Xu Hướng 12/2023 # Review Chi Tiết Hành Trình Chinh Phục Putaleng 3.049M # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Review Chi Tiết Hành Trình Chinh Phục Putaleng 3.049M được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ở độ cao 3.049m, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, đỉnh Putaleng được nhắc đến là khu rừng già đầy huyền bí nơi địa đầu đất nước. Nếu bạn muốn biết rõ hơn về các khu rừng ma mị này, có thể tham khảo tại Điểm danh những khu rừng cổ tích vùng Tây Bắc.

Thảm thực vật nơi đây có chất riêng, đặc trưng nhất là những dòng suối mát và khu rừng rêu phong cổ kính bậc nhất không núi nào sánh bằng. Đây cũng là cung trekking chỉ phù hợp cho những ai có sức khỏe, thể lực tốt và muốn trải nghiệm đường rừng. Vì dốc nối dốc, đèo nối đèo, Putaleng dễ dàng vắt kiệt sức phượt thủ. Vậy mà, tôi không hề nao núng, cái sự khắc nghiệt rõ mồn một kia lại vô tình kích thích máu chinh phục. Có một điều rất đặc biệt, ngọn núi cao nhất, chưa chắc là ngọn núi khó nhất. Và Fansipan tôi kinh qua chưa chắc bằng Putaleng sắp tới vì 05 cung núi khó lại không hề có Fansipan trong khi Putaleng được xếp hạng 04. Bạn có thể kiểm tra chi tiết hơn tại Top 05 cung núi khó nhất dành cho nhà chinh phục.

Nếu hỏi Putaleng mùa nào đẹp nhất thì hầu như các cung núi Tây Bắc mỗi mùa lại có vẻ rực rỡ khác nhau. Tháng 03 đến tháng 05 là mùa hoa rừng đỗ quyên nở rộ. Tháng cuối năm thì lại thiên về săn mây. Không được đi vào tháng 06 – tháng 08 vì rừng hay có lũ quét, trơn trượt và nguy hiểm.

Tôi rất thích đoạn đường trekking giữa những mùa hoa Tây Bắc, nếu có kế hoạch trước bạn có thể chọn leo núi kết hợp săn hoa với lịch trình tại Bỏ túi thời gian săn những mùa hoa Tây Bắc đẹp nhất. Nhưng đôi lúc, những chuyến đi bất ngờ không định sẵn lại có chút kích thích và gây hưng phấn tột độ. Đó là vào một ngày cuối năm gió hơi se lạnh, một phút bốc đồng vì chùn chân ở thành thị liên tục, tôi đã quyết định chinh phục Putaleng.

Chuẩn bị trước khi đi

Chuẩn bị thể lực thật tốt, với sức bền, dẻo dai để có thể leo lên những đỉnh núi cao chót vót và địa hình hiểm trở. Bạn có thể tham khảo các bài tập tại Các Bài Tập Bổ Trợ Thể Lực Cần Thiết Trước Khi Trekking.

Chuẩn bị vật dụng cho dân chuyên trek: đèn pin đi rừng, găng tay leo núi, một đôi giày trekking tốt, quần áo giữ ấm gọn nhẹ để thuận tiện khi leo, pin sạc dự phòng đủ dùng trong 03 ngày trên núi, ủng đi mưa, áo mưa, túi chống ẩm cho các đồ dùng điện tử, đồ dùng y tế cơ bản… Và một chiếc balo tốt, vừa vặn với cơ thể, có khả năng trợ lực khi leo núi.

Thực phẩm: quãng đường leo núi dài và rất mất sức nên bạn cần chuẩn bị đồ ăn vặt dọc đường như bánh, kẹo, thanh năng lượng, nước uống điện giải.

Với kinh nghiệm đã từng đi những cung trước thì tôi thấy cần chú ý thêm:

Chuẩn bị một đôi giày chuyên trek và hạn chế mang giày chống nước vì thoát nước và mồ hôi kém, gây khó chịu trong suốt quá trình trekking.

Chỉ nên mang 03 bộ quần áo, một bộ để dưới thị trấn để thay và tắm giặt trước khi trở về.

Nên cắt móng chân trước khi đi tránh bị bật cả móng khi di chuyển, điều này có ảnh hưởng nhiều trong quá trình trekking. 

Tổng quãng đường leo núi khoảng 40 km. Các dốc đứng dài nối tiếp nhau. Mặt khác, sự thay đổi độ cao liên tục và việc mất sức nhiều có thể làm bạn bị tụt huyết áp trong quá trình leo núi. Bạn cần chuẩn bị kỹ về vấn đề thể lực, đặc biệt là sức bền. Ngoài ra, bạn nên tập một số mẹo nhỏ để tránh bị căng cơ và đau mũi bàn chân khi xuống núi.

Đường rừng rất dài và rậm rạp nên việc lạc đường là rất dễ xảy ra. Bạn cần chú ý và luôn ghi nhớ phải đi bám theo đoàn để tránh bị lạc.

Các con suối ở đây nước từ đầu nguồn nên rất trong, mát và tương đối vệ sinh, có thể sử dụng được.

KHỞI HÀNH ĐẾN SAPA

NGÀY 1: SAPA – LÁN NGHỈ HỒ THẦU

4h sáng, xe khách dừng ở bến xe Sapa. Sau bữa sáng gọn nhẹ, cả nhóm gửi lại đồ không cần thiết, lên xe 16 chỗ, di chuyển đến điểm trek tại xã Hồ Thầu. Rời bản, tôi cùng đồng bọn men theo những con đường thoai thoải dưới cái nắng những ngày cuối năm nhàn nhạt còn mờ hơi sương. Chưa thấy rừng nhưng đã kịp nghe mùi thanh khiết len lỏi nhẹ nhõm.

Putaleng có địa hình hỗn hợp, nhưng phần lớn là đi xuyên rừng, đường mòn trơn và rất dốc. Nếu ai đã đi Pha Luông thì ở Putaleng, dốc còn kinh khủng hơn Pha Luông là cái chắc. Vì vậy, vượt Putaleng, tôi thường xuyên phải bám rễ và thân cây để leo. Dù không dám nhận mình là dân trek kỳ cựu nhưng cũng ngấp nghé kinh qua nhiều đỉnh cao, tôi chưa bao giờ thấy cung núi nào lại nhiều suối như Putaleng. Trên đường đến lán nghỉ Hồ Thầu, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều con suối nằm giữa rừng già. Anh porter bảo suối ở đây rất sạch và trong, có thể dùng được nên không cần mang theo nhiều nước, chỉ cần một chai lớn để hứng nước suối uống là đủ.

Tôi yêu những cánh rừng hoang sơ nên quý luôn anh em bản địa ngày đêm giữ rừng. Putaleng gây ấn tượng mạnh nhất với tôi chính từ khu rừng còn giữ được nét hoang sơ hiếm hoi còn sót lại sau nhiều năm rừng bị khai phá vô tổ chức. Hành trình ngày đầu đưa tôi ngang qua từng thảm rêu, địa y xù xì, hoang dại đang bao phủ lấy gốc cây cổ thụ hay trườn lên những tảng đá khổng lồ và ôm chầm lấy chúng, vô cùng thú vị. Có một lưu ý lớn dành cho những ai chỉ mới nghe về vẻ đẹp Putaleng mà háo hức lên đường: dù cảnh sắc đẹp đến mê hồn nhưng hãy chú ý đến sự an toàn của bạn. Putaleng không phải vùng đất dễ chinh phục. Đoạn đường ngày đầu khá vất vả vì phải băng qua ba đoạn dốc đứng sừng sững, phải đi qua từng nhành cây rừng để có thể di chuyển tiếp. Hãy luôn đi theo đoàn và nguyên tắc đi rừng là không được tách đoàn, bằng mọi giá. Ở đây, không có sóng điện thoại nên chúng tôi giữ liên lạc bằng bộ đàm. Wildbuddy sẽ theo sát bạn và anh porter cũng luôn để mắt đến bạn. Việc còn lại là bạn đừng để mình bị xao nhãng và lạc đoàn.

Với sức leo hay chinh chiến các cung đường thì tầm 06 – 07 tiếng là tôi đã lên đến nơi. Tuy nhiên, một khi bạn đã đi cùng đoàn, hãy đợi mọi người. Tận dụng thời gian này để hưởng trọn bầu không khí trong lành, tiếng róc rách chảy của dòng suối men theo từng vách đá. Và thế là sau khoảng hơn 08 tiếng vừa leo vừa nghỉ, cả đoàn cũng tới được điểm trại. Lán gỗ ở mốc 2.500m, do người bản địa xây để tránh gió rét về đêm. Gần lán có một con suối, bạn có thể ngâm chân ở suối sau một ngày leo núi vất vả. Chiều giữa rừng thường buông xuống nhanh hơn. Cả bọn quây quần quanh đống lửa ấm, ăn tối và có cuộc chia sẻ kinh nghiệm “rừng trường” xen lẫn câu chuyện của anh porter về cánh rừng Putaleng huyền ảo.

