Bạn đang xem bài viết Mỹ Nhân Trong Giới Showbiz Việt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tìm hiểu tiểu sử diễn viên Khả Như chính xác, đầy đủ nhất 2023
1. Thông tin cá nhân về nữ diễn viên Khả Như
Tên đầy đủ: Trần Khả Như
Sinh năm: 16/03/1987
Chiều cao: 1m65
Nơi sinh: Hậu Giang, Việt Nam
Hiện sinh sống và làm việc tại Tp HCM
Cô sinh ra trong gia đình có cha mẹ đều là công nhân viên chức. Vì thế, từ bé Khả Như cũng được giáo dục bằng kỷ luật thép
Cô đã tốt nghiệp Cao đẳng Sân khấu – Điện ảnh Tp.Hồ Chí Minh năm 2011
2. Tìm hiểu xem diễn viên Khả Như là ai?
Khả Như là một trong số những nữ diễn viên hài mới nổi đang được yêu thích ở miền Nam. Cùng với tài hoạt ngôn, sự hài hước theo một phong cách riêng của mình, Khả Như cũng đã tạo nên sự mới lạ ở trong phong cách hài của mình.
Trên sân khấu, cả trên truyền hình đều là vậy, nhưng mà ít ai biết ngoài đời Khả Như là một người sống rất nội tâm. Nữ diễn viên có sở thích là đi dạo thành phố vào ban đêm chỉ có một mình.
Với một ngoại hình sáng sân khấu, cùng khả năng diễn xuất tốt, Khả Như được nhà sản xuất rất tin tưởng giao cho vị trí là cố vấn và dàn dựng kịch bản cho rất nhiều chương trình.
Khả năng nhập vai diễn của diễn viên Khả Như khá tốt, cô có thể biến hóa thành nhiều nhân vật khác nhau. Với các nhân vật có tâm lý phức tạp, hay số phận trắc trở, Khả Như đều lột tả được hết tâm trạng của nhân vật một cách sinh động nhất.
3. Con đường sự nghiệp của diễn viên Khả Như
Diễn viên Khả Như được sinh ra và lớn lên trong một gia đình có cha mẹ là công nhân viên chức, không ai theo nghề sân khấu điện ảnh. Khi mới xuất hiện trước công chúng, Khả Như được khán giả biết đến với các vai diễn phản diện trong các vở kịch High school musical
Sau những bước ngoặc đầu tiên cô đã vềlàm việc tại Sân khấu Thế giới trẻ, cô đã được giao cho những vai nữ chính trong các vở kịch ăn khách như “Chuyện tình Bangkok”, vai ma nữ trong bộ phim điện ảnh ăn khách “49 ngày” diễn cùng nam diễn viên hài Trường Giang, vai Thúy Diễm trong bộ phim “Khát khao của chàng”…
Với vai diễn mẹ kế trong vở kịch “Cõng mẹ đi chơi”, Khả Như đã cho thấy khả năng nhập vai vào các vai diễn khác nhau, vai diễn cá tính của cô là rất tốt. Với các nhân vật có tâm lý phức tạp, hay số phận trắc trở, Khả Như đều lột tả được hết tâm trạng của nhân vật một cách sinh động nhất, trong đó có vai diễn trong phim “Đại ca U70” đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng khán giả.
Khả Như đã được nhà sản xuất tin tưởng giao cho vị trí cố vấn và dàn dựng kịch bản cho nhiều chương trình như: Cười xuyên Việt, Cùng nhau tỏa sáng 2023… Ngoài ra, Khả Như còn tham gia các sitcom trên truyền hình như: Nhà là để trọ, Già néo đứt dây…
Theo thông tin chia sẻ của Khả Như là cô từng trốn học và đạp xe một quãng đường dài 30km để được uống sữa đậu nành, cô từng chia sẻ về nỗi lo sợ khi lấy chồng cho nên hiện tại nữ diễn viên chỉ nghĩ đến bản thân và công việc, điều hạnh phúc nhất đối với Khả Như là cô có thể tự kiếm ra tiền và tằn tiện để tự mua một ngôi nhà cho mình.
Thời điểm gần đây nhất, Khả Như đã có nhiều vai diễn ấn tượng trên sân khấu kịch nói, đồng thời cũng lấn sân sang lĩnh vực đạo diễn. Bên cạnh web-drama Biệt đội 1-0-2: Lật mặt showbiz, Khả Như cũng là người cầm trịch cho dự án Hạt giống tâm hồn do VIVA sản xuất. Đây là series phim ngắn được chuyển thể từ bộ sách cùng tên nhằm mang đến những giá trị nhân văn đến với khán giả.
4. Thành tích mà diễn viên Khả Như đạt được
Một số vở kịch có sự góp mặt của Khả Như:
Chuyện tình Bangkok
Cõng mẹ đi chơi
Không thể lấy chồng
Mẹ chồng rắc rối
……..
Những bộ phim do Khả Như đóng:
Vú em tập sự 2023
Cho em gần anh thêm chút nữa (2023)
49 ngày
Đại ca u70
Nhà trọ để trọ
Au chẳng thích đùa
Già néo đứt dây
…
Vị trí biên đạo kịch bản:
Cười xuyên việt
Cùng nhau tỏa sáng (2023)
…
Giải thưởng vinh danh của Khả Như:
– Giải Mai Vàng cho Nữ diễn viên sân khấu
– Giải Mai Vàng cho Nghệ sĩ của năm
– Đề cử: Giải Mai Vàng cho Người dẫn chương trình
5. Câu chuyện tình yêu, gia đình của diễn viên Khả Như
Với chuyện tình cảm, yêu đương thì diễn viên Khả Như đang dính phải tin đồn là người thứ 3 xen vào tình cảm giữa Thanh Trúc và Khương Ngọc. Cho đến cuối năm 2023, nữ diễn viên Khả Như đã xác nhận mối quan hệ tình cảm của mình với đàn anh trong nghề – Khương Ngọc.
Đây được xem là một trong những cặp đôi đẹp của showbiz Việt. Tuy nhiên gần đây, tần suất xuất hiện cùng nhau của họ ngày càng giảm, cho đến khi Khương Ngọc ra mắt phim điện ảnh Lời nguyền gia tộc vào tháng 8 vừa qua, công chúng không thấy bóng dáng Khả Như đến chúc mừng.
Tuy có nhiều thông tin hậu trường rằng cặp đôi này đã chia tay, thế nhưng người trong cuộc vẫn chưa từng lên tiếng.
Hi vọng những thông tin về tiểu sử diễn viên Khả Như bên trên sẽ giúp ích phần nào cho khán giả hiểu rõ hơn về ngày sinh, chiều cao, cân nặng,..một cách chính xác và đầy đủ nhất. Với những nhân vật có tâm lý phức tạp hay số phận trắc trở đều được Khả Như lột tả hết tâm trạng một cách sinh động, chậm tới cảm xúc của người xem. Tài hoạt ngôn, sự hài hước đã tạo nên một phong cách lối diễn riêng, mang lại nhiều thành công trong sự nghiệp diễn xuất của nữ diễn viên Khả Như.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtVăn Bản Một Thời Đại Trong Thi Ca Trong Thi Nhân Việt Nam, Hoài Thanh
Một thời đại trong thi ca
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả Hoài Thanh, cũng như nội dung của văn bản này.
Nghe đọc Một thời đại trong thi ca:
[…] Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới.
Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy. Nhưng chính Xuân Diệu còn viết:
Với một nhà thơ cũ tả cảnh thu lại có những câu nhí nhảnh và lả tơi:
Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy. Khốn nỗi, cái tầm thường, cái lố lăng chẳng phải của riêng một thời nào và muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải sánh bài hay với bài hay vậy.
Âu là ta đành phải nhận rằng trời đất không phải dựng lên cùng một lần với thế hệ chúng ta. Hôm nay đã phôi phai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ. Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể.
Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa – hay thơ cũ – và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nói giống nhau thì vẫn có chỗ giống nhau như chữ tôi vẫn giống chữ ta. Nhưng chúng ta hãy tìm những chỗ khác nhau.
Ngày thứ nhất – ai biết đích ngày nào – chữ tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thực bỡ ngỡ. Nó như lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang theo một quan niệm chưa từng thấy ở xứ này: quan niệm cá nhân. Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả. Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc trong văn thơ họ cũng dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. Song dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình, hay – thì cũng thế – với tất cả mọi người. Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông, hoặc họ không tự xưng, hoặc họ ẩn mình sau chữ ta, một chữ có thể chỉ chung nhiều người. Họ phải cầu cứu đoàn thể để trốn cô đơn. Chẳng trách gì tác phẩm họ vừa ra đời, đoàn thể đã dành làm của chung, lắm khi cũng chẳng thèm ghi tên của họ. Ở phương Tây, nhất là từ khi có đạo Thiên Chúa, không bao giờ cá nhân lại bị rẻ rúng đến thế.
