Bạn đang xem bài viết Soạn Bài Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Soạn Văn 8 Tập 1 Bài 15 (Trang 146) được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Mẫu 1 Soạn văn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác chi tiếtI. Tác giả
– Phan Bội Châu (1867 – 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam.
– Quê quán: Làng Đan Nhiệm, có tài liệu ghi là Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
– Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 25 năm đầu thế kỉ XX.
– Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam. Trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm “Ngục trung thư tập” và “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập thơ này.
2. Thể thơ
Thất ngôn bát cú.
Giọng thơ hào hùng nhưng cũng đầy dóm dỉnh.
3. Bố cục
Gồm 4 phần theo kết cấu: Đề – Thực – Luận – Kết
Phần 1. Hai câu đầu (Hai câu đề): Khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
Phần 2. Hai câu tiếp (Hai câu thực): Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió.
Phần 3. Hai câu tiếp (Hai câu luận): Bàn luận về hình tượng người anh hùng.
Phần 4: Hai câu còn lại (Hai câu kết): Khẳng định lại tư tưởng của nhà thơ.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục
– “Hào kiệt, phong lưu”: chỉ những người có tài năng, có ý chí – những bậc anh hùng có phong thái ung dung, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.
– Điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.
– Đặc biệt là hình ảnh “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: sự nghiệp cách mạng là một chặng đường dài, nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, cho thấy tinh thần lạc quan.
2. Chiêm nghiệm về cuộc đời sóng gió
– Người tù cách mạng tự nhận mình là một người tự do đi đây đi đó giữa thế gian rộng lớn.
– Lại người có tội giữa năm châu: người cách mạng phải rơi vào hoàn cảnh tù đày.
3. Bàn luận về hình tượng người anh hùng
– “Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Hình ảnh mang tính biểu tượng “bô kinh thế” – sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc, thể hiện ước vọng, lý tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh.
– “Mở miệng cười tan”: Tiếng cười bộc lộ một tinh thần sảng khoái, với mong muốn dẹp tan quân thù.
4. Khẳng định lại tư tưởng của nhà thơ
– Lời khẳng định đầy quyết tâm: còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng.
– Ý chí theo đuổi bất chấp mọi nguy hiểm, đó là một tinh thần đáng nể phục.
Tổng kết:
– Nội dung: Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã thể hiện phong thái ung dung, khí phách kiên cường của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
– Nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, hình ảnh mang tính biểu tượng cao…
Soạn văn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác ngắn gọnI. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích cặp câu 1 – 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.
– “Hào kiệt, phong lưu”: chỉ những người có tài năng, có ý chí – những bậc anh hùng có phong thái ung dung, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.
– Điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.
– Đặc biệt là hình ảnh “chạy mỏi chân thì hãy ở tù”: sự nghiệp cách mạng là một chặng đường dài, nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, cho thấy tinh thần lạc quan.
Câu 2. Đọc lại cặp câu 3 – 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
– Giọng thơ có sự thay đổi: từ giọng hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy.
– Giọng điệu thay đổi do nội dung thay đổi, ở đây tác giả muốn nhìn thẳng vào khó khăn của bản thân để từ đó suy ngẫm và vững chí trên con đường cách mạng hơn.
– Ý nghĩa của lời tâm sự:
Cho thấy cuộc đời cách mạng đầy gian nan, phải bôn ba xứ người.
Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhằm nhấn mạnh sự lênh đênh của cuộc đời cách mạng.
Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5 – 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt.
– Ý nghĩa của cặp câu 5 và 6:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Hình ảnh mang tính biểu tượng “bô kinh thế” – sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc, thể hiện ước vọng, lý tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh.
“Mở miệng cười tan”: Tiếng cười bộc lộ một tinh thần sảng khoái, với mong muốn dẹp tan quân thù.
– Tác dụng trong việc biểu hiện:
Nâng tầm vóc của người anh hùng sánh ngang với vũ trụ.
Giúp bài thơ trở nên hào hùng.
Câu 4. Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
– Hai câu thơ kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc của tác giả.
– Lời khẳng định đầy quyết tâm: còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng.
– Ý chí theo đuổi bất chấp mọi nguy hiểm, đó là một tinh thần đáng nể phục.
II. Luyện tập
Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” về phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
– Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (7 chữ, 8 câu)
– Kết cấu theo kiểu đề – thực – luận – kết
– Cách gieo vần: vần chân, tiếng cuối của câu 2 với câu 6 (tù – thù), tiếng cuối của câu 3 với câu 5 (bể – tế), tiếng cuối của câu 4 với câu 8 (châu – đâu).
Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Mẫu 2I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Phân tích cặp câu 1 – 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng tù ngục.
– Cụm từ “hào kiệt, phong lưu” chỉ những người có tài năng, có ý chí – những bậc anh hùng có phong thái ung dung, không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào.
– Điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.
– Hình ảnh “chạy mỏi chân thì hãy ở tù” mang tính biểu tượng cho thấy sự nghiệp cách mạng là một chặng đường dài, nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, cho thấy tinh thần lạc quan.
Câu 2. Đọc lại cặp câu 3 – 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?
Giọng thơ thay đổi từ hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy. Giọng điệu thay đổi do nội dung thay đổi, ở đây tác giả muốn nhìn thẳng vào khó khăn của bản thân để từ đó suy ngẫm và vững chí trên con đường cách mạng hơn.
– Ý nghĩa của lời tâm sự:
Cho thấy cuộc đời cách mạng đầy gian nan, phải bôn ba xứ người.
Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhằm nhấn mạnh sự lênh đênh của cuộc đời cách mạng.
Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa cặp câu 5 – 6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt.
– Ý nghĩa của cặp câu 5 và 6:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh thế”: Hình ảnh mang tính biểu tượng “bô kinh thế” – sự nghiệp cách mạng lớn lao của dân tộc, thể hiện ước vọng, lý tưởng không thay đổi, bất chấp mọi hoàn cảnh.
“Mở miệng cười tan”: Tiếng cười bộc lộ một tinh thần sảng khoái, với mong muốn dẹp tan quân thù.
– Tác dụng trong việc biểu hiện:
Nâng tầm vóc của người anh hùng sánh ngang với vũ trụ.
Giúp bài thơ trở nên hào hùng.
Câu 4. Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?
Hai câu thơ kết tinh cao độ ý chí và cảm xúc của tác giả. Đó là lời khẳng định rằng còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng nể phục.
II. Luyện tập
Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” về phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (7 chữ, 8 câu)
Kết cấu theo kiểu đề – thực – luận – kết
Gieo vần: vần chân, tiếng cuối của câu 2 với câu 6 (tù – thù), tiếng cuối của câu 3 với câu 5 (bể – tế), tiếng cuối của câu 4 với câu 8 (châu – đâu).
Soạn bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Mẫu 3I. Trả lời câu hỏi
Câu 1.
– Câu 1: Vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
“hào kiệt, phong lưu”: ý thức về cốt cách, phong thái ung dung, hào hoa.
điệp từ “vẫn”: không thay đổi, thể hiện cách sống đàng hoàng của bậc anh hùng.
– Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
“mỏi chân”, “ở tù”: chủ động nghỉ ngơi như lẽ tất nhiên
coi nhà tù chỉ là một trạm dừng chân tạm thời, thể hiện tinh thần lạc quan
Câu 2.
– Giọng thơ thay đổi từ hào hùng, ngang tàng chuyển sang giọng trầm lắng, suy tư lúc lâm nguy. Vì tác giả muốn nhìn thẳng vào khó khăn của bản thân để từ đó suy ngẫm và vững chí trên con đường cách mạng hơn.
– Ý nghĩa của lời tâm sự:
Thể hiện cuộc đời cách mạng gian nan, phải bôn ba xứ người.
Tạo hình ảnh đối lập giữa hai cặp câu nhằm nhấn mạnh sự lênh đênh của cuộc đời cách mạng.
Câu 3.
– Ý nghĩa của cặp câu 5 và 6:
Khẳng định sự quyết tâm, bền chí trước sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
Tiếng cười ngạo nghễ của bậc anh hùng, đập tan những oán thù.
– Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt
Nâng tầm vóc của người anh hùng sánh ngang với vũ trụ.
Tạo giọng điệu hào hùng chung cho bài thơ.
Câu 4.
Hai câu thơ cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều từ hai câu thơ: Lời khẳng định rằng còn sống ngày nào, thì vẫn tiếp tục với sự nghiệp cách mạng. Điều đó khiến cho người đọc cảm thấy vô cùng nể phục.
II. Luyện tập
Ôn lại những kiến thức đã học về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, em hãy nhận dạng thể thơ của bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” về phương diện số câu, số chữ, cách gieo vần.
Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (7 chữ, 8 câu)
Kết cấu theo kiểu đề – thực – luận – kết
Gieo vần: vần chân, tiếng cuối của câu 2 với câu 6 (tù – thù), tiếng cuối của câu 3 với câu 5 (bể – tế), tiếng cuối của câu 4 với câu 8 (châu – đâu).
Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ Soạn Văn 8 Tập 1 Bài 3 (Trang 28)
Soạn bài Tức nước vỡ bờ
Soạn bài Tức nước vỡ bờ – Mẫu 1 Soạn văn Tức nước vỡ bờ chi tiếtI. Tác giả
– Ngô Tất Tố (1893 – 1954) quê ở huyện Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội), xuất thân là một nhà Nho gốc nông dân.
– Ông là một học giả có nhiều công trình nghiên cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo với nhiều bài viết mang khuynh hướng dân chủ và giàu tính chiến đấu; một nhà văn hiện thực chuyên viết về nông thôn trong giai đoạn trước cách mạng.
– Sau cách mạng, Ngô Tất Tố sau sưa hoạt động trong công tác tuyên truyền văn nghệ phục vụ kháng chiến chống Pháp.
– Ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.
– Một số tác phẩm ở nhiều thể loại như: Tắt đèn (tiểu thuyết, 1939), Lều chõng (phóng sự tiểu thuyết, 1940), phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (phóng sự, 1940), Trời hửng (dịch, truyện ngắn, 1946), Đóng góp (kịch, 1956)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố.
– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tiểu thuyết, tên nhan đề do người biên soạn đặt.
2. Bố cục
Gồm 2 phần:
Phần 1: Từ đầu đến “chồng chị ăn có ngon miệng hay không”. Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
Phần 2. Còn lại. Cảnh người nhà lí trưởng đến bắt nộp sưu và sự phản kháng của chị Dậu.
3. Tóm tắt
Gia đình thuộc “nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” nên chị Dậu phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng. Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp. Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu. Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo. Cháo chín, chị Dậu mang đến cho chồng. Nhưng anh Dậu chưa kịp ăn thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã đến đòi tiền suất sưu của người em chồng đã chết. Chị Dậu tìm cách van xin để khất sưu, nhưng không được. Chúng định đánh anh Dậu, chị Dậu vùng lên đáp trả lại.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng
– Hoàn cảnh gia đình:
“nghèo nhất nhì trong hạng cùng đinh” – phải chạy ngược chạy xuôi vay tiền để nộp suất sưu cho chồng.
Anh Dậu bị ốm nhưng vẫn bị bọn lính đánh trói, lôi ra đình cùm kẹp.
Chị Dậu rứt ruột đem con Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi bán cho lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy tiền nộp sưu.
Đêm hôm ấy người ta cõng anh Dậu về. Bà con hàng xóm đến cứu giúp, có bà lão đem một bát gạo đến cho chị nấu cháo.
– Chị Dậu chăm sóc chồng:
Cháo chín, chị mang ra giữa nhà quạt cho nguội.
Khi cháo nguội, chị rón rén mang đến chỗ chống nằm nhẹ nhàng bảo chồng dậy ăn.
Chị ngồi xuống chờ xem chờ chống ăn có ngon miệng không.
2. Cảnh người nhà lí trưởng đến bắt nộp sưu và sự phản kháng của chị Dậu
– Hoàn cảnh: Anh Dậu mới kề bát cháo vào miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng.
– Mục đích: Bắt chị Dậu nộp nốt chỗ sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái.
– Thái độ của cai lệ và người nhà lí trưởng:
Quát nạt, đe dọa bằng những lời lẽ hách dịch, kém văn hóa.
Cai lệ còn tát vào mặt chị Dậu, nhảy vào định đánh anh Dậu.
– Chị Dậu:
Ban đầu, chị xưng hô lịch sự “gọi ông – xưng cháu”, nhẫn nhịn van nài tên cai lệ và người nhà lí trưởng khất sưu cho.
Khi tên cai lệ định chạy tới đánh anh Dậu, dường như quá tức mà không chịu được chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
Đến lúc tên cai lệ tát vào mặt chị một cái và vẫn nhảy vào anh Dậu. Những dồn nén của chị Dậu đã bộc phát thành hành động rõ ràng:
Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”; “Rồi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa…”. Sự phản kháng mạnh mẽ từ một người phụ nữ lực điền.
Tổng kết:
– Nội dung: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời khi đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khổ cực. Ngoài ra, tác giả còn cho người đọc thấy được hình ảnh người phụ nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương lại vừa dũng cảm mạnh mẽ.
– Nghệ thuật: bút pháp hiện thực, ý nghĩa nhan đề…
Soạn văn Tức nước vỡ bờ ngắn gọnHướng dẫn trả lời câu hỏi:
Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị rất thảm thương:
– Anh Dậu vừa tỉnh lại sau một trận ốm thập tử nhất sinh.
– Chị Dậu vừa phải dứt ruột bán đi đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu.
– Chị được bà lão hàng xóm cho một bát gạo để nấu cháo, chồng chưa kịp ăn thì cai lệ, người nhà lí trưởng đã đến.
Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?
– Phân tích nhân vật cai lệ:
Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính lệ.
Cai lệ ở làng Đông Xá: đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đòi sưu thuế.
Hành động: cầm roi thước toan đánh anh Dậu; quát mắng, dọa nạt với lời lẽ không lịch sự; đánh chị Dậu…
– Nhận xét: Cách miêu tả chân thực qua hành động, lời nói của nhân vật.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
* Phân tích:
– Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:
Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông, đưa ra lý lẽ là chồng đang ốm nên không được đánh đập.
Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ…
– Sau đó: không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:
Xưng hô “ông – tôi”, sau đó “mày – bà”. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.
Hành động phản kháng đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa…”.
* Cách miêu tả diễn biến tâm trạng của chị Dậu hết sức chân thực, vì nó được bộc lộ qua từng hoàn cảnh cụ thể, chính hoàn cảnh đã tác động đến diễn biến tâm trạng nhân vật.
* Nhận xét:
– Chị Dậu là một người phụ nữ hết mực yêu chồng thương con.
– Chị cũng là một người phụ nữ khéo léo, biết mềm mỏng.
– Nhưng khi cần, chị cũng rất dũng cảm, mạnh mẽ và dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích. Theo em hiểu như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
– Nhan đề: “Tức nước vỡ bờ” trước hết có ý nghĩa tả thực. Khi lượng nước trên sông, suối… quá lớn sẽ làm nước tràn khỏi bờ, gây ra hiện tượng vỡ đê, vỡ bờ. Nhưng hình ảnh trên còn mang ý nghĩa biểu tượng: Sức chịu đựng dù có dai dẳng, bền bỉ thế nào nhưng vẫn có giới hạn. Một khi giới hạn đó bị phá vỡ, con người sẵn sàng vượt qua nó. Khi áp dụng vào trong văn bản này, ý nghĩa của nhan đề mang ý nghĩa “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.
– Nhận xét: Cách hiểu thoải đáng, vì nó đã thể hiện được đúng ý nghĩa nội dung của đoạn trích.
Câu 5. Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
– Tạo dựng tình huống: Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, rồi nhảy bổ vào anh Dậu mặc lời van nài của chị.
– Miêu tả ngoại hình, hành động: “Chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa”, “Nhanh như cắt, chị Dậu nắm được gậy của hắn”…
– Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, chân thực: Gọi “mày” – xưng “bà”, phù hợp với thái độ của nhân vật.
Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích, hãy làm rõ nhận định trên.
– Lời nhận xét đã phản ánh một quy luật trong xã hội: Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.
– Sự “nổi loạn” ở đây không phải là việc làm trái với đạo lí. Mà sự “nổi loạn” ở đây thể hiện được tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm dám đứng lên đấu tranh.
– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với hình ảnh chị Dậu khi dám đứng lên chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng bất chấp hậu quả đã thể hiện được tinh thần đó.
Soạn bài Tức nước vỡ bờ – Mẫu 2Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị rất thảm thương:
Anh Dậu vừa tỉnh lại sau một trận ốm thập tử nhất sinh.
Chị Dậu vừa phải dứt ruột bán đi đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu.
Chị được bà lão hàng xóm cho một bát gạo để nấu cháo, chồng chưa kịp ăn thì cai lệ, người nhà lí trưởng đã đến.
Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?
– Phân tích nhân vật cai lệ:
Cai lệ: viên cai chỉ huy một tốp lính lệ.
Cai lệ ở làng Đông Xá: đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đòi sưu thuế.
Hành động: cầm roi thước toan đánh anh Dậu; quát mắng, dọa nạt với lời lẽ không lịch sự; đánh chị Dậu…
– Nhận xét: Cách miêu tả chân thực qua hành động, lời nói của nhân vật.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm trạng của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
– Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:
Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông, đưa ra lý lẽ là chồng đang ốm nên không được đánh đập.
Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ…
– Sau đó: không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:
Xưng hô “ông – tôi”, sau đó “mày – bà”. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.
Hành động phản kháng đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa…”.
– Nhận xét:
Một người phụ nữ hết mực yêu chồng thương con.
Một người phụ nữ khéo léo, biết mềm mỏng.
Dũng cảm, mạnh mẽ và dám đấu tranh chống lại cái xấu cái ác.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích. Theo em hiểu như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Nhan đề: “Tức nước vỡ bờ” trước hết có ý nghĩa tả thực. Khi lượng nước trên sông, suối… quá lớn sẽ làm nước tràn khỏi bờ, gây ra hiện tượng vỡ đê, vỡ bờ. Nhưng hình ảnh trên còn mang ý nghĩa biểu tượng: Sức chịu đựng dù có dai dẳng, bền bỉ thế nào nhưng vẫn có giới hạn. Một khi giới hạn đó bị phá vỡ, con người sẵn sàng vượt qua nó. Khi áp dụng vào trong văn bản này, ý nghĩa của nhan đề mang ý nghĩa “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”.
Câu 5. Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
– Tạo dựng tình huống: Cai lệ tát vào mặt chị Dậu, rồi nhảy bổ vào anh Dậu mặc lời van nài của chị.
– Miêu tả ngoại hình, hành động:
Khi tên cai lệ định chạy tới đánh anh Dậu, dường như quá tức mà không chịu được chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
Đến lúc tên cai lệ tát vào mặt chị một cái và vẫn nhảy vào anh Dậu. Những dồn nén của chị Dậu đã bộc phát thành hành động rõ ràng:
Chị nghiến hai hàm răng: “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”; “Rồi túm cổ hắn, ấn dúi ra cửa…”. Sự phản kháng mạnh mẽ từ một người phụ nữ lực điền.
– Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, chân thực: Gọi “mày” – xưng “bà”, phù hợp với thái độ của nhân vật.
Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu như thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích, hãy làm rõ nhận định trên.
– Lời nhận xét đã phản ánh một quy luật trong xã hội: Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.
– Sự “nổi loạn” ở đây không phải là việc làm trái với đạo lí. Mà sự “nổi loạn” ở đây thể hiện được tinh thần mạnh mẽ, dũng cảm dám đứng lên đấu tranh.
Advertisement
– Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” với hình ảnh chị Dậu khi dám đứng lên chống lại bọn cai lệ và người nhà lí trưởng bất chấp hậu quả đã thể hiện được tinh thần đó.
Soạn bài Tức nước vỡ bờ – Mẫu 3Câu 1.
Tình thế của chị Dậu:
Anh Dậu vừa tỉnh lại sau một trận ốm thập tử nhất sinh.
Chị Dậu vừa đi đứa con gái đầu lòng để lấy tiền nộp sưu.
Bà lão hàng xóm cho một bát gạo để nấu cháo, nhưng chồng chưa kịp ăn thì cai lệ, người nhà lí trưởng đã đến.
Câu 2.
– Phân tích nhân vật cai lệ:
Cai lệ ở làng Đông Xá là kẻ đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đi đòi sưu thuế.
Cách xưng hô: Xấc xược “ông – thằng”.
Hành động: trợn ngược mắt quát; giọng hầm hè; cầm roi thước toan đánh anh Dậu và chị Dậu…
– Nhận xét: Cách miêu tả chân thực qua hành động, lời nói của nhân vật.
Câu 3.
– Diễn biến tâm trạng chị Dậu:
Ban đầu thì sợ hãi nên tỏ ra nhẫn nhục và chịu đựng: Gọi “ông”, xưng “cháu”, giọng điệu cầu xin “cháu van ông…”. Hành động nhún nhường, đưa ra lý lẽ là chồng đang ốm nên không được đánh đập.
Sau đó thì phẫn nộ, căm tức nên đã vùng dậy phản kháng: Xưng hô “ông – tôi”, sau đó “mày – bà”. Hành động phản kháng đầy mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa…”.
– Tính cách của Chị Dậu: Một người phụ nữ yêu thương chồng con, khéo léo, mềm mỏng nhưng cũng rất mạnh mẽ, dũng cảm.
Câu 4.
Ý nghĩa nhan đề “Tức nước vỡ bờ”: Trước hết là một thành ngữ dân gian chỉ một hiện tượng tự nhiên trong cuộc sống: nếu nước quá đầy, quá lớn thì tất yếu bờ sẽ tràn, sẽ vỡ. Nhà văn Ngô Tất Tố đã mượn hình ảnh trên giống như một lời kêu tinh thần đấu tranh của họ chống lại áp bức bóc lột vì một cuộc sống công bằng.
Câu 5. Chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”.
Nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan đã nhận xét rằng “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Trước hết, đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ nằm ở cuối tác phẩm. Tên cai lệ định chạy tới đánh anh Dậu, dường như quá tức mà không chịu được chị cự lại: “Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. Dù vậy, hắn vẫn tát vào mặt chị một cái và nhảy vào anh Dậu. Những dồn nén của chị Dậu đã bộc phát thành hành động rõ ràng. Tác giả đã miêu tả chị Dậu hiện lên với những hành động nghiến hai hàm răng, túm cổ tên cai lệ và ấn dúi ra cửa. Hành động mạnh mẽ, quyết liệt thể hiện sức khỏe của một người phụ nữ lực điền. Cách gọi “mày” – xưng “bà” rất phù hợp với tâm trạng của nhân vật. Có thể thấy, đoạn văn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo. Điều này đã thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh và dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.
Câu 6.
Lời nhận xét đã phản ánh một quy luật trong xã hội: Khi có áp bức bóc lột, nhất định sẽ có đấu tranh.
Sự “nổi loạn” ở đây không phải là việc làm trái với đạo lí mà thể hiện được tinh thần dũng cảm, dám đứng lên đấu tranh chống lại áp bức, bất công.
Soạn Bài Luyện Tập Thao Tác Lập Luận So Sánh Soạn Văn 11 Tập 1 Tuần 11 (Trang 116)
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Tài liệu được dành cho các bạn học sinh lớp 11 . Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh – Mẫu 1Câu 1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:
(Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)
Gợi ý:
– Giống nhau: Nhân vật trữ tình trong hai bài thơ đều rời quê hương ra đi lúc còn trẻ và trở về lúc đã có tuổi. Và khi về quê đều trở thành “người xa lạ” ngay trên chính quê hương của mình. Cả hai nhà thơ đều cảm thấy ngậm ngùi, xúc động sau nhiều năm trở về quê hương.
– Khác nhau:
Hạ Tri Chương viết: “Hỏi rằng: Khách à chốn nào lại chơi?”: Không còn ai nhận ra mình là người cùng quê.
Chế Lan Viên viết: “Chẳng lẽ thăm quê lại hỏi người”: Quê hương đã biến đổi quá nhiều sau chiến tranh, khiến cho tác giả không còn nhận ra.
Câu 2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.
Đối tượng so sánh: học – trồng cây
Mùa xuân, mùa thu là quá trình học tập; còn hoa, quả là kết quả thu được sau khi học tập.
Ý nghĩa của việc so sánh: Lời nhắc nhở con người cần phải cố gắng học tập, kiên trì trau dồi kiến thức và kĩ năng thì mới có thể đạt được kết quả tốt.
Câu 3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà.
– Giống nhau: Thể thơ thất ngôn bát cú, tuân theo quy tắc niêm luật.
– Khác nhau:
Trong Tự tình: Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày rất gần gũi (tiếng gà văng vẳng, mõ thảm, chuông sầu, những tiếng rền rĩ, khắp mọi chòm…) kể cả những chữ rất khó dùng (cớ sao om, duyên mõm mòm, già tom). Trong bài chỉ có một câu nhiều từ Hán Việt: “Tài tử vãn nhân ai đó tá?”
Trong Chiều hôm nhớ nhà: Sử dụng các từ Hán Việt (hàng hôn, ngư ông, viễn phố, mục tử, cô thôn, lữ thứ, hàn ôn…). Nhiều từ ngữ mang tính ước lệ, được dùng nhiều trong thơ cổ như ngàn mai, dặm liễu.
Câu 4. Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh), để viết đoạn văn so sánh.
Gợi ý:
– Đoạn 1:
Câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” muốn khẳng định giá trị của con người. Đầu tiên, “một mặt người” là hình ảnh hoán dụ (lấy bộ phận để chỉ toàn thể), ở đây là chỉ con người. Còn “của” có nghĩa là của cải, thuộc về giá trị vật chất. Cách nói “mười mặt của” dùng để chỉ số nhiều, có nhiều của cải vật chất. Ông cha ta đã dùng cách so sánh “bằng” kết hợp với sự đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng – ít và nhiều (một với mười) để khẳng định sự quý giá của con người, so với của cải vật chất. Quả vậy, trong cuộc sống, chúng ta có thể mất đi tất cả tiền bạc, của cải. Nhưng chỉ cần vẫn còn con người ở đó, không có gì là không thể lấy lại được. Trong lao động, con người chính là người đã làm ra những của cải, vật chất. Trong mối quan hệ với những người xung quanh, nếu chỉ biết coi trọng của cải, chúng ta sẽ dễ trở thành thực dụng, sống ích kỷ và không có tình cảm. Những người sống như vậy sẽ không có được tình yêu thương của những người xung quanh. Của cải rất đáng quý, nhưng bản thân con người còn đáng quý hơn. Con người là một sinh vật hoàn hảo của vũ trụ. Con người có hình thể, bản năng và trí tuệ – đó chính là thứ vũ khí mạnh nhất. Câu tục ngữ không chỉ đề cao giá trị của con người mà còn muốn khuyên nhủ chúng ta cần biết cố gắng rèn luyện bản thân để khẳng định được giá trị của chính mình. Như vậy, câu tục ngữ trên đã đem đến một bài học quý giá cho mỗi người.
– Đoạn 2:
Câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã gửi gắm bài học quý giá cho mỗi người. Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa là nghĩa đen và nghĩa bóng. Đầu tiên theo nghĩa đen, chúng ta có thể hiểu “gỗ” là phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm giấy… Còn “nước sơn” chính là màu được tô vẽ bên ngoài để tránh mối mọt và trang trí cho gỗ thêm phần màu sắc và thẩm mỹ. Xét về nghĩa bóng, “gỗ” là nói tới chất lượng bên trong của đồ vật còn “nước sơn” là hình thức bên ngoài. Tính từ “tốt” được điệp lại hai lần nhằm nhấn mạnh vào đặc điểm, tính chất của “gỗ” và “nước sơn”. Hai hình ảnh “gỗ” và “nước sơn” được so sánh không ngang bằng “hơn” để gửi gắm thông điệp chúng ra nên coi trọng bản chất bên trong hơn là bề ngoài bóng bẩy. Suy rộng ra có thể hiểu lời khuyên từ câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” là coi trọng bản chất, nhân cách của con người chứ không chỉ nhìn nhận, đánh giá qua vẻ bề ngoài của người đó. Câu tục ngữ vô cùng đúng đắn khi khuyên nhủ mỗi người về cách đánh giá người khác. Không thể phủ nhận được vai trò của ngoại hình trong cuộc sống. Khi nhìn thấy một người ăn mặc chỉn chu và sạch sẽ, chắc chắn mọi người đều sẽ có ấn tượng tốt đẹp. Nhưng đó yếu tố quyết định tất cả, mà còn phải xem đến cách hành động, cách cư xử của người đó. Có những người bên ngoài ăn mặc giản dị, nhưng họ lại có tấm lòng cao quý, đẹp đẽ. Có những người bên ngoài ăn mặc sang trọng, nhưng họ lại có tấm lòng xấu xa, ích kỷ. Như vậy, mỗi người không nên quá chú trọng hình thức bên ngoài mà cần phải tích cực rèn luyện phẩm chất, đạo đức bên trong.
Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận so sánh – Mẫu 2Câu 1. Tâm trạng của nhân vật trữ tình khi về thăm quê trong hai bài thơ:
(Hạ Tri Chương, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê)
(Chế Lan Viên, Trở lại An Nhơn)
Gợi ý:
– Giống nhau: Nhân vật trữ tình xa quê hương khi còn trẻ và trở về lúc đã có tuổi.
– Khác nhau:
Hạ Tri Chương viết: Đau xót, buồn bã khi không ai nhận ra mình là người cùng quê.
Chế Lan Viên viết: Buồn bã khi quê hương đã thay đổi sau chiến tranh, cảnh cũ đã không còn.
Câu 2. Học cũng có ích như trồng cây, mùa xuân cho hoa, mùa thu được quả.
Đối tượng so sánh: học – trồng cây
Ý nghĩa của việc so sánh: Con người cần phải cố gắng học tập, kiên trì trau dồi kiến thức và kĩ năng thì mới có thể đạt được kết quả tốt.
Câu 3. So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và ngôn ngữ thơ Bà Huyện Thanh Quan qua hai bài thơ Tự tình (bài I) và Chiều hôm nhớ nhà.
Advertisement
– Giống nhau: Thể thơ thất ngôn bát cú, tuân theo quy tắc niêm luật.
– Khác nhau:
Tự tình: Sử dụng ngôn ngữ hàng ngày rất gần gũi.
Chiều hôm nhớ nhà: Sử dụng các từ Hán Việt, mang tính ước lệ…
Câu 4. Tự chọn đề tài (một danh ngôn hoặc thành ngữ, tục ngữ có nội dung so sánh), để viết đoạn văn so sánh.
Gợi ý:
Câu tục ngữ “Tấc đất, tấc vàng” đã khẳng định tầm quan trọng của đất đai. Trước hết, “tấc” là đơn vị đo lường, “đất” hiểu đơn giản là chất rắn làm thành lớp trên cùng của bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian có thể dùng để con người sinh sống hoặc sản xuất. Còn “vàng” chính một kim loại quý giá, có giá trị kinh tế rất cao. Như vậy việc so sánh “tấc đất” với “tấc vàng” nhằm khẳng định sự quý giá của “đất”. Đất đai cũng có giá trị kinh tế giống như vàng vậy. Câu tục ngữ muốn gửi khuyên con cháu đời sau rằng cần nên trân trọng đất đai. Từ đó, khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để tăng gia sản xuất ra những thực phẩm có ích cho con người. Đất đai là một trong những tài nguyên thiên nhiên. Nhưng cũng giống như những tài nguyên khác, nó không phải là vô tận. Cuộc sống của con người không thể thiếu đất đai. Việc trồng trọt, chăn nuôi diễn ra trên đất đai. Chúng ta xây dựng nhà cửa để sinh sống, làm việc hay vui chơi cũng trên đất đai. Đất được con người so sánh như “người mẹ hiền” nuôi dưỡng đứa con khôn lớn. Chính vì vậy, con người cần phải có ý thức sử dụng hợp lí, cũng không được làm cho đất đai bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. “Tấc đất, tấc vàng” là một câu tục ngữ giúp con người nhận ra giá trị của đất đai trong cuộc sống. Từ đó, chúng ta cần phải bảo vệ, sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả.
Soạn Bài Đất Nước Soạn Văn 12 Tập 1 Tuần 10 (Trang 117 )
Soạn bài Đất Nước
Nội dung của tài liệu này sẽ giúp ích trong quá trình tìm hiểu chương trình môn Ngữ Văn lớp 12. Mời tham khảo ngay sau đây.
Soạn bài Đất Nước – Mẫu 1 Soạn bài Đất Nước chi tiếtI. Tác giả
– Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943.
– Quê quán: thôn Ưu Điềm, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
– Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng.
– Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam.
– Sau khi tốt nghiệp khoa Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong trào học sinh, sinh viên thành phố, xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm thơ..
– Sau khi đất nước thống nhất, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa Thiên – Huế.
– Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, là Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thông tin, từng là Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
– Sau Đại hội X của Đảng, ông về nghỉ hưu ở Huế, tiếp tục làm thơ.
– Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật
– Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ các nhà thơ trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
– Thơ của ông hấp dẫn bởi sự kết giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.
– Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (thơ, 1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (tuyển chọn, 1990), Cõi lặng (thơ, 2007)…
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị – Thiên, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.
– Đoạn trích “Đất Nước” thuộc phần đầu chương V của trường ca, là một trong những đoạn thơ hay nhất về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
Phần 1. Từ đầu đến “Đất Nước có từ ngày đó”: Nguồn gốc của Đất Nước.
Phần 2. Tiếp theo đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”: Đất Nước là gì?
Phần 2. Còn lại: Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.
3. Ý nghĩa nhan đề
– “Đất Nước” được trích trong chương V – trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
– Nhan đề đoạn trích trong SGK được đặt là “Đất Nước” nhằm nhấn mạnh vào đối tượng chính mà nhà thơ muốn nói đến: Đất nước.
– Đồng thời khẳng định một triết lý đúng đắn mà sâu sắc: “Đất Nước của Nhân Dân”. Đối với nhà thơ, đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân tạo ra. Qua đó thể hiện tình yêu đất nước của tác giả cũng như đánh thức lòng yêu nước trong mỗi người dân.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Nguồn gốc của Đất Nước
– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.
– Đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị, gần gũi trong đời sống của người Việt Nam từ xa xưa:
“ngày xửa ngày xưa”: lời mở đầu của các truyện cổ tích.
“miếng trầu” gợi nhớ tục ăn trầu của người Việt và truyện cổ tích trầu cau,
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”: thói quen búi tóc của những người phụ nữ Việt Nam
“Thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống trọng tình nghĩa của dân tộc.
Đất nước trưởng thành cùng quá trình lao động sản xuất “cái kèo cái cột thành tên”, “một nắng hai sương”.
– Đất Nước có từ ngày đó: thời gian phiếm chỉ, khẳng định sự tồn tại lâu đời của Đất Nước.
2. Đất Nước là gì?
– Tác giả tách riêng hai yếu tố “đất” và “nước” để suy tư một cách sâu sắc.
– “Đất Nước” là không gian riêng tư quen thuộc gắn với không gian sinh hoạt của mỗi con người: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”; gắn với kỉ niệm tình yêu lứa đôi: “nơi em đánh rơi … thương thầm”.
– Đất Nước là không gian bao la trù phú, không gian sinh tồn của cộng đồng qua bao thế hệ: “Đất là nơi con chim phượng hoàng … dân mình đoàn tụ”.
– Nhìn đất nước được nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ, hiện tại đến tương lai:
Trong quá khứ: Đất Nước là nơi thiêng liêng, gắn với truyền thuyết, huyền thoại “Đất là nơi chim về … trong bọc trứng”.
Ở hiện tại: Đất Nước có trong tấm lòng mỗi con người, mỗi người đều thừa hưởng những giá trị của đất nước, khi có sự gắn kết giữa mỗi người đất nước sẽ nồng thắm, hài hòa, lớn lao. Đó là sự gắn kết giữa cái riêng và cái chung.
Với tương lai: là thế hệ trẻ sẽ “mang đất nước đi xa” “đến những ngày mơ mộng”, đất nước sẽ trường tồn, bền vững.
– Suy tư về trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước: “Phải biết gắn bó và san sẻ” có nghĩa là đóng góp, hy sinh để góp phần dựng xây đất nước.
3. Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân
– Chiều rộng địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:
Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”…
– Chiều dài lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước:
Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
– Chiều sâu văn hóa: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”… từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
– Tư tưởng cốt lõi, cảm hứng bao trùm cả đoạn trích: “Đất Nước này là Đất Nước của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”, đất nước ấy thể hiện qua tâm hồn con người: biết yêu thương, biết quý trọng trọng tình nghĩa, công sức và biết chiến đấu vì đất nước.
Tổng kết:
– Nội dung: Đoạn trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa… Đặc biệt, Nguyễn Khoa Điềm đã nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”.
– Nghệ thuật: Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình; những hình ảnh quen thuộc gần gũi; Sử dụng chất liệu văn hóa dân gian: ca dao, tục ngữ, hình ảnh…
Soạn bài Đất nước ngắn gọnCâu 1. Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.
– Bố cục:
Phần 1. Từ đầu đến “Đất Nước có từ ngày đó”: Nguồn gốc của Đất Nước.
Phần 2. Tiếp theo đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”: Đất Nước là gì?
Phần 2. Còn lại: Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.
– Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả: Cảm nhận về Đất Nước trên nhiều bình diện khác nhau, từ đó làm nổi bật tư tưởng chính của đoạn trích “Đất Nước của Nhân Dân”.
Câu 2. Trong phân đầu của đoạn trích (từ đầu đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
* Tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện:
– Thời gian: Đất Nước có từ rất lâu đời: đã có rồi, bắt đầu, lớn lên.
– Không gian:
Đất Nước là không gian sinh tụ, không gian cội nguồn, không gian văn hóa “Đất là nơi chim về… Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”.
Đất Nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng kì vĩ: Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.
Đất Nước thống nhất giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng, cụ thể và trừu tượng, vật chất và tinh thần: “Trong anh và em hôm nay… Đất nước vẹn tròn to lớn”.
– Văn hóa:
Tóc mẹ thì bới sau đầu”: phong tục búi tóc thành búi tóc tròn, thấp sau gáy của các bà, các mẹ thời xưa.
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống coi trọng tình nghĩa vợ chồng.
Đất Nước có từ rất lâu đời được hình thành cùng với tiến trình phát triển của con người Việt Nam trong cuộc sống đời thường biết làm nhà, biết trồng lúa…
* Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này: Nguyễn Khoa Điềm không ôn lại trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc, mà cảm nhận Đất Nước trên nhiều phương diện khác nhau. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một định nghĩa mới lạ về Đất Nước.
Câu 3. Phần sau của đoạn trích ( từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích này và nhiều bài thơ thời chống Mỹ?
* Những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước:
– Chiều rộng địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:
Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”…
– Chiều dài lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước:
Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
– Chiều sâu văn hóa: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”… từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
– Chiều rộng địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người, là một phần máu thịt, tâm hồn con người:
Nhờ tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
Nhờ tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
Nhờ truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”…
– Chiều dài lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước:
Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
– Chiều sâu văn hóa: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”… từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
* Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân nổi bật trong đoạn trích này và nhiều bài thơ thời chống Mỹ: Nhân Dân chính là người làm nên Đất Nước. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ, họ đã chiến đấu để bảo vệ nền độc lập, tự do của Đất Nước.
Câu 4. Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
* Những ví dụ về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian:
– Cách mở đầu ở các câu chuyện cổ tích: “Ngày xửa ngày xưa”.
– Những câu chuyện cổ tích, truyền thuyết.
Sự tích Trầu Cau: với miếng trầu bây giờ bà ăn
Truyền thuyết Thánh Gióng: … khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: Lạc Long Quân và Âu Cơ…
– Phong tục tập quán:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”: phong tục búi tóc thành búi tóc tròn, thấp sau gáy của các bà, các mẹ thời xưa.
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống coi trọng tình nghĩa vợ chồng.
Thói quen đặt tên con cái theo các vật dụng cho dễ nuôi: Cái kèo cái cột thành tên.
Đóng góp của tác giả là đã đem đến một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ: Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết được sử dụng đều rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Còn mới lạ vì trong văn học chưa có ai nói về Đất Nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.
Soạn bài Đất Nước – Mẫu 2Câu 1. Đoạn trích trình bày sự cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả.
– Bố cục:
Phần 1. Từ đầu đến “Đất Nước có từ ngày đó”: Nguồn gốc của Đất Nước.
Phần 2. Tiếp theo đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”: Đất Nước là gì?
Phần 2. Còn lại: Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân.
– Trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả: Cảm nhận về Đất Nước trên nhiều bình diện khác nhau, từ đó làm nổi bật tư tưởng chính của đoạn trích “Đất Nước của Nhân Dân”.
Câu 2. Trong phần đầu của đoạn trích (từ đầu đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện nào? Cách cảm nhận của tác giả có gì khác với các nhà thơ cùng viết về đề tài này.
Trong phần đầu của đoạn trích, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện:
– Thời gian: Nguồn gốc lâu đời “ đã có rồi, bắt đầu, lớn lên”.
– Không gian:
Đất Nước là không gian sinh sống: “Đất là nơi chim về…/ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”.
Đất Nước trải ra theo chiều dài, chiều rộng kì vĩ: Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.
Đất Nước thống nhất giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và cộng đồng, cụ thể và trừu tượng, vật chất và tinh thần: “Trong anh và em hôm nay…/Đất nước vẹn tròn to lớn”.
Advertisement
– Văn hóa:
Tóc mẹ thì bới sau đầu”: Phong tục búi tóc của người phụ nữ xưa.
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: Lối sống tình nghĩa, thủy chung.
Đất Nước tồn tại trong tiến trình phát triển của con người: làm nhà, trồng lúa…
Cách cảm nhận của tác giả khác với các nhà thơ khác ở chỗ: Không ôn lại trang sử vẻ vang hào hùng của dân tộc, mà cảm nhận Đất Nước trên nhiều phương diện khác nhau.
Câu 3. Phần sau của đoạn trích ( từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Vì sao có thể nói tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn trích này và nhiều bài thơ thời chống Mỹ?
Những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước:
– Địa lí: Đất Nước không chỉ là sản phẩm của tạo hóa mà được hình thành từ phẩm chất và số phận của mỗi người:
Tình nghĩa yêu thương, thủy chung mà có “hòn Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”
Tinh thần bất khuất, anh hùng trong quá trình dựng nước và giữ nước mà có những ao đầm, di tích lịch sử về quá trình dựng nước.
Truyền thống hiếu học mà có những “núi Bút non Nghiên”…
– Lịch sử: Nhân dân làm nên lịch sử bốn nghìn năm của Đất Nước:
Họ là những người con trai, con gái bình dị nhưng luôn thường trực tình yêu nước.
Những con người vô danh làm nên lịch sử, khẳng định vai trò của mỗi cá nhân với lịch sử dân tộc.
– Văn hóa: Nhân dân tạo ra và giữ gìn những giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: “truyền hạt lúa”, “truyền lửa”, “truyền giọng nói”, “gánh theo tên xã, tên làng”… từ đó xây dựng nền móng phát triển đất nước lâu bền.
Tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân nổi bật trong đoạn trích này và nhiều bài thơ thời chống Mỹ: Nhân Dân chính là một lực lượng không thể thiếu trong quá trình xây dựng, bảo vệ Đất Nước.
Câu 4. Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ?
Những ví dụ về cách sử dụng chất liệu văn hóa dân gian:
– Mở đầu giống truyện cổ tích “Ngày xửa ngày xưa”.
– Các tích truyện truyền thuyết, cổ tích:
Sự tích Trầu Cau: với miếng trầu bây giờ bà ăn
Truyền thuyết Thánh Gióng: … khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc.
Truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên: Lạc Long Quân và Âu Cơ…
– Phong tục tập quán:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu”: phong tục búi tóc thành búi tóc tròn, thấp sau gáy của các bà, các mẹ thời xưa.
“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”: truyền thống coi trọng tình nghĩa vợ chồng.
Thói quen đặt tên con cái theo các vật dụng cho dễ nuôi: Cái kèo cái cột thành tên.
Tác giả đem đến một cái nhìn mới mẻ về Đất Nước. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ. Quen thuộc vì những hình ảnh, chi tiết được sử dụng đều rất gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Còn mới lạ vì trong văn học chưa có ai nói về Đất Nước bằng cách khai thác chất liệu văn hóa dân gian này.
Soạn Bài Lưu Biệt Khi Xuất Dương Soạn Văn 11 Tập 2 Bài 19 (Trang 3)
Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương
Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 11: Lưu biệt khi xuất dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 1 Soạn văn Lưu biệt khi xuất dương chi tiếtI. Tác giả
– Phan Bội Châu (1867- 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam.
– Quê quán: Làng Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
– Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.
– Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu…
II Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu chia tay các đồng chí để sang Nhật tìm đường cứu nước.
2. Thể thơ
Thất ngôn bát cú
Hình ảnh mang tính biểu tượng cao.
3. Bố cục
Kết cấu gồm 4 phần theo: Đề – Thực – Luận – Kết:
Phần 1. Hai câu đề: Quan niệm của nhà thơ về chí làm trai và tầm vóc của đấng nam nhi trong vũ trụ.
Phần 2. Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời.
Phần 3. Hai câu luận: Thái độ trước tình cảnh của đất nước.
Phần 4. Hai câu kết: Tư thế cũng như khát vọng của nhà thơ trước khi lên đường.
III. Đọc – hiểu văn bản
1. Quan niệm của nhà thơ về chí làm trai và tầm vóc của đấng nam nhi trong vũ trụ
– Câu thơ đầu nói về chí nam nhi: nam nhi thì phải nên sự nghiệp lớn, xứng danh với thiên hạ.
– Quan điểm của Phan Bội Châu: Nếu thời xưa người ta thường phó mặc cho số phận, do mệnh trời, thì theo tác giả số phận của mình phải do chính mình xoay chuyển.
2. Ý thức trách nhiệm của nhà thơ trước cuộc đời
– Khẳng định tinh thần trách nhiệm của công dân là gánh vác giang sơn, đồng thời mang tính khích lệ những bậc nam nhi.
– Khẳng định rằng một người sống vì dân vì nước thì tên tuổi sẽ lưu danh muôn đời.
3. Thái độ trước tình cảnh của đất nước
– Nỗi đau xót trước hoàn cảnh mất nước, nỗi nhục của thân phận nô lệ cùng sự phản kháng ngầm không cam chịu.
– Đất nước lúc này không còn đấng minh quân, sách vở thánh hiền cũng không cứu được đất nước. Câu thơ giống như một lời thức tỉnh yêu nước là phải có hành động thiết thực để cứu nước.
– Phan Bội Châu phản bác nền học vấn cũ, thức tỉnh những chí sĩ yêu nước.
4. Tư thế cũng như khát vọng của nhà thơ trước khi lên đường
– Hình ảnh kì vĩ, lớn lao: biển Đông, cánh gió, sóng bạc với hành động cao cả của nhân vật trữ tình.
– Khát vọng lên đường cứu nước, từ đó khơi gợi nhiệt huyết của một thế hệ.
Tổng kết:
– Nội dung: Lưu biệt khi xuất dương đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ và táo bạo.
– Nghệ thuật: Giọng thơ tâm huyết, hình ảnh giàu sức gợi…
Soạn văn Lưu biệt khi xuất dương ngắn gọnI. Trả lời câu hỏi
Câu 2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
– Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: tức là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn.
– Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: con người dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình.
– Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ: Sự hăm hở của người ra đi qua khát vọng muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.
– Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường: khát vọng cháy bỏng buổi ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 3. Anh chị có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa).
Bản dịch thơ so với nguyên tác có phần chưa sát nghĩa:
– Câu 6: Câu thơ dịch là “học cũng hoài” chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.
– Câu 8: Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác: “nhất tề phi” – “cùng bay lên”.
Câu 4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Hình ảnh có sức truyền tải cao.
Giọng điệu sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết.
Ngôn ngữ bình dị, có sức lay động mạnh mẽ.
Nội dung tư tưởng sâu sắc.
II. Luyện tập
Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.
Gợi ý:
Khi đọc hai câu thơ cuối bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”, ta thấy được hình ảnh kì vĩ của thiên nhiên cũng như tâm thế phi thường của nhân vật trữ tình. Tác giả hiểu rất rõ sự mục rỗng của chế độ đương thời nên muốn tìm một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt qua “muôn trùng sóng bạc” để hướng tới những điều tốt đẹp cho dân tộc. Con sóng của biển cả hay cũng chính là con sóng của nhiệt huyết dâng trào, để ý chí cứu nước thêm phần mạnh mẽ. Từ đó, tác giả đã gợi lên nhiệt huyết của cả một thế hệ mạnh mẽ, can trường.
Soạn bài Lưu biệt khi xuất dương – Mẫu 2I. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Đọc Tiểu dẫn, chú ý bối cảnh lịch sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.
Bối cảnh lịch sử đất nước: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần Vương chống Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Sau khi đỗ Giải nguyên (1900), ông bắt đầu vào Nam ra Bắc, tìm người cùng chí hướng, lập ra Duy Tân hội – tổ chức cách mạng theo đường lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta (1904). Theo chủ trương của hội, ông lãnh đạo phong trào Đông Du và xuất dương sang Nhật Bản. Bài thơ được viết năm 1905, trước khi Phan Bội Châu chia tay các đồng chí để sang Nhật tìm đường cứu nước.
Câu 2. Tư duy mới mẻ, táo bạo và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước được biểu lộ như thế nào?
– Quan niệm mới về chí làm trai và tư thế tầm vóc của con người trong vũ trụ: Dám mưu đồ những việc kinh thiên động địa, xoay chuyển càn khôn.
Advertisement
– Ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc: Dám đối mặt với cả đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình.
– Khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường: Muốn vượt theo cánh gió dài trên biển rộng để thực hiện lí tưởng cách mạng.
Câu 3. Anh chị có nhận xét gì về hai câu 6 và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa).
Bản dịch thơ so với nguyên tác có phần chưa sát nghĩa:
– Câu 6: Câu thơ dịch là “học cũng hoài” chỉ thể hiện được ý phủ nhận mà chưa thể hiện rõ cái tư thế, khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả.
– Câu 8: Câu thơ dịch chưa khắc họa được rõ nét tư thế và khí thế hùng mạnh, bay bổng như nguyên tác: “nhất tề phi” – “cùng bay lên”.
Câu 4. Theo anh (chị), những yếu tố nào đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
Thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.
Hình ảnh có sức truyền tải cao.
Giọng điệu sôi nổi, tràn đầy nhiệt huyết.
Ngôn ngữ bình dị, có sức lay động mạnh mẽ.
Nội dung tư tưởng sâu sắc.
II. Trả lời câu hỏi
Viết một đoạn văn trình bày những cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh nghệ thuật ở hai câu thơ cuối bài.
Gợi ý:
Hai câu thơ cuối trong bài “Lưu biệt khi xuất dương” đã khắc họa hình ảnh vĩ của thiên nhiên cũng như tâm thế phi thường của nhân vật trữ tình. Phan Bội Châu hiểu rất rõ chế độ phong kiến đương thời, nên muốn tìm một hướng đi riêng nhằm giải phóng dân tộc. Tác giả khắc họa hình ảnh người chí sĩ yêu nước vượt qua “muôn trùng sóng bạc” để hướng tới những điều tốt đẹp cho dân tộc. Con sóng của biển cả hay cũng chính là con sóng của nhiệt huyết dâng trào, để ý chí cứu nước thêm phần mạnh mẽ.
Soạn Bài Phép Phân Tích Và Tổng Hợp Soạn Văn 9 Tập 2 Bài 18 (Trang 9)
Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp
Mời các bạn học sinh lớp 9 tham khảo, để có thể chuẩn bị bài học trước khi đến lớp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp – Mẫu 1 I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợpĐọc văn bản “Trang phục” trong SGK và trả lời câu hỏi:
a. Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc nhằm nói lên điều gì? Hai luận điểm chính trong văn bản là gì? Tác giả dùng phép lập luận nào để rút ra luận điểm đó?
b. Sau khi đã nêu ra một số biểu hiện của những “quy tắc ngầm” về trang phục, bài viết đã dùng phép lập luận gì để chốt lại vấn đề? Phép lập luận này thường được đặc ở vị trí nào trong bài văn?
Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục.
Gợi ý:
a. Ở đoạn đầu, các dẫn chứng về cách ăn mặc để từ đó đưa ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề.
– Hai luận điểm chính:
Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh.
Ăn mặc phù hợp với đạo đức và hài hòa với môi trường sống.
– Tác giả dùng phép phân tích để rút ra hai luận điểm.
b.
– Từ việc phân tích những biểu hiện cụ thể của những “quy tắc ngầm” trong ăn mặc, tác giả đã kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: “Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp”.
– