Bạn đang xem bài viết Những Xứ Sở Đẹp Tựa Cổ Tích Ở Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày bé thơ ai chẳng mê mẩn với những câu chuyện cổ, có hoàng tử, công chúa và những vùng đất thần tiên để rồi ước ao một lần được sống trong những khung trời đầy ảo mộng ấy, thỏa thích vui đùa cùng gió với mây. Nhưng có ai ngờ được rằng ngay hiện thực, trên chính quê hương Việt Nam yêu dấu cũng có những nơi đẹp diệu kỳ như vậy, khiến bất kỳ ai đã một lần đặt chân tới cũng cứ ngỡ như là mình đang lạc bước chốn thiên thai, ngỡ như những câu chuyện cổ ngày xưa lại một lần nữa hiện về trong tâm trí, đưa ta quay trở lại với một thời tuổi thơ đầy mơ mộng, đẹp ở đời và đẹp cả trong tim. Xách balo lên thôi và cùng Mytour chu du đến những xứ sở tựa cổ tích trên dải đất hình chữ S đẹp tươi.
Có những nơi đẹp như miền cổ tích – Ảnh: Hunter DaLat
4. HỘI AN – VÙNG ĐẤT CỦA NHỮNG ĐIỀU XƯA CŨCó một nơi mà vẻ đẹp thời gian dường như ngưng đọng trên từng cảnh vật, những mái ngói nhuốm màu xưa cũ, những phố đèn lồng rực đỏ về đêm và cả con sông Hoài êm đềm cũng vậy, tất cả như bước ra từ một câu chuyện cổ xưa nào đó khiến người ta chỉ muốn tìm về sau những đa đoan của cuộc sống thường ngày.
Có một Hội An như bước ra từ những câu chuyện cổ – Ảnh: Martin Brandstetter
Nơi người ta muốn tìm về sau những đa đoan của cuộc đời – Ảnh: Declan Keane
Đến Hội An là rời xa những ngôi nhà cao tầng nơi thành phố hiện đại, là bỏ ngoài tâm những xô bồ của chốn đô thị phồn hoa để hòa trọn vẹn với cái hồn phố cổ đón nhận những bình lặng hiếm hoi mà mảnh đất này trao tặng trong mỗi phút giây.
Để đón nhận những bình lặng hiếm hoi – Ảnh: Panagiotis Papadopoulos
Đến Hội An có ai mà không phải ngước nhìn những ngôi nhà cổ có niên đại hàng trăm năm tuổi, nơi mà người ta cảm nhận rõ nét những điểm đặc trưng của kiến trúc Á Đông, ẩn dấu hơi thở từ thời xa xăm truyền lại.
Khi ngước nhìn những nếp nhà đậm màu xưa cũ – Ảnh: Cristal Tran
Đến Hội An, có ai mà không phải lạc lòng trong ánh trăng lung linh của phố cổ về đêm. Dường như đã từ rất lâu rồi người ta mới thấy được một bầu trời đầy sao sáng vằng vặc trên cao như vậy. Và rồi trong những đêm trăng tròn huyền ảo ấy, cả Hội An như chìm trong ánh sáng lung linh hắt ra từ những chiếc đèn lồng treo lủng lẳng dưới mái hiên nhà, đẹp tới nao lòng.
Rồi lạc lòng trong ánh sáng mê hoặc của phố cổ về đêm – Ảnh: Foodgrapher
Huyền bí như bước ra từ câu chuyện cổ – Ảnh: Tae Kim
Đến Hội An, có ai mà chẳng đôi lúc phải ngẩn ngơ quay đầu nhìn lại bóng dáng thướt tha trong tà áo dài của cô gái Quảng đang ngồi thuyền dạo bước trên dòng sông Hoài thơ mộng. Vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp của thiên nhiên hòa quyện khiến người ta như mãi lạc lòng nơi đó.
Có đôi lúc phải ngoái đầu nhìn lại bóng dáng cô gái Quảng thướt tha – Ảnh: Vu Khoa
Bỗng đôi lúc xa rồi mà vẫn cứ nhớ những người dân chân chất hiền lành trên mỗi nẻo đường đã bước qua, là nhớ những đêm hội trăng rằm thả hoa đăng, xem diễn tuồng, nghe hát bài chòi, là nhớ những món ăn đặc trưng như cao lầu, tào phớ…. Dường như mọi thứ ở nơi này đều có một sức hấp dẫn không thể chối từ như vậy, khiến người ta chẳng khi nào ngừng nhớ, lại mong ngóng một lần quay trở lại với chốn cổ kính in đậm vẻ đẹp thời gian nơi ấy.
Và nhớ hình ảnh những người dân chân chất trên con đường quen ta gặp – Ảnh: Mark Herring
Khiến ta chẳng thể nào ngừng nhớ về nơi ấy – Ảnh: Khanh Mac
5. ĐÀ LẠT – LÃNG ĐÃNG KHÓI SƯƠNG BUỔI SỚM MAIAi đã một lần đặt chân tới phố núi mờ sương ấy chắc chẳng thể nào quên được những khoảnh khắc bất chợt ngỡ ngàng tưởng như mình đang lạc bước tiên cảnh chốn bồng lai. Một Đà Lạt bình lặng với những đồi thông xanh trải ngút ngàn, với những vườn hoa rực rỡ sắc màu đang mải mê khoe vẻ mĩ miều dưới ánh nắng mai. Một Đà Lạt e ấp trong cái lạnh của những đêm cao nguyên lộng gió rồi chợt mơ màng trong mây khói của buổi sớm tinh khôi.
