Bạn đang xem bài viết Lễ Hội Chùa Bái Đính được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội gần 100 km.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á. Chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…
Chùa Bái Đính
Mùa xuân mới tràn về cũng là lúc trên đất Cố đô Tràng An – Hoa Lư, hàng triệu phật tử cả nước cùng du khách khắp thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính.
Người người nô nức tham gia
Hành trình về miền đất Phật, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên ở một vùng quê bên sông Hoàng Long huyền thoại.
Cuộc hành hương về chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.
Không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng
Trước ngày mở hội và ngay cả trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng.
Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh.
Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn
Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp.
Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng.
Chùa Bái Đính di sản văn hóa quốc gia
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, sự hoan hỷ mà các du khách, phật tử ai ai cũng có phần riêng của mình, tất cả đều hồ hởi, phấn khởi và khi họ gặp nhau, dù quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: “Nam mô a di đà Phật” nhẹ nhàng, đằm thắm và ấm áp…
Cuộc hành hương về chùa Bái Đính tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn đến cái đẹp, cái thiện và sự kỳ vọng cái đẹp sẽ làm cho chúng ta thêm phần sảng khoái, thêm tin yêu cuộc đời này hơn, mỗi người sẽ tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn và hướng đến cái thiện.
Các hoạt động trong những ngày lễ hội diễn ra sôi nổi với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, các trò chơi dân gian ngày Tết được đông đảo du khách hưởng ứng, diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi.
Trẩy hội chùa Bái Đính
Mảnh đất sinh vương sinh thánh – quê hương của đức thánh Nguyễn và Đinh Tiên Hoàng đế, những người đã đặt nền móng và góp công lớn cho sự phát triển phật giáo nước nhà. Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn điển hình của người Việt. Chùa Bái Đính là một trong những Di sản văn hoá quốc gia trên đất Cố đô, có giá trị về mặt tâm linh, văn hóa và danh thắng.
Đăng bởi: Nguyệt Ánh Phạm
Từ khoá: Lễ hội Chùa Bái Đính
Khám Phá Vẻ Đẹp Cổng Tam Quan Chùa Bái Đính
Cổng tam quan chùa Bái Đính là gì?
Chùa Bái Đính được biết tới là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được du khách trong và ngoài nước yêu mến. Tại ngôi chùa này được xây dựng với 2 cổng tam quan có kích thước khổng lồ là cổng Tam Quan Ngoại và cổng Tam Quan nội.
Trong đạo Phật, tam quan có nghĩa là tuyên ngôn nhìn ra 3 lối là trung quan, giả quan và không quan. Giả quan có nghĩa là nhìn vào sự vật đó, được coi là giả tạm, nó có thể không tồn tại, luôn có sự biến đổi không thể tồn tại mãi mãi cùng với thời gian, có khi không chẳng qua cũng chỉ là phù du xuất hiện trên cõi đời.
Ý nghĩa cổng tam quan trong chùa Bái Đính
Không quan là nhìn vào sự vật cái gì cũng không hề tồn tại. Tuy nhiên không ở đây không có nghĩa là xem xét trên việc phủ định tất cả, thay vào đó là nhìn vào vũ trụ, muôn loài từ phần gốc để từ đó hướng mình về với đạo Phật.
Trung quan ở đây được hiểu là không phải không mà cũng chẳng phải có. Đây là vị trí nằm giữa, vừa không vừa có. Nó thể hiện lối nhìn xuyên suốt, thấu đáo chân lý từ phật pháp. Thể hiện con đường của sự chân chính, giải thoát con người khỏi tất cả bi ai, khổ sở trong cuộc đời.
Đối tượng suy tôn ở cổng tam quan chùa Bái Đính
Rất nhiều người khi đi tour du lịch Chùa Bái Đính đều băn khoăn vì không biết ở cổng tam quan suy tôn đối tượng nào. Hai đối tượng được suy tôn ở cổng Tam Quan là ông Ác và ông Thiện được làm bằng chất liệu đồng có cân nặng 12 tấn, chiều cao là 5,5m cùng với 8 pho tượng bằng Kim Cương.
