Xu Hướng 12/2023 # Phụ Nữ Học Cao Khó Lấy Chồng Có Còn Đúng Ở Xã Hội Hiện Đại? # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Học Cao Khó Lấy Chồng Có Còn Đúng Ở Xã Hội Hiện Đại? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phụ nữ học cao khó lấy chồng là một quan điểm khá phổ biến trong xã hội xưa và nay. Những cô nàng học cao, có sự nghiệp thăng tiến và cuộc sống khá bận rộn thường khó tìm thấy một nửa phù hợp với mình. Vậy trong xã hội bình đẳng hiện nay thì quan niệm này có còn đúng?

Vì sao phụ nữ học cao lại thường khó lấy chồng? Có không ít phụ nữ được sinh ra trong một gia đình nề nếp, có học thức, họ được giáo dục tốt từ bé và có một định hướng tương lai rõ ràng. Cho đến khi trưởng thành, họ có một sự nghiệp vững chắc với đủ các loại bằng cấp thạc sĩ, tiến sĩ…. Tuy nhiên, khi được hỏi về việc khi nào kết hôn thì họ lại đánh trống lảng đi. Vậy vì sao các chàng trai lại có thể bỏ qua những cô gái hoàn hảo như vậy?

Phụ nữ học cao ưu tiên thời gian cho sự nghiệp

Để có được một sự nghiệp mà bao người mơ ước như hiện tại thì chắc chắn các cô gái học cao sẽ phải dành nhiều thời gian cho việc học tập và làm việc hơn là việc yêu đương như những bạn gái khác. Đối với họ, mục tiêu quan trọng nhất là sự nghiệp, là tự do về tài chính chứ không phải là mục tiêu lấy chồng. Chính vì thế mà có nhiều phụ nữ học cao lấy chồng muộn hoặc sẵn sàng sống độc thân khi quá khó để tìm thấy một người phù hợp với mình.

Tiêu chuẩn chọn chồng cao

“Mây tầng nào thì gặp mây tầng ấy”, các cô gái học cao cũng có mong muốn tìm một người đàn ông tương xứng với mình, không phải vì họ “kiêu kỳ” hay tỏ ra mình hơn người, mà đơn giản, trong cuộc sống hôn nhân nếu không có sự hòa hợp về trình độ, nhận thức, lối sống, suy nghĩ thì rất khó để sống hạnh phúc lâu dài với nhau. Và để chọn được một người đàn ông lý tưởng như mong muốn, họ sẽ phải mất nhiều thời gian.

Không thích phụ thuộc vào người khác

Phụ nữ hiện đại thường muốn có cuộc sống tự lập và không phụ thuộc vào người khác, đặc biệt là người đàn ông. Tuy nhiên trong tình yêu, đàn ông lại thích cảm giác mình che chở, bảo vệ cho cô gái của mình. Khi người phụ nữ quá mạnh mẽ và độc lập sẽ khiến đàn ông muốn rút lui từ sớm.

Đàn ông tự ti trước những cô gái học cao

Nguyên nhân không chỉ đến từ phía các cô gái học cao mà còn đến từ chính các chàng trai. Họ cảm thấy mặc cảm trước những cô gái quá tài giỏi trong sự nghiệp, đặc biệt là khi họ thua các cô gái ấy về mặt thu nhập, địa vị,…. Đàn ông lại có lòng tự trọng rất cao trong vấn đề này nên họ sẽ chọn cách rút lui, tìm một cô gái khác bình thường để yêu hơn là một cô gái quá tài giỏi.

Đàn ông cho rằng phụ nữ học cao không chăm lo gia đình tốt

Nhiều người đàn ông cũng ngại lấy những người phụ nữ học cao vì họ cho rằng các cô gái này sau cưới về là vợ sẽ không chăm lo gia đình tốt được vì họ dành quá nhiều thời gian cho công việc, thì còn đâu thời gian cho chồng con. Với những người đàn ông này, họ vẫn mong lấy vợ để có người ở nhà quán xuyến gia đình là chính chứ không phải họ.