Đà Lạt đẹp như chốn tiên cảnh bồng lai – Ảnh: Lư Quyền
Và những sớm tinh mơ lãng đãng trong sương – Ảnh: Michel Nguyen
Đà Lạt đẹp như một bức tranh thơ, mà ở đó người ta gặp những công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của một châu Âu thế kỷ 18 hài hòa trong hình bóng hiền hòa của lối sống phương Đông. Vậy nên mới nói Đà Lạt như ẩn dấu một người tình khiến người ta cứ nao lòng lạc bước, chỉ muốn lãng du trên những nẻo đường lạ và quen để tìm cái hình bóng cứ trốn hoài trong tâm tưởng ấy.
Nơi ta thấy hồn Châu Âu xưa cũ ẩn hiện trong lối sống phương Đông – Ảnh: Vạn Lý Độc Hành
Một lần đến Đà Lạt là người ta lại tìm tới Đồi Mộng Mơ, tới Thung Lũng Tình Yêu, tới Hồ Xuân Hương, nơi ru hồn người bằng những câu chuyện tình yêu lãng mạn một thời, nơi khiến người ta như chìm trong những xúc cảm chẳng thể gọi thành tên, cứ mải miết thế thôi mong tìm được chút an yên trong cuộc đời nhiều sóng gió.
Về để tìm chút an yên trong cuộc đời nhiều sóng gió – Ảnh:Trần Minh Hoài
Còn gì tuyệt vời cái cảm giác phiêu bồng trong sương mù Đà Lạt, ngắm non nước hữu tình qua màn mây bàng bạc dưới chân. Dường như, trong màn sương mù bao phủ ấy, Đà Lạt hiện lên lung linh, huyền ảo đến khó tin.
Hay phiêu bồng cùng khói sương lãng đãng dưới chân – Ảnh:Quốc Phiên
Sương giăng mắc khắp không gian, sương lãng đãng trên những con đường phố núi, sương len lỏi vào ngõ vào nhà. Và rồi khi bình minh rực sáng, từng ánh nắng dịu ngọt của ngày bắt đầu le lói, xuyên màn sương mờ ảo, len qua từng tán cây xanh mướt trên thung lũng khiến cả không gian như một bức tranh thủy mặc đẹp như mơ.
Để khi bình minh rực sáng lại thấy một cuộc sống nhiệm màu – Ảnh: Linh Huỳnh
Có lẽ rằng vì vậy mà người ta mới rỉ tai nhau về một Đà Lạt đẹp ảo diệu, như một khu vườn cổ tích tồn tại trong những câu chuyện cổ xưa, đưa ta về với một vùng trời đầy mơ mộng.
Và mãi nhớ về một vườn cổ tích trong tâm tưởng – Ảnh:Trinh Quang Minh
6. PHÚ QUỐC – THIÊN ĐƯỜNG CỦA ĐIỀU KỲ DIỆUNgười ta vẫn nói về một thiên đường đảo ngọc, nơi níu chân người bởi vẻ hoang sơ của biển và trời, bởi nét thơ mộng của những con thác mềm mại, những làng chài bình dị bên sóng biển mênh mang.
Phú Quốc hoang sơ giữa biển và trời – Ảnh: Xavier Hoenner
Nhưng cũng rộn ràng sức sống từ những làng chài bình dị – Ảnh: Eric Khoa Vu
Tìm về Phú Quốc trong bất cứ thời điểm nào trong năm dường như ta cũng được tắm trong nắng vàng rực rỡ. Nắng tô điểm cho biển thêm xanh, cho những rừng cây thêm sắc, nắng khiến bờ cát trắng thêm lung linh, huyền ảo và nắng cũng khiến những khu rừng nguyên sinh cũng ngập tràn sức sống ngàn năm.
Vùng đất luôn ngập trong nắng vàng rực rỡ – Ảnh: Tuan Nguyen
Khiến biển thêm xanh và bờ cát cũng mịn màng hơn – Ảnh: Jonas Anselmby
Ở nơi đó ta có thể bắt gặp hàng trăm loài sinh vật trên cạn và dưới nước tạo nên một hệ sinh thái biển và rừng khổng lồ cho Phú Quốc thân thương. Ở nơi đó còn có những rặng san hô bá chủ của đáy sâu đại dương đang đủng đỉnh khoe vẻ đẹp gai góc mà lả lướt của mình, giơ đôi bàn tay vẫy gọi người lữ khách đang xốn xang trên bờ biển xa kia.
Nơi người ta có thể bắt gặp một thế giới sống động dưới đại dương – Ảnh: Mithun Kumar
Và rồi trong bức tranh nên thơ ấy, dọc theo những con đường đất đỏ vào rừng, người ta chợt khám phá ra những dòng suối hiền hòa đang uốn lượn dưới tàng cổ thụ, những ngọn thác hùng vỹ nước tung bọt trắng xóa một khoảng trời và ẩn hiện xa xa, nơi rừng già sâu thẳm, cứ ngỡ như có rất nhiều điều huyền bí đang mời gọi con người.
Và cả những ngọn thác hùng vỹ nơi rừng già sâu thẳm – Ảnh: Jacob Gil
Nhưng người ta vẫn thường nói với nhau rằng, hoàng hôn mới là lúc mà Phú Quốc trông thần bí nhất. Ánh chiều lan dần xuống biển, dồn hết cái sức lực cuối ngày khiến cả mặt nước đã xanh ngắt bỗng được phủ một lớp vàng lấp lánh. Mặt trời tròn to như hòn lửa ngự trị trên những đám mây cao, rồi cứ thế, ông mặt trời từ từ lặn dần xuống biển, mang theo những tia nắng còn sót lại chìm dần vào cuối chân trời. Một màn đêm tĩnh mịch tràn về và ngoài khơi xa, những ngọn hải đăng, những chiếc đèn của tàu thuyền đánh cá cũng được thắp lên, giống như hai bầu trời sao đối lập, đẹp tới ngỡ ngàng.
Rồi khi ráng chiều buông, Phú Quốc lại càng thêm huyền ảo – Ảnh: Quoc Son Pham
Khiến ta nghĩ rằng mình đang trong một giấc mơ – Ảnh: Nguyen’s Ng
Mỗi nơi một vẻ, bình yên nhưng lại ẩn chứa biết bao điều bí ẩn khiến người ta cứ ngỡ mình đang lạc bước ở một khung trời trong những câu chuyện cổ ngày xưa, đẹp như một giấc mơ đầu. Có lẽ vì vậy nên người ta mới thích rủ nhau tìm về những phương trời xa xăm ấy để bao mộng mơ thời còn son trẻ lại được dịp ùa về, thấy mình như trẻ lại cùng bao hoài bão trong đời.
Đăng bởi: Lại Trường
Từ khoá: Những xứ sở đẹp tựa cổ tích ở Việt Nam – Kỳ 2
3 Ngôi Làng Đẹp Như Cổ Tích Ở Việt Nam
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế. Việt Nam vừa có nét đẹp của sự lãng mạn, vừa có sắc màu của cổ kính xen lẫn nét hiện đại. Trong đó, không thể không kể đến những ngôi làng bình yên, giản dị nhưng mang một vẻ đẹp rất riêng của dải đất hình chữ S.
Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam là một trong những điểm đến thu hút du khách quốc tế. Việt Nam vừa có nét đẹp của sự lãng mạn, vừa có sắc màu của cổ kính xen lẫn nét hiện đại. Trong đó, không thể không kể đến những ngôi làng bình yên, giản dị nhưng mang một vẻ đẹp rất riêng của dải đất hình chữ S.
1. Làng Cù Lần (Đà Lạt)
Làng Cù Lần tọa lạc dưới chân đỉnh LangBiang. Thung lũng Cù Lần nằm giữa rừng thông bạt ngàn, với những ngôi nhà gỗ tĩnh lặng và những lối đi tràn ngập sắc hoa.
Tên gọi của làng bắt nguồn từ câu chuyện về một chàng trai mong muốn nhặt đá xây dựng lâu đài giữa rừng tặng người mình yêu. Ước mơ viển vông đó khiến mọi người gọi anh là Cù Lần. Nhưng cô gái vì cảm động với tấm chân tình đó mà quyết định đi theo chàng trai lên rừng. Chính cảnh đẹp hoang sơ nơi đây đã khiến họ quyết định dừng chân và xây dựng cuộc sống.
Đến với ngôi làng có cái tên đặc biệt này, bạn sẽ được hòa mình vào thiên nhiên khoáng đạt cùng những rừng cây,con suối và các loài hoa. Nếu như chỉ nhìn ngang qua cổng làng, bạn sẽ thất vọng vì cảm giác không có gì thú vị để khám phá. Nhưng càng đi sâu vào trong, du khách sẽ cảm thấy yêu mến với nét bình dị, mộc mạc, hoang sơ với những mảng màu xanh mướt mà thiên nhiên mang tặng cho nơi đây.
Du khách có thể tổ chức các hoạt động ngoài trời như thả diều, săn gà rừng, bắt cá suối, leo núi,.. thậm chí là cắm trại qua đêm. Những địa điểm bạn nên tới thăm là: phòng tranh, chợ Chồm Hổm, xóm Đuốc, khu bảo tồn, nhà rông cổ, khu trung tâm làng…
2. Làng Bình An (Đà Lạt)
Khác với làng Cù Lần được xây dựng để bảo tồn văn hóa của người K’Ho, làng Bình An gây ấn tượng với kiến trúc kiểu Pháp. Ngôi làng được xây dựng ven hồ Tuyền Lâm, được ví như một “ốc đảo đầy hoa tươi”.
Ngôi làng nằm giữa thiên nhiên tươi đẹp và thanh bình của rừng thông xanh mát cùng hồ nước mênh mông. Cảnh quan ở làng Bình An tựa hồ bước ra từ một câu chuyện thần tiên rất nên thơ mà du khách sẽ không thể nào quên.
3. Ngôi làng Pháp (Đà Nẵng)
Không cần đặt chân đến Kinh đô Ánh sáng để tận hưởng vẻ đẹp lãng mạn của dòng sông Seine hay những công trình kiến trúc cổ kính, ngay giữa lòng Đà Nẵng, có một ngôi làng có thể khiến bạn cảm thấy như được đắm chìm trong không gian của nước Pháp thơ mộng.
Làng Pháp tại khu du lịch Bà Nà Hills tái hiện một nước Pháp với tổ hợp công trình kiến trúc độc đáo, bao gồm: quảng trường, nhà thờ, thị trấn, làng mạc,… Bạn sẽ lạc vào một thiên đường cổ tích, một thế giới hoàn toàn khác xa hiện thực và thực sự ngỡ ngàng bởi cảnh vật nơi đây.
Làng Pháp do chính kiến trúc sư người Pháp thiết kế, mang đậm sắc màu châu Âu thế kỷ XIX. Những ngôi nhà chóp nhọn nằm kề nhau, quảng trường rộng lớn, các con phố đâm ra mọi ngả,… kết hợp với tiết trời đặc biệt “4 mùa trong một ngày” của Bà Nà, chắc chắn, du khách sẽ có những trải nghiệm không thể nào quên với không gian tiên cảnh nơi đây.