Đối tượng suy tôn ở cổng tam quan chùa Bái Đính
Đặc biệt, 2 bên đầu còn có hành lang La Hán nơi có sự xuất hiện của 234 gian nối liền với nhau, chiều cao sàn nâng dần theo độ dốc và chiều dài đạt 1052m. Tại đây được bố trí với 500 bức tượng La Hán làm bằng đá xanh nguyên khối có trọng lượng 4 tấn và chiều cao 2,5m. Trong Chùa Bái Đính, mỗi vị La Hán đều sẽ mang một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống của trần thế.
Bên cạnh đó, du lich Chua Bai Dinh du khách còn có thể nhìn thấy tháp chuông với 3 tầng bái, với mỗi tầng sẽ có 8 mái kết hợp cùng với nhau, Như vậy sẽ có khoảng 24 đầu đao và 24 mái cong vút, bên trong có 1 quả chuông nặng 36 tấn đã được xác nhận kỷ lục Việt Nam.
Cổng tam quan chùa Bái Đính có gì nổi bật?
Cổng Tam Quan Nội của Chua Bai Dinh được thiết kế và xây dựng với chất liệu chính từ gỗ tứ thiết. Đây là một loại kiến trúc với chồng giường, lộng tàn, hậu bẩy, tiền bẩy, xà nách. Chiều cao của cổng Tam Quan là 16,5m, rộng 13.5m và chiều dài là 32m.
Điểm ấn tượng nhất khi đi tour du lịch Chùa Bái Đính mà du khách có thể cảm nhận được đó là 4 cột của cổng được làm từ chất liệu gỗ tứ thiết có trọng lượng đạt 10 tấn, chiều cao của cột là 13,85m và đường kính đạt 0,87m.
Các cây gỗ được lựa chọn đều có kích thước rất lớn. Để có thể mang về đây và xây dựng quả là một kỳ công rất lớn. Phần cột trung của cổng cũng gồm có 4 cột, mỗi cột có đường kính 0,75m, chiều cao 11m.
Ngoài ra, cột con cũng có 4 mặt khác nhau, được kết hợp bởi 16 cột có đường kính 0,65m và chiều cao 5m. Toàn bộ 24 cột này được xếp nằm ở trên tảng đá hình vuông hoa sen với chiều cao 0,2m. Tảng đá gồm có 3 cột, cột cái có cạnh 1,4m, cột trung có cạnh 1,2m và cột con có cạnh 0,9m.
Vẻ đẹp của cổng tam quan chùa Bái Đính
Tam quan nội của Chùa Bái Đính còn có 3 tầng mái. Chúng được uốn cong ở 4 phía với số lượng 12 mái, sử dụng ngói men ống của Bát Tràng với màu nâu sẫm để lợp. Toàn bộ góc của mái đều có phần đầu đao được xây cong lên nhìn giống với hình chim phượng hoàng vô cùng đẹp mắt, ấn tượng.
Phần nóc của mái là sự xuất hiện của 2 đầu kim chầu mặt nguyệt. Tầng thứ 3 của tam quan có phía sau và phía trước với gian giữa đục thông phong 1 bức phù điêu lớn. Ở giữa còn là sự xuất hiện của bánh xe chuyển pháp luân, hoa văn mây ở xung quanh.
Với những du khách đi du lịch Chùa Bái Đính sẽ thấy ở tam quan này có 3 cửa gồm có của Vô, cửa Hữu ở 2 bên và cửa Đại nằm ở vị trí chính giữa. Các cửa này được lắp đặt cửa ở bên ngoài với gian giữa 4 cánh có chiều rộng 7,2m, mỗi cánh cửa cao 3,8m. Gian bên có 4 cánh cửa, mỗi gian rộng 6,3m, chiều cao của cửa là 3,8m. Toàn bộ cánh cửa đều làm từ chất liệu gỗ lim tuyệt đẹp.
Đăng bởi: Nguyễn Tuấn
Từ khoá: Khám phá vẻ đẹp cổng tam quan chùa Bái Đính
Lễ Hội Ócc Om Bóc – Lễ Hội Văn Hóa Đặc Sắc Của Tỉnh Trà Vinh
Bên cạnh Sene Đolta, Chol Chnăm Thmây, Oóc om bóc là một trong ba lễ hội quan trọng trong 1 năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội Ócc Om Bóc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2023.
