Bạn đang xem bài viết Nguồn Gốc Món Bánh Trung Thu Truyền Thống Của Người Nhật Bắt Nguồn Từ Thú Vui Này được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Món bánh trung thu của người Nhật rất đặc biệt, trải qua nhiều thay đổi, nó trở thành loại bánh có thể dễ dàng mua và tự làm quanh năm suốt tháng.
Tsukimi có nghĩa là ngắm trăng vào mùa thu, từ lâu đã trở thành một thú vui phổ biến của người Nhật. Theo truyền thống, đây là cách mà người Nhật bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với một vụ mùa bội thu, hy vọng có thể đạt được điều tương tự trong tương lai.
Theo lịch cổ của Nhật, trăng tròn sẽ xuất hiện vào đêm 15 mỗi tháng. Đêm đẹp nhất để ngắm trăng là ngày 15/8 âm lịch. Theo cách tính truyền thống của người Nhật, mùa thu kéo dài từ tháng 7 đến tháng 9, giữa mùa chính là đêm 15/8. Ngày này còn được gọi là trung thu, trăng tròn của đêm hôm đó được gọi là trăng trung thu.
Nơi mọi người tụ tập lại ngắm trăng có thể là trước hiên hoặc bên cạnh cửa sổ. Theo truyền thống, mâm cúng sẽ được trang trí với những lễ vật như bánh gạo dẻo, trái cây và các món bánh khác làm từ khoai môn cùng bình cỏ susuki. Một số nơi còn có cả trà đạo hoặc cắm hoa ikebana.
Những chiếc bánh tsukimi dango có hình tròn, tượng trưng cho mặt trăng tròn vào đêm 15. Theo truyền thống, sẽ có 15 chiếc bánh tsukimi dango xếp chồng hình tam giác lên một cái khay. Trong khi một số ít nơi khác sẽ sử dụng 12 cái bánh, tượng trưng cho 12 tháng. Ăn những chiếc bánh này sẽ được coi là điềm lành và hạnh phúc. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đặt bánh bên ngoài hiên, nếu có trẻ con tự ý lấy sẽ được xem là điều may mắn.
Bên cạnh đó, khoai môn thường mọc nhiều chồi, người Nhật tin rằng nó tượng trưng cho một gia đình lớn, thịnh vượng. Bình cỏ susuki khoảng 5 đến 10 nhánh tượng trưng cho mùa màng bội thu, trông nó giống như những bó lúa. Ngoài ra, trong mâm cúng còn có sản phẩm theo mùa như đậu nành edamame, hạt dẻ, bí ngô.
Khác với những loại bánh trung thu của nhiều quốc gia, bánh trung thu Nhật hay còn gọi là bánh tsukimi dango giống với bánh mochi thông thường. Tuỳ theo từng vùng miền nó có thể là hình tròn, hình dẹt hoặc hình vuông.
Cách làm bánh tsukimi dango rất dễ, không khác nhiều so với bánh trôi nước Việt Nam, nó sử dụng bột Shiratamako và Joushinko, sau đó nhồi với với nước ấm và đường sao cho khối bột trở nên mịn và dẻo. Cuối cùng, người ta đem những viên bột này đi luộc, vớt ra để ráo rồi xếp chồng lên nhau.
Bánh cúng thường để nguyên bản sau khi luộc nhưng sau khi cúng xong, người ta sẽ đem nướng rồi phết với mật đường, bột đậu nành, uống cùng trà xanh và cùng nhau ngắm trăng trò chuyện.
Nguồn: Nippon, 24h
Đăng bởi: Thông Trần
Từ khoá: Nguồn gốc món bánh trung thu truyền thống của người Nhật bắt nguồn từ thú vui này
Bánh Trung Thu Dưới Bàn Tay Người Trẻ Khác Gì So Với Bánh Trung Thu Truyền Thống
Thay vì xếp hàng dài đợi mua những chiếc bánh Trung thu truyền thống, một số người tận dụng sự sáng tạo để làm ra chiếc bánh, mâm cỗ đón rằm tháng 8 độc đáo.
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, một số bạn trẻ lựa chọn sáng tạo bánh Trung thu mới mẻ về hình dáng, thậm chí là chất liệu.
Cảm hứng từ màu gốm xanh lục thời LýTừ góc nhìn của một người làm trong ngành thiết kế thời trang và yêu những nét đẹp lịch sử, Nguyễn Hồng Trang (TP.HCM) đã đưa màu sắc cổ xưa vào những chiếc bánh Trung thu truyền thống.
Trong một lần hoàn thành bộ sưu tập cho khách hàng, màu gốm xanh lục chủ đạo đã thu hút Trang, tạo cảm hứng cho nhà thiết kế trẻ này bắt tay vào làm những mẻ bánh nhìn tựa tác phẩm gốm.
Chiếc bánh Trung thu của Trang có vẻ ngoài tựa một tác phẩm làm từ gốm men xanh lục.
“Mình đọc một số tài liệu về gốm xanh lục thời Lý và đặc biệt ấn tượng với gam màu hoài cổ này. Những triều đại trước đó, gốm chỉ có màu trắng gạo hay xanh lam. Màu xanh lục này không quá tươi, không quá tối, đặc biệt nổi bật trên chất liệu gốm”, Trang miêu tả về màu sắc độc đáo của mẻ bánh Trung thu chị tự tay làm.
Chiếc bánh Trang làm có công thức tương tự bánh nướng truyền thống, nét khác biệt nằm ở màu sắc lớp vỏ. Để tạo lớp vỏ bánh nhìn như gốm thật, Trang gặp không ít rắc rối. “Màu xanh này bị ảnh hưởng bởi màu nền của bột mì. Mình pha bột mì số 8 với bột mì đa dụng. Bột số 8 vốn đậm và ẩm, khi thêm nước đường và nướng bánh, thành phẩm sẽ quá tối màu, khó nâng tông trong trẻo”, chị nói.