Đăng bởi: Hùng Phạm
Từ khoá: 3 ngôi làng đẹp như cổ tích ở Việt Nam
Vẻ Đẹp Tựa Cổ Tích Của Ngôi Làng Cù Lần Ở Đà Lạt
Nổi bật giữa xứ sở ngàn hoa bình an và thơ mộng có một ngôi làng cổ tích vừa đậm chất lãng mạn, nên thơ vừa hoang sơ mang tên Cù Lần. Làng Cù Lần của Đà Lạt là nơi lý tưởng để rời xa chốn thành thị ồn ào, nghỉ ngơi, thư giãn và tìm về cho mình một chút bình an trong tâm hồn.
1. Đường đến làng Cù Lần ở Đà Lạt
Làng Cù Lần thuộc thôn Suối Cạn, xã Lát, Huyện Lạc Dương Lâm Đồng và chỉ cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng hơn 20km. Để đến được ngôi làng nhỏ xinh đậm chất Tây Nguyên này, bạn di chuyển theo hướng đi Suối Vàng và đi theo biển chỉ dẫn rất dễ dàng.
Đường đến làng Cù Lần rất dễ dàng nếu bạn làm theo hướng dẫn
Không gian yên bình và thơ mộng mà bạn có thể cảm nhận ngay cùng đoạn đường chinh phục làng Cù Lần hết sức thú vị với những đoạn đường đèo quanh co, hai bên đồi thông xanh mướt vi vu gọi gió. Đây là một phần của con đường Đông Trường Sơn nối liền Tp. Đà Lạt và Đak Lak. Trên đường đi du khách còn có thể ngắm nhìn hồ Suối Vàng trong xanh, thơ mộng nằm ẩn hiện giữa đồi núi trùng điệp.
2. Nguồn gốc của tên làng Cù Lần
Làng Cù Lần nhỏ xinh nắm nép mình dưới chân núi Langbiang hùng vĩ, với diện tích tầm 20ha. Cái tên của làng có nguốn gốc từ nhiều sự tích khác nhau. Có người cho rằng làng được lấy tên từ một loài hoa dại nhỏ xinh mọc khắp các triền đồi Tây Nguyên Lâm Viên, đồng thời cũng xuất phát từ con Cù Lần – loài động vật quý hiếm có đôi mắt long lanh, to tròn nằm trong Sách Đỏ.
Làng Cù Lần nhỏ xinh nắm nép mình dưới chân núi Langbiang hùng vĩ
3. Lạc giữa không gian cổ tích yên bình của làng Cù Lần
Làng Cù Lần mang đến cho du khách một không gian hoang sơ, trong lành, hòa hợp với thiên nhiên núi rừng. Bạn có thể khép hờ đôi mắt để thả hồn cùng tiếng chim ca, tiếng suối róc rách hòa lẫn tiếng gió vi vu qua những hàng thông thẳng tắp. Ngang qua bất kể một con đường nào trong làng bạn cũng sẽ bắt gặp những bông hoa rừng rực rỡ khoe sắc, khoe cả hương thơm mộc mạc tinh khiết.
Đến làng Cù Lần, bạn như lạc giữa không gian cổ tích yên bình
Đi sâu vào trong Làng Cù Lần bạn sẽ thích thú bởi cảnh quan yên bình, dịu dàng như sương như ảo với cây cầu treo bắt ngang con suối nhỏ, các ngôi nhà nhỏ xinh nằm dưới chân núi suối chảy róc rách quá đỗi thân quen yên bình. Khung cảnh ấy ngỡ như chỉ có trong những câu chuyện cổ tích mà thôi.
4. Trải nghiệm vui chơi hấp dẫn ở làng Cù Lần
Ở Làng Cù Lần, du khách có rất nhiều hoạt động vui chơi hấp dẫn giành cho du khách bao gồm: leo núi đường dài, chinh phục những đoạn đường rừng mạo hiểm, cắm trại đốt lửa trại sum vầy cùng bạn bè, bắt cá suối, dã ngoại, chơi các trò chơi dân gian và tìm hiểu bản sắc văn hóa còn sót lại của người dân tộc K’Ho.
Bạn có thể cắm trại qua đêm ở làng Cù Lần
Nếu không hứng thú với các trò chơi vận động thì đơn giản bạn chỉ cần bách bộ ngắm cảnh, ngắm những hoa khoe sắc hai bên đường, “làm quen” với bạn Cù Lần quý hiếm – một loài động vật có đôi mắt to tròn dễ thương cũng đủ gây “thương nhớ” cho bạn rồi đấy. Đặc sắc ở làng Cù Lần là những ngôi nhà gỗ, nhỏ xinh, nhiều màu sắc tựa “Những ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” vậy cộng thêm khung cảnh thiên nhiên đồi núi thơ mộng bao quanh đảo bảo khi lên hình đẹp miến chê.
Bạn có thể rủ hội bạn thân check in, chụp choẹt ở làng Cù Lần để có thời thanh xuân thật đẹp
Ngoài việc vui chơi ra, đến làng Cù Lần, bạn còn có dịp được no căng bụng với những món ngon tuyệt nhất trần gian và mang đậm hương vị Tây Nguyên. Đó là: trứng gà nướng, thịt rừng nướng, khoai lang nướng và cơm lam chắc chắn sẽ là những kỉ niệm đáng nhớ!
Có thể bạn sẽ thích?
Đăng bởi: Hoàng Bảo Ngọc
Từ khoá: Vẻ đẹp tựa cổ tích của ngôi làng Cù Lần ở Đà Lạt
Lạc Vào Xứ Sở Cổ Tích Cùng Với Thị Trấn Sapa Mùa Xuân
Sa Pa là thị trấn thuộc tỉnh Lào Cai, tọa lạc trên miền núi phía Tây Bắc Việt Nam. Là vương quốc của những loài hoa đẹp lung linh, Sa Pa như xứ sở cổ tích đẹp nao lòng mà ai ai cũng mong ước được đặt chân đến. Vào bất cứ mùa nào trong năm, Sa Pa cũng khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khiến bao người ngất ngây, mê đắm. Nếu bạn có dịp lạc bước vào mảnh đất Sa Pa trong những ngày xuân hẳn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh thơ mộng và lung linh ở nơi đây. Hãy để Kinhnghiemditour dẫn lối đưa bạn về chốn thiên đường Sa Pa ngày xuân qua những thước ảnh đẹp mê hồn!