Vẫn biết phụ nữ học cao là khó lấy chồng nhưng không phải khó là không làm được, trên thực tế vẫn có rất nhiều phụ nữ thành công trong sự nghiệp và viên mãn với hạnh phúc gia đình. Điều quan trọng là phụ nữ cần biết điều chỉnh mình để có một cuộc sống trọn vẹn. Bạn nên biết mềm yếu đúng lúc, hãy là một cô gái mạnh mẽ trong công việc nhưng khi ở bên người đàn ông thì hãy cứ là chính mình, nhõng nhẽo một chút, phụ thuộc họ một chút. Như vậy, bạn sẽ rất sớm tìm được người mình muốn và quan điểm trên chẳng còn đúng nữa.

Nghị Luận Về Sự Tử Tế Trong Xã Hội Hiện Đại

Hiểu thế nào cho đúng về “Sự tử tế”?

Sự tử tế nghe có vẻ đơn giản nhưng mấy ai hiểu được ý nghĩa thật sự của nó. Vậy tử tế là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự tử tế nhưng chúng ta hãy hiểu một cách nôm na đó là lối sống ngay thẳng, thật thà biết sống vì mình, vì người khác. Tử tế trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động, luôn đứng đắn, có văn hóa, đạo đức và có tình yêu thương.

Sự tử tế bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống

Tử tế là những hành động vô cùng thiết thực, nó được thể hiện qua cách đối xử với mọi người xung quanh. Đơn giản như việc tôn trọng người khác, kính trên nhường dưới, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, chia sẻ và cảm thông trước những nỗi đau của người khác,… Tất cả những điều đó đều xuất phát từ sự tử tế.

Sự tử tế có ý nghĩa gì trong xã hội hiện đại?

Từ xưa đến nay sự tử tế luôn mang lại ý nghĩa lớn trong cuộc sống, đôi khi nó là thước đo nhân cách của con người đối với các mối quan hệ xã hội.

Sự tử tế trước hết mang đến cho bản thân niềm vui, niềm hạnh phúc.

Lối sống tử tế giúp quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn, con người biết đồng cảm và chia sẻ với nhau nhiều hơn.

Giúp xã hội phát triển lành mạnh, thế giới không còn bạo lực, chiến tranh thay vào đó là một xã hội đầy tình người khi sự tử tế luôn hiện hữu ở mỗi chúng ta.

Sự tử tế giúp con người nhìn nhận lại, hành động của bản thân, kiểm soát mọi suy nghĩ, hành động xấu và đối nhân xử thế một cách đàng hoàng.

Thực trạng về sự tử tế trong cuộc sống hiện nay

Ngày nay, tử tế luôn được nhân rộng khắp mọi nơi, con người luôn biết chia sẻ yêu thương lẫn nhau và cảm thông cho nhau nhiều hơn. Thiết thực nhất là các chuyến từ thiện ngày càng nhiều, tiếp cận, san sẻ được vô số hoàn cảnh khó khăn hơn trong cuộc sống.

Tuy nhiên vẫn còn đâu đó hành động thiếu tử tế, không tôn trọng người khác. Có những người, đã mượn hình ảnh từ thiện để trục lợi cho bản thân – Việc làm tốn không ít giấy mực của giới báo chí. Những hành động ấy đáng bị lên án và cần được chấn chỉnh ngay.

Làm thế nào để sống tử tế mỗi ngày?

Hình ảnh đẹp về sử tử tế

Tử tế không xuất phát từ bản năng ở mỗi con người mà sự tử tế chịu tác động từ môi trường sống xung quanh chúng ta. Nhưng làm thế nào để sống tử tế mỗi ngày?

Đầu tiên nên phát triển quan điểm sống tử tế của cá nhân bằng cách quan tâm đến người khác một cách chân thành. Không nên tử tế nếu bạn muốn đạt được điều mà mình mong muốn. Luôn tử tế với chính bản thân mình, học hỏi sự tử tế từ người khác. Đối xử tốt với tất cả mọi người chứ không riêng những người cần giúp đỡ.

Phát triển những phẩm chất tử tế, thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác. Lắng nghe, thân thiện với mọi người xung quanh.

Sự tử tế còn đến từ những hành động thiết thực trong cuộc sống như: Cùng chia sẻ khó khăn với người khác, nở nụ cười hạnh phúc với người khác, quan tâm đến mọi người, tham gia các hoạt động thiện nguyện,…

Thực hiện hành động tử tế một cách tự giác chứ không cần nhắc nhở. Đơn giản như những hành động giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, nhường ghế xe bus cho người già và phụ nữ mang thai…

Để sự tử tế mỗi ngày được nhân lên thì thái độ sống là một điều vô cùng quan trọng. Hãy luôn lễ phép với người lớn và nhẹ nhàng với trẻ em. Giữ thái độ ôn hòa với mọi người xung quanh.

