Xu Hướng 12/2023 # Soạn Bài Sầu Riêng Trang 34 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 – Tuần 22 # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Sầu Riêng Trang 34 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 – Tuần 22 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sầu riêng

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí. Còn hàng chục mét mới tới nơi để sầu riêng, hương đã ngào ngạt xông vào cánh mũi. Sầu riêng thơm mùi của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.

Tham Khảo Thêm:

 

Scaramouche Genshin Impact: Lý lịch, ngày phát hành và nhiều hơn thế nữa

Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa. Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống những tổ kiến. Mùa trái rộ vào tháng tư, tháng năm ta.

Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê.

MAI VĂN TẠO

Mật ong già hạn: mật ong để lâu hơn thời hạn thu hoạch.

Hoa đậu từng chùm: hoa mọc thành từng chùm.

Hao hao giống: hơi hơi giống.

Mùa trái rộ: thời gian cây nhiều quả nhất.

Đam mê: ham thích quá mức.

Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi.

Nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đặc sắc của sầu riêng.

Có thể chia bài đọc thành 3 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến quyến rũ đến lạ kì

Đoạn 2: Từ Hoa sầu riêng đến tháng năm ta

Đoạn 3: Phần còn lại

Sầu riêng là đặc sản của vùng nào?

Trả lời:

Sầu riêng là đặc sản của miền Nam nước ta.

Dựa vào bài văn này, hãy miêu tả những nét đặc sắc của:

a) Hoa sầu riêng

b) Quả sầu riêng

c) Dáng cây sầu riêng

Trả lời:

– Hoa sầu riêng có những nét đặc sắc như sau: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm có mùi hương thơm ngát như hương cau, hương bưởi. Hoa sầu riêng đậu từng chùm, màu trắng ngà. Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, ở giữa lác đác vài nhụy nhỏ li ti.

– Quả sầu riêng có những đặc điểm như sau: Quả sầu riêng có gai nhọn lớn hơn gai mít, bao bọc xung quanh vỏ. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống như những tổ kiến. Mỗi trái sầu riêng có lớp vỏ dày. Trái sầu riêng chín tỏa hương thơm nức. Đó là mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi. Hương sầu riêng có vị béo của trứng gà, vị ngọt của mật ong.

– Dáng cây sầu riêng có các đặc điểm sau: Cây có thân khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại như là lá héo.

Advertisement

Tìm những câu văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng.

Trả lời:

Các câu văn sau đây thể hiện tình cảm của tác giả đối với cây sầu riêng:

Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam.

Hương vị quyến rũ đến lạ kì,… Khi trái chín hương tỏa ngọt ngào, vị ngọt đến đam mê.

Hiểu được giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của cây sầu riêng.

Soạn Bài Thuần Phục Sư Tử Trang 117 Tiếng Việt Lớp 5 Tập 2 – Tuần 30

Thuần phục sư tử

Ha-li-ma lấy chồng được hai năm. Trước khi cưới, chồng nàng là một người dễ mến, lúc nào cũng tươi cười. Vậy mà giờ đây, chỉ thấy chàng cau có, gắt gỏng. Không biết làm thế nào, Ha-li-ma đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng giúp đỡ.

Tham Khảo Thêm:

 

Toán 8 Bài tập cuối chương I Giải Toán 8 Cánh diều trang 28

Vị giáo sĩ râu tóc bạc phơ nhìn vào mắt Ha-li-ma hồi lâu, rồi bảo:

– Nếu con đem được ba sợi lông bờm của một con sư tử sống về đây, ta sẽ nói cho con bí quyết.

Nghe vậy, Ha-li-ma sợ toát mồ hôi. Nàng trở về, vừa đi vừa khóc.

Nhưng mong muốn hạnh phúc đã giúp nàng tìm ra cách làm quen với chúa sơn lâm. Tối đến, nàng ôm một con cừu non vào rừng. Thấy có mồi, sư tử gầm lên một tiếng, nhảy bổ tới. Ha-li-ma cũng hét lên khiếp đảm rồi ném con cừu xuống đất.

Mấy ngày liền, tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon lành trong tay Ha-li-ma, sư tử dần dần đổi tính. Nó quen với nàng, có hôm còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy.

Một tối, khi sư tử đã no nê, nằm bên chân Ha-li-ma ngoan ngoãn như một con mèo lớn, Ha-li-ma khấn Đức A-la che chở cho nàng, rồi lén nhổ ba sợi lông bờm của nó. Con vật giật mình, chồm dậy. Nhưng bắt gặp ánh mắt dịu hiền của nàng, nó cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi.