Sa Pa vào những ngày đầu xuân vẫn còn lưu giữ một chút vẻ đẹp huyền ảo của mùa đông. Sa Pa dẫu đã bước vào mùa xuân nhưng những làn sương lảng bảng mờ ảo, những đám mây trắng xóa bồng bềnh, lơ lửng giữa trời vẫn phủ quanh thị trấn và những bản làng nhỏ xinh ẩn mình bên những dãy núi cao vời vợi. Trong buổi sớm khi mặt trời vẫn còn đang ngái ngủ, Sa Pa chìm trong biển mây đẹp ngỡ ngàng.
Những làn sương mờ ảo, mây trắng bồng bềnh ở chốn thiên đường Sa Pa – Ảnh: Anh Huy
“Săn mây” Sa Pa trong những ngày xuân – Ảnh: Anh Huy
Mận trắng trên đỉnh núi hùng vĩ trong những ngày xuân – Ảnh: Anh Huy
Và chỉ tầm vài ngày sau đó, mảnh đất Sa Pa lại được dịp khoác lên mình chiếc áo hoa lấm tấm đầy sắc màu, được tô điểm bởi những cành cây xanh mơn mởn. Chồi non cùng nhau đâm chồi, nảy lộc tràn đầy sức sống mới sau giấc ngủ đông dài cùng với những loài hoa đua nhau khoe sắc lấp lánh, rạng rỡ trước những vạt nắng vàng ươm.
Những đứa trẻ đùa nghịch, tràn đầy tiếng cười – Ảnh: Sưu tầm
Mùa xuân đẹp rực rỡ, lung linh cả góc trời Tây Bắc – Ảnh: Sưu tầm
Sa Pa mùa xuân tựa như nàng thiếu nữ xinh đẹp, nàng công chúa kiều diễm của núi rừng. Về thăm Sa Pa trong khoảng thời gian này, bạn sẽ ngỡ như được đặt chân đến xứ sở cổ tích đẹp đến ngỡ ngàng. Đến với mảnh đất xinh đẹp ở vùng nẻo cao Tây Bắc, bạn hẳn sẽ không khỏi khát khao, mong ước cho thời gian được ngưng đọng mãi để tận hưởng những giây phút tuyệt vời ấy.
Xuân Sa Pa – Ảnh: Anh Huy
Trong những ngày xuân Sa Pa, du khách sẽ được đắm chìm trong thế giới của muôn hoa. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ, lung linh của những loài hoa mùa xuân như hoa đào, hoa mận hay những loài hoa dại chẳng biết gọi tên như thế nào.
Những ngày xuân Sa Pa tựa như nàng tiểu thư, công chúa kiều diễm, quý phái – Ảnh: Vengeance Kain
Hoa mọc nhiều vô kể, hầu như đâu đâu du khách cũng được bắt gặp những nụ hoa nhỏ xinh, những bông hoa nở rộ trên đồi núi hay hai bên đường vào những bản làng, bên hàng rào nhà đồng bào vùng cao, trong những khóm tre già và cả trên núi cao hay trong rừng sâu.
Mùa xuân ở Sa Pa được tô điểm bởi những loài hoa đẹp diệu kỳ – Ảnh: iFilm (QC)
Bạn hẳn sẽ không thể quên được vẻ đẹp của hoa đào với sắc hồng phớt dịu ngọt, lãng mạn hay sắc trắng tinh khôi cả một góc trời của những hàng cây mận bung nở những chùm hoa. Dạo bước trong vườn hoa ở Sa Pa, bạn sẽ mải mê chiêm ngưỡng quên cả lối về luôn đấy!
Mận trắng bung nở lấp lánh cả góc trời Sa Pa – Ảnh: Anh Huy
Những nhánh đào Sa Pa đẹp nao lòng mỗi khi mùa xuân về – Ảnh: Anh Huy
Sa Pa mùa xuân là khoảng thời gian hội tụ những vẻ đẹp tinh hoa của thiên nhiên. Đất trời, núi non, rừng rậm, suối thác, cây cỏ, hoa trái giao hòa với nhau, kết hợp tạo thành bức tranh phong cảnh trữ tình, thơ mộng. Mảnh đất Sa Pa chính là món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã dành tặng cho vùng cao Tây Bắc, cho đất nước Việt Nam này. Và chỉ khi được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp Sa Pa thì bạn mới cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp ở vùng đất “tiểu châu Âu” mà người ta vẫn thường ca ngợi.
Chiêm ngưỡng loài hoa mùa xuân ở xứ sở cổ tích Sa Pa – Ảnh: Thitipol Kanteewong
Trong thời khắc ấy – Sa Pa mùa xuân sẽ mang đến cho bạn những xúc cảm rạo rực nhất. Được đắm chìm trong khung cảnh đẹp nao lòng ấy, bạn hẳn sẽ được tiếp thêm những nguồn cảm hứng mới, khơi dậy những cảm xúc hạnh phúc khó tả và khiến bạn không thể quên những khoảng thời gian tuyệt vời ở mảnh đất thiên đường của vùng rẻo cao.