Lễ hội Ócc Om Bóc diễn ra ngày mấy? Ở đâu? Có ý nghĩa gì?Lễ hội Ócc Om Bóc hay còn gọi là lễ hội Cúng Trăng. Theo quan niệm của người Khmer Nam Bộ, Mặt Trăng là vị thần có ảnh hưởng trực tiếp đến mùa màng. Do đó, sau một mùa vụ, người Khmer sẽ tiến hành nghi thức cúng tế, dân những sản phẩm đầu tiên cho thần Mặt Trăng nhằm thể hiện lòng biết ơn. Theo ý nghĩa này, lễ hội khá tương đồng với lễ hội Thượng điền của người Kinh.
Lễ hội Ócc Om Bóc thường được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hằng năm
Lễ hội Ócc Om Bóc thường được tổ chức vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch hằng năm. Lễ hội sẽ được tổ chức tại 2 địa điểm chính là sông Long Bình và Ao Bà Om thuộc Phường 8, thành phố Trà Vinh.
Những hoạt động của lễ hội Ócc Om BócLễ hội Ócc Om Bóc có ý nghĩa vô cùng to lớn với đa số người Khmer Trà Vinh. Bởi lẽ, họ sinh sống và gắn chặt với nghề trồng trọt, sản xuất nông nghiệp. Do đó, ngoài tụ tập tổ chức tại 2 địa điểm lớn, lễ hội còn được tiến hành ở mỗi gia đình.
Ở mỗi gia đình, người người Khmer sẽ chọn một khoảng sân cao ráo, thoáng đãng và sạch sẽ nhất để có thể nhìn rõ mặt trăng để làm nơi cúng tế. Chủ nhà sẽ bày các vật phẩm nông nghiệp, phum sóc đựng đầy khoai, chuối, cốm dẹp.
Chủ nhà sẽ bày các vật phẩm nông nghiệp, phum sóc đựng đầy khoai, chuối, cốm dẹp.
Lúc mặt trăng bắt đầu xuất hiện, chiếu ánh sáng khắp mọi nơi cũng là lúc lễ cúng tế được bắt đầu. Lúc này, mọi người bắt đầu tệ tựu xung quanh vuông chiếu trải sẵn để tiến hành làm lễ cúng. Gia chủ khấn cảm ơn Thần Mặt Trăng, Thần Đất Đai, Thần Nước,… đã cho gia chủ một mùa màng bội thu. Đồng thời khấn cầu cho mùa màng năm sau mưa thuận gió hòa.
Sau khi khấn xong, gia chủ và những người lớn tuổi trong gia đình sẽ vo cốm dẹp thành từng viên kèm chuối, khoai và đút cho những đứa trẻ trong nhà. Vừa đúc, người lớn sẽ vừa xoa lưng trẻ nhỏ và hỏi điều chúng ao ước. Mỗi lời ước ngây thơ của trẻ nhỏ là lời ước của mỗi nhà mong muốn gửi đến Thần Mặt Trăng.
Ở lễ hội quy mô tỉnh, người ta cũng tiến hành lễ cúng bái như ở nhà nhưng với quy mô lớn hơn
Ở lễ hội Ócc Om Bóc quy mô tỉnh, người ta cũng tiến hành lễ cúng bái như ở nhà nhưng với quy mô lớn hơn. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động giải trí trong lễ hội. Trong đó, có lễ hội đua ghe ngo cực kỳ đông vui và sôi nổi.
Vào buổi trưa ngày 14 tháng 10 âm lịch, khi nước thủy triều lên cao, cuộc đua ghe ngo sẽ được chính thức bắt đầu. Ghe ngo là phương tiện di chuyển trên sông nước, có dạng hình rắn thần Nagar. Các huyện, xã của Trà Vinh sẽ cử đội đua ghe riêng và thi đấu để tìm ra đội thắng cuộc.
