sát nút nhau. Đội về nhất sẽ được nhận giải thưởng từ Ban Tổ Chức, đồng thừi được người dân phum sóc vinh danh.
Bên cạnh cuộc đua ghe ngo sôi động, trong những ngày diễn ra lễ hội, tại tại khu di tích danh thắng Ao Bà Om còn tổ chức lễ cúng tạ ơn và tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống cực kỳ vui nhộn. Hằng năm, rất đông người dân từ mọi nơi đổ về Ao Bà Om để tham quan và vui chơi.
Trong tiếng reo hò cổ vũ và nền nhạc ngũ âm truyền thống, những chiếc ghe ngo đua nhau, thi nhau tiến về đíc
Các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đập nồi, đi cà kheo cùng các môn thể thao như bóng chuyền, chạy việt dã,… được tổ chức và diễn ra sôi nổi trong khuôn viên Ao Bà Om. Bên cạnh đó, nhiều hình thức nghệ thuật sân khấu truyền thống được người đồng bào Khmer tổ chức, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân đến tham gia lễ hội Ócc Om Bóc.
Sau khi nghi thức cúng tế kết thúc, những chiếc đèn gió có lửa bên trong sẽ được đốt và thả bay lên trời. Theo quan niệm của các người Khmer, những chiếc đèn lông mang theo lửa chính là phương tiện giao tiếp của họ với thần linh. Do đó, những chiếc đèn lồng sẽ giúp mang theo ước nguyện của họ đến với Thần Linh ở trên cao.
Sau khi lễ hội thả đèn kết thúc, nghi thức thả hoa đăng sẽ tiếp tục được diễn ra. Những chiếc hoa đăng lớn sẽ được đưa lên xe, phía trước dàn nhạc ngũ âm và đội múa Chayyam, phía sau xe là sư sãi và người dân. Tất cả sẽ đi bộ diễu hành, tạo thành một đám rước hoàng tráng làm nức lòng người tham gia. Kết thúc diễu hành, hoa đăng sẽ được thả trên mặt Ao Bà Om, tạo ra không khí huyền ảo cho đêm lễ hội.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Nhàn Vũ
Từ khoá: Lễ hội Ócc Om Bóc – Lễ hội văn hóa đặc sắc của tỉnh Trà Vinh
11 Địa Điểm Du Lịch Tiền Giang Hấp Dẫn Du Khách
Nội dung bài viết
1. Chùa Vĩnh Tràng (Chùa Vĩnh Trường)Nhắc đến Tiền Giang thì không thể nào không nhắc đến chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường). Một ngôi chùa nổi tiếng trong những ngôi chùa nổi tiếng ở miền Tây với phong cách kiến trúc Đông – Tây kết hợp tuyệt hảo, hài hòa.
Tượng phật Di Lặc tại chùa Vĩnh Tràng
Theo như ghi chép, chùa nguyên thủy là tổ đình Vĩnh Tràng thuộc dòng Lâm Tế –Trí Huệ được ông bà tri huyện Bùi Công Đạt xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Về sau chùa được đổi tên là Vĩnh Trường (tên gọi theo ngụ ý câu thơ “Vĩnh cửu đối sơn hà – Trường tồn tề thiên địa” khi Hòa thượng Thích Huệ Đăng ở Giác Lâm (Gia Định) về đây trụ trì năm 1849 và cho xây dựng lại ngôi đại tự mới.
Trải qua khoảng thời gian gần 200 năm, ngôi chùa được nhiều lần trùng tu, sửa chữa để hôm nay trở thành một ngôi đại tự nguy nga, lộng lẫy. Đặc biệt công trình này tạo một dấu ấn riêng biệt có một không hai khi cùng lúc hội tụ 5 lối kiến trúc gồm Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Đặc biệt chùa Vĩnh Tràng là nơi sở hữu nhiều bộ tượng phật quý giá được khắc bằng gỗ, đồng và đá quý.
Địa chỉ: Chùa Vĩnh Tràng – đường Nguyễn Trung Trực – phường 8 – thành phố Mỹ Tho – Tiền Giang.
2. Cù lao Thới Sơn (cồn Thới Sơn)Cồn Thới Sơn hay còn gọi là cù lao Thới Sơn (cồn Lân), là một trong bộ tứ linh cồn “Long – Lân – Quy – Phụng” danh tiếng của miền Tây nói chung và hai tỉnh Bến Tre, Tiền Giang nói riêng.
