Xu Hướng 11/2023 # Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp Cổ Đại Soạn Sử 6 Trang 53 Sách Chân Trời Sáng Tạo # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp Cổ Đại Soạn Sử 6 Trang 53 Sách Chân Trời Sáng Tạo được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đọc thông tin và quan sát lược đồ 10.2, em hãy cho biết:

Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại?

Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại.

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại:

Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển E-gie và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn thuận lợi cho trồng nho và ô liu

Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá

Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân

Đường bờ biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán

Tham Khảo Thêm:

 

Đánh giá trường THPT Lê Ích Mộc – Hải Phòng có tốt không?

Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại: là trung tâm buôn bán của tất cả các thành bang thời bấy giờ, hàng hóa sẽ được giao thương khắp Địa Trung hải tới tận vùng biển Đen

Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten

Trả lời:

Cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten gồm 4 cơ quan chính:

Đại hội nhân dân

Hội đồng 10 tướng lĩnh

Hội đồng 500 người

Tòa án 6000 người

Yếu tố dân chủ trong tổ chức nhà nước thành bang A-ten thể hiện ở:

Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò

Tổ chức chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức, nên những người nghèo cũng có thể tham gia chính quyền

Trong bức hình yếu tố dân chủ thể hiện ở việc tất cả mọi người, các tầng lớp khác nhau đều tham gia, có tiếng nói bầu cử, nêu ý kiến

Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay:

Hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái

Những tác phẩm văn học như hai bộ sử thi I-li-at và O-di-xe của Ho-me được lưu lại cho đời sau đặt nền móng cho văn học phương Tây

Nhiều vở kịch được dựng thành phim của tác giả E-sin, Xo-phoc-clo, Ơ-ri-oit

Định lí Ta-let, Pitago, Ac-si-met

Sử học: He-ro-dot, Tu-xi-dit,…

Triết học có: Xo-crat. A-ri-xtot, Pla-tong,….

Công trình kiến trúc đồ sộ: đền Pac-te-nong, đền A-te-na, nhà hát Do-o-ni-xot,…

Những tác phẩm điêu khắc như tượng thần Dớt, nữ thần A-te-na, tượng vệ nữ thành Mi-lo, bình gốm,….

Câu 1. Dựa vào thông tin trong phần 1, em hãy cho biết những ngành kinh tế nào có thể phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại? Tại sao?

Trả lời:

Những ngành kinh tế phát triển mạnh tại Hi Lạp cổ đại: thủ công nghiệp (luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,…) , thương nghiệp đường biển

Nguyên nhân:

Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá

Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân

Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán

Câu 2. Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông có quyền tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten

Trả lời:

Dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten chiếm: 30 000 : 400 000 x 100 = 7,5% trong nhà nước dân chủ.

Câu 3: Quan sát logo của tổ chức tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó được lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại.

Advertisement

Trả lời:

UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon (Pac-te-nong) làm biểu tượng của Tổ chức.

I. Điều kiện tự nhiên

Lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu nằm ở vùng bờ biển phía nam bán đảo Ban căng.

Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.

Hy Lạp có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch.

Hy Lạp có đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương, buôn bán

II. Tổ chức nhà nước thành bang

– Hy Lạp cổ đại gồm nhiều thành bang độc lập, mỗi thành bang có lãnh thổ, luật pháp, đồng tiền riêng…tiêu biểu là hình thức nhà nước dân chủ A-ten.

– Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính:

Đại hội nhân dân.

Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Hội đồng 500.

Tòa án 6000 người.

III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Chữ viết: sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.

Văn học: thần thoại Hy Lạp, sử thi Iliat và Ôđixê…

Kiến trúc và điêu khắc: Đền Pác-tê-nông, A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt,…

Soạn Bài Ai Đã Đặt Tên Cho Dòng Sông Chân Trời Sáng Tạo Ngữ Văn Lớp 11 Trang 11 Sách Chân Trời Sáng Tạo Tập 1

Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Ai đã đặt tên cho dòng sông?. Các bạn học sinh có thể tham khảo để nắm được những thông tin hữu ích.

– Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế, nằm ở Đồng bằng duyên hải miền Trung.

– Thành phố Huế từng là kinh đô của nước ta dưới triều Tây Sơn và triều Nguyễn.

– Hiện nay, thành phố này là một trong những trung tâm văn hóa – du lịch của miền Trung

Nội dung của văn bản sẽ viết về con sông Hương.

Câu 1. Đoạn văn này miêu tả khúc sông nào của dòng sông Hương? Nét đẹp riêng của khúc sông này là gì?

– Đoạn văn này miêu tả sông Hương ở thượng lưu.

– Nét đẹp của khúc sông này: hoang dại, bí ẩn nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm.

Câu 2. Bạn hình dung như thế nào về hình ảnh sông Hương qua đoạn văn này?

Sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu vừa e lệ ngại ngùng, vừa táo bạo chủ động.

Câu 3. Qua đoạn văn này, tác giả đã thể hiện tình cảm gì?

Tình cảm yêu mến, gắn bó với dòng sông Hương.

Câu 4. Bạn hiểu gì về mối quan hệ giữa sông Hương với Huế qua câu văn: “Quả đúng như vậy …. của những mái chèo khuya”?

Sông Hương gắn bó với đời sống văn hóa, tinh thần của con người xứ Huế.

Câu 5. Bạn hiểu như thế nào về hình ảnh “Sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc” trong đoạn này?

Sông Hương hiện lên là dòng sông của lịch sử, gắn bó với những năm tháng hào hùng của đất nước.

a. Chỉ ra bố cục của văn bản và nêu nội dung của từng phần.

b. Nêu một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau (thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, …)

c. Liệt kê một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện của cái “tôi” của tác giả trong văn bản.

d. Phân tích vẻ đẹp của sông Hương được miêu tả của một đoạn văn trong văn bản.

