Bạn đang xem bài viết Ốm Nghén Tuần Thứ 8 Và Sự Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ Bầu Đáng Chú Ý được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ốm nghén tuần thứ 8 có thể được xem là một trong những dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển bình thường. Giai đoạn này, mẹ và bé đã đồng hành cùng nhau 2 tháng. Lúc này, thai phụ cũng đã quen dần với sự có mặt của bé. Mặc dù, bụng vẫn chưa to lên trông thấy, nhưng mẹ có thể cảm nhận được con yêu vẫn không ngừng phát triển lớn lên. Cùng với đó, cơ thể mẹ cũng sẽ có nhiều sự thay đổi rõ rệt hơn so với các tuần đầu.
Ốm nghén tuần thứ 8 và sự thay đổi của cơ thể thai phụ. Ảnh: Internet
1. Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi thai nhi được 8 tuần tuổiGiai đoạn khi thai nhi được 8 tuần tuổi, nhiều mẹ bầu vẫn chưa có bụng, nhưng cơ thể sẽ có một số thay đổi nhất định như sau:
Hiện tượng ốm nghén tuần thứ 8 vẫn diễn ra và có khả năng tăng lên với tần suất nhiều và thường xuyên hơn. Triệu chứng thường gặp nhất là là nôn mửa, nhạy cảm với mùi hương hoặc mùi đồ ăn, buồn nôn.
Cơ thể mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi hơn, dễ bị tụt huyết áp , cảm xúc bị thay đổi khi lên xuống thất thường.
Một số thai phụ có thể bị chảy máu âm đạo . Nếu phát hiện chảy máu âm đạo, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế khám để tìm hiểu nguyên nhân, nếu có bất thường thì sẽ phương pháp xử lý kịp thời. Vì chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu của việc sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Vậy nên, thai phụ cần phải đặc biệt lưu ý.
Tử cung của thai phụ bên trong khung chậu đang to dần ra. Vì thai nhi đang phát triển ngày càng lớn lên.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ bầu khi thai nhi được 8 tuần tuổi. Ảnh: Internet
2. Ốm nghén tuần thứ 8 và những triệu chứng mẹ bầu thường gặpNguyên nhân ốm nghén chưa được xác định chính thức. Thời điểm này có thể là do sự tăng cao của hormone nuôi dưỡng thai nhi và dẫn đến triệu chứng ốm nghén. Tùy vào cơ địa của mỗi thai phụ, sẽ có tình trạng nghén khác nhau, có người nghén rất nhẹ và vẫn ăn uống được bình thường. Nhưng cũng có người nghén rất nặng không ăn uống được gì.
Thông thường tình trạng ốm nghén sẽ diễn ra nặng nhất vào thời điểm thai nhi được khoảng từ 8 đến 13 tuần. Trong đó, đỉnh điểm ốm nghén thường rơi vào tuần thứ 9, thứ 10, ốm nghén tuần 11 , tuần 12 và tuần 13 giảm dần. Bước sang các tuần tiếp theo tình trạng ốm nghén thường sẽ tiếp tục giảm. Triệu chứng mẹ bầu thường gặp ở tuần thứ 8 thai kỳ phổ biến như: khó ngủ, nôn ói, táo bón, đi tiểu thường xuyên, ngực có cảm giác căng và đau, cơ thể mệt mỏi, ợ nóng, tăng tiết dịch âm đạo, đầy bụng, khó tiêu, nhạy cảm với mùi đồ ăn,….
Thai phụ sẽ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt hơn. Ảnh: Internet
3. Thai nhi 8 tuần tuổi sẽ như thế nào?Ở giai đoạn này, để biết được thai nhi phát triển như thế nào thai phụ cần phải đi siêu âm tại các cơ sở y tế. Thai nhi 8 tuần tuổi có sự thay đổi lớn so với những tuần ban đầu.
Đôi chân của bé lúc này ngày càng phát triển dài hơn, nhưng các phần khác của chân chưa thể phân biệt được chính xác. Chẳng hạn như mắt cá chân, đùi, đầu gối, ngón chân,…. Cánh tay của bé cũng phát triển dài ra, tay dần hình thành. Mí mắt xuất hiện và trên khuôn mặt bé đã có miệng và mũi đang dần hoàn thiện.
Bên cạnh đó phần đuôi của bé cũng đang dần biến mất. Ở giai đoạn này, thai nhi vẫn nằm bên trong túi ối và tiếp tục phát triển hình thành nên các cấu trúc gắn chặt thai vào thành tử cung.