Bởi vậy cho nên, khi chữ tôi, với cái nghĩa tuyệt đối của nó, xuất hiện giữa thi đàn Việt nam, bao nhiêu con mắt nhìn nó một cách khó chịu. Nó cứ luôn luôn đi theo những chữ anh, chữ bác, chữ ông đã thấy chướng. Huống bây giờ nó đến một mình!
Nhưng, ngày một ngày hai, nó mất dần cái vẻ bỡ ngỡ. Nó được vô số người quen. Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!
Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Đừng có tìm ở họ cái khí phách ngang tàng của một thi hào đời xưa như Lý Thái Bạch, trong trời đất chỉ biết có thơ. Đến chút lòng tự trọng cần để khinh cảnh cơ hàn, họ cũng không có nữa:
Không biết trong khi rên rỉ như thế Xuân Diệu có nghĩ đến Nguyễn Công Trứ, một người đồng quận, chẳng những đã đùa cảnh nghèo mà còn lấy cảnh nghèo làm vui.
Nhưng ta trách gì Xuân Diệu! Xuân Diệu, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại, chỉ nói cái khổ sở, cái thảm hại của hết thảy chúng ta.
Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.
Cả trời thực, trời mộng vẫn nao nao theo hồn ta.
Thực chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước.
Thời trước, dầu bị oan khuất như Cao Bá Nhạ, dầu bị khi bỏ như cô phụ trên bến Tầm Dương, vẫn còn có thể nương tựa vào một cái gì không di dịch. Ngày nay lớp thành kiến phủ trên linh hồn đã tiêu tan cùng lớp hoa hoè phú trên thi tử. Phương Tây đã giao trả hồn ta lại cho ta. Nhưng ta bàng hoàng vì nhìn vào đó ta thấy thiếu một điều, một điều cần hơn trăm nghìn điều khác: một lòng tin đầy đủ.
Đó, tất cả cái bi kịch đương diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên.
Nhưng do đó trong thất vọng sẽ nảy mầm hy vọng.
Chưa bao giờ như bây giờ họ hiểu câu nói can đảm của ông chủ báo Nam phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”.
Chưa bao giờ như bây giờ họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chỉ biến thiên chứ không sao tiêu diệt.
Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai.
– Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên.
– Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước.
– Quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
– Khi còn đi học, ông từng tham gia phong trào yêu nước, bị thực dân Pháp bắt giam.
– Từ những năm 30 của thế kỉ XX, ông bắt đầu viết văn.
– Tháng 8 năm 1945, ông tham gia khởi nghĩa và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.
– Sau cách mạng, ông hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hóa cứu quốc ở Huế.
– Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
– Năm 2000, ông được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
– Một số công trình nghiên cứu: Văn chương và hành động (1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Có một nền văn hóa Việt Nam (1946), Quyền sống của con người trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du…
– Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng hợp một cách sâu sắc phong trào thơ mới.
– Đoạn trích trong SGK thuộc phần cuối của bài tiểu luận.
Gồm 3 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “muốn rõ đặc sắc mỗi thời đại phải nhìn vào đại thể”: Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.
Phần 2. Tiếp theo đến “để gửi nỗi băn khoăn riêng”: Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
Phần 3. Còn lại: Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó.
Mở đầu văn bản Hoài Thanh đề cập đến cái khó khăn trên con đường đi tìm tinh thần trong thơ mới. Đồng thời, tác giả nhận diện thơ mới và thơ cũ một cách khái quát nhất. Sau đó là phân tích cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi” cá nhân. Cái “tôi” xuất hiện trở nên xa lạ vì tất cả đã quá quen thuộc với cái “ta” chung. Cái tôi xuất hiện bởi với những cái tên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử… lúc bây giờ cũng đi vào bế tắc, mất niềm tin khi đứng trước bối cảnh thời đại. Những nhà thơ mới họ tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng việt. Họ tìm vào quá khứ, vào dĩ vãng để quên đi hiện tại bi thương.
Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới”. Lần đầu tiên “chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó”, xuất hiện trong thi ca đồng thời cũng nói lên “cái bi kịch ngấm ngầm trong hồn người thanh niên” hồi bấy giờ.
Advertisement
Lập luận khoa học và chặt chẽ, văn phong thấu đáo, tinh tế…
(1) Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt về văn bản Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh.
(2) Thân bài
a. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới
– Các nhà thơ mới vẫn còn viết những câu gợi hình ảnh thân thuộc muôn thuở của thơ ca truyền thống như Xuân Diệu: “ Người giai nhân: bến đợi dưới cây già/Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt”.
– Trong khi đó thơ cũ lại có những câu “nhí nhảnh và lả lơi”: “Ô hay! Cảnh cũng ưa người nhỉ/Ai thấy ai mà chẳng ngẩn ngơ?”
– Giữa thơ cũ và thơ mới vẫn có sự giao thoa, ảnh hưởng.
– Nguyên tắc nhận diện:
Không căn cứ vào cục bộ và cái dở của thơ mỗi thời.
Phải căn cứ vào cái đại thể, cái hay của mỗi thời.
b. Tinh thần thơ mới với “cái tôi”
– Tinh thần thời xưa – thơ cũ và tinh thần thời nay – thơ mới có thể gom lại trong hai chữ tôi và ta.
– Chữ “tôi” chính là ý thức cá nhân, chữ “ta” là ý thức cộng đồng.
– Hành trình chập chững, lạ lâm, bỡ ngỡ: “Nó như lạc loài nơi đất khách”.
c. Sự vận động của thơ mới và cái bi kịch của nó
Chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó lại “đáng thương” tội nghiệp bởi vì:
Mất hết cái cốt cách hiện ngay ngày trước.
Cái tôi đem đến cho tâm hồn họ nỗi buồn lạnh bơ vơ, muốn thoát nhưng không được: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, càng đi càng thấy lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ… Ta ngơ ngẩn buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Thiếu một lòng tin đầy đủ vào thực tại, tìm cách thoát li thực tại.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Một thời đại trong thi ca.
Những Mỹ Nhân Làm “Điên Đảo” Triều Đại Trung Hoa
Muội Hỉ
Theo sử sách, Kiệt Vương là người tàn bạo. Trong một lần đem quân đi đánh chư hầu, tù trưởng bộ lạc Hữu Thi cầu hòa với Kiệt Vương, dâng tặng trâu bò, ngựa tốt, mỹ nữ – bao gồm em gái của tù trưởng là Muội Hỉ. Say mê trước sắc đẹp của Muội Hỉ, Kiệt Vương tha cho Hữu Thi. Một mỹ nhân đổi lấy bình an cho cả bộ lạc, hiến vật ấy quả xứng là đệ nhất.
Muội Hỉ làm cho Kiệt Vương điên đảo thần hồn, suốt ngày đắm chìm trong nhục dục, lơ là chính sự. Vốn là ông vua hoang dâm, hậu cung lúc nào cũng đầy mỹ nữ nhưng Kiệt Vương chỉ sủng ái mỗi nàng, khi lâm triều cũng mang theo Muội Hỉ ngồi trên đùi tiếp kiến quần thần. Điều này đã khiến các bá quan trong triều vô cùng phẫn nộ, nhưng không thể làm được gì.
Muội Hỉ là một mỹ nhân hiếm có và tính khí thất thường. Nàng thích đội mũ, đeo kiếm như võ tướng hoặc ăn mặc như nam giới. Lúc ái ân, nàng cũng rất mạnh mẽ và thích ở vị trí của người đàn ông, có lẽ điều này là một trong những điểm cột chặt sự sủng ái, say mê của Kiệt Vương.
Kiệt Vương rất thích nụ cười của Muội Hỉ nhưng nàng lại rất ít khi cười. Một trong số ít việc có thể khiến Muội Hỉ cười là nghe thấy tiếng xé lụa nên Kiệt Vương hạ lệnh cho cung nhân hằng ngày mang khăn tay được dệt tinh xảo đến, lần lượt xé rách trước mặt Muội Hỉ để nàng vui lòng.
Để lấy lòng Muội Hỉ, Kiệt Vương cho xây một cái đài cao bằng ngọc gọi là Dao đài, trước Dao đài là một cái ao đổ đầy rượu (tửu trì). Tửu trì rộng lớn đến mức có thể đi thuyền ra ngắm cảnh. Mỗi lần ngắm cảnh tại Dao đài, quanh tửu trì có khoảng 3000 trai gái đứng chầu chực sẵn sàng đợi lệnh. Kiệt Vương xuống lệnh, tiếng trống vang trời, 3000 người theo tiếng trống lệnh, nhoài người ra như kiểu trâu uống nước, mông chổng lên trời, thò cổ chúc đầu xuống tửu trì uống rượu. Muội Hỉ thích thú cất tiếng cười.
