Xu Hướng 12/2023 # Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tết là dịp để con cháu trong gia đình sum họp đầy đủ, hội tụ, vây quần bên nhau. Vào những ngày này, chúng ta thường thấy những mâm cỗ được bày biện rất công phu, linh đình với những món ăn mang đậm tính chất vùng miền. Đối với miền Bắc, đây là nơi quy tụ nhiều nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam và cũng là nơi có nhiều món ăn đặc biệt. Tết ở đây, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đậm chất Bắc mà không nơi nào có được như ở nơi này. Bài viết này sẽ giới thiệu với các bạn những món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc mà không thể thiếu mỗi dịp xuân về.

Những món ngon trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc đậm đà chất xuân

1. Bánh chưng

Bánh chưng là loại bánh xuất hiện từ rất lâu đời trong nền văn hóa ẩm thực dân tộc Việt Nam, đây là món bánh tượng trưng cho tinh hoa của đất trời. Bánh chưng được làm ra từ chính đôi bàn tay khéo léo của con người bằng những nguyên liệu thiên nhiên sẵn có. Một chiếc bánh chưng thơm phức, hấp dẫn là món không thể thiếu trong mâm cỗ vào mỗi dịp tết của người Bắc.

2. Xôi gấc

Xôi gấc được làm từ những hạt nếp mềm dẻo hòa cùng hương vị của quả gấc chín đỏ rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Theo quan niệm của người xưa, màu đỏ là màu tượng trưng cho sự may mắn nên xôi gấc trở thành một món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ người Bắc. Đây là một món ăn vừa bổ dưỡng vừa đem lại may mắn cho gia đình vì thế tết năm nào cũng được nhà nhà chế biến và bày biện trong mâm cỗ, trong những bữa cơm đầm ấm bên gia đình.

3. Thịt nấu đông

Đây là một món ăn quen thuộc của miền Bắc mỗi độ xuân về. Món thịt nấu đông được chế biến với nguyên liệu chính là thịt heo, người ta thường sử dụng chân giò heo hoặc có nhiều nơi biến tấu sử dụng thịt gà hay thịt bò. Người ta sẽ trộn mộc nhĩ, tiêu và bị lợn vào chung với giò heo đã được luộc nhừ sau đó để tủ lạnh cho đông lại.

Đây là món ăn đặc trưng vào mùa đông ở ngoài Bắc, khi thưởng thức món ăn này cùng với thời tiết se lạnh thì cảm giác sẽ thật tuyệt, khó có thể diễn tả được, đậm chất Bắc.

4. Canh măng

Canh măng là món ăn đặc trưng của miền Bắc và được nấu nhiều vào những ngày tết nguyên đán để bày biện trên các mâm cỗ trong bữa cơm gia đình sum họp. Vào những ngày này, các gia đình sẽ sum vầy bên mâm cỗ cùng bát canh măng thơm lừng, béo ngậy được nấu từ măng khô với xương sườn hoặc móng giò. Bạn có thể nấu kèm với miếng hoặc lưỡi lợn tạo ra một món canh măng nóng hổi vô cùng hấp dẫn, mùi măng thoang thoảng không thể cưỡng lại được.

5. Canh bóng thả

Canh bóng thả là một món ăn đặc trưng của người Hà Nội ngày xưa, mặc dù hiện nay món này ít xuất hiện nhưng vào những dịp tết nguyên đán thì chúng ta sẽ thấy món này trên những mâm cỗ được bày trí bắt mắt ở những gia đình truyền thống. Sở dĩ hiện nay món canh bóng ít được xuất hiện là vì để thực hiện được món này đòi hỏi phải cầu kỳ và tỉ mỉ, đặc biệt đòi hỏi người ăn cũng phải biết cách thưởng thức món ăn mới cảm nhận được hết vị ngon của món ăn này.

Món canh bóng này được làm từ bì lợn đem nướng phồng lên như những chiếc bong bóng để thả trên mặt canh. Bóng dẻo, dai, mềm mượt hòa quyện cùng các nguyên liệu khác làm người ăn khi dùng chỉ muốn ăn thêm.

6. Hành tím ngâm chua ngọt

Đây là một món ăn đặc trưng của người Bắc không thể thiếu trong những ngày tết cổ truyền. Món ăn này nhìn bên ngoài tuy rất đơn giản nhưng khi ăn bạn sẽ cảm nhận được một hương vị vô cùng đặc sắc, khó tả. Để có thể chế biến được món ăn này thì cực kỳ đơn giản, tuy nhiên để làm cho hành giòn ngọt mà không bị hăng thì cũng là cả một trời nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được. Món hành tím ngâm chua ngọt thường được ăn kèm với những món ăn tết để chống ngán.

7. Gà luộc

Gà luộc có thể nói là một món không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt nói chung và người Bắc nói riêng. Để có được những miếng thịt gà ngon dai người ta chọn gà vườn (gà ta) để cúng kiến và chế biến món ăn. Khi cúng gà luộc, có thể đê nguyên con hoặc chặt xếp ra dĩa. Gà luộc là một món ăn quen thuộc và có lẽ bạn không thể nào quên được vị ngọt thơm của thịt gà ăn kèm lá chanh, chấm gia vị chanh ớt khiến cho người ăn không bao giờ cảm thấy ngán với món ăn đơn giản mà hấp dẫn này.

8. Chè kho

Chè kho là một món ăn quen thuộc của người Bắc đặc biệt trong những ngày tết. Cách nấu món này rất đơn giản mà lại cho ra thành phẩm rất ngon. Khi thưởng thức món này, bạn sẽ cảm nhận được một hương vị thơm lừng của đỗ xanh, thoang thoảng mùi thơm của hương hoa bưởi vừa mát vừa mềm mịn.

Đây là những món ngon không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết miền Bắc. Mỗi vùng miền có một quan niệm và thực phẩm riêng đặc thù của nơi đó. Nếu bạn từ Nam ra Bắc và thưởng thức những món ăn trước giờ mình chưa từng được ăn thì chắc chắn bạn sẽ bị cuốn hút bởi những đặc sản đặc trưng của nơi đó mang lại. Tết là lúc chúng ta có cơ hội sum họp với gia đình và vây quần bên mâm cỗ với những món ăn mà chỉ có về nhà nơi xứ mình mới có thì còn gì tuyệt hơn thế nữa.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

Lời Bình Mâm Cỗ Trung Thu 2023 Cách Viết & 10 Mẫu Thuyết Minh Mâm Cỗ Trung Thu

Chúng em xin trân trọng kính mời các cô bác đại biểu, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng đến ngắm nhìn mâm cỗ của khối tiểu học chúng em.