Hoa đào khoe hương sắc đẹp ngất ngây giữa bầu trời trong xanh – Ảnh: Nguyen Minh Tuan
Mảnh đất Sa Pa không chỉ là mang đến vẻ đẹp thiên nhiên mê hoặc bao người mà còn giúp những người lữ khách phương xa được dịp tận hưởng không gian bình yên, an nhiên biết nhường nào. Ở nơi miền núi xa xôi, Sa Pa chính là điểm dừng chân tuyệt vời và là điểm hẹn mùa xuân lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua.
Một góc Sa Pa ngày xuân đẹp dịu dàng – Ảnh: Tuan Anh Le
Cứ mỗi lần nhắc đến Sa Pa hay chỉ đơn giản là gọi tên mảnh đất này, ta lại chợt thấy rung động cảm xúc và nhớ về vẻ đẹp kỳ vĩ, thơ mộng và lãng mạn. Những ai đã từng đặt chân đến Sa Pa trong những ngày xuân hẳn khi trở về miền xuôi sẽ luôn nhớ mãi những ký ức tuyệt đẹp ở nơi ấy.
Sa Pa – điểm hẹn du lịch khó có thể chối từ những ngày đầu năm ở Tây Bắc – Ảnh: Tawan Chaisom
Sa Pa đẹp mơ màng – Ảnh: Anh Huy
Những người dân thân thiện luôn nở nụ cười thật tươi – Ảnh: Phu Loc Nguyen
Du lịch Sapa – Lào Cai
Đăng bởi: Thị Biền Lê
Từ khoá: Lạc vào xứ sở cổ tích cùng với thị trấn Sapa mùa xuân
Ý Nghĩa Câu Chuyện Cổ Tích Dân Gian Việt Nam Cậu Bé Thông Minh
Nội dung truyện cậu bé thông minh Phiên bản phổ biến của cậu bé thông minh
Này ông lão, trâu của lão cày một ngày được mấy đường?
Tôi xin hỏi ông câu này trước. Nếu ông trả lời được ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi cày một ngày được mấy đường.
Dân làng nhận được lệnh của vua thì không khỏi lo lắng, không biết phải làm sao. Dù đã họp làng, bàn tán xôn xao nhưng vẫn chưa tìm ra cách gì để giải quyết. Em bé con người thợ cày nghe chuyện liền thưa với cha:
Hiếm khi mới được vua ban lộc, cha hãy thưa với làng ngả thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để cả làng ăn cho sướng miệng. Còn lại một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng để làm lộ phí, cha con ta cùng lên đường lo liệu việc này.
– Mày đừng có làm bừa con ạ, thịt ăn hết rồi thì còn lo liệu làm sao được.
Cậu bé vẫn quả quyết:
– Cha đừng lo lắng, cứ để con lo liệu chuyện này, rồi sẽ ổn thôi.
Chiều lòng con, người cha quyết định ra đình để thưa chuyện với làng. Nghe người cha trình bày, dân làng vẫn còn ngờ vực, bắt hai cha con phải làm giấy cam đoan mới cho phép ngả trâu.
Mấy hôm sau, hai cha con chuẩn bị hành lý lên kinh đô. Đến cung vua, cậu bé bảo cha đừng đợi ở ngoài rồi lẻn vào cung nhân lúc mấy tên lính canh không để ý, rồi vào sâu rồng khóc um lên. Vua nghe thấy tiếng khóc, sai lính cho cậu bé vào phán hỏi:
“Cái thằng kia, mày có việc gì mà đến đây khóc?”
“Bẩm đức vua – cậu bé vờ vĩnh đáp – mẹ con mất sớm nhưng cha con không chịu để em bé để con được chơi với em nên con khóc ạ. Mạn phép mong đứa vua phán bảo cha con để con có em chơi cùng ạ.”
Nghe cậu bé nói, cả vua và các quan lại lẫn lính canh đều bật cười. Vua phán bảo cậu bé:
– Cha mày giống đực đẻ làm sao được. Muốn có em thì mày phải kiếm vợ khác cho cha mày.
Em bé bỗng tươi cười đáp lại vua:
– Dạ bẩm vua, vậy sao vua lại ra lệnh cho làng chúng con phải nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp đứa vua ạ? Giống đực thì đẻ làm sao được!
Vị vua cười đáp lại:
Ta chỉ thử thôi mà. Thế làng chúng bay không biết đường mang trâu với gạo ra mà ăn với nhau à?
Dạ tâu vua, biết là lộc vua ban nên làng chúng con đã làm cỗ ăn mừng rồi ạ.
Vua biết cậu bé này thông minh hơn người, những vẫn muốn thử lần nữa. Đến hôm sau, sứ giả của nhà vua mang đến một con chim và bảo hai cha con phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Cậu bé liền bảo cha lấy cho mình cái kim may rồi đưa cho sứ giả, bảo:
Ông mang cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi một con dao để xẻ thịt chim.
Vua nghe thấy thế thì tâm phục khẩu phục, lập tức sai người ban thưởng hai cha con.
Một nước láng giềng lăm le xâm chiếm bờ cõi của nhà vua, họ đã sai sứ giả mang sang một vỏ ốc dài, rỗng hai đầu và thách đố sâu một sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc. Sau khi nghe xong, cả vua quan và các nhà thông thái đều nhìn nhau, vò đầu bứt tai suy nghĩ mà chưa tìm ra lời giải đáp. Người thì bảo bôi sáp vào sợi chỉ để dễ lọt qua hơn, người thì dùng miệng để hút cho sợi chỉ xuyên qua,…nhưng tất cả đều bất thành. Cuối cùng, vua phải sai người đến hỏi ý kiến cậu bé thông minh.
Em bé nghe xong, không đáp mà chỉ hát một cậu:
“Tang tính tang! Tính tình tang!
Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang
Tang tình tang…:”
Rồi nói thêm: “Cứ làm theo cách này là được, tôi không cần phải về triều làm gì.”
Dị bản của cậu bé thông minhTruyện cậu bé thông minh cũng có nhiều dị bản của các dân tộc. Trong đó có truyện Trạng của đồng bào Cham-pa:
Nhà vua lại tiếp tục thử tài cậu bé bằng cách đưa cho một con chim én và bắt dọn 10 món ăn khác nhau. Em bé liền bảo mẹ đưa cho vua một cây kim nhỏ, nhờ vua mài cho một cây dao để làm thịt con chim.
Các quan về tâu vua, vua sai bắt em ấy phải nộp một sợi dây bằng tro dài 20 sải, “nếu không có thì chém ba họ”. Em bé bảo mẹ bện rơm thành dây khoanh vào chum cho thò hai đầu dây ra ngoài đốt cháy tất cả rồi mang đến cho vua.
Vua lại sai đưa một con chim én cho em, bảo dọn mười món khác nhau mỗi món một đĩa. Em bé bảo mẹ đưa tới cho vua một cái kim nhỏ nhờ đánh cho một cây dao để xẻ thịt chim. Vua tâm phục khẩu phục nhưng vẫn muốn thử lần nữa. Từ đoạn này, dị bản của dân tộc Cham-pa đã có phần khác biệt so với phiên bản phổ biến.
Tiêu biểu là chi tiết vua sai cậu bé làm một cái bánh biết nói. Cậu bé liền nằm lên mâm, bảo mẹ úp lồng bàn lại, bên ngoài dán giấy lên rồi dâng lên đức vua. Đức vua đưa ra câu đó: “Gai cam không ai vót, cớ sao lại nhọn?” Cậu bé hỏi vặn lại: “Cây chuối không ai bào mà sao lại trơn?”.
Vua lại bắt một con chim, bỏ vào tay rồi đố cậu bé: “Đố ngươi biết ta đang muốn nắm hay thả chim?” Cậu bé nhanh trí chạy ra ngưỡng cửa, hỏi ngược lại đứa vua: “Đố bệ hạ tôi đang muốn vào hay ra?”. Vua thấy cậu thông minh, muốn gả cho công chúa, nhưng cậu bé không lấy, vua phải thả cho về.
Advertisement
Ý nghĩa, giá trị đạo đức của truyện cậu bé thông minh
Câu chuyện dân gian cậu bé thông minh, dù ra đời từ lâu nhưng đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị nhân văn và bài học đạo đức. Truyện ca ngợi những con người thông minh, tài giỏi trong xã hội. Bằng những tình huống và cốt truyện hợp lí, gần gũi giản dị đậm chất dân gian, cậu truyện em bé thông minh để lại tiếng cười hài hước, dí dỏm cho độc giả.
Qua câu truyện, người đọc cũng nhận thức được giá trị của trí tuệ trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời hiểu rằng những người có trí thông minh sẽ luôn gặp nhiều may mắn, được mọi người yêu quý và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội.
Nghe truyện cậu bé thông minh bản MP3Nghe truyện cậu bé thông minh bản MP3
Xem phim truyện cổ tích cậu bé thông minhLink YouTube: Phim Cậu Bé Thông Minh – Cổ Tích Việt Nam [Full HD]
Xem phim hoạt hình truyện cổ tích cậu bé thông minhNếu yêu thích phiên bản hoạt hình dễ thương với chất giọng lồng tiếng truyền cảm, bạn có thể đón xem phim hoạt hình truyện cổ tích cậu bé thông minh. Phim này phù hợp với các bạn nhỏ, vốn là lứa tuổi ưa thích phim hoạt hình:
Link Youtube: Cậu Bé Thông Minh – Truyện Cổ Tích Việt Nam [HD 1080p]
Bài viết trên đã giới thiệu cho bạn ý nghĩa truyện cổ tích dân gian Việt Nam cậu bé thông minh. Đây quả là một câu chuyện thú vị và có giá trị nhân văn sâu sắc. Dù tác phẩm ra đời đã lâu nhưng những ý nghĩa mà nó để lại thì vẫn còn in sâu trong tâm trí bạn đọc.
Những Thung Lũng Cổ Tích Miền Bắc
Vẫn biết rằng cảnh sắc thiên nhiên Việt Nam đẹp như bích họa, và mỗi vùng miền là một mảnh ghép hoàn hảo trong bức họa thần tiên ấy. Nhưng tới một lần, khi được chu du tới vùng thung lũng của mảnh đất Bắc xa xôi, ta mới chợt nhận ra có những vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời, để lòng cứ ngỡ mình đang lạc bước những xứ sở cổ tích trong câu chuyện kể ngày xưa, thấy mình trẻ lại, như đứa trẻ hồn nhiên vùng vẫy trong thế giới tưởng tượng đầy đủ sắc màu.
Có những thung lũng miền Bắc đẹp như miền cổ tích – Ảnh: Wide Eyed Tours
Nên người ta mới gọi những nơi ấy bằng cái tên “thung lũng cổ tích” đầy ma mị. Và có lẽ khi nhịp đập mùa xuân gõ cửa, những vùng đất ấy lại càng thơ, thấy hương trời thanh khiết vẩn vương trong không khí, thấy cỏ hoa đổi màu thay áo và thấy lòng người chộn rộn trong những niềm hạnh phúc bất tận của mùa.
Để ta say trong vẻ ma mị của đất trời – Ảnh: Marius Moragues
Vậy nên chần chừ gì nữa, xách balo lên đường cùng Mytour thưởng ngoạn trời xuân trên những thung lũng cổ tích đầy huyền ảo của mảnh đất phương Bắc dấu yêu.