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của xã hội, các mối quan hệ ngày càng nhiều và trở nên phức tạp hơn, do đó sự tử tế luôn được đặt lên hàng đầu. Con người nên tử tế với nhau qua từng hành động, lời nói, suy nghĩ và cả quan điểm sống.

Bạn đọc quan tâm

Đăng bởi: Nhân Trương

Từ khoá: Nghị luận về sự tử tế trong xã hội hiện đại

Chuyên Ngành Xã Hội Học

Đánh giá

Review ngành Xã hội học trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) – Ngành hứa hẹn đi đầu trong xu hướng tìm kiếm việc làm

1. Ngành Xã hội học là gì?

Xã hội học (tiếng Anh là Sociology) là ngành học nghiên cứu tổng thể về xã hội như các mối quan hệ và thể chế xã hội của con người, nhằm tìm hiểu cách thức hành động, ý thức của con người được định hình bởi cấu trúc văn hóa và xã hội xung quanh chúng ta.

Xã hội là một phạm trù rất lớn, vậy nên khi tìm hiểu ngành Xã hội học sinh viên cần phải nghiên cứu từ vi mô đến vĩ mô, từ tội phạm cho tới tôn giáo, từ gia đình tới nhà nước, từ sự phân biệt chủng tộc và các giai cấp xã hội cho tới đức tin chung của cả một nền văn hóa, từ ổn định xã hội tới việc thay đổi căn bản trong toàn xã hội.

Bên cạnh những kiến thức chung trên, sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc chuyên ngành phức tạp, bao gồm:

– Kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo

– Kiến thức về quản lý, điều hành

– Kiến thức về pháp luật

– Kiến thức cụ thể và các năng lực chuyên môn theo lĩnh vực

2. Học ngành Xã hội học tại trường Đại học Tôn Đức Thắng như thế nào?

Trường Đại học Tôn Đức Thắng đào tạo ngành Xã hội học trong thời gian 4 năm, tổng cộng khối lượng kiến thức gồm 133 tín chỉ (chưa bao gồm tín chỉ của học phần thể chất và học phần quốc phòng).

Đáp ứng nhu cầu xã hội, chương trình đào tạo Xã hội học của Trường Đại học Tôn Đức Thắng được xây dựng theo hai hướng chuyên sâu:

(1) Điều tra, khảo sát và quản lý xã hội: là việc xử lý và phân tích thông tin vào khảo sát các vấn đề trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội theo nhu cầu của các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội,…bằng việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu, thiết kế chiến lược và công cụ thu thập thông tin. Kỹ năng điều tra, khảo sát là một trong 8 nghề được tự do luân chuyển trên thị trường lao động của Cộng đồng kinh tế các nước ASEAN.

(2) Xã hội học truyền thông đại chúng: là nghiên cứu ảnh hưởng kinh tế, xã hội, văn hóa của truyền thông đại chúng đến xã hội, các nhóm xã hội và cá nhân, cũng như các cơ chế ảnh hưởng của chúng bằng các phương pháp phân tích.

Tốt nghiệp ngành Xã hội học, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: biết xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, viết báo cáo, thuyết trình, tổ chức nghiên cứu, xử lý dữ liệu, phân tích dữ liệu, tổ chức triển khai kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đề xuất một số giải pháp can thiệp làm chuyển biến thực trạng tốt hơn…

– Kỹ năng mềm: kỹ năng phản biện xã hội, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý thời gian,…

– Kỹ năng tin học: vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc, với chứng chỉ tin học MOS quốc tế 750 điểm.

