Xu Hướng 12/2023 # Nhà Thờ Con Gà: Góc Check # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Nhà Thờ Con Gà: Góc Check được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. “Định vị tọa độ” của Nhà thờ Con Gà

Địa chỉ: Số 15 đường Trần Phú, phường 3, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Nhà thờ Con Gà tọa lạc tại một vị trí đắc địa. Vậy nên, du khách có thể kết hợp tham quan địa điểm tín ngưỡng nổi tiếng này với các địa danh nổi tiếng khác ngay trong trung tâm thành phố Đà Lạt như quảng trường Lâm Viên, chợ Đà Lạt hay khám phá “tất tần tật” các món ẩm thực đặc sắc của thành phố sương mù.

Ảnh: @storyofdalat

Nhà thờ Con Gà (còn có tên gọi khác là Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hay có tên tiếng anh là nhà thờ chính tòa Thánh Nicola Bari). Nhà thờ này được xây dựng từ năm 1931-1942. Đây là một trong những công trình kiến trúc độc đáo ở Đà Lạt và là điểm tham quan, check-in lý tưởng của khách du lịch khi đến với xứ sở ngàn hoa xinh đẹp.

2. Giờ mở cửa và giá vé vào cửa Nhà thờ Con Gà

Nhà thờ Con Gà là một trong những địa điểm tham quan, check-in thu hút rất nhiều du khách ghé đến mỗi năm. Du khách đến đây có thể ra vào tự do không mất phí và thỏa sức chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ Con Gà.

Ảnh: @foodydalat

3. Hướng dẫn di chuyển đến Nhà thờ Con Gà

Xuất phát từ quảng trường Lâm Viên, bạn di chuyển theo đường Hồ Tùng Mậu về hướng vòng xuyến, sau đó rẽ vào đường Trần Quốc Toản. Tiếp đó, bạn sẽ gặp một vòng xuyến, rẽ vào đường Lê Đại Hành. Đi thêm khoảng 100m nữa sẽ thấy 1 ngã ba xuất hiện. Du khách rẽ trái lên dốc và chạy thêm khoảng 200m nữa sẽ đến được nhà thờ Con Gà.

Ảnh: @huyho0110

4. Tại sao lại gọi là Nhà thờ Con Gà?

Chắc hẳn, rất nhiều người tò mò về cái tên Nhà thờ Con Gà phải không nào? Thật ra, ngay trên đỉnh cây Thánh Giá của tháp chuông Nhà thờ có một cục thu lôi hình con gà vô cùng độc đáo và thú vị. Con gà được làm bằng hợp kim bên trong rỗng nên có khối lượng khá nhẹ. Trong Thánh Kinh, gà là biểu tượng cho sự thức tỉnh, sám hối.

Ảnh: Nguyen Dang Nhan

5. Khám phá kiến trúc của Nhà thờ Con Gà

Tổng thể nhà thờ được thiết kế đối xứng với chiều dài 65m và chiều rộng 14m. Nhà thờ hướng về núi Langbiang hùng vĩ – nóc nhà của Đà Lạt mộng mơ. Chính vì thế, đừng từ nhà thờ Con Gà phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể chiêm ngưỡng được khung cảnh đại ngàn, nên thơ của núi rừng Tây Nguyên xinh đẹp.

Đặc biệt, vì có phần tháp chuông cao đến 47m nên dù đứng từ xa, du khách vẫn có thể dễ dàng trông thấy nhà thờ Con Gà sừng sững, uy nghi giữa đất trời.

Ảnh: Nguyễn Công Trứ

Nhà thờ Con Gà được thiết kế theo lối kiến trúc châu Âu cổ kính. Bước vào bên trong, bạn sẽ thực sự bị choáng ngợp bởi không gian rộng lớn và xung quanh được bao phủ bởi 70 tấm kính đa sắc màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo. Chính những tấm kính này là điểm nhấn, mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cũng như có tác dụng chiếu sáng cho không gian bên trong của nhà thờ.

Thánh đường của nhà thờ được chia làm 3 gian với 1 gian lớn ở chính giữa và 2 gian nhỏ nằm 2 bên. Gian giữa gồm các dãy bàn và chính điện, 2 gian còn lại được bố trí các dãy bàn phụ và lối đi.

