Xu Hướng 11/2023 # Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 2023: Ý Nghĩa, Cách Sắp Xếp Đúng # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 2023: Ý Nghĩa, Cách Sắp Xếp Đúng được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm trái cây với khoảng năm loại hoa quả khác nhau thường được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mâm ngũ quả thường được chưng, bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.

Những loại trái cây này thường để thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp chúng.

Ngày nay, khi bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết đã mang nhiều ý nghĩa cho trang trí không chứ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh như phong tục ngày xưa.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết từng miền

Mâm ngũ quả thường được trưng với 5 loại trái cây khác nhau và điều này cũng được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh tượng trưng trái cây 5 màu.

Và đối với người Việt chúng ta, con số 5 tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn:

Phú: Giàu có, nhiều của cải

Quý: Phẩm chất sang trọng

Thọ: Sống lâu trăm tuổi

Khang: Có nhiều sức khỏe

Ninh: Cuộc sống bình an

Còn trong Phật Giáo, 5 màu sắc của mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). Vì thế, các loại hoa quả được chưng trên mâm ngũ quả dịp Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định như:

Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.

Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng chosự may mắn và thành đạt.

Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.

Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.

Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.

Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa phú quý.

Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.

Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện lộc trời ban xuống.

Dừa: Có âm tương tự như là “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu.

Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,…

Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh.

Xoài: Có âm na ná như là “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:

Kim – màu trắng

Mộc – màu xanh lá

Thủy – màu đen

Hỏa – màu đỏ

Thổ –  màu vàng

Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).

Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt – biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.

Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.

Mâm ngũ quả miền Trung

Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được màu mỡ, ít cây trái. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được.

Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là:

Thanh long

Chuối

Dưa hấu

Mãng cầu

Dứa

Sung

Cam

Quýt

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả:

Mãng cầu

Sung

Dừa

Đu đủ

Xoài

Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…

Cách trang trí mâm ngũ quả miền Nam thông dụng nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.

Ngoài ra cũng có một số loại trái cây mà bạn không nên bày lên mâm ngũ quả Tết, tham khảo chi tiết ở bài viết 8 loại trái cây kiêng kị bày lên mâm ngũ quả ngày Tết

Cách chưng mâm ngũ quả đẹp để gặp may mắn Cách bày mâm ngũ quả 1

Nguyên liệu

12 quả quýt

5 quả xoài

1 quả vú sữa

1 quả phật thủ

1 quả thanh long

1 quả lê

1 quả táo

8 quả ớt

Quất (tùy ý muốn)

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, ta sẽ đặt quýt vào trong lòng dĩa.

Bước 2 Sau đó trên thành dĩa thì đặt xen kẽ 1 quả xoài với 1 quả quýt.

Bước 3 Tiếp đến, đặt thanh long ở giữa (phía trên quýt), xung quanh là vú sữa, phật thủ, táo, 1 quả quýt và lê để giữ thanh long đứng vững.

Bước 4 Cuối cũng, đặt ớt vào giữa xoài và quýt ở thành dĩa, quất thì trang trí vào những khoảng trống sao cho đẹp mắt là được.

Thành phẩm

Cách bày mâm ngũ quả 2

Nguyên liệu

14 quả quýt

1 quả dưa hấu

1 quả lê

1 quả phật thủ

1 quả táo

4 quả xoài

1 quả vú sữa

10 quả ớt

Quất (tủy ý muốn)

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, đặt dưa hấu vào giữa dĩa, đồng thời xếp đầy quýt ở thành dĩa.

Bước 2 Để giữ vững dưa hấu, ta sẽ đặt bên cạnh quả phật thủ và quả lê, phía trước và sau sẽ là xoài và quýt.

Bước 3 Sau đó, đặt thêm vào bên cạnh dưa hấu một quả táo và một quả vú sữa ở phía trên mặt.

Bước 4 Cuối cùng, để ớt xung quanh dĩa giữa những quả quýt và quất ở khoảng trống mong muốn sao cho đẹp mắt.

Thành phẩm

Advertisement

Cách bày mâm ngũ quả 3

Nguyên liệu

1 nải chuối

1 quả mãng cầu

2 quả táo

1 quả lê

10 quả quýt

2 quả vú sữa

1 quả phật thủ

1 quả thanh long

2 quả xoài

Ớt, quất (tùy ý muốn)

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, đặt vào giữa dĩa nải chuối.

Bước 2 Sau đó, xung quanh phía dưới nải chuối ta sẽ thêm vào 1 quả xoài, 2 quả vú sữa và 2 quả táo đối xứng hai bên ở mặt trước.