Trang cho biết để bánh Trung thu có vẻ ngoài giống gốm, phải tạo màu mang nét cũ kỹ, sờn bạc nhẹ. Nếu màu quá trong xanh sẽ giống ngọc hơn gốm. Để làm mẻ bánh cầu kỳ này, Trang sử dụng khuôn đầu lân thay vì khuôn hoa thông thường để tạo cảm giác cổ xưa.
“Mình dành 4 tiếng để thử màu ưng ý và thể hiện các chi tiết mong muốn, chưa kể thời gian nướng. Bánh truyền thống mình làm trong 2-3 tiếng. Mình không phải dân chuyên làm bánh và đây là lần đầu mình sáng tạo chiếc bánh nướng quen thuộc, không nghĩ lại được nhiều người quan tâm đến thế”, Trang tâm sự.
Bằng sự sáng tạo của mình, Trang mong muốn đem lại cảm quan mới, cái nhìn mới cho những chiếc bánh Trung thu quen thuộc.
Vẽ tranh Đông Hồ trên bánh nướng truyền thốngChia sẻ với PV, Thùy Dương (TP.HCM) cho biết tranh thủ thời gian nghỉ dịch ở nhà đã tự tay làm bánh Trung thu có vỏ ngoài là những bức tranh vẽ tay trên nền đậu xanh. “Mình tái hiện lại tranh dân gian Đông Hồ, tranh của họa sĩ, hay những họa tiết hoa lá trên mặt chiếc bánh nướng truyền thống”, Dương nói.
Yêu thích làm bánh từ khi còn là sinh viên, Dương đã từ bỏ công việc ổn định tại ngân hàng để theo đuổi đam mê thời trẻ. Hiện tại, cô gái 9X đang kinh doanh bánh ngọt và giảng dạy các khóa học làm bánh tại TP.HCM.
Thùy Dương đã tạo hình cho bánh Trung thu truyền thống bằng những bức tranh nổi tiếng.
Bên cạnh các sản phẩm bánh thông thường, Thùy Dương còn chú trọng vào các dòng bánh nghệ thuật. “Một chiếc bánh ngon không chỉ nằm ở hương vị mà khâu trang trí cũng cần đầu tư”, Dương nói.
Không chỉ đam mê làm bánh, Dương còn có năng khiếu hội họa. Nhờ đó, cô gái 9X đã lên ý tưởng trang trí những chiếc bánh Trung thu truyền thống bằng họa tiết và tranh vẽ tay.
“Mình thấy những kiểu bánh nướng, bánh dẻo có hoa văn dập khuôn khá nhàm chán. Tận dụng một ít năng khiếu vẽ vời, mình đã thử vẽ tranh trên mẻ bánh Trung thu năm nay”, Thùy Dương chia sẻ.
Ban đầu, Dương chỉ vẽ những họa tiết hoa lá. Sau khi chia sẻ hình ảnh bánh Trung thu trang trí hoa văn sặc sỡ trên trang cá nhân và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ dân mạng, Thùy Dương tiếp tục thử sức với những kiểu trang trí khó hơn như vẽ lại tranh của họa sĩ Mai Trung Thứ, tranh dân gian Đông Hồ.
“Những chiếc bánh mình trang trí đều là dòng bánh nướng truyền thống. Nếu đưa lên bánh vài nét vẽ phong cách xưa cũ thay vì những họa tiết quen thuộc sẽ làm cho chiếc bánh mới mẻ hơn mà hương vị vẫn giữ nguyên”, Dương nói.
Các chi tiết trang trí trên mặt bánh giống như tác phẩm nghệ thuật thu nhỏ, đòi hỏi người sáng tạo phải khéo léo và tỉ mỉ. Theo kinh nghiệm của Dương, công đoạn quyết định chất lượng hình vẽ là làm nền đậu xanh sao cho màu không bị lem, hình vẽ lên rõ nét.
Đối với những bức hoạ đơn giản và ít chi tiết, Dương mất khoảng 5-10 phút để vẽ. Những tác phẩm phức tạp như tranh Đông Hồ cần đến hàng giờ thực hiện vì nhiều chi tiết và màu sắc.
Dương chia sẻ những chiếc bánh trang trí này vừa phục vụ đam mê, vừa là sản phẩm kinh doanh kiếm thêm thu nhập trong mùa dịch. Mỗi chiếc bánh có trọng lượng khoảng 150 g, phần nhân quen thuộc như thập cẩm, đậu xanh, hạt sen hoặc các loại mứt. Bánh có giá 180.000-250.000 đồng/chiếc, thời hạn sử dụng trong một tuần.
Bánh Trung thu, đèn lồng làm từ len
Không phải những chiếc bánh làm từ bột mì, trứng, nhân thập cẩm hay đậu xanh… Những chiếc bánh Trung thu và mâm cỗ rằm tháng 8 của Nguyễn Thu Thảo (Hà Nội) lại làm từ len.
“Gần đến ngày đoàn viên, lại có nhiều thời gian rảnh vì giãn cách xã hội, mình đã nảy ra ý tưởng đan những chiếc bánh Trung thu len. Mình thử tìm trên mạng xem có ai làm trước đó chưa, kết quả là chưa và mình bắt tay vào thiết kế”, Thảo nói.
Thu Thảo bắt đầu đam mê len sợi từ hồi cấp 2 và cũng đang làm công việc thiết kế thủ công len. 9X chia sẻ những ngày đầu làm quen với len chỉ học đan khăn với mũi cơ bản, gọi là đan cốt.
Bánh Trung thu, đèn lồng được Thảo sáng tạo với chất liệu từ len.
Sau nhiều năm gác lại đam mê, đến năm 2023, Thảo mới quay lại với len và kim. Từ đó Thảo biết đến Amigurumi – môn nghệ thuật về đan móc len. Ban đầu, Thảo chỉ tìm hiểu để đan áo và móc thú bông cho con gái sắp sinh.