Ảnh: Nguyen Dang Nhan

Cả bên trong và bên ngoài của nhà thờ đều được thiết kế cực kỳ chỉn chu theo lối kiến trúc Roman độc đáo. Chính vẻ đẹp đầy ấn tượng này, nhà thờ Con Gà được mang đến background sống ảo tuyệt vời của nhiều du khách khi đến với Đà Lạt mộng mơ.

6. Giờ đi lễ tại Nhà thờ Con Gà

Cũng giống như nhiều nhà thờ khác, giờ đi lễ của nhà thờ Con Gà được chia theo những khung thời gian cụ thể vào ngày thường và ngày Chủ Nhật.

Vào ngày thường, nhà thờ có 2 giờ lễ vào lúc 05:15 và 17:15.

Vào ngày Chủ Nhật, nhà thờ có 5 giờ lễ vào: 05:30; 07:00; 08:30; 16:00 và 18:00

Vì vậy, bạn nên lưu ý thời gian nếu muốn tham gia một buổi lễ tại Nhà thờ Con Gà Đà Lạt.

7. Những địa điểm tham quan khác gần nhà thờ Con Gà

Bên cạnh tham quan nhà thờ Con Gà, trong chuyến khám phá Đà Lạt, du khách cũng có thể kết hợp tham quan những địa điểm du lịch hấp dẫn khác như:

Địa điểm tham quan Khoảng cách từ nhà thờ Con Gà

Hồ Xuân Hương 1.2km

Quảng trường Lâm Viên 1.2km

Dinh Bảo Đại 1.8km

Nhà ga Đà Lạt 2.3km

Vườn hoa thành phố 2.7km

Thác Datanla 5.8km

Cáp treo Đà Lạt 8.6km

Đăng bởi: Nguyễn Như Thanh

Từ khoá: Nhà thờ Con Gà: Góc check-in siêu mê không phải ai cũng biết

Nhà Thờ Con Gà, Nét Tây Phương Cổ Kính Của Đà Lạt

ALONGWALKER – Khi nhắc đến những biệt thự cổ nổi tiếng ở Đà Lạt. Tất nhiên không thể không nhắc tới Nhà thờ Con Gà. Nhà thờ mang ý nghĩa đặc biệt với thành phố không chỉ bởi nét kiến trúc độc đáo mà còn bởi sự góp mặt của nó với lịch sử và sự phát triển của thành phố. Ngày hôm nay, tới Đà Lạt, câu chuyện xưa không về nơi đây không hẳn ai cũng biết nhưng chắc chắn rằng vẻ đẹp của nhà thờ sẽ níu chân biết bao con người. Nhà thờ Con Gà hay là Nhà thờ Chính tòa Đà Lạt với tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari là một công trình đặc biệt của Đà Lạt.

Nhà thờ con gà về đêm (Ảnh – Sirius™)

Nơi đây được xem là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố tình yêu do người Pháp để lại. Ấn tượng về nhà thờ không chỉ có thế, mà còn mang những dư vị, sâu đậm, lắng đọng hơn khi càng tìm hiểu ta càng thấy thú vị.

Nhà thờ Con Gà tọa lạc trên đường Trần Phú. Người dân quen gọi là nhà thờ Con Gà bởi trên đỉnh tháp chuông của nhà thờ có hình con gà lớn, là biểu tượng của người Pháp. Theo kinh Tân Ứớc thì đây là biểu tượng cho sự sám hối.

Đây là công trình tiêu biểu của Đà Lạt (Ảnh – dominicatorumstudiorum)

Với kiểu mẫu là nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, nhà thờ con Gà mang đậm nét kiến trúc phương Tây, đặc trưng cho trường phái kiến trúc Roman với mặt bằng theo hình chữ thập có tháp chuông. Nét kiến trúc phương Tây điển hình giữa lòng thành phố tạo nên sự hòa hợp của nhà thờ với những công trình cổ khác nơi đây. Người đến thăm Đà Lạt có thể đến thăm nhà thờ con Gà cùng các biệt thực cổ đặc sắc khác của Đà Lạt như: trường Cao đẳng Sư Phạm, ga Đà Lạt, Dinh Bảo Đại…

Ảnh – Ông Kẹ [Lê Ngọc Bảo]

Nét kiến trúc phương Tây của ngôi biệt thự cổ này như một mối dây gắn chặt thành phố, gợi nhớ về một thời đã trải qua nơi đây.