Thu đã về trong cái háo hức của chúng em chờ tới ngày trung thu, thu về trong niềm vui đoàn viên với mâm cỗ trông trăng mang đầy ý nghĩa và kỉ niệm đẹp của tuổi thơ chúng em. Từ trên cao ông trăng tròn sáng tỏ như đang mỉm cười chia vui với mâm cỗ của chúng em với mâm ngũ quả được chăm chút đủ sắc hương. Nải chuối chín vàng no đủ, hồng đỏ mang hi vọng, trái dứa mang ước nguyện nảy nở, sinh sôi. Lựu ngọt ngào, may mắn và đặc biệt không thể thiếu trái bưởi mát lành. Bên cạnh đó không thể thiếu được là các loại bánh nướng bánh dẻo truyền thống ngọt ngào như tình yêu thương của tất cả mọi người dành cho tuổi thơ của chúng em. Trang trọng phía trên mâm cỗ là hình ảnh bác hồ kính yêu đang mỉm cười như muốn gởi gắm biết bao tình yêu thương cho các cháu thiếu niên nhi đồng, bên cạnh là các món đồ chơi dân gian thể hiện ý thức đề cao truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam cởi mở, nhân hậu, mến khách.

Mâm cỗ đã được tay mẹ, tay cô khéo léo bày biện thể hiện tình thương yêu vô bờ bến đối với chúng em. Vì thế, tình cảm thầy trò, tình yêu gia đình lại càng khăng khít gắn bó mỗi dịp thu về. Chúng em tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng với tất cả tình cảm của cha mẹ thầy cô đã dành cho chúng em.

Cuối cùng cho phép em được thay mặt các bạn học sinh kính chúc các các cô bác đại biểu thầy thầy cô giáo, các bậc phụ huynh mạnh khỏe, gia đình hạnh phúc và có một tết trung thu vui vẻ, đầy ý nghĩa. Em xin trân trọng kính mời các cô bác đại biểu thầy thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng ở lại phá cỗ chung vui với chúng em.

Vậy là một cái tết trung thu vui vẻ và ý nghĩa nữa lại đến. Không khí trung thu đã tràn ngập hầu khắp các nẻo đường, con phố cùng niềm vui hân hoan của tuổi thơ. Vào ngày tết đặc biệt này, bắt nguồn từ truyền thuyết Hậu Nghệ – Hằng Nga, tết trung thu tết không thể thiếu được mâm cỗ trông trăng – được xem là một vật phẩm để tỏ lòng đến chú Cuội và chị Hằng đã mang ánh sáng dịu dàng cho trần thế, tôn thêm sắc màu đêm trung thu, sau đây em xin thay mặt cho các bạn lớp…. trình bày ý tưởng về mâm cỗ của mình.

Gắn liền với cây tre là hình ảnh ánh trăng vằng vặc của mùa thu, đó luôn được coi là một biểu tượng cho những gì vẹn toàn và tốt đẹp nhất. Còn đây là hình ảnh con công tượng trưng cho chị Hằng Nga xinh đẹp dịu dàng như ánh trăng rằm mùa thu. bên này là bông hoa 5 cánh được tỉa một cách khéo léo từ những quả táo và quả đào. 5 cánh hoa tượng trưng cho 5 điều Bác Hồ dạy mà chúng em luôn khắc ghi và phấn đấu thực hiện, chúng em xin hứa luôn luôn làm theo lời Bác đã dạy.

Các bạn biết không Trung thu năm nay như càng vui hơn, trăng tháng tám như tròn hơn, sáng hơn bởi hôm nay chúng ta nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên của các quý vị đại biểu và đó chính là nguồn lực giúp chúng chúng ta phấn đấu nhiều hơn nữa.

Chúng em những học sinh lớp….. trường tiểu học….. xin hứa sẽ luôn cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của các quý thầy cô, lãnh đạo đã giúp đỡ, dìu dắt chúng em hôm nay để ngày mai chúng em trở thành những người công dân tốt của đất nước.

Đây là bài thuyết minh ý nghĩa của mâm cỗ của Cô giáo Hằng Nga:

– Đây: Một Khuê Văn Các được dựng nên từ sản phẩm của bột gạo, bột ngô, những tinh tuý của đồng đất quê hương cùng biết bao khát vọng vươn tới tương lai bằng việc rèn đức luyện tài với tư tưởng “ Hiền tài là nguyên khí quốc gia” . Cũng như xưa kia cha ông ta đã gửi gắm mong ước đó qua hình tượng “ Ông tiến sĩ giấy”. Và đây là những em thiếu nhi – những mần non tương lai của đất nước phát huy những truyền thống đó để xây dựng một đất nước Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới như lời dạy của Bác Hồ.

Nuôi dưỡng những ước mơ đó, chính là những sản vật của đồng quê và sự kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc.

– LÀ: Hoa trái vườn nhà thảo thơm với bưởi vàng, hồng đỏ, chuối xanh…..

– LÀ: Những hạt cốm dẻo thơm đựơc chắt chiu từ đất đai ruộng đồng hai sương một nắng.

– Và đây LÀ: Những tích trò trong đêm hội Trăng rằm như múa lân, rước đèn…cũng được tái hiện lại …

Tất cả, tất cả đều được làm nên từ mâm cỗ bình dị này, chúng cháu muốn nói lời cảm ơn sâu sắc tới tổ tiên của người Việt. Cảm ơn Ban Tổ chức đã cho chúng cháu có cơ hội để được cùng bày cỗ Trung thu và chia sẻ niềm vui đón Tết trăng rằm cùng bè bạn trên đất Rồng thiêng trong những ngày rộn ràng mừng Thăng Long một ngàn năm tuổi này.

“Tùng, cắt, tùng, cát, tùng, cắt, tùng…!”

Thế là một mùa trung thu nữa lại đến, từng tiếng trống lân vang lên khiến biết bao trái tim trẻ thơ xao xuyến, náo nức, đón chờ. Mỗi năm trung thu về lại mang một cảm xúc khác nhau, như chúng em, những đứa học sinh cuối cấp đón chào lễ hội trăng rằm năm nay với một sự bồi hồi, đầy xúc động và có một cái gì đó thật đong đầy. Vì khoảnh khắc rời xa mái trường thân yêu từng gắn bó suốt 4 năm học cũng đã gần đến, đã đến lúc chúng em cần để lại những dấu ấn thật đẹp mà rời xa nơi này.

Đối với chúng em, tập thể lớp…… chính là một gia đình mà ở đó những học sinh chính là những người con và thầy cô chính là người cha, người mẹ hiền thứ 2. Lấy ý tưởng này, chúng em trình bày mâm cỗ trung thu theo hình tượng của một mái nhà và ở đó có những chú heo xinh xắn đang quây quần bên nhau, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó, keo sơn như anh em một nhà và đó cũng chính là thông điệp mà tập thể lớp…… mong muốn gửi tới hội thu ngày hôm nay.