– Kỹ năng ngoại ngữ: sử dụng trôi chảy tiếng Anh với IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương)

3. Điểm chuẩn ngành Xã hội học trường Đại học Tôn Đức Thắng

TrườngChuyên ngànhNgành20232023 Đại Học Tôn Đức Thắng

Xã hội học

Xã hội học 31.528.565033.532.9Ghi chú

Đánh giá

Văn*2

Đánh giá

Điểm thi TN THPT

Đánh giá

Đánh giá

Văn nhân đôi

Học bạ

Đánh giá

C00, C01: Văn nhân hệ số 2

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Xã hội học

Điều tra xã hội học và quản lý xã hội:

– Điều tra, khảo sát: làm việc cho các tổ chức doanh nghiệp, xã hội, trung tâm (viện) nghiên cứu…

– Hành chính công: làm việc trong khu vực nhà nước (các cấp), đoàn thể chính trị – xã hội…

– Nghiên cứu: làm việc cho các tổ chức nghiên cứu, các dự án nghiên cứu, các trung tâm (viện) nghiên cứu của chính phủ hoặc phi chính phủ…

– Các tổ chức xã hội (chính phủ và phi chính phủ): hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trong các cuộc khảo sát điều tra, viết đề xuất các dự án phát triển, hoạch định chính sách xã hội…

– Giảng dạy: dạy học ở các trường cao đẳng, đại học…

Xã hội học truyền thông đại chúng:

– Truyền thông đại chúng: làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, xuất bản…

– Nghiên cứu dư luận xã hội: nghiên cứu, khảo sát thực địa, điều phối viên các dự án truyền thông…

– Hành chính công: hoạt động truyền thông – văn hóa và xã hội trong khu vực nhà nước (các cấp), đoàn thể chính trị…

– Giảng dạy: dạy học ở các trường cao đẳng, đại học…

Review Học Viên Phụ Nữ Việt Nam Có Tốt Không?

Tên trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 

Địa chỉ: 68 Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội

Mã tuyển sinh: HPN

Số điện thoại tuyển sinh: 024 3775 9907

Học viện Phụ nữ Việt Nam là cơ sở giáo dục công lập đầu tiên đào tạo cử nhân chính quy ngành Giới và Phát triển theo Quyết định số 2181/QĐ-BGDĐT ngày 25/6/2023 (mã ngành 7310399) nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực về giới và các lĩnh vực phát triển cộng đồng, phát triển xã hội, hoạch định và thực thi, thúc đẩy các chương trình, dự án phát triển. Ngành Giới và Phát triển có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, chương trình đào tạo tiên tiến, môi trường học tập năng động với vị trí việc làm phong phú.

Đội ngũ cán bộ có trình độ và năng lực, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ giáo viên và công nhân viên của Trường cũng không ngừng được xây dựng, củng cố và phát triển. Trường đã thành lập thêm Phòng Tổ chức – Giáo vụ. Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên trường đã nâng lên vượt trội so với trước.

Học viện Phụ nữ Việt Nam đã không ngừng đổi mới, sáng tạo, khu giảng đường của trường rộng trên 1000m2, trang thiết bị đầy đủ với trên 80 máy tính và máy chiếu và thư viện hơn 10.500 cuốn các loại. 

Học viện Phụ nữ tuyển sinh hệ Đại học và Sau đại học

Xét tuyển sớm đợt 1 dự kiến từ ngày 01/03/2023.

Trường tuyển sinh phạm vi trên cả nước với những đối tượng là thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương 

Học viện Phụ nữ Việt Nam dự kiến tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 theo các phương thức sau:

Phương thức 1: Xét tuyển thẳng.

Phương thức 2: Xét học bạ THPT.

Phương thức 3: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Advertisement

Phương thức 4: Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và học bạ THPT.

Phương thức 5: Xét kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Phương thức 6: Xét kết hợp học bạ THPT và kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố trở lên

Phương thức xét tuyển thẳng

Học viện Phụ nữ xét tuyển thẳng một trong ba tiêu chí sau: 

Theo quy định của Bộ GD&ĐT. 

Thí sinh phải đạt hạnh kiểm tốt trong các học kì THPT( không tính năm xét tuyển) và đạt các giải nhất, nhì, ba cấp tỉnh/ thành phố trở lên trong thời gian học THPT có môn thi học sinh giỏi thuộc tổ hợp xét tuyển của Học viện

Thí sinh đạt hạnh kiểm Tốt các học kỳ THPT (không tính thời điểm xét tuyển) và đạt được các điều kiện cụ thể sau: 

Phương thức xét tuyển học bạ

Phương thức xét tuyển bằng kết quả thi Đại học

Đối với phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT: 

Theo ngưỡng của Học viên đề ra sau khi có kết quả thi THPT.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của năm 2023 – 2024 dự kiến không có gì thay đổi so với năm 2023.