Tham quan quy trình nuôi ong lấy mật t
Cũng như các cồn Long – Quy – Phụng, cồn Thới Sơn là nơi hòa mình vào không gian văn hóa sông nước miệt vườn như thưởng thức nghệ thuật “Đờn ca tài tử Nam Bộ”; trải nghiệm đò xuồng chèo ba lá trên những kênh rạch; đi thuyền ngoạn cảnh thiên nhiên; trải nghiệm một ngày làm nông dân với việc tát mương bắt cá; tham quan cơ sở làm hủ tiếu truyền thống, nuôi ong lấy mật; tham quan vườn trái cây, khám phá ẩm thực ….
Địa chỉ: Du lịch cồn Thới Sơn – xã Thới Sơn – thành phố Mỹ Tho (cách bến tàu 30 tháng 4 3km đường sông và trung tâm thành phố Mỹ Tho 5km theo trên bản đồ).
3. Nhà thờ Chính Tòa Mỹ ThoNhà thờ chính tòa Mỹ Tho (giáo phận Mỹ Tho) được khởi công xây dựng ngày 11 tháng 8 năm 1906 bởi linh mục Régnier (Gẫm) tại vị trí đại lộ Bourdais (nay là đại lộ Hùng Vương). Đây là nhà thờ công giáo thứ ba sau nhà thờ đầu tiên do thánh Phanxicô Xaviê cùng các linh mục thừa sai dựng nên trước năm 1866; và nhà thờ Vĩnh Tường được Giám mục Miche cho xây dựng vào năm 1866.
Không gian kiến trúc Rôma thời Phục Hưng đậm nét
Điểm nổi bật của nhà thờ chính tòa Mỹ Tho này là quy mô không gian rộng lớn thoáng đãng cùng phong cách kiến trúc theo lối Hy Lạp – Rôma thời Phục Hưng.
Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đồng thời tổ chức lại các giáo phận cũ và mới, trong đó có việc thiết lập Giáo phận Mỹ Tho tách ra từ Giáo phận Sài Gòn. Kể từ đây nhà thờ Mỹ Tho được nâng lên thành Nhà thờ chính tòa với tước hiệu “Đức Mẹ Vô Nhiễm”.
Dịp Năm Thánh 2000, Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã cử hành Lễ Cung Hiến Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho và chọn ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm ngày lễ Bổn mạng thứ hai của Nhà thờ.
Địa chỉ: 32 Hùng Vương – phường 7 – thành phố Mỹ Tho – tỉnh Tiền Giang.
4. Thiền viện Trúc Lâm Chánh GiácTọa lạc tại ấp 1 (cách Quốc lộ 1A khoảng 20km, và cách đường Tràm Mù hơn 500 m) thuộc xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước; Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 4 năm 2012 (mùng 8 tháng 4 âm lịch năm Nhâm Thìn) theo mô hình truyền thống của hệ phái Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Tổng thể kiến trúc Chính điện thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác
Sau khoảng thời gian thi công và hoàn thành trong 5 năm (2012 – 2023), thiền viện khánh thánh với nhiều hạng mục: Chánh điện, Tổ đường, Thiền đường, Giảng đường, Nhà Tăng ngoại viện, Trai đường, Thư viện, Nhà Trưng bày, Lầu chuông, Lầu trống, Nhà khách cư sĩ nam, Nhà khách cư sĩ nữ … với tổng diện tích hơn 47.000 mét vuông; khu nội viện có tổng diện tích gần 16.000 mét vuông bao gồm: 4 Tăng đường, 1 Thiền đường và 10 Thất chuyên tu.
Trụ trì chùa hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương, đệ tử kiệt xuất nhất của Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ, người có công khôi phục Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.
Địa chỉ: Thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác – Ấp 1 – xã Thạnh Tân – huyện Tân Phước – tỉnh Tiền Giang
5. Sắc tứ Linh Thứu (chùa Linh Thứu)Cùng với chùa Vĩnh Tràng và thiền viện Trúc Lâm Chánh Giác thì Sắc tứ Linh Thứu (chùa Linh Thứu) là nơi bạn phải đến một lần. Vốn dĩ nói vậy là vì đây là ngôi chùa có thâm niên lớn nhất trong số các ngôi chùa ở miền Tây. Đặc biệt, đây là ngôi chùa gắn liền với giai thoại vua Gia Long trong lúc trốn chạy nhà Tây Sơn.
“Sắc vua phong tặng bảng vàng.