Chúng em đã tự tay làm nên những chiếc bánh trung thu cổ truyền và tạo hình thành những chú heo. Vẫn nguyên liệu đó nhưng pha lẫn một chút tình cảm của người học sinh sắp phải rời xa mái trường thân yêu. Mặc dù có thể hương vị không quá ngon nhưng đó chính là tất cả tình cảm chân thành của chúng em đã gửi gắm. Mỗi chiếc bánh mang một màu sắc riêng để tượng trưng cho từng cá tính như: Màu xanh là một năm đầy hi vọng, nhiệt huyết, hồng sen nói lên sự ấm áp, dịu dàng. Song bên cạnh đó, cũng không thể không nói tới ý nghĩa của chiếc bánh trung thu. Bánh trung thu gồm hai loại là dẻo và nướng, chúng em đã chọn bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng, nhồi cùng với đường ngọt lịm, với nước hoa bưởi thơm lừng. Tuy rằng hình dáng không mấy bắt mắt, không quá đậm đà thế nhưng cũng đủ để thể hiện sự đoàn viên, khát vọng, niềm tin về một hạnh phúc trọn vẹn. Cũng chính lý do này mà nhiều người gọi bánh là “Nguyệt đoàn” hay “Bánh nguyệt”, một thứ bánh không thể thiếu trong ngày Tết trung thu. Và bên cạnh chiếc bánh là một tách trà thơm càng tăng thêm sự ấm cúng về một sự đoàn viên đầy hạnh phúc.

Chúng em xin kính biếu tới thầy cô, chúc thầy cô có một mùa trung thu thật đầm ấm bên gia đình. Cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được hoạt động, vui chơi lành mạnh trong ngày hội trăng rằm và có thể cho chúng em được thể hiện hết những tâm sự, tình cảm của chúng em.

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến!

Thu về cũng là lúc chúng em được nghe tiếng trống trường rộn rã, tưng bừng, được chào đón một năm học mới với bao kỉ niệm vui buồn, được gặp lại thầy cô yêu quý cùng với bao bạn bè thân thương. Và đây cũng là thời điểm, chúng em được đón một cái tết trung thu hạnh phúc, vui vẻ bên gia đình, thầy cô, bạn bè. Càng đặc biệt hơn cả là chúng em được nhà trường tổ chức cho những trò chơi đầy thú vị trong dịp trung thu. Đến với hội thi trình bày mâm cỗ trung thu hôm nay, lớp XX chúng em với những đôi bàn tay khéo léo và sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của thầy/cô chủ nhiệm đã hoàn thành xong mâm cỗ trung thu lấy ý tưởng từ một con Phụng (Phụng Hoàng). Một loài vật được dân ta ca ngợi với vẻ đẹp duyên dáng, thanh nhã biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Không chỉ vậy Phụng còn biểu thị cho khả năng kiên cường, tinh thần trách nhiệm cũng như lòng nhân đạo và lòng trắc ẩn.

Từ một quả dứa, chúng em đã cắt tỉa khéo léo thành đầu của phụng. Đôi mắt được tạo từ hai hạt đu đủ còn cái mỏ và cái mào làm từ trái ớt đỏ tươi. Còn phần thân thì được làm từ những loại trái cây với những màu sắc và ý nghĩa khác nhau. Những quả táo màu đỏ tươi này, thường được người dân trưng thờ trên bàn thờ tổ tiên không chỉ vị ngọt , thanh mát mà vì màu đỏ còn là màu tượng trưng cho phú quý, giàu sang. Trên mâm cỗ, còn có những trái thanh long, mang ý nghĩa tượng trưng là rồng và mây hội tụ …Hay những quả táo xanh này chúng em bày xung quanh mâm cỗ, tượng trưng cho niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, đầy niềm tin. Những quả na này (mãng cầu theo cách gọi của người miền Nam), vỏ nó rất đặc biệt là từ những mảng vỏ nhỏ gắn kết và bao bọc bên trong thể hiện sự bao dung yêu thương cũng như truyền thống “Lá lành đùm lá rách” của nhân dân ta.

Bên cạnh đó, trên mâm cỗ còn có chùm nho là tượng trưng cho sự đông đủ, đoàn kết gắn bó của tập thể. Trung thu thì không thể nào thiếu được bánh trung thu – một vật tượng trưng cho tinh hoa của đất trời ban tặng, lớp chúng em cũng đã lựa một cái bánh trung thu tuy nhỏ nhưng ẩn chứa biết bao hương vị của cuộc sống. Còn đây là cái đuôi của con phụng được làm từ lá của cây thiên tuế được cắm một cách khéo léo lên trái dưa hấu.

Thông qua hình ảnh con phụng được trưng bày bởi những trái cây, bánh, chúng em mong trường THCS XX sẽ luôn luôn phát triển thịnh vượng, luôn xanh sạch và thân thiện. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh sức khỏe, chúc hội thi trung thu được thành công rực rỡ.

Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn. Nhìn về hướng này, chúng ta có thể thấy được một quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Còn đây là quả dứa tượng trưng cho cây đa và trái ớt bé xíu này sẽ là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho người cha luôn mong muốn cho một cuộc sống được đầy đủ, sung túc, và đây là quả dưa hấu được tỉa thành bông hoa đẹp rực rỡ tượng trưng cho người người mẹ dịu hiền, đảm đang với mong muốn cuộc sống lúc nào cũng tươi đẹp như hoa. Còn đây là các loại hoa, quả được tỉa gọt khéo léo tượng trưng cho các con trong đại gia đình. Ở vị trí trung tâm, giữa mâm cỗ là quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình đang quây quần bên nhau rất vui vẻ, hạnh phúc trong ngày hội trăng rằm.

Và đặc biệt bên cạnh đó mâm cỗ trung thu, các loại bánh dẻo, bánh nướng cũng là thứ không thể thiếu. Với hình dáng là các chú cá, những chiếc bánh này được tượng trưng cho các bạn đang tung tăng dưới trăng. Ngôi sao tượng trưng cho ngôi sao trên bầu trời lấp lánh tỏa sáng khắp nhân gian. Toàn bộ mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học…… nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Kính thưa các vị đại biểu

Kính thưa Ban giám khảo

Kính thưa các thầy, cô giáo cùng toàn thể các bạn!

Chính vì thế, đến với hội thi ngày hôm nay, chúng em xin được gửi đến mâm cỗ trung thu với ý nghĩa ấm áp, đong đầy hạnh phúc của một gia đình đoàn tụ.

Với nhiều loại trái cây khác nhau, chúng em đã cắt tỉa một khéo léo làm cho mâm cỗ hấp dẫn và đa dạng hơn.

Đây quả bòng to, căng tròn, tượng trưng cho mặt trăng và chị Hằng. Đây quả dứa tượng trưng cho cây đa, đây trái ớt bé bỏng là hình ảnh tượng trưng cho chú Cuội. Đây là quả đu đủ tượng trưng cho hình ảnh người cha, người luôn cố gắng để gia đình có một cuộc sống ấm no, sung túc. Đây dưa hấu được cắt tỉa khéo léo thành bông hoa đẹp rực rỡ.