Bước 3 Bên cạnh nải chuối, ta đặt vào mỗi bên 2 quả quýt xếp chồng lên nhau. vs

Bước 4 Còn mặt sau, đặt quả thanh long lên giữa nải chuối, xung quanh là quả xoài, quả phật thủ và quả lê, đồng thời bày trí các quả quýt phía dưới để giữ vững.

Bước 5 Cuối cùng, đặt phía sau là quả mãng cầu, xung quanh thành dĩa là những quả ớt và quất sao cho đẹp mắt.

Thành phẩm

Cách bày mâm ngũ quả 4

Nguyên liệu

1 quả dưa hấu

2 quả xoài

1 quả quýt

2 trái mãng cầu

1 trái đu đủ

1 trái dừa

2 quả thơm

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, bạn đặt những trái có kích thước to để làm trụ rồi đặt những trái nhỏ xen kẻ xung quanh.

Bước 2 Sau đó bạn trang trí xung quanh bằng những phụ kiện như quạt giấy, hoa trạng nguyên, lá kim tiền, những cây treo và cố định bằng súng bắn keo.

Thành phẩm

Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết Hiểu sai về ý nghĩa mâm ngũ quả, ý nghĩa từng quả

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa theo thuyết Ngũ hành của phương đông. Vì thế khi trang trí mâm ngũ quả bạn cũng bắt buộc làm theo để tránh mắc lỗi như chọn các loại trái cây không có ý nghĩa hoặc không đủ 5 màu của ngũ hành.

Bạn có thể tham khảo một số loại trái cây tương ứng với Ngũ hành:

Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng,…

Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa,…

Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối.

Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long,…

Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ,…

Rửa quả cho sạch để bày

Thông thường nhiều người suy nghĩ rằng khi trang trí mâm ngũ quả thì các loại trái cây phải bóng loáng, đẹp tuy nhiên điều này sẽ làm cho trái cây bị héo nhanh, không trưng được lâu.

Do đó các bạn chỉ cần dùng giấy ướt lau sạch vỏ ngoài của trái cây, sau đó phết một lớp dầu ăn thật mỏng lên để tạo lớp vỏ bóng loáng cực kỳ đẹp mắt

Sai lầm khi chưng quá 5 quả

Các loại hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng hơn rất nhiều nhưng không vì thế mà bày tất cả lên mâm ngũ quả, rất nhiều người muốn bày nhiều loại quả hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mâm ngũ quả thì chỉ bày quả chứ không nên đặt thêm hoa hoặc bất cứ thực phẩm nào khác nữa.

Chọn sai số lượng quả

Nải chuối khi đem chưng phải đều, các quả phân bổ đều nhau và hướng lên trên như bàn tay xòe ra nâng đỡ và số quả phải là lẻ, hứng lộc bao bọc cho toàn thể gia đình. Khi chọn quả yêu cầu quả to, tay dài mập, đều nhau, da quả phải trơn, vàng chanh hoặc xanh nhạt, có mùi thơm thoang thoảng của chanh tươi.

Cách chọn các loại quả bày trong ngày tết

Để có một mâm ngũ quả đẹp, màu sắc tươi mới, để được lâu, người tiêu dùng nên cẩn thận kỹ càng trong khâu chọn lựa vì mỗi dịp Tết đến, hàng hóa rất nhiều nên cần phải có sự sáng suốt trong khâu mua hàng đặc biệt là trái cây bày mâm ngũ quả, cụ thể:

Chọn quả mới chín tới để vẫn có màu sắc tươi và bày được lâu.

Chọn quả chắc tay, không bị dập, trầy xước còn cuống và lá.

Không nên rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo hoặc hỏng nếu có chỗ đọng nước.

Hình ảnh về mâm ngũ quả đẹp

Mời bạn tham khảo những mẫu mâm ngũ quả Tết đẹp và đầy ý nghĩa.

 Sự giống và khác nhau của mâm ngũ quả 3 miền

Điểm giống nhau:

Bày biện mâm ngũ quả là nét đẹp đặc trưng của các dịp Tết đến, xuân về của người Việt Nam. Nên là dù miền nào thì nó đều có chung ý nghĩa là thể hiện lòng tôn kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Điểm khác nhau:

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Mâm ngũ quả của 3 miền có sự khác nhau

Xem clip Tiktok cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết:

Tổng Hợp Cách Sắp Xếp Công Việc Hiệu Quả Bạn Nên Biết

Kỹ năng sắp xếp công việc là gì?