Trong suốt tuần thứ 8 của thai kỳ, bé thường có hình dạng như một quả việt quất hoặc quả mâm xôi. Kích thước khoảng 2,5 cm và chỉ nặng vài gam. Mỗi ngày em bé sẽ tăng kích thước khoảng 1 mm.
Thai nhi 8 tuần tuổi có hình dạng như một quả việt quất. Ảnh: Internet
4. Lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai nhi được 8 tuần tuổi
Nếu mẹ bầu đã bỏ qua mốc siêu âm thai đầu tiên, thì không nên bỏ qua thời điểm này. Thai phụ có thể đến gặp bác sĩ tại các cơ sở y tế để được khám thai tổng quát và siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng. Ở lần siêu âm này, bác sĩ sẽ đo được tần số tim, đoán chính xác tuổi thai và dự đưa ra ngày dự sinh.
Giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi vẫn chưa thực sự ổn định. Do đó, mẹ bầu cần phải lưu ý nhiều điều. Không vận động mạnh hoặc lao động quá sức mà hãy hoạt động nhẹ nhàng. Không được bê vác các vật nặng. Vìi chúng có thể làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi hoặc nguy hiểm hơn là sảy thai.
Mang thai 8 tuần cơn nghén sẽ diễn ra thường xuyên hơn, khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, nhiều mẹ sinh ra cảm giác sợ đồ ăn, áp lực tâm lý. Điều này có thể gây nên những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé.
Thai phụ cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bé phát triển khỏe mạnh. Một số chất cần thiết cho cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, magie,….
Ở tuần thứ 8 mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục. Vì nếu quan hệ tình dục không đúng cách có thể khiến sảy thai hoặc ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn.
Không chỉ ở giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi, mà bất cứ giai đoạn nào của quá trình mang thai, mẹ bầu cần phải thăm khám thường xuyên để biết được quá trình phát triển của bé có ổn định hay không. Đặc biệt, nếu có những dấu hiệu bất thường bác sĩ sẽ tư vấn và có biện pháp điều trị kịp thời.
Ngoài ra, thai phụ nên lựa chọn khám tại các bệnh viện, trung tâm y tế uy tín để có kết quả siêu âm chính xác nhất.
Thai phụ không nên bỏ qua các mốc khám quan trọng của thai kỳ. Ảnh: Internet
Cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Khi thai nhi được 8 tuần tuổi thai phụ có thể cảm nhận thấy nhiều sự thay đổi rõ rệt. Theo đó, ốm nghén tuần thứ 8 vẫn tiếp tục, có thể diễn ra với tần suất thường xuyên và nhiều hơn. Do sự tăng cao của hormone nuôi dưỡng thai nhi, dẫn đến triệu chứng nghén. Nhưng mẹ bầu có thể yên tâm, triệu chứng này sẽ thuyên giảm khi bước qua giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.
Diễm Diễm
Ốm Nghén Ở Tháng Thứ Tư Có Bình Thường Không?
Không trở nên nghiêm trọng.
Không có xu hướng tăng lên về cường độ cũng như tần suất.
Mẹ không bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày, thì có khả năng thời gian ốm nghén của mẹ kéo dài hơn những mẹ khác. Do thai kỳ của mỗi phụ nữ đều khác nhau, nên điều này là bình thường. Lúc này mẹ không cần quá lo lắng. Hãy tiếp tục lưu ý chế độ dinh dưỡng và kế hoạch ăn uống lành mạnh , vận động điều độ. Như vậy sức khỏe của mẹ sẽ được đảm bảo và mẹ sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh nở.
Nếu mẹ nhận thấy các triệu chứng ốm nghén của mình:
Ngày càng nặng hơn.
Khiến mẹ kiệt sức, ngất xỉu hay giảm cân.
Khiến mẹ không thể duy trì sinh hoạt và công việc hàng ngày, thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn các biện pháp can thiệp phù hợp. Đó có thể là điều chỉnh các loại viên uống bổ sung, truyền dịch, vitamin, hoặc thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm để đề phòng những bệnh lý bất thường (ví dụ như thai trứng ).
Mẹ có thể cần được can thiệp y tế nếu ốm nghén ở tháng thứ tư là biểu hiện của ốm nghén nặng. Ảnh: fireflyfriends
Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp tại nhà để giúp mình thấy dễ chịu, thoải mái hơn. Chúng bao gồm:
Điều chỉnh chế độ ăn uống. Ví dụ như ăn đồ ăn nhạt hơn, ăn các món lạnh, tránh các món nhiều gia vị, nhiều chất béo để giảm mức độ kích thích lên vị giác – một nhân tố dễ dẫn đến buồn nôn và nôn.