Ha-li-ma chạy ngay tới nhà giáo sĩ. Cụ già mỉm cười:

– Chỉ trong ít ngày, bằng trí thông minh, lòng kiên nhẫn và cử chỉ dịu dàng, con đã thuần phục được một con sư tử hung dữ. Lẽ nào con không làm mềm lòng nổi một người đàn ông vốn yếu đuối hơn sư tử rất nhiều? Con đã nắm được bí quyết rồi đấy.

Tham Khảo Thêm:

 

Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 18: Cố đô Huế Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TheoTRUYỆN DÂN GIAN A-RẬP

(Mạc Yên dịch)

Thuần phục: Làm cho con vật dữ tợn trở nên hiền lành.

Giáo sĩ: Ở đây chỉ một chức sắc trong đạo Hồi.

Bí quyết: Cách giải quyết đặc biệt hiệu nghiệm mà ít người biết.

Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn.

Có thể chia bài đọc thành 5 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến giúp đỡ

Đoạn 2: Từ Vị giáo sư đến vừa đi vừa khóc

Đoạn 3: Từ Nhưng mong muốn đến lông bờm sau gáy

Đoạn 4: Từ Một tối đến lẳng lặng bỏ đi

Đoạn 5: Phần còn lại

Hi-li-ma đến gặp vị giáo sĩ để làm gì?

Trả lời:

Trước sự thay đổi của chồng, Ha-li-ma đã quyết định đến nhờ vị giáo sĩ già trong vùng nhờ giúp đỡ.

Ha-li-ma nghĩ cách gì để làm thân với sư tử?

Trả lời:

Để làm thân với sư tử, cứ mỗi tối Ha-li-ma lại ôm một con cừu non vào rừng. Từ chỗ xa lạ, sư tử dần thân quen với sự xuất hiện của Ha-li-ma mỗi tối. Tối nào cũng được ăn món thịt cừu ngon từ trong tay Ha-li-ma từ đó dần dần sư tử đổi tính, nó quen với nàng, có hôm nó còn nằm cho nàng chải bộ lông bờm sau gáy nó

Vì sao khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ bỗng “cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi”?

Advertisement

Trả lời:

Khi gặp ánh mắt của Ha-li-ma, con sư tử đang giận dữ bỗng “cụp mắt xuống, rồi lẳng lặng bỏ đi” vì:

Vì ánh mắt dịu hiền của Ha-li-ma làm sư tử không thể tức giận được

Vì Ha-li-ma đã chiếm được tình cảm của sư tử, nên cho dù nàng có nhổ lông của nó, nó cũng sẽ không tức giận.

Theo vị giáo sĩ, điều gì làm nên sức mạnh của người phụ nữ?

Trả lời:

Bí quyết làm nên sức mạnh của người phụ nữ là trí thông minh, lòng kiên nhẫn và sự dịu dàng.

Kiên nhẫn, dịu dàng và thông minh là những đức tính làm nên sức mạnh của người phụ nữ, giúp họ bảo vệ hạnh phúc gia đình.

Bài Tập Cuối Tuần Lớp 2 Môn Tiếng Việt Chân Trời Sáng Tạo – Tuần 30 Bài Tập Cuối Tuần Lớp 2

I. Luyện đọc văn bản sau:

Tham Khảo Thêm:

 

Viết đoạn văn bằng tiếng Anh về kì nghỉ hè ở Đà Lạt (7 Mẫu) Miêu tả Đà Lạt bằng tiếng Anh

(Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trời sinh ra cái gì đầu tiên?

A. Trẻ con

B. Cây cối

C. Con vật

Câu 2. Để cho mắt trẻ con nhìn rõ, cái gì đã được sinh ra?

A. Mặt trăng

B. Mặt trời

C. Vì sao

Câu 3. Để bế bống và chăm sóc trẻ con, ai đã sinh ra?

A. Bố

B. Bà

C. Mẹ

II. Luyện tập

Câu 1. Điền dấu câu thích hợp vào [ ]

Có cậu học trò nọ vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao, một chiếc thấp. Bước tập tễnh trên đường, cậu lẩm bẩm [ ]

– Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn? Hay là tại đường khấp khểnh?

Vừa tới sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo [ ] Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao, thầy bảo:

[ ] Em đi nhầm giày rồi. Về đổi giày đi cho dễ chịu!

Cậu bé chạy vội về nhà. Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày [ ] ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói:

– Đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao.