Trang nghiêm Phật Pháp vẻ vang quê nhà”
Chuyện kể: Năm 1984, vua Quang Trung Nguyễn Huệ – vị anh hùng dân tộc sau khi đại thắng quân Xiêm ở trận Rạch Gầm Xoài Mút. Chúa Nguyễn (tức Nguyễn Ánh) cùng tướng Nguyễn Huỳnh Đức thất trận bị quân Tây Sơn quay ráp tuy đuổi. Chúa tôi và tướng Nguyễn Huỳnh Đức chạy đến chùa Long Nguyên thì gặp thiền sư Nguyệt Hiện.
Cổng sau chùa Sắc Tứ Linh Thứ cổ tự
Chúa tôi trang phục như kẻ thường dân, không để rõ tung tích. Nhưng Thiền Sư Nguyệt Hiện là người thông minh, xem dung mạo cử chỉ xét tình thế hiện tại cũng đã thầm nghi đây là một đấng minh vương đang lâm vào cảnh hoạn nạn.
Vì ngày đêm chạy trốn khỏi sự truy đuổi, lại thêm chịu gió sương rơi nên Nguyễn Ánh phải chứng thương hàn, ăn ngủ không yên, tinh thần suy kém. May thay, sư trụ trì rất giỏi dược thảo, do tâm từ bi nên hết lòng điều trị. Vài hôm sau, Chúa Nguyễn Ánh vừa khỏe thì quân Tây Sơn đuổi đến ruồng bắt. Lạ thay! Cửa chùa lúc ấy nhện giăng cả lối vào, cảnh vật hoang vắng đìu hiu như từ lâu không người để chân đến vậy.
Trong chùa Chúa tôi hoảng hốt chưa biết nơi nào ẩn thân. Hòa Thượng Nguyệt Hiện sực nhớ Đại Hồng Chung trên Đại Điện, bảo Chúa vào đó lánh nạn. Quân Tây Sơn ập vào chùa lục soát, thấy mọi thứ vẫn bình thường nên bỏ đi.
Cơn kinh hải qua, Nguyễn Ánh ở lại chùa vài ngày dưỡng bệnh. Trong những ngày này, có giống chim linh cứ đậu chung quanh chùa kêu mãi. Hòa thượng đoán biết điềm chẳng lành nên bảo người khách lạ lánh đi nơi khác. Quả nhiên hôm sau quân Tây Sơn kéo đến lục soát chùa. Nguyễn Phúc Ánh may nhờ có chim linh mà được thoát nạn…
Sau khi đánh thắng nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn ngôi chùa cũ cùng vị hòa thượng đã giúp đỡ, vua đã phong sắc tứ cho chùa.
Sắc ngự định: “Long Tuyền, thịnh hỹ đạo tràng thuận cảnh hoằng khai thanh tịnh cảnh”.
Tứ phê tướng: “Linh Thứu phú tại Phật Pháp bình tâm phát nguyện diệu huyền tâm”
Địa chỉ: Sắc tứ Linh Thứu – gần chợ Xoài Hột – xã Thạnh Phú – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
6. Khu di tích “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút”Khu di tích “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút” nằm bên bờ sông Tiền, cách thành phố Mỹ Tho chừng 12km về phía Tây và nằm trên tỉnh lộ 864 (xã Kim Sơn, huyện Châu Thành), là công trình kỷ niệm được xây dựng lên để ghi dấu chiến công chống ngoại xâm của nhân dân xứ Đàng Trong.
Nhà trưng bày số 2: trưng bày bộ sưu tập hiện vật về Rạch Gầm – Xoài Mút, có khoảng 546 hiện vật lớn nhỏ bao gồm những phương tiện sử dụng và vũ khí của cả hai bên; Nhà cổ Nam Bộ: 3 gian, 2 chái, 48 cột gỗ căm xe, mái ngói âm dương, có diện tích 225 mét vuông. Trong nhà các vật dụng được xếp đặt nhằm tái hiện lại cuộc sống những người dân phú nông của đất Nam Bộ xưa.