Dưa hấu tượng trưng cho người mẹ dịu hiền, đảm đang. Các loại hoa, quả còn lại tượng trưng cho các con trong đại gia đình.

Quả bòng được tỉa thành bông hoa hồng màu cánh sen ở giữa mâm cỗ tượng trưng cho tình yêu của tất cả thành viên trong đại gia đình.

Bên cạnh đó mâm cỗ trung thu còn có bánh dẻo, bánh nướng được nghệ nhân làm theo hình những chú cá. Bánh Trung thu còn tượng trưng cho các bạn tung tăng ngắm trăng.

Mâm cỗ thể hiện về mái ấm của đại gia đình cũng như mong muốn của chúng em gửi đến tất cả mọi người trên trái đất nói chung, trường tiểu học… nói riêng luôn quây quần ấm cúng bên nhau, đoàn kết, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.

Chi đội chúng em cũng mong muốn gửi tới các bạn thiếu niên, nhi đồng trong trường lời nhắn nhủ phải biết đoàn kết và thi đua làm thật nhiều việc tốt, biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ nhau trong học tập cũng như lao động.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc các vị đại biểu cùng các thầy cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc. Chúc cho đêm hội trăng rằm tràn ngập niềm vui.

Nêu rõ đối tượng mà mình muốn gửi lời thuyết trình cho mâm cỗ trung thu “Kính gửi…”

Lời mở đầu trong thuyết minh mâm cỗ trung thu: Có thể là đôi lời tản mạn, cảm xúc của bản thân về lễ tết trung thu. Một số người lại lựa chọn nói qua về 1 trải nghiệm, hay kí ức tuổi thơ về ngày trung thu.

Trình bày ý tưởng hình thành mâm cỗ trung thu mình đã chuẩn bị. Thông thường, người ở vùng miền nào sẽ chọn cách trình bày mâm cỗ trung thu theo văn hóa của vùng miền đó. Tuy nhiên, để gây ấn tượng với giám khảo về sự hiểu biết văn hóa dân tộc, khá nhiều người lựa chọn thuyết trình về mâm cỗ trung thu theo văn hóa của những vùng miền khác.

Mô tả mâm cỗ trung thu gồm những loại bánh – quả gì. Với mỗi loại bánh quả, người thuyết trình nên khai thác đúng trọng tâm ý nghĩa văn hóa của nó, tránh nói lan man. Thuyết trình về mâm cỗ trung thu có nghĩa là thuyết trình về ý nghĩa của cách sắp xếp hoa quả trong mâm cỗ và ý nghĩa hình tượng của nó, không phải thuyết trình về công dụng thực tiễn.

Ý nghĩa của các loại bánh – quả tham gia trong mâm, màu sắc và cách trang trí.

Lời chúc trung thu: Việc lựa chọn lời chúc trung thu nên được chuẩn bị kĩ và cẩn thận. Nên xác định đối tượng gửi lời chúc để viết một lời chúc trung thu phù hợp. Tốt nhất, người thuyết trình mâm cỗ trung thu nên tự viết lời chúc, tránh việc lặp lại ngôn từ của người khác cũng như sao chép trên mạng, như vậy sẽ đem tới cảm giác nhàm chán, đơn điệu.

Lời cảm ơn đã lắng nghe bài thuyết mình mâm cỗ trung thu..

Chị Em Đua Nhau Đặt Mâm Cỗ Đẹp Ngất Ngây Cho Tết Đoan Ngọ, Người Bán Bội Thu

Một mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ trên thị trường hiện có giá dao động khoảng 300.000 – 500.000 đồng, tùy thuộc vào những món do người tiêu dùng lựa chọn. Do Tết Đoan ngọ truyền thống, người dân thường dâng cúng những món hoa quả, bánh trái đơn giản nên giá thành những mâm cỗ này rất rẻ, vì thế càng được lòng khách.

Những mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ được trang trí bắt mắt.

Chị Lê Yến, chủ shop hoa quả online cho biết hiện tại chị đang nhận bày hai loại mâm cỗ cho ngày Tết Đoan ngọ.

Loại thứ nhất có giá 299.000 đồng gồm có: 150g rượu nếp cái, 150g rượu nếp cái hoa vàng, mận hậu cỡ lớn, 700g vải thiều Thanh Hà, 800g xoài tròn trứng, 3 bánh tro, 1 đĩa xôi cốm dừa hạt sen, trầu cau và 3 bông sen hồng gấp cánh.

Còn mâm cỗ giá 550.000 đồng gồm: 250g rượu nếp cẩm, 250g rượu nếp cái, 1kg mận hậu, 1kg vải thiều Thanh Hà, 1kg xoài trứng, 9 bánh tro, 1 đĩa xôi cốm dừa hạt sen, 5 quả roi đỏ xuất khẩu, trầu cau và 10 bông hoa sen gấp cánh.

Chị Yến cho biết, tính trung bình, mỗi ngày chị nhận được khoảng 15 đơn đặt hàng mâm cỗ cúng loại to và gần 10 đơn đặt hàng cho mâm cỗ cúng loại nhỏ. Theo chị, nếu tính đến sát ngày Tết Đoan ngọ, tổng cộng chị có thể nhận được cả 100 đơn. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng năm nay rất chuộng những mâm cỗ được trang trí đẹp, bắt mắt.

” Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng được nâng cao, không chỉ ngon mà còn phải đẹp nữa, vì thế dịch vụ này ngày càng hợp thời. Lượng khách quá đông nên tôi phải huy động thêm nhiều người để phụ trách nhiều khâu như chọn mua đồ, lên ý tưởng trang trí và thực hiện theo yêu cầu khác nhau của mỗi khách. Tuy nhìn mâm cỗ đơn giản, nhỏ gọn nhưng mất khá nhiều thời gian vì thường khách thích đẹp thì sẽ yêu cầu sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên, mình phải đáp ứng được mới giữ được khách. Tôi sẽ chốt đơn sớm nếu thấy công việc quá tải “, chị Yến nói.

Nhiều chị em nội trợ chia sẻ, ngoài nhu cầu ngày càng cao thì họ cũng bị hút vào xu hướng chung đang rất ồ ạt, “nóng bỏng” hiện nay.

Giá mỗi mâm cỗ dao động từ 300.000 – 500.000 đồng.

Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết giết sâu bọ vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Năm 2023, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ Năm (22/6/2023 Dương lịch).

Advertisement

Theo truyền thống, vào ngày này, người Việt thường sắm mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành dâng lên tổ tiên, thần linh, cầu nguyện một mùa màng bội thu, không bị sâu bệnh phá hoại và cầu mong sức khỏe.

Tùy theo từng vùng miền và điều kiện gia đình mà có sự chuẩn bị mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ khác nhau nhưng thường không thể thiếu rượu nếp, các loại trái cây. Ngoài ra với mỗi vùng miền thì có thay đổi về đặc sản vùng miền đó.