Gợi ý:

a. Bố cục và nội dung của từng phần:

Phần 1. Từ đầu đến “ mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở ”. Hành trình của Hương giang.

Phần 2. Còn lại. Sông Hương – dòng sông của lịch sử và thơ ca.

b. Một số chi tiết cho thấy hình tượng sông Hương trong văn bản được miêu tả từ nhiều góc nhìn khác nhau:

– Thiên nhiên:

Ở thượng nguồn: Sông Hương là “bản trường ca của rừng già”, “cô gái Di gan”, “người con gái của rừng già”, “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”;

Từ thượng nguồn đến Huế: Sông Hương như người con gái lần đầu đến với tình yêu vừa e lệ ngại ngùng, vừa táo bạo chủ động;

Trong lòng thành phố Huế: “Như một người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu”; người con gái tài hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.

Từ biệt Huế ra biển: như một người con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.

– Lịch sử:

Một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước: “soi bóng kinh thành Phú Xuân của người anh hùng Nguyễn Huệ”, chứng kiến những mất mát đau thương của các cuộc khởi nghĩa thế kỉ XIX…;

Một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước: “biết hiến đời mình để làm nên chiến công, gắn bó với Huế qua nhiều cuộc chiến đấu anh hùng trong thời kì trung đại, đến cách mạng tháng tám cũng có những chiến công vang dội…

– Văn hóa:

Là “người mẹ phù sa của vùng văn hóa xứ sở”: Toàn bộ âm nhạc cổ điển Huế, những bản đàn theo suốt cuộc đời Kiều và bản Tứ đại cảnh đều được sinh thành trên sông nước sông Hương.

Người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya: không bao giờ lặp lại trong cảm hứng của các thi nhân…

c. Một số từ ngữ, câu văn cho thấy sự hiện diện của cái “tôi” của tác giả trong văn bản:

Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất.

Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố…

Đã nhiều lần tôi thất vọng khi nghe nhạc Huế giữa ban ngày, hoặc trên sân khấu nhà hát.

d. Gợi ý:

– Đoạn văn: “Trong những dòng sông… núi Kim Phụng”.

– Phân tích:

Một trong những tác phẩm đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường là “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Nổi bật trong tác phẩm là hình tượng dòng sông Hương, đặc biệt nhất là khi ở thượng nguồn.

Tác giả đã khắc họa sông Hương ở thượng nguồn với hai nét đẹp: mãnh liệt hoang dại nhưng cũng đầy dịu dàng và say đắm. Hành trình của Hương giang cũng giống như mọi con sông khác – bắt đầu từ thượng nguồn – nơi mà trong cảm nhận của nhà văn, giống như “bản trường ca của rừng già”. Quả là như vậy, con sông ở đây đã gắn liền với dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Nó mang trong mình vẻ đẹp mạnh mẽ với sức mạnh nguyên sơ bản năng: “rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Phép tu từ so sánh kết hợp với động từ mạnh và lối điệp cấu trúc đã khiến con sông hiện lên giống như một bản nhạc giàu cung bậc của thiên nhiên. Nhưng bản trường ca ấy không chỉ hào hùng, mà vẫn mang nét trữ tình sâu lắng. Sau những “rầm rộ”, “cuộn xoáy”, con sống đã dần trở nên “dịu dàng” hơn, đằm thắm hơn để rồi có thể làm “say đắm” bất cứ chàng trai nào khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó “giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.

Đặc sắc nhất đó là vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã của rừng già đã đem đến cho nó một vẻ đẹp mà trong suy cảm của nhà văn giống như một “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Chúng ta đã biết đến những cô gái Di-gan là những người thích sống lang thang, tự do và yêu ca hát. Họ là những người thiếu nữ có vẻ đẹp man dại đầy quyến rũ. Khi so sánh con sông với những cô gái Di-gan, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khắc vào tâm trí người đọc một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp hoang dại nhưng cũng rất thiếu nữ, rất tình tứ của con sông. Một vẻ đẹp tự do, phóng khoáng và đầy hấp dẫn.

Nhà văn muốn đem đến cho bạn đọc một cái nhìn sâu hơn, muốn “ghi công” sông Hương như một “đấng sáng tạo” đã góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên xứ sở. Nếu như bấy lâu nay, chúng ta mới chỉ nhìn sông Hương ở vẻ đẹp bên ngoài. Nhưng lại quên mất đi nó còn là nơi khởi nguồn, một sự bắt đầu của một không gian văn hóa – văn hóa Huế. Dòng sông “ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” có nghĩa là nó duy trì và bồi đắp “phù sa” cho cả một vùng văn hóa được hình thành hai bên bờ sông . Vậy nhưng “dòng sông hình như không muốn bộc lộ” cái công lao to lớn ấy. Nó đã âm thầm chảy và đã lặng lẽ cống hiến cho Huế nhiều thế kỷ: “ Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Khi đọc câu văn, người đọc mới thấy hết được nét độc đáo trong ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Nhà văn đã cho thấy chiều sâu vẻ đẹp và “nhân cách” của dòng sông, là nét “tính cách” đáng trân trọng của Hương giang mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn khắc họa.

Advertisement

Như vậy, con sông Hương ở thượng nguồn được nhà văn khắc họa thật độc đáo. Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” đã giúp người đọc hiểu hơn về nét đẹp của sông Hương – một biểu tượng của thành phố Huế.

Câu 2. Chỉ ra yếu tố tự sự, yếu tố trữ tình và tác dụng của việc kết hợp hai yếu tố đó trong đoạn văn: “Từ đây, như đã tìm được đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên… chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng”. Tìm và phân tích một vài đoạn khác trong văn bản có đặc điểm tương tự.

Câu 3. Phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản.