“Càng tìm hiểu sâu, mình càng thấy hấp dẫn và quyết định tự thiết kế ra các mẫu thú bông bằng len. Đến nay, mình chính thức theo nghề được 3 năm”, Thảo tâm sự về đam mê với sợi len.
Chị cho biết khi làm sản phẩm bánh Trung thu thử nghiệm, đã dành một tuần để thiết kế, hoàn thiện. Với mẫu bánh trung thu hình hoa sen, Thảo tốn mất 2 tuần để làm mẫu thử và làm chart móc (bản hướng dẫn cách làm ra sản phẩm bằng len). Sau đó chị dành khoảng 7-8 tiếng để hoàn thiện sản phẩm
“Đầu tiên, mình thiết kế chart móc. Khi đã có chart móc rồi thì mình mất khoảng 5-6 tiếng để làm xong một chiếc bánh”. Thảo nói.
Không chỉ là sản phẩm sáng tạo, những chiếc bánh Trung thu bằng len còn tạo thu nhập cho Thảo trong mùa dịch. “Hiện vẫn có nhiều khách đặt mình làm các sản phẩm Trung thu nhưng sát ngày lễ rồi nên mình không nhận đơn. Hơn nữa, giãn cách khiến mình khó mua nguyên vật liệu, không làm kịp để gửi khách chơi dịp ngày Trung thu”, Thu Thảo chia sẻ.
Ngoài công việc kinh doanh từ len, Thảo cũng tranh thủ mở lớp có thu phí, hướng dẫn đan móc, dạy cách làm ra những chiếc bánh Trung thu, đèn lồng và đèn ông sao.
Đăng bởi: Sơn Nguyễn Văn
Từ khoá: Bánh Trung thu dưới bàn tay người trẻ khác gì so với bánh trung thu truyền thống
Lễ Hội Halloween Bắt Nguồn Từ Đâu?
Lễ hội hóa trang Halloween với những hoạt động và phong tục độc đáo thu hút các bạn trẻ. Nhưng bạn đã biết gì về nguồn gốc của lễ hội Halloween chưa?
Halloween là gì?Halloween còn được gọi là lễ hội Hóa Lộ Quỷ, được tổ chức vào ngày 31/10 hàng năm hấp dẫn giới trẻ với những trò chơi hấp dẫn. Lễ hội Halloween là sự kết hợp giữa những tập tục thời xưa và nghi lễ tôn giáo của các nền văn hóa khác nhau. Trước đây, lễ hội Halloween chỉ diễn ra ở các nước phương Tây, thì giờ đây đã trở thành sự kiện văn hóa được toàn thế giới mong đợi. Vào những ngày diễn ra lễ hội mọi nhà trang trí hình bí ngô ma quái, hình hộm phù thủy và mọi người đều lựa chọn cho mình bộ trang phục ấn tượng trong đêm hóa trang.
Nguồn gốc của lễ hội HalloweenẢnh: chúng tôi Ngày cuối cùng của tháng 10 dương lịch chính là ngày Halloween. Lễ hội được bắt đầu từ chiều tối ngày 31/10 tới 12h đêm. “Halloween” được bắt nguồn từ nhà thờ Thiên chúa giáo từ lễ hội All Hallow Eve (còn gọi là lễ thánh). Ngày 1/11 là ngày lễ của người theo Thiên chúa, trong ngày này họ thể hiện lòng thành kính đối với những vị thần. Thế kỷ V trước Công nguyên, người dân xứ Celtic (Ireland) kết thúc mùa màng vào ngày 31/10 và ngày hội Halloween được gọi là ngày lễ gieo trồng. Đây cũng là ngày bắt đầu một năm mới của người dân Celtic.
Ý nghĩa của lễ hội HalloweenẢnh: chúng tôi Người Celtic thường tổ chức năm mới với lễ hội Samhain, trong thời gian này những vị thần mùa hè và mùa xuân nhường chỗ cho thần Chết. Lễ hội diễn ra từ ngày 1/11, khi đó linh hồn của người chết được trở lại nhà để xin đồ ăn uống. Vào đêm diễn ra lễ thánh Hallow’s Eve đầu đầu mùa đông là thời điểm kết thúc một năm, những xác chết sẽ được tự do đi lại trên trần gian.Ảnh: chúng tôi Truyền thuyết kể lại rằng, vào ngày lễ Samhain linh hồn của người chết sẽ tìm tới thân xác của một người khác để bắt đầu cuộc sống mới. Tuy nhiên, những người đang sống lại không muốn linh hồn người chết nhập vào mình. Vì vậy vào ngày 31/10 người dân đã tắt lửa trong nhà mình để vắng vẻ và hóa trang thành ma cà rồng đi xung quanh xóm để hù dọa, xua đuổi những hồn ma đi tìm thể xác.Ảnh: chúng tôi Một quan niệm khác cũng kể lại rằng, vào đêm diễn ra lễ hội Samhain người Celtic tắt hết lửa để xua đuổi những linh hồn người chết và họ đi tìm nguồn sáng mới được gọi là Druidic. Về sau, người La Mã đã biến những tục lệ của người Celtic thành tục lệ của mình. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, người dân nơi đây bỏ tục lệ hiến người sống và thay bằng hình nộm. Sau đó, người ta không còn tin vào chuyện linh hồn nữa và tục lệ hóa trang thành phù thủy, ma quỷ chỉ là tục lệ.Ảnh: chúng tôi Lễ hội Halloween được du nhập vào nước Mỹ và được bắt nguồn từ phong tục “Cầu hồn” của người châu Âu. Vào ngày 2/11 hàng năm, người theo đạo Thiên chúa giáo di chuyển từ nơi này tới nơi khác để xin “bánh cầu hồn”. Đó là những chiếc bánh hình vuông được làm từ nho và bánh mỳ, khi xin được càng nhiều bánh thì linh hồn của người thân càng được siêu thoát. Trước đây, ở nước Anh đêm Halloween được gọi là Nutcrack Night là đêm mà cả gia đình cùng quây quần bên đóng lửa hồng để thưởng thức trái cây và nghe kể chuyện. Người đi ăn mày được cho bánh linh hồn nếu họ cầu nguyện cho người chết. Hiện nay, tại các nhà thờ tổ chức lễ hội Halloween hoặc lễ hội đèn lồng cho trẻ em cùng đấu tranh vì thế giới không tội lỗi.
