Xu Hướng 12/2023 # Soạn Bài Tự Đánh Giá: Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới Cánh Diều Ngữ Văn Lớp 8 Trang 127 Sách Cánh Diều Tập 1 # Top 14 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Tự Đánh Giá: Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới Cánh Diều Ngữ Văn Lớp 8 Trang 127 Sách Cánh Diều Tập 1 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Soạn bài Tự đánh giá: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Soạn bài Tự đánh giá: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Câu 1. Phương án nào sau đây trả lời đúng câu hỏi: Vì sao bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là văn bản nghị luận?

A. Nhấn mạnh những ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam trong thời kì mới

B. Ca ngợi vai trò tiên phong của thế hệ trẻ Việt Nam trong lịch sử phát triển đất nước

C. Nêu lên ý kiến của người viết và dùng những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc

D. Rút ra bài học có ý nghĩa quyết định đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì mới

Câu 2. Nội dung chính mà văn bản trên muốn nêu lên là gì?

A. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới.

B. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ.

C. Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới.

D. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”.

Câu 3. Theo tác giả, những thói quen nào ở không ít người sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập?

A. Thích tỏ ra “khôn vặt”

B. Chịu thương chịu khó

C. Bóc ngắn cắn dài

D. Cần cù, nhẫn nại

E. Đùm bọc lẫn nhau

G. Không coi trọng chữ “tín”

Câu 4. Cụm từ nào sau đây nêu đúng tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài viết?

A. Buồn chán, bi quan

B. Lạnh lùng, nghiêm khắc

C. Tích cực, lạc quan

D. Thẳng thắn, tâm huyết

Câu 5. Đâu là ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết; đâu là lí lẽ, bằng chứng khách quan? Ghép đúng:

a. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết lẫn nhau

Ý kiến, đánh giá chủ quan

b. … tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc, không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” với người hơn mình ở làng quê phong kiến

c. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ…

Lý lẽ, bằng chứng khách quan

d. vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích;

Câu 6. Ý nghĩa thời sự của vấn đề mà bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới nêu lên là gì?

Câu 7. Cho biết ý nghĩa, tác dụng của các thành ngữ, tục ngữ được tác giả sử dụng trong bài viết.

Câu 8. Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, theo tác giả bài viết, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt nào?

Câu 9. Từ nội dung của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên một điểm mạnh và một điểm yếu của em.

Gợi ý:

Câu 1. C

Câu 2. A

Câu 3. A, C, G

Câu 4. D

Câu 5.

Ý kiến, đánh giá chủ quan: a, c

Lý lẽ, bằng chứng khách quan: b, d

Câu 6.

Ý nghĩa thời sự: Bài viết được viết vào thời điểm đất nước đang bước vào giai đoạn chuyển mình, nêu ra những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỉ mới.

Câu 7.

Những thành ngữ, tục ngữ được sử dụng: Nước đến chân mới nhảy; Liệu cơm gắp mắm; Trâu buộc ghét trâu ăn; Bóc ngắn cắn dài

Advertisement

Tác dụng: Giúp cho bài viết trở nên sinh động, từ một vấn đề mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu.

Câu 8.

Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam và tác động tới nhiệm vụ đất nước:

– Thông minh nhạy bén với cái mới song thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành

– Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ không coi trọng quy trình.

– Đùm bọc, đoàn kết trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn và cuộc sống.

– Bản tính thích ứng nhanh dễ hội nhập nhưng có tính kỳ thị trong kinh doanh, khôn vặt.

Soạn Bài Tự Đánh Giá: Sông Nước Trong Tiếng Miền Nam Cánh Diều Ngữ Văn Lớp 11 Trang 122 Sách Cánh Diều Tập 1

Soạn bài Tự đánh giá: Sông nước trong tiếng miền Nam

Các bạn học sinh lớp 11 có thể tham khảo để chuẩn bị cho bài nói và nghe. Mời tham khảo ngay sau đây.

Soạn bài Tự đánh giá: Sông nước trong tiếng miền Nam

Câu 1. Dòng nào nêu đúng nguồn dẫn của văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam?

A. Báo Nhân Dân, ngày 18-9-2012, không có tác giả

B. Báo Lao Động, thứ Năm, ngày 18-9-2010, phóng viên tòa báo

C. Báo Thanh Niên, ngày 18-9-2012, Vietnamnet

D. Báo Sài Gòn Tiếp Thị, 18-9-2012, Trần Thị Ngọc Lang

Câu 2. Phần sa pô muốn nêu vấn đề gì?

A. Tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lí của con người và cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền

B. Thiên nhiên và môi trường sống có tác động rất lớn đến cuộc sống, tính cách của con người và ảnh hưởng đến tâm lí mỗi vùng, miền

C. Tác động của thiên nhiên đến môi trường sống và tâm lí của con người và tâm lí đó sẽ ảnh hưởng đến tính cách mỗi vùng, miền

D. Thiên nhiên và môi trường sống có tác động rất lớn đến đời sống con người và làm thay đổi tính cách, tâm lí mỗi vùng, miền

Câu 3. Nội dung chính của văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam là gì?

A. Phản ánh ngôn ngữ Nam Bộ rất đa dạng, phong phú

B. Ca ngợi tiếng Nam Bộ rất giàu đẹp, sáng tạo

C. Giải thích vì sao phương ngữ Nam Bộ giàu có về các từ chỉ sông nước

D. So sánh từ chỉ địa danh các tỉnh Nam Bộ với các tỉnh Bắc và Trung Bộ

Câu 4. Dòng nào nêu đúng bố cục và cách trình bày văn bản Sông nước trong tiếng miền Nam?

A. Có nhan đề, có chú thích cuối văn bản, có kênh hình

B. Có nhan đề, sa pô, có kết hợp kênh chữ và kênh hình

C. Có nhan đề, sa pô, tài liệu tham khảo cuối văn bản

D. Có nhan đề, sa pô, chú thích cuối văn bản

Câu 5. Câu văn nào sau đây thể hiện thái độ của người viết?

A. Khi thuyền chở đầy và nặng, không thể chở hơn được nữa, người ta nói là thuyền khẩm.

B. Từ đây dẫn đến một đặc điểm là đặt địa danh gắn liền với sông nước.

D. Như vậy, một từ chỉ sông nước đã được dùng để gọi tên giao lộ của các con đường trong thành phố.

Câu 8. Theo tác giả, vì sao các tỉnh miền Nam lại hay đặt địa danh gắn liền với sông nước?

Câu 10. Văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích gì?

Gợi ý:

Câu 1. D

Câu 2. A

Câu 3. C

Câu 4. B

Câu 5. C

Câu 6.

Các từ ngữ được dẫn chứng: rạch, xẻo, con lươn, bùng binh, tắt, rỏng, vàm, lung, láng, bưng, bàu, cù lao, cồn, giồng…; nước lớn, nước ròng, nước rong, nước nổi, nước kém, nước đứng, nước nhửng, nước ương,…; ghe, tam bản, xuồng, vỏ lãi, tắc rằng,…

Câu 7.

– Mục đích: khẳng định tác động của thiên nhiên đến môi trường sống, tính cách, tâm lí của con người và tính cách, tâm lí đó sẽ ảnh hưởng đến cách sử dụng ngôn từ đặc trưng của mỗi vùng, miền

Advertisement

Câu 8.

Theo tác giả, các tỉnh miền Nam lại hay đặt địa danh gắn liền với sông nước: phần lớn làng xã ở Nam Bộ đều nằm hai bên bờ sông rạch.

Câu 9.

Câu 10.

Văn bản cung cấp thông tin: nguồn gốc và lí do vì sao mà các tỉnh miền Nam lại hay đặt địa danh gắn liền với sông nước. Qua đó, em hiểu hơn về sự phong phú của tiếng Việt nói chung và tiếng địa phương miền Nam nói riêng.

Soạn Bài Thánh Gióng Tượng Đài Vĩnh Cửu Của Lòng Yêu Nước – Cánh Diều 6 Ngữ Văn Lớp 6 Trang 80 Sách Cánh Diều Tập 1

Soạn bài Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Hôm nay, chúng tôi Soạn văn 6: Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước, mời các bạn học sinh cùng tham khảo.

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước – Mẫu 1 1. Chuẩn bị

– Văn bản viết về vấn đề: Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

– Người viết thuyết phục: Thánh Gióng chính là biểu tượng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Để thuyết phục, người viết đã nêu ra các lí lẽ, dẫn chứng:

Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu của nhân dân ta.

Gióng vươn vai ra trận để đánh giặc, bảo vệ đất nước.

Sau khi chiến thắng, Gióng bay về trời.

– Tác giả Bùi Mạnh Nhị: sinh năm 1955, quê ở Nam Định.

2. Đọc hiểu

Câu 1. Ở phần (1), tác giả khẳng định điều gì?