NGÀY 2: LÁN NGHỈ HỒ THẦU – ĐỈNH – LÁN NGHỈ HỒ THẦU

7h30, đoàn bắt đầu lên đường trekking đỉnh Putaleng. Từ lán nghỉ Hồ Thầu tới đỉnh địa hình chủ yếu là đi trong rừng trúc. Gió nổi lao xao giữa rừng khiến khung cảnh thiên nhiên trước mắt huyền ảo vô cùng. Bạn sẽ hơi có cảm giác rùng mình vì khu rừng già rậm rạp, đầy cây cối âm u và ẩm ướt. Thậm chí thật khó để thấy những tia nắng bởi những tán cây lớn đã che đi.

Sau hơn 03 tiếng, bọn tôi đã đến được chóp Putaleng 3.049m. Từ đỉnh núi, nhìn ngắm không gian núi rừng Tây Bắc, từng tia nắng đang dần rọi qua những tán lá tạo nên một khung cảnh vô cùng hùng vĩ.

Vậy là tôi đã lần nữa chinh phục một trong những cột mốc trong một buổi sáng trong lành đầy gió. Trời quang, mây tạnh, vắng mây khiến tôi thấy thiếu một điều gì đó nhưng cảm giác phấn khích đầy tự hào thì cứ âm ỉ, chảy mãi trong tôi. Tôi phóng tầm mắt nhìn xung quanh, những dãy núi nối đuôi nhau, những tầng mây bồng bềnh ôm ấp đỉnh núi. Khoảnh khắc ngắm nhìn sự kỳ diệu của thiên nhiên, cũng là khi tôi cảm nhận chính bản thân mình. Khi tôi nói tôi sẽ đi Putaleng mùa cuối năm, ai cũng bảo đợi tháng 04 săn hoa đỗ quyên. Nhưng biết đâu đấy, tôi lại quay về Putaleng mùa hoa đỗ quyên thì sao. Mỗi cung đường dù trong thời điểm nào cũng đều có dấu ấn đặc biệt với tôi trên hành trình khát khao chinh phục và khám phá những cánh rừng trong mơ. Đừng đi! Nghiện đấy! Hết chóp này lại đến chóp khác, cung cao, cung khó, cung săn mây, săn hoa… Tây Bắc luôn biết cách làm chiều lòng bạn, đánh đố bạn và thách thức bạn. Hỏi sao tôi không mê Tây Bắc cho được.

Đêm đó, ở lán Hồ Thầu, chúng tôi có dịp quây quần lâu hơn. Đồng bọn hóng những câu chuyện về thể lực và kinh nghiệm đi rừng của tôi. Vì qua ngày hai rồi mà trông tôi vẫn khỏe quá. Cuối cùng, mỗi đứa tìm một góc để ngả lưng. Tiếng gió đêm rít qua buốt tận xương, lạnh đến run rẩy. Nghe có tiếng đứa nhóc nào đó khẽ rên rỉ vì nhức mình, có đứa trở người cũng khó khăn, chắc bọn nó mỏi mệt lắm. Dưới ngọn lửa bập bùng, xen lẫn tiếng suối róc rách ngày đêm, tôi lặng người trước đêm cuối ở rừng. Không gian tĩnh mịch, ma mị nhưng được cái yên ắng và bình an đến lạ.

NGÀY 3: LÁN NGHỈ TẢ LÈNG – SAPA – HÀ NỘI

Sáng ngày thứ ba, chúng tôi dọn dẹp đồ đạc để xuống núi. Tôi có thói quen thấy rác trên đường là mang về luôn. Dù là Bà Đen, Chứa Chan, Tà Giang hay cả Tây Bắc. Bởi vậy balo tôi mang thường to và phần tập thể lực cũng phải chuẩn bị kỹ hơn và tốt hơn cung đường tôi tính đi. Vì, tôi muốn những cánh rừng này sẽ tồn tại đến khi tôi quay lại và còn đời sau, cho những chân trek tương lai nữa. À! Tôi hay “nhai đi nhai lại” những cung núi đã qua mỗi khi có dịp.

Hành trình khám phá Putaleng khá độc đáo khi lên một đường và xuống một đường. Lần xuống núi này, đoàn tôi đi theo hướng xã Tả Lèng. Địa hình khá dễ đi, đường thoải hơn, đi xuyên rừng cổ thụ và cảnh vật cũng đẹp chẳng kém gì. Anh porter hứa hẹn nếu đến đây vào tháng 03 – tháng 04, chắc chắn sẽ được thấy sắc hoa đỗ quyên và rừng trúc lùn ngất ngây. Gần 12h trưa, bọn tôi ra được cầu treo, vội vã nhờ dân bản đèo các bạn bị đau chân ra trung tâm xã. Còn tôi thì tiếp tục cho hết hành trình với 7km cuối cùng.

Tối đó, Sapa ấm áp chiêu đãi chúng tôi bằng tắm lá thuốc của người Dao cùng những món ăn đặc sản quen thuộc. Vậy mà, mỗi lần thử lại vẫn thấy ngon. Bởi lẽ, mỗi lần như thế là kinh qua những cung đường mới, gặp những đồng đội mới, câu chuyện cũng lại mới mẻ hơn. Và sau đó là về lại Hà Nội.

Tạm biệt Putaleng, chúng tôi lưu lại số của nhau để hẹn họp mặt cung đường khác. Tôi take note vào điện thoại những ngọn núi đã chinh phục, trong đó đánh dấu tick nhanh vào địa danh Putaleng 1 gạch.

Đối với tôi, Putaleng nằm trong top những thử thách đáng giá nhất. Hỏi tôi có mệt không. Sao không? Dù chuẩn bị thể lực tốt đến mấy nhưng với những cung đi lần đầu, tôi vẫn run lên vì đói, vì mỏi nhừ với hàng tá thứ lỉnh kỉnh trên vai. Có lúc chân cũng chùn không muốn bước, cũng có lúc muốn chửi thề vì bị bào sức quá mức nhưng núi rừng không bao giờ xử tệ với bạn. Bằng chứng là những trải nghiệm quý giá mà Putaleng đã mang lại, là thảm thực vật độc đáo hay cảnh quan đa dạng thay đổi liên tục khiến tôi kinh ngạc đầy bất ngờ và mải miết đắm chìm trong sự huyền bí. Khi bạn cảm nhận trọn vẹn bằng mọi giác quan cũng là khi bạn nhận ra bản thân bạn có thể đi đến đâu và làm được những gì.

Review Chi Tiết Tour Chinh Phục Nam Kang Ho Tao

chúng mình là dân lang thang trong “làng” trekking. Vậy mà khoảng 2-3 năm trở lại gần đây mới được nghe danh đến ngọn núi lạ hoắc Nam Kang Ho Tao. Một ngọn núi tọa lạc tại bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, Lai Châu. Nhiều trekker cho rằng, dù Nam Kang Ho Tao không nằm trong top 10 đỉnh núi cao nhất Việt Nam nhưng với địa hình chủ yếu là vách núi đá, dốc đứng cheo leo nó cũng phải khiến cho biết bao trekker cừ khôi phải e dè khi trekking. Và chính Phượt cũng phải thừa nhận điều đó. Bởi vì mình đã tham gia chuyến tour leo núi chinh phục Nam Kang Ho Tao vào hồi tháng 3 vừa rồi.

Đây quả thật là 1 hành trình mạo hiểm, có 1 không 2. Đầy rẫy thách thức nhưng cũng hấp dẫn, thú vị không kém…

Ngày đầu tiên: Hà Nội – Sapa

Tương tự như một số hành trình khác, ngày đầu tiên của tour chinh phục Nam Kang Ho Tao cũng buộc bạn phải có mặt tại thị trấn Sapa mờ sương của Lào Cai. Thông thường, bạn có thể mua vé xe giường nằm cao cấp tại 1 số bến xe ở Hà Nội. Ví dụ như bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát…

Xe giường nằm cao cấp của tour trekking leo núi Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Internet

Ngày thứ 2: Sapa – Than Uyên – Camp 1 Buổi sáng

Sau khoảng 6 tiếng di chuyển trên đường cao tốc thì tờ mờ sáng sớm hôm sau, cả đoàn đã tới bến xe Sapa. Trưởng nhóm dẫn mọi người đến một nhà hàng bình dân, sạch sẽ để vệ sinh cá nhân, ăn sáng. Rồi tranh thủ sắp xếp lại đồ đạc. Bỏ bớt đồ ở đây và chỉ mang theo những vật dụng cực kỳ cần thiết cho chuyến trekking. 

Sau đó, xe trung chuyển 16 chỗ đến đón đoàn. Di chuyển đến địa phận huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu – nơi cách Sapa 100km. Tiếp tục di chuyển đến bản Thào A – nơi được cho là điểm bắt đầu của cung trekking. Tại đây, mọi người được gặp 2 anh porter người dân tộc Dao rất thông thạo đường đi. Nên ai cũng cảm thấy yên tâm. Hai porter nhanh nhẹn phân chia đồ đạc, nước uống, dụng cụ leo núi… cho mọi người. Và thế là, chuyến tour chinh phục Nam Kang Ho Tao của chúng mình chính thức bắt đầu.