(Đôi giày)

Câu 2. Thi tìm nhanh các từ chỉ loài chim.

Câu 3. Chọn từ viết sai chính tả trong các từ sau: để dành, chăm nom, nung ninh, chiếc giổ, giá đỗ, núi non.

Câu 4. Sắp xếp các từ sau đây vào hai nhóm:

a. Chỉ sự vật

b. Chỉ đặc điểm của sự vật

con ong, cần mẫn, cây hoa, xinh đẹp, bức thư, nhanh nhẹn, con đường, tàu bay, rộng lớn, mênh mông, cá vàng, tươi tắn.

Câu 5. Viết về tình cảm với anh trai của em.

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1. Trời sinh ra cái gì đầu tiên?

A. Trẻ con

Câu 2. Để cho mắt trẻ con nhìn rõ, cái gì đã được sinh ra?

B. Mặt trời

Câu 3. Để bế bống và chăm sóc trẻ con, ai đã sinh ra?

C. Mẹ

II. Luyện tập

Câu 1. Điền dấu câu thích hợp vào [ ]

Có cậu học trò nọ vội đến trường nên xỏ nhầm giày, một chiếc cao, một chiếc thấp. Bước tập tễnh trên đường, cậu lẩm bẩm [:]

– Quái lạ, sao hôm nay chân mình một bên dài, một bên ngắn? Hay là tại đường khấp khểnh?

Vừa tới sân trường, cậu gặp ngay thầy giáo [.] Thấy cậu bé đi chân thấp chân cao, thầy bảo:

[-] Em đi nhầm giày rồi. Về đổi giày đi cho dễ chịu!

Cậu bé chạy vội về nhà. Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày [,] ngắm đi ngắm lại, rồi lắc đầu nói:

– Đôi này vẫn chiếc thấp, chiếc cao.

(Đôi giày)

Câu 2. Các từ chỉ loài chim: sơn ca, chích bông, sẻ, đại bàng, sáo, công, cánh cụt…

Câu 3. Từ viết sai chính tả trong các từ sau: nung ninh, chiếc giổ

Advertisement

Câu 4. Sắp xếp các từ sau đây vào hai nhóm:

a. Chỉ sự vật: con ong, cây hoa, bức thư, con đường, tày bay, cá vàng

b. Chỉ đặc điểm của sự vật: cần mẫn, xinh đẹp, nhanh nhẹn, rộng lớn, mênh mông, tươi tắn

Câu 5. Viết về tình cảm với anh trai của em.

Gợi ý:

Em có một người anh trai. Tên của anh là Đỗ Đức Hoàng. Năm nay, anh mười ba tuổi. Anh đang học lớp 9 trường Trung học phổ thông Cầu Giấy. Anh rất đẹp trai, lại còn học giỏi. Năm học vừa qua, anh đạt danh hiệu học sinh giỏi của thành phố. Em mong anh sẽ luôn vui vẻ, khỏe mạnh. Em rất ngưỡng mộ và tự hào về anh.

Soạn Bài Sự Tích Cây Thì Là (Trang 46) Tiếng Việt Lớp 2 Kết Nối Tri Thức Tập 2 – Tuần 24

Nêu một số cây rau mà em biết.

Gợi ý trả lời:

Một số cây rau mà em biết: Cây ra muống, cây bắp cải, cây rau ngót, cây rau ngải cứu,…

1. Đóng vai trời và cây cối, diễn tả lại cảnh trời đặt tên cho các loại cây:

M: Trời          – Chú ta thì đặt tên cho là cây dừa.

Cây dừa: – Con cảm ơn ạ.

2. Để được trời đặt tên, cái cây mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đã giới thiệu về mình như thế nào?

3. Vì sao cây này có tên là “thì là”?

4. Theo em, bạn bè của cây nhỏ sẽ nói gì khi cây nhỏ khoe tên mình là cây thì là?

Gợi ý trả lời:

1. Đóng vai trời và cây cối, diễn tả lại cảnh trời đặt tên cho các loại cây:

Trời: – Chú ta thì đặt tên cho là cây cau

Cây cau: – Con cảm ơn ạ.

Trời:- Chú ta thì đặt tên cho là cây mít

Cây mít: – Con cảm ơn ạ

Trời: – Chú ta thì đặt tên cho là cây cải

Cây cải: – Con cảm ơn ạ.

Trời: – Chú ta thì đặt tên cho là cây tỏi

Cây tỏi: – Con cảm ơn ạ.