Lễ hội Halloween không đơn giản chỉ là lễ hội hóa trang giải trí, mà còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc sống và giáo dục. Ý nghĩa giáo dục: Trong cuộc sống không nên keo kiệt, tham lam mà nên có lòng từ bi và biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Không nên lừa đảo, đe dọa người khác và không làm điều gì gây ảnh hưởng tới cộng đồng, xã hội. Không chơi với người xấu sẽ dễ bị cám dỗ và đi vào con đường tăm tối, tội lỗi. Ý nghĩa nhân bản: Ngày lễ Halloween được xem như ngày mà hai cõi Âm, Dương hội ngộ nhau và bày tỏ tình cảm yêu thương.
Ảnh: chúng tôi Phương Nga (Tổng hợp) – chúng tôi Theo Báo Thể Thao Việt Nam
Đăng bởi: Phúc Trần
Từ khoá: Lễ hội Halloween bắt nguồn từ đâu?
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Tết Nguyên Đán Của Người Việt
Mua sắm đồ mã trang trí bàn thờ dịp Tết. (Ảnh: TUYẾT LOAN)
Tết này gọi là “tiết Nguyên đán”, “thời kỳ rạng đông bắt đầu”. Ngày này là ngày bắt đầu của năm, của tháng và của mùa, vì vậy, đó là buổi sáng thiêng liêng nhất. Nó báo trước những sự kiện tốt lành của mặt trăng sẽ xảy ra sau đó.
Vì Âm lịch theo chu kỳ vận hành của mặt trăng, cho nên Tết Nguyên đán muộn hơn Tết Dương lịch. Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch, cho nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán hằng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
Nhà sử học Trần Văn Giáp trong bài viết “Nguồn gốc Tết Nguyên đán ở Việt Nam” năm 1963 (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I giới thiệu) cũng phân tích, “Tết” hiểu theo gốc chữ Hán là chữ “Tiết”, nghĩa là “thời tiết” tức là “Bát tiết” và “khí tiết”. “Bát tiết” theo chữ Hán là Tám ngày thay đổi khí hậu (khí tiết) trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, gồm: Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, Xuân phân, Thu phân, Hạ chí và Đông chí.
Con cháu chúc Tết các bậc bề trên trong một gia đình Việt hồi đầu thế kỷ 20. (Ảnh tư liệu)
Trong tiếng Việt, Tết hay tiết là dịp hội hè, cũng là dịp lễ vui vẻ, bát tiết của Việt Nam không phải là Lập xuân, Xuân phân… mà là những ngày Tết có cúng lễ, gồm: Nguyên đán, Thượng nguyên, Hàn thực, Đoan ngọ, Trung nguyên, Trung thu, Thường tân, Đông chí. Trong tám ngày Tết ấy, Nguyên đán là ngày tết đầu năm, cho nên gọi là Tết Cả, cùng với các tết khác, ở các đình, chùa, đền, miếu đều có cúng lễ linh đình, ở các nhà thờ họ, các nhà riêng đều có làm cỗ bàn cúng lễ và hội họp vui vẻ.
Tết Nguyên đán được xem là tiết lễ đầu tiên của năm mới, bắt đầu từ lúc giao thừa với lễ “trừ tịch”. Lễ “trừ tịch” thường được tiến hành giữa giờ Hợi của ngày 30 hay nếu vào tháng thiếu thì vào ngày 29 tháng Chạp, và giờ Tý của ngày mồng 1 tháng Giêng năm mới.
(Nhà nghiên cứu Toan Ánh)
Hai chữ “Nguyên đán” là một danh từ chữ Hán, theo sách cổ, sau thời nguyên thủy người ta đã biết định ra thế nào là một năm, thì lấy ngày thứ nhất của một năm gọi là Nguyên đán. “Nguyên” nghĩa là đầu; “đán” nghĩa là buổi sớm; “Nguyên đán” là buổi sớm đầu năm…
Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng phân tích trong cuốn “Tập tục đời người”, người Việt sử dụng nông lịch hay lịch âm được tính theo vòng quay của mặt trăng chung quanh trái đất, nhưng cũng tính được 24 tiết khí của trái đất với mặt trời, với 4 điểm gốc Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí. Tết bắt đầu từ ngày đầu tiên của tháng Giêng, khởi đầu của một năm mới, cũng là khởi đầu của một chu kỳ canh tác mới.
Sôi động vườn quất trước Tết. (Ảnh: KHIẾU MINH)
Còn trong cuốn “Bắc kỳ tạp lục” của tác giả Henri Emmanuel Souvignet viết: “Tết Nguyên đán hay Tết đầu năm bắt đầu với lễ tế giao thừa lúc nửa đêm, vào đúng thời khắc năm cũ qua đi (giao) và năm mới tới (thừa), chính vì thế mà có cái tên Tế giao thừa để gọi lễ này”.
Còn về nguồn gốc Tết ở Việt Nam bắt đầu từ bao giờ, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác định. Theo nghiên cứu của nhà sử học Trần Văn Giáp, ngày “Tết Nguyên đán” ở Việt Nam đã có từ đầu thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Nguồn gốc chữ Tết cũng như nghĩa chữ “Tết Nguyên đán” cũng được phổ biến từ thời đó.
Gói bánh chưng ngày Tết. (Ảnh: KHIẾU MINH)
Còn theo sự tích “Bánh chưng, bánh dày”, Tết Nguyên đán có thể đã xuất hiện từ thời các vua Hùng, với truyền thuyết về chàng Lang Liêu và bánh chưng.