Hình ảnh một số mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ siêu đẹp đang được rao bán trên chợ mạng. (Ảnh chụp màn hình):

Mâm Ngũ Quả Ngày Tết 2023: Ý Nghĩa, Cách Sắp Xếp Đúng

Mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là khái niệm để chỉ một mâm trái cây với khoảng năm loại hoa quả khác nhau thường được bày biện trong ngày Tết Nguyên Đán của người Việt. Mâm ngũ quả thường được chưng, bày trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách.

Những loại trái cây này thường để thể hiện ước nguyện của gia chủ thông qua tên gọi và màu sắc cũng như cách sắp xếp chúng.

Ngày nay, khi bày biện mâm ngũ quả cho ngày Tết đã mang nhiều ý nghĩa cho trang trí không chứ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh như phong tục ngày xưa.

Ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết từng miền

Mâm ngũ quả thường được trưng với 5 loại trái cây khác nhau và điều này cũng được nhắc đến trong kinh Vu Lan Bồn với hình ảnh tượng trưng trái cây 5 màu.

Và đối với người Việt chúng ta, con số 5 tượng trưng cho mong muốn được ngũ phúc lâm môn:

Phú: Giàu có, nhiều của cải

Quý: Phẩm chất sang trọng

Thọ: Sống lâu trăm tuổi

Khang: Có nhiều sức khỏe

Ninh: Cuộc sống bình an

Còn trong Phật Giáo, 5 màu sắc của mâm ngũ quả tượng trưng cho “ngũ thiện căn” là tín căn (lòng tin), tấn căn (ý chí kiên trì), niệm căn (ghi nhớ), định căn (tâm không loạn), huệ căn (sáng suốt). Vì thế, các loại hoa quả được chưng trên mâm ngũ quả dịp Tết cũng mang những ý nghĩa nhất định như:

Quả bưởi, dưa hấu: Căng tròn, tươi mát, hứa hẹn năm mới đủ đầy, may mắn.

Trái hồng, quýt: Sắc đỏ cam rực rỡ, tượng trưng chosự may mắn và thành đạt.

Trái lê: Ngọt ngào, ngụ ý cho việc gì cũng suôn sẻ, thuận lợi.

Trái lựu: Nhiều hạt với mong muốn con cháu nhiều, vui nhà vui cửa.

Trái đào: Thể hiện sự thăng tiến.

Mai: Ngụ ý con gái phải có chồng, hạnh phúc.

Trái táo (táo đỏ): Mang ý nghĩa phú quý.

Thanh long: Ngụ ý rồng mây gặp hội.

Quả trứng gà có hình trái đào tiên: Thể hiện lộc trời ban xuống.

Dừa: Có âm tương tự như là “vừa” trong tiếng miền Nam, có nghĩa không thiếu.

Sung: Thể hiện mong muốn sung túc trong mọi mặt như sức khỏe, công việc, tình yêu,…

Đu đủ: Mang đến sự đầy đủ, phồn thịnh.

Xoài: Có âm na ná như là “xài” nếu đọc theo kiểu miền Tây, cầu mong cả năm tiêu xài không thiếu thốn.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Đối với người dân miền Bắc, một mâm ngũ quả đẹp, đúng chuẩn phải là một mâm ngũ quả có đầy đủ các loại trái cây như: chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… với màu sắc rực rỡ nhưng phải hài hòa, đảm bảo đúng theo Ngũ hành:

Kim – màu trắng

Mộc – màu xanh lá

Thủy – màu đen

Hỏa – màu đỏ

Thổ –  màu vàng

Chuối trong mâm ngũ quả được bày theo nải, phải là chuối xanh, tượng trưng cho sự quần tụ, sum vầy, đầm ấm. Bưởi có màu vàng, tượng trưng cho sự giàu sang, may mắn.

Cũng có một số gia đình thay bưởi bằng quả phật thủ (tác dụng lưu giữ thần, Phật và gia tiên lưu lại trong nhà lâu hơn để phù hộ cho gia chủ).

Quả quất cảnh, quả hồng hay ớt đỏ được tô điểm xung quanh mâm ngũ quả vì có màu đỏ, vàng rực rỡ, vô cùng đẹp mắt – biểu tượng cho sự may mắn, thành đạt. Còn quả dứa có mùi thơm đặc trưng, thể hiện mong ước về một năm mới an lành và nhiều phúc lộc.

Người miền Bắc thường bày mâm ngũ quả kiểu truyền thống là đặt nải chuối xanh ở dưới cùng để đỡ lấy toàn bộ các loại quả còn lại, chính giữa đặt bưởi, phật thử hoặc là mãng cầu, các loại quả khác nhau đào, hồng, quýt, táo thì đặt ở xung quanh, ở chỗ trống thì có thể xen kẻ ớt, quất.

Mâm ngũ quả miền Trung

Dải đất miền Trung thường gặp phải thiên tai, bão lũ, hạn hán quanh năm nên đất đai cũng không được màu mỡ, ít cây trái. Vì vậy, mâm ngũ quả của người miền Trung rất đơn giản, không câu nệ hình thức, có gì cúng nấy, miễn thành tâm là được.

Các loại trái cây thường thấy trong mâm ngũ quả của người miền Trung là:

Thanh long

Chuối

Dưa hấu

Mãng cầu

Dứa

Sung

Cam

Quýt

Mâm ngũ quả miền Nam

Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả:

Mãng cầu

Sung

Dừa

Đu đủ

Xoài

Bên cạnh đó, người miền Nam không thờ cúng một số loại trái cây có cách phát âm mang ý nghĩa không tốt như chuối (Chúi nhủi, làm ăn không phất lên được), lê (lê lết, đổ bể, dễ thất bại), cam, quýt (Quýt làm cam chịu),…

Cách trang trí mâm ngũ quả miền Nam thông dụng nhất là đặt đu đủ, dừa, xoài lên mâm trước do có hình dáng to và khá nặng để đỡ các loại trái khác rồi sau đó mới lần lượt bày những loại quả còn lại lên.

Ngoài ra cũng có một số loại trái cây mà bạn không nên bày lên mâm ngũ quả Tết, tham khảo chi tiết ở bài viết 8 loại trái cây kiêng kị bày lên mâm ngũ quả ngày Tết

Cách chưng mâm ngũ quả đẹp để gặp may mắn Cách bày mâm ngũ quả 1

Nguyên liệu

12 quả quýt

5 quả xoài

1 quả vú sữa

1 quả phật thủ

1 quả thanh long

1 quả lê

1 quả táo

8 quả ớt

Quất (tùy ý muốn)

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, ta sẽ đặt quýt vào trong lòng dĩa.

Bước 2 Sau đó trên thành dĩa thì đặt xen kẽ 1 quả xoài với 1 quả quýt.

Bước 3 Tiếp đến, đặt thanh long ở giữa (phía trên quýt), xung quanh là vú sữa, phật thủ, táo, 1 quả quýt và lê để giữ thanh long đứng vững.

