Xu Hướng 12/2023 # Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Miền Nam # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Miền Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phong tục cưới hỏi miền Nam thế nào?

Trong ba miền, thì miền Nam có lối sống dễ chịu và thoáng hơn so với miền Bắc Và Trung do đó lễ vật và nghi thức diễn ra cũng đơn giản hơn. Do đó, các lễ trong phong tục cưới hỏi của người miền Nam không câu nệ về nghi thức lẫn lễ vật. Tuy nhiên, trong lễ vật của người miền Nam cũng có những quy định riêng trong mâm lễ vật của mình.

Mâm lễ vật

Cũng giống như phong tục cưới hỏi miền Bắc và miền Trung, phong tục cưới hỏi ở miền Nam thường có 3 lễ cơ bản:

Lễ dạm ngõ

Lễ ăn hỏi

Lễ đón dâu

1. Lễ dạm ngõ miền Nam

Trong lễ cưới miền Nam nếu gia đình hai bên ở xa thì có thể bỏ qua lễ dạm ngõ, tiến hành chung lễ ăn hỏi và đón dâu trong cùng một ngày. Khi đó, lễ vật ăn hỏi và lễ vật cúng tổ tiên khi đón dâu cũng sẽ được gộp chung lại.

Lễ dạm ngõ trong đám cưới miền Nam

Thành phần tham dự phải có cha mẹ chú rể, chú bác hoặc những nhân vật có uy tín, tiếng nói trong dòng họ. Cha mẹ chú rể gửi cho cha mẹ cô dâu thông tin ghi ngày sinh tháng củaa chú rể để xem ngày cưới hỏi đẹp và phù hợp nhất cho 2 người.

2. Lễ ăn hỏi miền Nam

Thông thường các nghi lễ được thực hiện tại bàn thờ tổ tiên. Họ hàng nhà trai đến, có một vị trưởng tộc, chú rể bưng khay trầu có đôi đèn, chú rể phụ bưng khay rượu, đi cùng là ông ba cha mẹ họ nhà trai đi chẵn đôi, nam nữ bưng lễ vật là bốn hoặc sáu người.

Lễ vật ăn hỏi 

Quả vật mang đến nhà gái ngoài trái cây, bánh kẹo, phải có trầu cau, có cặp đèn thật to, trùng với kích thước của đôi chân đèn trên bàn thờ nhà gái. Trưởng tộc nhà trai sẽ xin phép nhà gái cho nhập gia trình lễ cưới, khi được nhà gái đồng ý thì họ nhà trai lần lượt đi vào và chính thức thực hiện các nghi lễ và trình lễ vật cưới.

Ngoài ra còn các lễ vật khác:

Mâm trầu cau bởi Miếng trầu là đầu câu chuyện. Số cau là số lẻ.

Mâm quả trà, rượu và nén: thể hiện sự tôn kính đối với các vị gia tiên.

Xôi gấc: xôi thể hiện ấm no đầy đủ cho lứa đôi.

Mâm quả Heo quay: Người miền Nam tin rằng ngoài vị ngọt thì cần vị mặn của thịt. Thông thường sẽ có thêm lễ heo sữa quay.

Đèn cầy

Họ nhà trai sẽ kính cẩn mời nhà gái uống trà, uống rượu, mời ăn trầu, hai bên bàn bạc và thống nhất với nhau về hôn nhân của cô dâu, chú rể và thực hiện nghi thức tặng nữ trang cho cô dâu.

3. Lễ cưới ở miền Nam

Trong lễ cưới miền Nam, phong tục quan trọng và thiêng liêng nhất là lên đèn. Đây được xem là một nghi lễ quan trọng không thể thiếu trong lễ cưới nhầm tuyên bố chính thức một sự gắn kết bền chặt giữa cô dâu và chú rể trong suốt cuộc đời. Hai ngọn nến to do họ nhà trai mang tới sẽ được đặt trang nghiêm trên bàn thờ tổ tiên nhà gái. Và sau đó trưởng tộc họ nhà gái tuyên bố: Xin làm lễ lên đèn, cô dâu chú rể tự tay đốt nến trên bàn thờ (hiểu là lửa hương hỏa).