Câu 4. Nhận xét về cách trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” trong văn bản?

Câu 5. Nhận xét về cách thể hiện cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm.

Câu 6. Theo bạn, vai trò của sông Hương trong tư cách “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” được nói đến trong đoạn đầu có được thể hiện trong phần còn lại của văn bản hay không? Dựa vào đâu để khẳng định như vậy?

Câu 7. Việc tác giả có những phát hiện đặc biệt về sông Hương đã đem đến cho bạn bài học gì về cách quan sát, cảm nhận cuộc sống xung quanh.

* Bài tập sáng tạo: Làm một bài thơ, vẽ một bức tranh,… về hình tượng sông Hương (hoặc về sông núi quê hương của bạn).

Lịch Sử 8 Bài 14: Sự Phát Triển Của Khoa Học, Kĩ Thuật, Văn Học, Nghệ Thuật Trong Các Thế Kỉ Xviii – Xix Soạn Sử 8 Trang 60 Sách Chân Trời Sáng Tạo

Soạn Lịch sử 8 Bài 14 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về các thành tựu về văn hóa và nghệ thuật. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.

Câu hỏi trang 60: Dựa vào sơ đồ 14.1 và khai thác thông tin trong bài, em hãy mô tả một số thành tựu tiêu biểu của khoa học – kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX.

Dựa vào sơ đồ 14.1 và khai thác thông tin trong bài em hãy mô tả một số thành tựu

Trả lời:

– Thành tựu tiêu biểu về kĩ thuật:

+ Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất.

+ Ngành luyện kim có nhiều tiến bộ mới, ví dụ: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp luyện sắt thành thép,…

+ Xuất hiện nhiều phát minh mới trên các lĩnh vực giao thông vận tải, nông nghiệp, quân sự, thông tin liên lạc,… Tiêu biểu, như: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn, máy thu hoạch lúa mì của Mác Kây, máy điện thoại của chúng tôi đại bác, súng trường, tàu vỏ thép trọng tải lớn, ngư lôi,…

– Thành tựu tiêu biểu về khoa học tự nhiên: xuất hiện nhiều phát minh, khám phá quan trọng, góp phần mang đến hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới tự nhiên và xã hội loài người, như:

+ Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa, giải thích sự đa dạng các chủng loài động, thực vật là do chọn lọc tự nhiên

+ Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền thông qua các thử nghiệm trên thực vật.

+ Năm 1869, Đ. I. Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

+ Năm 1898, 2 nhà khoa học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã tìm ra năng lượng phóng xạ, đặt nền tảng cho ngành nguyên tử học.

– Thành tựu tiêu biểu về khoa học xã hội:

+ Các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội như: Khảo cổ học, Nhân chủng học, Xã hội học có những bước phát triển vượt bậc

+ Xuất hiện ngành khoa học mới là Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi.

+ Năm 1848, học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C. Mác và Ph. Ăng-ghen ra đời.

Câu hỏi trang 60 Hãy lựa chọn hai phát minh mà em cho rằng có tác động mạnh mẽ đến đời sống và nhận thức của con người trong thế kỉ XVIII – XIX. Phân tích sự tác động đó.

Câu hỏi trang 62: Trình bày một số thành tựu tiêu biểu về văn học và nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. Những tác phẩm văn học, nghệ thuật có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?

Câu hỏi trang 62: Quan sát hình 14.3, theo em, những chi tiết vào trong bức tranh có tác động đến xã hội đương thời? Tại sao?

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Kĩ thuật

– Lĩnh vực luyện kim: phương pháp luyện gang thành sắt, phương pháp luyện sắt thành thép,…

– Lĩnh vực giao thông vận tải: tàu thuỷ của R, Phơn-tơn…

– Lĩnh vực nông nghiệp: máy thu hoạch lúa mì…

– Lĩnh vực quân sự: đại bác, súng trường,…

– Lĩnh vực thông tin liên lạc: máy điện thoại,…

Khoa học tự nhiên

– Năm 1859, Sác-lơ Đác-uyn công bố thuyết tiến hóa;

– Năm 1860, G. Men-đen công bố các nghiên cứu về di truyền.

– Năm 1869, Đ.I.Men-đê-lê-ép công bố Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

– Năm 1898, Pi-e Quy-ri, Ma-ri Quy-ri tìm ra năng lượng phóng xạ.

Khoa học xã hội và hành vi

– Tâm lý học với hai nhà tiên phong là I. Páp-lốp và S. Phroi.

– Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác, Ph.Ăng-ghen

Văn học

– Các tác phẩm tiêu biểu: Đông Gioăng của Lo Bai-rơn; Tấn trò đời của Ban-dắc; vở kịch thơ Phao của G. Gớt; Những người khốn khổ của Vích-to Huy-gô; Chiến tranh và hoà bình

Advertisement

Nghệ thuật

– Xuất hiện các nhà soạn nhạc thiên tài: V.A.Mô-da, L.Bét-tôven, Trai-cốp-xki,…

– Trường phái hội họa Ấn tượng ra đời.

Các thành tựu nào của khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX vẫn còn để lại dấu ấn trong đời sống hiện tại?

Trả lời:

– Một số thành tựu khoa học, kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX vẫn còn để lại dấu ấn trong đời sống hiện tại:

+ Thuyết tiến hóa của S. Đác-uyn.

+ Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Đ.I.Men-đê-lê-ép.

+ Thuyết vạn vật hấp dẫn của I. Niu-tơn.

+ Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của M. Lô-mô-nô-xốp.

+ Điện thoại của A.G.Beo

+ Bóng đèn của T. Ê-đi-xơn

+ Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học của C.Mác và Ph.Ăng-ghen

+ Học thuyết kinh tế chính trị học tư sản,….