Nhà thờ Con Gà có lối kiến trúc và vị trí đặc biệt trong lòng Đà Lạt. Đứng ở tháp chuông của nhà thờ, ta có thể phóng tầm mắt ra xa và ngắm nhìn tất thảy không gian của thành phố. Thú vị nhất là cửa chính của nhà thờ hướng về núi Lang Biang. Dù ngắm nhìn từ rất xa, nhưng ta vẫn có thể thấy được nóc nhà của Đà Lạt, nơi chất chứa tình yêu thuần khiết nhất của thành phố.

Ảnh – Mee Way

Tháp chuông vươn cao, thẳng đứng, cảm giác vững chãi và oai nghiêm. Được đứng lên đây một lần để ngắm Đà Lạt thì quả thực không còn điều gì hối tiếc khi rời nơi đây. Nhà thờ mang về cho ta cái khoảnh khắc bao trọn lấy lòng Đà Lạt và cảm giác của châu Âu thu nhỏ giữa lòng Việt Nam.

Ảnh – haidavh

Bên trong thánh đường, có ba gian bao gồm một gian lớn ở giữa và hai gian nhỏ ở hai bên. Tất cả đều được thiết kế rất công phu và tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc thiết kế theo lối cổ điển. Điều ấy mang lại cho nhà thờ cái vẻ truyền thống phương Tây. Nhưng ta không cảm thấy quá gò bó khi rất nhiều chi tiết vẫn được đem ra xử lí tinh tế để hài hòa được với không gian nơi đây.

Cả nhà thờ toát lên cái vẻ rất đỗi trang nghiêm nhưng không gò bó. Mọi người vẫn đến nơi đây rất đông. Không chỉ trong ngày lễ mà còn trong những ngày bình thường. Khách du lịch tới Đà Lạt luôn dành cho nơi đây một sự quan tâm đặc biệt và tìm đến để chiêm ngưỡng.

Càng nhìn ngắm nhà thờ, ta càng thấy bình yên. Hơn mười năm tỉ mẩn xây dựng từng chút một để có được công trình ấy quả thực không phí hoài chút nào. Từ khoảng cách gần hay khoảng cách xa, nhà thờ vẫn tạo nên một khung cảnh đầy thu hút lòng người. Không gian Đà Lạt như ôm trọn lấy nhà thờ, giữ gìn, bao bọc lấy nó để mỗi khi lòng chùng chình xuống, người dân lại có thể tới nơi đây trải lòng.

Cũng như những căn biệt thự cổ kính đặc biệt khác của Đà Lạt. Nhà thờ Con Gà vẫn ngày ngày góp mặt vào cuộc sống của thành phố sau biết bao nhiêu đổi thay. Nơi đây qua bao mùa vẫn đẹp và an lành như thuở trước góp hương sắc níu lòng người đến Đà Lạt sau những gió, những hoa, những ngây ngô thẫn thờ ngày dạo chơi vùng đất an bình của tổ quốc.

Xuân về bên nhà thờ (Ảnh – haidavh)

Đà Lạt đẹp, đẹp trong từng khoảnh khắc, trong từng góc hình. Đà Lạt là chốn bình yên mà lòng người khó cưỡng. Đến Đà Lạt không chỉ để tận hưởng cái dư âm thanh sắc thần tiên nơi đây mà còn để khám phá những hay ho rất mực mà chỉ nơi đây mới có. Những tòa biệt thự ở mọi nơi mỗi ngày được xây lên một nhiều thêm. Nhưng những gì chúng ta được trải nghiệm ở nơi đây là điều không thể thấy ở một nơi nào khác. Đi qua những thăng trầm thời gian và lịch sử, nguyện ước cổ kính Đà Lạt kia sẽ cùng thời gian mà tồn tại mãi.

Đăng bởi: Ngân Nèk

Từ khoá: Nhà thờ con gà, nét Tây phương cổ kính của Đà Lạt

Nhà Thờ Chánh Tòa Phú Cường – Nhà Thờ Đẹp Ở Bình Dương

Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường hầu như được mọi giáo dân khu vực phía Nam biết đến vì có quy mô đồ sộ, diện tích to lớn và trang bị nội ngoại thất rất đẹp.