Trưởng tộc khui một chai rượu trong số lễ vật mà nhà trai đem đến và đứng phía trước chính giữa bàn thờ, cô dâu chú rể đứng hai bên, im lặng. Sau đó cô dâu chú rể cắm đèn vào chân đèn. Hai ngọn đèn cháy từ từ, đặt sát nhau vì người làm lễ đang áp vào hai tay, như khấn vái. Sau đó người trưởng tộc sẽ cắm vào chân đèn. Hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng, sau này cô dâu sẽ “ăn hiếp” chồng.

Trưởng tộc làm lễ

Sau đó là lễ rước dâu về nhà trai. Khi hai họ đã có mặt đầy đủ ở tư gia họ nhà trai thì chú rể phụ sẽ rót rượu cho trưởng tộc họ nhà trai tuyên bố và làm lễ thành hôn. Cô dâu chú rể lần lượt thực hiện các lễ nghi, cùng làm lễ trước bàn thờ, tiếp theo là lễ bái họ tộc, rót rượu mời họ tộc, ông bà nội ngoại hai bên, lễ bái song thân cô dâu chú rể cùng dâng rượu cho cha mẹ, cuối cùng là lễ anh em, bạn bè quan khách đến tặng quà và chúc mừng cô dâu chú rể. Sau đó trưởng tộc tuyên bố kết thúc buổi lễ thành hôn.

Tuy nhiên hiện nay, ngoài việc tổ chức đám cưới tại gia đình, các bạn trẻ còn tổ chức lễ cưới ở nhà hàng tiệc cưới. Nghi lễ tùy theo yêu cầu của cô dâu, chú rể hay tại mỗi nhà hàng có chút khác biệt, nhưng thường là: MC mời cô dâu chú rể, cha mẹ hai bên lên sân khấu, sau đó đại diện nhà trai nhà gái có lời phát biểu chúc mừng, gửi gắm mong muốn đôi trẻ mãi mãi hạnh phúc. Tiếp theo cô dâu chú rể dâng rượu cha mẹ hai bên, rồi uống rượu giao bôi. Sau đó, đôi tân lang, tân nương cắt bánh cưới và đi chào bàn quan khách.

Đám cưới nhà hàng

Vài kiêng kỵ trong đám cưới miền Nam

Kỵ tuổi

Đám cưới sự kiện trọng đại, vì vậy mà chàng trai/cô gái đó tuổi gì, mạng gì rất quan trọng. Tuổi cần phải hợp với nhau. Nếu như con trai/con gái kỵ sẽ yểu mệnh…Đương nhiên đám cưới của họ cũng rất khó diễn ra.

Kiêng kỵ ngày giờ

Trước đám cưới những người tổ chức đám cưới cần phải xem ngày giờ ăn hỏi, rước dâu, tiến hành hôn lễ. Ngày giờ tốt diễn ra đám cưới sẽ giúp cuộc sống sau này yên bình và hạnh phúc với nhau, sống đến cuối đời.

Kiêng kỵ trong thời gian đám tiệc

Những ai đang trong thời gian có tang không được dự đám cưới. Nhiều người còn kiêng kỵ bà bầu đi đến đám cưới, tuy nhiên chuyện này trở nên hiếm hơn. Khi làm lễ thì chú rể phải cầm chai champagne và cắt bánh cưới, cô dâu không nên làm.

Đó là những chia sẻ của chúng tôi về phong tục cưới hỏi miền Nam. Mặc dù lễ cưới miền Nam diễn ra đơn giản hơn miền Bắc và Trung nhưng vẫn mang đầy đủ nét văn hóa của người Việt Nam.