Đúng là ngàn vàng mua một nụ cười mỹ nhân, chỉ có Hồ ly tinh trong truyền thuyết mới có sức mê hoặc đến ngần ấy.
Cuốn sử biên niên Trúc thư kỉ niên của nước Ngụy thời Chiến Quốc bổ sung thêm thông tin về câu chuyện Muội Hỉ và Hạ Kiệt. Hạ Kiệt vẫn tiếp tục việc chinh phạt, mang quân đi đánh đất Mạnh Sơn. Nước Mạnh Sơn bèn theo nước Hữu Thì, dâng 2 người con gái đẹp là Uyển và Viêm để xin Hạ lui quân. Hạ Kiệt bằng lòng nhận mĩ nữ mà lui quân về.
Tuy nhiên cũng từ đó Hạ Kiệt quay sang sủng ái hai người con gái đất Manh Sơn và lạnh nhạt với Muội Hỷ. Điều đó khiến bà oán hận Hạ Kiệt.
Trong khi đó Thành Thang nước Thương ngày càng lớn mạnh. Thương Thang sai hữu tướng Y Doãn đến kinh đô nhà Hạ trá hàng. Y Doãn đã lợi dụng sự oán vọng của Muội Hỉ đối với Hạ Kiệt để khai thác cho mục tiêu chính trị của nước Thương. Y Doãn lén liên hệ qua lại với bà. Muội Hỷ đã tiết lộ nhiều tin tức về nội tình triều đình nhà Hạ cho Y Doãn. Sau khi đạt được mục đích, Y Doãn trở lại giúp Thành Thang.
Trong khi Kiệt say đắm tửu sắc thì Thương Thang theo kế sách của Y Doãn tìm cách liên minh với các bộ tộc để tạo vây cánh và mang quân đánh diệt các nước chư hầu thân với Hạ như Cát, Bình Chướng Vi, Côn Ngô. Sau đó Hạ Kiệt bị Thương Thang đánh bại trong trận quyết định ở Minh Điều[4] và mất nước, bị đày ra Nam Sào.
Theo sử sách, Muội Hỉ thường được ví như các mĩ nhân Đát Kỉ mê hoặc vua Trụ làm mất nhà Thương và Bao Tự mê hoặc vua Chu U Vương làm mất nhà Tây Chu nhưng Trúc thư kỉ niên lại cho rằng bà đã phản lại Hạ Kiệt vì bị thất sủng.
Bao Tự
Trong Sử ký Tư Mã Thiên có ghi chép về Bao Tự. Vì một nụ cười của nàng, Chu U Vương đã làm mất nước vào tay quân Khuyển Nhung.
Bao Tự duyên dáng, xinh đẹp tuyệt trần được Chu U vương sủng ái. Để khiến người đẹp cười, nhà vua đã làm mọi cách có thể. Tuy nhiên sau nhiều lần cố gắng không thành, Quắc công Thạch Phủ tâu với vua là mình có cách làm cho nàng cười.
Quanh đất nhà Chu cai trị vốn xây nhiều phong hỏa đài (đài cao để đốt lửa ra hiệu cho chư hầu dẫn quân tới cứu vua khi giặc đến). Quắc Công khuyên Chu U vương đốt lửa cho chư hầu đến. Quân chư hầu mấy nước lân cận trông thấy các cột lửa cháy, ngỡ là có giặc bèn hớt hải mang quân đến cứu. Đến kinh thành, thấy mọi người vẫn đi lại bình thường, không có giặc giã gì cả. Các chư hầu ngơ ngác nhìn nhau.
Chu U Vương tươi cười đáp lời chư hầu “Lâu không thấy các ông, nay đốt lửa để các ông tụ tập cho ta đỡ nhớ”. Chư hầu các phương vừa hậm hực vừa xấu hổ, đành cuốn cờ dẹp trống thất thểu ra về. Bao Tự ở trên đài trông thấy bật tiếng cười lớn. U Vương vô cùng hoan hỉ vì làm được cho nàng cười. Đến một thời gian sau, vua Chu lại sai đốt lửa lần nữa và các chư hầu lại bị lừa để Bao Tự có được tiếng cười.
Chu U vương say mê Bao Tự, không lâu sau nàng sinh được một vương tử tên là Bá Phục. Vui mừng khôn siết, nhà vua quyết định phế truất Thân hậu cùng với con của bà là Thái tử Nghi Cữu. Bao Tự được lập làm Vương hậu thay thế, còn Bá Phục được lập làm Thái tử.
Thân hậu và Thái tử Nghi Cữu bị phế, bèn nương nhờ nhà ngoại ở nước Thân (nay là Hà Nam, Trung Quốc). Cha Thân hậu đem lòng hận Chu U Vương bèn liên hệ với quân Khuyển Nhung bên ngoài kéo vào đánh úp kinh đô. Chu U vương vội cho đốt lửa hiệu triệu chư hầu tới cứu, nhưng các chư hầu bị lừa vài lần nên tưởng vua đùa, không tới nữa. Chu U vương mang Bao Tự và con nhỏ bỏ chạy, bị quân Khuyển Nhung đuổi theo giết chết. Riêng Bao Tự bị vua Khuyển Nhung bắt về cung để mua vui.
Quân Khuyển Nhung cướp phá giết người kinh thành. Thân hậu ân hận mang họa cho dân Cảo Kinh bèn viết thư triệu các nước chư hầu Tấn, Tần, Trịnh đến đánh quân Khuyển Nhung. Quân chư hầu kéo đến đánh tan quân Nhung. Cùng lúc đó, Bao Tự thấy quân các nước kéo vào cung bèn thắt cổ tự vẫn.
Tô Đát Kỷ
Ân Thương là thời kỳ vô cùng thịnh vượng trong lịch sử Trung Quốc, kinh tế phát triển, quốc lực hùng mạnh, nhưng đáng tiếc đến đời Trụ Vương đã bị tiêu diệt bởi nhà Chu. Nguyên nhân bắt nguồn từ chính mối tình điên dại, nghiệt ngã giữa Trụ Vương và Đát Kỷ.
Trụ Vương nổi tiếng là người tư chất thông minh, tài hoa hơn người, bước đi dũng mãnh, thân như tuấn mã, văn võ song toàn, trí dũng đa mưu. Nhưng Trụ Vương lại là kẻ nổi tiếng háo sắc, hoang dâm vô độ.
Theo Phong thần diễn nghĩa thì Đát Kỷ nguyên danh là Tô Đát Kỷ, là con gái quốc sắc thiên hương của Ký Châu hầu Tô Hộ. Do vua Trụ Vương vốn háo sắc, nghe lời của Bí Trọng và Vưu Hồn, nên đòi Tô Hộ phải dâng con gái để nạp làm phi tần. Tuy Tô Hộ phản ứng mạnh trước yêu cầu này, nhưng sau khi có thư khuyên giải cân nhắc của Tây Bá hầu Cơ Xương, ông quyết định dâng con gái.
Tô Đát Kỷ, 16 tuổi, 1 bông hoa rực rỡ đẹp tuyệt trần: Cơ thể là một sản phẩm không tỳ vết của tạo hóa, mắt nàng long lanh như sương mai, da mịn màng tựa như lụa, nước da hồng hào, mũi cao thẳng, miệng hoa nhỏ, hàm răng hạt lựu, môi tựa thoa son, dáng đi uyển chuyển, giọng nói trong trẻo, đầy quyến rũ, đàn ca khiêu vũ hết mực giỏi giang. Nàng tinh thông cả hội họa, múa bút như mây trôi, vẽ khổng tước rất khéo, thích đọc sách, pha trà và may vá. Chưa hết, nàng còn có tài nấu ăn tuyệt vời, biết cỡi ngựa cầm đao và nghệ thuật phòng the nhằm phục vụ cho việc làm Trụ Vương say đắm. Tương truyền, Đát Kỷ đẹp đến nỗi ngay cả khi nàng nổi giận cũng khiến Trụ Vương mê hồn. Nàng muốn lật đổ Khương hoàng hậu bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Trụ Vương tức giận truyền chỉ giết chết hoàng hậu rồi lập Đát Kỷ lên thay. Nàng còn xin Trụ Vương đưa Hồ Hỷ Mỵ và Ngọc Mỹ nhân đều có học phép vào cung, cùng ra sức lấy lòng khiến vua không đoái hoài gì đến những cung tần khác nữa.