– Là quá trình sắp xếp những công việc và nhiệm vụ cần hoàn thành, sau đó phân bổ thời gian một cách hợp lý.

– Đối với những người đã đi làm thì đây là kỹ năng quan trọng điều này thể hiện trách nhiệm và năng lực của mỗi cá nhân.

Cách sắp xếp công việc hiệu quả 1. Tập trung vào những gì quan trọng

Nhắc nhở bản thân về các mục tiêu dài hạn của bạn và sửa đổi chúng khi cần thiết. Đặt ưu tiên hàng ngày để đạt được mục tiêu của bạn. Mặc dù bạn không thể làm mọi thứ cùng một lúc nhưng việc sắp xếp thứ tự ưu tiên sẽ giúp bạn tìm ra nhiệm vụ nào là quan trọng nhất và nhiệm vụ nào có thể chờ đợi. Nếu bạn biết cách sắp xếp thứ tự ưu tiên, bạn sẽ có thể chia nhỏ công việc của mình thành nhiều phần nhỏ hơn. Sau đó, bạn có thể tập trung vào từng nhiệm vụ, từng việc một, bắt đầu từ việc quan trọng nhất.

Tập trung vào những công việc quan trọng

2. Lập danh sách những việc cần làm

– Lập danh sách công việc quan trọng hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Xem lại các ưu tiên hàng ngày của bạn vào đầu mỗi ngày. Có một triệu việc phải làm? Tạo danh sách mọi thứ bạn phải làm. Sau đó sắp xếp danh sách theo thứ tự quan trọng nhất. Bắt đầu giải quyết những thứ trong danh sách của bạn theo thứ tự bạn đã tạo.

– Điều này giúp bạn kiểm soát được công việc của mình theo từng mốc thời gian nhất định và có sai xót trong quá trình làm thì dễ dàng chỉnh sửa lại luôn.

3. Quản lý tốt thời gian của bạn

Lên lịch thời gian yên tĩnh tại nơi làm việc để hoàn thành những công việc cần sự tập trung cao độ. Làm công việc thử thách nhất của bạn khi năng lượng của bạn ở mức cao nhất; tiết kiệm công việc ít đòi hỏi hơn cho thời gian khác. Nếu bạn có xu hướng trì hoãn, hãy tập trung vào cảm giác hoàn thành mà bạn sẽ cảm thấy khi công việc được hoàn thành. Sử dụng thời gian đi làm để lập kế hoạch cho các hoạt động trong ngày của bạn.

Quản lý thời gian để làm việc hiệu quả

4. Sử dụng lịch và kế hoạch

Kiểm tra lịch làm việc hàng ngày để xem xét các hoạt động của bạn và tránh xung đột. Viết tất cả các công việc bạn cần thực hiện ra một tờ giấy note hoặc điện thoại để có thể lên lịch phù hợp.Dù là chuỗi công việc dài hạn hay ngắn hạn thì việc sử dụng lịch và kế hoạch cũng là một trong những cách sắp xếp công việc vô cùng hiệu quả.

5. Giao nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ cho người khác khi nhiệm vụ không thuộc về chuyên môn của bạn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc trong thời gian ngắn nhất và hiệu quả nhất. Khi làm việc trên một dự án hoặc nhiệm vụ, hãy chia dự án thành nhiều phần nhỏ hơn. Bạn cần những nguồn nào? Cân nhắc những người hoặc vật liệu bạn cần để hoàn thành dự án.

Phân chia nhiệm vụ trong công việc

6. Quản lý thư và cuộc gọi điện thoại của bạn 7. Giảm sự lộn xộn

Muốn giảm sự lộn xộn trong không gian làm việc của mình, bạn chỉ giữ những thông tin và mục quan trọng nhất bạn cần hàng ngày trên đầu bàn làm việc. Lưu trữ các tài liệu tài nguyên bạn hiếm khi sử dụng vào bên trong. Với các sắp xếp này, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình bạn muốn tìm kiếm dữ liệu và thông tin phục vụ cho quá trình làm việc của mình.

8. Luôn có tổ chức

Sắp xếp các tệp theo mức độ ưu tiên và giữ những tệp quan trọng nhất trong tầm tay. Dành 15 phút vào cuối mỗi ngày để dọn dẹp bàn làm việc và 15 phút vào sáng hôm sau để lập kế hoạch cho các hoạt động trong ngày của bạn. Xem lại các mục từ một đến bảy trong danh sách này.

