Bạn đang xem bài viết Mèo Bị Tiêu Chảy: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bằng Thuốc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy
Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho chú mèo nhà bạn bị tiêu chảy như:
– Do rối loạn tiêu hóa: Khi mèo ăn xác những động vật chết bị thối rữa như chim, chuột, thạch sùng,.. sẽ khiến chúng bị tiêu chảy.
– Do ngộ độc: Nếu chú mèo nhà bạn lỡ ăn phải chất hóa học, thuốc diệt côn trùng, cây cỏ độc,… cũng sẽ gây nên tình trạng tiêu chảy.
– Do nhiễm giun sán: Những bé mèo dưới 2 tháng tuổi thường có khả năng nhiễm giun sán cao hơn, nếu chúng không được tẩy giun kịp thời sẽ có nguy cơ bị tử vong.
– Do một số căn bệnh như: Bệnh care (tiêu chảy xuất huyết), bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm, bệnh phức hợp virus Leukemia, bệnh suy giảm miễn dịch,…
– Do nhiễm khuẩn: Mèo bị viêm ruột cấp tính do nhiễm các loại vi khuẩn Salmonella, Camphylobacter, E.Coli…Cầu trùng Coccidia, toxoplasma, giardia…
Dấu hiệu cho thấy mèo bị tiêu chảy
Mèo bị tiêu chảy có các dấu hiệu phổ biến như thường xuyên đi phân, phân lỏng lẻo. Mèo bị ứ nước và sau đó tiếp tục căng thẳng cũng sẽ bị tiêu chảy. Một số dấu hiệu đi kèm với tiêu chảy như:
Sốt
Vô đạo đức
Khó chịu
Ăn mất ngon
Mất nước
Khi kiểm tra phân của mèo bạn thấy phân lỏng, chảy nước nếu kéo dài hiện tượng này hơn 1 ngày thì bạn nên lấy mẫu phân đến tìm bác sĩ thú y.
Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà
Điều trị bằng thuốc
Thường các bác sĩ thú y sẽ kê đơn để làm chậm quá trình tiêu chảy của mèo gồm những loại thuốc như Metronidazole, Prednisolone hoặc Tylosin… Trường hợp nếu phát hiện mèo có ký sinh trùng thì sẽ kê đơn thuốc khác phù hợp. Cho nên trước tiên bạn hãy cho mèo uống một trong những loại thuốc này trước.
Bạn hãy cho mèo vào phòng nhỏ và đóng cửa lại, dùng tay không thuận giữ chặt mèo, tay còn lại quấn mèo trong khăn như cái kén. Bạn cho thuốc vào ống tiêm và cho vào miệng mèo, mỗi lần chỉ nên nhỏ 1 ít thuốc là đủ.
Nên đưa thuốc trực tiếp vào miệng mèo, không được để rơi vãi ra ngoài. Sau khi cho mèo uống thuốc bạ hãy nhỏ một ít nước ấm vào miệng mèo để trôi bớt vị thuốc còn sót lại.
Thay đổi thức ăn cho mèo
Nếu tình trạng tiêu chảy ở mèo kéo dài 1 ngày do việc thay đổi khẩu phần ăn của mèo thì bạn hãy cho chúng ăn lại khẩu phần ăn cũ để phân trở lại như bình thường. Vì có thể sự thay đổi thức ăn khiến chúng bị tiêu chảy.
Nếu thấy phân không còn lỏng thì hãy từ từ thay đổi khẩu phần ăn mỗi ngày 1 ít và sử dụng thêm men tiêu hóa để giúp mèo ổn định đường tiêu hóa tốt hơn.
Sử dụng Metamucil
Khi cho mèo ăn, bạn nên cho nửa thìa cafe Metamucil không mùi, không vị vào thức ăn từ 1-2 lần/ngày, cho vào thức ăn của chúng trong vòng 5-7 ngày để cải thiện tình trạng. Ngoài ra, bạn có thể dùng bí ngô thường đóng hộp để điều trị tiêu chảy cho mèo.
Thêm men vi sinh vào thức ăn của mèo
Men vi sinh giúp cung cấp những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và cân bằng lại hoạt động của đường ruột. Bạn hãy dùng FortiFlora, loại men tiêu hóa này có vị hấp dẫn và giúp mèo dễ tiêu hóa nhanh chóng kèm theo đó là sản phẩm Purina có sẵn ở hiệu thuốc (OTC).
Cung cấp nhiều nước
Khi bị tiêu chảy, cơ thể mèo sẽ mất rất nhiều nước. Nhận biết dấu hiệu mất nước bằng cách bạn hãy kéo phần da thừa tự nhiên sau gáy của chúng nếu chúng trở lại trạng thái bình thường ngay lập tức thì cơ thể còn đủ nước, nếu phần da không trở về trạng thái cũ thì chứng tỏ mèo đang bị mất nước. Bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay lập tức.
Cách phòng bệnh tiêu chảy ở mèo
– Khi phát hiện mèo bị tiêu chảy thì bạn nên giữ mèo cách xa những tác nhân gây hại như chúng tôi đã liệt kê ở trên.
– Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, không nên đột ngột thay đổi lường thức ăn cho mèo.
– Nên tiêm phòng bệnh đầy đủ để giảm thiểu các nguyên nhân gây bệnh như ký sinh trùng, giun sán,…
– Dọn dẹp khu vực nuôi nhốt cho sạch sẽ. Nếu nuôi mèo trong căn hộ thì nên dọn dẹp nơi ở của mèo cho khô ráo và thoáng mát.