Từ Thành phố HCM lên nhà  thờ Chánh Tòa Phú Cường khoảng 25 phút đi xe máy theo quốc lộ 13, nên cuối tuần, dịp lễ cũng có nhiều bạn trẻ từ HCM lên đây dự lễ.

Thông tin chung về nhà thờ Phú Cường – nhà thờ đẹp nhất Bình Dương

Địa chỉ: 394 Cách Mạng Tháng Tám, Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương

Chánh xứ : Linh mục Antôn Pađôva Hà Văn Minh (11/8/2023)

Phó xứ  :

Linh mục Matthêu Nguyễn Thanh Yên

Linh mục Giuse Nguyễn Phát Tài

Và linh mục Titô Trần Nguyên Lãm (11/8/2023)

Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Xuân Quyền

Nhà thờ Chánh Tòa Bình Dương nhìn tòa cảnh

Lịch sử nhà thờ chánh tòa Phú Cường Bình Dương Việt Nam

Không chỉ có quy mô rộng lớn, nhà thờ Phú Cường Bình Dương cũng có thâm niên rất lâu đời. Nhà thờ trải qua 4 lần trung tu, xây sửa lại để được hiện trạng như ngày nay.

Nhà thờ đầu tiên năm 1864

Vào năm 1864 nhà thờ được xây dựng kiểu kiến trúc Gothic, cổ điển. Nhà thờ Chánh  tòa Cường khi xưa có tháp. Đây là ngôi nhà thờ bằng gạch, đường xây trên gò nông sâu

Nhà thờ thứ hai 1987

Cha Poinat đã cho xây dựng lại nhà thờ Chánh tòa Phú Cường Bình Dương vào năm 1987. Do nhà thờ cũ được đào quá nông nên bị lún. Lần này là một ngôi nhà thờ khiêm tốn, cũng xây kiểu cổ điển ngày xưa.

Nhà thờ Chánh tòa năm 1941-2009

Tiếp sau đó khi cha sứ mới, cha Felix Frison vào năm 1938, cha liền cho xây dựng lại ngôi nhà thờ vì nó cũng đã cũ. Nhà thờ Phú Cường đã được khánh thành vào tháng 7 năm 1941. Vào năm 1965, khi trở thành Chánh Tòa Phú Cường, cha xứ Phùng Thành đã tiếp tục nâng cấp nới rộng để phục vụ lễ lớn tại nhà thờ.

Nhà thờ hiện nay 2009

Để có hình dạng như hiện nay, nhà thờ đã trải qua 5 năm xây dựng từ năm 2009 đến 2014. Nhà thờ tòa chánh Phú Cường gần như được đập đi và xây mới lại dưới chỉ dẫn của cha Phero Trần Đình Tứ. Từ đó về nay, nơi đây trở thành Chánh tòa lớn của cả miền Nam. Rất nhiều lễ lớn như Lễ giáng sinh ở nhà thờ Phú Cường, Lễ tro, Lễ phục sinh thu hút rất đông giáo xứ.

Bên trong nhà thờ thực sự rất trang nghiêm và đẹp

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Chánh Tòa Phú Cường

Với tông màu chủ đạo xanh xám và trắng khiết, nhà thờ thực sự rất đẹp, rất uy nghiêm. Nhìn bên ngoài đã thấy sự linh thiêng của một ngôi nhà thờ uy tín.

Khi bạn bước vào trong thánh đường, không gian nhà thờ dường như mở rộng với mái vòm cong, tạo nên nét uy nghi. Trên tường là những bức tranh nhiều màu sắc kể về cuộc đời của chúa Jesus thật sinh động. Các ô cửa nhiều màu sắc và họa tiết bắt mắt khiến cho ánh sáng lọt qua càng thêm phần lung linh, huyền ảo.

Giờ lễ ở nhà thờ Chánh tòa Phú Cường

Nhà thờ hiện đại lẫn truyền thống với các nghi lễ tôn nghiêm

Nhà thờ Phú Cường diễn ra các lễ như ở các nhà thờ khác. Đặc biệt ở đây có giờ  làm lễ tiếng Anh vào 10h30 sáng chủ Nhật.

– Chúa Nhật có 6 lễ: Chủ yếu phục vụ cho tín hữu tại chỗ, khách vãng lai và công nhân các khu công nghiệp tại Bình Dương.

– Ngày thường thì có 2 lễ: Bắt đầu vào 5 giờ sáng và chiều là 17h30.