Tránh ăn các bữa ăn lớn mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một ít bánh quy dinh dưỡng cho bà bầu hay bánh mì lạt cạnh giường ngủ. Việc ăn một chút những loại thực phẩm này khi bạn vừa ngủ dậy, trước khi ngủ, hay khi thức dậy để đi vệ sinh sẽ giúp bạn đỡ buồn nôn hơn. Những loại thực phẩm với thành phần chính là gừng như trà, kẹo, soda,…hoặc một số loại như thạch,bánh quy mặn,…cũng có tác dụng tích cực giảm buồn nôn do ốm nghén.
Giữ không gian sống của bạn được thông thoáng. Điều này sẽ giúp giảm các loại mùi khiến bạn dễ bị buồn nôn.
Uống vitamin dành cho bà bầu vào buổi tối. Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin B6 như ngũ cốc, các loại hạt, các loại đậu. Hoặc bạn cũng có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng viên uống bổ sung loại vitamin này.
Bên cạnh những cách trên, một số phương pháp khác cũng có thể giúp giảm ốm nghén ở tháng thứ tư như miếng dán chống buồn nôn hay châm cứu. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng chúng. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách dùng hoặc nơi được đào tạo chuyên môn đối với phụ nữ mang thai để đảm bảo an toàn cho bạn và em bé.
Bạn cũng cần lưu ý nên tránh sử dụng bất kì loại thuốc chống nôn nào nếu không có chỉ định từ bác sĩ sản khoa.
Bạn nên trao đổi với bác sỹ trước khi dùng bất cứ loại thuốc hay áp dụng phương pháp giúp giảm ốm nghén nào. Ảnh Internet
3. Ốm nghén ở tháng thứ tư có đáng lo ngại khôngỐm nghén thông thường dù là ốm nghén ở tháng thứ tư hay sau đó cũng hầu như không ảnh hưởng xấu đến em bé. Trừ khi mẹ bị nôn ói nặng dẫn đến mất sức, giảm cân, mệt mỏi. Và cho dù trong trường hợp này, bạn vẫn có thể nhờ đến sự can thiệp y tế để giúp cải thiện tình hình.
Sự căng thẳng có thể khiến tình trạng của bạn trở nên nặng hơn. Do vậy, điều quan trọng là bạn hãy cố gắng đừng quá lo lắng. Hãy giữ tinh thần lạc quan, vì nó sẽ có tác động tích cực đến cả bạn và em bé. Bạn cũng hãy áp dụng một phương pháp khiến cho bản thân cảm thấy dễ chịu, thoải mái nhất. Vì mỗi phụ nữ đều khác nhau, và mỗi thai kỳ cũng như vậy. Bạn không nhất thiết phải làm theo bất cứ kinh nghiệm của người nào khác nếu nó không giúp mọi thứ cải thiện tốt hơn.
Bạn đừng quá lo lắng khi bị ốm nghén ở tháng thứ tư, hãy đi khám thai đúng lịch hẹn để đảm bảo không có vấn đề bất thường nào xảy ra. Ảnh: Pregnancy – GoodToKnow
Ốm nghén ở tháng thứ tư không phải lúc nào cũng là biểu hiện của xu hướng ốm nghén nặng trong những tháng mang thai còn lại của bạn. Sự thay đổi hormone gây ra tình trạng này có thể kéo dài hay sớm biến mất. Điều này phụ thuộc nhiều vào cơ địa và thai kỳ của bạn. Bạn hãy đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động điều độ cũng như khám thai đúng lịch hẹn. Đây là những việc tốt nhất bạn có thể thực hiện để giúp thai kỳ của mình tiến triển một cách khỏe mạnh và an toàn.
Theo Penn State Health
Lily Nguyễn lược dịch
Tôi Đã Thay Đổi Rất Nhiều Khi Làm Mẹ Đơn Thân
Khi chưa có con tôi đâu có biết sợ gì, có con rồi, đặc biệt khi trở thành mẹ đơn thân và không nhận được chu cấp nào từ chồng thì tôi rất sợ mất việc. Tôi cố gắng đi làm chăm chỉ để có tiền lo cho con. Nào là tiền gửi con, tiền bỉm, sữa, quần áo của con. Chỗ tôi làm có nhiều người thương và giúp đỡ tôi. Nhưng nhiều người do ghen ghét với tôi nên nhân nỗi đau này mà nói những lời hiểm độc, họ bảo tôi thiếu hơi trai nên bị ốm, hay thiếu hơi trai nên làm việc bị sai.