9. Không mất tập trung trong quá trình làm việc

– Tập trung làm việc giúp khả năng tư duy, giải quyết vấn đề nhanh hơn và chính xác hơn. Vậy nên trong quá trình làm việc bạn không nên bị sao nhãng công việc từ những yếu tố bên ngoài như âm thanh hỗn tạp.

– Tập trung trong quá trình làm việc cũng giúp bạn rút ngắn thời gian hoàn thành công việc hơn.

10. Thường xuyên kiểm tra lại tiến độ công việc

– Hãy thường xuyên kiểm tra hoặc check lại danh sách những việc bạn đã liệt kê trước đó, việc này giúp bạn kiểm soát được những việc cần làm đồng thời cũng đánh giá mức độ hiệu quả của công việc đó trong thời điểm hiện tại. Để nếu có thay đổi thì bạn cũng đưa ra sự điều chỉnh phù hợp hơn.

11. Dành một chút thời gian ngắn nghỉ ngơi

– Bạn nên giành khoảng 15- 20 phút để nghỉ ngơi sau khi kết thúc một hạng mục công việc nào đó, nghỉ ngơi trong thời gian này giúp bạn lấy lại tinh thần làm việc, nạp lại năng lượng đã mất để tiếp tục thực hiện những hạng mục công việc phía sau.

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “BÍ QUYẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ TRIỂN KHAI CÔNG VIỆC HIỆU QUẢ”

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Đăng bởi: Töàn Văn

Từ khoá: Tổng hợp cách sắp xếp công việc hiệu quả bạn nên biết

Cây Sung: Đặc Điểm, Cách Trồng, Ý Nghĩa Trong Ngày Tết Cổ Truyền

Nguồn gốc, ý nghĩa cây sung

Cây sung có tên gọi khác là tụ quả dong hay ưu đàm thụ là loại cây thuộc họ dâu tằm. Cây sung phân bố chủ yếu tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt là ven ao, hồ, sông, suối,..

Cây sung được biết đến là loại cây thân gỗ cao khoảng 20-30m, vỏ cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành thì nhỏ màu nâu, phiên lá non và chùm quả cong xuống, lá kèm hình trứng mũi mác.

Đặc điểm, phân loại cây sung

Quả của cây sung mọc thành chùm trên các cành nhỏ hoặc ở nách lá trên cành non, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín và có hình quả lê. Ngoài ra còn có cây sung Mỹ, cây sung phong thủy và cây sung bonsai là giống cây cảnh được lai trồng rất đẹp.

Ngăn ngừa tăng huyết áp

Sung là loại cây giàu kali và ít natri, bởi vậy đây là nguyên liệu tốt cho sức khỏe để chế biến những món ăn hoàn hảo để chống lại sự xuất hiện cũng như tác động của tăng huyết áp.

Tốt cho hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và phòng bệnh trĩ

Trái sung chứa nhiều chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích hoạt động của ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Đánh bay cholesterol

Sung được nghiên cứu là chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó sẽ đánh bay các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài tiết để loại bỏ ra khỏi cơ thể

Ngừa loãng xương

Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu, mangan. Đồng thời, giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, và để giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe.

Xoa dịu thần kinh

Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.

Ngừa ung thư và tiểu đường

Trong trái sung có chứa các chất như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

Biểu trưng cho sự sung túc, tròn đầy

Từ cái tên mà chúng ta thường gọi về loại cây này cũng đủ thể hiện hết ý nghĩa và sự may mắn của nó đem lại. Và những trái sung thì tròn đầy, căng mọng biểu hiện sự no ấm, sung túc, tròn đầy, mang lại sự vẹn toàn về vật chất và tinh thần cho chủ nhà trong năm mới.

Ý nghĩa về sự gắn kết

Những quả sung mọc thành chùm, đan xen khít lấy nhau tạo nên sự cộng hưởng lớn. Thế nên, bày sung vào mâm ngũ quả là một điều chính xác, bởi đây sẽ là nhân tố gắn kết tất cả các tài lộc, thịnh vượng cho gia đình.

Ý nghĩa tâm linh

Sung còn được ưa chuộng trong ngày Tết vì theo ông bà ta thì sung là loài cây có thể xua đuổi âm khí, những vận hạn của gia chủ, đồng thời mang lại được những điều may mắn và bình an.

Ý nghĩa phong thủy

Cây sung được biết là cây có dáng đẹp, sức sống tốt, quả sung mọc ra từ thân, tròn, căng đều, đẹp mắt có ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại điều may mắn, sung túc cho gia chủ. Thế nên, sung luôn được săn đón vào những ngày đầu năm.