Câu 2. Sự ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa gì?

Sự ra đời kì lạ của Gióng có ý nghĩa là cách nhân dân tưởng tượng ra để nhân vật của mình trở thành phi thường, thể hiện niềm tin nhân vật ra đời kì lạ thì tất cũng lập chiến công kì lạ.

Câu 3. Trích dẫn ý kiến của Lê Trí Viễn ở đây có tác dụng gì?

Trích dẫn có tác dụng: Khẳng định rằng Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu nước của nhân dân.

Câu 4. Ở phần (4), tác giả tập trung phân tích nội dung gì?

Nội dung được phân tích: Gióng ra trận đánh giặc.

Câu 5. Câu văn nào nêu ý nghĩa của việc Gióng nhổ tre đánh giặc?

Câu văn: Gióng đánh giặc bằng cây cỏ đất nước, bằng những gì có thể tiêu diệt được giặc.

Câu 6. Ở phần (5), tác giả nêu lên các nội dung chính nào?

Các nội dung chính được nêu:

Sự ra đi của Gióng

Dấu vết xưa còn lại

Câu 7. Tìm hiểu các từ “bất tử hóa”, “Gióng hóa”

“bất tử hóa”: sống mãi với thời gian

“Gióng hóa”: Gióng trở thành một vị thánh.

Câu 8. Bằng chứng nào cho thấy Gióng để lại các chứng tích?

Bằng chứng gồm:

Vết ngựa phun ra lửa làm nên màu tre đằng ngà vàng óng.

Dấu chân ngựa thành những ao hồ chi chít

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy được nêu khái quát ở phần nào? Qua văn bản, em hiểu truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa như thế nào?

– Văn bản “Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước” viết về vấn đề: Thánh Gióng chính là biểu tượng cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Vấn đề ấy được khái quát ở phần (1).

– Qua văn bản, em hiểu rằng truyền thuyết Thánh Gióng có ý nghĩa: hiện thân cho sức mạnh của tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Câu 2. Các mục 2 Gióng ra đời kì lạ; 3 Gióng lớn lên cũng kì lạ; 4 Gióng vươn vai ra trận đánh giặc; 5 Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại đều dựa vào trình tự các sự kiện trong truyện Thánh Gióng nhưng tác giả không kể lại các sự kiện mà chủ yếu nêu lên nội dung gì?

Tác giả không kể lại các sự kiện mà nêu ý nghĩa của các sự kiện đó để chứng minh rằng Thánh Gióng là tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.

Câu 3. Vì sao văn bản Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước là văn bản nghị luận văn học? Em hãy chỉ ra các lí lẽ và bằng chứng mà tác giả nêu ra trong văn bản.

– Văn bản có lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.

– Các lí lẽ và bằng chứng:

Gióng lớn lên từ sức mạnh, từ tình yêu của nhân dân ta

Gióng vươn vai ra trận để đánh giặc, bảo vệ đất nước.

Sau khi chiến thắng, Gióng bay về trời.

Câu 4. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 4 – 5 dòng) về hình tượng Thánh Gióng, trong đó có sử dụng thành ngữ “độc nhất vô nhị” (“có một không hai”).

– Mẫu 1: Hình tượng Thánh Gióng được xây dựng với nhiều ý nghĩa. Gióng được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Người tráng sĩ ấy đã chiến đấu bằng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Người anh hùng Thánh Gióng đã trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

– Mẫu 2: Trong truyền thuyết “Thánh Gióng”, tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng Thánh Gióng với nhiều ý nghĩa. Trước hết, Thánh Gióng có một xuất thân kì lạ – được sinh ra từ một bà mẹ nông dân, được nhân dân góp gạo nuôi dưỡng. Điều đó cho thấy rằng sức mạnh của Gióng được kết tinh từ sức mạnh của nhân dân. Cùng với đó, Thánh Gióng được xây dựng với sự lớn lên phi thường – cơm ăn mấy cũng chẳng no, áo mặc mấy cũng chẳng vừa, bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Điều đó thể hiện ước muốn của nhân dân về người anh hùng – phải có sức mạnh, tầm vóc phi thường. Sự ra đi của Thánh Gióng cũng thật đặc biệt: “Thánh Gióng một mình một ngựa, lên đỉnh núi, cởi áo giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời”. Đó là mong muốn bất tử hóa người anh hùng của nhân dân ta. Đồng thời thể hiện niềm tôn kính dành cho một con người có công với đất nước. Có thể thấy, hình tượng Thánh Gióng trở thành độc nhất vô nhị trong lòng nhân dân.