Chặng đường đầu tiên thật gian nan, bởi địa hình cực kỳ dốc và thay đổi liên tục. Lúc đầu còn gặp một con suối to với dòng nước trong xanh, mát lạnh. Sau đó là những tảng đá to của con suối cạn nước nhô lên. Những bước đi không còn đơn giản là nhón chân đi trên đường hay leo dốc nữa mà là nhảy đá. Nếu không may ngã đầu gối đập xuống đá, đau nhói thì vẫn phải đứng dậy mà đi tiếp.

Chặng đường đầu tiên của tour trekking Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Internet

Và rồi, phía trước, những vách đá dựng đứng đang chờ đón. Không có mép bám, cả đoàn chỉ có cách đu dây. Rồi dùng tay chân để túm thật khéo léo để leo lên. Ngay dưới những dốc đá ấy lại là suối và đá tảng, vô cùng nguy hiểm. Phượt có cảm tưởng như cả cơ thể mình phải nằm rạp xuống, bám chặt và gồng hết sức mình mới vượt qua được.

Buổi trưa

Vượt qua được khoảng ⅔ chặng đường dốc đá ấy, có vẻ thấy ai cũng thấm mệt nên trưởng nhóm quyết định cho cả đoàn nghỉ ngơi bên cạnh một con suối hoang sơ, gồ ghề là đá tảng, khổng lồ. Bữa trưa diễn ra đạm bạc với món cơm lam muối lạc, thịt xiên nướng… và táo, cam để tráng miệng. Dù đơn giản nhưng vì mất sức với chặng đường leo núi khó khăn nên ai cũng ăn một cách ngấu nghiến. Rồi tranh thủ chợp mắt, nghỉ ngơi vài phút trước khi tiếp tục hành trình.

Buổi chiều

Vẫn là ⅓ đoạn đường dốc đá của tour chinh phục Nam Kang Ho Tao. Nhưng chắc vì thời tiết mát mẻ hơn nên cả đoàn tụi mình đã nhanh chóng vượt qua. Vượt qua bức tường đá cheo leo ấy là đến với khu rừng thảo quả. Một loại quả khá đặc trưng ở vùng núi Tây Bắc. Cả cánh rừng hiện ra với những tán cây cao, rộng, in hằn từng vệt ngang dọc trên bầu trời. Mặc dù, bây giờ không phải là thời điểm thu hoạch thảo quả. Nhưng tại khu rừng này vẫn có khá nhiều lán nghỉ của người dân đi rừng hái thảo quả để lại. 

Khu vườn nguyên sinh tuyệt đẹp trên hành trình tour leo núi Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Internet

Mọi người quyết định sẽ dừng nghỉ chân, cắm trại tại lán nghỉ cuối cùng của rừng thảo quả. Ngày đầu tiên của hành trình đã trôi qua trong cái nắng buông nhẹ của rừng già. Tranh thủ sắp xếp đồ đạc, dựng thêm lều trại vì một lán nghỉ chỉ đủ cho khoảng 7-9 người… Sau đó, ai ai cũng xúm vào phụ giúp porter lên lửa nấu cơm. 

Bữa tối đơn giản với cơm trắng, canh khoai tây và trứng chiên… Cả đoàn ngồi quây quần bên nhau, ăn uống và trò chuyện rất vui vẻ. Nhiệt độ ở Nam Kang Ho Tao xuống rất nhanh. Từng cơn gió lùa vào áo. Lạnh buốt. Thế nên, dù rất muốn ngắm sao trời trong đêm, Phượt cũng chỉ biết cắn răng và chui vào lều đi ngủ, dưỡng sức cho hành trình ngày mai.

Ngày thứ 3: Camp 1 – Đỉnh Nam Kang Ho Tao – Camp 2 Buổi sáng

Sáng hôm sau, mọi người đều quyết định dậy sớm, tiếp tục hành trình tour chinh phục Nam Kang Ho Tao sớm để tránh cái nắng gay gắt của núi rừng. Sau khi vệ sinh cá nhân, ăn sáng xong thì ai ai cũng muốn lên đường thật nhanh. 

Đoạn đường tiếp theo của ngày hôm nay chủ yếu là vượt qua suối rồi rừng rậm và rừng tre, trúc. Buổi sáng ở trong rừng, sương vẫn còn đọng trên lá. Cây ôm từng bước chân, lá cỏ gai xước xát vào da thịt. Tui mình cứ mải miết hành quân, tưởng chừng như đi qua rất nhiều con đường, hết vượt suối lại lên núi rồi xuống núi. Băng qua cả những khu vực mà chỉ có dấu chân của người thợ săn. Thậm chí còn phải bám cây, bò trườn qua những lối đi rậm rạp. 

Tiếp tục trekking chinh phục hành trình tour leo núi Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Internet

Buổi trưa

Mọi người chỉ kịp tranh thủ ăn cơm nắm muối vừng dọc đường, nghỉ ngơi vài phút rồi lại tiếp tục chuyến đi để cho kịp đến nơi.

Buổi chiều

Rừng trúc trước mặt đã hiện ra nhưng rất kín lối. Các anh porter tiên phong đi đầu tiên, rồi dùng dao rựa để chém vào những thân cây trúc mở đường. Những gốc cây vừa bị chém, nhọn hoắt cứa quẹt vào chân mọi người khi đang cố bước vào sâu. Hàng loạt cây đổ rạp trước mặt, tụi mình lại nhổm mông và cẩn thận trèo qua. Trên đầu, thấy nắng chiều lơ lửng, soi ánh le lắt xuống từng khóm trúc xanh lơ. 

Lưu ý là mỗi bước chân cần đánh động và quan sát thật kỹ vì khu vực này “trú ngụ” khá nhiều loài rắn, rết, cực kỳ hiểm nguy.

Bầu trời dần dần buông nắng, gió ru rừng trúc trong ánh chiều. Giữa chiều, cả đoàn cũng đã đến vùng yên ngựa – điểm hạ trại. Cũng là khu vực phân chia Lào Cai – Lai Châu. Mọi người để balo ở đây rồi trekking lên đỉnh, cố gắng đạt mục đích cuối cùng của chuyến tour chinh phục Nam Kang Ho Tao. 

Càng đi càng thấy bóng chiều đổ dồn. Đường đi lại cực kỳ rậm rạp. Trời tối dần. Lối đi có rất nhiều gốc cây đổ bắc ngang vực. Rồi cả đoàn phải vượt qua một đoạn đường rất nhiều cây gai… Và cuối cùng porter thông báo là đỉnh núi đã ở phía trước mặt rồi. 

Đúng là như thế, đỉnh núi Nam Kang Ho Tao kiêu hãnh, bí ẩn đã ở ngay dưới chân tụi mình. Mọi thứ trên đỉnh chỉ là cây khô, trúc và cỏ dại.

Đỉnh Nam Kang Ho Tao. Ảnh: Internet

Buổi tối

Mọi người quay về điểm hạ trại, lên lửa nấu cơm và ăn tối. Cùng nhau tận hưởng cảm giác hân hoan khi đã chinh phục được đỉnh cao nhất của Nam Kang Ho Tao. Phượt còn cảm thấy rất tự hào về chiến công vĩ đại ấy của mình…

Ngày thứ 4: Camp 2 – Sapa – Hà Nội

Buổi sáng trên núi không khí còn rất lạnh, sương long lanh trên tán cây rừng, cảnh đẹp rất đỗi hoang sơ nhưng không hề gay gắt. 

Cả đoàn thu dọn rồi di chuyển xuống núi theo hướng Sapa, Lào Cai. Đi ngang qua cả những tán cây cổ thụ Pơ mu sống sâu trong khu rừng Hoàng Liên Sơn.

Về đến bản Dền Thàng, di chuyển ra xã Tả Van bằng xe ôm rồi buổi chiều có mặt ở thị trấn mờ sương Sapa. Bạn sẽ được tận hưởng thêm một số những trải nghiệm tuyệt vời như tắm lá thuốc của người Dao để hồi phục sức khỏe. Hay thưởng thức lẩu cá hồi – đặc sản độc đáo, thơm ngon của nơi đây…

Lẩu cá hồi Sapa chia tay. Ảnh: Internet

Lưu ý khi tham gia tour chinh phục Nam Kang Ho Tao

Đây là cung trekking khó bậc nhất Tây Bắc. Vì thế bạn nên chuẩn bị thể lực kỹ càng, trang bị vật dụng đầy đủ. 

Tuyệt đối không được tách đoàn trong quá trình leo núi. Điều đó thực sự rất nguy hiểm.

Xem tổng hợp các tour trekking và đặt tour trekking giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral mời bạn bè đăng ký tài khoản Phuotvivu. Sau khi người được mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu bạn được 50K/1 người mới. Xem hướng dẫn.