Bài Liên Quan:

Điều hướng bài viết

#1 Phong Tục Đám Hỏi Miền Trung Bao Gồm Những Gì

Phong tục đám hỏi miền trung thông thường sẽ được thực hiện một cách đơn giản, không quá cầu kỳ. Tuy nhiên, người miền trung thường đặc biệt coi trọng các nghi thức cần có trong một buổi lễ.

Lễ dạm ngõ sẽ diễn ra trước sau đó mới tới lễ ăn hỏi, lễ dạm ngõ sẽ diễn ra chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình hai bên. Bên nhà chú rể sẽ mang rượu và khay trầu sang nhà gái để xin phép cho đôi trẻ được tìm hiểu nhau. Tiếp đó 2 bên sẽ bàn với nhau về ngày lành, tháng tốt để thực hiện các bước tiếp theo của phong tục cưới hỏi.

Như đã giới thiệu ở trên, người miền Trung không quá coi trọng hay đặt nặng về vấn đề vật chất, nhưng lại vô cùng trọng lễ nghi, vì thế nên lễ ăn hỏi của người dân nơi đây khá đơn giản, không quá cầu kỳ hay đòi hỏi cao về vật chất, thay vào đó lại rất nặng về các lễ nghi.

Thủ tục lễ ăn hỏi miền trung cần được đảm bảo diễn ra theo đúng truyền thống với những nét cầu kỳ và mang nhiều đặc điểm văn hóa trước đây.

Lễ vật đám hỏi miền trung không quá yêu cầu nhiều về mặt hình thức, số lượng mâm quả trong đám hỏi có 5 mâm, cụ thể:

Mâm quả trầu cau: đảm bảo đầy đủ với 105 quả cau tượng trưng cho tình cảm keo sơn, gắn kết của đôi vợ chồng và lời chúc phúc trăm năm hạnh phúc.

Mâm quả trà và đôi rượu kèm theo phong bì tiền và vàng.

Bánh kem đính hôn

Nem chả: yêu cầu số lượng chẵn cặp

Mâm ngũ quả: được kết rồng phượng cầu kỳ, bắt mắt.

Ngoài ra, cũng có nhiều gia đình có thêm bánh xu xê.

Ngoài mâm quả như đã kể trên, phía nhà trai cần phải chuẩn bị tiền cheo (lễ đen) để thắp hương lên bàn thờ nhà gái. Nếu như gia đình nào khá giả sẽ có thêm khay đựng áo dài và trang sức cho cô dâu.

Cô dâu sẽ mặc áo dài và đeo trang sức do nhà trai đem tặng vào ngày ăn hỏi, sau đó sẽ ra chào họ hàng 2 bên gia đình. Ngoài nhẫn, vòng tay, hoa tai bằng vàng, mẹ chồng sẽ trao thêm phong bì tiền để mừng dâu, còn phong bì ở quả trà rượu sẽ dành cho bố mẹ của cô dâu, số tiền này thường được nhà gái cho lại đôi vợ chồng.

Khi ra về khay đựng quả cần được lật ngửa nắp nhằm biểu thị lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.

Vào ngày và giờ đẹp đã được chọn từ trước đó thì nhà trai sẽ cùng đội bê tráp mang lễ vật vào nhà gái. Với nghi thức này đội hình sẽ được sắp xếp theo thứ tự như sau:

Trưởng đoàn dẫn lễ sẽ đi đầu, tiếp đến là những người cao tuổi theo vai vế từ trên xuống dưới. Ở hàng cuối cùng sẽ là chú rể và đội bê tráp.

Đoàn rước lễ của nhà trai vào thì đội bê tráp của nhà gái sẽ ra để đón khách và nhận lễ. Lúc này đội bê tráp bên nhà trai sẽ trao tráp cùng phong bao lì xì đã chuẩn bị trước đó cho đội bê tráp nhà gái. Đội bê tráp nữ cũng sẽ trao lại phong bao lì xì cho đội tráp bên nhà trai. Mâm tráp sẽ được để ở trên bàn mà nhà gái đã chuẩn bị trước.