Toán 6 Bài 3: Phép Cộng Và Phép Trừ Hai Số Nguyên Giải Toán Lớp 6 Trang 63, 64 – Tập 1 Sách Chân Trời Sáng Tạo

Qua đó, cũng giúp các em thực hiện được phép cộng các số nguyên, vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên để tính nhanh, tính nhẩm một cách hợp lí, nhanh chóng giải các bài tập Bài 3 Chương 2: Số nguyên trong sách Toán 6 tập 1 Chân trời sáng tạo. Mời các em cùng tải miễn phí:

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Thực hành Thực hành 1

Thực hiện các phép tính sau:

a) 4 + 7;

d) (+99) + (+11);

b) (-4) + (-7);

e) (-65) + (-35).

c) (-99) + (-11);

Gợi ý đáp án:

a) 4 + 7 = 11;

b) (-4) + (-7) = – (4 + 7) = -11;

c) (-99) + (-11) = – (99 + 11) = -110;

d) (+99) + (+11) = 99 + 11 = 110;

e) (-65) + (-35) = – (65 + 35) = -100.

Thực hành 2

Thực hiện các phép tính sau:

Gợi ý đáp án:

a) 4 + (-7) = – (7 – 3) = – 3

b) (-5) + 12 = 12 – 5 = 7

c) (-25) + 72 = 72 – 25 = 47

d) 49 + (-51) = – (51 – 49) = -2

Thực hành 3

Thực hiện các phép tính sau:

a) 23 + (-77) + (-23) + 77;                b) (-2 020) + 2 021 + 21 + (-22).

Gợi ý đáp án:

a) 23 + (-77) + (-23) + 77

= [23 + (-23)] + [(-77) + 77] (tính chất giao hoán và kết hợp)

= 0 + 0

= 0.

b) (-2023) + 2023 + 21 + (-22)

= [(-2023) + (-22)] + ( 2023 + 21) (tính chất giao hoán và kết hợp)

= (-2042) + 2042

= 0.

Thực hành 4

Thực hiện các phép tính sau:

a) 6 – 9;

b) 23 – (-12);

c) (-35) – (-60);

d) (-47) – 53;

e) (-43) – (-43).

Gợi ý đáp án:

a) 6 – 9 = 6 + ( -9) = -3

b) 23 – (-12) = 23 + 12 = 35

c) (-35) – (-60) = (-35) + 60 = 25

d) (-47) – 53 = (-47) + (-53) = – 100

e) (-43) – (-43) = (-43) + (43) = 0

Thực hành 5

Tính T = – 9 + (-2) – (-3) + (-8).

Gợi ý đáp án:

T = – 9 + (-2) – (-3) + (-8)

= [-9 – (-3)] + [(-2) + (-8)]

= [ – 9 + 3] + (- 10)

= -6 + (-10)

= -16

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo Vận dụng Vận dụng 1

Bác Hà là khách quen của cửa hàng tạp hóa nhà bác Lan nên có thể mua hàng trước, trả tiền sau. Hôm qua bác Lan đã cho bác Hà nợ 80 nghìn đồng, hôm nay bác Hà lại được bác Lan cho nợ thêm 40 nghìn đồng nữa. Em hãy dùng số nguyên để giúp bác Lan ghi vào sổ số tiền bác Hà còn nợ bác Lan.

Gợi ý đáp án:

Bác Hà nợ bác Lan 80 nghìn đồng được biểu diễn là: – 80 (nghìn đồng).

Bác Hà nợ tiếp bác Lan 40 nghìn đồng được biểu diễn là: – 40 (nghìn đồng).

Tổng số tiền bác Hà nợ bác Lan là: (-80) + (-40) = – (80 + 40) = -120 (nghìn đồng).

Vận dụng 2

Thẻ tín dụng trả sau của bác Tám đang ghi nợ 2 000 000 đồng, sau khi bác Tám nộp vào 2 000 000 đồng thì bác Tám có bao nhiêu tiền trong tài khoản? Hãy dùng số nguyên để giải thích.

Gợi ý đáp án:

Thẻ tín dụng đang ghi nợ 2 000 000 đồng được biểu diễn là: – 2 000 000 (đồng).

Bác Tám nộp vào tài khoản 2 000 000 đồng được biểu diễn là: + 2 000 000 (đồng).

Số tiền bác Tám có trong tài khoản là: (+ 2 000 000) + (-2 000 000) = 0 (đồng).

Vận dụng 3

Một tòa nhà có tám tầng được đánh số theo thứ tự 0 (tầng mặt đất), 1, 2, 3, …, 7 và ba tầng hầm được đánh số -1; -2; -3. Em hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả hai tình huống sau đây:

Advertisement

a) Một thang máy đang ở tầng – 3, nó đi lên 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?

b) Một thang máy đang ở tầng 3, nó đi xuống 5 tầng. Hỏi thang máy dừng lại ở tầng mấy?

(Ở một số tòa nhà, tầng mặt đất còn được gọi là tầng G).

Gợi ý đáp án:

a) Ta có:

(-3) + 5 = 5 – 3 = 2

b) Ta có:

3 + (- 5) = – (5 – 3) = – 2

Giải Toán 6 Chân trời sáng tạo trang 63, 64 tập 1 Bài 1

Không thực hiện phép tính, tìm dấu thích hợp cho dấu ? ở bảng sau:

a

b

Dấu của (a+b)

25 46 ?

-51 -37 ?

-234 112 ?

2 027 -2 021 ?