Ý nghĩa của Tết
Chính vì mang tính chất sự khởi đầu của một giai đoạn gieo trồng mới, một tháng mới, mùa mới, năm mới, cho nên Tết có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của người Việt.
Mang mùa xuân về nhà. (Ảnh: KHIẾU MINH)
Với mỗi người Việt, Tết là dịp tụ họp, đoàn viên gia đình. Con cháu đi làm ăn xa, dù bận đến mấy cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình. Mọi người ai nấy đều cố hoàn thành công việc, giải quyết công nợ xong hết trước Tết, để có thể đón một năm mới thanh thản, an vui.
Ngày xưa mỗi khi giáp Tết, con cháu làm ăn xa xôi, cách trở phương trời đến mấy cũng gắng thu xếp về sum họp cùng gia đình. Bởi dịp này là dịp gặp gỡ ông bà, cha mẹ, anh em, họ hàng ruột thịt. Để chờ đến giao thừa, mỗi người thắp một nén nhang trước bàn thờ gia tiên, nhờ người xưa phù độ hộ trì. Nói chung, không khí đêm giao thừa trong lòng người Việt chúng ta là thiêng liêng lắm. Người sống và người đã khuất trong thời khắc ấy hình như có một cuộc gặp gỡ trong cõi vô hình, điều này khó có ai giải thích nổi.
(Nhà nghiên cứu Toan Ánh)
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Huyên viết: “Ngày này là lúc khởi đầu của một năm, tháng và mùa. Nó đứng đầu chuỗi nhịp điệu các thời kỳ. Vì thế, sáng hôm đó là buổi sáng linh thiêng nhất. Nó là điềm báo trước các sự kiện tốt lành của các tháng âm lịch tiếp theo. Và tất cả các cử chỉ ta làm trong những giờ đầu tiên này đều có hiệu lực của một đạo bùa quý báu”.
Chính vì thế, “người ta thổi ống tiêu để đoán tính chất điều kiện khí hậu trong năm; người ta uống rượu để xua đi các hơi lạnh và tử khí, người ta đốt vàng mã để xua đuổi hiểm họa binh đao; người ta giặt quần áo để tránh mọi tật bệnh và sự khốn khó… Trong các công sở, người ta cất triện vào hòm khóa, và sự giải quyết việc công được ngừng ngay từ hôm 25 tháng Chạp, chỉ tiếp tục lại một cách long trọng vào ngày 25 tháng Giêng âm lịch năm mới”.
Em bé đi chơi chợ Tết làng Mọc Quan Nhân. (Ảnh: TUYẾT LOAN)
Cụ Nguyễn Văn Huyên cũng nhấn mạnh vào ý nghĩa quan trọng của Tết: “Dù thế nào đi nữa, nếu không phải tất cả các truyền thống cổ đều còn được tôn trọng, thì trong dịp lễ này, từ bắc chí nam, cả nước đều hoan hỉ. Chẳng biến cố nào của thế giới bên ngoài có thể cướp đi của người nghèo nhất cũng như giàu nhất niềm vui trong lòng này và sự thỏa mãn được ăn Tết một cách xứng đáng trước bàn thờ thần linh trong nhà hoặc giữa những người cùng xứ sở. Dân thành thị cố gắng làm ngơ để quên đi những điều phiền toái mà các bức điện từ nước ngoài đưa đến, và ăn Tết thảnh thơi khỏi mọi lo toan trước mắt. Nhà nông, với đời sống hằng ngày vất vả cơ cực, chẳng biết gì đến nghỉ ngơi hằng tuần, ngừng mọi công việc vào ngày đầu năm. Cả nước bị cuốn hút vào một tình cảm đồng tâm nhất trí bởi một sức mạnh vô hình… Bản thân hoàng đế cũng phải đánh dấu, bằng những nghi lễ được quy định cẩn thận, sự kiện tạo cho ngài một năm mới để thực hiện thiên mệnh của mình”.
Đón xuân. (Ảnh: VƯƠNG ANH)
Học giả Nguyễn Văn Vĩnh viết trên tạp chí Indochine số 177 (ngày 20/1/1944 – “Tết Việt Nam xưa”) về ngày Tết: “Bất chấp những lệnh cấm của chính quyền, người An Nam vẫn tổ chức các lễ hội theo âm lịch và đặc biệt là ngày đầu năm mới – một ngày lễ lớn đầy chất thơ và mang tính truyền thống. Trong ba ngày lễ ấy, mọi người được thoải mái vui cười, bỏ qua những lo lắng phiền muộn, những mối hận thù cá nhân. Ba ngày tĩnh tâm để gợi nhớ tổ tiên, để cho các linh hồn hộ mệnh của họ trở về giữa những người đang sống. Mọi người chỉ xem các chương trình vui nhộn và nghĩ đến những điều hạnh phúc, ăn no uống say, thưởng thức những món ngon trong không khí trang trọng, khoác lên mình những bộ quần áo đẹp nhất, nói những điều đẹp đẽ nhất, trao nhau những điều ước và những lời chúc tụng tốt đẹp. Đó là một sự nghỉ ngơi, một hiệp định đình chiến, chấm dứt mọi tranh đấu và ganh đua, một giấc mơ hạnh phúc lớn lao…”
Tết, là sự khởi đầu. Trở về với Tết, cũng là trở về với sự khởi đầu. Đó là ý nghĩa lớn nhất của Tết, mà mỗi lần xuân về, người Việt lại cùng nhau hướng tới.
Tết là trở về
Xã hội hiện đại, đã có rất nhiều thay đổi, kể cả trong cách đón Tết cũng như những thực hành trong dịp Tết. Thế nhưng, có một điều không bao giờ thay đổi, đó là tâm lý hướng về những giá trị truyền thống của người Việt trong dịp Tết, dù ở thế hệ nào, độ tuổi nào. Bởi vì trên hết, bản thân Tết đã là một sự trở về với cội nguồn.