Ghe ngo là phương tiện di chuyển trên sông nước, có dạng hình rắn thần Nagar
Trong tiếng reo hò cổ vũ và nền nhạc ngũ âm truyền thống, những chiếc ghe ngo đua nhau, thi nhau tiến về đích. Cuộc đua năm nào cũng căm go, khi các đội luôn bám sát nút nhau. Đội về nhất sẽ được nhận giải thưởng từ Ban Tổ Chức, đồng thừi được người dân phum sóc vinh danh.
Bên cạnh cuộc đua ghe ngo sôi động, trong những ngày diễn ra lễ hội, tại tại khu di tích danh thắng Ao Bà Om còn tổ chức lễ cúng tạ ơn và tổ chức nhiều trò chơi dân gian truyền thống cực kỳ vui nhộn. Hằng năm, rất đông người dân từ mọi nơi đổ về Ao Bà Om để tham quan và vui chơi.
Trong tiếng reo hò cổ vũ và nền nhạc ngũ âm truyền thống, những chiếc ghe ngo đua nhau, thi nhau tiến về đíc
Các trò chơi dân gian như kéo co, đẩy gậy, đập nồi, đi cà kheo cùng các môn thể thao như bóng chuyền, chạy việt dã,… được tổ chức và diễn ra sôi nổi trong khuôn viên Ao Bà Om. Bên cạnh đó, nhiều hình thức nghệ thuật sân khấu truyền thống được người đồng bào Khmer tổ chức, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân đến tham gia lễ hội Ócc Om Bóc.
Sau khi nghi thức cúng tế kết thúc, những chiếc đèn gió có lửa bên trong sẽ được đốt và thả bay lên trời. Theo quan niệm của các người Khmer, những chiếc đèn lông mang theo lửa chính là phương tiện giao tiếp của họ với thần linh. Do đó, những chiếc đèn lồng sẽ giúp mang theo ước nguyện của họ đến với Thần Linh ở trên cao.
Sau khi lễ hội thả đèn kết thúc, nghi thức thả hoa đăng sẽ tiếp tục được diễn ra. Những chiếc hoa đăng lớn sẽ được đưa lên xe, phía trước dàn nhạc ngũ âm và đội múa Chayyam, phía sau xe là sư sãi và người dân. Tất cả sẽ đi bộ diễu hành, tạo thành một đám rước hoàng tráng làm nức lòng người tham gia. Kết thúc diễu hành, hoa đăng sẽ được thả trên mặt Ao Bà Om, tạo ra không khí huyền ảo cho đêm lễ hội.
Ảnh: Internet
Đăng bởi: Nhàn Vũ
Từ khoá: Lễ hội Ócc Om Bóc – Lễ hội văn hóa đặc sắc của tỉnh Trà Vinh
Thành Phố Của Những Lễ Hội
Trung tâm thành phố không có nhà cao tầng, hay các khu mua sắm hoành tráng, thay vào đó là các tháp nhà thờ, với kiến trúc La Mã đặc trưng.
Nổi tiếng khắp thế giới và có vai trò quan trọng trong đời sống tôn giáo ở châu Âu là nhà thờ Dom, nằm ở trung tâm thành phố, được xây dựng từ năm 817 và trải qua nhiều thăng trầm theo các giai đoạn lịch sử của châu Âu. Hiện tại, tòa tháp phía Bắc nhà thờ cao 157.31m và phía Nam là 157.38m. Nhà thờ nằm bên cạnh con sông chia đôi thành phố. Sông và nhà thờ được xem là linh hồn của thành phố cổ này.
Thành phố hiện có diện tích khoảng 405 km vuông, với dân số khoảng 1 triệu người. Năm nay, theo số liệu của Phòng du lịch thành phố, trong dịp Weltjungendtag – ngày hội thanh niên Thiên chúa giáo toàn thế giới – có khoảng 800.000 thanh niên từ các nước đã đổ về đây. Thành phố chỉ có khoảng 1 triệu dân mà đón khoảng 800.000 du khách cùng một lúc thì thật là kinh khủng. Nói thế để thấy công tác tổ chức ở đây tốt như thế nào. Các phương tiện giao thông công cộng như tàu điện, xe buýt được tăng cường tối đa phục vụ các bạn thanh niên.
Köln là thành phố của những lễ hội, người dân ở đây nói thế. Không biết họ tự hào hay là mệt mỏi, vì mỗi khi có lễ hội, mọi hoạt động thường ngày dường như bị xáo trộn.
Một năm có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ ở đây. Sau Weltjungendtag là đến Ringfest – ngày hội của các ban nhạc – diễn ra từ ngày 26 đến 28-8. Có rất nhiều sân khấu được dựng lên trên các đường phố ở khu trung tâm. Không khí ngày hội thật sôi động, các bạn trẻ nghe nhạc, cùng nhảy và lắc theo nhạc trên đường phố.
Sau Ringfest, một cuộc chạy marathon truyền thống ở Köln, nổi tiếng khắp châu Âu, diễn ra vào ngày 11 tháng 9. Rồi ngày 17-18 tháng 9 là Weltkinderntag, ngày hội của các em thiếu nhi. Hàng ngàn các em nhỏ ở Đức, và các nước lân cận sẽ đến đây để thưởng thức những chương trình văn hoá đặc sắc dành riêng cho mình.
Đến tháng 11 là bắt đầu lễ hội Carnival. Carnival được xem là lễ hội quan trọng nhất ở đây. Mặc dù bắt đầu từ tháng 11, chính xác là vào lúc 11giờ, 11 phút ngày 11 tháng 11, nhưng đến tháng 2 mới là những ngày hội sôi động nhất. Vào dịp Carnival, hàng năm có khoảng 1,5 triệu du khách đổ về Köln, xem các màn biểu diễn hoá trang trên đường phố, hoà vào không khí lễ hội đặc trưng ở đây và thưởng thức bia Kölsch.
Đức là đất nước nổi tiếng về bia. Người dân Köln dùng từ Kölsch để chỉ ngôn ngữ họ nói và cũng là tên gọi chính thức cho loại bia được chế biến ở đây. Chính vì thế, người dân ở đây mới cho rằng chữ K, bắt đầu của tên thành phố Köln, cũng là để chỉ Karneval (Carnival), Kölsch, Kunst (nghệ thuật) và Kommerz (thương mại).
Köln đúng là thành phố của những lễ hội. Niềm tự hào của thành phố thể hiện trên các poster khắp các đường phố bằng tiếng Anh “Cologne – one of the biggest cities in Europe for the events” (Köln- thành phố lớn nhất châu Âu cho những sự kiện”) hay “You’re be a valuable part of 60 million visitors of Cologne” (Bạn là một phần trong 60 triệu khách du lịch của chúng tôi).
Đăng bởi: Hải Nguyễn Quốc
Từ khoá: Köln – Thành phố của những lễ hội
Lễ Hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Du lịch Nha Trang không chỉ thu hút khách du lịch bởi vẻ đẹp từ thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất xinh đẹp này mà còn hấp dẫn du khách bằng vẻ đẹp của nền văn hóa bản địa. Trong đó, không thể không kể đến văn hóa phi vật thể quốc gia – Lễ hội Tháp Bà Ponagar.
Lễ thay yLễ được tiến hành đúng giờ Ngọ ngày 20 tháng 3. Vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Các thành viên trong đội thay y thực hiện việc sắp xếp đồ lễ trong dinh và cởi xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và các cánh hoa có mùi thơm (5 loại).
Sau khi tắm, tượng Mẹ được mặc xiêm y và mũ miện mới do người dân dâng cúng. Những bộ xiêm y sau khi thay được giặt sạch, rồi đưa ra trưng bày để du khách và nhân dân chiêm ngưỡng. Nước và khăn dùng để tắm tượng cho Mẹ xong được người dân xin về để lấy phước hoặc rửa mặt hay tắm cho trẻ con, hoặc tưới lên ghe thuyền, … với mong muốn để trừ tà, trẻ con hay ăn và khỏe mạnh, người bệnh mau lành, những ghe, thuyền ra khơi gặp nhiều may mắn, …
Lễ thả hoa đăng
Được diễn ra từ 19 giờ đến 21giờ ngày 20 tháng 3. Nến và hoa được thả trên sông để cầu siêu cho các vong linh, với hơn mười ngàn chiếc hoa đăng nhỏ và năm hoa đăng lớn …
Lễ cầu quốc thái dân anLễ bắt đầu từ 6 giờ đến 8 giờ ngày 21 tháng 3, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa thực hiện. Đây là đại lễ cầu cho đất nước thanh bình, phồn vinh, nhân dân an vui, hạnh phúc.