Theo phong thủy thì cây này chỉ phù hợp với người mệnh Mộc và mệnh Hỏa, giúp 2 mệnh này gặp vận khí tốt, gặp nhiều may mắn và thành công.

Cách trồng và chăm sóc cây sung trong chậu cảnh

Chuẩn bị

Chậu trồng

Đất trồng

Giống

Cách trồng cây sung trong chậu cảnh

Bước 1 Chọn cây giống

Để cây sung trưởng thành được đẹp hơn thì bạn nên chọn những cây giống có bộ rễ đẹp và tiến hành loại bỏ bớt phần đất ở rễ cây.

Bước 2 Cắt bớt lá

Sau khi chọn được cây giống thì bạn tiến hành cắt bớt lá để cây được phát triển tốt hơn, tập trung chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Bước 3 Trồng cây

Đầu tiên, bạn đào một hố nhỏ trong chậu rồi đặt cây vào hố rồi lấp đất chặt lại để bộ rễ được định hình.

Lưu ý: Với sung cảnh bạn nên tiến hành trồng xiên sẽ giúp cây có được bộ đế đẹp hơn.

Cách chăm sóc cây sung

Ở giai đoạn đầu bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây. Đồng thời nên để cây ngoài nắng để cây được phát triển tốt nhất

Về phân bón bạn có thể chia thành nhiều đợt để bón phân cho cây. Tốt nhất nên dùng bằng phân chuồng ủ hoai hoặc phân NPK. Nên bón vào mùa mưa hoặc khi bón xong phải tưới nước cho phân tan để tránh tình trạng cháy lá.

Để kích thích cây sung ra quả bạn có thể ngừng tưới nước 15,20 ngày và cắt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả, thời gian làm từ tháng 6 tới tháng 8 thì sung sẽ cho trái vào cuối năm.

Lưu ý khi trồng, chăm sóc cây sung

Đồng thời, bạn có thể khứa vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn.

Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.

Cây sung có hoa không?

Cây sung có hoa, là lá đài, cánh hoa, nhụy cái, nhụy đực, chúng gồm 4 phần. Hoa của cây sung nằm trong các nách lá, đài hoa cây sung bao bọc lấy nhụy đực và nhụy cái bên trong nên không thể nhìn thấy nên tưởng không có hoa, không nở.

Advertisement

Cây sung trước nhà có tốt không? Cây sung không ra quả phải làm sao?

Cây sung không ra quả có nhiều nguyên nhân, tuy nhiên bạn có thể kích quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra. Hoặc nếu trồng trong chậu thì bạn nên thêm phân vi sinh và ngừng tưới nước từ 2 – 3 tháng thì cây sẽ ra lá và quả mới.

Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc

Tết là dịp để con cháu trong gia đình sum họp đầy đủ, hội tụ, vây quần bên nhau. Vào những ngày này, chúng ta thường thấy những mâm cỗ được bày biện rất công phu, linh đình với những món ăn mang đậm tính chất vùng miền. Đối với miền Bắc, đây là nơi quy tụ nhiều nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam và cũng là nơi có nhiều món ăn đặc biệt. Tết ở đây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đậm chất Bắc mà không nơi nào có được như ở nơi này. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn những món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc mà không thể thiếu mỗi dịp xuân về.

Những món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc đậm đà chất xuân

1. Bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh xuất hiện từ rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực dân tộc Việt Nam, đây là món bánh tượng trưng cho tinh hoa của đất trời. Bánh chưng được làm ra từ chính đôi bàn tay khéo léo của con người bằng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có. Một chiếc bánh chưng thơm phức, hấp dẫn là món không thể thiếu trong mâm cỗ vào mỗi dịp tết của người Bắc.

2. Xôi gấc

Xôi gấc được làm từ những hạt nếp mềm dẻo hòa cùng hương vị của quả gấc chín đỏ rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn nên xôi gấc trở thành một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Bắc. Đây là một món ăn vừa bổ dưỡng vừa đem lại may mắn cho gia đình vì thế tết năm nào cũng được nhà nhà chế biến và bày biện trong mâm cỗ, trong những bữa cơm đầm ấm bên gia đình.

3. Thịt nấu đông

Đây là một món ăn quen thuộc của miền Bắc mỗi độ xuân về. Món thịt nấu đông được chế biến với nguyên liệu chính là thịt heo, người ta thường sử dụng chân giò heo hoặc có nhiều nơi biến tấu sử dụng thịt gà hay thịt bò. Người ta sẽ trộn mộc nhĩ, tiêu và bị lợn vào chung với giò heo đã được luộc nhừ sau đó để tủ lạnh cho đông lại.

