Bạn đang xem bài viết Lễ Hội Té Nước Songkran Mừng Năm Mới được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ðể chào đón năm mới, mỗi quốc gia trên thế giới đều có riêng cho mình một lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc và lễ hội té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á, đặc biệt là ở Thái Lan, Campuchia và Lào. Lễ hội này có tên là Songkran và kéo dài trong ba ngày.
Tháng TưLễ hội té nước Songkran được tổ chức vào ngày 13,14 và 15 tháng Tư hàng năm. Một số vùng có thể tổ chức vào ngày khác nhưng lễ Songkran ở phần lớn các nơi diễn ra đều vào ngày này. Lễ ăn mừng thậm chí có khi còn kéo dài lâu hơn ở các thành phố lớn. Theo truyền thống năm mới được tính theo lịch âm. Kì trăng tròn đầu tiên của tháng Tư đánh dấu một năm mới đang đến. Tháng Tư còn là tháng thu hoạch vụ mùa. Lễ đón năm mới nhằm tổ chức ăn mừng sau thời gian thu hoạch chăm chỉ cũng như tránh mùa mưa sắp đến. Đây cũng là tháng nóng nhất trong năm.
Gia đìnhLễ hội Songkran là thời gian gia đình tụ họp bên nhau. Những đứa con xa nhà sẽ trở về thăm cha mẹ và kỉ niệm lễ Songkran. Ngày đầu tiên được gọi là ngày dành cho người lớn tuổi. Người Thái có một nghi thức tên là Rod Nam Dum Hua. Để thể hiện sự kính trọng và chúc phúc, người trẻ sẽ đổ nước thơm lên tay của người lớn tuổi hơn.
Ngày thứ hai là ngày dành cho gia đình. Vào sáng sớm các gia đình sẽ tặng quà cho các nhà sư. Một hoạt động quan trọng khác trong ngày này là lau tượng Phật. Trong các đền chùa và các gia đình, họ đổ nước lên các bức tượng thiêng. Các nghi thức tương tự cũng được thực hiện ở các quốc gia Phật giáo khác.
Một khởi đầu tươi mớiNước biểu tượng cho một sự bắt đầu tươi mới với ý nghĩa gột rửa những điều chưa tốt trong năm cũ. Các Phật tử sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ. Họ đem tặng nước cho các thành viên trong gia đình, bạn bè và hàng xóm láng giềng. Vì đa số mọi người được tự do trong những ngày này, ai ai cũng có tâm trạng vui vẻ và tràn đầy tình cảm. Xô, chậu, chảo, súng bắn nước…tất cả đều được tận dụng để tạt nước vào nhau.
Chơi gì dịp lễ Songkran?Rất nhiều người đi thăm chùa trong dịp này để thể hiện sự thành kính và biết ơn. Dân địa phương thường tặng quà cho các sư thầy. Ở trong chùa bạn sẽ được xem họ lau tượng Phật bằng nước thơm.
Lễ hội té nước Bunpimay ở LàoỞ Lào các hoạt động diễn ra xoay quanh việc đón năm mới cũng tương tự như Thái Lan. Tuy nhiên, tên gọi của lễ hội té nước tại Lào lại là Bunpimay. Hành động té nước vào đồ vật hay vào mọi người thể hiện ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa. Nước sẽ giúp gột rửa điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ và mạnh khỏe.
Tại Luang Prabang, một thành phố quyến rũ của Lào, mọi người đều hân hoan tưng bừng chào đón lễ năm mới. Các đoàn diễu hành mang theo mặt nạ hình thù kì dị để xua đuổi linh hồn quỷ dữ. Họ cũng tổ chức một cuộc thi sắc đẹp trong dịp này. Vào ngày 15/4 bạn có thể tham gia vào một show diễn âm nhạc, nhảy múa hoành tráng với rất nhiều trang phục đẹp mắt ở Bảo Tàng Quốc Gia.
Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam tại CampuchiaĐăng bởi: Trường Lê
Từ khoá: Lễ hội té nước Songkran mừng năm mới
Trang Trọng Lễ Kỷ Niệm 1310 Năm Khởi Nghĩa Hoan Châu Và Khai Hội Lễ Hội Đền Vua Mai
Tối 3/2 (tức ngày 13 tháng giêng Âm lịch), tại Di tích Lăng miếu Vua Mai (thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, Nghệ An), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Nghệ An phối hợp tổ chức Lễ kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu (713 – 2023), đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp…
Tham dự buổi lễ có đồng chí Trương Tấn Sang, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước; đồng chí Nguyễn Sinh Hùng, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; đại diện lãnh đạo các Ban, Bộ, Ngành Trung ương; lãnh đạo Quân khu IV; lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn; tỉnh Hà Tĩnh và huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh); dòng họ Mai trên toàn quốc và đông đảo người dân địa phương.
Trước khi diễn ra Lễ kỷ niệm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Ban, Bộ, Ngành Trung ương và tỉnh Nghệ An đã dâng hương, dâng hoa tại Lăng miếu Vua Mai; tri ân những công lao, đóng góp của Vua Mai Hắc Đế trong thời kỳ dựng nước và giữ nước.