Bước 4 Cuối cũng, đặt ớt vào giữa xoài và quýt ở thành dĩa, quất thì trang trí vào những khoảng trống sao cho đẹp mắt là được.

Thành phẩm

Cách bày mâm ngũ quả 2

Nguyên liệu

14 quả quýt

1 quả dưa hấu

1 quả lê

1 quả phật thủ

1 quả táo

4 quả xoài

1 quả vú sữa

10 quả ớt

Quất (tủy ý muốn)

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, đặt dưa hấu vào giữa dĩa, đồng thời xếp đầy quýt ở thành dĩa.

Bước 2 Để giữ vững dưa hấu, ta sẽ đặt bên cạnh quả phật thủ và quả lê, phía trước và sau sẽ là xoài và quýt.

Bước 3 Sau đó, đặt thêm vào bên cạnh dưa hấu một quả táo và một quả vú sữa ở phía trên mặt.

Bước 4 Cuối cùng, để ớt xung quanh dĩa giữa những quả quýt và quất ở khoảng trống mong muốn sao cho đẹp mắt.

Thành phẩm

Advertisement

Cách bày mâm ngũ quả 3

Nguyên liệu

1 nải chuối

1 quả mãng cầu

2 quả táo

1 quả lê

10 quả quýt

2 quả vú sữa

1 quả phật thủ

1 quả thanh long

2 quả xoài

Ớt, quất (tùy ý muốn)

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, đặt vào giữa dĩa nải chuối.

Bước 2 Sau đó, xung quanh phía dưới nải chuối ta sẽ thêm vào 1 quả xoài, 2 quả vú sữa và 2 quả táo đối xứng hai bên ở mặt trước.

Bước 3 Bên cạnh nải chuối, ta đặt vào mỗi bên 2 quả quýt xếp chồng lên nhau. vs

Bước 4 Còn mặt sau, đặt quả thanh long lên giữa nải chuối, xung quanh là quả xoài, quả phật thủ và quả lê, đồng thời bày trí các quả quýt phía dưới để giữ vững.

Bước 5 Cuối cùng, đặt phía sau là quả mãng cầu, xung quanh thành dĩa là những quả ớt và quất sao cho đẹp mắt.

Thành phẩm

Cách bày mâm ngũ quả 4

Nguyên liệu

1 quả dưa hấu

2 quả xoài

1 quả quýt

2 trái mãng cầu

1 trái đu đủ

1 trái dừa

2 quả thơm

Cách thực hiện

Bước 1 Đầu tiên, bạn đặt những trái có kích thước to để làm trụ rồi đặt những trái nhỏ xen kẻ xung quanh.

Bước 2 Sau đó bạn trang trí xung quanh bằng những phụ kiện như quạt giấy, hoa trạng nguyên, lá kim tiền, những cây treo và cố định bằng súng bắn keo.

Thành phẩm

Một số lưu ý cần tránh khi bày mâm ngũ quả ngày Tết Hiểu sai về ý nghĩa mâm ngũ quả, ý nghĩa từng quả

Mâm ngũ quả mang ý nghĩa theo thuyết Ngũ hành của phương đông. Vì thế khi trang trí mâm ngũ quả bạn cũng bắt buộc làm theo để tránh mắc lỗi như chọn các loại trái cây không có ý nghĩa hoặc không đủ 5 màu của ngũ hành.

Bạn có thể tham khảo một số loại trái cây tương ứng với Ngũ hành:

Kim – màu trắng: Dưa lê trắng, lê trắng,…

Mộc – màu xanh lá: Dưa hấu, chuối xanh, xoài xanh, đu đủ xanh, mãng cầu, trái na, trái sung, trái dừa,…

Thủy – màu đen: Nho đen, vú sữa hay những trái cây có màu sậm tối.

Hỏa – màu đỏ: Táo đỏ, trái hồng, trái dừa lửa, thanh long,…

Thổ – màu vàng: Cam vàng, quýt vàng, dưa hấu vàng, dưa lê vàng, xoài chín, phật thủ,…

Rửa quả cho sạch để bày

Thông thường nhiều người suy nghĩ rằng khi trang trí mâm ngũ quả thì các loại trái cây phải bóng loáng, đẹp tuy nhiên điều này sẽ làm cho trái cây bị héo nhanh, không trưng được lâu.

Do đó các bạn chỉ cần dùng giấy ướt lau sạch vỏ ngoài của trái cây, sau đó phết một lớp dầu ăn thật mỏng lên để tạo lớp vỏ bóng loáng cực kỳ đẹp mắt

Sai lầm khi chưng quá 5 quả

Các loại hoa quả, trái cây ngày càng đa dạng hơn rất nhiều nhưng không vì thế mà bày tất cả lên mâm ngũ quả, rất nhiều người muốn bày nhiều loại quả hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý mâm ngũ quả thì chỉ bày quả chứ không nên đặt thêm hoa hoặc bất cứ thực phẩm nào khác nữa.

Chọn sai số lượng quả

Nải chuối khi đem chưng phải đều, các quả phân bổ đều nhau và hướng lên trên như bàn tay xòe ra nâng đỡ và số quả phải là lẻ, hứng lộc bao bọc cho toàn thể gia đình. Khi chọn quả yêu cầu quả to, tay dài mập, đều nhau, da quả phải trơn, vàng chanh hoặc xanh nhạt, có mùi thơm thoang thoảng của chanh tươi.

Cách chọn các loại quả bày trong ngày tết

Để có một mâm ngũ quả đẹp, màu sắc tươi mới, để được lâu, người tiêu dùng nên cẩn thận kỹ càng trong khâu chọn lựa vì mỗi dịp Tết đến, hàng hóa rất nhiều nên cần phải có sự sáng suốt trong khâu mua hàng đặc biệt là trái cây bày mâm ngũ quả, cụ thể:

Chọn quả mới chín tới để vẫn có màu sắc tươi và bày được lâu.

Chọn quả chắc tay, không bị dập, trầy xước còn cuống và lá.

Không nên rửa quả sẽ làm quả nhanh bị héo hoặc hỏng nếu có chỗ đọng nước.

Hình ảnh về mâm ngũ quả đẹp

Mời bạn tham khảo những mẫu mâm ngũ quả Tết đẹp và đầy ý nghĩa.

 Sự giống và khác nhau của mâm ngũ quả 3 miền

Điểm giống nhau:

Bày biện mâm ngũ quả là nét đẹp đặc trưng của các dịp Tết đến, xuân về của người Việt Nam. Nên là dù miền nào thì nó đều có chung ý nghĩa là thể hiện lòng tôn kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của con cháu với ông bà, tổ tiên.