Đây là món ăn đặc trưng vào mùa đông ở ngoài Bắc, khi thưởng thức món ăn này cùng với thời tiết se lạnh thì cảm giác sẽ thật tuyệt, khó có thể diễn tả được, đậm chất Bắc.

4. Canh măng

Canh măng là món ăn đặc trưng của miền Bắc và được nấu nhiều vào những ngày tết nguyên đán để bày biện trên các mâm cỗ trong bữa cơm gia đình sum họp. Vào những ngày này, các gia đình sẽ sum vầy bên mâm cỗ cùng bát canh măng thơm lừng, béo ngậy được nấu từ măng khô với xương sườn hoặc móng giò. Bạn có thể nấu kèm với miếng hoặc lưỡi lợn tạo ra một món canh măng nóng hổi vô cùng hấp dẫn, mùi măng thoang thoảng không thể cưỡng lại được.

5. Canh bóng thả

Canh bóng thả là một món ăn đặc trưng của người Hà Nội ngày xưa, mặc dù hiện nay món này ít xuất hiện nhưng vào những dịp tết nguyên đán thì chúng ta sẽ thấy món này trên những mâm cỗ được bày trí bắt mắt ở những gia đình truyền thống. Sở dĩ hiện nay món canh bóng ít được xuất hiện là vì để thực hiện được món này đòi hỏi phải cầu kỳ và tỉ mỉ, đặc biệt đòi hỏi người ăn cũng phải biết cách thưởng thức món ăn mới cảm nhận được hết vị ngon của món ăn này.

Món canh bóng này được làm từ bì lợn đem nướng phồng lên như những chiếc bong bóng để thả trên mặt canh. Bóng dẻo, dai, mềm mượt hòa quyện cùng các nguyên liệu khác làm người ăn khi dùng chỉ muốn ăn thêm.

6. Hành tím ngâm chua ngọt

Đây là một món ăn đặc trưng của người Bắc không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền. Món ăn này nhìn bên ngoài tuy rất đơn giản nhưng khi ăn bạn sẽ cảm nhận được một hương vị vô cùng đặc sắc, khó tả. Để có thể chế biến được món ăn này thì cực kỳ đơn giản, tuy nhiên để làm cho hành giòn ngọt mà không bị hăng thì cũng là cả một trời nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Món hành tím ngâm chua ngọt thường được ăn kèm với những món ăn tết để chống ngán.

7. Gà luộc

Gà luộc có thể nói là một món không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt nói chung và người Bắc nói riêng. Để có được những miếng thịt gà ngon dai người ta chọn gà vườn (gà ta) để cúng kiến và chế biến món ăn. Khi cúng gà luộc, có thể đê nguyên con hoặc chặt xếp ra dĩa. Gà luộc là một món ăn quen thuộc và có lẽ bạn không thể nào quên được vị ngọt thơm của thịt gà ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt khiến cho người ăn không bao giờ cảm thấy ngán với món ăn đơn giản mà hấp dẫn này.

8. Chè kho

Chè kho là một món ăn quen thuộc của người Bắc đặc biệt trong những ngày tết. Cách nấu món này rất đơn giản mà lại cho ra thành phẩm rất ngon. Khi thưởng thức món này, bạn sẽ cảm nhận được một hương vị thơm lừng của đỗ xanh, thoang thoảng mùi thơm của hương hoa bưởi vừa mát vừa mềm mịn.

Đây là những món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc. Mỗi vùng miền có một quan niệm và thực phẩm riêng đặc thù của nơi đó. Nếu bạn từ Nam ra Bắc và thưởng thức những món ăn trước giờ mình chưa từng được ăn thì chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút bởi những đặc sản đặc trưng của nơi đó mang lại. Tết là lúc chúng ta có cơ hội sum họp với gia đình và vây quần bên mâm cỗ với những món ăn mà chỉ có về nhà nơi xứ mình mới có thì còn gì tuyệt hơn thế nữa.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

Cúng Sao Hội Mùng 8 Tết 2023: Văn Khấn, Cách Cúng, Mâm Cúng

Theo phong thủy, có 9 ngôi sao được gọi là Cửu Diệu Tinh Quân, trong đó có cả sao tốt và sao xấu gồm:

3 sao tốt: Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức.

3 sao xấu: La Hầu, Kế Đô, Thái Bạch.