1. THUNG LŨNG BẮC SƠN – ĐI MỚI BIẾT ĐÂU LÀ TIÊN CẢNHTrong tâm trí những kẻ đã lỡ đam mê những cung đường, Bắc Sơn gắn liền với một mùa vàng lộng lẫy lúc thu sang, khi mà những thửa ruộng bậc thang khoe cái vẻ mĩ miều của mình trong ánh nắng vương tơ mùa thu hoạch. Nhưng lúc xuân về, thung lũng Bắc Sơn còn khiến người ta phải ngẩn ngơ trong một khung trời khác, yên ả trong sắc mơn mởn của lộc biếc chồi non và rạo rực trong những niềm vui của ngày đầu năm mới.
Có một Bắc Sơn xanh yên ả lúc xuân về – Ảnh: Long Hoangtan
Để lòng người cũng hân hoan trong những niềm vui mùa mới – Ảnh: Tăng Trần Minh Thành
Du xuân tới Bắc Sơn là được chiêm ngưỡng một thiên đường xanh nằm lọt thỏm giữa những dãy núi đá vôi cao vời vợi. Nhìn từ trên cao, toàn thung lũng hiện lên như một bức tranh thủy mặc, có những cánh đồng lúa trải dài tới ngút ngàn, có những dòng sông êm đềm uốn lượn quanh co và đâu đó là mái nhà ai lặng yên giữa những sóng lúa trập trùng.
Người ta gọi Bắc Sơn là một bức tranh thủy mặc đầy chất thơ – Ảnh: Tuấn Canon
Với những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn – Ảnh: Do Thanh
Và rồi khi bình minh lên, ta chợt ngẩn ngơ theo cánh chim trời đang chao liệng trên nền xanh thẳm, cất tiếng hót vang gọi mùa xuân về tô thắm thêm một vẻ nên thơ cho Mộc Châu những ngày đầu năm đầy mê hoặc.
Và thiên nhiên soi bóng nước lung linh – Ảnh: Amoris Vena
Ta lại đợi để được ngắm mặt trời lên, thấy nắng lan dần trên những thửa ruộng vừa mới cấy, thấy thiên nhiên in bóng nước huyền ảo, lung linh và thấy từng dòng người rộn ràng xuống chợ, chuẩn bị cho một lễ tết đủ đầy.
Rồi đâu đó trong những bản làng lại rộn ràng chuẩn bị cho ngày Tết – Ảnh: Tuan Nguyen
Để tới khi chiều buông bóng, cả thung lũng lại chìm trong vẻ ma mị, điêu linh, chút sương mù vẩn vơ quanh sườn núi, những vạt khói lượn lờ trên những mái nhà tranh, nghe trong gió là mùi hương của cơm nếp thơm mùa mới, thấy những bình yên đọng lại sâu tận đáy tim.
Ta lại đợi lúc chiều buông bóng để chìm trong thế giới ma mị cổ xưa – Ảnh: Long Hoangtan
Và thấy lòng say trong những khoảng lặng yên bình – Ảnh: Gordon Le Hoang
2. THUNG LŨNG MƯỜNG HOA – NHƯ MÔT THẾ GIỚI NGÀY XƯA CŨMột địa danh nằm ở xã Hầu Thào, cách thị trấn Sapa chừng 10km về phía Đông Nam, nơi người ta dặn lòng phải ghé trong hành trình du xuân đầu năm mới. Mường Hoa trong đôi mắt của những kẻ si tình là mái tóc biếc xanh của người thiếu nữ, khiến lòng say, say trong những ước mong của tuổi mộng mơ.
Mường Hoa như mái tóc biếc xanh của người thiếu nữ – Ảnh: Khoi Tran Duc
Để những kẻ si tình phải đắm say – Ảnh:Tran Anh Linh
Để đến với Mường Hoa, ta phải băng qua những dãy núi cao trập trùng, bao bọc cả Mường Hoa trong một không gian khác, dường như tách biệt với bên ngoài. Và kìa hiện lên trong tầm mắt là một thung lũng đẹp xinh đang ẩn mình trong làn sương bồng bềnh, huyền ảo, khiến ta cứ ngỡ mình đang đứng trong điểm giao thoa của đất và trời, nơi hội tụ những gì kỳ bí nhất của tự nhiên.
Mường Hoa được bao bọc bởi những dãy núi cao trập trùng như một thế giới hoàn toàn tách biệt – Ảnh: Guitargocphong
Khiến người ta nghĩ ấy là điểm giao thoa giữa đất và trời – Ảnh: Lê Dũng
Mường Hoa đẹp lắm, trong ánh nắng vàng rực rỡ của những ngày đầu xuân, cả thung lũng như chìm trong những thảm hoa đầy màu sắc, và xen kẽ đâu đó là chồi non vừa mới hé trải dọc bên dòng suối nhỏ róc rách không ngừng. Và trong bầu không gian đầy thanh khiết, chợt thấy tiếng chim gọi bầy, hót líu lo mừng mùa mới đang về.
Rồi khi xuân về cả thung lũng lại chìm trong thảm hoa đầy màu sắc – Ảnh: Smallriver1102
Và bình yên trong không khí thanh khiết của mùa mới đang về – Ảnh: Vũ Thanh
Nhưng những hình thù kỳ dị ở bãi đá cổ Mường Hoa lại khiến nhiều người thích thú hơn cả – Ảnh: Sưu tầm
Khiến Mường Hoa như một thế giới cổ tích tự ngày xưa – Ảnh: Jaryn Capek
Vùng cao Tây Bắc
Đăng bởi: Ý Trần
Từ khoá: Du xuân Việt Nam 2023 – Những thung lũng cổ tích miền Bắc – Kỳ 1
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Xứ Sở Đẹp Tựa Cổ Tích Ở Việt Nam trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!