Địa chỉ: Khu di tích “Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút” – tỉnh lộ 864 – xã Kim Sơn – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
7. Trại rắn Đồng TâmTrại rắn Đồng Tâm
Trại rắn Đồng Tâm không chỉ là nơi nghiên cứu các loại thuốc điều trị cho các nạn nhân bị rắn độc cắn mà nơi đây còn là một điểm du lịch nổi tiếng ở Tiền Giang. Tại đây du khách có thể tận mắt chiêm ngưỡng hàng trăm chủng loài rắn khác nhau, từ những loài rắn hiền lành (rắn nước, rắn gáo,…), đến các loài rắn độc (hổ ngựa, rắn hổ cạp nong, hổ mai gầm,…) và những loài động vật quí hiếm như trăn, cá sấu, ba ba, cáo, gấu…
Địa chỉ: Trại rắn Đồng Tâm – xã Bình Đức – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
8. Vườn hoa Mãn Đình HồngTọa lạc tại đường Trần Thị Điểu, ấp Phước Thuận, xã Phước Thịnh, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng chừng 10km. Vườn hoa Mãn Đình Hồng là địa điểm vui chơi và chụp hình mới tại Tiền Giang được hình thành vào năm 2013. Gọi là vườn hoa Mãn Đình Hồng nhưng khu vườn có nhiều chủng loại hoa khác nhau như: hướng dương, hoa cải, mãn đình hồng, cosmos…được trồng theo từng luống, xen kẽ với nhau, tạo thành bức tranh đầy màu sắc.
Vườn hoa Mãn Đình Hồng
Chủ nhân của vườn hoa Mãn Đình Hồng này là chị Nguyễn Thị Phương Dung, một người với ý tưởng biến khu đất làm rẫy rộng 11.000 mét vuông có hiệu quả kinh tế thấp thành một vườn hoa lộng lẫy, thơ mộng như bây giờ. Chỉ với giá vé tham quan từ 20,000 vnđ – 30,000 vnđ/ người, du khách sẽ được đắm mình trong không gian rực rỡ để săn những bức hình tuyệt đẹp.
Địa chỉ: Vườn hoa Mãn Đình Hồng – đường Trần Thị Điểu – ấp Phước Thuận – xã Phước Thịnh – huyện Châu Thành – tỉnh Tiền Giang.
9. Chợ nổi Cái BèCũng như các chợ nổi khác tại miền Tây, chợ nổi Cái Bè là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, mua bán và trao đổi hàng hóa sầm uất nhất. Theo ghi chép trong sách “Đại Nam Thống Nhất” của nhà Nguyễn thời vua Tự Đức: “Chợ nổi Cái Bè Tiền Giang là trung tâm giao thương, trao đổi hàng hóa sầm uất nhất miền Tây lúc bấy giờ. Hầu hết hàng hóa của các vùng thuộc ba tỉnh Đông Nam Bộ đều tập trung về đây”. Chính vì vậy mà chợ được xem là nơi trọng điểm phát triển kinh tế và giao lưu tiếp biến văn hóa của vùng đất Mỹ Tho – Tiền Giang.
Chợ nổi Cái Bè
Đến tham quan chợ, du khách sẽ hòa mình vào các hoạt động mua bán nhộn nhịp dọc theo cù lao Tân Phong ở khúc sông Tiền, giáp ranh giữa ba tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long và Bến Tre. Đặc biệt là được mua những mặt hàng gia dụng thủ công giá rẻ và được thưởng thức nhiều món ngon đặc sản hấp dẫn.
Địa chỉ: thị trấn Cái Bè – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang.
10. Miệt vườn Cái BèMiệt vườn Cái Bè
Nằm dọc theo bờ bắc của sông Tiền của huyện Cái Bè quanh năm được bồi đắp phù sa và bao bọc bởi nhiều kênh rạch; miệt vườn Cái Bè là vựa trái cây lớn vào bậc nhất cả đồng bằng sông Cửu Long. Với tổng diện tích hơn 15.000ha (chiếm hơn 1/3 diện tích cây ăn quả của Tiền Giang) vườn trồng cây ăn trái gồm nhiều chủng loại như: sầu riêng bưởi, nhãn, cam, xoài, ổi, chôm chôm, măng cụt, … miệt vườn Cái Bè thật là nơi lý tưởng để hòa mình hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh và trải nghiệm nếp sinh hoạt của người dân trong vùng.
Địa chỉ: miệt vườn Cái Bè – huyện Cái Bè – tỉnh Tiền Giang.
11. Khu du lịch biển Tân ThànhKhu du lịch biển Tân Thành
Biển Tân Thành không có những làn nước trong xanh, bãi cát trắng mịn như khu vực miền Trung, nhưng chính vẻ đẹp bình dị, sóng êm biển lặng, bầu trời bao la cũng thu hút những ai yêu biển tìm đến. Bên cạnh đó, biển Tân Thành còn hấp dẫn du khách thập phương bởi các món đặc sản của biển, cùng trải nghiệm thú vị khi tham gia đi bắt chúng. Xứ này nổi tiếng với con nghêu, ốc móng tay, sò huyết và các loại tôm, ốc… được chế biến thành những món đơn giản mà thơm ngon.