Điểm khác nhau:

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

Mâm ngũ quả của 3 miền có sự khác nhau

Xem clip Tiktok cách chưng mâm ngũ quả ngày Tết:

Top 10 Món Đồ Không Thể Thiếu Cho Mọi Gia Đình Trong Ngày Tết

1. Quà biếu gia đình, người thân

2. Hoa tết

3. Bánh chưng – bánh tét

4. Mâm ngũ quả

5. Mứt, hạt dưa

6. Bánh kẹo ngày Tết

7. Bao lì xì

8. Thịt kho ngày Tết

9. Các loại đồ uống

10. Quần áo mới

1. Quà biếu gia đình, người thân

Việc thăm những người thân trong gia đình là điều không thể thiếu lúc tết đến xuân về. Đối với những ai đã lập gia đình và ở riêng. Dịp gần tết là quãng thời gian bạn có thể mang vài đồ dùng cần thiết đến cho ngôi bà bố mẹ hai bên gia đình. Lúc này bạn cần phải để ý xem trong nhà bố mẹ còn thiếu thứ gì hay cần thay đổi cái gì thì món quà được tặng phải tương ứng. Ví dụ đó có thể là đồ dùng nhà bếp hoặc đồ dùng sinh hoạt cần thiết,…

Qùa biếu Tết cho ông bà cha mẹ

2. Hoa tết

Chắc chắn top 10 món đồ không thể thiếu trong ngày tết đó là hoa. Hoạt động chưng hoa tết giống như một nét văn hóa mỗi khi xuân về. Với ngụ ý hoa nở đầy đầu năm sẽ mang lại mọi chuyện thuận lợi tốt đẹp cho cả năm. Việc chọn hoa tết cũng tùy thuộc vào từng vùng miền nước ta, nhưng dù thế nào thì chưng hoa là việc không thể thiếu.

Hoa mai, hoa đào đặc trưng ngày tết

Có nhiều loài hoa được sử dụng như hoa mai cho miền Nam, hoa đào cho miền Bắc. Ngoài ra còn có các loại hoa và cây khác như cây quất, hoa giấy,….

3. Bánh chưng – bánh tét

Bánh chưng – bánh tét là một trong top 10 món đồ không thể thiếu trong ngày tết của mọi nhà. Việc bánh chưng – bánh tét xuất hiện trong mỗi mâm của gia đình là nét truyền thống văn hóa không thể thiếu. Đặc biệt, đối với những nhà tự tay làm bánh thì việc gia đình quây quần bên nồi bánh chưng. Đây thật sự là hình ảnh vui vẻ và ấm cúng, chỉ xuất hiện mỗi năm một lần vào ngày Tết.

Bánh chưng – bánh tét

4. Mâm ngũ quả

Mỗi năm tết đến, chắc hẳn nhà nào cũng phải có một mâm ngũ quả để dâng lên ông bà. Chính vì thế trái cây cũng là một trong top 10 đồ vật không thể thiếu trong ngày tết Việt Nam. Mâm ngũ quả với năm loại trái cây: măng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Năm loại trái cây này theo quan niệm người xưa sẽ là Cầu Sung Vừa Đủ Xài với mong muốn một năm may mắn thuận lợi. Nhưng hiện nay, trên mâm ngũ quả người Việt có rất nhiều loại quả khác nhau, điều đó sẽ làm đa dạng hơn đồ ăn ngày Tết.

Mâm ngũ quả ngày Tết

5. Mứt, hạt dưa 

Thêm một món không thể thiếu đó là mứt và hạt dưa. Đây thường là những món đồ ăn được người Việt lựa chọn để đặt trong mâm đãi khách ngày Tết. Thông thường khi khách đến nhà, lúc trò chuyện với nhau thì mứt và hạt dưa giống như bắt đầu câu chuyện, giúp mọi người gần gũi và dễ chia sẻ hơn.

Mứt và hạt dưa

6. Bánh kẹo ngày Tết

Top 10 món đồ không thể thiếu ngày tết cho mọi nhà không thể không kể đến các loại bánh kẹo ngày Tết. Lý do đầu tiên là để đãi khách đến chơi nhà. Ngoài ra, nó còn có ý nghĩa mong muốn sự hòa hợp, sum họp đoàn viên trong gia đình. Ở một số nơi, trên khay bánh kẹo luôn phải có đầy đủ quất, gừng, táo, lạc,.. Tương ứng với các vị chua, cay, ngọt, bùi đặc trưng cho hương vị cuộc sống.

Bánh kẹo ngày Tết

7. Bao lì xì

Một trong những nét văn hóa ngày tết đó chính là lì xì phát lộc cho trẻ con. Chính vì thế, bao lì xì cũng là món đồ không thể thiếu trong ngày tết. Theo truyền thống của người Việt, khi trẻ con đến nhà chúc tết gia chủ thì phong bao lì xì như một vật trả lễ không thể thiếu. Hiện nay, bao lì xì mỗi năm sẽ được thiết kế khác nhau tạo nên nét đặc trưng ấn tượng của từng năm.

Bao lì xì ngày Tết

8. Thịt kho ngày Tết

Thêm một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết đó chính là thịt kho. Theo quan niệm thời xưa, mỗi khi ngày đầu năm đến thì việc buôn bán cũng tạm nghỉ. Chính vì thế mỗi gia đình đều phải chuẩn bị vài món trước đó để ăn dần. Và món thịt kho là món dễ bảo quản cũng như dễ ăn nhất. Bạn chỉ cần mua thịt heo, nước cốt dừa, trứng vịt và nấu chúng lại với nhau là đã có một món ăn ngon tuyệt vào ngày Tết rồi.

9. Các loại đồ uống

Đồ vật quan trọng tiếp theo chính là các loại nước uống. Ngoài việc đãi đồ ăn như bánh, kẹo, mứt, hạt dưa thì đồ uống cũng là thứ giúp mọi người quan tâm. Hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất các sản phẩm có bao bì dành riêng cho ngày Tết như Coca Cola, Pepsi, Mirinda,… Bạn chỉ cần lựa chọn món uống bạn yêu thích và mua theo từng lốc hoặc từng thùng là có thể yên tâm đãi khách đến nhà rồi đấy.

10. Quần áo mới

Tết đến xuân sang là thời điểm để mọi người sắm quần áo mới. Với những bộ đồ mới sẽ đem lại nhiều may mắn trong năm. Bởi từ ngày xưa đã có quan niệm rằng, năm cũ ứng với những điều cũ, còn năm mới thì sẽ đi cùng những thứ mới mẻ, tinh khôi. Chính vì vậy bạn không thể không sắm những bộ đồ mới cho gia đình nhỏ của mình đúng không.

Đăng bởi: Xuân Viễn Ngô

Từ khoá: Top 10 món đồ không thể thiếu cho mọi gia đình trong ngày tết

Những Thung Lũng Cổ Tích Miền Bắc

Vẫn biết rằng cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam đẹp như bích họa, và mỗi vùng miền là một mảnh ghép hoàn hảo trong bức họa thần tiên ấy. Nhưng tới một lần, khi được chu du tới vùng thung lũng của mảnh đất Bắc xa xôi, ta mới chợt nhận ra có những vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời, để lòng cứ ngỡ mình đang lạc bước những xứ sở cổ tích trong câu chuyện kể ngày xưa, thấy mình trẻ lại, như đứa trẻ hồn nhiên vùng vẫy trong thế giới tưởng tượng đầy đủ sắc màu.