Đăng bởi: Dương Tiến Triển

Từ khoá: Review chi tiết tour chinh phục Nam Kang Ho Tao

Hành Trình Phượt Đà Lạt Chinh Phục Thác Datanla

Contents

Related Posts

Ngắm thác Datanla giữa bạt ngàn rừng xanh

Thác Datanla với vẻ đẹp hùng vĩ (Ảnh sưu tầm)

Với những vách đá sừng sững lên đến hàng chục mét giữa rừng xanh thẳm và những hẻm núi sâu, thác Datanla vừa quyến rũ vừa hùng vĩ như một con hổ dữ muốn gột rửa tất cả. Ngắm thác Datanla trong tiết trời mát mẻ, giữa rừng cây xanh bất tận sẽ mang đến cho bạn cảm giác thư thái tuyệt vời.

Đi cầu thang hàng trăm mét để khám phá Datanla. thác nước

Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyến đi Chuyến đi phượt Đà Lạt Sau đó đến và chinh phục thác Datanla 7 tầng. Chắc chắn nơi đây sẽ mang đến cho bạn cảm giác tuyệt vời. Datanla là một quần thể gồm 7 tầng thác khác nhau, có những thác nước chảy hiền hòa, róc rách như một dòng suối hiền hòa nhưng cũng có nơi nước chảy xiết, rít gào ầm ầm từ những vách núi cao. xuống vực thẳm…

Vượt qua những bậc thang hàng trăm mét để khám phá vẻ đẹp của thác Datanla (Ảnh sưu tầm)

Để khám phá hết 7 tầng thác Datanla, bạn sẽ phải đi bộ qua những bậc thang xây bằng xi măng phủ rêu xanh nên khá trơn trượt. Có thể nói, chinh phục thác Datanla sẽ là một thử thách không nhỏ đối với con người Du lịch phượt Đà Lạt. Nếu bạn yêu thích khám phá, lặn biển và muốn chinh phục thác Datanla thì hãy vượt hàng trăm mét để men theo dòng thác huyền thoại, chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thác.

Đi cầu trượt để ngắm rừng xanh bạt ngàn

Thay vì đi bộ chinh phục thác Datanla, bạn có thể chọn cho mình phương án nhẹ nhàng hơn. Việc chinh phục thác bằng máng trượt sẽ mang lại cảm giác mạnh và phấn khích mà không cần tốn sức.

Đi máng trượt để ngắm thác Datanla và rừng xanh đại ngàn (Ảnh sưu tầm)

Tàu lượn có thể điều khiển tốc độ nhanh hay chậm. Tàu len lỏi qua những cánh rừng xanh mướt, những vách đá cheo leo khiến bạn không khỏi sợ hãi mà vô cùng thích thú.

Khám phá những thác nước ẩn

Đến với Datanla, du khách nên khám phá những ghềnh thác ẩn sâu trong vách đá và được bao phủ bởi thảm thực vật xanh tươi. Những con ghềnh nhỏ mang vẻ đẹp của một thiếu nữ đang say giấc nồng, chỉ dám chảy qua ghềnh êm đềm, duyên dáng.

Nếu bạn đang tìm kiếm một chuyến đi Du lịch phượt Đà LạtNếu bạn muốn chinh phục thác Datanla thì đừng bỏ qua những thác ghềnh kỳ thú này.

Chinh phục Vực thẳm tử thần bằng dây đu qua vách đá

Vực thẳm Tử thần với những vách đá sừng sững, ở giữa là vực sâu bao phủ bởi thảm thực vật xanh mướt. Ở đây còn có một con thác “hung dữ” dường như đang trút cơn thịnh nộ khiến nước đổ xuống ầm ầm.

Chinh phục Vực thẳm tử thần bằng đu dây – hoạt động mạo hiểm được yêu thích ở Datanla (Ảnh sưu tầm)

Với lợi thế về địa hình, đu dây, trèo qua các vách đá để chinh phục dòng thác hùng vỹ trở thành một trong những hoạt động mạo hiểm được nhiều du khách thích thú.

Ngắm thác nước và rừng xanh từ trên cao bằng cáp treo

Cáp treo lơ lửng trên không, xuyên qua những cánh rừng, thác nước, núi cao, vách đá… sẽ giúp bạn ngắm nhìn toàn cảnh thác Datanla từ trên cao với khung cảnh hữu tình, hoang sơ và hùng vĩ.

Đi cáp treo giúp bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh thác Datanla từ trên cao (Ảnh sưu tầm)

Vì vậy, khám phá thác Datanla bằng cáp treo là một trong những lựa chọn tuyệt vời của các bạn trẻ.

Trượt nước trên Datanla. thác nước

Đây là một trong những cách chinh phục thác Datanla hiểm trở nhất, cho bạn cảm giác sảng khoái với dòng nước mát lạnh từ trên cao đổ xuống. Tuy hơi mạo hiểm nhưng trải nghiệm trượt tuyết hay chèo thuyền vượt thác sẽ mang lại cho bạn những kỷ niệm khó quên nhất. Và đây cũng là một trong những hoạt động du lịch được nhiều du khách lựa chọn.

Trượt thác Datanla – một trò chơi mạo hiểm nhưng được yêu thích tại Datanla (Ảnh sưu tầm)

Đăng bởi: Nguyễn Tịnh Phương

Từ khoá: Hành trình phượt Đà Lạt chinh phục thác Datanla

Hành Trình Gian Nan Chinh Phục Cực Đông Của Cặp Đôi Trẻ

Sau 1,5 giờ vượt qua những cồn cát cao như núi, Minh và Giang còn phải tiếp tục trekking khoảng 3 giờ qua nhiều địa hình mới tới được Mũi Đôi, điểm cực Đông của Việt Nam.

Hành trình gian nan chinh phục cực Đông của cặp đôi trẻ

Trước đây, Mũi Đại Lãnh (Phú Yên) được coi là điểm cực Đông của nước ta, thậm chí nơi này còn có một cột mốc lớn đề chữ “Nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam”. Tuy nhiên, khi Mũi Đôi (Khánh Hòa) được khám phá, người ta đã dựa vào tọa độ để công nhận rằng đây mới chính xác là điểm cực Đông của Tổ quốc. Theo số liệu đo đạc, Mũi Đôi đón ánh bình minh sớm hơn ở Mũi Đại Lãnh 4 giây. Tại vị trí này, một chóp inox đã được gắn vào ngày 4/8/2012 để làm mốc điểm cực. Bên cạnh đó, hành trình đi tới Mũi Đôi cũng gian nan, vất vả hơn nhiều lần so với Mũi Đại Lãnh. Dù vậy, đây là một địa điểm mà các bạn trẻ yêu thích du lịch bụi rất muốn chinh phục.

Mũi Đôi thuộc làng chài Đầm Môn, nằm trong vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km theo quốc lộ 1A về hướng Bắc, và cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) tầm 35 km về hướng Nam.

Thời điểm lý tưởng

Khoảng thời gian đầu năm, từ tháng 1 đến tháng 5 là phù hợp nhất để lên đường bởi thời tiết không quá nóng, cũng không mưa, giúp bạn đỡ mất sức. Giai đoạn còn lại của mùa khô (tháng 6 đến tháng 8), nhiệt độ có thể lên tới 35-39 độ C, khiến con đường gian truân càng thêm phần khắc nghiệt. Trong khi đó, từ tháng 9 đến tháng 12 lại là mùa mưa, không phải thời điểm lý tưởng.

Đồ đạc cần chuẩn bị

– Lều, đèn pin, bật lửa (nếu cắm trại qua đêm để hôm sau đón bình minh).

– Nước uống trong quá trình trekking. Mỗi người cần khoảng 2 lít (đi trong ngày) hoặc 3 lít (đi qua đêm).

– Pin dự phòng (nếu cắm trại qua đêm).

– Giày thể thao, trang phục có thể tránh nắng, mũ, khẩu trang, kính râm, găng tay (loại thoáng mát).

– Đồ vệ sinh cá nhân: khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội.

– Các loại thuốc và băng gạc, miếng dán y tế…

– Đồ bơi.

– Đồ ăn khô (xúc xích, bánh mỳ…).

– Áo mưa bộ và túi chống nước loại to để bọc balo hoặc máy ảnh trong trường hợp mưa.

Cách di chuyển

Ngoài ra, tốt nhất bạn nên nhờ người dẫn đường đưa đi thay vì tự tìm đường trekking qua hệ thống định vị. Minh chứng là có nhiều nhóm phượt từng tự đi, và sau 2-3 ngày “vật vã” không thể tìm thấy đích đến, đã phải gọi điện nhờ người dẫn đường “giải cứu”. Trong khi đó, phương án còn lại giúp bạn tiết kiệm tối đa thời gian cũng như sức lực.

Người dẫn đường đến Mũi Đôi nổi tiếng nhất là chú Hai Châu (thường gọi chú Hai, số điện thoại 01662037427). Chú đã làm nghề này được hơn 5 năm, hiện tại không trực tiếp dẫn đường nữa mà đảm nhận vai trò “tổng đài”, phân công cho 3 người nhà làm việc. Giá một lần dẫn đường “khứ hồi” dao động từ 400.000 đồng đến 1 triệu đồng, tùy thuộc số lượng khách (nhóm 2 người là 400.000 đồng, nhóm 30 người cũng chỉ 1 triệu đồng). Những người dẫn đường nhà chú Hai đều rất nhiệt tình, thân thiện. Họ còn giúp khách mang bớt đồ nặng hay lều trại.

Để đi từ Đầm Môn đến nhà chú Hai, bạn phải vượt qua đoạn đường mênh mông cát trắng, với những cồn cát cao như núi. Tiếp theo đó là 8 km trekking khắc nghiệt từ nhà chú Hai tới Mũi Đôi, gồm nhiều thử thách trên các địa hình khác nhau, từ băng rừng, leo núi tới nhảy ghềnh, luồn lách qua các vách đá cheo leo.

Đồi cát đoạn từ Đầm Môn đến nhà chú Hai là một chướng ngại vật thực sự “khó nhằn”.

Lên đường chinh phục cực Đông

Đây là gợi ý hành trình dành cho những bạn xuất phát từ Nha Trang vào buổi sáng và cắm trại qua đêm để đón bình minh Mũi Đôi.

Sau khi ăn sáng, bạn khởi hành lúc 6h30. Do Đầm Môn cách Nha Trang không quá xa (khoảng 80 km) nên có thể chạy xe thong dong. Trên đường từ thị trấn Vạn Giã đến Đầm Môn, bạn nhìn bên tay phải sẽ thấy vài dải đất chạy dọc ra biển rất đẹp, là địa điểm tuyệt vời để chụp những bức ảnh độc đáo.

Khi tới Đầm Môn, bạn cũng đừng quên chụp hình kỷ niệm với cột mốc “Đầm Môn 0 km”. Ngay đoạn này là bến cảng, bạn có thể nghỉ chân và uống nước dừa rất ngọt chỉ với giá 15.000 đồng/quả. Sau đó, quay ngược lại khoảng 30 mét, bạn sẽ nhìn thấy bên tay phải có một con đường cao tốc rộng thênh thang, hai bên là không gian ngút tầm mắt phủ đầy cát, nhấp nhô núi đồi, khiến ta tưởng như đang ở Texas của Mỹ vậy.

Sau đoạn này, bạn sẽ bắt đầu thực sự “nếm mùi” gian nan. Đối lập với con đường cao tốc đẹp như mơ là quãng đường khắc nghiệt dẫn vào nhà chú Hai. Việc đi qua những con dốc cao như núi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi cát phủ dày như sa mạc, xe bị lún tới mức không dựng chân chống mà vẫn tự đứng được. Dưới cái nắng chang chang, hẳn bạn sẽ có lúc nản lòng trong quá trình liên tục vít ga đẩy xe đến mỏi nhừ hai tay, cát bắn tung tóe thẳng lên người đẩy phía sau, chân chôn sâu xuống mặt cát nóng mà không gian phía trước vẫn mênh mông một màu trắng.

Sau khoảng 1,5 giờ “vật lộn” thoát được khỏi đồi cát, cảm giác lúc này là tưởng như kiệt sức. Bạn sẽ tiếp tục phải chạy xe máy cẩn trọng trên đoạn đường khô cằn nứt toác, lộ ra những rãnh sâu và rộng hàng chục cm. Nhưng khi nhìn thấy cảnh biển đẹp tuyệt vời đang dần dần hiện ra trước mắt, mọi mệt mỏi sẽ tan biến, thay vào đó là sự phấn khích, hào hứng vô cùng.

Tới nhà chú Hai tầm giữa trưa, bạn gửi xe lại đây, ăn cơm và nghỉ ngơi một lúc, chuẩn bị tinh thần trước khi bắt đầu trekking vào 3h chiều. Hãy gửi lại đa số đồ đạc, chỉ đem theo những gì cần thiết nhất, và đeo trên vai chứ đừng xách tay.

Quãng đường 8 km từ nhà chú Hai đến điểm cực Đông bao gồm nhiều địa hình khác nhau. Ngay đoạn đầu tiên, có thể bạn đã phải thở gấp khi nhoài người đi qua những con dốc đất đá khô cằn, dưới cái nắng nóng như phả lửa. Tùy tình trạng sức khỏe, sau khoảng 2 – 3 giờ băng rừng, vượt núi, bạn sẽ tới được bãi Gió. Nhiều người chọn địa điểm này để dừng chân cắm trại (do mặt đất bằng phẳng, luôn có gió thổi mát lạnh), rồi sáng hôm sau dậy sớm đi tiếp ra Mũi Đôi.

Tuy nhiên, Minh và Giang chọn đi thẳng đến Mũi Đôi chứ không ngủ lại bãi Gió, nhằm giảm bớt thời gian của hành trình quay về vào hôm sau. Khoảng cách từ bãi Gió tới Mũi Đôi chỉ vài trăm mét nhưng bạn sẽ mất khoảng 45 phút – 1 giờ nhảy ghềnh mới vượt qua được những tảng đá lớn nằm san sát và chồng lên nhau, đôi khi có những vách cheo leo khá nguy hiểm.

Thử thách cuối cùng trước khi chạm tay được vào chóp inox là bám dây thừng để trèo lên tảng đá lớn nhất, cao tầm 7 mét. Đây hẳn là điều khó khăn với nhiều bạn gái, tuy nhiên người dẫn đường luôn đem theo dây bảo hộ và sẽ giúp bạn leo một cách dễ dàng hơn.

Chinh phục cực Đông cùng “nửa kia” của mình là một trải nghiệm đáng nhớ trong đời.

Sau những nỗ lực quên mệt mỏi, phần thưởng dành cho bạn chính là cảm giác vô cùng sung sướng, phấn khích tột độ khi đặt chân lên điểm cực Đông của Tổ quốc – nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam, nơi mà bất cứ dân phượt nào cũng mong muốn chinh phục.

Buổi tối ở Mũi Đôi, sau khi giúp bạn dựng lều, người dẫn đường sẽ nổi lửa, nướng món sườn ướp gia vị đậm đà do bà xã chú Hai chuẩn bị. Vừa nhâm nhi sườn nướng tuyệt ngon, vừa ngắm sao trời lấp lánh, nghe sóng vỗ rì rào thực sự là một trải nghiệm khó quên.

Sáng hôm sau, bạn thức dậy sớm (khoảng 5h15) để đón bình minh vào tầm 6h. Cần lưu ý là mặt trời mọc rất nhanh, từ lúc bắt đầu nhô lên tới khi qua hẳn khỏi đường chân trời chỉ hơn một phút, bởi vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng máy ảnh trước 6h nếu không muốn bỏ lỡ giây phút đáng giá nhất của cả hành trình.

Chụp ảnh xong xuôi, bạn nên thu dọn lều trại và khởi hành trở về càng sớm càng tốt, tránh bị mất sức do trời nắng nóng. Một yếu tố có thể giúp bạn đỡ nản lòng là chiều về thường nhanh và đỡ mệt hơn chiều đi. Ví dụ như trường hợp của Minh và Giang, nhờ sức khỏe khá tốt, cặp đôi mất đúng 3 giờ trekking từ nhà chú Hai đến Mũi Đôi với 3 lần nghỉ chớp nhoáng trên đường, trong khi chiều về chỉ mất 2,5 giờ với 1 lần nghỉ.

Về tới nhà chú Hai lúc hơn 9h, bạn sẽ được chào đón bằng cốc nước chanh mát lạnh, thơm ngon do cô Hai pha chế. Sau đó, gợi ý hấp dẫn dành cho bạn là ra bãi biển sau nhà chú Hai tắm thỏa thích, hòa mình vào làn nước trong xanh, ngắm nhìn khung cảnh đẹp nao lòng với vẻ hoang sơ, yên tĩnh mà hiếm nơi nào có được.

Ăn trưa xong, bạn nghỉ ngơi một lúc rồi lên xe quay lại Đầm Môn. Lúc này, đồi cát sẽ là một thử thách dễ chịu hơn so với chiều đi bởi đa phần là xuống dốc, xe không bị lún, đẩy xe đỡ mất sức hơn, thời gian di chuyển giảm đến một nửa.

Nước biển trong vắt và xanh biếc như ngọc ở bãi tắm nhà chú Hai.

Các lưu ý về chuyến đi:

– Do hành trình rất vất vả nên bạn cần rèn luyện sức khỏe khoảng 2 tuần trước khi khởi hành để quen cảm giác vận động và trở nên dai sức hơn.

– Chú Hai rất nổi tiếng nên nhiều người ở khu vực cảng sò Đầm Môn tự nhận là “người nhà chú Hai”, muốn dẫn đường cho khách để kiếm tiền. Tuy nhiên, giá họ đưa ra sẽ cao và chất lượng dịch vụ không tốt.