Niềm vui mỗi dịp xuân về. (Ảnh: KHIẾU MINH)
Không phải ngẫu nhiên mà mỗi dịp Tết đến, người ta thường hướng tới sự đoàn tụ, sum vầy. Người làm ăn, người đi học xa, dù bận bịu, nhiều việc thế nào cũng đều cố gắng về nhà vào dịp Tết. Tết không có định nghĩa cụ thể, nhưng trong tâm trí mỗi người Việt đều là những buổi sum họp gia đình, cả nhà quây quần tụ họp trong những thời khắc đầu tiên của năm mới. Đó là định nghĩa “không thành lời” nhưng luôn rõ nét nhất mỗi khi nhắc đến Tết.
(Ảnh: KHIẾU MINH)
Với mỗi gia đình, dù là các gia đình trẻ, hiện đại, dù có lựa chọn những cách đón Tết, ăn Tết, thực hành Tết đơn giản và giảm các thủ tục nhiều hơn so với các thời trước, nhưng vẫn luôn giữ một giá trị chung, đó là hướng về truyền thống.
Cành đào là thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết. (Ảnh: KHIẾU MINH)
Đó là chuẩn bị những sản vật truyền thống, từ trang trí nhà cửa cho đến các món ăn cho ngày Tết. Chị L.T.Q (quận Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, gia đình chị cắm và trang trí nhà cửa bằng rất nhiều loại hoa khác nhau, từ hoa nhập khẩu cho đến hồng, cúc Tây Tựu, Mê Linh… Tuy nhiên, có hai thứ không bao giờ vắng bóng trong căn hộ nhỏ của chị trong mọi mùa Tết, đó là một cành đào Nhật Tân cánh dày, hoa thắm và một chậu quất Tứ Liên quả trĩu, tán dày, có đủ cả chồi non, cả hoa trắng, quả xanh, quả vàng. “Gia đình tôi năm nào cũng vào tận vườn chọn đào và quất. Thiếu hai thứ này, dù nhà có ngập tràn các loại hoa, vẫn không có không khí Tết” – chị chia sẻ.
Tết, nhiều người trẻ chọn du xuân xa nhà, nhưng số đông vẫn hướng về đoàn tụ với gia đình. (Ảnh: VƯƠNG ANH)
Không đón Tết ở Hà Nội như nhiều gia đình khác, năm nay gia đình chị H.T.H (Ba Đình, Hà Nội) sắp xếp đồ về quê sớm từ ngày 25 Tết. Ông bà ngoại, anh chị em bên ngoại đều sống ở Hà Nội, ông bà nội đã mất, anh chị em bên nội cũng sinh sống ở nhiều địa phương khác nhau, không ở quê, nhưng năm nào nhà chị cũng đưa trẻ con về để nhớ về nguồn cội. “Nhưng năm nào cả nhà tôi cũng về quê, ở đó còn các bác, các dì, họ hàng. Hai năm vừa rồi dịch Covid-19 nên không về quê được, hai con tôi năm nay rất háo hức. Đón Tết ở quê chắc chắn không thể nhộn nhịp, sôi động như ở thành phố, nhưng rất ấm áp và lúc nào cũng tràn ngập tình cảm” – chị H bày tỏ.
Đi chợ Tết. (Ảnh: KHIẾU MINH)
Một cách đón Tết khác, cũng rất truyền thống, đó là một số gia đình cùng nhau gói bánh chưng, giò xào, hoặc cuốn nem, làm các món ăn truyền thống ngày Tết.
Chị P.T.N ở quận Tây Hồ, Hà Nội cho biết, hằng năm nhà chị dù bận đến đâu cũng cố gắng dành ra một ngày để gói và luộc bánh chưng, để các con hiểu và yêu thích Tết truyền thống của ông bà. Năm nay, tìm được thêm vài nhà có chung ý tưởng, chị bàn với mọi người tổ chức một buổi gói bánh chưng chung để trẻ con trải nghiệm. “Chúng tôi hướng dẫn các con cách lau lá, đổ gạo, đỗ, xếp thịt và gấp lá, buộc lạt. Chúng tôi cũng lựa chọn một góc sân chung cư, đi xin gỗ thừa, củi về luộc cho đúng với tinh thần của các cụ ngày xưa. Tôi tin rằng những trải nghiệm này sẽ giúp các con tôi nhớ mãi, và sau này khi trưởng thành, chúng cũng sẽ hướng con cái về với truyền thống như cha mẹ bây giờ”.
Sự hướng về truyền thống ấy, cũng xuất phát từ nguồn gốc của Tết, chính là sự khởi đầu của mọi điều tốt đẹp.
Nguồn Gốc Xuất Xứ Của Đàn Bầu
Nguồn gốc xuất xứ của Đàn Bầu
Trong hệ thống các nhạc cụ Việt Nam, đàn Bầu hay còn gọi là “Độc huyền cầm” là một nhạc cụ thuần Việt nhất, đặc trưng nhất của đất nước ta và cũng được coi là một trong số những cây đàn độc nhất vô nhị hiếm hoi trên thế giới. Bởi cấu trúc, âm thanh cũng như lối diễn tấu của nó không giống bất kỳ một loại nhạc cụ nào khác.
Theo dấu tích lịch sử về nguồn gốc xuất xứ của cây Đàn Bầu, thì cây đàn này có thể đã xuất hiện ở Việt Nam từ hàng ngàn năm trước. “Đàn bầu” xuất hiện và biến hóa trong rất nhiều giai thoại, truyền thuyết được lưu truyền trong kho tàng văn hóa nhân gian.
Theo như cố GS. TS. Trần Văn Khê; nhà nghiên cứu tiền bối Nguyễn Xuân Khoát ở trong một bài tham luận về đàn bầu tại Bulgary đã kể lại câu chuyện truyền thuyết gắn liền với sự ra đời của cây Đàn Bầu. Câu chuyện được tóm lược như sau: “Cây Đàn Bầu trong câu chuyện dân gian là một món quà của một bà Tiên ban cho nàng dâu hiếu thảo. Vì chiến tranh nên người con trai tên là Trương Viên phải ra trận, do loạn lạc họ đã cách xa nhau. Để tận hiếu với mẹ già và trọn tình nghĩa phu thê, nàng dâu đã chịu móc mắt mình để tế hung thần trên đường đưa mẹ về quê lánh nạn. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo sắt son, Tiên trên trời đã hiện ra và tặng nàng cây đàn một dây. Cây đàn ấy đã cứu sống hai mẹ con nàng qua những tháng ngày cực khổ và cuối cùng giúp gia đình họ được đoàn tụ”.