Học viện Phụ nữ Việt Nam tuyển sinh những ngành sau: 

Ngành 

Mã ngành 

Quản trị kinh doanh

7340101

Công tác xã hội 

7760101

Giới và phát triển 

7310399

Luật

7380101

Luật kinh tế

7380107

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

7810103

Kinh tế

7310101

Tâm lý học 

7310401

Truyền thông đa phương tiện

7320104

Công nghệ thông tin

7480201

Xã hội học

7310301

Hiện tại, điểm chuẩn của trường năm 2023 – 2023 được công bố như sau: 

Ngành 

Điểm chuẩn

Quản trị kinh doanh

23

Công tác xã hội 

15

Giới và phát triển 

15

Luật

20

Luật kinh tế

18,5

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

21

Kinh tế

20,5

Tâm lý học 

19,5

Truyền thông đa phương tiện

24

Công nghệ thông tin

16

Xã hội học

23,5

Mức điểm chuẩn dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng thêm từ 1 đến 3 điểm so với năm học trước đó.

Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo theo hình thức tín chỉ vậy nên sẽ có những mức học phí tùy vào số tín chỉ mà học sinh đăng ký. 

Theo Đề án tuyển sinh của Học viện, năm học 2023 – 2023 học phí của trường từ: 318.000 VND- 400.000VNĐ/tín chỉ tùy ngành.

Nếu tính mỗi năm 35 tín chỉ, trung bình học phí từ 11,2 đến 13 triệu đồng/năm. Học phí ngành Quản trị kinh doanh hệ chất lượng cao và liên kết quốc tế sẽ có thông báo sau.

Mức học phí dự kiến năm học 2023 – 2024 sẽ tăng 500.000 đến 1.000.000 VND/học kỳ so với năm học trước đó.

Sinh viên trường Học Viện Phụ Nữ Việt Nam sẽ được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khoá mà trường tổ chức. Mỗi hoạt động đều hướng đến khơi dậy và phát triển các khả năng tiềm ẩn của sinh viên, Học viện là môi trường để “mài ngọc thô trở nên tỏa sáng rực rỡ”.

Giám đốc Học viện Phụ nữ Việt Nam cho biết, hiện học viện xây dựng mô hình giúp các sinh viên ra trường chủ động về việc làm. Sinh viên tốt nghiệp ngoài làm cho các tổ chức còn có thể tự khởi nghiệp. Do đó, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên được đào tạo kỹ năng, kiến thức cần thiết để khi ra trường có thể khởi nghiệp. 

Bản thân các sinh viên Công tác xã hội, Giới và phát triển, Tâm lý học nếu học tốt, tích lũy kinh nghiệm một thời gian thì có thể tự mở các trung tâm để hỗ trợ công tác xã hội cho cộng đồng. Theo thống kê mới nhất tại học viện, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường đạt 60-70%.

Qua bài viết tổng quan về trường, các bạn có thể thấy được học viện Phụ nữ Việt Nam là môi trường đào tạo tốt, sạch đẹp. Không gian rộng rãi với trang thiết bị đầy đủ, trường còn đào tạo rất nhiều ngành nghề, rất đáng để các bạn lựa chọn và cân nhắc.

Hệ đào tạo

Đại học

Khối ngành

Báo chí và thông tin, Công Nghệ Kỹ Thuật, Dịch Vụ Xã Hội, Du lịch, Khách Sạn, Thể Thao và dịch vụ cá nhân, Máy Tính và Công Nghệ Thông Tin, Pháp Luật

Tỉnh/thành phố

Hà Nội

Đắng Lòng Chuyện Người Phụ Nữ Giấu Chồng Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm

Vợ thui thủi một mình chữa bệnh

Chị Vũ Thị Mai Linh trú tại Mỹ Đình, Hà Nội 38 tuổi tâm sự, vợ chồng chị đã cưới nhau 12 năm nay. Hai năm đầu, vợ chồng chị kế hoạch chưa sinh con. Đến khi chị muốn sinh con thì chờ đợi mòn mỏi mãi vẫn chưa có tin vui.

Bệnh nhân khám vô sinh tại Bệnh viện Phụ sản trung ương.