– Thường xuyên theo dõi sức khỏe của mèo định kỳ. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường thì hãy mang chúng đến bác sĩ thú y ngay.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtUống Sữa Hay Bị Tiêu Chảy, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
Một số người do bị dị ứng với sữa, chủ yếu là dị ứng với chất đạm trong sữa nên khi uống sữa thường bị tiêu chảy.
Cách khắc phục:
Nếu bạn bị dị ứng với sữa, cách xử lý tốt nhất là không uống sữa tươi, chuyển sang uống các loại sữa từ ngũ cốc như sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa bắp…
Khi bụng đang đói, nhiều người thường nghĩ uống sữa để “lấp đầy bụng” và bụng no thật nhưng sau đó vài phút hoặc vài giờ, họ sẽ thấy đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy ngay.
Hiện tượng này, dân gian ta thường gọi là “bụng yếu”, cơ thể không tiêu hóa được các dưỡng chất trong sữa.
Cách khắc phục:
Người bị tiêu chảy khi uống sữa lúc bụng đói nên đổi thời gian uống sữa vào giữa các bữa ăn hoặc sau khi ăn.
Trong quá trình pha sữa, cốc, thìa, nước… bạn sử dụng bị bẩn, bám nhiều vi khuẩn và chúng lây nhiễm qua sữa, khiến uống các sữa nhiễm khuẩn này, cơ thể bạn sẽ bị tiêu chảy.
Cách khắc phục:
Làm sạch các dụng cụ pha chế, đựng sữa, đảm bảo chúng vệ sinh an toàn thực phẩm, khi đó bạn sẽ không bị tiêu chảy khi uống sữa nữa.
Khi cơ thể không có hoặc không có đủ men để tiêu hóa, hấp thu đường lactose có trong sữa thì cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra hiện tượng tiêu chảy. Hiện tượng này thường xảy ra với người già, người từ nhỏ không uống sữa.
Cách khắc phục:
Nếu cơ thể không dung nạp được đường lactose thì không nên uống sữa bò, mà hãy uống các sản phẩm sữa không có đường lactose, như sữa công thức hoặc sữa đậu.
Nguyên nhân chưa quen uống sữa là do lâu không uống sữa, từ nhỏ tới lớn không uống sữa và vừa tập uống sữa, cơ thể chưa quen nên chưa hấp thụ được sữa, dẫn đến tiêu chảy.
Cách khắc phục:
Uống một ít sữa mỗi ngày, nếu thấy có hiện tượng đau bụng tiêu chảy thì giảm lượng sữa xuống. Tập quen dần với việc uống sữa, bộ phận sản sinh ra men tiêu thụ đường lactose sẽ hoạt động hiệu quả hơn và cơ thể sẽ không bị tiêu chảy nữa.
Nếu sau một tuần tập luyện mà vẫn không có kết quả, hãy đến bác sĩ để khám và xác định cơ thể không bị dị ứng hay không mắc chứng khó dung nạp lactose. Nếu mắc các chứng này, hãy dừng việc uống sữa bò.
Sữa hết hạn, nhiều thành phần dưỡng chất, hương vị sữa bị biến đổi, khi bạn tiêu thụ các sữa hết hạn này vào cơ thể, chúng sẽ “phá bụng”, gây tiêu chảy.
Cách khắc phục:
Sữa không bảo quản ở nhiệt độ thích hợp, bị biến chất, sữa không che đậy cẩn thận, bị côn trùng tiếp cận, bám đầy bụi bẩn… Khi uống những loại sữa này, bạn sẽ dễ bị tiêu chảy.
Cách khắc phục:
Sữa uống thừa nên bảo quản trong tủ lạnh, che đậy kỹ, không để bụi, côn trùng tiếp cận.
Những sản phẩm sữa giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi tiêu thụ vào cơ thể cũng dễ gây tiêu chảy, vì cơ thể bạn không thể hấp thu, tiêu hóa sữa.
Cách khắc phục:
Chọn mua sữa chính hãng, chất lượng tốt của các thương hiệu uy tín, được nhiều người tin dùng, nên mua ở các cửa hàng, siêu thị lớn, tin cậy.
Bạn sẽ quan tâm:
Đau bụng đi ngoài nên ăn gì để nhanh khỏi, mau lại sức?
Những loại nước nên uống khi bị tiêu chảy
Advertisement
Bé bị tiêu chảy có nên uống sữa?
Kinh nghiệm hay Bách Hoá XANH
Liệt Dương Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị
Liệt dương là gì?
Bệnh liệt dương xuất hiện ở nam giới. Đây là hiện tượng do rối loạn chức năng tình dục ở cậu nhỏ nam giới. Bệnh liệt dương khiến cậu nhỏ không cương cứng hoặc có cương cứng nhưng không đủ đọ cứng để thực hiện quan hệ tình dục.
Liệt dương sẽ khiến dương vật của nam giới mềm sớm trước khi xuất tinh hoặc là không thể xuất tinh khi quan hệ tình dục. Nếu tình trạng liệt dương này kéo dài và không điều trị hiệu quả sẽ gây mất cực khoái. Nghiêm trọng hơn sẽ khiên vợ chồng phải ly hôn vì không được hòa hợp trong chuyện chăn gối.
Bệnh liệt dương không chỉ ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng mà khiến tâm lý của người nam giới cảm thấy mất tự tin. Đặc biệt hơn những người mắc phải bệnh liệt dương khó sinh con hoặc khả năng người vợ mang thai khá thấp.