Bên cạnh đó, trong thư tịch và hiện vật khảo cổ học cũng như lịch sử chữ viết, có một số sách sử quan trọng đã đề cập đến cây Đàn Bầu. Theo ‘An Nam chí lược’, ‘Đại Việt sử ký toàn thư’, ‘Chỉ Nam Ngọc âm giải nghĩa’, ‘Đại Nam thực lục tiền biên’ thì: cây Đàn Bầu ra đời đầu tiên ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, sau đó được người Kinh Việt Nam mang sang Quảng Tây Trung Quốc. Đàn Bầu được lấy cảm hứng từ trò chơi dân gian “trống đất” của trẻ nhỏ là đào hố và căng dây qua lỗ đất, khi đập nghe tiếng bung bung mà các cụ ngày xưa đã có sự quan sát tinh tế và cảm thụ thanh âm nhanh nhạy nên những tiếng kêu “bung bung” từ dây căng kéo trên lỗ đất ấy đã kết tạo ý tưởng hình thành cây đàn làm từ ống tre và quả bầu khô với một dây duy nhất.
Từ truyền thuyết xa xưa của dân tộc đến những dấu tích lịch sử để lại đều có cùng điểm chung, đó là minh chứng cho sự gắn bó máu huyết của Đàn Bầu với xóm làng, người dân lao động Việt Nam bao đời nay. Đàn Bầu là cây đàn truyền thống của người Việt Nam, đã đồng hành với dân tộc ta qua biết bao thăng trầm và biến động lịch sử, ngấm sâu vào từng âm điệu dân gian, vào từng lời ca “ru à ơi” của mẹ, bế bồng tâm hồn mỗi người con đất Việt hòa vào dòng suối linh thiêng của nguồn cội.
MUA NGAYTùy chọn thời gian giao hàng
5 Loại Bánh Trung Thu Truyền Thống Tiêu Biểu Không Thể Bỏ Qua Ở Trung Quốc
Ở Trung Quốc, bánh trung thu truyền thống được phân thành 5 loại. Tùy thuộc vào xuất xứ, sản lượng bán và đặc điểm mà phân thành: kiểu Quảng Đông, kiểu Bắc Kinh, kiểu Tô Châu, kiểu Hồng Kông và kiểu Chaoshan.
Trước kia, một số người đã từng phân loại bánh trung thu truyền thống kiểu Chaoshan và kiểu Hong Kong vào chung kiểu Quảng Đông, và đưa ra một cách phân loại khác là: kiểu Quảng Đông, kiểu Bắc Kinh, kiểu Tô Châu và kiểu Vân Nam. Cách phân loại đơn giản theo khu vực này bị cho là phản khoa học. Thực tế, bánh trung thu kiểu Hồng Kông giống với bánh trung thu kiểu Quảng Đông, nhưng bánh trung thu kiểu Chaoshan lại rất khác với kiểu Quảng Đông về nguyên liệu, cách nấu, hình thức và hương vị. Vậy người dân Trung Quốc ngày nay đã phân loại bánh trung thu như thế nào?
Phân loại bánh trung thu truyền thống theo đặc điểm ở Trung Quốc
Thường thì người ta dùng 4 đặc điểm: hương vị; nhân; vỏ bánh và bề ngoài để phân loại bánh trung thu Trung Quốc.
– Theo hương vị: ngọt, mặn, mặn mặn, cay,..
– Theo nhân: osmanthus, mận khô, ngũ cốc, đậu đỏ, hoa hồng, hạt sen, đường phèn, bạch quả, xay thịt khô, sesames đen, giăm bông, lòng đỏ,..
– Vỏ bánh: vỏ bột, vỏ bánh trộn đường, vỏ bánh giòn, vỏ bánh kem,..
– Bề ngoài: mịn, có viền,..
Bánh trung thu truyền thống đã được biến tấu rất nhiều với đa dạng nguyên liệu. Ảnh: hdhuong233.
5 loại bánh trung thu truyền thống tiêu biểu ở Trung Quốc được phân loại theo vùng
Bánh trung thu kiểu Quảng Đông
Có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quan Tây phía nam Trung Quốc, bánh trung thu kiểu Quảng Đông được cho là phổ biến và rộng rãi nhất. Phản ánh bản chất thích phiêu lưu trong cách ăn uống của người Quảng Đông, bánh trung thu Quảng Đông có thể chứa đầy đủ các loại nguyên liệu, từ ngọt đến nhức răng đến đậm đà và mặn. Nhân bánh có thể gồm: nhân hạt sen, nhân hạt dưa, các loại hạt, giăm bông, gà, vịt, thịt heo quay, nấm và lòng đỏ trứng,..
Bánh trung thu nhân lòng đỏ vịt và hạt sen đặc trưng của Quảng Đông. Ảnh: ameblo.jp.
Thế nhưng, bánh trung thu truyền thống kiểu Quảng Đông vẫn mang nét đặc trưng riêng với vỏ mỏng, mềm xốp, hương thơm ngọt, nhân đầy đặn, bề mặt vàng nâu sáng bóng, họa tiết khắc nổi tinh tế, hoa văn rõ ràng. Các cửa hàng đều chú trọng bao bì để làm quà biếu dịp Tết Đoàn Viên.
Bánh trung thu truyền thống kiểu Quảng Đông. Ảnh: 1ZOOM.