Địa chỉ: Khu du lịch biển Tân Thành – ấp Cầu Muống – xã Tân Thành – huyện Gò Công Đông – tỉnh Tiền Giang.
Đăng bởi: Thảo Dạ
Từ khoá: 11 địa điểm du lịch Tiền Giang hấp dẫn du khách
Nét Thơ Trong Làng Du Lịch Việt Nam
Trong cuộc sống hàng ngày, chợ là điểm đến không thể thiếu đối với chị em phụ nữ nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Từ ngày xưa, chợ đã được hình thành ở khắp mọi miền đất nước, với nhiều hình thức họp chợ khác nhau. Ngày nay, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi xuất hiện khá nhiều, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người dân; tuy nhiên, chợ vẫn là nơi rất quan trọng, cung cấp thực phẩm cho hầu hết mọi gia đình ở Việt Nam. Bên cạnh những vật chất cần thiết cho cuộc sống, chợ còn đem đến những giá trị tinh thần cho đất Việt – mang sắc thái văn hóa đầy sống động của đất nước.
Chợ, nét thơ trong làng du lịch Việt Nam – Ảnh: Kyo
Mời bạn xem:
Chợ – Nét Thơ Trong Làng Du Lịch Việt Nam – Phần 1
Chợ – Nét Thơ Trong Làng Du Lịch Việt Nam – Phần 2
Chợ – Nét Thơ Trong Làng Du Lịch Việt Nam – Phần 3
7. CHỢ PHIÊN BẮC HÀ – LÀO CAITấp nập chợ Phiên Bắc Hà – Lào Cai – Ảnh: Sưu tầm
Chợ phiên Bắc Hà thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 76km. Các phiên họp chợ ở vùng núi Việt Nam diễn ra không đều đặn, tuy nhiên tỉnh Lào Cai ngày nào cũng có chợ phiên diễn ra ở những huyện khác nhau, trong đó chợ phiên Bắc Hà là phiên chợ lớn nhất của tỉnh Lào Cai.
Chợ phiên luôn thu hút các du khách quốc tế – : Sưu tầm
Quanh năm, bất kể mưa nắng, gió bão, hay giá lạnh, mọi người đều háo hức chuẩn bị họp chợ phiên từ tờ mờ sáng đến chiều vãn vào chủ nhật mỗi tuần. Trước đây, chợ họp trên một ngọn đồi thoai thoải nằm giữa thị trấn, ngày nay để thuận tiện cho việc mua bán và phục vụ du lịch, chợ đã được xây mới trên nền chợ cũ.
Chợ Phiên vùng núi Việt Nam – Ảnh: Tui Tí
Chợ phiên Việt Nam là nơi giao lưu, trao đổi hàng hóa địa phương với các huyện, tỉnh lân cận và cũng là nơi giao lưu tìm hiểu văn hóa của các dân tộc Hmông, Dao, Tày, Nùng… Chợ được chia thành những khu chợ nhỏ: chợ ẩm thực, chợ thổ cẩm, chợ gia cầm, chợ thực phẩm và chợ ngựa, chợ trâu, chợ “khuyển”…
Trẻ em vui mừng khi được đi “chơi chợ” – Ảnh: Billy Julie
Đây là nơi lý tưởng để khám phá vẻ nguyên sơ, đậm nét dân tộc ở vùng núi cao Tây Bắc, Việt Nam. Chẳng đi chợ mua bán như người miền xuôi, đồng bào ở đây đều rất thích thú đi “chơi chợ” mỗi cuối tuần. Hơn hết, chợ phiên Bắc Hà được Tạp chí du lịch Serendib của Srilanka xếp vào 1 trong 10 chợ phiên nổi tiếng nhất Đông Nam Á.
Gian hàng thổ cẩm rực rỡ sắc màu – Ảnh: Sưu tầm
Món Thắng cố bạn nhất định phải thưởng thức khi có dịp ghé chợ phiên -Ảnh: Sưu tầm
Các phiên chợ vùng cao Tây Bắc luôn thu hút du khách nước ngoài đến Việt Nam tham quan, trải nghiệm và cùng hòa vào bầu không khí nhộn nhịp, tưng bừng như trẩy hội. Qua bao năm tháng, chợ phiên Việt Nam có những đổi thay theo hướng tích cực hơn để người dân có cuộc sống ổn định, tốt đẹp; nhưng những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống ở mỗi phiên chợ vẫn được giữ gìn và phát huy.