3 sao trung: Vân Hớn, Thổ Tú, Thủy Diệu.

Mỗi năm, mỗi người sẽ có một ngôi sao chiếu mệnh. Nếu gặp phải sao xấu chiếu mạng sẽ gặp nhiều điều không may trong cuộc sống. Vì thế, người ta sẽ cúng sao giải hạn vào ngày mùng 8 tháng Giêng, để mong giảm bớt những tai nạn, khó khăn mà mình có thể gặp phải trong năm.

Lễ vật cúng mùng 8 tháng Giêng

Hương nhang, đèn.

Hoa, trái cây (5 loại).

Vàng, tiền (10), gạo, muối.

Trầu cau, rượu, nước.

Bài văn khấn giải hạn được viết trên giấy cùng màu sắc với từng ngôi sao

Mâm cúng mùng 8 tháng Giêng tại nhà

Advertisement

Mâm cúng mùng 8 tháng Giêng tại nhà thường sẽ bao gồm:

1 bình hoa cúc vàng

1 đĩa trái cây

Nhang, đèn

Vàng mã

Muối, gạo

Rượu, nước

Bài vị

Văn khấn cúng sao hội mùng 8 tháng Giêng

“Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế.

Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cực Tử Vi Tràng Sinh Đại đế.

Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân.

Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân.

Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân.

Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân.

Tín chủ (chúng) con là:………………………..tuổi…………………………………………….

Hôm nay là ngày………..tháng………năm………, tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………… Để làm lễ giải hạn sao………………….. chiếu mệnh, và hạn………………………..

Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc, lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng.

Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!”

Cúng sao mùng 8 lúc mấy giờ?

Thời gian cúng sao giải hạn tốt nhất là vào ban đêm, từ 21 giờ đến 23 giờ.

Theo phong thủy, 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào một ngày nhất định trong tháng. Vì thế, việc cúng sao ngày nào sẽ tùy thuộc vào ngày xuất hiện của sao đó, cụ thể:

Sao La Hầu sẽ được cúng giải vào ngày mùng 8 tháng Giêng hay tháng 7 Âm lịch.

Sao Kế Đô nên cúng giải vào ngày 18 tháng giêng hay tháng 3, 9 Âm lịch.

Ngày 27 âm lịch mỗi tháng là ngày cúng sao Thái Dương. Giờ đẹp nhất để làm lễ là vào lúc 21 giờ đến 23 giờ.

Sao Thái Âm nên cúng vào lúc 19 giờ đến 21 giờ ngày 26 Âm lịch mỗi tháng.

Ngày 25 âm lịch mỗi tháng nên cúng sao Mộc Đức (Mộc Tinh).

Sao Vân Hớn (Vân Hán hay Hỏa Tinh) nên cúng vào ngày 29 tháng 4 hoặc tháng 5 Âm lịch.

Sao Thổ Tú (Thổ Tinh) nên cúng hàng tháng vào 21 giờ ngày 19 Âm lịch.

Ngày rằm hàng tháng cúng sao Thái Bạch (Kim Tinh).

Sao Thủy Diệu (Thủy Tinh) nên cúng vào ngày 21 tháng 4 hoặc tháng 8 Âm lịch.

Cúng sao hội mùng 8 bao nhiêu đèn cầy?

Cúng sao Thái Dương: 12 cây đèn cầy.

Cúng sao Thủy Diệu: 7 cây đèn cầy.

Cúng sao La Hầu: 9 cây đèn cầy.

Cúng sao Thái Âm: 7 cây đèn cầy.

Cúng sao Mộc Đức: 20 cây đèn cầy.

Cúng sao Thái Bạch: 8 cây đèn cầy.

Cúng sao Vân Hớn: 15 cây đèn cầy.

Cúng sao Thổ Tú: 5 cây đèn cầy.

Cúng sao Kế Đô: 20 cây đèn cầy.

Lưu Niên Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính Ngày Lưu Niên 2023

Khổng Minh Lục Diệu là ai?

Gia Cát Lượng, hay còn được biết đến với tên gọi Khổng Minh, là một trong những vị quân sư nổi tiếng của Trung Quốc. Ông được biết đến với nhiều bộ môn như Kỳ Môn Độn Giáp và Thiên Văn, tuy nhiên phương pháp nổi tiếng nhất của ông chính là Khổng Minh Lục Diệu.