Đa phần bánh kiểu Quảng có hương vị khá ngọt, nhiều dầu mỡ. Đối với nhiều người ăn sẽ thấy hơi ngấy, có thể thưởng thức cùng trà sẽ ngon hơn. Ngày nay, chúng được biến tấu đi nhiều với sô cô la, kem hoặc thạch,.. nhưng hầu hết vẫn là những thức bánh trung thu ngon.
Bánh trung thu kiểu Chaosan
Bánh trung thu Chaoshan hay còn gọi là bánh trung thu Teochew, là một loại bánh trung thu Trung Quốc nổi tiếng ở vùng Chaoshan, tỉnh Quảng Đông. Phân loại theo các loại nhân khác nhau, có thể chia thành bánh trung thu đậu xanh, nhân đậu đen, nhân lòng đỏ, … Một số loại có nhân hải sản khá đặc biệt và “kén” người ăn.
Vỏ ngoài khá đặc biệt của bánh trung thu truyền thống kiểu Chaosan. Ảnh: zhuanlan.
Bánh trung thu truyền thống Chaoshan có lớp vỏ đặc trưng. Chúng có kích thước lớn hơn hầu hết các loại bánh trung thu khác.
Bánh trung thu kiểu Bắc Kinh
Bánh trung thu truyền thống kiểu Bắc Kinh có hương vị ngọt ngào. Điểm đặc biệt nhất của thức bánh trung thu này là cách nấu được lưu truyền từ cung đình xa xưa; quá trình chọn nguyên liệu và chế tạo khá phức tạp.
Bánh trung thu truyền thống kiểu Bắc Kinh. Ảnh: Victoria Bakes.
Nhân bánh thường được làm từ các loại hạt dinh dưỡng, quả thơm ngọt chọn lọc, đường phèn,.. Bên cạnh nguyên liệu cầu kỳ, chọn lọc, tạo nên thức bánh trung thu ngon nức tiếng Trung Hoa thì bánh còn chinh phục thực khách với vẻ ngoài tinh tế, lớp vỏ mỏng và giòn. Chúng còn nổi tiếng với sự cân bằng tinh tế của vị ngọt, với làn da mềm mại và việc sử dụng tự do dầu mè bổ dưỡng.
Cận cảnh bánh trung thu truyền thống kiểu Bắc Kinh. Ảnh: Recettes d’une Chinoise.
Có hai biến thể của bánh trung thu truyền thống kiểu Bắc Kinh: một, được gọi là di qiang – bị ảnh hưởng bởi bánh trung thu của vùng Tô Châu với bột nhẹ và sủi bọt và một loại được gọi là fan mao – được làm bằng bột trắng mịn. Theo truyền thống, cả hai đều chứa đầy hoa táo núi và hoa tử đằng, và đều được trang trí tỉ mỉ.
Bánh trung thu kiểu Thượng Hải
Bánh trung thu truyền thống kiểu Thượng Hải có đặc trưng là vỏ bánh mỏng. Lớp da với vỏ giòn và béo thực sự rất hợp với nhân bánh trung thu Trung Quốc nhân sen kiểu phương Đông.
Bánh trung thu truyền thống kiểu Thượng Hải mang phong cách đậm chất phương Đông. Ảnh: Wellshine Wellson.
Một biến thể hiện đại so với các loại bánh trung thu truyền thống điển hình là loại bánh được kết hợp giữa ẩm thực phương Đông và phương Tây, mà thực chất có lẽ là sự pha trộn giữa ẩm thực Anh và Trung Quốc. Những chiếc bánh trung thu đương đại này là sự kết hợp giữa bánh quy giòn kiểu phương Tây như bánh ngọt với nhân bánh trung thu truyền thống của Trung Quốc mềm, ngọt nhưng mặn từ lòng đỏ trứng.
Bánh trung thu truyền thống kiểu Thượng hải với đặc trưng vỏ mỏng. Ảnh: Huang Kitchen.
Bánh trung thu kiểu Hồng Kông
Những ánh đèn rực rỡ của Hồng Kông đã truyền cảm hứng cho nhiều đầu bếp sống trong thành phố thử nghiệm ẩm thực. Bánh trung thu truyền thống ở Hồng Kông rất phong phú, tồn tại và phát triển song song với các phiên bản đương đại như là bánh trung thu da tuyết, một loại bánh trung thu ngon, không nướng, có hương vị và kết cấu tương tự như kem mochi, được làm từ gạo nếp đông lạnh. Loại bánh này có kết cấu vỏ khá giống bánh trung thu dẻo ở Việt Nam.
Bánh trung thu tuyết ở Hồng Kông. Ảnh: weimeicun.
Bánh trung thu truyền thống tiêu biểu ở Hồng Kông được nhồi nhân hạt sen trắng với lòng đỏ kép. Vỏ bánh mỏng, độ dày đều nhau, hai lòng đỏ vàng ruộm nằm gọn giữa lớp dầu đỏ mượt. Vị bánh trung thu dẻo mịn, thơm ngon. Ngoài ra còn có các loại bánh trung thu kiểu Hồng Kông phổ biến khác như bánh trung thu ngũ vị, thịt mặn và bánh trung thu giăm bông.
Bánh trung thu truyền thống kiểu Hồng Kông thường khá cầu kỳ và tinh tế trong “ngoại hình”. Ảnh: scmp.
Bánh trung thu không chỉ là một nét ẩm thực ở Việt Nam, mà ở Trung Quốc, bánh trung thu truyền thống còn mang cả hương vị “văn hóa” và “lịch sử” nước nhà. Mỗi một vùng miền lại có thức bánh trung thu ngon tiêu biểu riêng, làm nên sự đa dạng của nền ẩm thực đất nước hơn 1 tỷ dân.
Linn Tran
Đăng bởi: Đức Hoàng
Từ khoá: 5 loại bánh trung thu truyền thống tiêu biểu không thể bỏ qua ở Trung Quốc
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguồn Gốc Món Bánh Trung Thu Truyền Thống Của Người Nhật Bắt Nguồn Từ Thú Vui Này trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!