Lễ cúng Ngọ, cúng thí thực
Diễn ra từ 12 giờ đến 12 giờ 30 ngày 21 tháng 3 tại ngôi tháp chính, để dâng Mẫu và bố thí cho các cô hồn …
Tế lễ cổ truyềnDiễn ra từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 23 tháng 3, do các cụ hào lão đình Cù Lao dâng lễ theo nghi thức cổ truyền, rất trang nghiêm.
Lễ Khai Diên, lễ Tôn VươngLễ được diễn ra từ 6 giờ đến 9 giờ ngày 23 tháng 3. Sân lễ được dựng trước Mandapa (tiền đình), mặt hướng vào điện thờ Đức Thánh Mẫu. Vật phẩm dâng cúng gồm có: hương đăng, trầu cau, rượu, vàng bạc, một phong bì đựng tiền (tiền này không bắt buộc, cúng nhiều ít là do Ban Tổ chức) và một khay để hai roi chầu.
Hát thứ lễ là hát cúng Bà và hát cho thần linh xem, do các đoàn Hát Bội thực hiện. Trong lúc diễn, yêu cầu diễn viên phải diễn nghiêm túc và tích tuồng được diễn cũng phải được chọn lựa và theo dõi gắt gao. Lễ Tôn Vương được cử hành rất trang trọng trước khi tuồng kết thúc và trở thành một lệ bắt buộc phải có khi hát ở lễ hội Tháp Bà.
Lễ Dâng hương tạ MẫuDiễn ra từ 23 giờ đến 24 giờ ngày 23 tháng 3, để dâng hương đăng lễ tạ Mẫu.
Múa Bóng và hát VănMúa Bóng là một hoạt động đặc sắc trong lễ hội Tháp Bà. Đến nay, Múa Bóng vẫn được người dân Nha Trang duy trì thực hiện trong các ngày lễ. Theo các cụ hào lão, ngày xưa xóm Bóng là nơi các vũ nữ Chăm về ở để biểu diễn Múa Bóng tại di tích và Lễ hội Tháp Bà. Tuy nhiên, ngày nay các đoàn người Chăm về dự lễ hầu như chỉ hành lễ mà ít tham gia Múa Bóng, còn các đoàn Múa Bóng trong và ngoài tỉnh Khánh Hòa ít nhiều đã có những sự sáng tạo và ảnh hưởng của Hầu Đồng ở miền Trung và miền Bắc.
Hội thi rước nước và bày mâm hoa quả dâng MẫuĐăng bởi: Hải Nguyễn Cảnh
Từ khoá: Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang
Lễ Hội Halloween Bắt Nguồn Từ Đâu?
Lễ hội hóa trang Halloween với những hoạt động và phong tục độc đáo thu hút các bạn trẻ. Nhưng bạn đã biết gì về nguồn gốc của lễ hội Halloween chưa?
Halloween là gì?Halloween còn được gọi là lễ hội Hóa Lộ Quỷ, được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm hấp dẫn giới trẻ với những trò chơi hấp dẫn. Lễ hội Halloween là sự kết hợp giữa những tập tục thời xưa và nghi lễ tôn giáo của các nền văn hóa khác nhau. Trước đây, lễ hội Halloween chỉ diễn ra ở các nước phương Tây, thì giờ đây đã trở thành sự kiện văn hóa được toàn thế giới mong đợi. Vào những ngày diễn ra lễ hội mọi nhà trang trí hình bí ngô ma quái, hình hộm phù thủy và mọi người đều lựa chọn cho mình bộ trang phục ấn tượng trong đêm hóa trang.