Thông thường những người mắc phải bệnh liệt dương sẽ e ngại và mặc cảm. Vì thế, việc chữa trị bệnh theo y khoa không được áp dụng rộng rãi và phổ biến. Bên cạnh đó nếu bệnh không được điều trị kịp thời và hiệu quả thì khó tránh được những hệ lụy không hay về sức khỏe sinh sản và quan hệ tình dục.
Bệnh liệt dương có ảnh hưởng đến sức khỏe hay không?
Ngày nay, bệnh liệt dương xuất hiện nhiều ở nam giới do thường xuyên tiếp xúc với các chất độc hại như bia, rượu, thuốc lá. Tùy theo mức độ bệnh liệt dương như thế nào mà cách điều trị cũng như ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe có sự khác nhau.
Nếu bệnh liệt dương xuất hiện do mãn tính thì việc điều trị cần áp dụng theo phương pháp y khoa và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bị liệt dương do tâm lý thì việc chữa trị đơn giản hơn. Chỉ cần điều chỉnh và cải thiện lại tinh thần đồng thời áp dụng các liệu pháp trị liệu nhằm mang liệu tinh thần thoải mái, vui vẻ.
Tỷ lệ chữa khỏi bệnh liệt dương và chứng rối loạn cương dương ở cậu nhỏ của nam giới đạt đến 95%. Tùy theo việc lựa chọn nơi chữa trị bệnh uy tín, chất lượng.
Nguyên nhân gây bệnh liệt dương
Bệnh liệt dương xuất hiện với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà cách điều trị có sự khác biệt.
– Do tuổi tác: thường tuổi tác càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh liệt dương càng cao. Bởi hàm lượng testosterone ở nam giới giảm dần theo thời gian.
– Do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý: thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại hay thực phẩm có chứa thuốc hóa học.
– Do tâm lý: yếu tố tâm lý gây nên bệnh liệt dương chiếm đến 20%. Thường nam giới có tâm trạng lo sợ, căng thẳng thường xuyên thì khả năng mắc bệnh liệt dương khá cao.
– Do bệnh lý khác hoặc thể chất yếu trong cơ thể: tiềm ẩn của những căn bệnh như viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm bộ phận dương vật lâu ngày dẫn đến liệt dương. Thể chất yếu hay bệnh mà dùng thuốc kháng sinh thường xuyên cũng gây nên bệnh liệt dương.
– Do thói quen thủ dâm: nếu nam giới thủ dâm quá nhiều và kéo dài thời gian thủ dâm thì nguy cơ mắc bệnh liệt dương khá cao.
Các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh liệt dương
Tùy theo mức độ liệt dương ở nam giới mà các dấu hiệu, triệu chứng ở mỗi người bệnh có sự khác nhau. Theo nghiên cứu của chuyên gia thì liệt dương chia làm 3 mức độ:
– Mức độ nhẹ: ở mức độ này người bệnh vẫn có nhu cầu tình dục. Dương vật vẫn cương cứng như bình thường như thời gian cương cứng khá ngắn và không đạt cực đỉnh cho cả 2 người. Bên cạnh đó, việc xuất tinh sớm vào trong âm đạo là việc không thể tránh khỏi.
– Mức độ trung bình: ở mức độ này, người nam giới bắt đầu giảm ham muốn. Đồng thời, cậu nhỏ cần nhiều thời gian để cương cứng. Đặc biệt, khả năng xuất tinh ở nam giới giảm dần và mất khả năng nếu trường hợp nặng hơn.
– Mức độ nặng: ở mức độ này, nam giới hoàn toàn mất khả năng trong quan hệ tình dục. Dương vật không thể cương cứng, hoàn toàn mất khoái cảm khi quan hệ tình dục.
Cách điều trị bệnh liệt dương
Theo Y học hiện đại thì việc chữa trị bệnh liệt dương khá đơn giản những bạn cần chọn đúng nơi trị bệnh với dụng cụ y khoa tiên tiến và hiện đại.
Điều trị theo Y khoa
– Sử dụng thuốc tăng hàm lượng Testosterone.
– Dùng Gel bôi trơn.
– Sử dụng thuốc ức chế men PDE5: thuốc này giúp dương vật giãn ra và cương cứng trong khoảng thời gian dài.
Dùng thuốc nam
– Dùng ngó sen chữa bệnh liệt dương: Cắt ngó sen đem phơi khô. Nấu cùng với bạch truật và uống 3 lần/ ngày. Áp dụng bài thuốc này trong 1 tháng thì tình hình liệt dương của bạn có sự thay đổi.
– Dùng tỏi: Bổ dụng thực phẩm tỏi khô hằng ngày từ 3 – 4 tép tỏi sống sẽ giúp nam giới lấy lại phong độ của đàn ông ngay.
– Dùng gừng tươi: Chỉ cần dùng 1 ly trà gừng + mật ong mỗi ngày vào buổi sáng trước khi ăn sẽ giúp nam giới tăng cực khoái trong quan hệ tình dục.
Cách phòng ngừa bệnh liệt dương ở nam giới
– Bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng vitamin, omega3 tốt cho sức khỏe.
– Tránh sự dụng các chất độc hại từ thực phẩm bẩn và rượu, bia, thuốc lá.
– Không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và độc hại.
– Thường xuyên tập thể thao để nâng cao sức khỏe, tăng khả năng ham muốn tình dục.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtRạn Da: Nguyên Nhân Hình Thành, Cách Điều Trị
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thanh Vân – Bác sĩ Nội thẩm mỹ – Da liễu – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc.