– Những giờ chầu Thánh Thể: sau thánh lễ chiều mỗi ngày.

– Giáo dân cũng có thể đăng ký học giáo lý dự tông, lớp giáo lý hôn nhân tại nhà thờ.

– Lớp giáo lý, dành cho thanh thiếu niên 6 đế 17 tuổi được dạy vào mỗi chủ nhật.

– Các hội đoàn: Dòng ba Phan Sinh, Dòng ba Cát Minh, Legiô, Cùng Theo Chúa, Hội Hiền Mẫu, Hội Phụ Lão, Hội Chữ Thập Đỏ Công Giáo.

Lễ noel ở nhà thờ Bình Dương được trang trí rất đẹp, thu hút rất đông du khách

Bạn có thể đến dự lễ phục sinh, dự lễ tro, noel/giáng sinh… ở nhà thờ Chánh toà Phú Cường.

Khám phá thêm nhiều điều thú vị từ chúng tôi

Đăng bởi: Nhiên Mục

Từ khoá: Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường – nhà thờ đẹp ở Bình Dương

Bài Thơ Chú Gà Con, Chú Gà Trống Nhỏ ❤️️Lời, Giáo Án

Bài Thơ Chú Gà Con, Chú Gà Trống Nhỏ ❤️️ Lời + Giáo Án A-Z ✅ Những Bài Thơ Hay Và Đặc Sắc Dành Cho Thiếu Nhi Viết Về Loài Vật Xung Quanh Ta.

Giải đáp thắc mắc của bạn với câu hỏi Bài Thơ Chú Gà Con Của Tác Giả Nào?

Bài thơ Chú Gà Con là một bài thơ sưu tầm nên chưa thể đưa ra một câu trả lời chính xác cho câu hỏi về tác giả của bài thơ này. Tuy nhiên đây là bài thơ hay và mang ý nghĩa giáo dục con trẻ. Những chú gà con là những con vật nuôi trong gia đình của chúng ta, bài thơ với thông điệp giáo dục trẻ em yêu quý và chăm sóc những con vật nuôi quen thuộc ấy.

❤️️ Còn rất nhiều những nội dung đặc sắc được biên soạn tại chúng tôi mà chắc chắn bạn sẽ thích ❤️️

Lời Bài Thơ Có Chú Gà Con với ngôn ngữ gần gũi, ngắn gọn giúp các bé nhanh nhớ, nhanh thuộc và có những suy nghĩ hồn nhiên vui vẻ.

Xem nhiều hơn chùm 🍀 Câu Đố Vui Cho Bé Mầm Non 🍀 độc đáo và thú vị.

Bài Thơ Chú Gà Trống Nhỏ là một bài thơ thiếu nhi được rất nhiều trẻ em nhớ và thuộc bởi ngôn từ ngắn gọn, hình ảnh thơ sinh động.

Chú gà trống nhỏ cái mào màu đỏ

Gợi ý cho bạn những nội dung thú vị có trong bài viết chọn lọc 🌹 Thơ Cho Bé 3 Tuổi  🌹

Lời Bài Thơ Mười Quả Trứng Tròn Mẹ Gà Ấp Ủ nằm trong bài thơ Đàn gà con được tác giả Vương Trọng sáng tác cho tuổi thơ hồn nhiên.

Giới thiệu cùng bạn 🍀 Thơ Về Màu Xanh Hay 🍀 được chọn lọc đặc sắc và mang nhiều ý nghĩa.

Bài Thơ 10 Chú Gà Con với những hình ảnh dễ thương gửi đến các bé điều thú vị.

Mời bạn đọc nhiều hơn với trọn bộ 🔥 Thơ Lớp 8 Hay Nhất 🔥 đặc sắc và ý nghĩa.

Ảnh Thơ Chú gà con cho béMấy chú gà con lông vàng dễ thươngMẹ mua cho bé mấy chú gà con

Chia sẻ thêm cùng bạn bài hát Chú gà con, nhạc thiếu nhi vui tươi và sôi động.

Ngoài ra, tại chúng tôi còn có Chùm 🦋 Bài Thơ Cô giáo Của Con  🦋 hay và ý nghĩa!

Chia sẻ cùng bạn Giáo Án Bài Thơ Chú Gà Con cho những tiết dạy và học thật thú vị và ý nghĩa.

I.Mục đích yêu cầu:

II .Chuẩn bị :

III .Tiến trình hoạt động :

b -Hoạt động trọng tâm:

C-Kết thúc hoạt động :Cô khen trẻ và cô đội mũ gà mẹ ,trẻ đội mũ gà con cùng đi quanh sân tập 1-2 vòng theo nhạc của bài hát “Đàn gà con”.

Tặng bạn trọn bộ 😁 Thơ Về Gió Ngắn Hay 😁 hài hước và mới lạ.

Bài Thơ Đàn Gà Con Mới Nở được tác giả Phạm Hổ sáng tác với những từ ngữ miêu tả rất đáng yêu và phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi.

Chia sẻ cùng bạn 🌹 Bài Thơ Ước Mơ Của Tý 🌹 hay và ý nghĩa!

❤️️ Những bài viết mới và hấp dẫn nhất tại chúng tôi có thể bạn sẽ thích ❤️️

Nhà Thờ Chánh Tòa Thái Bình

Tọa lạc trên một khu đất rộng chừng 1.500m2, Nhà thờ Chính Tòa Thái Bình được thiết kế theo lối kiến trúc Gothique kết hợp với phong cách kiến trúc Phương Đông pha chút hiện đại, tạo thành một tổng thể hài hòa. Vì thế, ngôi thánh đường mới vẫn giữ được nét truyền thống của một ngôi nhà thờ Phương Tây, với hai tháp đối xứng, đồng thời, cũng mang phong cách Phương Đông với mái cong, cột tròn, con sơn được cách điệu thành dạng khối…

Nhà thờ chánh tòa Thái Bình

Ngôi thánh đường được thiết kế hai tầng, có tổng chiều dài là 69 mét; rộng 18 mét lòng sử dụng và hai hành lang chạy dài với chiều rộng 3 mét. Tầng trên của nhà thờ được dùng để cử hành Thánh Lễ và các nghi thức phụng vụ.

Ngôi thánh đường khoác trên mình chiếc áo màu kem sáng, thiên về màu phù sa, gợi nhắc một miền quê lúa đã một thời đi vào lịch sử. Nằm ở lưu vực của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, quê hương Thái Bình đã được bồi đắp và nuôi sống bởi lớp phù sa màu mỡ, giúp cho Thái Bình một thời là vựa lúa của cả miền Bắc Việt. Chính mảnh đất đầy tiềm năng ấy đã tạo ra những con người Thái Bình hiền lành, chất phác, chịu thương chịu khó trong đời thường nhưng can trường trong những thử thách đức tin.

Mặt trước nhà thờ chánh tòa Thái Bình

Thánh đường nhà thờ Chính Tòa mới được xây dựng trên nền đất và hướng trục tâm của ngôi nhà thờ trước. Tuy nhiên, nó đã được dịch chuyển lên phía đầu nhà thờ khoảng 30 mét, để tạo một khoảng không gian rộng lớn phía cuối nhà thờ trở thành quảng trường trong những dịp lễ đại triều.

Về tổng thể, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, không gian kiến trúc thiên về thiên nhiên đã được đưa vào nhiều hơn. Đặt chân tới khuôn viên nhà thờ, người ta như bước vào một thế giới hoàn toàn khác lạ. Bởi nơi đây, họ đã tìm lại được sự bình yên, và những phút thanh tịnh hiếm hoi sau những ngày làm việc vất vả.

Vẻ đẹp độc đáo của nhà thờ

Đây thực sự là không gian lý tưởng giúp chúng ta dễ dàng tiếp xúc với Thiên Chúa và tìm lại chính mình. Chúng ta sẽ khó có thể gặp được Thiên Chúa trong những ồn ào, náo nhiệt nhưng; chúng ta sẽ gặp được Ngài trong thinh lặng và trong thâm sâu tâm hồn của mỗi người.

Trên hai trụ cổng chính của ngôi Thánh đường mới có bức tượng hai Thiên Thần đang thổi loa. Cũng giống như tượng các thánh Tông Đồ, hai bức tượng này được tạc theo mô-típ những bức tượng thời Phục Hưng. Bên ngoài được phủ một lớp nhũ đồng sáng, càng làm cho hai bức tượng thêm phần uy nghiêm.

