Xu Hướng 12/2023 # Phân Biệt 9 Loại Bệnh Hô Hấp Khác Nhau # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phân Biệt 9 Loại Bệnh Hô Hấp Khác Nhau được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh hô hấp chiếm tỷ lệ 30-55% bệnh lý trẻ em. Trung bình trẻ em dưới 5 tuổi mắc 3-10 đợt mỗi năm. Phần lớn bệnh hô hấp tự khỏi, khoảng 25% sẽ dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi.

Bác sĩ CKII Nguyễn Bạch Huệ, Trưởng khoa Nhi bệnh viện Quốc tế Thành Đô cho biết, dấu hiệu nhận biết các bệnh lý hô hấp là sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39-40 độ C), ho khan, có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục, chảy mũi, khó thở, thở rít, thở khò khè. Bên cạnh đó là các triệu chứng quấy khóc, đau đầu ở trẻ lớn, rối loạn tiêu hóa, nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy.

Dấu hiệu suy hô hấp: Thở nhanh so với lứa tuổi, thở rên, cánh mũi phập phồng, thở co kéo các cơ hô hấp, tím tái ở môi và các đầu chi, li bì hoặc mê sảng, sốt cao, bỏ ăn uống, khóc quấy nhiều.

Theo bác sĩ Bạch Huệ, bệnh hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng tại chỗ như áp xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amiđan, áp xe thành họng ở trẻ nhỏ. Một số biến chứng gần như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi. Các biến chứng xa nguy hiểm như viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim..

Ảnh: Lê Phương.

Phân biệt một số bệnh lý hô hấp thường gặp

1. Viêm mũi dị ứng

Là tình trạng viêm tại chỗ do niêm mạc mũi nhạy cảm với một hay nhiều tác nhân gây bệnh (dị ứng nguyên). Có hai loại viêm mũi dị ứng theo mùa và viêm quanh năm.

Ở trẻ có bốn triệu chứng chính là chảy nước mũi trong và nhiều, nghẹt mũi, ngứa mũi, hắt hơi nhiều, có thể kèm theo ngứa mắt.

2. Viêm mũi họng

Thường xảy ra lúc trời lạnh (tháng 10 đến tháng 3). Tuổi dễ bị nhất là 3-6 tuổi. Có nhiều loại virus gây như cúm, á cúm, Adenovirus, Rhinovirus. Bệnh lây lan rất nhanh nhưng ít nguy hiểm, thường tự giới hạn trong 7-14 ngày.

Một số triệu chứng thường gặp:

– Trẻ có cảm giác khô mũi, hơi thở nóng trong ngày đầu, sau đó sổ mũi ào ạt.

– Ngày 2 trở đi, trẻ bắt đầu sốt 38-39 độ C.

– Ngày 3, sốt giảm có thể còn sốt nhẹ.

– Sau 7 ngày trẻ sẽ hết sốt, đôi khi đến ngày 10.

– Nghẹt mũi, sổ mũi, rát cổ, ho ói ra đàm, uể oải không chịu chơi, biếng ăn.

3. Viêm họng

Xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở lứa tuổi đi học, 3-15 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 3 tuổi.

Bệnh có thể do virus (80%) hay vi khuẩn: vi khuẩn thường là liên cầu khuẩn, virus thường là rhinovirus, coxsackie…

Dấu hiệu lâm sàng:

– Sốt, uể oải.

– Sổ mũi, nghẹt mũi.

– Ho rát họng, đau khi nuốt, đau lan lên tai.

– Đau cơ, khớp.

4. Viêm mũi amiđan cấp

Amiđan là tổ chức bạch huyết, ở hai bên họng rất dễ bị viêm nhất là ở trẻ dưới 6 tuổi, dễ chẩn đoán, phát hiện. Bệnh thường do vi khuẩn Hemophilus và Streptococcus.

Một số biểu hiện lâm sàng:

– Sốt, ho, đau họng, khó nuốt.

– Amiđan sưng đỏ, có mủ.

– Sờ hạch cổ: mềm, sưng đau hai bên.

– Có thể có biến chứng viêm tấy, áp xe quanh amiđan.

5. Viêm VA

Thường ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 4 tuổi nhưng cũng có khi gặp ở trẻ lớn hơn.

Biểu hiện của bệnh:

– Trẻ bị sốt trên 38 độC.

– Chảy mũi: lúc đầu trong, loãng; sau nhầy, mủ.

– Trẻ cũng bị ngạt mũi.

– Bệnh thường kèm ho; nếu có biến chứng viêm phế quản, ho sẽ trở nên trầm trọng hơn nhiều.

– Ngoài ra có thể thấy trẻ mệt mỏi, biếng ăn, quấy khóc…

6. Viêm thanh khí phế quản cấp

Đây là tình trạng viêm phù nề cấp vùng hạ thanh môn. Thường do Parainfluenza virus (75%), sau đó là RSV, Adenovirus, Influenza virus, đôi khi do vi trùng như Mycoplasma pneumoniae. Xảy ra ở trẻ 3 tháng đến 6 tuổi (đỉnh 1-2 tuổi).

Bệnh nhân có thể có các dấu hiệu tắc nghẽn đường thở hoặc có nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn đường thở nặng như lơ mơ, tím tái, vẻ mệt và kiệt sức, co lõm ngực nặng.

7. Viêm phổi

Là bệnh lý viêm của phổi do tác nhân nhiễm trùng.

Tác nhân:

– Phế cầu và Haemophillus influenzae thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.

– Mycoplasma pneumoniae và phế cầu thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi.

Lâm sàng: Sốt, ho, thở nhanh, khó thở.

X-quang là tiêu chuẩn chính của chẩn đoán. Tuy nhiên X-quang cũng không thể giúp phân biệt giữa viêm phổi do siêu vi và do vi trùng.

8. Viêm tiểu phế quản

Là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính do siêu vi của các phế quản nhỏ & trung bình, xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.

Nguyên nhân do RSV, Adenovirus, parainfluenza, influenza virus, human metapneumovirus, mycoplasma… Bệnh khởi phát từ từ với sốt nhẹ, ho, sổ mũi, khò khè, khó thở (thường ngày 3 đến ngày 4).

9. Suyễn

Là tình trạng viêm mãn tính của đường thở kết hợp với tăng phản ứng của đường dẫn khí.

Chẩn đoán cơn suyễn:

– Tiền sử có cơn suyễn hoặc đã chẩn đoán suyễn hoặc khó thở giảm khi dùng Salbutamol.

– Lâm sàng: Ho, khò khè, khó thở.

– Khám: Nghe thấy tiếng ran rít, ran ngáy…

– Loại trừ nguyên nhân gây khò khè khác: dị vật đường thở, viêm tiểu phế quản.

Theo VNE

Phân Biệt Sự Khác Nhau Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hoá Học

Phân biệt sự khác nhau kem chống nắng vật lý và hoá học

Kem chống nắng vật lý và hoá học hay kem chống nắng vật lý lai hoá học là những sản phẩm phổ biến nhất hiện nay. Nhưng những sản phẩm này có gì khác nhau, ưu nhược điểm của chúng ra sao, có nên sử dụng đồng thời cả hai loại hay không?

Kem chống nắng vật lý là gì?

Thành phần: Kem chống nắng vật lý chứa các thành phần khoáng chất như titanium dioxide và zinc oxide.

Cơ chế hoạt động: Với kem chống nắng vật lý, các loại sản phẩm này giúp tạo nên một lớp màng bảo vệ da bạn dưới các phản xạ UVA, UVB từ ánh nắng mặt trời khi chiếu thẳng vào da bạn. 

Tên gọi: Kem chống nắng vật lý với tên gọi là Sunblock.

Ưu điểm: 

Một ưu điểm khá vượt trội của kem chống nắng vật lý là sau khi thoa lên da sẽ có tác dụng ngay mà không cần mất thời gian chờ đợi như kem chống nắng hóa học. 

Với kem chống nắng vật lý sẽ ít gây kích ứng trên da, phù hợp với những bạn có làn da nhạy cảm và cả da em bé. 

Kem chống nắng vật lý có tác dụng chống nắng bền vững. 

Nhược điểm: 

Kem chống nắng vật lý có chất kem dày, khó tán, dễ gây bí da, bít tắc lỗ chân lông và xuất hiện tình trạng mụn, khiến da bị bóng dầu và lâu ngày sẽ bị sạm màu da.

Tuy chất kem dày nhưng kem chống nắng vật lý dễ bị trôi nếu da tiết mồ hôi nhiều. Vì thế, nếu đặc thù công việc của bạn phải hoạt động dưới trời nắng thì kem chống nắng vật lý không phải là lựa chọn phù hợp. 

Do chứa các thành phần chính là Titanium Dioxide và Zinc Oxide nên khi sử dụng trên da kem chống nắng vật lý sẽ làm bệt màu da.

Phân biệt kem chống nắng vật lý và hóa học (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng hóa học là gì?

Thành phần: Kem chống nắng hóa học chứa các thành phần như oxybenzone, octinoxate, octisalate và avobenzone 

Cơ chế hoạt động: Khác với cơ chế hoạt động của kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học hoạt động như một màng lọc hóa học, giúp bảo vệ da khỏi các tia UV có hại bằng cách hấp thu, xử lý và phân hủy các tia này trước khi chúng có thể gây tổn hại đến da của bạn.

Tên gọi: Kem chống nắng hóa học với tên gọi là Sunscreen.

Ưu điểm: 

Kem chống nắng hóa học với chất kem nhẹ, mỏng, dễ tán, ít gây bít tắc lỗ chân lông.

Chất kem mỏng nhẹ vì thế lượng kem phải dùng ít hơn so với kem chống nắng vật lý, nhanh chóng thấm vào da, không khiến cho làn da bị bóng dầu.

Không để lại vệt trắng trên da và có thể dùng thay thế kem lót trang điểm.

Kem chống nắng hóa học có nhiều loại khác nhau với chỉ số SPF khác nhau, thế nên phù hợp với sự đa dạng của khách hàng.

Nhược điểm: 

Các thành phần có trong kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng cho da, và khá “quan ngại” đối với những người có làn da nhạy cảm. 

Kem chống nắng hóa học kém bền vững nên sau 2 tiếng phải bôi lại. 

Sau khi thoa kem chống nắng, bạn phải đợi trong 15 – 20 phút để kem có thể thấm vào da. Kem chống nắng hóa học dễ bị nổi mụn đối với những bạn có làn da dầu.

Kem chống nắng vật lý lai hoá học là gì?

Có thể bạn thấy “ngớ ngẩn” nhưng vẫn có loại kem chống nắng vật lý lai hóa học. Dòng kem chống nắng này chứa các hoạt chất chống nắng hóa học và các khoáng chất ngăn các tia UV vật lý.

“Mexoplex” sự kết hợp giữa kem chống nắng vật lý và hóa học (Nguồn: Internet)

Sản phẩm kem chống nắng “lai” này sẽ là phiên bản tổng hợp đặc điểm của cả hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học, công nghệ có tên là “Mexoplex”. Mexoplex sẽ không để lại trên da lớp nền trắng bệch, có độ bền vững dưới ánh nắng và đặc biệt sản phẩm còn có độ quang phổ chống tia UV khá rộng, lên đến PPD 38 (hơn cả PA++++).

Nên sử dụng kem chống nắng vật lý hay hoá học?

Có thể thấy qua những thông tin phía trên mà Leflair chia sẻ với bạn về kem chống nắng vật lý và hóa học rất khó có thể đánh giá loại nào hiệu quả hơn. Điều quan trọng phải cần biết là hiệu quả của chúng bảo vệ làn da của bạn dưới tác hại của ánh nắng mặt trời như thế nào? Và làn da bạn có kích ứng khi sử dụng hay không? Trả lời cho mình được những câu hỏi trên và bạn cần quan tâm đến đặc điểm, kết cấu sản phẩm để có sự lựa chọn sáng suốt nhất.

Nên lựa chọn kem chống nắng vật lý hay hóa học? (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý có thể hoạt động ngay khi vừa bôi lên da

Tỷ lệ kích ứng tương đối thấp.

Để lại vệt trắng do chất kem dày, điển hình là những bạn có làn da tối màu. 

Kem chống nắng vật lý sẽ là “chân ái” nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó, những nàng có làn da khô cũng có thể sử dụng kem chống nắng vật lý.

Kem chống nắng hóa học

Các sản phẩm thuộc “họ” hóa học thường phải cần thời gian hấp thụ và thấm vào da trước khi bắt đầu bảo vệ làn da.

Kết cấu mỏng nhẹ và nhanh thấm hơn so với kem chống nắng vật lý

Không để lại vệt trắng và dầu nhờn

Có thể gây phản ứng với những làn da mẫn cảm. 

Cách chọn kem chống nắng thích hợp

Kem chống nắng hoá học trước khi make up

Kem chống nắng hóa học rất tốt để bảo vệ làn da của bạn khỏi lớp trang điểm vì chúng nhanh chóng được da hấp thụ và không để lại “vệt trắng” sau khi thoa.

Thực tế, tất cả các dòng mỹ phẩm hiện nay đều có chỉ số SPF từ thấp đến cao, có vô vàn sự lựa chọn. Tuy nhiên, cần nhớ rằng không chỉ SPF đối với tia UVB trong mỹ phẩm mà làn da, đặc biệt là da mặt cũng cần có SPF bảo vệ được quang phổ rộng (chống lại cả tia UVA và UVB).

Nên bôi kem chống nắng trước hay sau khi trang điểm (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng vật lý tốt hơn cho da ửng đỏ

Bạn có thường bị mẩn đỏ trên má và mặt khi trời nắng nóng hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời? Nếu câu trả lời là có thì kem chống nắng sẽ là lựa chọn tốt hơn và an toàn hơn cho bạn.

Do nguyên lý hấp thụ tia cực tím của kem chống nắng hóa học, tia UV đi qua da và biến thành tia nhiệt, trở lại môi trường. Do đó, sử dụng loại kem chống nắng hoá học có xu hướng làm cho da của bạn đỏ như cà chua! Vì vậy, trước khi sử dụng kem chống nắng, bạn cần phân biệt và lựa chọn chúng thật kỹ càng.

Những điều cần biết về kem chống nắng vật lý (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng vật lý hay hoá học đều được, chỉ cần chống nước

Nếu bạn có dự định đi bơi hoặc tiếp xúc với nước, bạn có thể sử dụng một trong hai loại kem chống nắng này vật lý hoặc hoá học, tùy theo sở thích và tình trạng da của mình.

Lúc này, hãy chú ý đến nhãn “chống nước” hoặc “chống thấm nước”. Những loại này giúp bảo vệ da lên đến một giờ khi tiếp xúc với nước và sau đó cần thoa lại ngay để có hiệu quả chống nắng tối đa. Một điều quan trọng không kém là kem chống nắng không phải là tất cả. Hãy để làn da của bạn giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể.

Sử dụng kem chống nắng cho cả da mặt và cơ thể (Nguồn: Internet)

Những lưu ý khi chọn kem chống nắng

Bởi lẽ mỗi loại kem chống nắng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng, không thể khẳng định rằng loại nào tốt hơn. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra lựa chọn, tùy theo mức độ bạn tiếp xúc dưới ánh nắng mà có thể đưa ra quyết định.

Lựa chọn kem chống nắng phù hợp giúp bạn bảo vệ làn da hiệu quả nhất (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng là bước quan trọng để bảo vệ làn da và cả các bước chăm sóc da trước đó. Bạn sẽ không thể cải thiện làn da của mình nếu cứ chăm chăm vào những bước chăm sóc mà quên đi việc thoa kem chống nắng. Đừng quên loại bỏ kem chống nắng bằng các sản phẩm tẩy trang riêng biệt cho từng loại da. Tẩy trang đi các lớp kem chống nắng thì sẽ giúp làn da không bị bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.

Như vậy, cả kem chống nắng vật lý và hoá học đều có những công dụng riêng với hiệu quả chống nắng được đánh giá là như nhau. Tuy nhiên, kem chống nắng vật lý lành tính hơn kem chống nắng hoá học nên được đánh giá cao hơn và phù hợp với tất cả loại da, kể cả da nhạy cảm. Bù lại, kem chống nắng hóa học dễ dàng sử dụng và có thể thay thế lớp lót trang điểm và loại bỏ đi những vệt trắng trên da.

Top những loại kem chống nắng phổ biến hiện nay

Kem chống nắng hoá học

Chống nắng dạng xịt Anessa Perfect UV

Không chỉ nổi tiếng với khả năng thẩm thấu nhanh nhờ lớp kem mỏng mịn tiệp vào da mà điểm mạnh của Anessa Perfect UV là cách xịt chống nắng rất tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Ngoài tác dụng bảo vệ da mặt và toàn thân, xịt chống nắng đến từ Nhật Bản này còn rất hiệu quả trong việc bảo vệ, chăm sóc da dầu và tóc.

Anessa Perfect UV Sun Protection cũng có khả năng chống nước nhờ công nghệ độc quyền  Aqua Booster. Do đó, bạn có thể xịt kem chống nắng mọi lúc mọi nơi để đi học, đi làm hay đi chơi thể thao.

Xịt chống nắng dưỡng da Anessa (Nguồn: Internet)

La Roche Posay Anthelios XL Fluid Ultra-Light dành cho da dầu

Nằm trong top các sản phẩm kem chống nắng được người dùng ưa chuộng là La Roche Posay Anthelios XL. Sản phẩm có dạng lỏng siêu nhẹ dành cho các làn da nhạy cảm. Bộ lọc Mexoplex có thể ngăn tác động của ánh sáng cực tím có hại, Ví dụ: bỏng rát, cháy nắng hay khiến da bị lão hóa da.

Kem chống nắng La Roche Posay Anthelios XL Fluid Ultra-Light (Nguồn: Internet)

Sunscreen Vichy Ideal Soleil Invisible Hydrating Mist

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại kem chống nắng cho toàn thân tốt Vichy Ideal Soleil Invisible Hydrating Mist là dành cho bạn. Sản phẩm được trang bị bộ lọc bảo vệ da ba lớp, bao gồm hai bộ lọc độc quyền của L’Oreal. Do đó, sức khỏe làn da sẽ được bảo vệ khỏi tia cực tím cực kỳ an toàn.

Xịt chống nắng toàn thân Vichy (Nguồn: Internet)

Top kem chống nắng vật lý

Kem chống nắng vật lý Cell Fusion C Laser Sunscreen 100 SPF 50+/PA+++

Kem chống nắng Cell Fusion có các thành phần cực kỳ an toàn đối với làn da. Sản phẩm phù hợp mới mọi loại da, kể cả da nhạy cảm hay làn da đang gặp các vấn đề da liễu. Chất kem lỏng, thoa trên da không gây nhờn rít hay xuất hiện các vệt trắng.

See Also

LifeStyle

Điểm Danh 4 Thương Hiệu Mỹ Phẩm Israel Chất Lượng

Chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích; bổ sung thêm cho da Collagen, Vitamin E và Coenzyme Q10. Ngoài sự bảo vệ da khỏi cháy nắng, Cell Fusion còn góp phần vào quy trình chăm sóc da. Thời gian chống nắng dài lên đến 7 giờ để sử dụng. Khả năng chống nắng vượt trội, chống tia UVA, UVB, bảo vệ da khỏi khói bụi độc hại.

Kem chống nắng vật lý Cell Fusion C Laser Sunscreen 100 SPF 50+/PA+++ (Nguồn: Internet)

Neutrogena Sheer Zinc Dry-Touch Broad Spectrum SPF 50

Neutrogena Sheer Zinc Dry Touch Broad Spectrum SPF 50 là một thương hiệu mỹ phẩm đến từ Hoa Kỳ. Sau khi ra mắt, sản phẩm là một cái tên được các bác sĩ da liễu khuyên dùng và nhận được sự tin tưởng và phản hồi tốt từ khách hàng.

Các thành phần chiết xuất tự nhiên, đảm bảo rằng sự an toàn cho da, kể cả những ai có làn da nhạy cảm. Neutrogena được các bác sĩ da liễu cho những người có vấn đề về mụn. Giàu Vitamin A, E góp phần chăm sóc và bảo vệ làn da của bạn.

Kem chống nắng gốc khoáng (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng vật lý Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Milk

Kem chống nắng toàn diện với SPF50 + PA ++++ bảo vệ làn da của bạn. Chứa chiết xuất lô hội và axit hyaluronic giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da. Ngăn ngừa lão hóa, tăng cường bảo vệ làn da với thành phần chứa chiết xuất từ ​​thiên nhiên, và chứa vitamin E rất tốt cho da. Khả năng chống nước và trôi kem của sản phẩm rất hiệu quả. Khi trang điểm, bạn có thể sử dụng làm kem lót. Sản phẩm phù hợp với mọi loại da, đặc biệt cho da dầu mụn.

Sữa chống nắng Anessa Perfect UV Sunscreen Skincare Milk (Nguồn: Internet)

Top kem chống nắng vật lý lai hoá học

Kem chống nắng Avene Very High Protection Emulsion SPF50+ 

Avene Very High Protection Emulsion SPF 50+ thuộc về bản chất của kem chống nắng vật lý lai hoá học. Điểm cộng đầu tiên của sản phẩm là có chất kem lỏng mịn, thẩm thấu nhanh và thoải mái. Khi apply sản phẩm lên da sẽ nâng tone nhẹ, không quá trắng và không gây ra sự bết dính khó chịu. Sản phẩm có cơ chế nhẹ, không gây tổn thương làn da, dị ứng, mụn trứng cá. Nó có thể được sử dụng trong 3 tháng với dung tích 50 ml.

Kem chống nắng Avene Very High Protection Emulsion SPF50+ (Nguồn: Internet)

La Roche-posay Anthelios XL SPF 50

La Roche Posay Ancerios XL SPF 50 + kiểm soát độ bóng cho da dầu. Kem chứa nhiều lớp lọc tia UV chống nắng tối ưu giúp bảo vệ da khỏi tia UVA dài, tia hồng ngoại và tác hại của ô nhiễm. Giúp ngăn ngừa các vấn đề về da như lão hóa sớm, đốm nâu, nám, kích ứng do cháy nắng và ô nhiễm.

Kem chống nắng La roche-posay Anthelios XL SPF 50 (Nguồn: Internet)

Cosrx Aloe Soothing Sun Cream

Kem chống nắng vật lý lai hóa học Cosrx với thành phần chính là lô hội có chỉ số chống nắng hoàn hảo. Nó bảo vệ da khỏi tia UVA, UVB và giữ cho da đủ nước ngay cả trong thời gian dài hoạt động.

Được chiết xuất từ ​​lá lô hội, nuôi dưỡng và giữ ẩm đầy đủ. Giúp da không bị khô khi hoạt động lâu dưới ánh nắng mặt trời. Nó dưỡng ẩm cho da và làm dịu da nhạy cảm, da dễ bị viêm. Chỉ số chống nắng SPF50, PA +++ có thể bảo vệ da  khỏi tia UVA và UVB trong 34 giờ.

Chống nắng Cosrx Aloe Soothing Sun Cream (Nguồn: Internet)

Vichy Capital Soleil SPF50 Mattifying Face Fluid

Kem chống nắng không màu không nhờn rít Face Fluid giúp bảo vệ da do tác dụng phụ của tia UVB và tia UVA. Một loại kem không màu, không gây bết dính, lỗ chân lông được thông thoáng nhưng vẫn được cung cấp đủ độ ẩm.

Chống nắng dưỡng da tươi trẻ cả ngày Vichy (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về kem chống nắng vật lý và hoá học

Kem chống nắng vật lý và hoá học cái nào tốt hơn?

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kem chống nắng khác nhau như vật lý, hoá học hay vật lý lai hoá học. Nhưng loại kem chống nắng nào tốt hơn, đọc bài viết sau để được giải đáp thắc mắc.

Kem chống nắng vật lý và hoá học khác nhau như thế nào?

Đăng bởi: Nguyễn Ngọc Lưu

Từ khoá: Phân Biệt Sự Khác Nhau Kem Chống Nắng Vật Lý Và Hoá Học

Gạo Lứt Đen Và Gạo Lứt Đỏ Khác Nhau Thế Nào? Cách Phân Biệt

I. Tại sao lại phân chia gạo lứt đen và gạo lứt đỏ?

Gạo lứt là thuộc nhóm ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Nghe có vẻ xa lạ, trên thực tế gạo lứt khác biệt với gạo trắng thông thường chỉ bởi lớp vỏ cám gạo. Xét về cấu tạo của hạt thóc bao gồm ba lớp, lớp đầu tiên là lớp vỏ trấu màu vàng bên ngoài cùng không ăn được, kế đến là lớp vỏ cám chứa đa phần các chất với hàm lượng rất đáng chú ý đã làm nên tên tuổi của gạo lứt và cuối cùng là phần lõi gạo – cũng chính là gạo trắng thông thường các gia đình vẫn hay sử dụng. Theo truyền thống, từ xa xưa khi hạt thóc được thu hoạch về, cả lớp trấu và lớp vỏ cám đều bị loại bỏ thông qua quá trình xay xát bởi khi ấy lớp vỏ cám chỉ được đánh giá là làm gạo cứng và khó ăn hơn.

Trong gạo lứt, cụ thể ở đây là gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng. Thành phần quan trọng của gạo nói chung chính là tinh bột, thực tế các loại gạo thông thường sẽ có một số chất tương tự nhau, điểm khác biệt nằm ở hàm lượng của mỗi chất. Trong khi gạo trắng cung cấp được phần lớn là tinh bột, còn gạo lứt thì cung cấp được đáng kể các chất không kém gì tinh bột. Phải kể đến chất xơ và protein là hai chất liền kề sau tinh bột khi xét về hàm lượng. Bên cạnh đó, từ lớp vỏ cám của gạo lứt còn có thể cung cấp được thêm một số nguyên tố vi lượng như Sắt (riêng với gạo lứt đen thì hàm lượng chất Sắt cao hơn hai loại gạo lứt còn lại), Magie, Mangan,…

Gạo lứt cũng được phân ra thành nhiều loại, đa số chúng được phân biệt dựa trên màu sắc của lớp vỏ cám, chính vì vậy chúng ta sẽ có ba loại gạo lứt: gạo lứt đen, gạo lứt đỏ và gạo lứt trắng. Với gạo lứt có lớp vỏ cám màu trắng là loại dễ tiếp cận với nhiều người nhất bởi nó dễ nấu và dễ ăn hơn hai loại còn lại. Tuy nhiên ngược lại, về giá trị dinh dưỡng thì gạo lứt trắng thì khá thiệt thòi với anh em của nó.Vì thế, trên phương diện giá trị về mặt này, chỉ có gạo lứt đen và gạo lứt đỏ cạnh tranh với nhau một cách “công bằng”. Dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận lợi ích từ gạo lứt trắng. Quan trọng nhất vẫn là cách nhìn nhận và nhu cầu của mỗi người khi tìm đến một loại gạo phù hợp với họ.

1. Giới thiệu sơ bộ Gạo lứt đen

Gạo lứt đen sở dĩ được gọi với cái tên này chính xác là do bên ngoài phần lõi gạo là lớp vỏ cám màu tím đen, cũng có thể gọi là tím than. Nhìn từ xa sẽ thấy hạt gạo thiên về màu đen hơn, nhưng khi vo với nước hoặc gạo chín thành cơm sẽ thấy rõ ánh tím hơn. Sở dĩ gạo lứt đen có sắc tố là do lớp vỏ cám có chứa sắc tố anthocyanin. Đây là một loại hợp chất có chứa trong các thực vật và khiến chúng có màu tím như việt quất, bắp cải tím,… Anthocyanins có khả năng chống oxy hóa cao, cực kì có lợi cho cơ thể con người.

Gạo lứt đen cũng được chia thành hai loại, gạo lứt đen nếp và gạo lứt đen tẻ. Giống gạo lứt đen có nguồn gốc từ châu Á, tương truyền rằng ở thời cổ đại chỉ có hoàng thất mới được sử dụng loại gạo này vì vốn dĩ nó rất hiếm và khó trồng.

2. Giới thiệu sơ bộ Gạo lứt đỏ

Gạo lứt đỏ là giống gạo lứt phổ biến hơn ở một số vùng miền, hương vị của loại gạo này cũng phù hợp với khẩu vị của nhiều gia đình hơn là gạo lứt đen. Có một lưu ý mà hầu hết những ai thích ăn gạo lứt đỏ cũng phải biết, đó là gạo lứt đỏ hoàn toàn khác với gạo huyết rồng. Bởi vì lớp bỏ bên ngoài của hai loại gạo này giống hệt nhau, đều có màu đỏ sẫm. Nhưng giá trị dinh dưỡng và công dụng của chúng hoàn toàn khác nhau, chúng ta cần phân biệt đúng để tránh những hậu quả không đáng quá.

Cụ thể, trong khi gạo lứt đỏ có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với nhu cầu của những người đang trong chế độ giảm cân, cắt giảm tinh bột thì gạo huyết rồng hoàn toàn trái ngược, nó là giống gạo được xếp vào hàng thực phẩm khi ăn vào sẽ tăng chỉ số đường huyết trong cơ thể cao. Cách để phân biệt gạo lứt đỏ và gạo huyết rồng chính là bẻ đôi hạt gạo, nêu lõi gạo có màu trắng thì đó chính là gạo lứt đỏ, ngược lại lõi gạo cũng có màu đó thì đó là gạo huyết rồng

II. So sánh gạo lứt Đen và gạo lứt Đỏ

Nếu đặt lên “bàn cân” để so sánh hai loại gạo này với nhau, có rất nhiều ý kiến trái chiều bởi “fan hâm mộ” của mỗi loại đều có những lý lẽ riêng rất thuyết phục.

1. Sự tương đồng giữa gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Chưa xét đến công dụng hay thành phần dinh dưỡng thì có thể thấy rằng điểm chung nhất của hai loại gạo này là cấu tạo và kết cấu khi ăn của hạt gao. Vì gạo lứt vẫn còn giữ lại lớp vỏ cám nên khi ăn gạo có cảm giác cứng, hơi nham nhám trong khoang miệng. Mặc dù nghe mô tả có phần hơi “khó ăn” nhưng thực tế thì không như vậy, ngoại trừ bên ngoài lớp vỏ cám nhám thì cốt gạo vẫn đáp ứng đủ tiêu chuẩn của gạo ngon. Câu chuyện ở đây là bạn cần chọn mua được loại gạo chất lượng và uy tín.

a. Giàu chất xơ có lợi cho tiêu hóa và tim mạch

Xét về gạo lứt chung thì cả gạo lứt đen và gạo lứt đỏ đều chứa một lượng chất xơ lớn hơn rất nhiều so với gạo trắng. Trong khi 100 gram gạo trắng thông thường chỉ chứa 0.6 gram chất xơ thì cũng cùng một khối lượng đó, gạo lứt lại cung cấp được đến 3.5 gram chất xơ. Chính vì vậy mà dù bạn ăn gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ đều sẽ tạo được cảm giác no lâu nhờ vào lượng chất xơ này. Đồng thời, nó cũng giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn tốt hơn, rất hiệu quả trong việc giảm cân, kiểm soát cân nặng.

b. Giàu các vitamin thuộc vitamin nhóm B

Hẳn nhiều người chưa biết nhiều về gạo lứt sẽ cảm thấy bất ngờ khi biết rằng trong một loại ngũ cốc nguyên hạt như vậy cũng chứa các vitamin nhóm B, vốn dĩ là những loại chất được cung cấp qua các loại thực phẩm chẳng hạn như cá hồi , trứng, sữa, các loại đậu,…

Do vẫn còn giữ lại lớp vỏ cám – nơi chứa các loại vitamin nhóm B – vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6, vitamin B9 – nên chắc chắn hàm lượng các thành phần này trong gạo lứt, cụ thể là gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ cũng đều ăn chắc phần thắng khi so sánh với gạo trắng.

c. Đa dạng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể

Bên cạnh các chất như protein, chất xơ, vitamin thì cơ thể của chúng ta cũng không thiếu được sự góp mắt của các loại khoáng chất. Các chất dinh dưỡng này cũng góp phần không nhỏ trong các khâu cấu tạo tế bạo, các hoạt động sống. Trong đó, quan trọng nhất là hỗ trợ và duy trì sự tái tạo các tế bào của xương và răng. Thông qua chế độ ăn uống mà cơ thể được nạp vào khoáng chất (chúng không thể tự tạo ra trong cơ thể chúng ta được). Ngoài các thực phẩm giàu từng loại khoáng chất thì gạo lứt đen và gạo lứt đỏ đều chứa khá đa dạng khoáng chất với hàm lượng tương đối, dù không phải là nguồn cung các khoáng chất chính nhưng cả hai loại gạo lứt này đều đáng để chúng ta cân nhắc sử dụng về lâu về dài để ổn định lượng khoáng chất trong cơ thể.

Một số khoáng chất có trong gạo lứt đen và gạo lứt đỏ chẳng hạn như Magie, Mangan, Photpho, Canxi,… Trong đó hai khoáng chất “đậm” hơn so với các chất còn lại là Magie và Mangan. Với chỉ khoảng nửa bát cơm gạo lứt đen hoặc đỏ thì cơ thể của bạn đã được cung cấp được khoảng 11% lượng Magie cần thiết cho cơ thể trong một ngày.

Nhờ vào sự đa dạng trong các loại khoáng chất mà gạo lứt có thể giúp cơ thể chúng ta trong việc duy trì một hệ xương khỏe mạnh, kiểm soát đường huyết, điều tiết quá trình trao đổi chất.

d. Mầm gạo lứt của gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ đều giàu dinh dưỡng

Khái niệm mầm gạo lứt chắc hẳn còn xa lạ với khá nhiều người. Đây là loại gạo được tạo ra dựa trên gạo lứt. Trái với gạo trắng thông thường được loại bỏ hoàn toàn lớp vỏ cám thì không có khả năng nảy mầm thì gạo lứt lại có khả năng này. Cả loại mầm gạo lứt được ủ từ gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ đều được cho là “kẻ tám lạng người nửa cân” về mặt dinh dưỡng.

2. Sự khác biệt của gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Xem xét kỹ hơn về đặc điểm của từng loại gạo lứt để biết được đâu là ưu điểm và khuyết điểm, từ đó giúp bạn nhận diện gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ phù hợp với bạn hơn.

a. Khác biệt về màu sắc có thực sự khiến hai loại gạo này khác biệt

Nếu như gạo lứt đen (hay còn được gọi là gạo lứt tím) được biết đến với màu đen đặc trưng của anthocyanin – một chất chống oxy hóa mạnh quy định sắc tím của nhiều loại thực vật. Con gạo lứt đỏ đơn thuần là lớp vỏ cám có màu đặc trưng này, gạo lứt đỏ thường được trồng và chăm sóc với chế độ không sử dụng các loại hóa chất. Về khía cạnh này thì sẽ tùy thuộc vào nhu cầu hay sở thích của người ăn. Nhưng nếu đặt câu hỏi gạo lứt nào có khả năng giúp cơ thể chống oxy hóa tốt hơn thì gạo lứt sẽ nhận được một điểm tại hạng mục này. Điều này không đồng nghĩa với việc gạo lứt đỏ không chứa các chất chống oxy hóa mà là do gạo lứt đen được ưu ái bởi lớp vỏ tím đen có chứa anthony coin.

b. Hương vị của mỗi loại gạo lứt đem đến trải nghiệm khi ăn sẽ khác

Gạo lứt đen có mùi thơm đặc trưng, khi nấu sẽ không tốn quá nhiều thời gian để ngâm trước khi nấu, độ dẻo của cơm gạo lứt đen cũng nhiều hơn gạo lứt đỏ. Đối với gạo lứt đỏ thì bạn cần ngâm trước khi nấu một khoảng thời gian khá dài ít nhất là 8 tiếng để gạo dễ dàng chín mềm. Việc ngâm gạo lứt cũng tùy thuộc vào bạn, nhưng để gạo lứt đỏ có thể “khơi gợi” được tối đa các chất dinh dưỡng thì cần ngâm gạo khoảng 8 tiếng.

Do đó, nếu xét trên phương diện sự tiện lợi thì gạo lứt đen se nhỉnh hơn và phù hợp với phần lớn nhiều đối tượng hơn, kể cả nhưng người có lịch trình ngày thường bận rộn nhưng vẫn quan tâm đến sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn thường khuyên người ăn gạo lứt nên ngâm gạo lứt trước khi nấu lâu để có thể loại bỏ đi Axit abscisic (ABA) – loại chất tăng nguy cơ ung thơ. Cũng vì thế mà gạo lứt dù tố nhưng không nên hoàn toàn thay gạo lứt bằng gạo trắng mà người sử dụng cần cân nhắc về một chế độ ăn gạo lứt hợp lý. Nhiều người cho rằng cũng có thể nấu gạo lứt đen hay gạo lứt đỏ bằng nồi áp suất đề cơm gạo lứt chín nhanh hơn, nhưng lượng nhiệt lớn của nồi áp suất sẽ làm “bay hơi” các vitamin nhóm B vốn có trong loại gạo này.

Còn về hương vị, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị, cũng tương tự như có người sẽ thích ăn gạo có độ dẻo cao, ngược lại cũng có những người ưa chuộng gạo ít dẻo hơn, hạt gạo tách rời nhau.

c. Đối tượng nên được khuyên dùng gạo lứt đen và gạo lứt đỏ

Gạo lứt đen và gạo lứt đỏ đều được khuyên dùng với nhiều đối tượng, cụ thể như những người đang có nhu cầu kiểm soát cân nặng, giảm cân (bệnh béo phì), giảm đường huyết trong cơ thể. Vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ nên giúp quá trình đốt tinh bột trong gạo và chuyển hóa thành đường (glucose) chầm chậm hơn là gạo trắng. Điều này có nghĩa là cơ thể bạn sẽ thích ứng được dần dần việc tăng đường huyết trong cơ thể, hơn nữa cảm giác no sẽ dần dần đến và lâu đi hơn. Việc duy trì đường huyết vô cùng quan trọng với những bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường).

Bệnh Viện Chật Kín Trẻ Biến Chứng Nặng Do Virus Hô Hấp

Ngày 10/4, ba em bé dưới một tháng tuổi điều trị tại phòng cấp cứu Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, được hỗ trợ thở oxy. Bác sĩ Nguyễn Thùy Dương, Trưởng khoa Nhi, cho biết các bé mắc virus hợp bào (RSV), tình trạng nặng, suy hô hấp, biến chứng viêm phổi.

Mẹ của một bệnh nhi 20 ngày tuổi chia sẻ, ba ngày trước khi nhập viện bé húng hắng ho, sốt, thở khò khè. Vào viện, bé suy hô hấp, khó thở, ăn kém. Nằm giường bên cạnh, mẹ của bé gái 2 tuổi cho hay bé nằm viện ngày thứ năm, bị bội nhiễm viêm phổi, bác sĩ phải tăng liều kháng sinh. Hiện, mỗi ngày bé tiêm hai lần kháng sinh và một lần kháng viêm.

Khoa Nhi của Bệnh viện Thanh Nhàn những ngày gần đây cũng chật kín, nhiều trẻ nằm ghép. Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Phó trưởng khoa, cho biết 20% trẻ nhập viện là do RSV, phần lớn dưới hai tháng tuổi. Virus này gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp rất nhanh.

“Nhiều trẻ nhập viện không phải do khám muộn mà vì RSV biến chứng suy hô hấp, viêm phổi rất nhanh, sớm, nhất là các em nhỏ có hệ miễn dịch kém”, bác sĩ Sang nói.

Đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết số ca mắc RSV hiện ở mức cảnh báo. Từ đầu năm đến nay, bệnh viện ghi nhận hơn 1.100 ca nhiễm, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Số trẻ nhập viện trong tháng 3 tăng 30% so với tháng trước.

Trẻ mắc virus hợp bào hô hấp điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Thế Đại

Các bác sĩ cho hay RSV thường bùng phát vào thời điểm giao mùa, thu đông hoặc xuân hè. Virus lây qua giọt bắn khi ho hay hắt hơi, qua bàn tay, quần áo, ăn uống hay tiếp xúc trực tiếp như hôn trẻ.

Theo bác sĩ Dương, virus hợp bào hô hấp lây lan nhanh chỉ sau virus cúm. Ước tính, cứ một trẻ nhiễm virus có khả năng lây cho 5 trẻ khác. Triệu chứng rất dễ trùng với các bệnh đường hô hấp khác như viêm long đường hô hấp, sốt giống cảm lạnh thông thường, khó phân biệt. Bệnh tiến triển rất nhanh và nặng gây viêm tiểu phế quản, viêm phổi và suy hô hấp.

Virus này hay đồng nhiễm hơn các loại virus, vi khuẩn khác, vì thế phải dùng kháng sinh để điều trị bội nhiễm. Bệnh không có thuốc đặc trị, chủ yếu chăm sóc, hỗ trợ nâng cao thể trạng cho các bé.

Thông thường, các ca RSV không nghiêm trọng. Một số trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh, trẻ có hệ miễn dịch non yếu, bệnh gây biến chứng khôn lường như viêm phổi và viêm tiểu phế quản. RSV di chuyển từ đường hô hấp trên xuống đường hô hấp dưới có thể gây viêm phổi hoặc đường thở của phổi (viêm tiểu phế quản). Khi ấy, trẻ cần nhập viện để được hỗ trợ thở, truyền dịch và chăm sóc suy hô hấp.

Virus xâm nhập vào không gian phía sau màng nhĩ có thể gây nhiễm trùng tai giữa (viêm tai giữa). Biến chứng này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ nhiễm virus hợp bào hô hấp nghiêm trọng có nguy cơ phát triển thành bệnh hen suyễn khi trưởng thành. Một số biến chứng nghiêm trọng khác như suy hô hấp, xẹp phổi, tràn khí màng phổi, ứ khí phổi.

Advertisement

Bác sĩ Dương khuyến cáo trẻ nhỏ ho, khò khè, sốt, cần đưa đến bệnh viện khám, tránh xảy ra biến chứng gây nhiều khó khăn trong điều trị.

Để phòng bệnh, hạn chế cho trẻ đến nơi đông người, đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng, tiêm phòng đầy đủ, tránh tiếp xúc với trẻ có dấu hiệu bệnh như ho, sốt. Vệ sinh sạch sẽ tay và thân thể cho trẻ thường xuyên, làm sạch môi trường, đồ dùng, vật dụng xung quanh. Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo trẻ được bú mẹ đầy đủ.

Lê Nga

Hiểu Các Loại Phong Thủy Khác Nhau Của Trung Quốc

Khám phá phong thủy cổ điển và phong thủy hiện đại của người trung quốc

Khi bạn nhìn vào các loại phong thủy khác nhau của Trung Quốc từng bước, bạn thấy chúng không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau. Tuy nhiên, tất cả họ đều có chung niềm tin cơ bản rằng bạn phải sống hòa hợp với thiên nhiên và sau đó bạn sẽ được hưởng lợi từ năng lượng vũ trụ, được gọi là chi.

1.Các loại phong thủy cổ điển và hiện đại

Hai loại phong thủy chính là cổ điển và hiện đại. Trong mỗi loại, có thêm các loại phong thủy, hoặc trường học.

Trường phái phong thủy cổ điển

The, còn được gọi là phong thủy truyền thống, có từ hàng ngàn năm. Nó được sử dụng để thiết kế bố trí của các thành phố, đền thờ, cung điện và các tòa nhà khác. Nó cũng được sử dụng để tìm vị trí tốt nhất cho các ngôi mộ và cho nông nghiệp. Dựa trên khoa học và sự tương tác của trời và đất, các nguyên tắc của phong thủy cổ điển sử dụng năm yếu tố và sự cân bằng của âm dương.

Các hình thức cổ điển của phong thủy bao gồm:

Trường Mẫu, còn được gọi là Trường Cảnh, dựa trên cảnh quan thực tế của vùng nông thôn và biểu tượng của các hình dạng tự nhiên được tìm thấy ở đó. Nó không sử dụng các hướng của la bàn theo bất kỳ cách nào. Tên ban đầu của loại phong thủy này là Trường San He.

Trường La bàn sử dụng các công cụ bao gồm la bàn hoặc la bàn phong thủy, hình vuông lo shu và. Loại phong thủy này chia thành nhiều trường.

Trường Xuân Kong, còn được gọi là Ngôi sao bay, được nhiều người ở thế giới phương Đông coi là hình thức phong thủy cao nhất.

Ba Zhai, được gọi là Eight Mansions, Eight House hoặc East-West School là một loại phong thủy rất được kính trọng.

Mặc dù hình thức phong thủy cổ điển được thực hành ở khu vực phương Tây trên thế giới, nhưng sự phổ biến của nó là mạnh nhất trong các nền văn hóa phương Đông.

Phong thủy hiện đại

Phong thủy trở nên phổ biến ở phía tây của thế giới vào những năm 1960. Các phương pháp phong thủy hiện đại dựa trên bố cục của một không gian như một ngôi nhà hoặc doanh nghiệp và sự sắp xếp của đồ đạc và vật trang trí để tối đa hóa dòng chảy của chi trong không gian.

Các loại phong thủy sau đây được coi là trường phái hiện đại của phong thủy.

Gia đình và sức khỏe

Sự giàu có

Kết hôn

Bọn trẻ

Nhà hảo tâm

Nghề nghiệp

danh tiếng

Hiểu biết

Trường phái Kim tự tháp của phong thủy là loại cá nhân nhất.

Trường trực quan

Trường học hợp nhất

Giáo phái Phong thủy Mũ Đen được bắt đầu vào năm 1986 bởi một giáo sư Berkeley, Lin Yun. Đôi khi trường phái phong thủy này được gọi là Phong thủy phương Tây vì trang điểm của nó. Loại phong thủy này là sự pha trộn của nhiều tín ngưỡng và thực hành bao gồm:

Phật giáo Mật tông Tây Tạng

Trường mẫu

âm dương

Lý thuyết về

Thiết kế nội thất

Tâm lý học

Liệu pháp màu sắc

Kinh Dịch

Trực giác

Tâm lý chung

Niềm tin vào một vị thần hoặc một tinh thần như một người đồng sáng tạo

Khả năng sử dụng tâm trí của bạn một cách xây dựng và tích cực để tạo ra thực tế của riêng bạn bằng cách sử dụng cả chi hữu hình và vô hình

2.So sánh các loại phong thủy khác nhau của Trung Quốc từng bước

Trong suốt nhiều thế kỷ, các loại phong thủy đã phát triển và phát triển khi các phương pháp và ý tưởng mới được đưa ra. Tuy nhiên, khi bạn so sánh từng loại phong thủy Trung Quốc khác nhau, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nền tảng và nguyên tắc cơ bản đã tồn tại từ những ngày đầu tiên cho đến hiện tại. Kiến thức về tầm quan trọng của việc sống hòa hợp với thiên nhiên và có năng lượng vũ trụ của cuộc sống, được gọi là chi, chảy tự do xung quanh chúng ta là nguyên tắc cơ bản của phong thủy bất kể loại bạn thực hành.

Cỏ Xạ Hương, Thảo Dược Quý Từ Châu Âu Cho Các Bệnh Hô Hấp

Từ lâu cỏ xạ hương (thyme) được dùng khá phổ biến trong ẩm thực, dược liệu. Tuy nhiên lại có khá nhiều người lại chưa biết loại thảo dược cực kỳ quý này.

Cỏ xạ hương được biết đến rộng rãi bởi tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh hô hấp. Bên cạnh đó các nhà khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng chứng minh cỏ xạ hương có tác dụng giảm viêm, là giải pháp toàn diện và điều trị hiệu quả bệnh viêm khí phế quản.

Nguồn gốc cỏ xạ hương

Từ lâu cỏ xạ hương đã được sử dụng như một loại gia vị ưa thích bởi mùi hương nhẹ tại Địa Trung Hải, các nước Châu Âu và Tây Á.  Cỏ xạ hương hay còn được gọi là Thyme, là loại cây bụi, thuộc họ bạc hà, có xuất xứ từ phía Tây Địa Trung Hải đến miền Nam Italia nhưng hiện nay đã di thực khắp nơi trên thế giới.

Các mẹ có biết cỏ xạ hương du nhập vào Việt Nam được trồng nhiều nhất ở đâu không, chính là những vùng có khí hậu lạnh như Đà Lạt và Sa Pa đó.

Cỏ xạ hương là loại thảo dược đã được sử dụng rộng rãi ở châu Âu từ khoảng thế kỷ 16 và được đưa vào làm chế phẩm trị viêm đường hô hấp, nhất là trên đối tượng trẻ em.

Có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus

Năm 2003, hai nhà khoa học Kalemba và Kunicka đã chỉ ra rằng tập hợp các hoạt chất phenolic quan trọng chiết xuất từ cỏ Xạ Hương gồm Eugenol, Thymol và Carvacrol có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn; đặc biệt, vi khuẩn Klebsiella pneumonia – phế trực khuẩn là nguyên nhân chủ yếu gây bội nhiễm nghiêm trọng trong các bệnh đường hô hấp.

Thymol được chiết xuất từ cỏ xạ hương – là một chất khử trùng, là thành phần chính trong nhiều loại nước súc miệng, ví dụ như Listerine. Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động kháng vi sinh vật mạnh mẽ của Thymol cũng như hoạt tính chống oxy hóa.

Có tác dụng kháng viêm và bệnh hô hấp

Một số nghiên cứu của các nhà y học Đức chỉ ra rằng Thymol và Carvacrol đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng chống chịu của đường hô hấp đối với virus, vi khuẩn đồng thời làm giảm mạnh các triệu chứng của viêm nhiễm đường hô hấp nhờ cơ chế kháng viêm, đặc biệt trên đối tượng trẻ em viêm phế quản.

Hai thành phần Thymol và Carvacrol do có tính kháng viêm nên làm giảm bớt đáp ứng viêm của cơ thể khiến đờm sinh ra ít hơn và theo đó, ho cũng giảm dần đồng thời các cơn khò khè, khó thở cũng bớt đi. Ngoài ra, Thymol còn được chứng minh là giúp làm giãn phế quản.

Công dụng đặc biệt nhất ở cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương đã được Hội đồng cố vấn Khoa học Dược phẩm Đức phê duyệt sử dụng trong các trường hợp viêm đường hô hấp trẻ nhỏ, đặc biệt là viêm phế quản trẻ em.

Ngoài ra, rất nhiều các công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới cũng công nhận hiệu quả điều trị của cỏ xạ hương trong bệnh viêm đường hô hấp khi kết hợp với các thảo dược khác.

Những công dụng khác tốt cho sức khỏe của cỏ xạ hương

Với vị cay, mùi thơm và mang tính ấm, cỏ xạ hương có tác dụng khử phong giải biểu, hành khí giảm đau, thường được dùng để chữa trị cảm mạo, đau đầu, ho,  bụng trướng lạnh đau, kinh nguyệt không đều, bạch đới (khí hư có màu trắng đục).

Ngoài ra, tinh dầu xạ hương còn có tác dụng điều hòa các chức năng sinh lý, tăng sức đề kháng, duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, làm giảm mỏi mệt và kích thích các giác quan.

Công dụng của cỏ xạ hương trong bếp núc

Tại các nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha thì loại cỏ này được sử dụng như một loại gia vị trong chế biến món ăn bởi mùi thơm nhẹ, đặc trưng giúp món ăn thêm phần thơm ngon và độc đáo.

Khác với những loại cỏ thơm thông thường khác, cỏ xạ hương được lòng rất nhiều đầu bếp vì cỏ xạ hương không hề “kén chọn” nguyên liệu đi kèm từ những loại rau củ như nấm, khoai tây, cà rốt,… cho tới những nguyên liệu giàu protein như thịt, cá… tất cả đều có thể kết hợp với cỏ xạ hương!

Nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của loại gia vị độc đáo này, người đầu bếp cần nấu chín nó cùng với những nguyên liệu khác.,

Có thể trồng cỏ xạ hương bằng cách gieo hạt, nhưng thường được nhân giống bằng cách tách chồi. Mỗi năm, xạ hương sẽ được cắt lá 2 lần vào đầu mùa Hè và vào tháng 9. Thân cây, lá và hoa có thể được phơi khô để dùng dần.

Cách dùng cỏ xạ hương trong điều trị bệnh

Để dùng vào mục đích điều trị bệnh, người ta dùng các cành non có lá, được thu hoạch khi nở hoa rộ, loại bỏ các loại cỏ khác lẫn vào, đem phơi khô trong bóng râm với lớp dày 5–7 cm trên giấy hay vải, thường xuyên đảo cho khô đều. Sau đó đem đập vụn và rây để loại bỏ các cành to đã hóa gỗ. Bảo quản tại nơi khô và thoáng khí không quá 2 năm.

Lưu ý:

Không ăn, uống hay để tinh dầu rơi vào mắt và vùng nhạy cảm. Nếu đã bị tinh dầu rơi vào mắt, phải rửa mắt bằng nước sạch và đi khám bác sỹ ngay.

Không bôi tinh dầu xạ hương vào vết thương hở.

Tham vấn bác sỹ trước khi sử dụng cỏ xạ hương cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Mong những thông tin trên sẽ giúp ích được sức khỏe của bạn, của bé cưng cũng như của gia đình!

Đăng bởi: Bùi Thị Hoài K56

Từ khoá: Cỏ Xạ Hương, Thảo Dược Quý Từ Châu Âu Cho Các Bệnh Hô Hấp

Cập nhật thông tin chi tiết về Phân Biệt 9 Loại Bệnh Hô Hấp Khác Nhau trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!