Rạn da là một dạng sẹo, hình thành khi da bị co giãn nhanh, làm đứt gãy collagen và elastin- các cấu trúc nâng đỡ da. Các vị trí rạn da thường gặp là: bụng, cánh tay, vai, hông lưng, mông, ngực. Rạn da không thể tự biến mất nhưng hiện nay đã có các phương pháp điều trị giúp làm mờ vết rạn.
1. Ai có thể bị rạn da?Rạn da thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt là do giai đoạn mang thai. Khi bụng tăng kích thước để tạo chỗ cho thai nhi, da bụng của thai phụ sẽ căng ra. Hormone tăng đột biến khi mang thai cũng có thể làm suy yếu cấu trúc da và gây rạn. Bất kỳ bộ phận cơ thể nào phát triển lớn hơn khi mang thai đều có thể bị rạn.
Cả phụ nữ và đàn ông béo phì đều có thể bị rạn da. Ngay cả những người tập thể hình có ít mỡ cũng sẽ hình thành vết rạn khi cơ bắp phát triển nhanh. Trẻ em có khả năng bị rạn da nếu tăng chiều cao nhanh hoặc tăng cân nhanh ở tuổi dậy thì.
Bạn sẽ có rủi ro tiềm ẩn bị rạn da cao hơn nếu mái ấm gia đình bạn có tiền sử rạn da .
Ngoài ra, thoa hoặc uống corticosteroid trong thời gian dài, tình trạng tăng cortisol cũng là nguyên nhân gây rạn da. Người mắc bệnh Cushing, hội chứng Marfan hoặc hội chứng Ehler-Danlos (EDS) cũng dễ hình thành các vết rạn da.
2. Cách chữa rạn daGiống như các loại sẹo khác, vết rạn da sẽ tồn tại vĩnh viễn. Việc điều trị có thể làm mờ vết rạn và giúp giảm ngứa. Nếu muốn điều trị rạn da khi mang thai hoặc cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị vì một số hoạt chất điều trị, chẳng hạn như retinol, có thể gây hại cho em bé.
Bạn cần biết rằng không có cách chữa rạn da nào đảm bảo hiệu quả với tất cả mọi người và cần phải điều trị nhiều lần trong thời gian dài. Thậm chí nhiều sản phẩm chữa rạn da có thể không tạo ra bất kỳ sự thay đổi nào.
2.1. Kem, lotion dưỡng và gel bôi daĐã có nhiều nghiên cứu để tạo ra các loại kem, lotion và gel điều trị rạn da, tuy nhiên chưa có một sản phẩm nào đạt hiệu quả cao.
Nếu bạn muốn thử dùng một trong những loại kem bôi rạn da thì cần lưu ý:
Sử dụng sản phẩm cho các vết rạn da mới hình thành. Sản phẩm thoa tại chỗ thường không hiệu quả với các vết rạn cũ;
Dành thời gian massage nhẹ nhàng tinh chất điều trị vào vết rạn da để tăng hiệu quả;
Kiên trì bôi sản phẩm mỗi ngày trong nhiều tuần mới bắt đầu nhận thấy thay đổi.
2.2. Biện pháp khắc phục tại nhàCác nghiên cứu cho thấy những cách chữa rạn da tại nhà hay được chia sẻ thường không hiệu quả. Vết rạn dường như không hề mờ đi khi được xoa dầu hạnh nhân, bơ ca cao, dầu ô liu hoặc vitamin E. Việc phơi nắng cũng không thể làm mờ các vết rạn da mà ngược lại, còn làm chúng trở nên nổi bật hơn vì vết rạn không bắt nắng như vùng da xung quanh.
Trong khi đó, sử dụng một số sản phẩm nhuộm nâu da sẽ giúp che mờ bớt các vết rạn da – cả vết rạn mới xuất hiện lẫn lâu ngày, nhưng không thể loại bỏ vết rạn da. Ngoài ra, trang điểm cũng được xem là cách giúp che giấu phần nào vết rạn da.
2.3. Thuốc kê toaHai thành phần kê đơn có thể mang đến hiệu quả trong điều trị rạn da là:
Axit hyaluronic: Hai nghiên cứu lớn cho thấy: thoa axit hyaluronic lên các vết rạn da mới xuất hiện có thể làm chúng mờ hơn;
Tretinoin: Đây là một retinoid có tác dụng giúp vết rạn da mờ hơn nếu sử dụng sớm. Trong một nghiên cứu, những người dùng loại tretinoin thoa mỗi tối trong 24 tuần sẽ có vết rạn mờ hơn so với người không dùng.
Một loại retinoid khác là retinol cũng có tác dụng làm tăng sản xuất collagen và làm mờ các vết rạn da khi được sử dụng sớm.
2.4. Các thủ thuật tại phòng khámMặc dù những giải pháp sau đây không hề làm mất trọn vẹn vết rạn, nhưng sẽ làm chúng mờ hơn :
Lột da hóa học (Chemical peels);
Liệu pháp laser: fractional CO2, laser xung màu (PDL), laser excimer
Mài da vi điểm (Microdermabrasion);
Sóng RF
Sóng siêu âm.
Phẫu thuật loại bỏ vùng da rạn.
Để mang đến hiệu suất cao tốt nhất, bác sĩ da liễu hoàn toàn có thể phối hợp nhiều giải pháp trong cùng một đợt điều trị. Ví dụ, điều trị sóng RF phối hợp laser xung màu ( PDL – Pulsed Dye Laser ) .Tất cả những thủ pháp trên đều có rủi ro tiềm ẩn để lại tính năng phụ. Một bác sĩ da liễu được giảng dạy nâng cao và giàu kinh nghiệm tay nghề sẽ hạn chế tối đa công dụng phụ khi thực thi tiến trình. Thường sau khi làm thủ pháp, da sẽ đỏ và sưng, nhưng sẽ tự khỏi trong vài giờ hoặc vài ngày tiếp theo .
Bác sĩ sẽ chỉ định cách chữa rạn da phù hợp nhất với từng người, dựa trên tình hình sức khỏe, tuổi tác và thời gian xuất hiện vết rạn da.
3. Ngăn ngừa vết rạn daCác nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhiều biện pháp ngăn ngừa rạn da không thực sự có tác dụng, bao gồm bôi dầu hạnh nhân, bơ ca cao, dầu ô liu, hay vitamin E. Những chất dưỡng ẩm tự nhiên này có thể giúp làn da mềm mại hơn, nhưng không rõ hiệu quả trong điều trị và ngăn ngừa rạn da. Cách tốt nhất để ngăn ngừa rạn da là kiểm soát cân nặng hợp lý, kể cả trong quá trình mang thai.
Một số sản phẩm có chứa tinh chất rau má hoặc axit hyaluronic (có trong làn da tự nhiên) có thể ngăn ngừa rạn da. Tinh chất rau má giúp tăng cường các tế bào tạo collagen và xây dựng mô da.
Các sản phẩm điều trị rạn da được bày bán tại cửa hàng hoặc trên mạng có thể khá đắt. Nếu bạn đã tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc mà không nhận thấy sự cải thiện, nên đến gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn cách chữa rạn da. Thủ thuật tại phòng khám đã được chứng minh hiệu quả hơn so với các loại kem bôi rạn da, lotion dưỡng và gel. Bác sĩ da liễu cũng có thể giới thiệu cho bạn một số sản phẩm hoặc công nghệ mới có hiệu quả cao.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa những bệnh lý, trong đó có chuyên khoa Da liễu. Khi thực thi quá trình thăm khám tại Vinmec, Quý khách hàng sẽ được đón rước và sử dụng cơ sở vật chất, mạng lưới hệ thống máy móc tân tiến đi kèm với những dịch vụ y tế hoàn hảo nhất dưới sự hướng dẫn, tư vấn của những bác sĩ giỏi, được giảng dạy chuyên nghiệp và bài bản ở cả trong và ngoài nước .
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!
Viêm Nang Lông Vùng Kín: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Một số câu hỏi thường gặp
4.4/5 – (7 bình chọn)
Viêm nang lông vùng kín là gì?Viêm nang lông là tình trạng các lỗ chân lông bị vi khuẩn xâm nhập, dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, để lại các vết mẩn đỏ trên da. Viêm nang lông có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, một trong những vị trí dễ gặp phải tình trạng này là viêm nang lông vùng kín. Viêm nang lông vùng kín có thể gặp ở cả nam giới hoặc nữ giới.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm nang lông vùng kínMột số nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng viêm nang lông vùng kín đã được nghiên cứu và khảo sát bao gồm:
Các nang lông bị vi khuẩn xâm nhiễm, đặc biệt là chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu khuẩn) là một trong những chủng chính dẫn tới tình trạng viêm nang lông. Ngoài ra tình trạng viêm nang lông cũng có thể xuất hiện khi da bị nhiễm vi nấm.
Tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh, khiến các bã nhờn dư thừa tích tụ lại trong các nang lông, kéo theo đó là các bụi bẩn từ môi trường bên trong, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Mặc quần áo bó sát và chật so với cơ thể. Chất liệu vải không thấm hút mồ hôi gây ma sát mạnh trên da, tạo nên các vết thương, tăng nguy cơ bị viêm nang lông trên da.
Thường xuyên sử dụng bồn tắm nước nóng cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông. Bồn tắm không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đối với cơ thể.
Dấu hiệu nhận biết viêm nang lông vùng kínMột số dấu hiệu thường có ở bệnh nhân bị viêm nang lông vùng kín:
Các triệu chứng thường gặp ở nữ giới:
Xuất hiện các mụn nhọt ở vùng đùi trong, vùng gò mu ở nữ giới hoặc ở mép môi âm hộ.
Xuất hiện các mụn đầu trắng ngay tại nang lông.
Trong trường hợp nghiêm trọng có thể xuất hiện các khối sưng lớn tại vùng kín.
Các triệu chứng thường gặp ở nam giới:
Vùng da quanh bộ phận sinh dục xuất hiện các nốt đỏ, mẩn ngứa gây khó chịu.
Xuất hiện các nang lông cuộn tròn và có xu hướng mọc ngược vào trong.
Các nốt mụn có thể có mủ hoặc không, và dễ bị lan rộng sang vùng da xung quanh.
Các triệu chứng trên thường xuất hiện ở mức độ ít nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển thành mụn nhọt nghiêm trọng, gây nhiễm trùng trên vùng da lớn. Người phát hiện các triệu chứng của viêm nang lông nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời và điều trị dứt điểm.
Viêm nang lông vùng kín có nguy hiểm không?Viêm nang lông là tình trạng ngoài da thường không quá nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên nếu không được điều trị kịp có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng:
Viêm nang lông nghiêm trọng tiến triển thành mụn nhọt, tăng nguy cơ nhiễm trùng tại vết thương, tạo thành áp-xe, mưng mủ. Khi các vết thương bị nhiễm trùng khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong điều trị, kéo dài thời gian điều trị.