Nổi bật trong toàn bộ khuôn viên của ngôi thánh đường Nhà thờ Chính tòa Thái Bình là linh đài Đức Mẹ Lavang. Thoạt nhìn, du khách có thể hơi ngỡ ngàng về toàn cảnh linh đài Mẹ, bởi có một nét gì đó quen quen… Điều đó cũng dễ hiểu, vì Linh đài Mẹ Lavang Thái Bình được mô phỏng theo linh đài thật ở thánh địa Lavang – thuộc địa hạt huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Để xây dựng linh đài này, các nghệ nhân đã phải nhiều lần đến Lavang, để đo đạc, chụp hình, cũng như sống trong tâm tình của người con cái Mẹ.

Xét về tổng thể, ngôi thánh đường nhà thờ Chính Tòa mang đậm nét kiến trúc Việt. nhà thờ Chính Tòa được thiết kế hai tầng, có hành lang rộng và mái hiên xung quanh. Ngày mưa gió, vẫn có thể tổ chức những cuộc rước kiệu, cung nghinh Thánh Thể xung quanh nhà thờ mà không lo thời tiết đổi thay thất thường.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiếm có của nhà thờ từ một góc nhìn khác

Dù không nổi bật giữa những tòa nhà cao tầng đang ngày một nhiều trong lòng thành phố Thái Bình, nhưng đứng trên cầu Thái Bình hoặc trên hai bờ tả ngạn của dòng Trà Lý, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hai ngọn tháp của ngôi thánh đường nhà thờ Chính Tòa mới đang hiên ngang vươn lên trời xanh.

Với chiều cao 46 mét, tháp chuông được thiết kế theo lối Gothique nhưng đã được cách điệu cho đơn giản, phù hợp với xu hướng hiện đại. Điều đó đã tạo cho hai cây tháp một dáng dấp độc đáo, không giống với bất cứ ngọn tháp nào của các ngôi nhà thờ trong giáo phận. Nếu nhìn từ xa, hai ngọn tháp như hai ngọn nến cháy sáng, được nâng niu bởi đôi bàn tay vững chãi đang hướng thẳng lên trời cao.

Đăng bởi: Diệu Huyền

Từ khoá: Nhà thờ Chánh tòa Thái Bình

Góc Check In Đẹp Nhất Tại Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt

Đà Lạt là địa điểm du lịch sở hữu nhiều điểm check-in và sống ảo “đẹp mê ly”. Đặc biệt nhất phải nhắc tới Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt. Một không gian chụp ảnh khiến bạn ấn tượng ngay từ cái tên “vừa lạ, vừa quen”.

1. Định vị tọa độ Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt

Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời tọa lạc tại vị trí đắc địa, chỉ nằm cách trung tâm thành phố khoảng hơn 13km. Thế nên, du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau để di chuyển tới địa điểm thăm quan này như xe máy, ô tô, taxi,…

Ngoài ra, địa điểm này còn nằm trên con đường có nhiều điểm tham quan nổi tiếng khác nên rất thuận tiện cho du khách kết hợp thăm quan để tích kiệm thời gian và công sức. Dừng chân tại Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời, du khách sẽ còn được tận hưởng bầu không khí trong lành và cực dễ chịu. Đồng thời, bạn còn được thỏa sức sống ảo với những khung cảnh độc đáo do Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời thiết kế.

Địa chỉ: Tuý Sơn, Xuân Thọ, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Ảnh: Sưu tầm

2. Đường đi đến Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời

Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách chỉ mất có hơn 20 phút để di chuyển tới địa điểm này. Cung đường di chuyển thuận lợi và dễ đi nhất là xuất phát từ chợ Đà Lạt. Từ chợ Đà Lạt, du khách chạy thẳng về phía cầu Ông Đạo, rồi rẽ trái vào đường Trần Quốc Toản. Sau đó, du khách tiếp tục đi thẳng vào hướng đường Hồ Tùng Mậu, tiếp theo là rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo.

Chạy dọc đường Trần Hưng Đạo tới vòng xuyến thì rẽ trái vào đường Hùng Vương, rồi rẽ phải vào đường Trại Mát. Từ đây, du khách chỉ cần đi thêm khoảng 5km là tới Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt. Du khách lưu ý là cung đường di chuyển sẽ đi qua khá nhiều ngã ba, ngã tư nên cần chú ý biển báo hoặc hỏi người dân địa phương đường đến điểm thăm quan.