Đát Kỷ không chỉ hoang dâm vô độ mà còn rất tàn nhẫn, thường dùng các trò oái oăm hoặc các hành động vô cùng độc ác để đổi lấy tiếng cười và sự kích thích dục vọng. Từ khi có Đát Kỷ, Trụ Vương mê đắm, không rời nàng ta nửa bước, bỏ bê triều chính, ngày đêm đắm chìm trong tửu sắc nhục dục. Ai tung hô sẽ được hưởng phú quý, ai chống lại tất sẽ rước họa vào thân. Thậm chí ông ta còn ngoan ngoãn phục tùng mọi mệnh lệnh do Đát Kỷ đưa ra miễn đổi được nụ cười của mỹ nhân.
Để phục vụ cho mọi thú vui bệnh hoạn, từ Triều Ca đến Hàm Đan trong vòng nghìn dặm, cứ cách 5 dặm Trụ Vương lại cho xây một ly cung, cách 10 dặm lại xây một biệt quán. Ông ta cùng Đát Kỷ ban ngày thì hoan lạc trên xe rong ruổi khắp nơi, đêm đến treo đèn kết hoa, ca múa hoan lạc cả đêm.
Đát Kỷ thường xuyên yêu cầu Trụ Vương mở tiệc rượu. Mỗi lần thường có đến 3.000 người, nam nữ cùng tham gia, cùng nhau đắm chìm trong tửu sắc. Đát Kỷ nghĩ ra trò đào hai cái hố sâu, một bên đổ đầy rượu thành tửu trì, một bên treo thịt làm rừng gọi là nhục lâm, ông ta cùng Đát Kỷ và đám cung tần mỹ nữ khỏa thân thỏa thê chơi cả ngày.
Thậm chí, Đát Kỷ còn bắt Trụ Vương cho thái giám và các cung nữ đánh nhau, kẻ thắng sẽ được ban rượu ở tửu trì và thịt ở nhục lâm, kẻ thua sẽ được ném vào thùng chứa bò cạp, rắn độc. Chính vì thế, số thái giám, cung nữ chết hàng ngày nhiều không đếm xuể.
Lại có một lần, Tô Đát Kỷ cùng các cung nữ ra ngoài ngắm cảnh, thấy một người phụ nữ mang thai đi qua. Tô Đát Kỷ thầm nghĩ: Thật là kỳ quái, tại sao đứa trẻ lại có thể lớn lên trong bụng như vậy? Nghĩ vậy bèn sai quân lính mổ bụng người mẹ ra xem. Sự hiếu kỳ của Tô Đát Kỷ một lúc đã cướp đi sinh mạng hai mẹ con!
Để có tiền phục vụ cho thú xa hoa hàng ngày, Trụ Vương ra lệnh thu sưu cao thuế nặng. Thiên hạ đại loạn, lòng dân căm phẫn phản đối Trụ Vương. Tây Bá Cơ Xương căm giận Trụ Vương, cố tìm cách giấu mình rồi ngầm tập hợp lực lượng chống lại. Trong nhiều năm, Cơ Xương phát triển lớn mạnh, diệt nhiều nước chư hầu vây cánh của Trụ Vương, nhưng Trụ Vương không màng lo lắng mà chỉ tập trung hưởng lạc. Khi Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên ngôi, mang quân đi đánh Thương.
Khi tỉnh ngộ thì đã muộn, Trụ Vương đã lên Lộc Đài, chất hết vàng bạc châu báu và đốt cung điện rồi nhảy vào lửa. Đát Kỷ thì cũng bị chém đầu.
Trần Viên Viên
Trần Viên Viên (gọi tắt là Viên Viên), nguyên xuất thân từ một gia đình lao động nghèo ở thôn Thái Nguyên, Vũ Tiến, Hình Châu. Mẹ Viên Viên sinh nàng chẳng được bao lâu thì mất. Cha vốn là một người buôn bán nhỏ nhưng do hoàn cảnh bần hàn nên đã bỏ đi xa, để lại cô con gái duy nhất cho người em vợ nuôi. Do hoàn cảnh mồ côi sớm, nên lớn lên Viên Viên mang theo họ Trần của chồng người dì ruột nuôi dưỡng. Người dì tuy không có công sinh thành, nhưng lại có công nuôi dưỡng. Bà cho người đến dạy dỗ Trần Viên Viên từ nhỏ nên nàng đã sớm thành thục cầm, kỳ, thi, họa.
Khi trưởng thành, Trần Viên Viên bị bán vào một kỹ viện nổi tiếng ở Nam Kinh. Tại đây, nàng bắt đầu cuộc đời của một kỹ nữ đời Minh với danh hiệu “Tần Hoài Bát Diễm”. Khi ấy, hoàng đế Sùng Trinh đang sủng ái Điền Quý phi, làm cho Chu hoàng hậu rất ghen tức. Biết chuyện, cha của Chu hoàng hậu đến kỹ viện bỏ tiền ra mua Viên Viên, để đưa vào cung phục vụ hoàng đế. Kề cận được Viên Viên, Sùng Trinh thường ở mãi trong cung không muốn ra thiết triều.
Trong những ngày Sùng Trinh say đắm với người đẹp, nông dân bên ngoài nổi lên khởi nghĩa và đánh chiếm rất nhiều thành trì, giết chết rất nhiều tướng tài của triều đình. Khi đó, ông vua cuối cùng của Minh triều mới nhận ra sai lầm và cho Viên Viên ra khỏi cung. Nhưng đến lúc đó, thời thế đã mất, thành trì không thể lấy lại, tướng tài không thể sống dậy, sĩ khí không thể chấn hưng. Thời cơ cuối cùng để đánh bại khởi nghĩa nông dân, phục hưng lại đất nước đã chôn vùi dưới váy nàng kỹ nữ.
Viên Viên được vua Sùng Trinh cho ra khỏi cung và an trí trong phủ Chu quốc trương. Trong một bữa tiệc tại phủ, nhan sắc và tài múa hát của Viên Viên đã lọt vào mắt xanh của một vị dũng tướng bậc nhất bấy giờ là Ngô Tam Quế. Sùng Trinh đã ban Viên Viên cho Ngô Tam Quế và phong làm Tổng đốc Sơn Hải Quan (tương đương với Tư lệnh quân khu biên giới).
Ngày 26/5/1644, lực lượng của Lý Tự Thành (tự xưng là Sấm vương) vào chiếm lấy Bắc Kinh, lên ngôi Hoàng đế, hiệu là Đại Thuận. Sùng Trinh bỏ chạy rồi tự vẫn ở Môi Sơn. Nàng bị Lý Tự Thành chiếm đoạt và cướp vào trong cung hầu hạ.
Ngô Tam Quế nghe tin Bắc Kinh bị chiếm vội quay về cứu vua. Lý Tự Thành vội sai người đón Ngô Tam Quế giữa đường để thuyết phục làm đồng minh. Ngô Tam Quế vốn đã định đồng ý, nhưng lại nghe tin Lý Tự Thành đã chiếm đoạt người đẹp của mình thì nổi điên và làm ra một quyết định gây hại muôn đời. Ông mở cửa quan cho quân Mãn Châu tràn vào Trung Nguyên với ý định mượn thế mạnh của Mãn Châu đánh bại Lý Tự Thành, đoạt lại giang sơn và mỹ nhân. Nhưng mời quân dễ, tiễn đi thì khó. Quân Mãn Châu chiếm được Trung Nguyên thì ở lì không đi và xưng quốc hiệu là Thanh, chiếm luôn Trung Quốc.
Vì mê đắm sắc đẹp của Trần Viên Viên, Lý Tự Thành không quan tâm gì đến việc trùng tu, cố thủ thành trì trước sự tấn công của liên quân Mãn Châu – Ngô Tam Quế nên ông chỉ làm vua được có 43 ngày.
Sau khi bị đánh chạy khỏi Bắc Kinh, Lý Tự Thành đã lưu lạc khắp nơi, cuối cùng chết bờ chết bụi. Dù chỉ làm vua 43 ngày thì Lý Tự Thành cũng là ông vua thứ 2 mất nước dưới váy Trần Viên Viên.
Từ chuyện kỹ nữ Trần Viên Viên mới thấy câu nói của người xưa cấm có sai: “ôn nhu hương, anh hùng trủng”, nghĩa là “tổ ấm dịu dàng là mồ chôn anh hùng”.