Có những thung lũng miền Bắc đẹp như miền cổ tích – Ảnh: Wide Eyed Tours

Nên người ta mới gọi những nơi ấy bằng cái tên “thung lũng cổ tích” đầy ma mị.  Và có lẽ khi nhịp đập mùa xuân gõ cửa, những vùng đất ấy lại càng thơ, thấy hương trời thanh khiết vẩn vương trong không khí, thấy cỏ hoa đổi màu thay áo và thấy lòng người chộn rộn trong những niềm hạnh phúc bất tận của mùa.

Để ta say trong vẻ ma mị của đất trời – Ảnh: Marius Moragues

Vậy nên chần chừ gì nữa, xách balo lên đường cùng Mytour thưởng ngoạn trời xuân trên những thung lũng cổ tích đầy huyền ảo của mảnh đất phương Bắc dấu yêu.

1. THUNG LŨNG BẮC SƠN – ĐI MỚI BIẾT ĐÂU LÀ TIÊN CẢNH   

Trong tâm trí những kẻ đã lỡ đam mê những cung đường, Bắc Sơn gắn liền với một mùa vàng lộng lẫy lúc thu sang, khi mà những thửa ruộng bậc thang khoe cái vẻ mĩ miều của mình trong ánh nắng vương tơ mùa thu hoạch. Nhưng lúc xuân về, thung lũng Bắc Sơn còn khiến người ta phải ngẩn ngơ trong một khung trời khác, yên ả trong sắc mơn mởn của lộc biếc chồi non và rạo rực trong những niềm vui của ngày đầu năm mới.

Có một Bắc Sơn xanh yên ả lúc xuân về – Ảnh: Long Hoangtan

Để lòng người cũng hân hoan trong những niềm vui mùa mới – Ảnh: Tăng Trần Minh Thành

Du xuân tới Bắc Sơn là được chiêm ngưỡng một thiên đường xanh nằm lọt thỏm giữa những dãy núi đá vôi cao vời vợi. Nhìn từ trên cao, toàn thung lũng hiện lên như một bức tranh thủy mặc, có những cánh đồng lúa trải dài tới ngút ngàn, có những dòng sông êm đềm uốn lượn quanh co và đâu đó là mái nhà ai lặng yên giữa những sóng lúa trập trùng.

Người ta gọi Bắc Sơn là một bức tranh thủy mặc đầy chất thơ – Ảnh: Tuấn Canon

Với những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn – Ảnh: Do Thanh

Và rồi khi bình minh lên, ta chợt ngẩn ngơ theo cánh chim trời đang chao liệng trên nền xanh thẳm, cất tiếng hót vang gọi mùa xuân về tô thắm thêm một vẻ nên thơ cho Mộc Châu những ngày đầu năm đầy mê hoặc.

Và thiên nhiên soi bóng nước lung linh – Ảnh: Amoris Vena

Ta lại đợi để được ngắm mặt trời lên, thấy nắng lan dần trên những thửa ruộng vừa mới cấy, thấy thiên nhiên in bóng nước huyền ảo, lung linh và thấy từng dòng người rộn ràng xuống chợ, chuẩn bị cho một lễ tết đủ đầy.

Rồi đâu đó trong những bản làng lại rộn ràng chuẩn bị cho ngày Tết – Ảnh: Tuan Nguyen

Để tới khi chiều buông bóng, cả thung lũng lại chìm trong vẻ ma mị, điêu linh, chút sương mù vẩn vơ quanh sườn núi, những vạt khói lượn lờ trên những mái nhà tranh, nghe trong gió là mùi hương của cơm nếp thơm mùa mới, thấy những bình yên đọng lại sâu tận đáy tim.

Ta lại đợi lúc chiều buông bóng để chìm trong thế giới ma mị cổ xưa – Ảnh: Long Hoangtan

Và thấy lòng say trong những khoảng lặng yên bình – Ảnh: Gordon Le Hoang

2. THUNG LŨNG MƯỜNG HOA – NHƯ MÔT THẾ GIỚI NGÀY XƯA CŨ

Một địa danh nằm ở xã Hầu Thào, cách thị trấn Sapa chừng 10km về phía Đông Nam, nơi người ta dặn lòng phải ghé trong hành trình du xuân đầu năm mới. Mường Hoa trong đôi mắt của những kẻ si tình là mái tóc biếc xanh của người thiếu nữ, khiến lòng say, say trong những ước mong của tuổi mộng mơ.

Mường Hoa như mái tóc biếc xanh của người thiếu nữ – Ảnh: Khoi Tran Duc

Để những kẻ si tình phải đắm say – Ảnh:Tran Anh Linh

Để đến với Mường Hoa, ta phải băng qua những dãy núi cao trập trùng, bao bọc cả Mường Hoa trong một không gian khác, dường như tách biệt với bên ngoài. Và kìa hiện lên trong tầm mắt là một thung lũng đẹp xinh đang ẩn mình trong làn sương bồng bềnh, huyền ảo, khiến ta cứ ngỡ mình đang đứng trong điểm giao thoa của đất và trời, nơi hội tụ những gì kỳ bí nhất của tự nhiên.

Mường Hoa được bao bọc bởi những dãy núi cao trập trùng như một thế giới hoàn toàn tách biệt – Ảnh: Guitargocphong

Khiến người ta nghĩ ấy là điểm giao thoa giữa đất và trời – Ảnh: Lê Dũng

Mường Hoa đẹp lắm, trong ánh nắng vàng rực rỡ của những ngày đầu xuân, cả thung lũng như chìm trong những thảm hoa đầy màu sắc, và xen kẽ đâu đó là chồi non vừa mới hé trải dọc bên dòng suối nhỏ róc rách không ngừng. Và trong bầu không gian đầy thanh khiết, chợt thấy tiếng chim gọi bầy, hót líu lo mừng mùa mới đang về.

Rồi khi xuân về cả thung lũng lại chìm trong thảm hoa đầy màu sắc – Ảnh: Smallriver1102

Và bình yên trong không khí thanh khiết của mùa mới đang về – Ảnh: Vũ Thanh

Nhưng những hình thù kỳ dị ở bãi đá cổ Mường Hoa lại khiến nhiều người thích thú hơn cả – Ảnh: Sưu tầm

Khiến Mường Hoa như một thế giới cổ tích tự ngày xưa – Ảnh: Jaryn Capek

Vùng cao Tây Bắc

Đăng bởi: Ý Trần

Từ khoá: Du xuân Việt Nam 2023 – Những thung lũng cổ tích miền Bắc – Kỳ 1

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Món Ngon Trong Mâm Cỗ Ngày Tết Miền Bắc trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!