Chị Linh đi bệnh viện kiểm tra sức khỏe, bác sĩ cho biết chị hoàn toàn khỏe mạnh. Chị về nhà động viên chồng đi kiểm tra. Tuy nhiên lúc đến bệnh viện thấy đông quá, anh đã bỏ về. Chị lại cố gắng thuyết phục chồng đi kiểm tra lần nữa. Chị cố gắng nịnh chồng, đặt lịch bác sĩ anh mới chịu đến kiểm tra sức khỏe.

Bác sĩ làm tinh dịch đồ, phát hiện không có con tinh trùng nào trong tinh dịch của anh. Kết luận, anh bị chứng không có tinh trùng. Kiểm tra mào tinh và tinh hoàn cũng không có con giống.

Tinh hoàn không sinh được tinh trùng, chứng bệnh này không thể có con. Bác sĩ đã khuyên anh chị nên đi xin tinh trùng để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Chị Linh cảm thấy tuyệt vọng còn anh thì dửng dưng. Chồng chị cho rằng, kết quả chẩn đoán sai vì anh tin vào bản lĩnh quý ông của mình.

Từ đó trở đi, anh không bao giờ đi kiểm tra sức khỏe thêm lần nào nữa. Với anh, việc đến viện chen chúc, chờ đợi là điều anh không làm được. Anh vùi đầu vào kiếm tiền. Anh vỗ về vợ bằng những khoản tiền khổng lồ, đưa vợ đi du lịch đây đó. Anh cố gắng giấu đi nhược điểm của mình bằng tiền. Còn chị Linh, chị thường cố gắng đến bệnh viện với hi vọng có phép màu nào đó. Nhưng người khiếm khuyết là chồng nên cả chục năm vẫn không tài nào có kết quả.

Nhiều lần Linh gặng hỏi chồng chuyện xin con nuôi nhưng anh gạt đi. Anh nói “về già vợ chồng mình vào trại dưỡng lão, cần gì con cái thêm mệt mỏi”. Tết năm nào, anh cũng đưa vợ ra nước ngoài ăn tết. Nhưng với chị, điều đó không thể bù đắp được. Thiếu vắng tiếng trẻ thơ trong nhà, chị với chồng chỉ như đôi tình nhân sớm nở, tối tàn.

Giấu chồng xin tinh trùng

Nhiều lần ra, vào bệnh viện, chị được bác sĩ tư vấn làm thụ tinh trong ống nghiệm bằng tinh trùng của người hiến. Chị không dám bàn với chồng bởi anh rất gia trưởng và khi nhắc đến chuyện con cái anh hay nổi giận. Nhưng tuổi của chị không chờ đợi thêm được nữa.

Nếu hai, ba năm tới, chị muốn sinh con càng khó hơn. 38 tuổi chị quyết định làm thụ tinh trong ống nghiệm một mình. Chị chọn làm trong thời gian chồng chị đi nước ngoài công tác 5 tháng. Chị muốn sự việc đã rồi chồng cũng bằng lòng.

Tháng thứ 4, chị nhận được tin vui đã có bầu, là thai đôi. Trong niềm vui hạnh phúc vô bờ, chị Linh gọi điện thông báo với chồng. Người đầu tiên chị khoe là chồng thì anh lại tái mặt phản đối. Anh không cho phép vợ mình mang thai đứa trẻ không phải con ruột của mình. Nước mắt của chị Linh lã chã rơi vì người chồng ích kỷ.

Suốt thai kỳ, chị đau khổ nhìn chồng quan hệ với người thứ 3. Chị chết điếng khi đọc được tin nhắn anh gửi cho nhân tình. Anh không đuổi chị ra khỏi nhà nhưng làm mọi cách để chị phải tự ra đi. Từ khi kết hôn với anh, chị chỉ làm công việc hành chính với mức lương 5, 6 triệu đồng. Tài chính trong nhà do anh lo. Chị ra đi chỉ có hai bàn tay trắng. Cứ nghĩ đến tương lai của ba mẹ con, nước mắt chị mặn đắng.

Thi thoảng phải treo chân trong bệnh viện, chị chỉ mong được sự quan tâm của chồng, được chồng áp tai vào bụng chị để nghe tiếng con đạp nhưng anh vẫn lạnh lùng. Anh ném cho chị 100 triệu đồng để chị lo việc sinh đẻ, còn anh vẫn đang ham vui với người tình mới của mình.