Các vi khuẩn và vi nấm dẫn tới tình trạng viêm nang lông có thể xâm nhập và gây bệnh tại vùng kín, tăng nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa (ở nữ giới) và nam khoa (ở nam giới), gây ảnh hưởng đến chức năng đường sinh dục và chức năng sinh sản của người bị viêm nang lông.
Các cách điều trị viêm nang lông vùng kín Phương pháp sử dụng thuốc trị viêm nang lôngSử dụng thuốc để trị viêm nang lông được coi là phương pháp tiện lợi và đem lại hiệu quả nhanh chóng nhất hiện nay. Tuy nhiên đi kèm với công dụng mà thuốc đem lại, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn của thuốc.
Hiện nay thuốc trị viêm nang lông có nhiều loại khác nhau: thuốc sát khuẩn tại chỗ, thuốc kháng sinh dạng bôi, thuốc kháng sinh dạng uống có tác dụng toàn thân.
Một số nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm nang lông vùng kín bao gồm:
Thuốc sát trùng, thuốc kháng sinh mức độ nhẹ, thường được sử dụng trong các trường hợp viêm nang lông giai đoạn đầu khi bệnh tình còn nhẹ.
Thuốc kháng sinh đường uống thường được sử dụng trong trường hợp viêm nang lông vùng kín nặng, đã điều trị nhưng tái phát nhiều lần.
Thuốc kháng nấm: sử dụng khi nguyên nhân gây bệnh là do vi nấm gây ra.
Thuốc chống viêm, giảm đau: sử dụng khi xuất hiện các mụn nhọt, apxe
Bệnh nhân điều trị bằng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ điều trị.
Trị viêm nang lông vùng kín tại nhàBên cạnh phương pháp sử dụng thuốc, nhiều bệnh nhân ưu tiên sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên để khắc phục tình trạng viêm nang lông vùng kín. Các thảo dược tự nhiên được sử dụng thường an toàn và lành tính đối với da, không gây các tác dụng phụ trên da. Tuy nhiên, hiệu quả mà phương pháp này đem lại thường chậm, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng trong một thời gian dài để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
Phương pháp sử dụng thảo dược tự nhiên được đánh giá là hiệu quả tốt với các tình trạng viêm nang lông nhẹ và chưa xuất hiện nhiều tổn thương trên da.
Trị viêm nang lông vùng kín bằng dầu dừaDầu dừa là nguyên liệu làm đẹp quen thuộc với nhiều chị em phụ nữ. Dầu dừa không chỉ có tác dụng dưỡng da, làm đẹp da, mà còn có khả năng làm giảm tình trạng viêm nang lông hiệu quả. Trong thành phần của dầu dừa chứa các hoạt chất kháng khuẩn chống viêm, dưỡng da, kiểm soát bã nhờn trên da, cân bằng độ ẩm trên da.
Ngoài ra, dầu dừa còn có khả năng loại bỏ các tế bào chết trên da, hạn chế tình trạng tích tụ chất bẩn trong các nang lông gây viêm nhiễm nang lông. Mặt khác, dầu dừa vô cùng an toàn và lành tính với da, có thể sử dụng ở vùng da nhạy cảm mà không lo kích ứng.
Hướng dẫn các bước thực hiện:
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.
Sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ vào lòng bàn tay, thực hiện massage nhẹ nhàng vùng kín từ 3 cho đến 5 phút.
Sau đó rửa sạch lại với nước ấm và giữ cho vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ.
Phương pháp này nên được thực hiện đều đặn hàng ngày để cải thiện tình trạng viêm nang lông vùng kín nhanh chóng.
Hỗn hợp bột nghệ và mật ong trị viêm nang lôngMật ong và nghệ đều là những nguyên liệu dưỡng da hiệu quả, có tác dụng sát khuẩn nhẹ, chống viêm nhiễm tại vết thương, thích hợp dùng cho những vùng da nhạy cảm. Mật ong còn cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, giúp cho da luôn mịn màng.
Hướng dẫn các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp bột nghệ và mật ong theo công thức 2 thìa bột nghệ, 1 thìa mật ong, 3 thìa sữa chua không đường, trộn đều tạo thành hỗn hợp đặc sánh.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, lau khô nhẹ nhàng bằng khăn bông.
Bước 3: Thoa đều hỗn hợp đã chuẩn bị lên vùng da cần điều trị, massage nhẹ nhàng sau đó rửa sạch lại với nước.
Phương pháp này áp dụng 2 đến 3 lần mỗi tuần để vùng da được cải thiện tối ưu.
Trị viêm lỗ chân lông vùng kín bằng lá trầu khôngLá trầu không được biết đến từ lâu là một loại thảo dược tốt cho sức khỏe. Trong thành phần lá trầu không có chứa các hoạt chất có tính sát trùng sát khuẩn, tiêu viêm; từ đó khắc phục được các tình trạng viêm nhiễm tại nang lông.
Sử dụng lá trầu không giúp tình trạng viêm nang lông vùng kín được cải thiện nhanh chóng, đồng thời giảm nguy cơ mắc phải các bệnh phụ khoa thường gặp ở nữ giới.
Để thực hiện phương pháp này, cần chuẩn bị khoảng 5 đến 7 lá trầu không, rửa sạch. Đun sôi lá trầu không với một nồi nước, thêm vào một ít muối trắng. Sau khi hỗn hợp sôi, để nguội tới khoảng 50 hoặc 60 độ C để tránh gây bỏng. Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, sau đó thực hiện xông hơi với nước lá trầu không. Sau khi nước nguội hẳn có thể sử dụng để vệ sinh lại vùng kín, lau khô bằng khăn để tránh vùng kín bị ẩm ướt.
Các biện pháp can thiệp khácTrong trường hợp viêm nang lông tiến triển thành mụn nhọt hoặc áp xe mủ, bệnh nhân cần sự can thiệp của tiểu phẫu để loại bỏ nhân mụn và mủ khỏi vết thương. Tiểu phẫu sẽ được thực hiện bằng cách bác sĩ rạch một đường nhỏ để dẫn mủ ra ngoài. Sau khi thực hiện tiểu phẫu, các vết mụn cũ sẽ không còn đau và phục hồi nhanh chóng chỉ sau một vài ngày.
Một trong những phương pháp hiện đại hiện nay là triệt lông bằng laser. Đây được đánh giá là một phương pháp hiệu quả và hạn chế tình trạng tái phát của viêm nang lông. Triệt lông bằng laser giúp làm giảm mật độ của lông trên da, hạn chế tình trạng lông mọc ngược vào bên trong. Tuy nhiên, phương pháp này cần thực hiện nhiều lần và chi phí khá cao.
Các phương pháp dự phòng viêm nang lông vùng kín ở nam giới và nữ giớiMột số biện pháp để dự phòng tình trạng viêm nang lông vùng kín:
Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, thường xuyên sử dụng nước ấm để vệ sinh hoặc sản phẩm làm sạch chuyên dụng.
Không sử dụng chung khăn tắm với người khác, thường xuyên giặt khăn tắm để đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh tình trạng khăn tích tụ vi khuẩn gây viêm nang lông cho da.
Nữ giới chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là vào chu kỳ kinh nguyệt.
Hạn chế tẩy lông tại nhà.
Không mặc đồ lót chật chội và ẩm ướt, sử dụng các trang phục thoáng khí và vừa với cơ thể.
Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, tránh khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể: các thực phẩm giàu vitamin, omega 3, không sử dụng các loại đồ ăn có chứa hàm lượng cao. Không sử dụng các đồ ăn cay nóng và nhiều dầu mỡ.
Một số câu hỏi thường gặp Viêm nang lông vùng kín bao lâu thì khỏi?Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì viêm nang lông có thể khỏi hoàn toàn sau 2 đến 3 tuần và không để lại nguy hiểm cho người bệnh. Do vậy, người bệnh nên tham gia điều trị sớm khi phát hiện bản thân bị viêm nang lông.
Viêm nang lông vùng kín có lây không?Tình trạng viêm nang lông thông thường ít xảy ra tình trạng lây nhiễm. Tuy nhiên với tác nhân là tụ cầu vàng hay virus Herpes thì viêm nang lông vùng kín có thể lây từ người sang người thông qua các vật dụng cá nhân như khăn tắm, quần áo.
Kinh nghiệm trị viêm nang lông ở lưng hiệu quả, an toàn
5 loại sữa tắm trị viêm nang lông Chuyên gia Da liễu khuyên dùng
Bệnh Cúm Gia Cầm Trên Người: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán Và Cách Điều Trị
Bệnh cúm gia cầm (Tên khoa học là Avian Influenza) là một loại bệnh cúm do virus gây ra cho các loài gia cầm (hay chim) sau đó lây sang người qua nhiều đường tiếp xúc.
Các triệu chứng: sốt, ho, nhức mỏi cơ bắp, đau đầu, sổ mũi, đau họng và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể từ nhẹ đến nặng. Bệnh có thể trầm trọng đối với trẻ nhỏ, người già và những người có vấn đề về sức khỏe khác avian influenza (AI).
Virus này được phát hiện lần đầu tiên là tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các nơi trên thế giới. Virus cúm gây bệnh trên người được chia 3 nhóm (A, B, C) trong đó nhóm A là phổ biến và một số trong nhóm này có thể phátthành dịch bệnh.
Có rất nhiều chủng virus cúm gia cầm khác nhau. Hầu hết chúng không lây nhiễm cho con người. Nhưng có 4 chủng gây lo ngại trong những năm gần đây:
H5N1 (từ 1997).
H7N9 (từ 2013).
H5N6 (từ 2014).
H5N8 (từ 2023).
Cúm gia cầm do virus cúm gây ra trên gia cầm
Các triệu chứng của cúm gia cầm gần giống với cúm thông thường (ho, sốt, sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, người mệt mỏi, chảy nước mắt, da khô nóng,…). Tuy nhiên, điểm khác của cúm gia cầm là các dấu hiệu suy hô hấprõ rệt hơn và thể hiện tùy vào từng giai đoạn của bệnh như sau:
Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 2 – 5 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như giết mổ hay sử dụng các sản phẩm từ gia cầm bị bệnh như thịt, trứng hoặc tiếp tiếp xúc trực tiếp với người đang bị nhiễm bệnh,… Đây là khoảng thời gian virus H5N1 tiềm ẩn trong cơ thể bệnh nhân, chưa phát tác và chưa có dấu hiệu gì, chỉ chờ cơ hội bùng phát.
Giai đoạn khởi phát: Lúc này bệnh nhân sẽ đột ngột bị sốt cao, đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân, thậm chí chán ăn,… Đây là dấu hiệu ban đầu cảnh báo người bệnh sắp bước vào một giai đoạn bùng phát dữ dội của bệnh cúm A H5N1 với nhiều biến chứng phức tạp.
Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn phát ra hoàn toàn những triệu trứng trong thời gian ủ bệnh và giai đoạn khởi phát. Đến lúc này người bệnh mới có thể nhận biết một cách rõ ràng: sốt cao kéo dài có thể bị hôn mê, ho khan, ho có đờm và đau nhức toàn thân dữ dội.