Hạ Cơ
Là con gái của quốc vương nước Trịnh (Trịnh Mục Công) thời Xuân Thu (772 – 480 TCN), Hạ Cơ có một vẻ đẹp quyến rũ đến nỗi, nàng được người đời gọi bằng cái tên: “nữ hoàng tình dục”. Tương truyền, khi còn là thiếu nữ, nàng đã học được thuật “hấp tinh đạo pháp” và “thái âm bổ dương”, không chỉ khiến đàn ông mê mệt mà còn khiến cho mình giữ lại được nhan sắc. Sử sách còn nói rằng, sau khi ăn nằm với ai rồi, nàng vẫn trở lại “hoàn tân” như cũ.
Tuy nhiên, có rất nhiều giai thoại xem Hạ Cơ giống như một bông hoa đẹp có độc. Tất cả những người đàn ông đã từng ân ái với nàng đều gặp tai họa, chết chóc. Người tình đầu tiên của nàng là Tử Man qua đời không lâu sau khi chung sống. Các bậc đại thần trong triều thi nhau săn đón, giành giật khiến cha nàng phải gả con gái cho đại thần nước Trần là Hạ Ngữ Thúc. Nhưng cuộc sống hạnh phúc của Hạ Cơ và Hạ Ngữ Thúc không kéo dài được bao lâu thì Hạ Ngữ Thúc cũng đột ngột qua đời. Để đảm bảo cuộc sống của mình và con trai, Hạ Cơ chấp nhận qua lại với hai đại thần nước Trần là Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ.
Sau đó, việc tư thông của Hạ Cơ đến tai vua Trần Linh Công. Hứng thú với cuộc tình tay ba này, vua Trần Linh Công cũng nhập cuộc, tạo nên cuộc tình “tứ long hí nhất phượng” nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Quả nhiên, Trần Linh Công đã bị Hạ Cơ mê hoặc chỉ sau một lần ân ái, thậm chí, mối quan hệ vua tôi giữa Trần Linh Công, Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ càng trở nên gắn kết nhờ Hạ Cơ. Sau mỗi lần bãi triều, cả ba lại mang nội y của Hạ Cơ tặng ra so sánh, “đàm đạo”.
Sự bê tha và trụy lạc của vua tôi Trần Linh Công khiến bề tôi Tiết Giả chướng tai gai mắt bèn lên tiếng can ngăn. Nhưng Trần Linh Công không chịu nghe theo, còn âm mưu với hai đại thần giết Tiết Giả.
Hạ Cơ cho con trai về kinh đô để học, những mong sau này con được nối nghiệp cha. Hạ Trưng Thư lớn lên có tài võ nghệ, được Trần Linh Công cho giữ chức Tư mã, giữ lại kinh đô. Một hôm, Hạ Trưng Thư về Châu Lâm, trông thấy vua và hai đại thần đang mây mưa cùng mẹ mình bèn nổi giận, giết chết Trần Linh Công. Khổng Ninh và Nghi Hàng Phủ trốn thoát qua nước Sở, vào tâu với Sở Trang Vương rằng Hạ Trưng Thư âm mưu giết vua để soán ngôi.
Nhân cơ hội đó, Sở Trang Vương đem quân tiêu diệt Hạ Trưng Thư. Cuộc đời của Hạ Cơ từ đó cũng trôi nổi qua tay nhiều người đàn ông khác. Về sau, không còn ai biết đến tung tích của nàng nữa.
Ngu Cơ
Ngu Cơ còn gọi là Ngu mỹ nhân, người đất Ngu cuối đời Tần (nay thuộc tỉnh Giang Tô – Trung Quốc) và là thiếp của Hạng Vũ. Ngu Cơ luôn đi theo Hạng Vũ, khi thắng lợi cũng như khi thất bại. Đoạn tiễn biệt giữa hai người trong thành Cai Hạ là một đoạn bi tráng trong lịch sử Trung Quốc được Tư Mã Thiên ghi lại trong Sử ký.
Hạng Vũ và Lưu Bang vốn đã giảng hòa ở Hồng Câu để chia đôi thiên hạ. Nhưng sau đó Lưu Bang bội ước, đánh úp Hạng Vũ khiến ông phải chạy vào thành Cai Hạ. Hạng vương đóng quân ở trong thành, binh ít, lương hết, quân Hán và quân chư hầu bủa vây mấy vòng, Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế”. Đêm hôm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được người đời sau gọi là bài Cai Hạ ca.
Sợ mình làm vướng chân Hạng Vũ, Ngu Cơ đã lấy gươm tự vẫn. Hạng Vương thấy Ngu Cơ chết, khóc hết cả nước mắt. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ, hễ rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”. Lại có thuyết cho rằng, hương hồn bà không tan, hóa thành hai khóm cỏ trên mộ, cứ quấn quýt vào nhau gọi là cỏ Ngu.
Mối tình của Hạng Vũ và Ngu Cơ được người đời sau truyền tụng. Nhiều người còn cho rằng, Hạng Vũ xưng vương, giai nhân không thiếu nhưng chỉ có Ngu Cơ mới làm cho trái tim của người anh hùng này rơi lệ.
Triệu Cơ
Nhiều giai thoại để lại cho rằng, Triệu Cơ là người phụ nữ dâm loạn, làm nhiều chuyện đồi bại nhất thời Tần. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận, chính nàng đã góp phần không nhỏ, tạo nên những chuyển biến chính trị lớn cho việc thống nhất Trung Hoa thời bấy giờ.
Triệu Cơ vốn là một kỹ nữ nổi tiếng ở thành Hàm Đan nước Triệu, được Lã Bất Vi bỏ tiền ra mua về làm thiếp. Khi đó, Tần công tử (Tử Sở) là con tin ở nước Triệu, sống cảnh nghèo khó. Lã Bất Vi vốn là một thương gia nhiều mưu mẹo, đã nhìn thấy được “lợi nhuận” trước mắt, ông ta tìm cách giúp đỡ Tần công tử, lại xin Hoa Dương phu nhân nhận Tử Sở làm con nuôi, biến Tử Sở từ thân phận một con tin thành người thừa tự của nước Tần.
Một lần qua chơi nhà Lã Bất Vi, nhìn thấy nhan sắc của Triệu Cơ, Tử Sở đã đem lòng yêu thích. Lã Bất Vi thấy thế bèn dâng Triệu Cơ cho Tử Sở. Người ta nói rằng, trước khi về với Tử Sở, Triệu Cơ đã mang thai. Cũng vì điều này mà cho đến giờ, người ta vẫn cho rằng Tần Thủy Hoàng chính là con ruột của Lã Bất Vi.
Sau những tháng ngày trốn chạy trên đất Triệu, đến năm 251 TCN, Tử Sở được lên ngôi vua, nhưng chỉ vỏn vẹn được 3 năm, Hiếu Trang Vương Tử Sở đã đột ngột qua đời. Tần Doanh Chính lúc ấy mới 13 tuổi được kế vị cha trở thành Tần Vương, Triệu Cơ trở thành thái hậu đương triều.
Từ khi trở thành góa bụa, Triệu Cơ liên tục thông gian với Lã Bất Vi (lúc ấy đã được phong chức thừa tướng). Mọi quyền bính trong triều đều do một tay thừa tướng thao túng. Lã Bất Vi thường xuyên mượn cớ bàn việc chính sự để gặp gỡ thái hậu. Về cuối đời, Triệu Cơ lại thông dâm với Lao Ái và sinh ra hai người con. Tuy nhiên, chuyện lọt đến tai Tần Thủy Hoàng và vị bạo chúa này đã không ngần ngại ra tay trừng trị đôi “gian phu, dâm phụ”. Lao Ái bị tru di tam tộc, Lã Bất Vi bị buộc phải tự vẫn, hai đứa con của Triệu Cơ và Lao Ái bị đập chết không thương tiếc, riêng Triệu Cơ bị nhốt vào cung Man Dương và qua đời trong sự buồn tủi.
Tây Thi
Tây Thi có tên thật là Thi Di Quang, con gái của một người kiếm củi họ Thi ở núi Trữ La, Gia Lãm, thời Xuân Thu. Giai thoại về nàng là một trong những điển tích được nhắc tới nhiều nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Dù quanh năm chỉ biết lấy công việc dệt vải làm thú vui mỗi ngày, đôi khi còn nhăn mặt vì quá mệt mỏi song nhan sắc kiều diễm mà nàng đang sở hữu vẫn chẳng hề thay đổi.
Theo sử sách ghi chép: “Tây Thi đẹp tới mức chim sa cá lặn, chỉ cần hiện diện ở đâu là cây cối nghiêng ngả còn vạn vật thì dường như đắm chìm bởi dung nhan quá đỗi hoàn hảo từ nàng – người đứng đầu trong hàng Tứ đại Mỹ nhân thời bấy giờ”.