Ảnh: Sưu tầm

3. Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời có gì HOT?

Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt được nhiêu du khách “thích mê” bởi không gian thoáng đãng cùng cảnh quan thiên nhiên trong xanh và lạ mắt. Bên cạnh đó, nơi đây còn sở hữu không khí mát mẻ, trong lành nên rất thích hợp cho việc thăm quan và sống ảo.

Điểm đặc biệt nhất tại địa điểm này là mỗi góc đều sở hữu một thiết kế mới lạ và cực ấn tượng. Đầu tiên phải nhắc tới cầu vàng “độc nhất vô nhị” tại Đà Lạt. Đây có lẽ là chiếc cầu duy nhất không hề bắc qua dòng sông nào nhưng bất cứ ai cũng muốn được trải nghiệm cảm giác được đứng trên chiếc cầu vàng mới lạ này.

Ảnh: Sưu tầm

Chiếc cầu vàng Đà Lạt có kích thước bé hơn so với chiếc cầu vàng “chính tông”. Nhưng điều khiến nhiều du khách yêu thích chiếc cầu này là bởi sự tỉ mỉ và chi tiết trong từng nét điêu khắc và xây dựng để khắc họa được hết vẻ đẹp của cây cầu.

Mô hình bàn tay vàng được căn chỉnh sao cho phù hợp với kích thước của chiếc cầu để du khách có những trải nghiệm thật nhất. Đứng từ Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh sinh hoạt giản dị và ấm cúng của người dân nơi đây. Những nếp nhà cổ kính được thu gọn trong tầm mắt của bạn.

Ảnh: Sưu tầm

4. Những góc sống ảo tại Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt

Cây cầu vàng Đà Lạt “độc nhất”

Ảnh: Sưu tầm

Những khung gỗ được thiết kế cách điệu đầy nghệ thuật và ấn tượng

Ảnh: Sưu tầm

Những nấc thang trắng lên thiên đường đầy thơ mộng

Ảnh: Sưu tầm

Khung sắt được thiết kế độc đáo với đa màu sắc rực rỡ

Ảnh: Sưu tầm

Khu vực bàn trà cổ tích bên hồ nước xanh ngát, trữ tình

Ảnh: Sưu tầm

5. Giá vé và giờ mở cửa tại Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời 

Hiện nay, Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt có mức giá:

Người lớn: 20.000 VND/ người

Trẻ em (dưới 1m4): Miễn phí

Trẻ em (trên 1m4): 20.000 VND/ người

Giờ mở cửa của địa điểm thăm quan này là 7 giờ sáng và say 17 giờ sẽ không nhận khác nữa. Du khách khi thăm quan điểm đến này cần lưu ý điều này.

Ảnh: Sưu tầm

6. Những địa điểm thăm quan gần Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời 

Điểm thăm quan Khoảng cách

Tí Garden 550 m

Vườn dâu tây Tùng Nguyên 2 3,4 km

Đà Lạt Sunshine Garden Camping 3,9 km

Tiệm cà phê Hoàng Hôn Chiều 3,9 km

Trang trại hoa cẩm tú cầu Xuân Thọ 4 km

Chùa Linh Phước 4,3 km

View Glamping Dalat 4,6 km

Ảnh: Sưu tầm

7. Lưu ý khi thăm quan Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt

Giữ gìn cảnh quan chung và không xả rác bữa bãi.

Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời có rất nhiều góc để chụp ảnh nên du khách có thể mang nhiều bộ quần áo để thay.

Điểm thăm quan này khá đông nên du khách nên căn chỉnh thời gian chụp ảnh sao cho nhanh chóng để nhường những người sau.

Điểm du lịch này đóng cửa khá sớm thế nên du khách cần xuất phát sớm.

Mang theo máy ảnh hoặc điện thoại cùng sạc dự phòng để thỏa sức check-in.

Mang tấm bắt sáng vào những ngày trời âm u, ít nắng.

Ảnh: Sưu tầm

Ảnh đại diện: Sưu tầm

Đăng bởi: Lê Thị Hải Yến

Từ khoá: Góc check in đẹp nhất tại Bắc Thang Lên Hỏi Ông Trời Đà Lạt

Cập nhật thông tin chi tiết về Nhà Thờ Con Gà: Góc Check trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!