Gợi ý đáp án:

a

b

Dấu của (a+b)

25 46 +

-51 -37 –

-234 112 –

2 027 -2 021 +

Bài 2

Thực hiện các phép tính sau:

a) 23 + 45;

d) 15 + (-14);

b) (-42) + (-54);

e) 33 + (-135).

c) 2 025 + (-2 025);

Gợi ý đáp án:

a) 23 + 45 = 68

c) 2 025 + (-2 025) = 0

e) 33 + (-135) = – (135 – 33) = 102

b) (-42) + (-54) = – (42 + 54) = – 96

d) 15 + (-14) = (15 – 14) = 1

Bài 3

Em hãy dùng số nguyên âm để giải bài toán sau:

Một chiếc tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m, tàu tiếp tục lặn thêm 15 m. Hỏi khi đó tàu ngầm ở độ sâu là bao nhiêu mét?

Gợi ý đáp án:

Tàu ngầm đang ở độ sâu 20 m được biểu diễn: – 20 (m)

Tàu tiếp tục lặn thêm 15 m được biểu diễn: – 15 (m)

Vậy khi đó tàu ngầm ở độ sâu 35 m.

Bài 4

Một toà nhà có 12 tầng và 3 tầng hầm (tầng G được đánh số là tầng 0), hãy dùng phép cộng các số nguyên để diễn tả tình huống sau đây: Một thang máy đang ở tầng 3, nó đi lên 7 tầng và sau đó đi xuống 12 tầng. Hỏi cuối cùng thang máy dừng lại tại tầng mấy?

Gợi ý đáp án:

Ta có: 3 + 7 + (-12) = – 2

Vậy cuối cùng thang máy dừng lại tại tầng (-2).

Bài 5

Thực hiện các phép tính sau:

a) 6 – 8;

d) 0 – 7;

b) 3 – (-9);

e) 4 – 0;

c) (-5) – 10;

g) (-2) – (-10).

Gợi ý đáp án:

a) 6 – 8 = -2

c) (-5) – 10 = – (10 + 5) = -15

e) 4 – 0 = 4

b) 3 – (-9) = 3 + 9 = 12

d) 0 – 7 = -7

g) (-2) – (-10) = (-2) + 10 = 10 – 2 = 8

Bài 6

Tính nhanh các tổng sau:

a) S = (45 – 3 756) + 3 756;

b) S = (-2 021) – (199 – 2 021).

Gợi ý đáp án:

a) S = (45 – 3 756) + 3 756 = 45 – 3 756 + 3 756 = 45 + [(– 3 756) + 3 756] = 45

b) S = (-2 021) – (199 – 2 021) = (-2 021) + (-199) + 2 021 = – 199

Bài 7

Bỏ dầu ngoặc rồi tính:

a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 – 6);

b) (77 + 22 – 65) – (67 + 12 – 75);

c) – (-21 + 43 + 7) – (11 – 53 – 17).

Gợi ý đáp án:

a) (4 + 32 + 6) + (10 – 36 – 6) = 4 + 32 + 6 + 10 – 36 – 6 = 10

b) (77 + 22 – 65) – (67 + 12 – 75) = 77 + 22 – 65 – 67 – 12 + 75 = 30

c) – (-21 + 43 + 7) – (11 – 53 – 17) = 21 – 43 – 7 – 11 + 53 + 17 = 30

Bài 8

Archimedes (Ác-si-mét) là nhà bác học người Hi Lạp, ông sinh năm 287 TCN và mất năm 212 TCN.

a) Em hãy dùng số nguyên âm để ghi năm sinh năm mất của Archimedes.

b) Em hãy cho biết Archimedes mất năm bao nhiêu tuổi?

Gợi ý đáp án:

a) Năm sinh của Archimedes: – 287

Năm mất của Archimedes: – 212

b) Ta tính tuổi của Archimedes bằng: (-212) – (-287) = (-212) + 287 = 75 (tuổi)

* Vậy Archimedes mất năm 75 tuổi.

Soạn Bài Chuyện Cổ Nước Mình – Kết Nối Tri Thức 6 Ngữ Văn Lớp 6 Trang 93 Sách Kết Nối Tri Thức Tập 1

Soạn bài Chuyện cổ nước mình

Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 6: Chuyện cổ nước mình. Mời tham khảo để có thêm tư liệu hữu ích khi chuẩn bị bài.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình – Mẫu 1 Trước khi đọc

1. Em biết những câu chuyện cổ nào của nước ta?

Một số câu chuyện cổ như: Chuyện quả bầu, Thạch Sanh, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên, Cây tre trăm đốt, Sọ dừa

2. Em thích những nhân vật nào trong các câu chuyện đó? Vì sao?

Các nhân vật yêu thích: Thạch Sanh, Thánh Gióng, Sọ Dừa…

Lý do: Đây đều là những nhân vật thông minh, dũng cảm và tốt bụng…

Đọc văn bản

Những màu sắc, đường nét miêu tả quê hương.

Gợi ý:

Màu sắc: Vàng của nắng, trắng của mưa.

Đường nét: Con sông chảy, rặng dừa nghiêng soi.

Sau khi đọc

Trả lời câu hỏi

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Cho biết dấu hiệu giúp em nhận biết ra thể thơ đó.

– Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát.

– Dấu hiệu: Các câu thơ 6 chữ – 8 chữ nối tiếp tạo thành một bài thơ.

Câu 2. Qua bài thơ, em nhận ra bóng dáng của những câu chuyện cổ nào? Tìm từ ngữ, hình ảnh gợi liên tưởng đến những câu chuyện đó.

– Ở hiền thì lại gặp hiền: Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt…

– Thị thơm thì giấu người thơm: Tấm Cám

– Đẽo cày theo ý người ta: Đẽo cày giữa đường.

– Đậm đà cái tích trầu cau/Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người: Sự tích trầu cau.

Câu 3. Chuyện cổ đã kể với nhà thơ những điều gì về vẻ đẹp của tình người?

– Tình yêu thương bao la giữa con người: Thương người rồi mới thương ta/Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm.

– Khát vọng cuộc sống công bằng: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

Câu 4. Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Tình cảm của nhà thơ với những câu chuyện cổ được thể hiện như thế nào qua hai dòng thơ trên.

Tình cảm yêu mến dành cho câu chuyện cổ nước mình, cùng với đó là niềm tự hào khi chuyện cổ giúp con người hiểu rõ hơn về thế hệ trước.

Câu 5.

Hai dòng thơ trên gợi cho em những suy nghĩ gì.

Truyện cổ chứa đựng những bài học nhân văn sâu sắc, gửi gắm lời dặn dò của ông cha để thế hệ mai sau trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 6. Vì sao với nhà thơ, những câu chuyện cổ “Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”?

Những câu chuyện cổ tuy được lưu truyền từ đời này sang đời khác, nhưng những bài học để lại thì vẫn còn nguyên giá trị mới mẻ với cuộc sống hiện đại.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

– Mẫu 1: Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời – đầy xa cách. Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

– Mẫu 2: Một trong những khổ thơ đặc sắc nhất trong bài thơ “Chuyện cổ nước mình” là:

Trong những câu thơ này, tác giả đã cụ thể khoảng cách trừu tượng giữa cha ông với với con cháu – thế hệ trước và thế hệ sau bằng một hình ảnh so sánh. Đó là khoảng cách cụ thể giữa con sông với chân trời có thể quan sát được, cảm nhận được. Khoảng cách đó có thể xa vời, nhưng thực chất cũng lại là sự tiếp nối. Và với hình ảnh so sánh đó, người đọc thấy được sự khác biệt giữa hai thế hệ. Một đại diện cho quá khứ, một đại diện cho hiện tại. Nhưng “chuyện cổ” đã xóa đi cái khoảng cách đó. Chuyện cổ đại diện cho thế hệ ông cha gửi gắm nhiều câu chuyện ý nghĩa, bài học về cuộc sống. Như vậy, khổ thơ đã giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa của “chuyện cổ nước mình”.

Soạn bài Chuyện cổ nước mình – Mẫu 2 Đôi nét về tác giả, tác phẩm

Tác giả

– Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949.

– Quê ở Quảng Bình.

– Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)…

– Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

Tác phẩm

a. Thể thơ

Bài thơ Chuyện cổ nước mình được sáng tác theo thể thơ lục bát.

b. Bố cục

Gồm 3 phần:

Phần 1. Từ đầu đến “Người ngay thì gặp người tiên độ trì”: Tình yêu thương mênh mông, triết lý niềm tin “Ở hiền gặp lành” là điều khiến nhà thơ phải yêu và quý trọng.

Phần 2. Tiếp theo đến “Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang”: Chuyện cổ nước mình trở thành hành trang tinh thần, giúp nhà thơ có sức mạnh vượt qua mọi “nắng mưa” – khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Phần 3. Còn lại: Khi đọc chuyện cổ nước mình, nhà thơ như được gặp mặt ông cha của mình để khám phá những phẩm chất tốt đẹp.

Đọc hiểu văn bản

1. Tình yêu thương mênh mông, triết lí niềm tin “Ở hiền gặp lành” là điều khiến nhà thơ phải yêu và quý trọng:

Ở hiền thì lại gặp hiềnNgười ngay thì được phật tiên độ trì”

2. Chuyện cổ nước mình trở thành hành trang tinh thần, giúp nhà thơ có sức mạnh vượt qua mọi “nắng mưa” – khó khăn, thử thách trong cuộc sống:

3. Khi đọc chuyện cổ nước mình, nhà thơ như được gặp mặt ông cha của mình để khám phá những phẩm chất tốt đẹp:

4. Chuyện cổ nước mình còn ẩn chứa những bài học đạo lý quý giá cho con người:

Chăm chỉ siêng năng làm lụng.

Có trí tuệ, có chính kiến của bản thân.

Coi trọng tình nghĩa sâu nặng.

10 Phim Điện Ảnh Cổ Trang Lịch Sử, Thần Thoại Hay Nhất Mọi Thời Đại

300

Bộ phim cuối cùng trong Top 10 phim điện ảnh cổ trang lịch sử, thần thoại hay nhất mọi thời đại của chúng ta, đó chính là bộ phim 300 (tạm dịch: 300 chiến binh). 300 lấy bối cảnh thời đại Hy Lạp cổ đại, vua Leonidas I của thành Sparta từ chối yêu cầu quy phục của sứ giả Ba Tư, khiến cho đế quốc Ba Tư hùng mạnh lúc bấy giờ quyết định xâm chiếm Hy Lạp với vua Xerxes thân chinh. Bộ phim tái hiện lại trận chiến Thermopylae nổi tiếng, khi chỉ có 300 chiến binh Sparta đối đầu với đội quân Ba Tư đông đảo, hùng mạnh để ngăn không cho quân Ba Tư tiến vào Hy Lạp.Ngay từ khi ra mắt, 300 đã trở thành bom tấn phòng thu, là bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2007. Dù không được giới phê bình đánh giá quá cao, 300 thực sự đã được giới khán giả hưởng ứng nhiệt liệt. Nhiều khán giả coi 300 là một trong những phim cổ trang hay nhất mọi thời đại.Thông tin:

Năm sản xuất: 2006

Hãng phim: Warner Bros.