Nguồn gốc của lễ hội HalloweenẢnh: chúng tôi Ngày cuối cùng của tháng 10 dương lịch chính là ngày Halloween. Lễ hội được bắt đầu từ chiều tối ngày 31/10 tới 12h đêm. “Halloween” được bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo từ lễ hội All Hallow Eve (còn gọi là lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ của người theo Thiên chúa, trong ngày này họ thể hiện lòng thành kính đối với những vị thần. Thế kỷ V trước Công nguyên, người dân xứ Celtic (Ireland) kết thúc mùa màng vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ gieo trồng. Đây cũng là ngày bắt đầu một năm mới của người dân Celtic.
Ý nghĩa của lễ hội HalloweenẢnh: chúng tôi Người Celtic thường tổ chức năm mới với lễ hội Samhain, trong thời gian này những vị thần mùa hè và mùa xuân nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội diễn ra từ ngày 1/11, khi đó linh hồn của người chết được trở lại nhà để xin đồ ăn uống. Vào đêm diễn ra lễ thánh Hallow’s Eve đầu đầu mùa đông là thời điểm kết thúc một năm, những xác chết sẽ được tự do đi lại trên trần gian.Ảnh: chúng tôi Truyền thuyết kể lại rằng, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết sẽ tìm tới thân xác của một người khác để bắt đầu cuộc sống mới. Tuy nhiên, những người đang sống lại không muốn linh hồn người chết nhập vào mình. Vì vậy vào ngày 31/10 người dân đã tắt lửa trong nhà mình để vắng vẻ và hóa trang thành ma cà rồng đi xung quanh xóm để hù dọa, xua đuổi những hồn ma đi tìm thể xác.Ảnh: chúng tôi Một quan niệm khác cũng kể lại rằng, vào đêm diễn ra lễ hội Samhain người Celtic tắt hết lửa để xua đuổi những linh hồn người chết và họ đi tìm nguồn sáng mới được gọi là Druidic. Về sau, người La Mã đã biến những tục lệ của người Celtic thành tục lệ của mình. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, người dân nơi đây bỏ tục lệ hiến người sống và thay bằng hình nộm. Sau đó, người ta không còn tin vào chuyện linh hồn nữa và tục lệ hóa trang thành phù thủy, ma quỷ chỉ là tục lệ.Ảnh: chúng tôi Lễ hội Halloween được du nhập vào nước Mỹ và được bắt nguồn từ phong tục “Cầu hồn” của người châu Âu. Vào ngày 2/11 hàng năm, người theo đạo Thiên chúa giáo di chuyển từ nơi này tới nơi khác để xin “bánh cầu hồn”. Đó là những chiếc bánh hình vuông được làm từ nho và bánh mỳ, khi xin được càng nhiều bánh thì linh hồn của người thân càng được siêu thoát. Trước đây, ở nước Anh đêm Halloween được gọi là Nutcrack Night là đêm mà cả gia đình cùng quây quần bên đóng lửa hồng để thưởng thức trái cây và nghe kể chuyện. Người đi ăn mày được cho bánh linh hồn nếu họ cầu nguyện cho người chết. Hiện nay, tại các nhà thờ tổ chức lễ hội Halloween hoặc lễ hội đèn lồng cho trẻ em cùng đấu tranh vì thế giới không tội lỗi.
Lễ hội Halloween không đơn giản chỉ là lễ hội hóa trang giải trí, mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc sống và giáo dục. Ý nghĩa giáo dục: Trong cuộc sống không nên keo kiệt, tham lam mà nên có lòng từ bi và biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Không nên lừa đảo, đe dọa người khác và không làm điều gì gây ảnh hưởng tới cộng đồng, xã hội. Không chơi với người xấu sẽ dễ bị cám dỗ và đi vào con đường tăm tối, tội lỗi. Ý nghĩa nhân bản: Ngày lễ Halloween được xem như ngày mà hai cõi Âm, Dương hội ngộ nhau và bày tỏ tình cảm yêu thương.
Ảnh: chúng tôi Phương Nga (Tổng hợp) – chúng tôi Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Phúc Trần
Từ khoá: Lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu?
Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hội Chùa Bái Đính trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!