Nhưng cuộc đời của nàng Tây Thi lại bắt đầu gặp sóng gió khi Câu Tiễn, vua của nước Việt thời Xuân Thu chiến quốc bị Ngô Phù Sai đánh cho mất nước do không nghe lời can ngăn của tướng tài Phạm Lãi và Văn Chủng.
Trước khi Câu Tiễn bị bắt sang làm nô lệ cho quân địch, Văn Chủng đã nói ông hãy dùng mỹ nhân kế, hiến hai người đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” là Tây Thi cùng Trịnh Đán vào tay vua Ngô để làm gian tế.
Nước Việt còn cống nạp thêm vàng bạc châu báu, ngoài mặt tỏ ý phục tùng nhưng bên trong lại ẩn chứa hàng loạt mưu kế sâu xa. Bởi nếu Ngô vương lao vào ăn chơi, đắm chìm trong tửu sắc thì việc phục thù của họ sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Vốn háo sắc, vua Ngô lập tức tiếp nhận khi được cống tiến hai mỹ nữ với nhan sắc tuyệt vời, đồng thời khen nước Việt rất có lòng trung thành với bậc Vương quyền nên ra lệnh ban thưởng.
Tuy nhiên, trước lời nói hào sảng mà bề trên dành cho kẻ chiến bại thì Ngũ Tử Tư lại vội vàng khuyên rằng: “Đại vương không được nhận. Hiền sĩ là báu vật quốc gia, mỹ nữ là họa quốc gia. Hạ diệt vọng vì Muội Hỉ, Thương diệt vong vì Đắc Kỷ, Chu diệt vong vì Bao Tự”.
Phù Sai đã hạ lệnh cho xây đài Cô Tô và cung Xuân Tiêu làm chốn hưởng lạc cùng các mỹ nhân. Ngoài ra, do Tây Thi rất giỏi điệu múa “gõ guốc” nên ông bèn dựng thêm một cái đài lớn để nàng trình diễn mỗi ngày.
Thấy vua Ngô quá chìm đắm vào tửu sắc mà quên chuyện triều chính, vị vua chiến bại Câu Tiễn đã nhanh chóng lên kế hoạch trả thù cho riêng mình. Tương truyền: “Vì mải mê với mỹ nhân mà Phù Sai mất nước, nước Ngô bị quân Việt xâm lấn và đánh bại. Cuối cùng, vua phải Ngô sai sứ giả mang nhiều của cải sai sang giảng hòa khiến nước Việt không ngừng lớn mạnh. Cuối cùng, hối hận vì không nghe lời Ngũ Viên từng nói nên Phù Sai liền dùng dao cắt cổ mà chết. Ông được Câu Tiễn sai người mang chôn cất và trở thành vị vua cuối cùng của nước Ngô”.
Theo người xưa kể lại, khi cuộc chiến tranh Ngô Việt kết thúc, mỹ nhân Tây Thi đã trở về quê nhà ở suối Nhã Na dưới chân núi Trữ La, sống những ngày tháng còn lại của cuộc đời một cách hạnh phúc.
Song cũng có điển tích cho rằng, nàng bị người Việt kéo ra sông, cho vào bao rồi dìm xuống nước tới chết.
Đăng bởi: Nguyễn Huỳnh Ngọc Thy
Từ khoá: Những mỹ nhân làm “điên đảo” triều đại Trung Hoa
Cái Kết Đẹp Dành Cho “Anh Hùng Cứu Mỹ Nhân”
Đó là tháng 2/2023, những bãi biển nổi tiếng tại Goa trong xanh, lấp lánh dưới ánh mặt trời như mời gọi du khách. Hàng nghìn người đổ xô ra các bãi tắm để tận hưởng ánh nắng ấm áp.
Tai nạn ngoài biểnNupur Gupta khi đó sắp kết thúc hai tuần giảng dạy tại một khóa yoga ở Goa. Ngoài hành thiền, cô luôn dành thời gian bơi lội dưới biển. Một ngày nọ, Gupta bơi xa hơn bình thường, khi cô nhận dòng nước mạnh đến mức nào thì đã quá muộn. Nhận thấy mình bắt đầu chìm, Gupta đã cố gắng không hoảng sợ. “Tôi tin là nếu kiên trì, tiếp tục bơi, tôi có thể thoát”, cô nói.
Nhưng bất kỳ lúc nào Gupta cố gắng bơi vào bờ, dòng nước lại kéo cô xuống. Và khi Gupta đang đánh vật với những con sóng, một người đàn ông tiến về phía cô. Đó là Attila Bosnyak, một cố vấn tài chính khoảng 40 tuổi đến từ Hungary, đang sống ở Hà Lan.
Bosnyak cũng là học viên cùng khóa yoga với Gupta, nhưng khác lớp nên họ chưa từng gặp gỡ. Bosnyak là một vận động viên bơi lội, vì vậy anh không hề nao núng lao ra biển.
“Anh ấy đến gần tôi, nắm tay tôi và kéo tôi lên. Nhưng lúc đó, tôi lại bị biển kéo trở lại”, Gupta nói. Đó cũng là lúc Bosnyak nhận ra rằng dù có nắm được tay Gupta, anh cũng không đủ sứ kéo cô vào bờ một mình.
Bám vào tảng đáBosnyak liền liếc xung quanh, cố gắng giữ bình tĩnh và phát hiện những tảng đá gần đó. Những khối đá này đang chắn tầm nhìn của mọi người trên bờ, nên không ai thấy họ đang vật lộn với dòng nước. Bosnyak quyết định sẽ bơi về phía tảng đá, và leo lên để ra dấu với những người gần bờ, chờ cứu hộ. Nhưng điều này cũng nguy hiểm, vì sóng mạnh có thể khiến anh bị thương vì va vào đá. Do đó, anh cố gắng cẩn thận nhất có thể. “Nhưng tôi thực sự không thể. Tôi bị sóng đẩy đập vào đá bốn lần”.
Gupta nghĩ rằng vị cứu tinh duy nhất của mình dường như đang bị sóng cuốn trôi đi. “Đó là lúc tôi hoảng sợ. Điều gì sẽ xảy ra nếu cơn sóng mạnh ném tôi vào tảng đá, và bị thương ở đầu hay chỗ nào khác”, cô bày tỏ.
Cuối cùng, Bosnyak cũng thành công. Anh trèo lên được đỉnh của mỏm đá và đứng dậy, vẫy tay, la hét để thu hút đội cứu hộ bãi biển. Một nhân viên cứu hộ lập tức bơi ra biển. Dưới sự hỗ trợ của hai người đàn ông, Gupta được đưa vào bờ an toàn. Lúc này, Bosynak mới nhận ra mình chảy rất nhiều máu, đặc biệt ở lưng, đùi và những ngón tay vì anh bám chặt vào các tảng đá.
Từ lòng biết ơn đến rung độngTrái tim của Gupta trùng xuống khi cô chứng kiến cảnh tượng đó. “Anh ấy khiến tôi nhận ra rằng anh ấy làm tất cả chỉ vì để giúp một ai đó, giúp tôi”. Khi Bosynak, kiệt sức, gục xuống giường tắm nắng, Gupta chạy bộ đến cửa hàng gần nhất để lấy một ít thuốc khử trùng và một cây kem chocolate. Trở lại bãi biển, Gupta bắt đầu chăm sóc vết thương cho Bosnyak. Sau đó cô đưa cho anh cây kem và anh mỉm cười cảm ơn.
“Có thứ gì đó thay đổi đối với tôi trong khoảnh khắc đó. Trái tim tôi nhảy lên một nhịp”, Gupta nói. Còn Bosnyak cũng có cảm xúc tương tự, dù lúc đó anh đang bị thương. Họ trò chuyện cùng nhau trên đoạn đường về khu nghỉ dưỡng. Vào bữa tối, họ lại tiếp tục gặp mặt. Đây là lúc cả hai giới thiệu về mình với nhau một cách đàng hoàng, chỉn chu. Và các cuộc hẹn tiếp tục kéo dài vào ngày hôm sau.
Hôm sau cũng là ngày Bosnyak kết thúc chuyến đi và dự định về Hà Lan. Gupta cũng bắt chuyến tàu trở lại Kerala, nơi cô sống. Nhưng cả hai hoãn ngày về, và ở lại bên nhau thêm một tuần. Họ trải qua lễ tình nhân năm 2023, cùng đi bộ đường dài trên các bãi biển ở Goa, chèo thuyền kayak và khám phá những nhà thờ kiến trúc châu Âu trong vùng. Vào ngày cuối cùng, Bosnyak tổ chức sinh nhật cho Gupta và tiễn cô tới ga tàu. Hai người hứa giữ liên lạc.