Còn nữa, khi con ốm, công việc và tài chính bị ảnh hưởng nghiêm trọng phải không các mẹ. Đợt con tôi bị quai bị, tôi phải nghỉ ở nhà hơn chục ngày kiêng cho con. Đang hí hửng vì con khỏi, chuẩn bị đi làm thì tôi bị lây, lại nghỉ tiếp. Bình thường lương tôi đủ cho 2 mẹ con, tháng đó – lại là sắp Tết, tôi chỉ được có 1/3 tháng lương, khó khăn lắm hai mẹ con mới vượt qua được tháng tết. Đã thế mọi người tránh tôi như tránh tà vì sợ bị lây.
Trở thành bà mẹ đơn thân đã khiến tôi quá mệt mỏi rồi, thì tin đồn, cái thứ tin thất thiệt ấy lại ngày ngày vắt kiệt sức chịu đựng của tôi. Họ bảo vì tôi bỏ chồng sớm nên bà ngoại tôi mới mất.
Và những người đàn ông xung quanh lại luôn đeo bám lấy tôi, nhưng sự đeo bám ấy chỉ là muốn chiếm đoạt một người phụ nữ đơn thân còn xuân sắc. Trong số những người đàn ông biết tình trạng của tôi, có 1 cơ số đã có vợ con tìm cách tán tỉnh tôi. Điều này làm tôi cảm thấy bất bình, trái tim còn chưa hết tổn thương vì người chồng phản bội, chứng kiến những người đàn ông của những người đàn bà khác tán tỉnh mình, lòng tôi bùng lên những căm phẫn. Và từ đó tôi hạn chế để người ta biết mình đã ly hôn.
Sau khi vợ chồng tôi chia tay, tôi sống khá thoải mái. Nhưng như vậy không có nghĩa là tôi không có những lúc bị stress, bị khủng hoảng tinh thần. Khi mà công việc không như ý, khi cả bạn bè thân thiết cũng phản bội, khi tiền hết và khi tất cả quay lưng, tôi đau khổ, căng thẳng, chới với vì không biết chia sẻ với ai, không biết bấu víu vào đâu.
Chiều tối đi làm về, đón con mà con quấy quá, đầu cứ căng như dây đàn, đánh con, quát con, con khóc, lòng tôi đau đớn,… Có những đêm con đã ngủ ngon, tôi nằm rồi tự nhiên khóc nấc lên, không sao kìm được nước mắt. Khóc vì những cô đơn, cô độc, khóc vì mình cũng chỉ là 1 phụ nữ yếu ớt nhưng sao phải chịu bao sóng gió…
Tôi thương con, không muốn ngăn cản tình cảm của con với nhà nội, nên dù họ không đóng góp nuôi con, nuôi cháu nhưng tôi vẫn tạo điều kiện để ông bà, các bác và cả bố đứa trẻ gọi điện hỏi thăm, quan tâm.
Nhưng đôi khi tôi muốn mình ác lên, không cho họ gặp con nữa. Đôi khi tôi nghĩ nếu họ thương thằng bé đã gửi tiền để tôi nuôi nó, họ cũng đâu nghèo khó gì, thậm chí họ mới bỏ ra bao nhiêu tiền để xây nhà mới. Có lúc tôi đấu tranh giữa một bên là những ích kỷ, những căm hận của bản thân với một bên là con – nó không có tội gì, nó quá nhỏ để hiểu người lớn nghĩ về nhau như thế nào. Những tranh đấu bên trong khiến tôi có lúc muốn nổ tung và gần như phát điên.
Tất cả rồi cũng sẽ qua, tôi tin sẽ có ngày tôi hết nỗi lo toan, sống tháng ngày hạnh phúc của bà mẹ đơn thân bên đứa con yêu của mình.
Theo Gia đình online
*. Bài đã được chúng tôi thay đổi một số đoạn và đặt lại tí t
Chết Hoặc Thay Đổi – Câu Chuyện Của Doanh Nghiệp Và Bài Học Từ Đại Bàng
Cuộc tái sinh của đại bàng giống như câu chuyện về một loài chim huyền thoại. Nhưng điều chúng ta bàn tới không phải vòng đời của một loài chim mà là cách nó sống vô cùng quật cường. Quá trình “tái sinh” đầy đau đớn của đại bàng cũng giống như những sóng gió xảy ra hành trình của một doanh nghiệp, muốn phát triển, bước sang một trang cuộc đời mới thì phải thay đổi, dấn thân và dám mạo hiểm.
Đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất trong chủng loại của mình. Chúng có thể sống tới 70 tuổi. Nhưng để sống được tới tuổi này, chúng phải trải qua một quyết định khó khăn vào năm 40 tuổi.
Khi những móng vuốt dài và linh hoạt không còn đủ sức tóm giữ con mồi làm thức ăn. Chiếc mỏ dài và sắc nhọn trở nên cong yếu. Đôi cánh nặng nề và già cỗi, do bộ lông dày, trở nên dính chặt vào ngực và khiến cho chúng khó bay lượn. Vì thế, đại bàng chỉ còn hai sự lựa chọn: chết hoặc trải qua một quá trình thay đổi đau đớn kéo dài 150 ngày.
Quá trình này đòi hỏi đại bàng bay lên đỉnh núi và ngồi trên tổ của mình. Tại đây đại bàng sẽ đập mỏ vào đá cho đến khi mỏ gãy rời. Sau khi mỏ gãy, đại bàng sẽ đợi cho mỏ mới mọc ra rồi sau đó bẻ gãy hết các móng vuốt của mình. Khi những móng vuốt mới mọc lại, đại bàng bắt đầu nhổ hết những chiếc lông cũ già cỗi. Và sau 5 tháng, đại bàng lại có thể tiếp tục những chuyến bay lượn tuyệt vời của sự hồi sinh và sống thêm 30 năm nữa.
Hầu hết những ai biết về câu chuyện của Đại bàng đều khâm phục bản tính kiên cường, trí thông minh và sức sống mãnh liệt của nó. Có lẽ chính những thử thách khắc nghiệt ấy đã rèn giũa nó trở thành một loài mạnh mẽ và đáng nể như ngày hôm nay. Hơn bất cứ điều gì, cuộc sống và cách Đại bàng đối đầu với khó khăn chính là nguồn cảm hứng cho tất cả các loài, kể cả loài người chúng ta.
Bạn có thấy doanh nghiệp của mình cũng cần có một thay đổi như đại bàng không?
Doanh nghiệp cũng cần trải qua thử thách, thay đổi để trở nên mạnh mẽ hơn.
Doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là bộ máy chỉ biết kinh doanh, mà nó còn là cả một môi trường, một nền văn hóa thu nhỏ. Hầu hết các nhà lãnh đạo chỉ coi doanh nghiệp như một cỗ máy kiếm lợi nhuận mà không biết nó cũng là một “thực thể” cần được thay đổi, cần được thử thách để trở nên mạnh mẽ hơn.
Một hệ thống KPI cũng như móng vuốt. Một hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị nhân sự cũng như bộ lông, bộ cánh của doanh nghiệp bạn vậy. Các hệ thống ấy cần thay đổi để trưởng thành, để được hồi sinh và mạnh mẽ bay cao bay xa hơn như đại bàng.
Bạn có muốn doanh nghiệp của mình lột xác và phát triển vượt bậc trong năm 2023?
Bạn có muốn mài dũa các công cụ trong doanh nghiệp mình theo cách mạnh mẽ theo chính cách đại bàng đã làm?
Nếu có đó chính là lý do bạn nên có mặt tại khóa học Wake Up, chương trình đào tạo chuyên sâu 2 ngày sẽ cho bạn kiến thức về kinh doanh, quản lý tài chính, phát triển cá nhân và hệ thống phương pháp giúp bạn doanh nghiệp đột phá trong năm 2023!
KHÓA HỌC WAKE UP
HÀ NỘI : 10,11/03/2023
Giá vé GENERAL thông thường là 2.000.000 đ
ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY CHỈ CÒN 495.000 đ
Ngoài ra ĐĂNG KÝ NGAY HÔM NAY BẠN SẼ NHẬN ĐƯỢC 2 bộ EBOOK ĐẶC BIỆT
12 nguyên tắc vàng lập mục tiêu trị giá 500.000Đ
Bộ cẩm nang “Bán hàng đỉnh như chuyên gia trị giá 500.000Đ
Tổng trị giá quà tặng: 1.000.000Đ
Có Thai Nên Ăn Gì Và Không Nên Ăn Gì? ⚡️ Mẹ Bầu Cần Lưu Ý
Có thai nên ăn gì? Có thai không nên ăn gì?. Mỗi bà mẹ khi mang thai đều muốn dành những điều tốt nhất cho con ngay từ khi còn trong bào thai, vì vậy mà mọi người tìm mọi cách để bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi.
Vậy có thai nên ăn gì? Có thai không nên ăn gì? Tất cả những điều mẹ bầu cần lưu ý? Sẽ được chúng tôi tổng kết qua bài viết sau đây.
Phụ nữ mang thai cần đảm bảo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi để cho em bé phát triển một cách toàn diện và đúng cách.
Không những đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi mà còn đảm bảo cho sức khỏe của mẹ bầu có thể chống lại những thay đổi bất thường trong thời gian mang thai.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh bà bầu cần bổ sung cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết như: protein, lipid, carbonhydrat, vitamin, sắt, kẽm, canxi, chất xơ,…
✔ Trái cây và rau quả
Bà bầu cần cung cấp đầy đủ rau củ quả và trái cây mỗi ngày, dưới nhiều dạng như đồ tươi, đồ khô, đồ đóng hộp, nước ép, đông lạnh,…đặc biệt trái cây tươi và đồ đông lạnh ngay sau khi háu sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn các dạng chế biến khác.
Các chuyên gia dinh dưỡng nhấn mạnh ăn trái cây trực tiếp tốt cho sức khỏe hơn là sử dụng nước ép, vì khi làm nước ép, lượng đường tự nhiên trong đó sẽ rất cao.
✔ Một số loại rau củ quả mà bà bầu nên ăn
Cam, quýt và các loại trái cây có múi
Măng cụt
Mít
Ổi
Sầu riêng
Sung
Dưa hấu
Dứa
Đu đủ chín
Nho
Hồng
Xoài
Na
Vải
Lựu
Bơ
Mận
Cà tím
Lá lốt
Ngô
Cải xanh và các loại rau cải xanh
✔ Sữa và các sản phẩm từ sữa
Khi mang thai các mẹ bầu thường hay gặp phải tình trạng thiếu hụt canxi, gây ra các tình trạng chuột rút, mệt mỏi. Ngoài ra thiếu canxi còn ảnh hưởng tới cả thai nhi mắc phải bệnh còi xương ngay từ trong bụng mẹ. Sữa và các sản phẩm từ sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng giúp bổ sung canxi lý tưởng cho bà bầu và thai nhi. Ngoài ra sữa và các sản phẩm từ sữa còn chứa lượng men vi sinh quý giá giúp mẹ bầu ngăn ngừa các nguy cơ gây táo bón hiệu quả mà lại rất tốt cho sức khỏe.
✔ Các món ăn từ đậu:
Đậu là nguồn cung cấp protein, folate(B9), sắt và canxi cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Các nhà dinh dưỡng cho biết đậu là các thực phẩm là từ đậu có tác dụng phát triển mô và cơ ở thai nhi. Các loại thực phẩm làm từ đậu cũng giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị táo bón , giúp mẹ thoải mái hơn , dễ chịu hơn trong suốt thai kỳ.
✔ Khoai lang:
Khoai lang không những là một loại thực phẩm ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe bà bầu, bởi chúng sở hữu hàm lượng beta-carotene giàu có, sau khi được hấp thụ hợp chất này sẽ chuyển đổi thành vitamin A có tác dụng cho sự biệt hóa của các tế bào và mô trong cơ thể của bé. Quá trình tăng trưởng của bé là vấn đề được rất nhiều người mẹ quan tâm, các nhà nghiên cứu cũng cho biết phụ nữ mang thai cần tăng lượng vitamin A lên khoảnh 40% so với bình thường để tốt cho bé.
Khoai lang còn là loại rau củ có vị ngọt nhẹ, giúp giảm lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thai kỳ của mẹ bầu.
✔ Cá hồi:
Thông thường chế độ ăn uống của bà bầu nên hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa nhiều omega-3. Tuy nhiên các loại acid béo chứa omega-3 lại có vai trò giúp xây dựng não bộ và tốt cho thị giác của thai nhi. Các hồi là loại cá giàu omega-3,6 và 9 rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Lưu ý: chỉ nên ăn 2 bữa cá hồi mỗi tuần giúp bà bầu bổ sung hàm lượng omega-3, tăng nồng độ EPA và DHA trong máu lên mức lý tưởng.
✔ Trứng:
Trứng là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe mà lại dễ dàng chế biến. Các nghiên cứu cho rằng, trong trứng có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương, ống thần kinh và não bộ của thai nhi như sắt, omega-3, choline, kẽm, canxi, vitamin D,…
✔ Thịt nạc:
Thịt nạc là loại thực phẩm giàu protein và các khoáng chất quan trọng giúp bà bầu bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ, những chất như sắt, canxi, kẽm và vitamin có trong thịt giúp thúc đẩy quá trình sản xuất, tăng tiết, quá trình sản xuất tế bào máu và tăng lượng oxy mà cơ thể mẹ cung cấp cho thai kì.
✔ Dầu gan cá:
Dầu gan cá có chứa nhiều omega 3, vitamin D, A cần thiết cho sự phát triển của não bộ và mắt của thai nhi và bà bầu.
✔ Ngũ cốc:
Ngũ cốc là nguồn bổ sung omega 3, vitamin, kẽm , acid folic, selen, protein, glucid,… Rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra ngũ cốc còn giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh của trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu.
✔ Uống đầy đủ nước :
Trong cơ thể người nước chiếm 70%, có vai trò thực hiện các chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó uống đầy đủ nước sẽ thúc đẩy quá trình chuyển hóa và có lợi cho cơ thể.
✔ Sữa chua:
Trong sức chua có chứa hàng tỷ lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa và cung cấp canxi cho bà bầu và thai nhi.
✔ Uống nước dừa:
Nước dừa là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe giúp mẹ bầu có đủ nước ối, đồng thời giúp làm đẹp da từ bên trong.
Tinh bột: cơm, khoai lang, ngũ cốc, các loại hạt
Thịt: nên sử dụng khoảng 2-3 món thịt trên 1 tuần và luân phiên thay đổi tránh cảm giác chán ăn và nghén trong thai kì của mẹ bầu.
Cá: mỗi tuần nên ăn khoảng 2-3 bữa cá dưới nhiều hình thức chế biến như: chiên, kho, hấp, nướng,…
Rau, củ, quả: mỗi ngày nên bổ sung đầy đủ các loại rau xanh vào trong bữa ăn và các loại hoa quả để bổ sung đầy đủ vitamin và chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Trứng: nên bổ sung 3-4 quả trứng mỗi tuần.
❌ Cá đóng hộp
Bà bầu không nên sử dụng các loại cá đóng hộp có hàm lượng thủy ngân cao như cá ngừ, cá thu,… Sau khi được đưa vào cơ thể, chất này có xu hướng tích lũy lâu trong cơ thể mẹ và gây ảnh hưởng lớn tới thai nhi.
Thủy ngân còn gây tổn thương đến hệ thần kinh của mẹ và bé tuy nhiên nếu các loại cá có hàm lượng thủy ngân trong phạm vi cho phép như : cá rô phi, cá hồi, các cá thuộc họ da trơn,… Cũng là nguồn thực phẩm giàu protein, Vitamin B12, kẽm, acid béo, Omega-3 và DHA tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và tất cả mọi người.
❌ Hạn chế sử dụng đồ ăn sống chưa qua nấu chín:
Hải sản đông lạnh, hải sản sống, thịt tái, sushi,… Các loại thức ăn này chứa rất nhiều vi khuẩn, gây ngộ độc thực phẩm, nguy hiểm cho thai nhi.
❌ Đồ ngọt:
Chỉ nên sử dụng đường ở trong mức độ cho phép, baf bầu nên tránh lạm dụng đường, bởi nếu lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ làm việc quá tải dẫn tới không tốt cho các cơ quan nội tạng bên trong.
Nếu lượng đường trong cơ thể quá cao sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn tới giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho nhiều virus, vi khuẩn gây hại xâm hại đến cơ thể .
❌ Các loại gan động vật:
Trong gan động vật chứa rất nhiều sán và là nơi giải độc cũng như kho chứa các loại chất độc trong cơ thể của động vật, thế nên ăn quá nhiều gan đồng nghĩa sẽ gián tiếp gây hại tới sức khỏe bà bầu cũng như thai nhi.
❌ Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ:
Ăn quá nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ là nguy cơ dẫn tới mắc bệnh ung thư vú và ung thư cổ tử cung đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, những đứa trẻ khi sinh ra sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư sinh dục.
❌ Dứa:
Dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Do đó các chị em phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu không nên ăn quá nhiều dứa đặc biệt là dứa xanh để tránh bị sảy thai. Để đảm bảo tốt cho sức khỏe thai nhi hơn các bà bầu chỉ nên ăn dứa ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc đã quá ngày sinh.
❌ Ăn chay liên tục:
Các mẹ bầu thường có tâm lý rất sợ việc tăng cân trong thời gian mang thai hoặc do tình trạng kinh tế eo hẹp mà ăn uống không đầy đủ chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi, tiếp theo là đến sức khỏe của người phụ nữ mang thai.
❌ Caffeine:
Caffeine là loại thực phẩm có khả năng gây sảy thai cao. Theo hiệp hội phụ nữ mang thai Hoa Kì khuyến cáo , phụ nữ mang thai cần tránh caffeine trong 3 tháng đầu tiên, đồng thời cũng nên tuân thủ quy định chỉ uống 200mg caffeine/ ngày trong thời gian mang thai.
❌ Các loại thực phẩm từ sữa không tiệt trùng
Pho mát có chứa vi khuẩn Listeria sẽ gây sảy thai. Vì vậy mà các bà bầu chỉ nên sử dụng pho mát được chế biến từ các loại sữa đã qua tiệt trùng.