Cha mẹ cô dâu hoặc chú rể sẽ đón cô dâu để làm lễ. Đại diện 2 bên gia đình sẽ có những phát biểu trước họ hàng 2 bên để minh chứng cho lễ ăn hỏi của cặp đôi.

Nhà gái sẽ đặt một phần lễ vật lên bàn thờ tổ tiên và thắp nhang tổ tiên. Khi đã hoàn tất nghi thức này, cô dâu sẽ đi rót trà mời khách cùng với bánh ngọt.

Bước cuối cùng của thủ tục  ăn hỏi là nghi thức lại quả: sau khi kết thúc lễ ăn hỏi thì nhà gái sẽ chia lại một phần cho nhà trai, phần này sẽ được gọi là lễ lại quả. Bạn nên đặc biệt lưu ý, việc chia lễ vật sẽ phải sử dụng tay mà không được dùng dao.

Cách Nấu Phở Bò Hà Nội Bao Ngon Theo Phong Cách Của Người Miền Nam

Phở bò vốn là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng bậc nhất tại Hà thành. Từ các gánh phở rong ngày xưa cho đến phở Cồ, phở Thìn, phở Lý Quốc Sư,…nức tiếng ngày nay thì dù cho có mang thương hiệu như thế nào thì món phở truyền thống vẫn luôn giữ được sự yêu thích của tất cả mọi người. Trên mọi miền Tổ quốc ta, dù Nam hay Bắc thì món phở chính là thức quà dân gian, vô cùng đặc biệt và đã chiếm giữ một vị trí quan trọng trong nét Văn hoá ẩm thực của người Việt Nam. Mỗi bữa sáng hàng ngày, người dân Thủ đô lại có thói quen đi dạo phố phường, dừng chân tại một quán phở ven đường để ăn sáng và thưởng thức cái không khí mát dịu đó. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại, sự bận rộn đã lấn át những thói quen đó thì có lẽ thời gian để thưởng thức một bát phở cũng là khá hiếm hoi. Vậy tại sao bạn không học cách để nấu phở Bò Hà Nội tại nhà, với biến tấu phở bò theo phong cách người miền Nam chắc chắn bạn sẽ thấy được một hương vị mới vô cùng đặc biệt của món ăn truyền thống này.

Phở bò Hà Nội

Danh Mục Bài Viết

Người miền Nam nấu phở bò Hà Nội đặc biệt như thế nào?

Các bước nấu phở bò Hà Nội theo cách người miền Nam chuẩn vị ngon

Người miền Nam nấu phở bò Hà Nội đặc biệt như thế nào?

Cùng là một món phở bò truyền thống nhưng cách nấu khác nhau giữa người miền Nam và người miền Bắc đã đem lại những hương vị rất khác nhau.

Người miền Nam nấu phở bò Hà Nội thì ngoài những nguyên liệu quen thuộc như bánh phở, xương ống, thịt bò, rau thơm, hành, tỏi, ớt, dấm, chanh,….thì họ còn bổ sung thêm các lá gia vị và hương liệu khác như thảo quả, quế, hoa hồi,….

Các nguyên liệu

Các bước nấu phở bò Hà Nội theo cách người miền Nam chuẩn vị ngon

Phở bò Hà Nội được chế biến theo chuẩn phong cách miền Nam được thực hiện khá đơn giản. Đầu tiên, bạn mua xương ống về rửa sạch, đem đi hầm từ 3-4 tiếng để tạo độ ngọt tự nhiên cho nồi nước dùng. Phần ăn kèm là nạm bò, thăn bò và đuôi bò sau khi sơ chế sạch sẽ sẽ đem trụng sơ qua nước sôi, rửa sạch lại lần nữa và cuối cùng đem đi nấu cho tới khi chín.

Các loại lá gia vị như hoa hồi, thảo quả và quế cùng với một chút gừng băm nhỏ, bạn cho vào nồi nước xương đang sôi, đồng thời cho thêm các gia vị nước mắm, hạt nêm, mì chính,… cho vừa miệng.

Các loại lá gia vị

Một bí quyết của người miền Nam khi nấu nước dùng phở mà muốn có được vị ngọt tự nhiên, không cần cho thêm đường hay bột ngọt, đó là sử dụng mía đường. Mía bạn có thể dùng từ 5-6 đoạn mía, tùy thuộc vào khẩu vị ngọt của mỗi người mà điều chỉnh cho phù hợp hơn. Những đoạn mía này bạn có thể đem đi nướng qua cho thơm, sau đó chặt thành miếng nhỏ và cho vào nồi nước dùng đun cùng với các loại nguyên liệu khác.

Nước dùng phở

Sau khi nước dùng phở đã hoàn thành thì bạn vớt thịt bò ra, tiếp đó thái thành từng miếng mỏng vừa ăn. Trình bày bánh phở cho vào bát ô tô, đặt thịt bò cùng một chút rau thơm và hành lá xắt khúc lên trên, cuối cùng đổ nước dùng ngập bánh phở và thưởng thức. Trước khi ăn bạn có thể vắt thêm chanh, cho thêm sa tế hoặc ớt tươi vào tùy theo sở thích.

Kết quả của thành phẩm: Thịt bò mềm thơm được ninh nhừ nhưng vẫn giữ được độ giai ngon, nước dùng thanh ngọt tự nhiên và nêm nếm rất vừa miệng.

Món Phở bò Hà Nội đã hoàn thành

Đăng bởi: Đoàn Nguyễn Lưu

Từ khoá: Cách nấu phở bò Hà Nội bao ngon theo phong cách của người miền nam

Những Điều Cần Biết Về Phong Tục Tập Quán Của Người Úc

Nước Úc không chỉ được biết đến như một quốc gia với nhiều những thắng cảnh thiên nhiên đẹp. Mà còn nổi tiếng với nền văn hóa phong phú. Cùng với đó là những phong tục tập quán đa dạng với nhiều cư dân đến từ khắp nơi trên thế giới. Đến với nơi đây du khách cần biết về những phong tục tập quán của người Úc để có được một chuyến du lịch vui vẻ nhất.

Những điều cần biết về phong tục tập quán của người Úc Cách ăn mặc 

Nền văn hóa Úc là một nền văn hóa đa dạng. Vốn là một nước đa chủng tộc nên trang phục và thời trang ở Úc cũng đa dạng theo. Ngoài những trang phục bảo hộ hay đồng phục bắt buộc thì không có bất kì một quy định nào về cách ăn mặc ở đây cả. Thế nên du khách có thể tùy chọn trang phục thoải mái, phù hợp với mình một cách lịch sự, gọn gàng.

Người Úc không có quy định về cách ăn mặc. Người Úc ăn mặc rất thoải mái theo sở thích và tôn giáo

Ví dụ như nhiều người dân sống ở gần bờ biển thì họ lại có truyền thống ăn mặc thoải mái, mát mẻ hơn. Hay nhiều cư dân còn ăn mặc theo phong cách tôn giáo hoặc phong tục như áo dành cho các thầy tu, khăn đội đầu,….Đây cũng là một phần thể hiện niềm tin tôn giáo của họ. Phong tục ở Úc về cách ăn mặc cũng không quá khắt khe.

Phép lịch sự

Tiếp theo trong phong tục tập quán của người Úc phải nói đến phép lịch sự. Điều này rất quan trọng trong cuộc sống thường ngày. Khi giao tiếp, người Úc thường nói “please” (làm ơn, xin vui lòng) khi muốn hỏi hay xin phép điều gì. Nói “thank you” (cảm ơn) sau khi được giúp đỡ hay cho một cái gì. Đây là những lời nói cơ bản nhất. Người Úc sẽ cho rằng bạn bất lịch sự nếu không biết nói cảm ơn hoặc làm ơn.