Bắt đầu mối quan hệVà trong nhiều tháng sau đó, họ đã thực hiện lời hứa. Những cuộc gọi, trò chuyện ngày càng nhiều hơn. Một tháng sau khi rời Goa, Bosnyak gọi cho Gupta và ngỏ lời hẹn hò. Họ lên kế hoạch gặp lại ở Dubai. Nhưng mẹ Gupta mắc bệnh hiểm nghèo. Cô cần phải ở cạnh mẹ và thông báo rằng không thể gặp Bosnyak ít nhất trong vài tháng. Bosnyak chỉ đáp, anh muốn đến Ấn Độ để ở bên cô. Gupta không tin rằng người đàn ông cô mới gặp gỡ sẵn sàng làm điều đó. Nhưng cô cảm thấy nhẹ nhõm khi có sự hỗ trợ tinh thần từ anh.
Mẹ Gupta phẫu thuật thành công và trở về nhà. Không lâu sau, cô tới sân bay Delhi để đón Bosnyak. Cặp đôi dừng lại ở Agra để thăm Taj Mahal và bất chợt, Bosnyak quỳ gối trước Gupta. Đó không phải là một lời cầu hôn, mà là một lời hứa về tình yêu. Anh cam kết muốn yêu cô lâu dài. Gia đình cô cũng rất háo hức được gặp chàng trai đã cứu sống con gái họ, và mọi người nhanh chóng hòa hợp.
Phải đến khi mẹ hoàn toàn bình phục, Gupta mới nộp visa sang Hà Lan một tháng để sống cùng Bosnyak. Mùa đông lạnh giá, phong tục tập quán của miền đất mới khiến Gupta bối rối những ngày đầu. Nhưng cô nhanh chóng thích ứng và kết thân với nhiều bạn bè, đồng nghiệp của Bosnyak cũng như những đồng hương Ấn Độ khác.
Kết hôn – cái kết hoàn mỹ cho Anh hùng và mỹ nhân của anhBosnyak và Gupta đã kết hôn vào ngày 21/3/2023 trong một buổi lễ giản dị, chỉ có một người làm chứng tại Trouwlocatie Groenmarkt, tòa thị chính cũ của thành phố Hague, Hà Lan trước khi đại dịch bùng phát tại Hà Lan.
Gupta chật vật tìm việc trong đại dịch. Cô tự mở lớp yoga ở Hà Lan, nhưng phải chuyển sang dạy trực tuyến, chủ yếu cho bạn bè ở quê nhà. Khi EU nới lỏng các lệnh hạn chế đi lại vào mùa hè 2023, Bosnyak và Gupta không bỏ lỡ cơ hội du lịch Hy Lạp. Chuyến đi ba tuần chính là dịp đi nghỉ trăng mật bị hoãn. Họ cũng đã đến Hungary để gặp gia đình Bosnyak vào tháng 8 năm ngoái.
Đôi vợ chồng son đang hy vọng chuyển đến sống tại Athens, Hy Lạp vào mùa hè tới, và bắt đầu một cuộc phiêu lưu mới. Hiện họ tập trung hỗ trợ gia đình và bạn bè của mình tại Ấn Độ giữa cuộc khủng hoảng Covid-19.
Nghĩ về những gì đã qua, Gupta cảm thấy hài hước khi sẵn sàng từ chối những chàng trai chỉ sống cách nhà cô vài dặm để hẹn hò với ai đó đến từ một châu lục khác. “Có rất nhiều điều tích cực, và mọi thứ đều xảy đến một cách tự nhiên. Chúng tôi tin tưởng và yêu thương nhau tuyệt đối trước mỗi ngã rẽ quyết định, và tôi nghĩ đó là lý do chúng tôi bên nhau ngày hôm nay”, cô cho hay.
Đăng bởi: Nguyễn Hồng Lệ Trang
Từ khoá: Cái kết đẹp dành cho “Anh hùng cứu mỹ nhân”
Top 10 Mỹ Nhân Hoa Ngữ Đẹp Nhất Mọi Thời Đại
Dàn mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất mọi thời đại
1. Phạm Băng Băng
Phạm Băng Băng là một biểu tượng sắc đẹp của điện ảnh Trung Quốc và châu Á. Từ những vai diễn nhỏ trong quá khứ, Phạm Băng Băng từng bước trở thành nữ diễn viên quyền lực nhất Châu Á.
Phạm Băng Băng vinh dự nhận được các giải thưởng:
– Nữ diễn viên xuất sắc nhất Liên hoan phim quốc tế Tokyo, LHP Sinh viên Bắc Kinh, LHP Á Âu, LHP Quốc tế Busan.
– Giải điện ảnh Bách Hoa, Kim Kê. Vào năm 2010, tờ Tin tức Bắc Kinh đã bình chọn Phạm Băng Băng là người phụ nữ đẹp nhất Trung Quốc.
– Danh tiếng của Phạm Băng Băng không chỉ giới hạn ở Châu Á mà đến cả Kinh đô điện ảnh Hollywood khi nằm trong danh sách 5 nữ minh tinh có thu nhập cao nhất thế giới (2023).
– Đặc biệt, năm 2023, Phạm Băng Băng trở thành Thành viên Ban giám khảo Liên hoan phim Cannes lần thứ 70.
– Năm 2023, cô được kết nạp vào Viện hàn lâm Khoa học Điện ảnh và là thành viên trẻ tuổi nhất.
2. Lưu Diệc Phi
Lưu Diệc Phi sinh năm 1987 và được xem là một trong những nữ diễn viên Hoa Ngữ xinh đẹp nhất.
Sau khi hóa thân thành Vương Ngữ Yên trong phim ‘Thiên Long Bát Bộ’ thì hình ảnh thanh tao, thoát tục của Lưu Diệc Phi khiến khán giả không thể nào quên và đặt cho cô biệt danh Thần tiên tỷ tỷ.
Năm 2009, Lưu Diệc Phi trở thành một trong ‘Tứ tiểu hoa đán mới’ của điện ảnh Trung Quốc.
Lưu Diệc Phi không muốn đóng khung trong một kiểu vai diễn nên quyết tâm thay đổi hình tượng trong sáng thành đả nữ mạnh mẽ trong phim ‘Vua Kung Fu’, ‘Tứ đại danh bổ’.
Lưu Diệc Phi cũng khá thành công với hai phim Trung – Hàn hợp tác là ‘Lộ thủy hồng nhan’, ‘Tình yêu thứ ba’ lần lượt đóng cặp với hai nam diễn viên Hàn Quốc điển trai Rain và Song Seung Hun.
3. Triệu Vy
Triệu vy sinh ngày 12/3/1976, vai diễn gây ấn tượng đầu tiên và mạnh nhất của Triệu Vy chính là vai Tiểu Yến Tử trong bộ phim Hoàn Châu Cách Cách (1997-1998), khán giả chú ý tới Triệu Vy vì cặp mắt to tròn, vẻ đẹp tự nhiên, mạnh mẽ mà cũng không kém phần kiêu sa, sang trọng.
Triệu Vy rất thành công trong lĩnh vực điện ảnh khi giành được nhiều giải thưởng tại Đài Loan và đại lục với các vai nổi tiếng như Lục Y Bình (Tân dòng sông li biệt – 2000), Mộc Lan (Kinh Hoa Yên Vân – 2004), Bội Dung (Họa Bì I – 2008), Hoa Mộc Lan (Hoa Mộc Lan – 2009), Kiều Hoa (Cẩm Y Vệ – 2010).
4. Triệu Nhã Chi
Sinh ngày 15/11/1954, Triệu Nhã Chi bắt đầu trở nên nổi tiếng khi giành danh hiệu Á hậu 2 trong cuộc thi Miss HongKong năm 1973.
Cô là thần tượng của khán giả yêu thích điện ảnh trong suốt cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 với những vai diễn trong hàng loạt những bộ phim nổi tiếng như: Ỷ thiên đồ long kí (1978), Bến Thượng Hải (1980), Lửa thiêu cung A phòng (1993).
Có thể thấy cho tới bây giờ, khán giả vẫn dành tình cảm rất lớn cho Triệu Nhã Chi. Cô được mệnh danh là người có vẻ đẹp vượt thời gian.
5. Châu Huệ Mẫn
Sinh ngày 23/10/1967, Châu Huệ Mẫn được mệnh danh là Ngọc nữ của xứ Cảng Thơm.
Cô là một ca sĩ nổi lên trong thập niên 90. Cùng với vai trò ca sĩ, Huệ Mẫn cũng khá thành công trong lĩnh vực điện ảnh.