– Nhà chú Hai có vị trí biệt lập so với khu dân cư, xung quanh không có người ở và địa hình cũng rất khó đi. Do đó, nếu muốn ăn ngon hay đặt thịt cá mang theo để nướng khi cắm trại, bạn cần gọi điện đặt trước khoảng 2 ngày.

– Trang phục khi trekking cần đủ độ dày nhằm hạn chế trầy xước chân tay. Ngoài ra, áo có mũ cũng hiệu quả trong việc chống nắng.

Chi phí cụ thể

Đây là những khoản chi phí của Minh và Giang, tính riêng cho chuyến đi Nha Trang – Mũi Đôi 1,5 ngày:

– Vé máy bay khứ hồi Hà Nội – Nha Trang (2 người): 3.380.000 đồng.

– Di chuyển 2 chiều sân bay – thành phố Nha Trang: 360.000 đồng.

– Thuê xe máy và đổ xăng: 210.000 đồng.

– Trọn gói ở nhà chú Hai: 1.100.000 đồng (công dẫn đường, cho thuê lều, ăn ba bữa…).

– Ăn uống ở Nha Trang: 400.000 đồng.

Tổng cộng: 5.450.000 đồng/2 người.

Gợi ý lịch trình tiếp theo

Khi đã hoàn thành mục tiêu chinh phục Mũi Đôi, bạn có thể lựa chọn tiếp tục khám phá Phú Yên:

– Chạy xe từ Đầm Môn đến thôn Đồng Bé, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên để thăm mũi Đại Lãnh (địa điểm từng được cho là cực Đông).

– Gửi xe và đặt cơm tối ở nhà chú Mười (ngay dưới chân hải đăng Đại Lãnh). Tắm biển ở bãi Môn rồi về ăn tối.

– Bạn có thể ngủ luôn trên hải đăng hoặc ở nhà chú Mười, sáng hôm sau 5h dậy đi ra mũi Đại Lãnh đón bình minh.

Xem ảnh hành trình gian nan chinh phục Mũi Đôi

Trên đường từ thị trấn Vạn Giã đến Đầm Môn, bạn nhìn bên tay phải sẽ thấy vài dải đất chạy dọc ra biển rất đẹp.

Đừng quên chụp ảnh kỷ niệm với cột mốc “Đầm Môn 0 km”.

Con đường cao tốc rộng thênh thang ở khu vực Đầm Môn, hai bên là không gian ngút tầm mắt phủ đầy cát, nhấp nhô núi đồi, khiến ta tưởng như đang ở Texas của Mỹ vậy.

Đối lập với con đường cao tốc đẹp như mơ là quãng đường khắc nghiệt dẫn vào nhà chú Hai.

Việc đi qua những con dốc cao như núi trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi cát phủ dày như sa mạc, xe bị lún tới mức không dựng chân chống mà vẫn tự đứng được.

Sau khoảng 1,5 giờ “vật lộn” thoát được khỏi đồi cát, cảm giác lúc này là tưởng như kiệt sức. Bạn sẽ tiếp tục phải chạy xe máy cẩn trọng trên đoạn đường khô cằn nứt toác, lộ ra những rãnh sâu và rộng hàng chục cm. Nhưng khi nhìn thấy cảnh biển đẹp tuyệt vời đang dần dần hiện ra trước mắt, mọi mệt mỏi sẽ tan biến, thay vào đó là sự phấn khích, hào hứng vô cùng.

Quãng đường 8 km từ nhà chú Hai đến điểm cực Đông bao gồm nhiều địa hình khác nhau. Ngay đoạn đầu tiên, có thể bạn đã phải thở gấp khi nhoài người đi qua những con dốc đất đá khô cằn, dưới cái nắng nóng như phả lửa.

Người dẫn đường giúp khách mang lều, đồ ăn tối.

Băng rừng tuy mệt nhưng lại tránh được nắng, giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Quãng đường trekking là cả một hành trình lên dốc – xuống dốc suốt 3 giờ. Khu vực bằng phẳng duy nhất là bãi Cổ Ống, chiếm độ dài không đáng kể so với cả chuyến đi.

Một góc nhỏ thơ mộng trên con đường khắc nghiệt.

Khi trekking, cát tuy không nhiều như ở đoạn Đầm Môn nhưng cũng đủ khiến bước chân bạn thêm nặng nề.

Theo Ngôi Sao

Đăng bởi: Phạm Ngọc Tuyền

Từ khoá: Hành trình gian nan chinh phục cực Đông của cặp đôi trẻ

Nào Cùng Chinh Phục Ngũ Hành Sơn!

1. Xác định vị trí Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về phía Đông Nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng – Hội An. Nay thuộc phường Hòa Hải, Quận Ngũ Hành Sơn.

Ngũ Hành Sơn nằm giữa những bãi cát mịn kéo dài từ biển Non Nước đến bán đảo Tiên Sa. Đây là các hòn đảo nằm gần bãi biển do tác động của thủy triều đã bồi đắp và tạo nên những thiên cảnh hùng vĩ.

Thuở xa xưa người Chiêm Thành, thờ thần linh theo tín ngưỡng của họ. Ngày nay, còn lưu lại di tích qua những tượng thần bằng đá, những đền tháp và hình tượng khắc trong vách đá ở Chùa Linh Ứng, trong động Huyền Không.

Phong cảnh hữu tình của quần thể di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn thu hút du khách

2. Ý nghĩa tên gọi Ngũ Hành Sơn

Tên gọi Ngũ Hành Sơn xuất hiện vào đầu thế kỷ 19 và tồn tại cho đến ngày nay. Có nhiều tài liệu cho rằng, danh xưng này do vua Minh Mạng đặt ra trong một chuyến đi chiêm bái các ngọn núi vào năm 1837.

Vua Minh Mạng đã dựa vào Nho giáo cổ thư liên hệ các sự vật với nhiều thành phần, sinh thái mà đặt tên chung Ngũ Hành Sơn cho năm ngọn núi, với các thuyết phong thủy vạn vật phát sinh từ 5 yếu tố cơ bản đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Kim Sơn

Nằm bên cạnh bờ sông Cổ Cò, là nơi xưa kia vua cập thuyền khi ghé đến Ngũ Hành Sơn. Tại núi Kim Sơn có một hang động cao tới 15m, rộng 10m, dài 50m với những bậc đá được hình thành một cách rất tự nhiên và tầng tầng lớp lớp nhũ đá óng ánh đẹp mắt.

Mộc Sơn

Nơi này còn được gọi bằng tên Mồng Gà do phần đỉnh núi được xẻ thành nhiều khối nhỏ hơn giống mồng gà. Ở Mộc Sơn không có chùa mà điểm nổi bật chính là tảng đá màu trắng mà người dân gọi là Bà Quan Âm hay Cô Mụ.

Thủy Sơn

Chính là ngọn núi đẹp nhất mà du khách không thể bỏ lỡ. Nơi này còn được người dân ưu ái khi còn gọi là chùa Non Nước. Toàn bộ dãy núi có tổng diện tích hơn 15ha với rất nhiều chùa chiền với lịch sử hình thành lâu đời.

Hỏa Sơn

Gồm Dương Hỏa Sơn và Âm hỏa sơn nối với nhau bằng một đường đá.

Thổ Sơn

Nếu chú ý quan sát, du khách sẽ nhận ra ngay Thổ Sơn tựa như một con rồng đang nằm dài trên bãi cát trắng. Tại ngọn núi này có hang Bồ Đề (hay hang Cóc) đã được sử dụng làm nơi trú ẩn tránh bom thời kỳ chiến tranh chống Mỹ, chống Pháp.

3. Sự tích Ngũ Hành Sơn

Có khá nhiều truyền thuyết và huyền thoại về Ngũ Hành Sơn nhưng sự tích ngũ hành sơn được nhắc lại nhiều nhất là câu chuyện của người Chăm. Ngày xửa ngày xưa, có một ẩn sĩ sống giữa bãi cát mênh mông bên bờ biển.

Một hôm nọ, ông thấy một con giao long rất lớn đến vùng đất này để đẻ trứng. Bỗng nhiên, có một vầng hào quang chợt xuất hiện, con rùa vàng hiện lên, tự xưng là thần Kim Quy. Nó đào cát vùi xuống những quả trứng, giao cho ông lão một cái móng chân rồi dạy ông cách trông coi những quả trứng rồng.

Cũng nhờ cái móng rồng mà ông lão ngăn chặn được các loài thú dữ đến xâm phạm nơi ấp ứng. Ngày qua ngày, quả trứng lớn dần, cho đến một hôm quả trứng ấy nở ra một nàng tiên xinh đẹp.

Vỏ quả trứng được tách thành 5 mảnh, trở thành năm ngọn núi đại diện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nhà vua nước Chăm Pa lúc bấy giờ nghe được câu chuyện ấy liền cưới nàng tiên làm vợ còn Thần Kim Quy đưa ông lão lên trời.

4. Lịch Sử Ngũ Hành Sơn

Ngũ Hành Sơn có bề dày lịch sử, đã trải qua hàng trăm năm và ghi lại nhiều dấu ấn lịch sử thiêng liêng. Khoảng 200 năm trước, vua Minh Mạng đã đến thăm Ngũ Hành Sơn. Chính ông đã đặt tên cho các ngọn núi, hang động và đền thờ. Không ai không biết những cái tên như Ngũ Hành Sơn, Lăng Hư, Tàng Chân, Huyền Không, Hoa Nghiêm, Vân Nguyệt, Thiên Long… đã khiến nhà vua suy nghĩ mất bao lâu.

Nhưng có một điều chắc chắn rằng, trong những bộn bề lo toan cho nước nhà, trong tâm thức của con người này, cảnh sông núi Ngũ Hành đã rất được lưu tâm và quan trọng, cách ông đặt tên thể hiện được niềm tự khi đến vùng đất xinh đẹp này.

Nơi đây, từng ngôi chùa, ngọn tháp có từ đầu thế kỷ 19, và từng tác phẩm điêu khắc Chăm từ thế kỷ 14, 15 vẫn còn in đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử. Vách đá rêu phong trong hang cũng in dấu bút tích các bài thơ từ thời Lê và Trần.

Ngoài ra còn có các di tích lịch sử văn hóa như lăng mộ của mẹ tướng quân Trần Quang Diệu, đền thờ em gái Vua Minh Mạng là công chúa Ngọc Lan, các bút tích quốc tự sắc phon của triều Nguyễn vẫn còn lưu giữ tại chùa Tam Thai.

Những di tích lịch sử đấu tranh cách mạng như Địa đạo núi đá Chồng, núi Kim Sơn, hang Âm Phủ, hang Bà Tho… Tất cả chứng minh lịch sử hùng hồn về một Ngũ Hành Sơn huyền thoại, về một vùng đất địa linh nhân kiệt đầy chất sử thi.

5. Khu du lịch Ngũ Hành Sơn có gì đẹp Thủy Sơn – Đẹp nhất trong các ngọn núi ở Ngũ Hành Sơn

Thủy Sơn, ngọn núi to nhất và nhiều cảnh đẹp đáng để tham quan nhất ở Đà Nẵng. Đây là điểm đến mang đậm nét tâm linh, văn hóa và lịch sử.

Lên đến đỉnh của Thủy Sơn, du khách sẽ phải choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên đặc sắc của toàn bộ núi Ngũ Hành Sơn, hình ảnh thành phố phía xa và những bãi biển đẹp nên thơ bao quanh đó.

Thủy Sơn – Ngọn núi đẹp nhất Ngũ Hành Sơn

Kim Sơn – Nơi tọa lạc của ngôi chùa Quán Thế Âm

Ngọn núi Kim Sơn có một hang động dài khoảng hơn 50m ẩn mình ở phía dưới. Bên trong hang là những lớp thạch nhũ rất đẹp mắt, hình thể đa dạng, đường nét rõ ràng, sắc sảo. Đặc biệt, lớp thạch nhũ ở hang bám vào vách đá tạo thành hình dáng tượng Quán Thế Âm Bồ Tát kích cỡ như người thật, oai nghiêm đứng trên con rồng cuộn mình.

Thạch nhũ trong hang động ở Kim Sơn

Đây là điểm đến không thể bỏ qua đối với những tín đồ du lịch tâm linh. Ngoài ra, ở Kim Sơn còn nổi tiếng với lễ hội Quán Thế Âm truyền thống được tổ chức hàng năm, nhằm duy trì và lan tỏa nét văn hóa Phật giáo.

Mộc Sơn với khối đá Quan Âm cẩm thạch màu trắng

Mộc Sơn có một khối đá cẩm thạch màu trắng với hình dáng như một người đang ngồi gây ấn tượng với nhiều du khách. Khối đá thường được người dân bản địa gọi Bà Quan Âm hay Cô Mụ. Đây là ngọn núi duy nhất ở Ngũ Hành Sơn không có chùa chiền hay tâm linh, cũng rất ít cây cối.

Đỉnh Mộc Sơn

Chùa Linh Ứng Ngũ Hành Sơn

Chùa Linh Ứng Đà Nẵng là ngôi chùa cổ có tuổi đời gần 200 năm, nằm trên ngọn Thủy Sơn, chốn linh thiêng giữa thiên nhiên kỳ vĩ của núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng.

Tham quan chính điện chùa Linh Ứng, du khách sẽ nhìn thấy hệ thống tượng pháp bài trí gồm: ba pho tam thế Phật, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm, Thích Ca Như Lai, Địa Tạng, Quan Âm Chuẩn Đề đều được tạo tác công phu, 2 pho tượng Hộ Pháp và Thập Bát La Hán.

Chùa Linh Ứng

Hỏa Sơn

Hỏa Sơn gồm hai ngọn núi đôi là Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Âm Hỏa Sơn nằm ở phía đông, là điểm đến hấp dẫn cho những du khách đam mê, muốn tìm hiểu về đá và nghệ thuật. Ở Âm Hỏa Sơn, sườn núi là những thớ đá nằm nghiêng, đứt đoạn, ở kẽ đá có cây cối mọc rất độc đáo. Đặc biệt, phía dưới còn một hang động thông từ sườn Nam ra sườn Bắc.

Hỏa Sơn còn giữ được nhiều nét đẹp hoang sơ, mộc mạc

Dương Hỏa Sơn nằm ở phía tây, có chùa cổ Linh Sơn, phía sau chùa có động Huyền Vy. Ngoài ra, còn có hang Phổ Đà Sơn, phía trong là ngôi chùa Phổ Đà Sơn với những sử tích về em gái vua Minh Mạng.

Thổ Sơn sở hữu 1 địa đạo và 4 ngôi chùa

Thổ Sơn gây ấn tượng bởi những vách đá dựng đứng. Nơi đây có rất ít cây cối, nằm ở phía Bắc của Ngũ Hành Sơn. Phía Đông Thổ Sơn có một hang sâu khoảng 20m, tuy nhiên lối vào rất hẹp. Ngoài ra, còn có hang động Bồ Đề, được biết đến với tên gọi khác là “Địa đạo núi Đá Chồng”. Là di tích lịch sử, từng là nơi ẩn nấp và hoạt động của các chiến sĩ cách mạng thời xưa.

Sườn Bắc Thổ Sơn có chùa Long Hoa và chùa Huệ Quang với phong cảnh cổ kính, hữu tình

Động Âm Phủ âm u, kỳ bí

Động Âm Phủ kỳ bí

Động Âm Phủ có 12 cửa ngục, mỗi cửa có 1 vị quan cai quản. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh tái hiện truyền thuyết về âm phủ, các hình phạt cho con người sau khi xuống địa ngục,… Sau khi tham quan xong Địa Ngục, hãy nhớ bước lên lối Thiên Đường để cảm nhận như vừa được sống lại, thoát được khỏi sự đáng sợ của địa ngục.

Động Huyền Không – hang động đẹp nhất Ngũ Hành Sơn

Động Huyền Không là hang động lộ thiên, một trong những hang động đẹp nhất của Ngũ Hành Sơn. Khi ánh sáng chiếu vào động, tạo nên khung cảnh cực kì lung linh huyền ảo, khiến du khách sẽ có cảm nhận như mình đang lạc bước vào tiên cảnh. Ngoài ra, đây là điểm đến thu hút du khách cầu nguyện tài lộc ở đền bà Chúa Tiên và cầu bình an, sức khỏe tại đền Chúa Thượng Ngàn.

Động Huyền Không – Hang động đẹp nhất Ngũ Hành Sơn

Chùa Tam Thai mang kiến trúc cổ Phật Giáo

Chánh điện ngôi chùa thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, phật A Di Đà Như Lai, và Đức Đại Thế Chí. Dạo bước trong chùa, du khách sẽ cảm thấy tâm hồn trở nên an nhiên lạ thường, và bản thân như đang lạc bước đến chốn linh thiêng cõi Phật.

Chùa Tam Thai có lối kiến trúc đặc trưng của đình chùa thời Nguyễn

6. Thưởng thức đặc sản khi đi du lịch Ngũ Hành Sơn Mì Quảng – Đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng

Đặc sản Đà Nẵng mì Quảng  hấp dẫn du khách bởi hương vị thơm ngon, đậm đà của nước lèo hòa quyện cùng với sợi mì dai dai và các nguyên liệu như thịt gà, tôm,…

Mì Quảng là đặc sản nổi tiếng Đà Nẵng

Các món chế biến từ hải sản tươi sống

Quanh khu vực Ngũ Hành Sơn có khá nhiều những quán hải sản tươi ngon, giá tốt đáp ứng nhu cầu ẩm thực của du khách.

Hải sản tươi ngon

Bún mắm nêm Đà Nẵng

Bún mắm nêm Đà Nẵng là đặc sản thơm ngon hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho thực khác nhờ hương vị đặc trưng của mắm nêm cùng mức giá bình dân ai cũng có thể thưởng thức.

Đặc sản bún mắm nêm hấp dẫn

Bánh xèo Đà Nẵng

Bánh xèo Đà Nẵng có hương vị đặc biệt thơm ngon, từ cách làm, hương vị và hình dáng đều khác với các tỉnh thành khác. Nhân bánh xèo ở đây gồm nhiều nguyên liệu như tôm, mực, cá,… vô cùng hấp dẫn.

Bánh xèo thơm ngon

Ngũ Hành Sơn sở hữu vẻ đẹp hài hòa của cảnh sắc thiên nhiên đan xen cùng nét quyến rũ của văn hóa tâm linh. Ở đây, những ngôi chùa và các hang động gắn bó, hòa quyện với nhau như hình với bóng. Chắc chắn Ngũ Hành Sơn là điểm check-in không thể bỏ qua khi đi du lịch Đà Nẵng đó bạn..

Đăng bởi: Ngọc Hà Nguyễn Thị

Từ khoá: Nào cùng chinh phục Ngũ Hành Sơn!

Review Lịch Trình Du Lịch Cần Giờ 1 Ngày Siêu Chi Tiết

Nội dung chính

Thời điểm thích hợp nhất để tận hưởng chuyến du lịch Cần Giờ 1 ngày trọn vẹn nhất là vào mùa khô, khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 4. Lúc này, thời tiết khô ráo, có nắng vàng và nhiệt độ dao động khoảng 25 – 29 độ C nên rất thích hợp cho hoạt động thăm quan vui chơi và chụp ảnh.

Ảnh: @huadilinh97

Còn nếu du khách muốn du lịch trong tiết trời mát mẻ hơn thì có thể lựa chọn mùa mưa, vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa mưa tại Cần Giờ không dai dẳng nhưng vẫn sẽ có hiện tượng biển động. Thế nên, du khách cần xem trước dự báo thời tiết và tham khảo ý kiến của người dân địa phương trước khi khởi hành.

Ảnh: @thuu.lee

2. Phương tiện di chuyển đến Cần Giờ thuận tiện nhất

Cần Giờ chỉ cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng hơn 50 km nên rất thuận tiện cho du khách di chuyển bằng cả phương tiện cá nhân và công cộng. Du lịch Cần Giờ 1 ngày bằng xe máy hoặc ô tô, du khách sẽ xuất phát từ Sài Gòn, qua phà Bình Khánh rồi chạy dọc theo đường Vàm Sát. Khi nhìn thấy biển thăm quan Vàm Sát và Đảo Khỉ thì rẽ vào là đến với Cần Giờ xinh đẹp.

Còn với phương tiện công cộng, du khách có thể lựa chọn xe buýt số 20, đi từ chợ Bến Thành đến Nhà Bè và xuống tại điểm phà Bình Khánh. Sau đó, du khách phải mua vé đi phà. Khi sang đến nơi, du khách sẽ chỉ cần bắt thêm chuyến xe buýt số 90 là tới Cần Giờ. Ngoài ra, du khách cũng có thể lựa chọn xe khách đến Cần Giờ cũng rất nhanh chóng và tiện lợi.

Ảnh: Sưu tầm

3. Lịch trình du lịch Cần Giờ 1 ngày có gì?

Để chuyến thăm quan của bạn được dễ dàng và trọn vẹn hơn, chúng mình chia sẻ với bạn về lịch trình du lịch Cần Giờ 1 ngày chi tiết nhất.

Sáng: Sài Gòn – Cần Giờ – Biển Cần Giờ

Du khách sẽ di chuyển từ Sài Gòn tới Cần Giờ, mất khoảng hơn 1 tiếng di chuyển. Nếu xuất phát sớm, du khách có thể thưởng thức những món ăn sáng ngon tại Cần Giờ như:

Hủ tiếu & bánh canh tại quán Thành Tâm (Địa chỉ: Đặng Văn Kiều, Thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ)

Bánh khọt tại quán Cần Thạnh (Địa chỉ: Duyên Hải, Thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ)

Bánh canh cua tại quán Katy (Địa chỉ: 165 Rừng Sác, Cần Giờ)

Bún bò tại quán Ba Lộc (Địa chỉ: Đào Cử, Thị trấn Cần Thạnh, Cần Giờ)

Ảnh: Sưu tầm

Sau đó, du khách di chuyển đến bãi biển Cần Giờ để tận hưởng bầu không khí biển cả mát mẻ. Bãi biển còn khá hoang sơ và vẫn giữ được nhiều nét tự nhiên nên sẽ rất thích hợp cho các hoạt động trên biển như tắm nắng, check-in, thử sức với các trò chơi trên biển,…

Ảnh: @hhhoang.94

Trưa: Ăn trưa tại chợ Hàng Dương

Sau khi vui chơi trên biển, du khách sẽ di chuyển đến chợ Hàng Dương, chỉ cách bãi biển Cần Giờ khoảng hơn 850 m. Tại đây, du khách có thể thưởng thức hải sản tươi ngon nhất, được đánh bắt trực tiếp từ biển. Một số món ngon chắc chắn bạn không thể bỏ qua tại chợ như cá thòi lòi trộn gỏi lìm kìm, canh chua cá khoai, ngao và sò lụa hấp xả, mực nướng muối ớt,…

Nếu bạn không thích các món ăn được chế biển sẵn trong chợ thì có thể mua các loại hải sản và nhờ người dân nơi đây chế biến theo khẩu vị với mức chi phí hợp lý. Hoặc nếu bạn là người thích khám phá và trải nghiệm nhiều điều mới mẻ thì có thể tự mua đồ và thuê bếp để tổ chức bữa tiệc nướng BBQ ngay tại biển.

Ảnh: @winoxxyniw

Resort Cần Giờ

Khách sạn Nhạn Trắng

Khách sạn Khánh Vân

Nhà nghỉ Thái Dương

Ảnh: Sưu tầm

Chiều: Tham quan khu du lịch Vàm Sát – Đảo Khỉ

Sau khi nghỉ ngơi, du khách sẽ di chuyển đến khu du lịch Vàm Sát – Đảo Khỉ để thăm quan. Khu du lịch Vàm Sát được biết đến là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Việt Nam, nằm giữa hai con sông Vàm Sát và Lòng Tàu. Tại đây, du khách không chỉ được tận hưởng bầu không khí trong xanh, mát lành mà còn được chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Bên cạnh đó, du khách sẽ còn được trải nghiệm các hoạt động giải trí thú vị và đầy thách thức. Đặc trưng nhất phải nhắc đến các trò chơi như câu cá, đua thuyền và đáng thử nhất là thả mồi cho cá sấu.

Ảnh: Sưu tầm

Sau khi khám phá khu du lịch Vàm Sát, du khách sẽ đến đảo Khỉ. Nơi đây chỉ cách khu du lịch khoảng 32 km nên rất thuận tiện để di chuyển trong ngày. Đảo Khỉ sẽ mang tới cho du khách không gian thư giãn thoải mái nhất. Dạo quanh khu rừng và chơi đùa với bầy khỉ sẽ giúp du khách quên đi hết muộn phiền, mệt mỏi ở thành phố tấp nập, xô bồ.

Ảnh: @ngocho.nguyenbao

Tối: Di chuyển về Sài Gòn

Theo kinh nghiệm du lịch Cần Giờ được nhiều bạn trẻ chia sẻ thì du khách nên di chuyển về Sài Gòn trước 5 giờ chiều. Do nhiều đoạn đường từ Cần Giờ về Sài Gòn không có hệ thống đèn đường nên sẽ khó khăn trong việc di chuyển hơn. Du khách nên xuất phát từ Cần Giờ khoảng 4 – 5 giờ chiều, đây là khoảng thời gian có tiết trời mát mẻ và khá dễ chịu.

Ảnh: @manhcuong.247

4. Du khách nên lưu ý điều gì khi du lịch Cần Giờ 1 ngày

Lựa chọn trang phục thoải mái và năng động vì du khách sẽ phải di chuyển liên tục đến nhiều địa điểm trong một ngày.

Mang nhiều trang phục với màu sắc nổi bật để thoả sức check-in tại nhiều điểm thăm quan tuyệt đẹp.

Khi mua hải sản tại Cần Giờ thì du khách nên tự tay lựa chọn để được đồ tươi ngon nhất và có thể nhờ người dân ở đây đóng gói hộ để mang về làm quà.

Tham khảo trước giá các nhà nghỉ hay khách sạn, nên đặt phòng trước để tránh tình trạng hết phòng trong khoảng thời gian cao điểm du lịch.

Ảnh: @lethimai_0503

Ảnh đại diện: @vitconinsta

Đăng bởi: Lê Tiến Dũng

Từ khoá: Review lịch trình du lịch Cần Giờ 1 ngày siêu chi tiết

Cập nhật thông tin chi tiết về Review Chi Tiết Hành Trình Chinh Phục Putaleng 3.049M trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!