Tiết mục nghệ thuật biểu diễn tại Lễ kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu và Khai hội Lễ hội Đền Vua Mai năm 2023
Nam Đàn – vùng địa linh nhân kiệt
Nam Đàn là cái nôi văn hóa truyền thống lâu đời với rất nhiều di tích danh thắng, theo thống kê, hiện nay toàn huyện có 42 di tích được xếp hạng, trong đó có 12 di tích Quốc gia, 26 di tích cấp tỉnh, với 04 di tích Quốc gia đặc biệt gồm: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên, Khu lưu niệm Phan Bội Châu tại Thị trấn Nam Đàn, Kiến trúc nghệ thuật Đình Hoành Sơn tại xã Khánh Sơn, Đền Vua Mai tại Thị trấn Nam Đàn (gồm Đền thờ và Lăng mộ Vua Mai).
Lễ hội Đền Vua Mai mang ý nghĩa lịch sử rất quan trọng. Đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào; sự quật cường của dân tộc, cho đến Lễ hội nay vẫn bảo toàn được các nghi thức truyền thống. Lễ hội góp phần chuyển tải giá trị lịch sử đến với tất cả những du khách tham gia lễ hội.
Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Mai Hắng Đế; để tỏ lòng thành kính của mình đối với vị Anh hùng dân tộc cũng như các tướng lĩnh của Mai Hắc Đế, hàng năm vào Rằm tháng Giêng âm lịch, huyện Nam Đàn tổ chức hội đền Vua Mai. Lễ hội được tổ chức quy mô lớn và long trọng gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội kéo dài trong 3 ngày đêm liên tục với nhiều hình thức sinh hoạt vừa mang tính tôn nghiêm, trang trọng của phần lễ như lễ yết cáo, lễ rước, lễ dâng hương tưởng niệm Vua Mai, lễ đại tế. Đồng thời vừa có tính chất sôi nổi, vui nhộn của phần hội.
Đến với Lễ hội Đền Vua Mai, du khách được đắm mình vào không khí truyền thống văn hóa hàng ngàn đời của cha ông, thưởng ngoạn các hoạt động văn hóa thể thao truyền thống như đua thuyền, đấu vật, đánh cờ, chọi gà, đu tiên, đu quay, đẩy gậy, thi làm cỗ xôi gà, thi đấu bóng chuyền, cắm trại, ca múa hát, du thuyền, biểu diễn nghệ thuật hát dân ca.
Biết ơn và Tri ân công lao của Vua Mai Hắc Đế
Đọc diễn văn tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung cho biết, Mai Hắc Đế, tên chữ là Mai Thúc Loan, sinh năm Canh Ngọ (670). Thân mẫu Mai Hắc Đế sinh ra và lớn lên ở làng Mai Phụ, huyện Thiên Lộc (nay là xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Theo truyền thuyết, sau khi mang thai, bà đã chuyển đến thôn Ngọc Trừng, xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) sinh sống, Bà sinh hạ con trai và đặt tên là Mai Thúc Loan. Lúc bấy giờ, nước ta dưới sự đô hộ của nhà Đường, nhân dân trăm họ lầm than, oán thán.
Năm Quý Sửu 713, ở đất Hoan Châu (thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay), Mai Thúc Loan đã phất cờ khởi nghĩa. Ông phát hịch kể tội giặc Đường và kêu gọi người dân đứng lên đánh đuổi ngoại xâm. Với tài năng quân sự và ngoại giao đặc biệt, Ông đã chiêu tập quân của 32 châu, liên kết với các nước Lâm Ấp, Chân Lạp, Xảo Oa, Ja Va để đánh giặc. Vùng đất Vạn An được chọn để xây dựng đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa, cùng với một hệ thống căn cứ: Vệ Sơn, Hùng Sơn, Thung Sơn, Biều Sơn, Liêu Sơn.
Đất nước sạch bóng ngoại xâm, Mai Thúc Loan lên ngôi Vua, xưng là Mai Hắc Đế và tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền từ triều đình trung ương đến địa phương, ban hành nhiều chính lệnh quan trọng nhằm xây dựng, củng cố, duy trì nền độc lập tự chủ, mang lại cuộc sống an lạc, thanh bình cho trăm họ, muôn dân suốt hơn 10 năm (từ năm 713 đến năm 723).
Sự kiện Mai Thúc Loan xưng Đế, dựng xây đất nước là minh chứng hùng hồn cho khát vọng độc lập, tự chủ, ý chí tự cường, thoát khỏi mọi sự ràng buộc, lệ thuộc vào các thế lực phong kiến phương Bắc của dân tộc Việt Nam nói chung và các thế hệ người dân xứ Nghệ nói riêng. Đã tròn 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu bùng nổ nhưng tinh thần, khí phách, ý chí quật cường, khát vọng độc lập tự chủ của Mai Hắc Đế và dân tộc Việt Nam vẫn còn nguyên giá trị.
Tại buổi lễ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã trao Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Vua Mai Hắc Đế đến đại diện lãnh đạo tỉnh Nghệ An, Sở Văn hóa Thể thao và huyện Nam Đàn.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Vua Mai Hắc Đế đến Đảng bộ, chính quyền tỉnh Nghệ An và huyện Nam Đàn
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung nhấn mạnh: Lễ kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu, đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ Vua Mai Hắc Đế được tổ chức đúng ngày khai hội Lễ hội đền Vua Mai năm 2023, là dịp để chúng ta tôn vinh, tự hào và trân quý hơn những giá trị lịch sử – văn hóa lớn lao của dân tộc được tạo dựng, bồi đắp, đánh đổi cả bằng máu xương của cha ông qua hàng nghìn năm.
Việc di tích Đền thờ Vua Mai Hắc Đế được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt không chỉ là sự ghi nhận, tôn vinh các giá trị lịch sử văn hóa của Di tích mà còn là sự xác lập cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học cho việc bảo tồn, phát huy các giá trị lâu dài cho di tích.
Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đọc diễn văn Lễ kỷ niệm
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung cũng cho rằng, kế thừa truyền thống, dựng nước và giữ nước của cha ông, mảnh đất Hoan Châu xưa và Nghệ An hôm nay đã có nhiều thay đổi lớn lao. Từ một tỉnh thuần nông, điểm xuất phát thấp, đến nay quy mô nền kinh tế của tỉnh đứng thứ 10 cả nước. Diện mạo đô thị, nông thôn ngày càng văn minh, hiện đại, là một trong những điểm sáng của cả nước về xây dựng nông thôn mới; đời sống của nhân dân ở các vùng, miền từng bước được nâng lên rõ rệt.
Các giá trị văn hóa truyền thống được gìn giữ, bồi đắp, làm nền tảng để xây dựng những giá trị mới. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đối ngoại được tăng cường, mở rộng; khối đại đoàn kết toàn dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, Nghệ An là mảnh đất có bề dày lịch sử văn hóa và truyền thống yêu nước, cách mạng rất đáng tự hào. Ngay trong thời kỳ chống Bắc thuộc, nhân dân Nghệ An đã hưởng ứng mạnh mẽ các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Phùng Hưng.
Ông Trần Tuấn Anh – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi Lễ
Đặc biệt, từ cách đây 1310 năm, mảnh đất này đã làm nên Khởi nghĩa Hoan Châu cùng với công lao của Mai Thúc Loan – Mai Hắc Đế. Sức mạnh của ý chí độc lập, tinh thần đấu tranh quật cường của nhân dân là nhân tố quyết định, làm nên thắng lợi vang dội cho cuộc khởi nghĩa, đã lật đổ được ách thống trị của nhà Đường trên đất nước ta, thành lập chính quyền độc lập, tự chủ trong gần một thập kỷ và người thủ lĩnh khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã lên ngôi Hoàng Đế, xây dựng thành Vạn An làm Quốc đô…
Cuộc khởi nghĩa là minh chứng cho tinh thần dân tộc, ý chí tự chủ, tự cường của người Việt Nam, với khát vọng xây dựng nền độc lập cho dân tộc, ngang hàng với phong kiến phương Bắc và cũng là nền tảng tinh thần cho con người xứ Nghệ vươn mình khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và tầm vóc để sau này trong hầu hết các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của dân tộc ta luôn có sự tham gia quan trọng, tích cực và nổi trội của những người dân xứ Nghệ. Bởi vậy, suốt chiều dài lịch sử cùng dân tộc, mảnh đất địa linh, nhân kiệt này luôn có sự gắn kết hữu cơ trong tiến trình mở mang bờ cõi, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; thời nào cũng có những anh hùng, hào kiệt, danh tướng, danh nhân đóng góp công trạng vẻ vang cho đất nước và quê hương.
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Nghệ An có quyền tự hào về một lịch sử hào hùng với những dấu ấn văn hóa được tạo dựng từ bao đời mà cha ông để lại cho hậu thế ngày hôm nay.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Đền thờ Vua Mai Hắc Đế là Di tích Quốc gia đặc biệt không chỉ là sự vinh danh, tri ân công lao của Vua Mai Hắc Đế và những bậc tiền nhân có công với dân, với nước mà còn là sự khẳng định những giá trị lịch sử, văn hóa đang được bảo tồn, đồng thời xác lập cơ sở pháp lý cao hơn cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích trong tương lai.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh đề nghị Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An tiếp tục kế thừa những kết quả đã đạt được, khơi dậy, phát huy hơn nữa sức mạnh của toàn hệ thống Đảng bộ, chính quyền và khối đại đoàn kết toàn dân, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống nhân dân các dân tộc. Chủ động phối hợp với các Bộ, Ban, ngành Trung ương để thực hiện có hiệu quả các chủ trương, định hướng và chính sách mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, đặc biệt là những chủ trương, chính sách, cơ chế cho vùng Bắc Trung bộ và tỉnh Nghệ An; tích cực, sáng tạo hơn nữa khơi dậy mọi tiềm năng lợi thế của tỉnh nhà, huy động tốt các nguồn lực xã hội để đóng góp vào việc hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Một số hình ảnh trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu và Khai hội Lễ hội Đền Vua Mai:
Lễ rước nước:
Giải đấu vật truyền thống:
Giải đấu vật mang ý nghĩa giáo dục cho thế hệ trẻ về tinh thần đoàn kết, thượng võ của người anh hùng Mai Thúc Loan.
Nhật Quang, Diệp Chi
Đăng bởi: Ánh Nguyễn
Từ khoá: Trang trọng Lễ kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu và Khai hội Lễ hội Đền Vua Mai
Lễ Hội Hàn Quốc Mùa Thu Nổi Bật Nhất Trong Năm?
Hàn Quốc là điểm đến hấp dẫn với rất nhiều người. Đến Hàn Quốc vào mua thu khoảng từ tháng 10, 11 nhất định bạn phải tham dự các lễ hội Hàn Quốc mùa thu để cảm nhận trọn vẹn hương sắc khi thu về. Đồng thời, khi tham dự lễ hội, bạn sẽ thấy một Hàn Quốc với lớp áo mới với đầy sắc màu rực rỡ cùng các hoạt động hấp dẫn
Những lễ hội Hàn Quốc mùa thu nổi bật nhất trong năm Lễ hội sâm GeumsanLễ hội sâm Geumsan được tổ chức tại tỉnh Chungchoengnam, là một trong những lễ hội Hàn Quốc mùa thu hấp dẫn nhất. Nghi thức chính trong lễ hội là cầu nguyện cho vụ mùa của năm sau sẽ tốt đẹp và bội thu. Các chương trình diễn ra với nhiều nội dung như: thu hoạch sâm, biểu diễn nghệ thuật, hội chợ, hòa nhạc,…
Lễ hội sâm Hàn Quốc
Lễ hội sâm Geumsan hàng năm đều thu hút rất đông khách du lịch đến tham gia. Ở đó bạn được tham gia các hoạt động vui chơi và thưởng thức sâm vùng Geumsan. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm thú vị bạn nên điền vào cẩm nang du lịch Hàn Quốc mùa thu của mình.
Lễ hội mùa thu AndongLễ hội mùa thu Andong còn được biết đến với tên gọi khác là lễ hội quốc tế Andong, được tổ chức vào tháng 10. Trong lễ hội khách du lịch sẽ đeo một chiếc mặt nạ. Hành động này có ý nghĩa lên án, chỉ trích tầng lớp quý tộc cùng nhiều điều xấu mà họ đã làm.
Lễ hội Andong Hàn Quốc
Lễ hội truyền thống HwaseongLễ hội truyền thống Hwaseong được tổ chức tại pháo đài kiên cố, vững chắc Hwaseong, Suwon. Khách du lịch muốn tới đây phải đi xe mất 1 tiếng đồng hồ từ thủ đô Seoul bằng tàu điện ngầm.
Sự uy nghi của vương triều Hàn Quốc khắc họa lại
Tới lễ hội Hwaseong bạn sẽ được hòa mình vào không gian văn hóa mang đậm nét hoàng gia và quý tộc. Bạn được ngược dòng thời gian, ngắm nhìn cổ vật quý giá và di tích còn sót lại. Chính vì sở hữu những vật vô giá này, lễ hội Hwaseong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Lễ hội văn hóa Cheongju JikjiJikji được biết đến là một văn bản in bằng kim loại cổ nhất thế giới. Nó được UNESCO công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể. Lễ hội này lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2003. Mục đích của lễ hội là phát triển Hàn Quốc thành một trung tâm in ấn giống Maniz (Đức).
Lễ hội văn hóa Cheongju Jikji
Lễ hội này được mở ra hàng năm vào mùa thu nhằm tôn vinh những giá trị lịch sử. Ở đó du khách được chứng kiến vở kịch truyền thống. Mỗi tác phẩm tái hiện lại văn hóa, con người Hàn Quốc trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Lễ hội HanjiKhách du lịch biết đến Hanji là với loại giấy khá đặc biệt, ít thấm nước, được làm thủ công. Nguyên liệu chính của giấy là vỏ cây Paper Mulberry và chất nhầy rễ Hibiscus Manihot. Tham gia lễ hội bạn sẽ có cho mình những trải nghiệm mới mẻ. Bạn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và tính linh hoạt của loại giấy Hanji. Hay bạn được tự tay làm lồng đèn, quần áo hay vật dụng sinh hoạt phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Những chiếc đèn lồng Hàn Quốc
Hàn Quốc đang ở trong những ngày đầu thu mát mẻ, dịu êm và rực rỡ sắc màu. Vì vậy, trải nghiệm lễ hội Hàn Quốc mùa thu là một điều thú vị. Đó là cách tuyệt vời để bạn được hòa nhịp vào cuộc sống bản địa nơi đây.
Đăng bởi: Thuỷ Trần
Từ khoá: Lễ hội Hàn Quốc mùa thu nổi bật nhất trong năm?
14 Lễ Hội Độc Đáo Trên Thế Giới Trong Năm 2023
Nếu bạn đang tìm một “cái cớ” để đi du lịch, thì các lễ hội chính là sự gợi ý tuyệt vời.Lên kế hoạch cho một chuyến du lịch trùng với thời gian diễn ra một lễ hội hay sự kiện du lịch hấp dẫn, là một trải nghiệm hết sức có ý nghĩa.
14 lễ hội độc đáo trên thế giới trong năm 2023 1. Lễ hội Ati-Atihan, PhilippinesAti-Atihan được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc và thú vị nhất ở Philippines. Ảnh: Alamy
Xuất hiện đã được 800 năm, Ati-Atihan được coi là lễ hội mùa xuân lớn nhất, nhiều màu sắc và thú vị nhất ở Philippines. Lễ hội được tổ chức tại Kalibo, trung tâm tỉnh Aklan ở đảo Panay, Philippines – một lễ hội hoành tráng nhất và lâu đời nhất của đất nước này. Đây là dịp để người dân Philippines tôn vinh chúa hài đồng, vị thần hộ mệnh cho cả nước.
Thời gian: 10/1/2023.
2. “Trận chiến với những trái cam” (Battle of the Oranges), ÝLễ hội “Trận chiến với những trái cam” (Battle of the Oranges) diễn ra vào tháng 2 hàng năm. Ảnh: Reuters
Có lẽ tất cả mọi người đều đã từng nghe qua lễ hội ném cà chua La Tomatina, nhưng ít ai biết đến lễ hội ném cam ở thị trấn phía bắc nước Ý – Ivrea. Lễ hội “Trận chiến với những trái cam” (Battle of the Oranges) diễn ra vào tháng 2 hàng năm với ý nghĩa để tái hiện cuộc nổi dậy của người dân thị trấn Ivrea lật đổ tên bá tước hung bạo.
Thời gian: ngày 14/2/2023.
3. Lễ hội khoả thân Hadaka Matsuri, Nhật Bản
Hadaka Matsuri được biết đến là một… lễ hội khỏa thân ở Nhật Bản. Ảnh: AFP
Hadaka Matsuri được biết đến là một… lễ hội khỏa thân ở Nhật Bản. Lễ hội diễn ra tại chùa Saidaiji, thành phố Okayama, miền tây Nhật Bản. Có tuổi đời lên đến hơn 500 năm, đây là một trong những dịp lễ kỳ lạ nhất của người Nhật được tổ chức vào tháng 2 hằng năm.
Thời gian: 18/2/2023
4. Lễ hội Holi, Ấn Độ
Holi là một lễ hội của vẻ đẹp tự nhiên, lễ hội màu sắc và vui nhộn. Ảnh: Reuters
Holi là một lễ hội của vẻ đẹp tự nhiên, lễ hội màu sắc và vui nhộn. Nó được tổ chức hàng năm vào tháng Purnima của Phalgun (40 ngày trước khi mùa xuân). Các lễ hội Holi được tổ chức như một biểu tượng của sự thống nhất, để lại đằng sau tất cả các loại thù hận. Vào ngày này, người tham gia sẽ được hoà mình vào một cuộc ‘nổi loạn’ màu sắc đích thực. Ý nghĩa của lễ hội là để chào mừng mùa xuân với đủ loại sắc màu trong cuộc sống.
Thời gian: 06/3/2023
5. Lễ hội âm nhạc SXSW, Mỹ
SXSW (South By Southwest) là một lễ hội âm nhạc Mỹ, diễn ra vào mùa hè và mỗi tháng 3. Ảnh: AP
SXSW (South By Southwest) là một lễ hội âm nhạc Mỹ, diễn ra vào mùa hè và mỗi tháng 3. Lễ hội diễn ra ngay tại những địa điểm âm nhạc nổi tiếng nhất tại thành phố Austin và chỉ trong vài đêm, bạn có thế nhìn thấy hàng trăm nghệ sĩ nổi tiếng khắp thành phố quy tụ tại nơi đây.
Thời gian: 13 – 22/3/2023
6. Lễ hội Songkran, Thái Lan
Lễ té nước Songkran là một truyền thống quan trọng với người Thái Lan. Ảnh: Reuters
Lễ té nước Songkran là một truyền thống quan trọng với người Thái Lan, mang ý nghĩa rửa sạch tất cả những điềm xấu và đón chào một năm mới tốt lành. Đến với Lễ hội Songkran, bạn sẽ có cơ hội được những người dân nơi đây dùng mọi thứ có thể chứa nước như gáo, thùng, xô, súng… để té nước lên người bạn, bởi theo quan niệm của người Thái, những người càng được té nhiều nước càng may mắn.
Thời gian: 13/4/2023
7. Lễ hội nhà Vua King’s Day, Hà Lan
Lễ hội nhà Vua hay King’s Day đánh dấu ngày sinh của vua Willem Alexander. Ảnh: Alamy
Là một trong những ngày lễ quốc gia phổ biến nhất ở Hà Lan, Lễ hội nhà Vua hay King’s Day đánh dấu ngày sinh của vua Willem Alexander. Người Hà Lan kỷ niệm lễ hội này bằng việc ồ ạt kéo nhau ra ngoài để ăn uống và nhảy múa.
Thời gian: 27/4/2023
8. Lễ hội đấu bò, Thụy Sĩ
Đấu bò cái là một lễ hội truyền thống của Thụy Sĩ ở vùng Valais, trong đó những con bò cái sẽ đấu với những con bò cái khác. Ảnh: Alamy
Đấu bò cái là một lễ hội truyền thống của Thụy Sĩ ở vùng Valais, trong đó những con bò cái sẽ đấu với những con bò cái khác. Cuộc thi đấu bò hàng năm của Thụy Sĩ với tên gọi Combats de Reines có nghĩa là ‘trận chiến của các nữ hoàng’ diễn ra tại thành phố Aproz. Mặc dù mới được tổ chức chưa được 100 năm nhưng đây được coi là một lễ hội truyền thống của đất nước này.
Thời gian: 11/5/2023
9. Lễ hội thần Mặt trời Inti Raymi, Peru
Inti Raymi là lễ hội tôn vinh thần Mặt trời – vị thần tối cao của người Inca. Ảnh: iStock
Xuất hiện từ thế kỷ 16, khi Inca còn là một trong những đế chế hùng mạnh nhất Nam Mỹ, Inti Raymi là lễ hội tôn vinh thần Mặt trời – vị thần tối cao của người Inca. Đây được coi là một lễ hội quan trọng của nền văn hoá Inca cổ đại và đã may mắn sống sót qua thời kỳ cai trị của Tây Ban Nha. Tại lễ hội, người ta sẽ cầu nguyện cho mùa màng bội thu, cầu nguyện cho sự ấm no và sung túc.
Thời gian: 24/6/2023
10. Lễ hội âm nhạc Exit, Serbia
Exit là lễ hội âm nhạc mùa hè được tổ chức vào tháng 7 hàng năm, trong vòng 4 ngày. Ảnh: Alamy
Exit là lễ hội âm nhạc mùa hè được tổ chức vào tháng 7 hàng năm, trong vòng 4 ngày, tại Pháo đài Petrovaradin của Novi Sad, Serbia. Lễ hội được thành lập vào năm 2000, bắt nguồn từ một phong trào sinh viên đấu tranh cho tự do và dân chủ ở Serbia.
Lễ hội Exit từng giành giải Lễ hội lớn nhất châu Âu của Liên hoan châu Âu năm 2013; được xếp hạng là 1 trong 10 lễ hội lớn nhất tại Lễ trao giải Liên hoan châu Âu năm 2009, 2010, 2011 và 2012, và là 1 trong 10 lễ hội nước ngoài hay nhất tại Lễ trao giải Lễ hội của Anh năm 2013.
Thời gian: 9/7/2023
11. Lễ hội Mặt nạ, Papua New Guinea
Lễ hội Mặt nạ (National Mask) được tổ chức tại thị trấn Rabaul từ ngày 14 – 17/7. Ảnh: Getty Images
Lễ hội Mặt nạ (National Mask) được tổ chức tại thị trấn Rabaul từ ngày 14 – 17/7. Đây là sự kiện để những người thợ thủ công ở khắp mọi miền đất nước quy tụ lại và trưng bày những chiếc mặt nạ sơn của họ.
Thời gian: 14 – 17/7/2023
12. Lễ hội Burning Man, Mỹ
Burning Man là một lễ hội đầy tính văn hoá, là sân chơi của các nghệ sĩ thế giới đến từ mọi lĩnh vực. Ảnh: AP
Burning Man là một lễ hội đầy tính văn hoá, là sân chơi của các nghệ sĩ thế giới đến từ mọi lĩnh vực như âm nhạc, mỹ thuật, khiêu vũ, kiến trúc… Lễ hội diễn ra tại sa mạc Nevada, là một hình thức tôn vinh tinh thần tự lập tự cường và sự tự tin thể hiện cá tính cá nhân của người dân Mỹ.
Thời gian: 25/8/2023
13. Lễ hội người chết, Mexico
Lễ hội Dia de Los Muertos (Ngày của những người chết) là một trong những lễ hội độc đáo nhất ở Mexico. Ảnh: Getty Images
Lễ hội Dia de Los Muertos (Ngày của những người chết) là một trong những lễ hội độc đáo nhất ở Mexico. Trong ngày này, bạn bè và gia đình thường xuyên tụ tập lại với nhau, ăn uống và vui chơi. Đồng thời đây cũng là dịp để mọi người tưởng nhớ về những người đã qua đời.
Thời gian: 31/10/2023
14. Lễ hội Hogmanay, Scotland
Lễ hội Hogmanay được tổ chức tại Scotland mỗi năm vào ngày cuối cùng của tháng 12. Ảnh: Getty Images
Lễ hội Hogmanay được tổ chức tại Scotland mỗi năm vào ngày cuối cùng của tháng 12. Trong ngày này, các ngọn lửa lớn được thắp sáng và hơn 100.000 người sẽ xuống các đường phố để hát vang bài ca Auld Lang Syne. Nó được coi là một trong những lễ hội đường phố lớn nhất thế giới.
Thời gian: 30/12/2023.
Đăng bởi: Lộc Nguyễn
Từ khoá: 14 lễ hội độc đáo trên thế giới trong năm 2023
Khám Phá Những Lễ Hội Đầu Năm Ở Miền Bắc Độc Đáo, Đặc Sắc
Khám phá những lễ hội xuân đầu năm ở miền Bắc
Những lễ hội đầu năm ở miền Bắc Lễ hội chùa Keo – Thái Bình (Ngày 4/1 Âm lịch)
Địa điểm: Xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Thời gian diễn ra Hội xuân 4/1 Âm lịch, hội thu từ 13-15/9 Âm lịch.
Lễ hội chùa Keo
Hội đền Gióng – Sóc Sơn, Hà Nội (Từ 6/1 Âm lịch)Hội đền Gióng là một lễ hội truyền thống ở miền Bắc và theo truyền thuyết xa xưa kể lại, nơi đây trước kia từng là điểm dừng chân của Thánh Gióng bay về trời sau khi dẹp loạn giặc ngoại xâm, lấy lại sự yên bình cho đất nước. Khi tham gia lễ hội, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến những nghi thức độc đáo, hấp dẫn trong lễ hội như: Lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng… vô cùng thú vị.
Địa điểm: Xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Thời gian: Lễ hội kéo dài trong 3 ngày, bắt đầu từ ngày mùng 6 tháng Giêng Âm lịch.
Lễ hội Chùa Hương – Hà Nội (Từ 6/1 đến hết tháng 3 Âm lịch)Giá vé đi tham quan Chùa Hương khoảng bao nhiêu? Theo những thông tin và kinh nghiệm du lịch Chùa Hương của mình thì giá vé tham quan khoảng 50.000VND/người và vé đi đò rơi vào khoảng 40.000VND.
Địa điểm: Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Thời gian: Diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng Âm lịch cho tới hết tháng 3 Âm lịch.
Lệ hội chùa Hương
Hội Xoan – Phú Thọ (Từ ngày 7 đến ngày 10 tháng Giêng)
Địa điểm: Làng Hương Nha, huyện Tam Thanh, Phú Thọ.
Thời gian: Từ ngày mùng 7 đến mùng 10 tháng Giêng.
Hội chợ Viềng – Nam Định (Ngày 8 – 1)Hội chợ Viềng là một lễ hội đầu xuân đặc sắc ở miền Bắc mà bạn không nên bỏ lỡ. Khi đến đây, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn và mua sắm rất nhiều các mặt hàng đa dạng từ quần áo, giày dép, các mặt hàng thời trang cho đến những mặt hàng vật dụng gia đình đều có cả. Nhưng chủ yếu vẫn là những mặt hàng cây cảnh, vật nuôi, dụng cụ sản xuất nhà nông… luôn được bán nhiều nhất. Chắc chắn khi đến với lễ hội chợ Viềng, bạn sẽ có rất nhiều ấn tượng khó quên đấy.
Địa điểm: Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Thời gian: Diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Hội chợ Viềng
Lễ hội Yên Tử – Quảng Ninh (Từ 10/1 đến hết tháng 3 âm lịch)Trong những lễ hội xuân lớn nhất ở miền Bắc thì chắc hẳn không thể bỏ qua lễ hội Yên Tử. Lễ hội này không chỉ thu hút du khách thập phương bởi các hoạt động linh thiêng thờ cúng như: Bái Tổ Trúc Lâm, lễ dâng hương cúng Phật, văn nghệ diễn xướng tái hiện lịch sử dân tộc… mà hội Yên Tử còn hấp dẫn khách du khách du lịch bởi rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian như: Múa rồng, múa lân, biểu diễn võ thuật cổ truyền, trò chơi dân gian… vô cùng sôi nổi và lý thú.
Địa điểm: Xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Thời gian: Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Hội Lim – Bắc Ninh (Ngày 13 tháng Giêng)
Địa điểm: Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Thời gian: Ngày 13 tháng Giêng hàng năm.
Hội Lim
Lễ hội đền Trần – Nam Định (Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Giêng)
Địa điểm diễn ra lễ hội: Đền Trần (thành phố Nam Định).
Thời gian: Từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Hội đền Hùng – Phú Thọ (Từ mùng 9 đến ngày 13 tháng 3 âm lịch)Được xem là lễ hội nổi tiếng, đặc sắc nhất ở miền Bắc, thu hút hàng ngàn, hàng vạn du khách đến từ khắp mọi tới tới dự để bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới các vua Hùng, những người đã có công dựng nước và giữ nước. Trong lễ hội đền Hùng có rất nhiều nghi thức độc đáo, thú vị như rước bánh chưng, bánh giày… nhưng trong đó thú vị nhất phải kể đến chương trình rước kiệu vua Hùng và dâng hương. Ngoài ra, khi tham gia lễ hội, bạn còn được trải nghiệm rất nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn và nhưng trò chơi dân gian thú vị như: Cuộc thi đấu vật, thi bơi, kéo co, hát xoan…
Thời gian diễn ra lễ hội: Từ ngày 9 đến 13 tháng 3, chính hội vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: Đền Hùng (Hy Cương, Phong Châu, Phú Thọ).
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội Bà chúa Kho – Bắc Ninh (Từ ngày 14 đến hết tháng Giêng)Một lễ hội lớn tại miền Bắc, thích hợp với những người làm ăn, buôn bán. Các thương gia sẽ tới đây tham dự lễ dâng hương, khấn vay tiền Bà Chúa (tượng trưng), với mục đích vay vốn để làm ăn và cuối năm trả lễ. Phong tục này đã có từ rất lâu đời và cho tới ngày nay, nó vẫn còn được lưu truyền rộng rãi.
Địa điểm: Làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Ngày khai hội vào ngày 14 tháng Giêng và kéo dài cho đến hết tháng.
Đăng bởi: Nguyễn Thị Diễm Vi
Từ khoá: Khám phá những lễ hội đầu năm ở miền Bắc độc đáo, đặc sắc
Lễ Hội Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội gần 100 km.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á. Chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á…
Chùa Bái Đính
Mùa xuân mới tràn về cũng là lúc trên đất Cố đô Tràng An – Hoa Lư, hàng triệu phật tử cả nước cùng du khách khắp thập phương lại nô nức trẩy hội chùa Bái Đính.
Người người nô nức tham gia
Hành trình về miền đất Phật, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, hoặc thả hồn mình bay bổng với thiên nhiên ở một vùng quê bên sông Hoàng Long huyền thoại.
Cuộc hành hương về chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân diễn ra từ ngày mùng 6 tết đến hết tháng 3, khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Với ưu thế của một quần thể chùa lớn gồm cả quá khứ và hiện tại, lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội lớn ở miền Bắc và là một lễ hội truyền thống điển hình của người Việt Nam.
Không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng
Trước ngày mở hội và ngay cả trong thời gian đón tết, tất cả các động, chùa trên núi Bái Đính đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm khắp vùng quê chiêm trũng.
Về phần lễ ở chùa Bái Đính diễn ra tương đối trang trọng vì ở đây không chỉ thờ các vị sơn thần, phật tổ, bà chúa thượng ngàn mà còn gắn với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc với các danh nhân đức Lý Quốc Sư, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh.
Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn
Du khách đến lễ hội chùa Bái Đính còn cảm nhận được tình yêu thiên nhiên trong ngày hội lịch sử để từ đó hướng về quá khứ dựng nước. Cuộc hành hương ấy có thể tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp.
Trẩy hội chùa Bái Đính không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời – cảnh bụt, mà trước hết là do sự tiếp xúc, hòa nhập huyền diệu giữa con người trước thiên nhiên cao rộng.
Chùa Bái Đính di sản văn hóa quốc gia
Trong suốt những ngày hội là sự nồng nhiệt của tuổi trẻ, là sự thành kính của các bậc cao niên, sự hoan hỷ mà các du khách, phật tử ai ai cũng có phần riêng của mình, tất cả đều hồ hởi, phấn khởi và khi họ gặp nhau, dù quen hay không quen cũng vui vẻ chào nhau bằng một lời chào: “Nam mô a di đà Phật” nhẹ nhàng, đằm thắm và ấm áp…
Cuộc hành hương về chùa Bái Đính tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn đến cái đẹp, cái thiện và sự kỳ vọng cái đẹp sẽ làm cho chúng ta thêm phần sảng khoái, thêm tin yêu cuộc đời này hơn, mỗi người sẽ tìm thấy sự thanh thản trong tâm hồn và hướng đến cái thiện.
Các hoạt động trong những ngày lễ hội diễn ra sôi nổi với đấu vật, ném còn, đánh bài, kéo co, các trò chơi dân gian ngày Tết được đông đảo du khách hưởng ứng, diễn ra nhộn nhịp, sôi nổi.
Trẩy hội chùa Bái Đính
Mảnh đất sinh vương sinh thánh – quê hương của đức thánh Nguyễn và Đinh Tiên Hoàng đế, những người đã đặt nền móng và góp công lớn cho sự phát triển phật giáo nước nhà. Đây là một lễ hội truyền thống về cội nguồn điển hình của người Việt. Chùa Bái Đính là một trong những Di sản văn hoá quốc gia trên đất Cố đô, có giá trị về mặt tâm linh, văn hóa và danh thắng.
Đăng bởi: Nguyệt Ánh Phạm
Từ khoá: Lễ hội Chùa Bái Đính
Cập nhật thông tin chi tiết về Lễ Hội Té Nước Songkran Mừng Năm Mới trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!