Gần đây nhất, vào năm 2010, Châu Huệ Mẫn đã khiến dư luận khá sốc khi cô diễn thành công vai một người phụ nữ đồng tính trong bộ phim All about love của đạo diễn Hứa An Hoa.
Trong phim có những cảnh gần gũi rất táo bạo của cô và người đồng nghiệp nữ Ngô Quân Như.
6. Tôn Phi Phi
Tôn Phi Phi được coi là một tài năng lớn nhưng không tỏa sáng ngay lập tức. Vài năm gần đây, cô thể hiện tài năng của mình, đặc biệt qua các bộ phim cổ trang.
Phi Phi sở hữu vóc dáng cao ráo và những đường nét hài hòa, dịu dàng, khiến mọi người phải ghen tỵ. Cô được biết đến qua các phim Lý Vệ làm quan 2, Thất kiếm, Tân bích huyết kiếm…
7. Dương Mịch
Dương Mịch là nữ diễn viên Trung Quốc lần đầu tham gia diễn xuất với vai Quách Tương trong ‘Thần Điêu Đại Hiệp’, Vương Chiêu Quân trong ‘Truyền kỳ Vương Chiêu Quân’ và Lạc Tình Xuyên trong phim xuyên không ‘Cung Tỏa Tâm Ngọc’.
Vẻ đẹp trong sáng, thanh thoát, diễn xuất tiến bộ qua từng vai diễn giúp Dương Mịch ngày càng nổi tiếng nhất là khi hóa thân thành Bạch Thiển trong phim truyền hình nổi tiếng Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa…
Thành công trong sự nghiệp và chuyện tình yêu của Dương Mịch cũng rất hạnh phúc. Dương Mịch và nam diễn viên Lưu Khải Uy đã đính hôn và tổ chức đám cưới tại đảo Bali, Indonesia vào ngày 8 tháng 1 năm 2014 và đã có một cô con gái tên thân mật là Tiểu Nhu Mễ (Tiểu Gạo Nếp).
8. Châu Tấn
Châu Tân sinh năm 1974 là một trong nữ diễn viên nổi tiếng nhất Trung Quốc. Châu Tấn khởi nghiệp làng giải trí Hoa Ngữ với vai trò ca sĩ sau đó chuyển sang lĩnh vực diễn xuất.
Sự nghiệp diễn xuất của Châu Tấn lên như diều gặp gió và nhận được hàng loạt giải thưởng danh giá là Tam Kim Ảnh hậu của Trung Quốc khi đoạt giải Kim Mã và Kim Tượng khi góp mặt trong phim của đạo diễn Trần Khả Tân ‘Nếu Như Yêu’ (2005) và giải Kim Kê với phim ‘Suy Đoán Của Lý Mễ’ (2008) của đạo diễn Tào Bảo Bình.
9. Hồ Tịnh
Hồ Tịnh sinh ra tại Hồ Nam, một vùng đất giàu truyền thống văn hóa. Với khuôn mặt trái xoan, đôi mắt to, vai diễn nào của cô cũng được khán giả yêu thích và đặt cho biệt danh “Người đẹp cổ trang của màn ảnh nhỏ”.
Cô được biết đến với các phim Tuổi trẻ Trương Tam Phong, Thập bát La Hán, Hiếu Trang hoàng hậu, Hoàng thái tử mật sử…
10. Chương Tử Di
Chương Tử Di Sinh ngày 9/2/1979 được đánh giá là có vẻ đẹp tự nhiên hiếm thấy trong số các nữ diễn viên Trung Quốc. Nhưng có vẻ như vẻ đẹp ấy đã làm cho Chương Tử Di chỉ thích hợp với những vai diễn trong các bộ phim cổ trang, tiêu biểu nhất là Ngọa Hổ Tàng Long của đạo diễn Lý An.
Những phim tâm lí xã hội mà cô đóng ít được giới phê bình điện ảnh cũng như khán giả nhắc đến, một trong số đó là bộ phim Geisha (năm 2006) nói về cuộc đời của các cô gái kĩ nữ Nhật đã gây không ít tranh cãi, thậm chí bộ phim này đã từng bị cấm trình chiếu ở Nhật.
Năm 2001, Chương Tử Di vinh dự lọt vào top 50 người đẹp nhất của tạp chí People và top 100 phụ nữ gợi cảm nhất của tạp chí Stuff.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viết6 Trường Đh Ở Việt Nam Góp Mặt Trong Bảng Xếp Hạng Thế Giới 2023
Theo công bố ngày 26/10 của Times Higher Education (THE – tổ chức xếp hạng đại học uy tín, có trụ sở tại Anh), 6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng thế giới.
Theo đó, 6 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam góp mặt trong bảng xếp hạng thế giới ở các nhóm ngành (lĩnh vực) theo bảng xếp hạng của Times Higher Education là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP HCM, Đại học Huế, trường Đại học Duy Tân, Tôn Đức Thắng, Bách khoa Hà Nội.
Trong 11 ngành của THE, các đại học Việt Nam được xếp hạng tại 7 ngành, đều thuộc nhóm kỹ thuật, khoa học và công nghệ thông tin. Nếu xét từng trường, hai đại học quốc gia góp mặt ở 6/7 ngành, trừ Lâm sàng và sức khỏe.
Đại học Bách khoa Hà Nội có kết quả ổn định so với năm ngoái khi cả số ngành được xếp hạng và vị trí không thay đổi. Riêng Đại học Huế, đây là năm đầu tiên trường góp mặt trong bảng xếp hạng nhóm ngành, đứng thứ 1.001+ ngành Khoa học Vật lý.
Duy Tân Tôn Đức Thắng Quốc gia Hà Nội Quốc gia TP HCM Bách khoa Hà Nội Huế Kinh doanh và Kinh tế (Business and Economics) 301-400 301-400 501-600 801+ Khoa học xã hội (Social Sciences) 301-400 601-800 801+ Khoa học máy tính (Computer Sciences) 251-300 176-200 601-800 801+ 601-800 Kỹ thuật (Engineering) 251-300 251-300 801-1.000 1001+ 801-1.000 Lâm sàng và Sức khỏe (Clinical and health) 176-200 Khoa học sự sống (Life Sciences) 501-600 801-1.000 Khoa học Vật lý (Physical Sciences) 201-250 801-1.000 100+ 801-1.000 1.001+
Bảng xếp hạng đại học thế giới theo lĩnh vực của THE dựa trên ba nguồn dữ liệu: kết quả khảo sát do THE thực hiện độc lập, số lượng công bố khoa học trên hệ thống Scopus (hệ thống dữ liệu uy tín trên thế giới, đăng tải tóm tắt và trích dẫn các bài báo khoa học) và dữ liệu do trường đại học cung cấp. Kết quả xếp hạng được đánh giá dựa trên năm nhóm tiêu chí, gồm: Giảng dạy (Teaching), Nghiên cứu (Research), Trích dẫn (Citation), Thu nhập từ chuyển giao công nghệ (Industry income) và Triển vọng quốc tế (International outlook).
THE là một trong ba tổ chức xếp hạng đại học có uy tín và ảnh hưởng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Anh, bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc).
Bên cạnh đó, theo kết quả trên bảng xếp hạng về tính bền vững (QS Sustainability 2023) của QS, 3 đơn vị ĐH của Việt Nam có tên gồm: ĐH Quốc gia chúng tôi ĐH Quốc gia Hà Nội và Trường ĐH Tôn Đức Thắng. Cả 3 đơn vị này đều thuộc Top 601+ các ĐH bền vững toàn cầu năm 2023.
Theo kết quả được ghi nhận tại bảng xếp hạng, ĐH Quốc gia chúng tôi có trên 85.500 sinh viên và hơn 520 sinh viên quốc tế. ĐH Quốc gia Hà Nội có quy mô hơn 48.400 người học, trong đó 272 sinh viên quốc tế. Cả 2 ĐH Quốc gia chúng tôi và ĐH Quốc gia Hà Nội đều được xếp ở vị trí 801-1.000 trong Bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2023 của QS. Trường ĐH Tôn Đức Thắng có hơn 27.800 sinh viên, trong đó 278 sinh viên quốc tế và được xếp hạng 1.001-1.200 của bảng xếp hạng ĐH thế giới năm 2023 của QS.
Trong đó, ĐH Quốc gia chúng tôi được ghi nhận hạng 365 – hạng cao nhất Việt Nam ở tiêu chí cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp (Employment and Opportunities) thuộc lĩnh vực tác động xã hội. Đồng thời, tiêu chí giáo dục bền vững (Sustainable Education) thuộc lĩnh vực tác động môi trường của ĐH này cũng được xếp hạng 501+.
Jennie
Cập nhật thông tin chi tiết về Mỹ Nhân Trong Giới Showbiz Việt trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!