Khái niệm Lục Diệu, hay còn được gọi là Lục Nhâm, bao gồm sáu sao, trong đó “Lục” nghĩa là sáu và “Diệu” nghĩa là tinh diệu, hay những trạng thái trong quá trình phát triển của một sự việc. Cụm từ “Lục Nhâm” có nghĩa là sáu sao, tượng trưng cho sáu đại lượng trong quá trình diễn biến của một sự việc, tương tự như các đại lượng trong chuyển động vật lý như vận tốc, quãng đường, thời gian, gia tốc, trọng lượng, lực cản không khí và ma sát.

Phương pháp Lục Diệu là một phần của hệ thống binh pháp của Gia Cát Lượng, được gọi là “ngồi trên mình ngựa tính toán xem có kẻ thù nào truy đuổi”. So với các phương pháp khác như Tử Vi Đẩu Số, Kỳ Môn Độn, Bát Tự, Mai Hoa Dịch Số và Thái Ất, Lục Diệu sử dụng trong hành quân và tác chiến để đưa ra đáp án và kết quả nhanh chóng hơn.

Lục Diệu cũng là biểu tượng cho sáu cung tương ứng với sáu ngày, bao gồm Đại An, Lưu Niên, Tốc Hỷ, Xích Khẩu, Tiểu Cát và Không Vong.

Định nghĩa Lưu Niên là gì?

Theo nghiên cứu ngữ pháp, từ “Lưu” có nghĩa là giữ lại, lưu trữ; “Niên” có nghĩa là năm, thời gian. Từ ghép “Lưu Niên” có nghĩa là lưu giữ theo năm tháng.

Ngày Lưu Niên ý nghĩa là gì?

Mọi hoạt động thực hiện trong ngày Lưu Niên đều khó khăn và không thể hoàn thành, vì các yếu tố không thuận lợi sẽ gây cản trở cho sự tiến triển của bạn, dù có nỗ lực cũng không đạt được nhiều. Điều này có thể khiến tâm trạng của bạn không ổn định và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hướng dẫn cách tính ngày lưu niên mới nhất 2023

Gia Cát Lượng đã phát triển phương pháp tính ngày Lục Diệu dựa trên nguyên tắc hai ngón tay. Theo đó, mỗi ngón tay có 3 đốt, tổng cộng sẽ có 6 đốt tương đương với 6 ngày là: Đại An, Lưu Niên, Tốc Hỷ, Xích Khẩu, Tiểu Cát và Không Vong. Trong số này, ngày Đại An, Tốc Hỷ và Tiểu Cát được coi là tốt, trong khi đó, ngày Lưu Niên, Xích Khẩu và Không Vong được coi là xấu.

Phương pháp tính ngày Lục Diệu bắt đầu từ ngày Đại An, ngày 01/01 âm lịch hàng năm, sau đó tịnh tiến sang ngày Lưu Niên, đến Tốc Hỷ, đến Xích Khẩu, đến Tiểu Cát và cuối cùng là ngày Không Vong. Khi đã qua sáu ngày, lại quay lại ngày Đại An và tiếp tục lặp lại quy trình đến hết tháng. Ví dụ, sáng tháng 2, ngày 01/02 là ngày Lưu Niên, sau đó đến Tốc Hỷ, Xích Khẩu, Tiểu Cát, Không Vong và cuối cùng là ngày Đại An. Các tháng tiếp theo cũng áp dụng quy tắc tương tự. Mỗi tháng có một ngày được coi là ngày đặc biệt của tháng đó, ví dụ, tháng 1 là tháng Đại An, ngày 01/01 là ngày Đại An; tháng 2 là tháng Lưu Niên, ngày 01/02 là ngày Lưu Niên; tháng 3 là tháng Tốc Hỷ, ngày 01/03 là ngày Tốc Hỷ, và tiếp tục cho đến hết tháng 6 thì sang tháng 7 lại quay lại ngày Đại An.

Để tính toán ngày Lưu Niên, trước tiên bạn phải xác định tháng đó là tháng nào, sau đó áp dụng phương pháp tính theo Khổng Minh Lục Diệu. Ngày Lưu Niên của mỗi tháng là khác nhau, vì vậy bạn cần xem xét cụ thể từng tháng để có kết quả chính xác nhất. Lưu ý rằng, ngày Lưu Niên được xem là một ngày xấu và có thể gây trì trệ, bất ổn và thất bại trong công việc, đặc biệt là các thủ tục hành chính phá

Đăng bởi: Nhật Lê

Từ khoá: Lưu niên là gì? Ý nghĩa và cách tính ngày Lưu Niên 2023

Cập nhật thông tin chi tiết về Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 2023: Ý Nghĩa, Cách Sắp Xếp Đúng trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!