Trời: – Chú ta thì đặt tên cho là cây ớt

Cây ớt: – Con cảm ơn ạ

2. Để được trời đặt tên, cái cây mảnh khảnh, lá nhỏ xíu đã giới thiệu về mình: Thưa trời, khi nấu canh riêu cá hoặc chả cá, chả mực mà không có con thì mất cả ngon ạ..

3. Cây này có tên là “thì là” vì: Trời đang suy nghĩ cho cây: “thì là….thì là….”. Trời còn đang suy nghĩ, cây đã vội mừng rỡ khoe với bạn tên của nó là “thì là”.

4. Theo em, bạn bè của cây nhỏ sẽ cười hài hước và ngạc nhiên khi cây nhỏ khoe tên mình là cây thì là.

1. Đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên.

2. Cùng bạn nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.

Gợi ý trả lời:

1. Đóng vai cây thì là, nói lời đề nghị trời đặt tên

Tôi là một cái cây đặc biệt. Đặc biệt vì tôi có dáng người mảnh khảnh và nhỏ bé. Nhưng nhiều món ăn mà không có tôi thì sẽ không bao giờ ngon được. Chờ mãi, cũng đến lượt tôi được vào xin một cái tên với ông trời. Tôi nói:

– Thưa trời, khi nấu canh riêu hoặc làm chả cá, chả mực mà không có con thì mất cả ngon ạ.

2. Cùng bạn nói và đáp lời đề nghị chơi một trò chơi.

– Cậu có thể chơi nhảy dây cùng tớ không?

– Được chứ, mình cùng chơi nào.

1. Viết chữ hoa: V

2. Viết ứng dụng: Vườn cây quanh năm xanh tốt.

1. Nhắc lại sự việc trong từng tranh:

Sự tích cây thì là

Gợi ý trả lời:

Tranh 1: Cây cối kéo nhau lên trời để được ông trời đặt tên cho.

Advertisement

Tranh 2: Trời đang đặt tên cho từng loại cây.

Tranh 3: Trời và một cây nhỏ đang nói chuyện.

Tranh 4: Cây nhỏ chạy về với các bạn.

2. Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh.

Gợi ý trả lời:

Tranh 1: Thủa xưa, cây cối không có tên. Trời đã gọi chúng lên để đặt tên.

Tranh 2: Trời đặt tên cho từng loại cây. Lúc đầu trời nói: “Chú thì ta đặt tên cho là … Về sau, trời chỉ nói vắn tắt: Chú thì là cây cải. Chú là cây ớt. Chú là cây tỏi, …”

Tranh 3: Cuối buổi có một cái cây nhỏ xin trời đặt tên. Trời hỏi cây nhỏ có ích gì, cây đã kể ích lợi của mình cho trời nghe. Trời đang suy nghĩ xem nên đặt cho cây nhỏ tên gì: “Tên chú thì…là…thì…là…”

Tranh 4: Cây nhỏ tưởng trời đặt tên cho mình là “thì là” liền mừng rỡ chạy đi báo tin cho bạn bè: “Trời đặt tên cho tôi là cây “thì là” đấy!”

Soạn Bài Ngôi Nhà Trong Cỏ (Trang 129) Tiếng Việt Lớp 3 Kết Nối Tri Thức Tập 1 – Tuần 16

Khởi động

Trả lời:

Con vật Việc làm

Chuồn chuồn Đậu trên cành cây

Nhái bén Tập nhảy

Cào cào Tập nhảy

Dế than Vừa xây nhà vừa hát

Câu 1: Vào sáng sớm, chuyện gì xảy ra khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý?

Trả lời:

Vào sáng sớm, có một tiếng hát rất hay khiến cào cào, nhái bén, chuồn chuồn chú ý.

Câu 2: Các bạn đã phát hiện ra điều gì?

Trả lời:

Các bạn phát hiện ra dế than đang vừa xây nhà vừa hát.

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế than rất thân mật?

Trả lời:

Chi tiết cho thấy cuộc gặp gỡ của các bạn với dế thân rất thân mật là: Khi dứt bài hát, dế than giật mình nghe thấy một tràng pháo tay lộp bộp. Sau đó, các bạn tự giới thiệu về mình để làm quen với dế than.

Câu 4: Các bạn đã giúp dế than việc gì?

Trả lời:

Các bạn giúp dế than dựng nhà.

Câu 5: Em nghĩ gì về việc các bạn giúp đỡ dế than?

Trả lời:

Việc các bạn giúp đỡ dế than cho thấy các bạn là những người bạn tốt, biết giúp đỡ người khác.