❌ Khoai tây mọc mầm, măng tươi, dưa muối, cà muối, khổ qua, rau răm, …
❌ Thịt chế biến sẵn ,thịt đóng hộp, thịt đông lạnh, thực phẩm để qua đêm,để lâu ngày,…
❌ Rau ngót: không nên sử dụng từ lúc mang thai cho tới khi thai nhi được 3 tháng đầu.
Cần tiêm phòng đầy đủ trước khi mang thai khoảng 3 tháng: tiêm phòng rubella, thủy đậu, sởi , cúm, viêm gan A, viêm gan B, thương hàn, phổi, qua bị,…
Tránh hút thuốc lá và tránh khói thuốc.
Tránh sử dụng các chất kích thích như: cà phê, rượu bia,…
Tránh ăn những thực phẩm có hại cho sức khỏe.
Không tự ý mua hoặc sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khi mang thai.
Đi giày cao gót: chỉ cần sơ sẩy một chút là bạn có thể trượt chân ngã, khiến cho thai nhi bị tổn thương, sảy thai thậm chí còn gây tử vong cho mẹ bầu.
Tránh quan hệ vợ chồng trong thời gian mang thai
Tránh để tâm trạng buồn, stress, …
8 Đại Kị Phong Thủy Khu Vực Bàn Ăn Cần Chú Ý
Không chỉ biểu thị cho sự sung túc, giàu có mà khu vực bàn ăn còn thể hiện sự hài hòa, gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Theo quan niệm truyền thống, bữa ăn gia đình là nơi các thành viên trong gia đình thể hiện sự gắn kết. Người ta tin rằng năng lượng tích cực của góc ăn uống có mối tương quan trực tiếp đến sự giàu có của gia đình. Chính vì vậy cùng với bếp, góc bàn ăn cũng vô cùng quan trọng.
– Bàn ăn đặt trong nhà bếp
Nên chia tách phòng ăn khỏi khu nhà bếp. Tuy nhiên nếu không gian có hạn bạn cũng có thể kết hợp hai khu vực làm một. Phòng ăn, cũng như nhà bếp, tối kị lồi lõm, méo lệch.
– Bàn ăn đặt ở cung Cát
Khi chia phòng ăn làm 9 ô bằng nhau thì bàn ăn nên bố trí ở ô trung tâm. Trong trường hợp chủ nhà thuộc mạng “Đông tứ trạch” thì không nên để bàn ăn ở hướng Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc. Nếu chủ nhà thuộc mạng “Tây tứ trạch” thì tránh đặt ở hướng Đông Nam, Đông, Nam và Bắc.
Đặt bàn ăn ở các phương vị thích hợp mang lại tài vận, sức khỏe cho mọi người trong nhà.
8 đại kị phong thủy khu vực bàn ăn cần chú ý
– Bàn ăn kị đặt ở vị trí Tây Nam
Sao Nhị Hắc – đại biểu cho bệnh tật, nằm ở vị trí Tây Nam. Do đó, phòng ăn cần phải tránh vị trí này. Nếu không thể thay đổi, chủ nhà có thể hóa giải bằng cách đặt tượng kì lân, sư tử hoặc tì hưu. Đầu tượng hướng ra phía cửa phòng.
– Bàn ăn tránh đối diện cửa chính
Bàn ăn đối diện cửa chính sẽ không mang lại giá trị thẩm mỹ cho không gian, nên đặt một bình phong để tạo không gian riêng.
– Bàn ăn tránh đối diện bàn thờ Phật
Mùi dầu mỡ, thức ăn, thịt cá đại kị sẽ ám lên khu vực bàn thờ, đặc biệt là nơi thờ Phật. Vì vậy bàn ăn nên tránh hướng đối diện trực tiếp với vị trí thờ cúng của gia đình.
– Bàn ăn kị đối diện nhà vệ sinh
Phòng tắm, nhà vệ sinh là nơi sản sinh ra nhiều uế khí do đó càng kín sẽ càng tốt. Góc ăn uống của gia đình tránh trực xung với hai nơi này để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Bàn ăn tránh dùng mặt kính
Mặt bàn kính dễ mang lại cảm giác lạnh, cứng, dễ vỡ, ảnh hưởng đến tì vị của các thành viên trong gia đình.
– Ghế bàn ăn tránh dùng số lẻ
Bàn ăn là nơi sum họp nên những vật có đôi, có cặp luôn mang lại may mắn. Số lượng ghế bàn ăn nên là 4,6 hoặc 8 cái. Số lẻ, không chỉ khó bài trí, mà còn hung sát.
Đăng bởi: Bảo Yến
Từ khoá: 8 đại kị phong thủy khu vực bàn ăn cần chú ý
Cập nhật thông tin chi tiết về Ốm Nghén Tuần Thứ 8 Và Sự Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ Bầu Đáng Chú Ý trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!