8. CHỢ TÌNH KHAU VAI – HÀ GIANGTừ đâu văng vẳng tiếng hát:
Chàng ơi xuống núi cùng em
Nhớ mang theo ngựa và đi một mình
Em đây tuy chẳng còn xinh
Có ô che nắng chợ Tình phong lưu.
Cứ đến 27/3 âm lịch hàng năm, mọi người cùng tụ họp tại chợ Tình Khau Vai -Ảnh: ksdlethanh
Chợ Tình Khau Vai (hay chợ phong lưu) họp trên một quả đồi tại thôn Khau Vai, xã Khau Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ họp mỗi năm chỉ duy nhất một lần vào ngày 27/3 âm lịch.
Chợ tình Khau Vai là chợ của những mối tình dang dở, nhưng những năm gần đây, chợ tình không chỉ là nơi để những mối tình buồn có dịp được vui mà còn là nơi để nam thanh nữ tú các bản vui xuân, tìm hiểu nhau.
Đến với chợ tình Khau Vai, du khách sẽ được dự 2 phần chính của chợ gồm:
*Phần lễ hội:
Những đồng bào có mặt ở chợ sẽ dâng lễ lên miếu ông, miếu bà, thể hiện tấm lòng biết ơn đối với những thế hệ cha ông đã khai thác vùng đất này.
Mọi người tưng bừng nhảy múa – Ảnh: Sưu tầm
Sau đó, mọi người sẽ dự hội với các hoạt động nghệ thuật, thể thao truyền thống như: nhảy múa, thổi khèn…được các nam nữ các bản cùng nhau thể hiện.
*Phần tâm tình:
Đến phần kế tiếp, theo quy ước muôn đời, người vợ người chồng sẽ đi một ngả khác nhau, để tìm người bạn tình thuở trước “có duyên không nợ”. Từng cặp đôi sẽ rủ nhau lên đồi để tâm tình cho thỏa nỗi nhớ mong: có nước mắt, có nụ cười, có những niềm hạnh phúc nhỏ; rồi lại bịn rịn chia tay chờ đến phiên chợ năm sau. Đó là những tình cảm trong sáng, chẳng chút hờn ghen hay trách móc.
Mỗi năm đến chợ tình Khau Vai họ đều gặp nhau – Ảnh: Ma Tuyen
Mọi người uống rượu trước khi chia tay chợ Tình – Ảnh: Ma Tuyen
Chợ phong lưu hình thành từ một câu chuyện tình buồn huyền thoại của chàng Ba người Nùng và cô Út dân tộc Giáy. Dù không đến được với nhau, nhưng những giá trị tình cảm đôi lứa của họ vẫn vẹn nguyên, là biểu tượng bất tử của tình yêu. Họ đã vượt qua bao cản trở để đến với nhau và cũng đã hy sinh hạnh phúc riêng để bảo vệ gia đình.
Chợ tình Khau Vai – nơi tình yêu bất tử – Ảnh: Sưu tầm
Theo vòng quay của thời gian, phiên chợ tình ngày nào vẫn là một nét đẹp văn hóa độc đáo, giàu giá trị nhân văn ở Việt Nam. Ở nơi địa đầu của Tổ quốc vẫn luôn có một phiên chợ tình xứng đáng để mọi người đến để khám phá những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Chợ ở Việt Nam có rất nhiều và cũng rất nhiều loại chợ khác nhau. Mỗi hình thức chợ đáp ứng những nhu cầu khác nhau, nhưng tất cả đều chứa đựng những giá trị văn hóa truyền thống mà bao thế hệ đã giữ gìn, phát huy theo thời gian. Cuộc sống ngày càng hiện đại nhưng chợ đã trở thành một nét văn hóa của đất nước – nét thơ trong làng du lịch Việt. Người dân Việt Nam hôm nay và mai sau sẽ luôn giữ gìn nét dung dị, hồn hậu, dân dã, cả sự ồn ào náo nhiệt, sôi nổi của những chợ Việt truyền thống.
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..
Đăng bởi: Hạnh Vương
Từ khoá: Chợ – Nét Thơ Trong Làng Du Lịch Việt Nam – Phần 4
Cập nhật thông tin chi tiết về Làng Văn Hóa – Du Lịch Khmer Tỉnh Trà Vinh: Những Nét Độc Đáo Hấp Dẫn Du Khách Gần Xa trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!