Tiếp xúc trực tiếp đồ dùng: Vật dụng bị nhiễm bởi phân gia cầm là đường lây truyền cúm A H5N1 là chính, virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm cho người bằng các cơ chế cơ học như qua các phương tiện vận chuyển, quần áo, giày dép.
Lây truyền qua không khí: Virus có thể lây truyền qua không khí (ví dụ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp của gia cầm mang bệnh hoặc hít phải không khí có chứa bụi từ phân gia cầm)
Qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh: Có thể lây qua đường ăn uống (nước, thực phẩm nhiễm virus,…), lây bệnh do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bị bệnh qua chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn gia cầm và sản phẩm của gia cầm bệnh chưa được nấu chín hoặc chế biến không hợp vệ sinh.
Cúm gia cầm do nhiễm virus
Tổn thương trên hệ thống hô hấp là biến chứng đầu tiên và hay gặp nhất. Các loại vi khuẩn như haemophilus influenzae, liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng… chính là các tác nhân gây bội nhiễm phế quản – phổi. Phần lớn các trường hợp, bệnh nhân tử vong do thiếu oxy nghiêm trọng.
Suy đa tạng: Khi bệnh diễn biến nhanh bệnh nhân có thể bị suy đa tạng, các bộ phận quan trọng như thận, gan, não bị ảnh hưởng. Hệ miễn dịch trở nên suy yếu do số lượng bạch cầu, bạch cầu trung tính giảm mạnh. Do đó người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, thậm chí bị tiêu chảy dẫn đến hạ đường huyết.
Các hội chứng nghiêm trọng cũng có thể xảy ra ví dụ như đông máu nội mạch rải rác, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim,… Bệnh nhân cũng có thể bị phù não, viêm màng não lympho.
Các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời
Không thể chẩn đoán cúm gia cầm chỉ dựa trên các triệu chứng. Để chẩn đoán cúm gia cầm, chuyên gia chăm sóc sức khỏe cần làm các xét nghiệm sau để xác định virus:
Xét nghiệm bệnh phẩm dịch mũi.
Xét nghiệm bệnh phẩm dịch cổ họng.
Chẩn đoán hình ảnh bằng phương pháp chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương của phổi.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩHãy liên hệ bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất nếu gặp các triệu chứng sau:
Sốt cao liên tục từng cơn và kéo dài, có thể dẫn đến hôn mê.
Đau nhức, mệt mỏi khắp toàn thân.
Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
Tiêu chảy.
Hạ đường huyết.
Nơi khám chữaNếu phát hiện các dấu hiệu nêu trên bạn nên đến ngay các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện đa khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tham khảo một số bệnh viện uy tín và nổi tiếng.
Khu vực Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Y dược thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện chợ rẫy, Bệnh viện Quân Y 175, Bệnh viện Pháp Việt,…
Khu vực Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Đa khoa Hà Nội, Bệnh viện 108, Bệnh viện E Hà Nội,…
Điều trị chống suy hô hấp bằng cách làm thông đường thở, hút sạch đờm, dãi trong họng, khí quản bệnh nhân, đặt nội khí quản, cho thở oxy, vỗ rung lồng ngực, cho bệnh nhân ho, khạc đờm ra ngoài.
Điều trị chống sốc bằng cách điều chỉnh rối loạn nước và điện giải bảo đảm lượng dịch 70-80% nhu cầu sinh lý, sử dụng các loại dịch truyền: ringer lactat 5%, glucose 5%, natri clorid 0,9%,… Điều trị hạ sốt, giảm bạch cầu hạt. Chăm sóc nâng cao thể trạng để hồi phục sức khỏe sau giai đoạn cấp cứu.
Theo dõi tình hình bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị
Thường xuyên vệ sinh môi trường như tẩy uế chuồng trại nuôi gia cầm mắc dịch, phun thuốc cloramin B xung quanh khu vực nhà ở, thậm chí trong từng gia đình.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa mặt, mũi, chân tay ít nhất 2-3 lần/ngày. Sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường hô hấp trên để nhỏ mũi và súc họng hàng ngày.
Ăn uống đảm bảo vệ sinh: Không ăn tiết canh hoặc thịt các loại gia cầm ốm, bệnh hoặc nghi mắc bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh: Khi tiếp xúc với nguồn bệnh, phải trang bị bảo hộ gồm mặt nạ, áo choàng, găng tay, mũ… sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật đảm bảo ngăn ngừa virus xâm nhập.
Gia đình trong vùng dịch hoặc có người thân nhiễm cúm gia cầm cũng cần vệ sinh nhà cửa. Đồ dùng bệnh nhân phải được ngâm dung dịch tẩy trùng 20 phút
Advertisement
Đến bệnh viện ngay để khám và điều trị khi có các biểu hiện nghi bị bệnh như: sốt cao, đau đầu, đau cơ, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, ho,…
Vệ sinh môi trường chăn nuôi thường xuyên
Nếu có bất kỳ đóng góp nào về nội dung hoặc trải nghiệm của bạn trên webiste chúng tôi vui lòng đánh giá ngay bên dưới để chúng tôi có cơ hội được phục vụ bạn tốt hơn.
Bệnh cảm cúm là gì? Cách điều trị hiệu quả
Bị cảm cúm nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh
Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm
Nguồn: CDC, NHS, Everyday Health
Cập nhật thông tin chi tiết về Mèo Bị Tiêu Chảy: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Bằng Thuốc trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!