Khám Phá Thêm:

 

Tài liệu luyện đọc cho bé lớp 1 (34 tuần) Luyện đọc cho bé vào lớp 1 đầy đủ nhất

Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước – Mẫu 2 1. Tác giả, tác phẩm

– Tác giả Bùi Mạnh Nhị: sinh năm 1955, quê ở Nam Định.

– Văn bản “Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước” trong Phân tích tác giả dân gian trong nhà trường. Nhan đề do người biên soạn đặt.

2. Đọc – hiểu văn bản

Advertisement

a. Nêu vấn đề

b. Gióng ra đời kì lạ

– Mẹ Gióng có thai không bình thường: ướm vào vết chân khổng lồ, mang thai 12 tháng.

– Nêu ra cách ra đời kì lạ trong các truyện dân gian khác.

– Ý nghĩa của sự ra đời kì lạ: để nhân vật trở nên phi thường.

c. Gióng lớn lên kì lạ

– Ba năm không nói không cười, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói yêu nước, cứu nước.

– Lớn nhanh như thổi, bằng thức ăn thức mặc của nhân dân.

d. Gióng vươn vai ra trận đánh giặc

– Sự vươn vai của Gióng là mô típ truyền thống: người anh hùng phải có tầm vóc, sức mạnh phi thường.

– Quang cảnh ra trận hùng vĩ, hoành tráng. Đó là sức mạnh của ý chí cộng đồng, thành tựu lao động, văn hóa.

e. Gióng bay lên trời và dấu xưa còn lại

Sự ra đi phi thường thể hiện khát vọng về người anh hùng được bất tử hóa.

Chiến công còn lại: chứng tích địa danh, sản vật…

Toán 6 Bài 1: Điểm. Đường Thẳng Giải Toán Lớp 6 Trang 79 – Tập 2 Sách Cánh Diều

Giải Toán 6 Cánh diều phần Hoạt động

Giải bài tập Toán 6 trang 79 tập 2

Lý thuyết Điểm – Đường thẳng

Quan sát một phần sơ đồ khu vực Cố đô Hoa Lư (Hình 1), mỗi chấm nhỏ (màu đỏ) biểu thị vị trí của một địa danh. Hãy chỉ chấm nhỏ biểu thị vị trí Cố đô Hoa Lư và Tràng An.

Gợi ý đáp án 

Chấm nhỏ biểu thị cho Cố đô Hoa Lư là điểm A.

Chấm nhỏ biểu thị cho Tràng An là điểm D.

Dùng bút và thước thẳng vạch trên trang giấy theo cạnh của thước. Nét vẽ được tạo ra gợi nên hình gì?

Gợi ý đáp án 

Ta có hình vẽ minh họa:

Nét vẽ được tạo ra chính là một đường thẳng.

Thực hiện các thao tác sau:

a) Vẽ một điểm A;

b) Đặt thước thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm A. Vạch nét thẳng theo cạnh thước.

Gợi ý đáp án 

a) Ta dùng bút chấm một điểm trên trang giấy đó và kí hiệu điểm đó là A.

b) Đặt thước thẳng sao cho cạnh thước đi qua điểm A. Vạch nét thẳng theo cạnh thước.

Ta được:

Nét vẽ cho hình ảnh về đường thẳng và điểm A thuộc đường thẳng đó.

Đọc tên các điểm, các đường thẳng trong Hình 19

Gợi ý đáp án

Điểm: A, B, Q, P

Đường thẳng: a, b, c

a) Quan sát Hình 20 và cho biết các điểm M, N thuộc hay không thuộc đường thẳng a

b) Chọn kí hiệu ” ∈ ” , ” ∉ ” thích hợp cho [?]:

N [?] a ; M [?] a

Gợi ý đáp án

N [ ∉ ] a

M [ ∈ ] a

Quan sát Hình 21, chỉ ra các trường hợp ba điểm thẳng hàng. Trong mỗi trường hợp đó, chỉ ra các điểm nằm giữa hai điểm còn lại

Gợi ý đáp án

Ba điểm A, B, E thẳng hàng. A nằm giữa

Ba điểm C, E, D thẳng hàng. E nằm giữa

Hai điểm I, K nằm trên đường thẳng a (Hình 22)

a) Chỉ ra một điểm D nằm trên đường thẳng a sao cho C nằm giữa I và K.

Tham Khảo Thêm:

 

Bộ đề thi học sinh giỏi môn Ngữ Văn lớp 6 cấp Huyện (Có đáp án) 6 đề thi học sinh giỏi Văn lớp 6

b) Chỉ ra một điểm D trên đường thẳng a sao cho K nằm giữa I và D

Gợi ý đáp án

Quan sát Hình 23, hãy chọn cụm từ “cùng phía” , “khác phía”, thích hợp cho [?]:

a) Hai điểm M, P nằm [?] đối với điểm N

b) Hai điểm N, P nằm [?] đối với điểm M

c) Hai điểm M, N nằm [?] đối với điểm P

Gợi ý đáp án

a) khác phía

b) cùng phía

c) cùng phía

Quan sát hình 24 và cho biết trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai:

a) Ba điểm X, Y, T thẳng hàng

b) Ba điểm U, V, T không thẳng hàng

c) Ba điểm X, Y, U thẳng hàng

Gợi ý đáp án

a) Đúng

b) Sai

c) Sai

Hãy tìm những hình ảnh trong thực tiễn gợi nên ba điểm thẳng hàng như trong Hình 25

Gợi ý đáp án

Một hàng cây thẳng hàng

Ba chiếc ghế đỏ xếp thẳng hàng

Một dãy bàn thẳng hàng

Học sinh xếp thành 1 hàng

1. Điểm

Điểm và đường thẳng là những khái niệm cơ bản của hình học, ta không định nghĩa mà chỉ hình dung nó.

Hình ảnh của điểm: một dấu chấm nhỏ, một hạt bụi rất nhỏ…

Hình ảnh của đường thẳng: sợi chỉ căng thẳng, mép bảng…

Dùng các chữ cái in hoa: A,B,C,… để đặt tên cho điểm

Dùng các chữ cái in thường: a,b,c,…để đặt tên cho đường thẳng

+ Hai điểm không trùng nhau được gọi là hai điểm phân biệt.

Ba điểm phân biệt: điểm A, điểm B, điểm C

Điểm M và điểm N trùng nhau

+ Từ các điểm, ta xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Như vật một điểm cũng là một hình.

Tham Khảo Thêm:

 

Cách chia sẻ và hủy chia sẻ file Microsoft Excel với người khác

2. Đường thẳng

+ Đường thẳng cũng là một khái niệm cơ bản không được định nghĩa, ta chỉ hình dung đường thẳng qua hình ảnh thực tế như một sợi dây căng thẳng, mép tường,…

Advertisement

+ Ta có bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm nên đường thẳng cũng là tập hợp các điểm.

+ Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.

+ Để kí hiệu một đường thẳng, người ta có các cách kí hiệu sau:

– Cách 1: Sử dụng một chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng

Đường thẳng a

– Cách 2: Sử dụng hai chữ cái thường để đặt tên cho đường thẳng

Đường thẳng xy

– Cách 3: Gọi tên đường thẳng bằng cách gọi hai điểm phân biệt bất kì nằm trên đường thẳng

Đường thẳng AB

3. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng

Cho đường thẳng x và hai điểm A và điểm B:

Ta nói:

+ Điểm A thuộc đường thẳng x và kí hiệu là A ∈ x. Ta còn nói: Điểm A nằm trên đường thẳng x, hoặc đường thẳng x đi qua điểm A, hoặc đường thẳng x chứa điểm A.

+ Điểm B không thuộc đường thẳng x và kí hiệu là B ∉ x. Ta còn nói: Điểm nằm ngoài đường thẳng x, hoặc đường thẳng x không đi qua điểm B, hoặc đường thẳng x không chứa điểm B.

Soạn Bài Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Soạn Văn 8 Tập 1 Bài 15 (Trang 146)

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Mẫu 1 Soạn văn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác chi tiết

I. Tác giả

– Phan Bội Châu (1867 – 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam.

– Quê quán: Làng Đan Nhiệm, có tài liệu ghi là Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

– Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX.

– Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu…

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam. Trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm “Ngục trung thư tập” và “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập thơ này.

2. Thể thơ

Thất ngôn bát cú.

Giọng thơ hào hùng nhưng cũng đầy dóm dỉnh.

3. Bố cục

Gồm 4 phần theo kết cấu: Đề – Thực – Luận – Kết

Phần 1. Hai câu đầu (Hai câu đề): Khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.

Phần 2. Hai câu tiếp (Hai câu thực): Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.

Phần 3. Hai câu tiếp (Hai câu luận): Bàn luận về hình tượng người anh hùng.

Phần 4: Hai câu còn lại (Hai câu kết): Khẳng định lại tư tưởng của nhà thơ.

III. Đọc – hiểu văn bản

1. Khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục

– “Hào kiệt, phong lưu”: chỉ những người có tài năng, có ý chí – những bậc anh hùng có phong thái ung dung, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.

– Điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.

– Đặc biệt là hình ảnh “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: sự nghiệp cách mạng là một chặng đường dài, nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, cho thấy tinh thần lạc quan.

2. Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió

– Người tù cách mạng tự nhận mình là một người tự do đi đây đi đó giữa thế gian rộng lớn.

– Lại người có tội giữa năm châu: người cách mạng phải rơi vào hoàn cảnh tù đày.

3. Bàn luận về hình tượng người anh hùng

– “Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Hình ảnh mang tính biểu tượng “bô kinh thế” – sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc, thể hiện ước vọng, lý tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh.

– “Mở miệng cười tan”: Tiếng cười bộc lộ một tinh thần sảng khoái, với mong muốn dẹp tan quân thù.

4. Khẳng định lại tư tưởng của nhà thơ

– Lời khẳng định đầy quyết tâm: còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng.

– Ý chí theo đuổi bất chấp mọi nguy hiểm, đó là một tinh thần đáng nể phục.

Tổng kết: 

– Nội dung: Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã thể hiện phong thái ung dung, khí phách kiên cường của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

– Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, hình ảnh mang tính biểu tượng cao…

Soạn văn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Phân tích cặp câu 1 – 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.

– “Hào kiệt, phong lưu”: chỉ những người có tài năng, có ý chí – những bậc anh hùng có phong thái ung dung, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.

– Điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.

– Đặc biệt là hình ảnh “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: sự nghiệp cách mạng là một chặng đường dài, nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, cho thấy tinh thần lạc quan.

Câu 2. Đọc lại cặp câu 3 – 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

– Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.

– Giọng điệu thay đổi do nội dung thay đổi, ở đây tác giả muốn nhìn thẳng vào khó khăn của bản thân để từ đó suy ngẫm và vững chí trên con đường cách mạng hơn.

– Ý nghĩa của lời tâm sự:

Cho thấy cuộc đời cách mạng đầy gian nan, phải bôn ba xứ người.

Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhằm nhấn mạnh sự lênh đênh của cuộc đời cách mạng.

Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5 – 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt.

– Ý nghĩa của cặp câu 5 và 6:

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Hình ảnh mang tính biểu tượng “bô kinh thế” – sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc, thể hiện ước vọng, lý tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh.

“Mở miệng cười tan”: Tiếng cười bộc lộ một tinh thần sảng khoái, với mong muốn dẹp tan quân thù.

– Tác dụng trong việc biểu hiện:

Nâng tầm vóc của người anh hùng sánh ngang với vũ trụ.

Giúp bài thơ trở nên hào hùng.

Câu 4. Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

– Hai câu thơ kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc của tác giả.

– Lời khẳng định đầy quyết tâm: còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng.

– Ý chí theo đuổi bất chấp mọi nguy hiểm, đó là một tinh thần đáng nể phục.

II. Luyện tập

Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” về phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (7 chữ, 8 câu)

– Kết cấu theo kiểu đề – thực – luận – kết

– Cách gieo vần: vần chân, tiếng cuối của câu 2 với câu 6 (tù – thù), tiếng cuối của câu 3 với câu 5 (bể – tế), tiếng cuối của câu 4 với câu 8 (châu – đâu).

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Mẫu 2

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Phân tích cặp câu 1 – 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.

– Cụm từ “hào kiệt, phong lưu” chỉ những người có tài năng, có ý chí – những bậc anh hùng có phong thái ung dung, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.

– Điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.

– Hình ảnh “chạy mỏi chân thì hãy ở tù” mang tính biểu tượng cho thấy sự nghiệp cách mạng là một chặng đường dài, nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, cho thấy tinh thần lạc quan.

Câu 2. Đọc lại cặp câu 3 – 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

Giọng thơ thay đổi từ hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy. Giọng điệu thay đổi do nội dung thay đổi, ở đây tác giả muốn nhìn thẳng vào khó khăn của bản thân để từ đó suy ngẫm và vững chí trên con đường cách mạng hơn.

– Ý nghĩa của lời tâm sự:

Cho thấy cuộc đời cách mạng đầy gian nan, phải bôn ba xứ người.

Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhằm nhấn mạnh sự lênh đênh của cuộc đời cách mạng.

Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5 – 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt.

– Ý nghĩa của cặp câu 5 và 6:

“Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Hình ảnh mang tính biểu tượng “bô kinh thế” – sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc, thể hiện ước vọng, lý tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh.

“Mở miệng cười tan”: Tiếng cười bộc lộ một tinh thần sảng khoái, với mong muốn dẹp tan quân thù.

– Tác dụng trong việc biểu hiện:

Nâng tầm vóc của người anh hùng sánh ngang với vũ trụ.

Giúp bài thơ trở nên hào hùng.

Câu 4. Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Hai câu thơ kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc của tác giả. Đó là lời khẳng định rằng còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng nể phục.

II. Luyện tập

Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” về phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (7 chữ, 8 câu)

Kết cấu theo kiểu đề – thực – luận – kết

Gieo vần: vần chân, tiếng cuối của câu 2 với câu 6 (tù – thù), tiếng cuối của câu 3 với câu 5 (bể – tế), tiếng cuối của câu 4 với câu 8 (châu – đâu).

Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Mẫu 3

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

– Câu 1: Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu

“hào kiệt, phong lưu”: ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa.

điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.

– Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù

“mỏi chân”, “ở tù”: chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất nhiên

coi nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, thể hiện tinh thần lạc quan

Câu 2.

– Giọng thơ thay đổi từ hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy. Vì tác giả muốn nhìn thẳng vào khó khăn của bản thân để từ đó suy ngẫm và vững chí trên con đường cách mạng hơn.

– Ý nghĩa của lời tâm sự:

Thể hiện cuộc đời cách mạng gian nan, phải bôn ba xứ người.

Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhằm nhấn mạnh sự lênh đênh của cuộc đời cách mạng.

Câu 3.

– Ý nghĩa của cặp câu 5 và 6:

Khẳng định sự quyết tâm, bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời.

Tiếng cười ngạo nghễ của bậc anh hùng, đập tan những oán thù.

– Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt

Nâng tầm vóc của người anh hùng sánh ngang với vũ trụ.

Tạo giọng điệu hào hùng chung cho bài thơ.

Câu 4.

Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều từ hai câu thơ: Lời khẳng định rằng còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng nể phục.

II. Luyện tập

Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” về phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (7 chữ, 8 câu)

Kết cấu theo kiểu đề – thực – luận – kết

Gieo vần: vần chân, tiếng cuối của câu 2 với câu 6 (tù – thù), tiếng cuối của câu 3 với câu 5 (bể – tế), tiếng cuối của câu 4 với câu 8 (châu – đâu).

Hoạt Động Trải Nghiệm 6: Sinh Hoạt Trong Gia Đình Trải Nghiệm Hướng Nghiệp Lớp 6 Trang 15 Sách Cánh Diều

Gia đình em có bao nhiêu người?

Nghề nghiệp, thói quen, nét tính cách nổi bật của mỗi thành viên trong gia đình

Cảm nhận của em về gia đình mình.

Gợi ý đáp án

Gia đình em có 4 người đó là bố, mẹ, anh và em.

Bố mẹ em đều là giáo viên

Anh em đang học đại học năm 3.

Thường vào những lúc rảnh rỗi, bố em hay đi đánh bóng bàn còn mẹ em thì xem phim.

Anh em là người năng động, anh thích thể thao, trong những lúc rảnh anh thường đi đá bóng hoặc bơi.

Các hành động quan tâm, chăm sóc người thân diễn ra khi nào, ở đâu?

Các thành viên trong gia định quan tâm, chăm sóc nhau như thế nào?

Chia sẻ những hành động của em thể hiện tình cảm yêu thương các thành viên trong gia đình.

Gợi ý đáp án

1. Mẹ chăm con ốm

2. Anh trai giúp em học bài.

– Các hành động quan tâm, chăm sóc người thân diễn ra khi người thân gặp khó khăn, không khoẻ hay có bất cứ vấn đề gì về tinh thần có thể ở nhà hoặc bất cứ đâu.

– Các thành viên trong gia định quan tâm, chăm sóc tận tình, chu đáo.

Những hành động của em thể hiện tình cảm yêu thương các thành viên trong gia đình là:

Em hay giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa

Khi mẹ ốm em nấu cháo cho mẹ

Khi anh buồn em sẽ an ủi và tâm sự với anh.

– Chia sẻ về những kỉ niệm đáng nhớ của gia đình em.

Gợi ý đáp án:

Kỉ niệm về mẹ

Một hôm, sau giờ học, nhóm bạn trong lớp rủ tôi đi chơi điện tử. Tôi không cần suy nghĩ mà đồng ý luôn. Do mải chơi nên đến khi nhận ra thì cũng đã khoảng chín giờ tối. Tôi cảm thấy khá sợ và nhanh chóng đạp xe trở về nhà. Đến đoạn đường tối, tôi bỗng đâm phải một chiếc xe máy. Tôi ngã ra, cảm thấy chân tay đều rất đau. Người đi xe máy nhanh chóng hỏi han và gọi điện cho mẹ đến.

Khi tỉnh dậy, tôi đã nằm ở bệnh viện và nhìn thấy mẹ ngồi bên. Lúc đó, một cảm giác hối hận dường như bao trùm lấy tôi. Tôi rất muốn cất tiếng xin lỗi mẹ nhưng không dám. Mẹ chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng. Cũng rất may mắn là do người đi xe máy kịp phanh gấp, nên tôi chỉ bị xây xát nhẹ. Chỉ sau hai, ba ngày là có thể về nhà. Bố đưa tôi trở về. Về đến nhà, tôi thấy mẹ đang ở trong bếp cặm cụi nấu ăn. Tôi nhẹ nhàng đi vào, toàn những món mà tôi thích đang bày trên bàn ăn. Tôi chạy đến và ôm lấy mẹ, khẽ nói: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ quay lại, mỉm cười nhìn tôi và nói: “Không sao đâu con, chỉ cần con nhận ra lỗi lầm và chịu thay đổi là được!”. Lúc ấy, tôi chợt bật khóc. Tôi biết rằng mình đã khiến cho bố mẹ lo lắng rất nhiều. Từ đó, tôi cố gắng chăm chỉ học hành, không ham chơi nữa.

Quả thật, người mẹ vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Nghĩ về mẹ là nghĩ đến tình mẫu tử thiêng liêng.

– Gợi ý về nội dung:

Vai trò của gia đình với mỗi cá nhân:

Biểu hiện của tình yêu thương gia đình:

Những điều cá nhân nên làm để xây dựng gia đình tốt đẹp.

Gợi ý đáp án

Vai trò của gia đình với mỗi cá nhân:

– Gia đình là điều thiêng liêng và quan trọng nhất đối với mỗi cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng bạn, nơi bạn có thể về mỗi khi vấp ngã, sóng gió cuộc đời.

– Biểu hiện của tình yêu thương gia đình: Luôn dang rộng cánh cửa cho bạn trở về, không bao giờ bỏ rơi bạn. Cho bạn sự ấm áp và tình yêu thương.

– Những điều cá nhân nên làm để xây dựng gia đình tốt đẹp: Biết quan tâm chăm sóc những thành viên trong gia đình, trân trọng những giây phút bên nhau.

Advertisement

Mô tả góc học tập hiện nay của em:

Các vật dụng

Cách sắp xếp

Những điểm hợp lí và chưa hợp lí.

– Trao đổi về cách sắp xếp góc học tập hợp lí.

Gợi ý đáp án:

– Góc học tập của em:

Các vật dụng: Bàn, ghế, giá đựng sách, đèn học, hộp bút

Cách sắp xếp: Em sắp xếp sách giáo khoa một ngăn riêng, vở ghi bài tập một ngăn riêng, hộp bút để bên cạnh, đèn học để soi đèn để trên bàn.

Những điểm hợp lí và chưa hợp lí: Một số ngăn ở bàn học em còn để trống và để đồ lưu niệm em muốn đổi thành để sách mới cho năm học tiếp theo.

Trao đổi về cách sắp xếp góc học tập hợp lí.

Mỗi nhóm thiết kế góc học tập và giới thiệu cho nhóm khác.

Sắp xếp lại góc học tập của em cho hợp lí.

Gợi ý đáp án:

Thiết kế góc học tập: Gồm thời khoá biểu đính ở đầu bàn học, hộp bút, dưới ngăn bàn là chỗ đựng giấy nháp. Hai ngăn đựng sách giáo khoa, bài tập và vở ghi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Tự Đánh Giá: Chuẩn Bị Hành Trang Vào Thế Kỉ Mới Cánh Diều Ngữ Văn Lớp 8 Trang 127 Sách Cánh Diều Tập 1 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!