Câu 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, đoán nội dung câu chuyện Hàng xóm của tắc kè.

Hàng xóm của tắc kè

(Theo Trần Đức Tiến)

Trả lời:

Câu chuyện Hàng xóm của tắc kè kể về những người sống trong xóm Bờ Giậu. Một lần cùng nhau bàn luận về tiếng kêu của tắc kè. Nhờ có sự giải thích của cụ cóc mà mọi người hiểu được nghề nghiệp và tiếng kêu của tắc kè.

Câu 2: Nghe và kể lại câu chuyện

Trả lời:

Hàng xóm của tắc kè

Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lâu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.

Một hôm, thằn lằn than phiền:

– Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:

– Tôi cũng nghe thấy.

Nhái xanh lắc đầu:

– Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?

– Chắc là… Chắc là…

– Chắc là sao?

– Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:

– Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.

Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ồ, hóa ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà…

(Theo Trần Đức Tiến)

Câu 3: Em học được gì sau khi nghe câu chuyện?

Trả lời:

Câu chuyện cho ta thấy, dù sống ở đâu cũng phải tôn trọng những người sống xung quanh mình. Ta cần giữ trật tự để không làm ảnh hưởng đến người khác. Nhưng đồng thời, ta cũng nên biết thông cảm với hàng xóm nếu họ có lỡ làm phiền ta vì hoàn cảnh đặc biệt. Hàng xóm láng giềng là phải biết thông cảm, tôn trọng lẫn nhau.

Câu 1: Nghe – viết:

Nghe – viết:

Gió

(Võ Quảng)

Câu 2: Làm bài tập a hoặc b.

a. Chọn s hoặc x thay cho ô vuông.

(Theo Nguyễn Diệu)

b. Chọn tiếng chứa ao hoặc au thay cho ô vuông.

(Theo Trần Đăng Khoa)

(tào/tàu)

Trả lời:

a. Chọn s hoặc x thay cho ô vuông.

(Theo Nguyễn Diệu)

b. Chọn tiếng chứa ao hoặc au thay cho ô vuông.

(Theo Trần Đăng Khoa)

Câu 3: Tìm các tiếng ghép được với mỗi tiếng sau để tạo từ.

Tìm các tiếng ghép được với mỗi tiếng sau để tạo từ.

sao/xao                        sào/xào

Trả lời:

sao: ngôi sao, sao mai, vì sao, sao băng, tại sao, sao sáng, sao chép,…

xao: lao xao, xao xuyến, xao nhãng, xao động,…

sào: sào huyệt, cây sào, sào ruộng, yến sào…

xào: xào rau, bò xào, xào nấu, xào xạc, xào xáo,…

Kể lại cho người thân nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè và nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện.

Trả lời:

Hàng xóm của tắc kè

Cụ cóc, chú thằn lằn, cô ốc sên, anh nhái xanh và bác tắc kè đều là cư dân của xóm Bờ Giậu.

Cụ cóc đã nghỉ hưu từ lâu. Thằn lằn là thợ săn. Nhái xanh là vận động viên nhảy xa. Ốc sên là người mẫu. Chỉ có tắc kè là ít khi thấy mặt, không mấy ai biết bác làm nghề gì. Nhà của bác ở góc bức tường rêu, nơi có mấy mảnh vữa đã bong tróc vì mưa nắng.

Một hôm, thằn lằn than phiền:

– Hôm qua tắc kè kêu gì thế nhỉ?

Advertisement

Ốc sên đang chuẩn bị đi làm, nghe thấy thế cũng góp chuyện:

– Tôi cũng nghe thấy.

Nhái xanh lắc đầu:

– Thế cô có nghe rõ bác ấy kêu gì không?

– Chắc là… Chắc là…

– Chắc là sao?

– Tôi cứ nghe bác ấy tặc lưỡi “chắc là, chắc là…” chứ làm sao biết “chắc là” cái gì.

Cụ cóc từ trong hang chống gậy đi ra. Cụ nhìn mọi người, ho khụ khụ:

– Bác tắc kè kêu “đã về, đã về”. Bác ấy làm việc dự báo ở đài khí tượng thủy văn, xa lắm. Được về thăm nhà mừng quá, vừa đến đầu ngõ đã phải kêu lên cho người nhà biết. Hơi ồn một chút, nhưng mình nên thông cảm cho bác ấy.

Thằn lằn, ốc sên, nhái xanh ngơ ngác nhìn nhau. Ồ, hóa ra là thế. Vậy tối nay phải đến thăm bác tắc kè chứ nhỉ. Chẳng gì thì cũng là hàng xóm láng giềng với nhau, mà lâu lắm bác ấy mới về thăm nhà…

– Sau khi nghe câu chuyện Hàng xóm của tắc kè, con cảm thấy là hàng xóm thì cần phải tôn trọng và thông cảm cho nhau.

Phiếu Bài Tập Cuối Tuần Tiếng Việt 2 Sách Chân Trời Sáng Tạo Phiếu Bài Tập Tiếng Việt Lớp 2 Năm 2023 – 2024 (Cả Năm)

I. Luyện đọc văn bản sau:

TÔI LÀ HỌC SINH LỚP HAI

Ngày khai trường đã đến.

Sáng sớm, mẹ mới gọi một câu mà tôi đã vùng dậy, khác hẳn mọi ngày. Loáng

một cái, tôi đã chuẩn bị xong mọi thứ. Bố ngạc nhiên nhìn tôi, còn mẹ cười tủm tỉm. Tôi

rối rít: “Con muốn đến lớp sớm nhất”.

Tôi háo hức tưởng tượng ra cảnh mình đến đầu tiên, cất tiếng chào thật to những bạn đến sau. Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười ở sân. Thì ra, không chỉ mình tôi muốn đến sớm nhất. Tôi chào mẹ, chạy ào vào cùng các bạn.

Chúng tôi tranh nhau kể về chuyện ngày hè. Ngay cạnh chúng tôi, mấy em lớp 1 đang rụt rè níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. Trước các em, tôi cảm thấy mình lớn bổng lên. Tôi đã là học sinh lớp 2 rồi cơ mà.

Văn Giá

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Chi tiết bạn nhỏ “vùng dậy”, “chuẩn bị xong mọi thứ” cho thấy:

A. Bạn nhỏ rất buồn ngủ.

B. Bạn nhỏ rất háo hức đến trường.

C. Bạn nhỏ rất chăm ngoan.

2. Bố và mẹ cảm thấy thế nào trước hành động khác hẳn mọi ngày của bạn nhỏ?

A. ngạc nhiên, thích thú

B. kì lạ

C. khó hiểu

3. Khi thấy các bạn cùng lớp, bạn nhỏ đã làm gì?

A. ngạc nhiên vì các bạn cùng đến sớm

B. ríu rít chuyện trò cùng các bạn.

C. chào mẹ, chạy ào vào chỗ các bạn.

4. Ngày Khai giảng hàng năm của nước ta thường diễn ra vào ngày nào?

A. Ngày 2 tháng 2

B. Ngày 1 tháng 6

C. Ngày 5 tháng 9

III. Luyện tập:

5. Nối từ ngữ với hình.

6. Viết 1 câu có từ ngữ ở bài tập 5.

M: Bé Mai đang quét nhà.

……………………………………………………………………………………………………………………..

7. Điền c/k/q vào chỗ chấm:

– con … ò

– con … uạ

– con … iến

– cây … ầu

– con … ông

– cái … ìm

8. Viết 2-3 từ ngữ:

a. Chỉ tính nết của trẻ em: M : ngoan ngoãn

……………………………………………………………………………………………………………………..

b. Chỉ hoạt động của trẻ em: M : đọc truyện

……………………………………………………………………………………………………………………..

9. Đặt 1 câu có chứa từ em tìm được ở bài 8.

I. Luyện đọc văn bản sau:

NIỀM VUI CỦA BI VÀ BỐNG

Khi cơn mưa vừa dứt, hai anh em Bi và Bống chợt thấy cầu vồng.

– Cầu vồng kìa! Em nhìn xem. Đẹp quá! Bi chỉ lên bầu trời và nói tiếp:

– Anh nghe nói dưới chân cầu vồng có bảy hũ vàng đấy. Bống hưởng ứng:

– Còn anh sẽ mua một con ngựa hồng và một cái ô tô.

– Bỗng nhiên, cầu vồng biến mất. Bi cười:

– Em ơi! Anh đùa đấy! Ở đấy không có vàng đâu. Bống vui vẻ:

– Thế ạ? Nếu vậy, em sẽ lấy bút màu để vẽ tặng anh ngựa hồng và ô tô.

– Còn anh sẽ vẽ tặng em búp bê và quần áo đủ các màu sắc.

Không có bảy hũ vàng dưới chân cầu vồng, hai anh em vẫn cười vui vẻ.

(Theo 108 truyện mẹ kể con nghe)

II. Đọc – hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Khi cơn mưa vừa dứt, Bi và Bống nhìn thấy gì?

A. nước

B. đá

C. cầu vồng

2. Nếu có bảy hũ vàng Bống sẽ làm gì?

A. ngựa hồng và ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

3. Nếu có bảy hũ vàng Bi sẽ làm gì?

A. ngựa hồng và một cái ô tô.

B. túi xách, đồng hồ

C. búp bê và quần áo đẹp.

4. Khi không có bảy hũ vàng, hai anh em làm gì?

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………….

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới từ chỉ sự vật có trong câu sau:

Bé không đi giày của mẹ, không buộc tóc giống cô, không đeo đồng hồ.

6. Gạch dưới từ chỉ hoạt động có trong câu sau:

Em đang học bài. Em giúp mẹ nhặt rau.

7. Điền g/gh vào chỗ chấm:

…. ế gỗ, ….ồ ghề, ….ắn liền, ….ê gớm

9. Viết 3-4 câu tự giới thiệu theo gợi ý sau:

Gợi ý: – Em tên là gì?

– Em học lớp nào, trường nào?

– Em có sở thích gì?

– Ước mơ của em là gì?

. Luyện đọc văn bản sau:

EM CÓ XINH KHÔNG ?

Voi em thích mặc đẹp và thích được khen xinh. Ở nhà, voi em luôn hỏi anh:

“Em có xinh không?”. Voi anh bao giờ cũng khen: “Em xinh lắm!”

Một hôm, gặp hươu, voi em hỏi:

– Em có xinh không?

Hươu ngắm voi rồi lắc đầu:

– Chưa xinh lắm vì em không có đôi sừng giống anh.

Nghe vậy, voi nhặt vài cành cây khô, gài lên đầu rồi đi tiếp.

Gặp dê, voi hỏi:

– Em có xinh không?

– Không, vì cậu không có bộ râu giống tôi. Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường, gắn vào cằm rồi về nhà. Về nhà với đội sừng và bộ râu giả, voi em hớn hở hỏi anh:

– Em có xinh hơn không?

Voi anh nói:

– Trời ơi, sao em lại thêm sừng và râu thế này? Xấu lắm!

Voi em ngắm mình trong gương và thấy xấu thật. Sau khi bỏ sùng và râu đi, voi em thấy mình xinh đẹp hẳn lên. Giờ đây, voi em hiểu rằng mình chỉ xinh đẹp khi đúng là voi.

(Theo Voi em đi tìm tự tin)

II. Đọc hiểu:

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

A. nhặt cành cây

B. nhổ khóm cỏ dại

C. lắc đầu

D. ngắm mình trong gương

2. Voi em hỏi anh điều gì?

A. Em mặc có đẹp không?

B. Em xinh lắm.

C. Em có tốt không?

3. Anh khen voi em điều gì?

A. Em ngoan lắm.

B. Em có xinh không?

C. Em chăm chỉ lắm.

4. Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em đã bỏ sừng và râu?

III. Luyện tập:

5. Gạch dưới những từ không cùng nhóm với mỗi dòng sau:

a. bạn bè, kết bạn, bạn thân, bạn học.

b. ngoan ngoãn , chạy bộ , bơi , múa hát, chơi cầu lông.

6. Khoanh vào chữ cái trước dòng có tiếng viết sai chính tả s/x:

a. sim, sông, suối, chim sẻ

b. xem xét, mùa xuân, xấu xa, xa xôi

c. quả sung, chim xáo, sang sông

d. đồng xu, xem phim, hoa xoan

7. Viết các từ chỉ hoạt động của người, con vật có trong tranh:

8. Viết câu hỏi và câu trả lời về con người, con vật ở bài tập 7.

M: – Ai đang thả diều?

Bạn trai đang thả diều.

A. Đọc – hiểu

I. Đọc thầm văn bản sau:

Em mơ

Em mơ làm mây trắng

Bay khắp nẻo trời cao,

Nhìn non sông gấm vóc

Quê mình đẹp biết bao!

Em mơ làm gió mát

Xua bao nỗi nhọc nhằn

Bác nông dân cày ruộng

Chú công nhân chuyên cần.

Em mơ làm nắng ấm

Đánh thức bao mầm xanh

Vươn lên từ đất mới

Đem cơm no áo lành.

Em còn mơ nhiều lắm:

Mơ những giấc mơ xanh…

Nhưng bây giờ còn bé.

Nên em chăm học hành

Mai Thị Bích Ngọc

II. Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Bạn nhỏ mơ làm những gì?

A. mơ làm mây trắng

B. mơ làm nắng ấm

C. mơ làm gió mát

D. Tất cả đáp án trên đều đúng

2. Bạn nhỏ mơ làm nắng ấm để làm gì?

A. để bay khắp nẻo trời cao

B. để đánh thức mầm xanh

C. để đem cơm no áo lành cho mọi người

3. Bạn nhỏ mơ làm gió mát để xua tan nỗi nhọc nhằn cho những ai?

A. chú công nhân

B. bác nông dân

C. chú công an

4. Những giấc mơ của bạn nhỏ cho ta thấy điều gì?

A. Bạn nhỏ ngủ rất nhiều.

B. Bạn nhỏ thích khám phá nhiều điều mới lạ.

C. Bạn nhỏ rất yêu quê hương, đất nước và mọi người.

III. Luyện tập:

5. Viết họ và tên 2 bạn trong tổ em.

6. Viết từ ngữ có tiếng chứa vần ai/ay để gọi tên các hoạt động, sự vật trong tranh:

7. Viết lời cảm ơn của em trong trường hợp sau:

a. Bạn cho em đi chung ô khi trời mưa.

a. Bạn tặng quà sinh nhật cho em.

8. Viết 2-3 câu về một việc em thích làm giúp mẹ khi đi học về.

I. Luyện đọc văn bản sau:

CÁNH ĐỒNG CỦA BỐ

Bố tôi vẫn nhớ mãi cái ngày tôi khóc, tức cái ngày tôi chào đời. Khi nghe tiếng tôi khóc, bố thốt lên sung sướng “Trời ơi, con tôi!”. Nói rồi ông áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của tôi, bố tôi nói chưa bao giờ thấy tôi xinh đẹp như vậy. Bố còn bảo ẵm một đứa bé mệt hơn cày một đám ruộng. Buổi tối, bố phải đi nhẹ chân. Đó là một nỗi khổ của bố. Bố tôi to khoẻ lắm. Với bố, đi nhẹ là một việc cực kì khó khăn. Nhưng vì tôi, bố đã tập dần. Bố nói, giấc ngủ của đứa bé đẹp hơn một cánh đồng. Đêm, bố thức để được nhìn thấy tôi ngủ – cánh đồng của bố.

Advertisement

Theo Nguyễn Ngọc Thuần

II. Đọc – hiểu

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

1. Bố vẫn nhớ mãi ngày nào?

A. Ngày bạn nhỏ trong đoạn văn khóc.

B. Ngày bạn nhỏ chào đời.

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng.

2. Khi nghe tiếng bạn nhỏ khóc, người bố đã làm gì?

A. Người bố đã thốt lên sung sướng.

B. Người bố đã khóc vì sung sướng.

C. Người bố đã rất vui.

D. Người bố đã áp tai vào cạnh cái miệng đang khóc của bạn nhỏ.

3. Ban đêm người bố đã thức để làm gì?

A. Làm ruộng

B. Để canh chừng bạn nhỏ ngủ

C. Để được nhìn thấy bạn nhỏ ngủ đ

4. Vì sao bố bạn nhỏ phải đi nhẹ chân? Hành động đó nói lên điều gì?

Bố bạn nhỏ phải đi nhẹ chân vì không gây tiếng động để cho bạn nhỏ ngủ ngon

Hành động đó nói lên: Bố bạn nhỏ rất thương yêu, chiều chuộng bạn nhỏ.

III. Luyện tập

5. Điền ng / ngh vào chỗ chấm

Sóc Nâu mải chơi quá nên lạc mất mẹ. Sóc bèn …. ĩ ra cách vẽ hình mẹ nhờ các bạn trong khu rừng tìm giúp. Gặp ai đi …. ang qua Sóc cũng hỏi. Trời đã tối, nhưng Sóc Nâu vẫn chưa tìm được mẹ nên …. ồi xuống đất rồi òa lên khóc nức nở.

6. Viết 3- 5 từ ngữ chỉ những người trong gia đình em.

7. Viết 2 -3 câu giới thiệu về người thân trong gia đình em (theo mẫu).

Ai (cái gì, con gì)

là gì?

Bé Na

là em gái của mình.

8. Viết vào phiếu những điều em muốn chia sẻ về một cuốn truyện về gia đình em đã đọc.

Tên truyện:

Nhân vật:

Chi tiết em thích nhất:

….

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Sầu Riêng Trang 34 Tiếng Việt Lớp 4 Tập 2 – Tuần 22 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!