Theo PNO

Đh Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Tp Hcm Tăng Học Phí

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP HCM hôm 12/5 thông báo về mức học phí năm học tới. Trường áp dụng mức học phí khác nhau cho khóa 2023 trở về trước và khóa 2023 trở về sau.

Với sinh viên khóa 2023 trở về trước, học phí được giữ nguyên. Chương trình chuẩn thu 247.000 đồng một tín chỉ, áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo. Học phí của chương trình quốc tế là 840.000 đồng mỗi tín chỉ.

Từ khóa 2023, trường áp dụng mức học phí mới khi thực hiện cơ chế tự chủ, tính học phí theo năm, thay vì theo tín chỉ. So với năm ngoái, mức học phí áp dụng với nhóm này tăng khoảng 10%, trừ ngành Ngôn ngữ Nga, Italy, Tây Ban Nha và chương trình quốc tế được giữ nguyên.

Mức học phí với chương trình đào tạo quốc tế áp dụng cho khóa 2023, 2023 là 60 triệu đồng một năm.

Sinh viên học các chuyên ngành Lịch sử Đảng, Triết học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ được miễn học phí. Các chương trình liên kết quốc tế 2+2 có mức phí từ 45 đến 82 triệu đồng mỗi năm học.

Học phí hệ đại trà các ngành của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cụ thể như sau:

Ngành

Học phí một tín chỉ

(áp dụng khóa 2023)

Học phí theo năm

(áp dụng khóa 2023)

Triết học

430.000

13.000.000

Tôn giáo học

Lịch sử

Địa lý học

Thông tin – Thư viện

Lưu trữ học

Giáo dục học

640.000

19.800.000

Ngôn ngữ học

Văn học

Văn hóa học

Xã hội học

Nhân học

Đông phương học

Quản trị văn phòng

Công tác xã hội

Quản lý giáo dục

Tâm lý học giáo dục

Đô thị học

Quản lý thông tin

Quan hệ quốc tế

710.000

22.000.000

Tâm lý học

Báo chí

Truyền thông đa phương tiện

Ngôn ngữ Nga

510.000

15.600.000

Ngôn ngữ Italia

Ngôn ngữ Tây Ban Nha

Ngôn ngữ Anh

860.000

26.400.000

Ngôn ngữ Trung Quốc

Nhật Bản học

Hàn Quốc học

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

Ngôn ngữ Pháp

780.000

23.700.000

Ngôn ngữ Đức

Việt Nam học

640.000

19.800.000

Việt Nam học (người nước ngoài)

1.950.000

60.000.000

Năm ngoái, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dự định tăng học phí, mức thu khoảng 13-24 triệu đồng một năm học đối với chương trình chuẩn và cao nhất 60 triệu đồng đối với hệ chất lượng cao. Tuy nhiên, cuối tháng 12/2023, Chính phủ yêu cầu các địa phương, cơ sở giáo dục không tăng học phí để hỗ trợ học sinh, sinh viên, hộ gia đình có thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát.

Do đó, trường quay lại áp dụng mức học phí cũ cho khóa 2023 trở về trước, dao động 10-12 triệu đồng một năm học tùy theo số tín chỉ đăng ký với hệ chuẩn và khoảng 36 triệu đồng với hệ chất lượng cao. Riêng khóa 2023 là khoá đầu tiên trường chuyển sang thực hiện cơ chế tự chủ tài chính nên vẫn áp dụng mức học phí mới.

Advertisement

Sinh viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trong hoạt động tư vấn tuyển sinh hồi tháng 3. Ảnh: USSH

Năm 2023, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tuyển 3.600 sinh viên. Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc và Quan hệ quốc tế tuyển nhiều nhất với trên 200 chỉ tiêu. Trường vẫn duy trì 5 phương thức xét tuyển. Trong đó, hai phương thức xét tuyển chính là dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT (45-55% chỉ tiêu) và thi đánh giá năng lực do Đại học Quốc gia TP HCM tổ chức (38-50% chỉ tiêu).

Năm 2023, điểm chuẩn Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM với phương thức xét điểm tốt nghiệp dao động 20-28,25, cao nhất là ngành Báo chí.

Lệ Nguyễn

Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Học Cao Khó Lấy Chồng Có Còn Đúng Ở Xã Hội Hiện Đại? trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!