Đạo diễn: Zack Snyder

Ngôi sao: Gerard Butler, Lena Headey, Dominic West, Michael Fassbender

Điểm IMDb: 7,7

Spartacus

300

Một bộ phim cổ trang nổi tiếng được đạo diễn kỳ tài Stanley Kubrick thực hiện, đó là Spartacus (tạm dịch: Người hùng Spartacus). Bộ phim tái hiện lại cuộc đời của người hùng Spartacus, vốn là một nô lệ, trở thành võ sĩ giác đấu mua vui tại các đấu trường La Mã. Khi nhận ra mặt trái của xã hội, không chịu cuộc sống nô lệ mua vui, Spartacus đã vùng lên đấu tranh, rất nhiều người đã đi theo Spartacus, tạo thành một phong trào đấu tranh mạnh mẽ uy hiếp giới cầm quyền La Mã bạo tàn.Thông tin:

Năm sản xuất: 1960

Hãng phim: Universal

Đạo diễn: Stanley Kubrick

Ngôi sao: Kirk Douglas, Laurence Olivier, Jean Simmons

Điểm IMDb: 7,9

Spartacus

Ben-Hur

Spartacus

Trở lại với điện ảnh Hollywood, bộ phim Ben-Hur cũng là một tượng đài của điện ảnh cổ trang phương Tây. Bộ phim kể về nhân vật Judah Ben-Hur – một thương nhân giàu có ở Jerusalem, sống vào những năm đầu Công nguyên. Vì bất đồng với người bạn là quan bảo hộ của đế quốc La Mã, Ben-Hur đã bị đày đi làm nô lệ ở nơi xa xôi sau một vụ tai nạn khiến viên tổng trấn La Mã mới đến nhận chức ngã ngựa. Ben-Hur phải làm nô lệ chèo thuyền chiến, nhưng chính ở đây, Ben-Hur lại cứu được chỉ huy quan chấp chính La Mã, được ông dẫn đến Rome nhận ban thưởng từ hoàng đế La Mã, đồng thời được ông nhận làm con nuôi. Tuy vậy, Ben-Hur vẫn canh cánh nỗi lo quê nhà, và anh quyết định trở về vùng đất Jerusalem để cứu mẹ, người yêu và em gái bị bắt, đồng thời trả thù tên quan phản bạn. Cả hai đã có cuộc đối đầu trong trận đua xe ngựa đầy nguy hiểm, là cảnh quay nổi tiếng của điện ảnh thế giới. Bộ phim đã giành được tổng cộng đến 11 Oscar.Thông tin:

Năm sản xuất: 1959

Hãng phim: Metro-Goldwyn-Mayer

Đạo diễn: William Wyler

Ngôi sao: Charlton Heston, Jack Hawkins, Haya Harareet, Stephen Boyd

Điểm IMDb: 8,1

Ran

Ben-Hur

Ran (tạm dịch: Loạn) là bộ phim cổ trang hợp tác giữa điện ảnh Nhật và Pháp, cũng do đạo diễn Akira Kurosawa thực hiện. Bộ phim dựa theo vở kịch King Lear của William Shakespeare, lấy bối cảnh thời chiến quốc nước Nhật, lãnh chúa Hidetora Ichimonji đã giành chiến thắng, chiếm hết 3 thành trì bên địch, thống nhất cả vùng. Một ngày nhân buổi đi săn, Hidetora đã thông báo mình sẽ nhường ngôi lại cho ba con và lui về ở ẩn. Hidetora lấy ba mũi tên, dạy cho các con quy luật đoàn kết: một mũi tên bẻ dễ dàng, ba mũi tên không bẻ được nhưng người con út lại cho rằng cha già lẩm cẩm, đã bẻ cả ba mũi tên trước mặt tất cả mọi người. Người con út bị Hidetora đuổi khỏi vương quốc, còn bản thân ông nhường lại ngôi vị, đất đai, quyền lực cho hai người con, để rồi đó là nguồn gốc nảy sinh biến loạn trong cả gia tộc Ichimonji. Bộ phim cũng do Akira Kurosawa đạo diễn nhưng lần này không có sự góp mặt của diễn viên Toshiro Mifune.Thông tin:

Năm sản xuất: 1985

Hãng phim: Toho Studios

Đạo diễn: Akira Kurosawa

Ngôi sao: Tatsuya Nakadai, Jinpachi Neru, Mieko Harada

Điểm IMDb: 8,2

Yôjinbô

Ran

Một bộ phim Nhật Bản khác, cũng do Akira Kurosawa đạo diễn và cũng có Toshiro Mifune thủ vai chính, đó là Yôjinbo (tạm dịch: Vệ Sĩ). Yôjinbo là bộ phim thuộc thể loại jidai-geki, lấy bối cảnh thời kỳ Edo tại một lữ điếm nhỏ tên là Kozuke. Một tay samurai tự do bất cần đời vô tình đi ngang qua đây và được biết rằng người dân nơi đây đang rơi vào cảnh điêu đứng do hai băng nhóm Yakuza đang đánh giết lẫn nhau. Để giúp đỡ nhân dân, người samurai nọ quyết định đứng ra ngăn chặn cuộc chiến tranh giữa hai băng nhóm Yakuza này.Thông tin:

Năm sản xuất: 1961

Hãng phim: Toho Studios

Đạo diễn: Akira Kurosawa

Ngôi sao: Toshiro Mifune, Tatsuya Nakadai, Yôko Tsukasa, Isuzu Yamada

Điểm IMDb: 8,3

Yôjinbô

Rashômon

Yôjinbô

Cũng là điện ảnh Nhật Bản, bộ phim Rashômon (tạm dịch: Lã Sinh Môn) lại không phải một bộ phim Samurai vốn tạo nên thương hiệu của điện ảnh cổ trang xứ sở hoa anh đào. Rashômon chuyển thể từ truyện ngắn Yabu no kata, kể về một vụ giết người thông qua góc nhìn của nhiều nhân vật khác nhau. Bộ phim bắt đầu với việc một nhà sư và một người tiều phu kể lại về một vụ án cho người khách trú mưa ở ngôi đền Rashômon. Vụ án bắt đầu từ đó và dẫn dắt người xem đến với những tình tiết đầy bất ngờ, không thể đoán trước. Rashômon được xem như một trong những phim Nhật Bản được cộng đồng quốc tế biết đến đầu tiên và trở thành một trong những phim điện ảnh hàng đầu thế giới.  Thông tin:

Năm sản xuất: 1950

Hãng phim: Daiei

Đạo diễn: Akira Kurosawa

Ngôi sao: Toshiro Mifune, Machiko Kyo, Masayuki Mori

Điểm IMDb: 8,3

Rashômon

Braveheart

Braveheart (tạm dịch: Trái Tim Dũng Cảm) là bộ phim của đạo diễn, diễn viên Mel Gibson, kể về cuộc đời của hiệp sĩ William Wallace, vị hiệp sĩ lãnh đạo nhân dân Scotland chống lại sự đô hộ của nước Anh dưới triều đại vua Edward I. Bộ phim Braveheart đã chiến thắng 5 Oscar, được coi như là phim hay nhất của đạo diễn Mel Gibson.Thông tin:

Năm sản xuất: 1995

Hãng phim: Paramount

Đạo diễn: Mel Gibson

Ngôi sao: Mel Gibson, Sean Lawtor, James Cosmo

Điểm IMDb: 8,4

Gladiator

Braveheart

Gladiator (tạm dịch: Võ Sĩ Giác Đấu) là một trong những bộ phim tiêu biểu của Ridley Scott. Bộ phim lấy bối cảnh năm 180 sau Công Nguyên, thời kỳ đế chế La Mã đang hùng mạnh. Maximus là một vị tướng, được hoàng đế La Mã tín nhiệm, giao cả trọng trách quốc gia khi qua đời. Nhưng chính điều này khiến thái tử nổi giận, tìm cách ám hại Maximus. Gia đình Maximus bị giết hại, bản thân ông bị bán làm nô lệ rồi trở thành một võ sĩ mua vui. Nhưng nhờ kinh nghiệm chiến đấu cùng bản lĩnh vững vàng, Maximus đã đến được đấu trường Rome, giành nhiều chiến thắng và trở thành thần tượng trong lòng nhân dân, qua đó có cơ hội trả lại mối thù khi xưa.Thông tin:

Năm sản xuất: 2000

Hãng phim: Universal

Đạo diễn: Ridley Scott

Ngôi sao: Russell Crowe, Joaquin Phoenix, Connie Nielsen

Điểm IMDb: 8,5

Gladiator

Seven Samurai

Gladiator

Seven Samurai (tạm dịch: Bảy Võ Sĩ Đạo) là bộ phim cổ trang kinh điển của điện ảnh Nhật Bản nói riêng và điện ảnh thế giới nói chung. Bộ phim lấy bối cảnh nước Nhật thời kỳ Chiến Quốc, khi cuộc nội chiến giữa các gia tộc, lãnh chúa nổ ra ở toàn nước Nhật. Lúc bấy giờ ở các vùng quê ở Nhật Bản, giặc giã nổi lên khắp nơi, nạn đói hoành hành khiến người nông dân không sao yên ổn. Ở một làng quê nghèo khó nọ, người dân phải đối đầu với một băng cướp, để chống lại băng cướp, dân làng phải nhờ cậy 7 Samurai, mỗi người một cá tính, một quá khứ. 7 người Samurai đã có cuộc chiến đẫm máu với băng cướp để bảo vệ ngôi làng.Thông tin:

Năm sản xuất: 1954

Hãng phim: Toho Studios

Đạo diễn: Akira Kurosawa

Ngôi sao: Toshiro Mifune, Takashi Shimura, Kamatari Fujiwara, Minoru Chiaki

Điểm IMDb: 8,7

The Lord of the Rings

Seven Samurai

Đứng đầu trong Top 10 phim điện ảnh cổ trang lịch sử, thần thoại hay nhất mọi thời đại là bộ ba phim The Lord of the Rings (tạm dịch: Chúa Tể Của Những Chiếc Nhẫn). The Lord of the Rings là bộ phim cổ trang kỳ ảo dựa theo thần thoại Bắc Âu do nhà văn Tolkien sáng tác và được đạo diễn Peter Jackson chuyển thành phim điện ảnh, đã trở thành tượng đài của điện ảnh thế giới.Bộ phim lấy bối cảnh tại một vùng đất giả tưởng gọi là Trung Địa (Middle Earth), nơi từng xảy ra chiến tranh giữa thế lực Orc của Chúa tể Sauron cùng liên minh con người và tộc Elf. Sau khi Sauron bị đánh bại, chiếc nhẫn quyền năng của hắn lưu lạc trong thế giới con người cho tới khi đến tay Bilbo Baggins và người cháu của Bilbo là Frodo cần phải lên đường tiêu hủy chiếc nhẫn đáng sợ ấy. Một đoàn hộ nhẫn được thành lập dưới sự dẫn dắt của phù thủy xám Gandalf, thế nhưng chặng đường đi ấy không hề dễ dàng bởi thế lực Orc của Sauron đang hùng mạnh, chuẩn bị gây ra một cuộc chiến lớn nhất từ trước đến giờ.Phần thứ ba của The Lord of the Rings được giới phê bình đánh giá rất cao, đã giành được tận 11 Oscar. Ba phần phim đã nhận được tổng cộng 15 giải Oscar về cho mình.Thông tin:

Năm sản xuất: 2001 – 2002 – 2003

Hãng phim: New Line Cinema

Đạo diễn: Peter Jackson

Ngôi sao: Elijah Wood, Ian McKellen, Viggo Mortensen, Orlando Bloom, Cate Blanchett, Christopher Lee

Điểm IMDb: 8,9

Đăng bởi: Trần Hạ Miên

Từ khoá: 10 phim điện ảnh cổ trang lịch sử, thần thoại hay nhất mọi thời đại

Cập nhật thông tin chi tiết về Lịch Sử 6 Bài 10: Hy Lạp Cổ Đại Soạn Sử 6 Trang 53 Sách Chân Trời Sáng Tạo trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!