Người Úc thường nói ” thank you” để cảm ơn và “sorry” để xin lỗi

Ngoài ra người Úc còn phải nói “sorry” (xin lỗi) mỗi khi mắc lỗi. Và “excuse me” hay “pardon me” (xin lỗi) khi muốn làm phiền hoặc nhờ ai đó ở nơi công cộng hay tại nhà người khác. Đây là những phép lịch sự tối thiểu ở Úc. Vì vậy nếu đi tour du lịch Úc thì du khách có thể lưu ý để có lợi cho việc giao tiếp và tạo dựng mối quan hệ xung quanh.

Phong tục chào hỏi và gặp gỡ

Theo kinh nghiệm du lịch Úc thì khi mới gặp nhau lần đầu tiên bạn nên bắt tay chào hỏi bằng tay phải của mình. Bởi đối với những người không quen thì khi mới gặp họ sẽ không ôm hoặc hô nhau. Ngoài ra trong phong tục tập quán của người Úc thì giao tiếp bằng ánh mắt cũng khá quan trọng. Trong lúc nói chuyện bạn nên nhìn thẳng vào mắt họ. Điều này thể hiện sự kính trọng và cho thấy dấu hiệu bạn đang lắng nghe và chú ý lời họ nói.

Phong tục chào hỏi, bắt tay gặp gỡ và giao tiếp bằng ánh mắt của người Úc khá thoải mái

Người Úc thường thường không quá nghi thức nên khá thoải mái trong việc chào hỏi. Họ sẽ chào nhau kiểu thân mật như “G’day, mate”, đó là cách chào hỏi phổ biến nhất của người Úc. Hay chỉ đơn giản như “Hello” và “How are you?” là bạn đã có thể bắt đầu cuộc trò chuyện được rồi. Người dân ở xứ sở chuột túi này thật thân thiện đúng không nào.

Ứng xử ở nơi công cộng

Trong phong tục tập quán của người Úc thì ứng xử ở nơi công cộng được cho là rất quan trọng. Bởi các cách hành xử không chỉ được xem bất nhã mà đôi khi còn trái luật. Ví dụ đi vệ sinh không đúng nơi quy định ở những nơi công cộng. Hay chửi thề, chen lấn xô đẩy khi đứng xếp hàng,….

Người Úc luôn có những hành vi đúng đắn trong ứng xử ở nơi công cộng như không xếp hàng, đi vệ sinh đúng nơi quy định,…

Ngoài ra người Úc cũng có những hành vi lịch sự ở chốn đông người như không xì mũi lên hè đường mà họ dùng khăn tay hoặc khăn giấy. Khi hắt xì thì sẽ dùng tay che. Và nhiều người Úc sẽ nói “bless you” (chúc phước) khi thấy người khác hắt hơi. Người Úc họ rất lịch sự kể cả nơi công cộng hay riêng tư nên bạn cần chú ý về hành động của mình.

Phong tục tặng quà

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, phong tục tặng quà ở Úc cũng được khá coi trọng. Những món quà thường được tặng vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, giáng sinh hoặc năm mới. Đặc biệt là món quà đó cần được chọn lựa kĩ lưỡng, không được qua loa. Bởi đó là cách thể hiện sự tôn trọng và quý mến đối với họ.

Người Úc có phong tục tặng quà cho nhau vào những dịp đặc biệt như Giáng Sinh, năm mới,…

Đoàn Chinh

Đăng bởi: Thịnh Trương Hồ Công

Từ khoá: Những điều cần biết về phong tục tập quán của người Úc

Phong Tục Tập Quán Là Gì?

Phong tục là gì?

Phong tục được vận dụng linh hoạt và nó không phải là một nguyên tắc bắt buộc, nhưng phong tục không thể tuỳ tiện, nhất thời và thay đổi mạnh mẽ như các quan hệ đời thường.

Phong tục là một bộ phận của văn hóa,có vai trò quan trọng trong việc hình thành truyền thống của một dân tộc, một địa phương, nó ảnh hưởng, thậm chí chế định nhiều ứng xử của cá nhân trong cộng đồng.

Tập quán là gì?

Từ điển Tiếng Việt giải thích: “ Tập quán là thói quen đã thành nếp trong đời sống xã hội, trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, được mọi người công nhận và làm theo.”

Phong tục tập quán là gì?

Giáo sư Nguyễn Phạm Hùng đã đề cập trong cuốn Văn hóa du lịch rằng:

Từ các khái niệm trên có thể hiểu, phong tục tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinh hoạt tương đối ổn định thuộc về đời sống của con người được công nhận bởi một cộng đồng, quần thể và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Ví dụ: Phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…

+ Phong tục tập quán luôn mang tính lịch sử, tính dân tộc, tính vùng miền và tính giai cấp;

+ Tính ổn định, bền vững được hình thành chậm chạp lâu dài trong quá trình phát triển lịch sử;

+ Phong tục tập quán được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng con đường truyền đạt, bắt chước thông qua giao tiếp của cá nhân;

+ Nó có tính bảo thủ rất lớn nhưng có tác động tâm lý mạnh mẽ tới đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Ví dụ một số phong tục tập quán tại Việt Nam

+ Tục ăn trầu

Chắc hẳn ai trong số chúng ta đều biết truyện cổ tích nổi tiếng “Chuyện trầu cau”. Món trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc của người Việt Nam. Miếng trầu gồm 4 nguyên liệu chính đó là: Cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng), vôi (vị nồng).

Tục ăn trầu ngày càng mai một. Ở các xóm làng xưa bắt gặp người còn giữ tục lệ này khá hiếm, nếu có thì chủ yếu là các cụ già. Trong tương lai, nếu tục ăn trầu không được giữ gìn và phát triển thì có lẽ tục này rồi cũng dần đi vào quên lãng.

+ Cưới hỏi

Cho đến nay, cưới hỏi là một lễ quan trọng không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản, chỉ có một số lễ tục thay đổi để phù hợp với thời đại.

+ Tục lễ tang

Người Việt Nam quan niệm rằng “nghĩa tử là nghĩa tận” nên khi có người chết, tục lễ tang được tổ chức rất tỉ mỉ, thể hiện thương xót và tiễn đưa người thân qua bên kia thế giới, không chỉ do gia đình lo mà hàng xóm láng giềng tận tình giúp đỡ.

+ Giỗ tết

Theo tập quán lâu đời, dân ta lấy ngày giỗ (ngày mất) làm trọng, cho nên ngày đó, ngoài việc thăm phần mộ, tuỳ gia cảnh và tuỳ vị trí người đã khuất mà cúng giỗ. Ðây cũng là dịp gặp mặt người thân trong gia đình trong dòng họ, họp mặt để tưởng nhớ người đã khuất và bàn việc người sống giữ gìn gia phong.

Top +10 Biểu Tượng May Mắn Của Việt Nam ❤️ Theo Phong Thủy

Biểu tượng may mắn của Việt Nam là gì ?

Biểu tượng may mắn có thể là bất cứ sự vật, hiện tượng, đồ vật, con vật… nhiều người có chung một niềm tin bất diệt rằng nó đem lại may mắn tới cho họ. Theo văn hóa Á Đông nói chung và Việt nam nói riêng đại đa số cho rằng biểu tượng may mắn là ông Thần Tài.

Top 10 Biểu tượng may mắn của Việt Nam

Biểu tượng may mắn của Việt Nam gắn liền với văn hóa Việt, đó là những sinh hoạt hàng ngày chúng ta nghe sẽ rất thấy quen thuộc

Món Xôi Gấc

Xôi gấc là một món ăn phổ biến ở Việt Nam màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn. Do đó, những ngày đầu năm, ngày khai trương người ta thường hay ăn xôi gấc đỏ, với quan niệm đỏ cả năm, may mắn cả năm.

Món Canh khổ qua

Theo người miền nam cho rằng canh khổ qua là “cái khổ qua đi”, khi ăn canh khổ qua vào những ngày đầu của năm mới cái khổ sẽ qua đi, những điều tốt đẹp sẽ đến. Do đó, canh khổ qua cũng là món ăn giúp mang lại những điều tốt đẹp, may mắn cho người Việt Nam.

Quả Dưa Hấu

Dưa hấu tượng trưng cho sự may mắn, tài lộc theo tín ngưỡng người Việt. Trong ngày tết người Việt Nam thường thờ cúng dưa hấu với mong muốn 1 năm gặp nhiều may mắn, phát tài.

Chìa khóa – Xôi đỗ (Biểu tượng may mắn thi cử)

Món xôi đỗ nhằm ám chỉ việt đỗ đạt trong thi cử. Trong những ngày thi các bạn học sinh thường ăn xôi đỗ xanh lấy may và cũng thường tránh ăn chuối

Chìa khóa cũng là biểu tượng của người Việt Nam mở ra được những cánh cửa tri thức mới, mở mang trí tuệ chạm đến nguồn tri thức. Mang một chìa khóa bên mình sẽ hỗ trợ bạn trong học tập và thi cử.

Sim thần tài

Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ Thần tài thổ địa ngày nay người Việt thường chọn cho mình những số điện thoại di động đuôi 39, 79, 99 và cho rằng đó là số thần tài mang lại mắn mắn cho chủ sở hữu

Tre may mắn theo phong thủy

Cây tre vốn rất gần gũi với người Việt từ ngàn xưa và đó cũng là một biểu tượng may mắn. Để tăng sự may mắn, thành công về tiền bạc, hãy đặt 9 thân tre trong chiếc bình màu tím. Chiếc bình này phải có thân to hơn miệng, với ý nghĩa là giữ của.

Ếch may mắn

Nếu để ý ở bàn thờ thần tài luôn có một chú ếch ngậm đồng xu. Theo dân gian đó là chú ếch may mắn. Tượng ếch có ý nghĩa thu hút và bảo vệ tiền bạc. Chúng thường được đặt đối diện với cửa trước và nghiêng một góc 45 độ.

Các loại cây là tròn

Cây lá tròn giúp tái tạo dòng năng lượng và kích thích phát triển dòng chảy của tiền. Bạn hãy nhớ là luôn giữ cho cây được khỏe mạnh và không được ngập quá nhiều nước. Những cây lá tròn này sẽ được đặt trong chậu màu tím là tốt nhất, và nó còn giúp làm đẹp cho góc tài lộc của nhà bạn đấy.

Đồng tiền xu

Treo những đồng tiền chéo nhau và kết nối chúng bằng một sợi dây màu đỏ, sau đó treo lên các cửa ra vào. Dùng 9 hoặc 6 đồng tiền xu cho cửa chính và những cửa còn lại thì treo số lượng ít hơn. Phong thủy cho rằng, làm như vậy sẽ giúp giữ được năng lượng tiền bạc trong nhà.

Đá phong thủy

Đá phong thủy là biểu tượng của giàu sang, phú quý. Bạn nên giữ kim cương hay đồ trang sức bằng đá quý vào một chiếc hộp có màu tím hoặc màu vàng trong góc tài lộc của phòng ngủ. Phía trên chiếc hộp nên đặt chuông gió. Trong phong thủy, điều này có nghĩa là sự sang trọng, giàu có sẽ bị hút vào cuộc sống của bạn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phong Tục Cưới Hỏi Của Người Miền Nam trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!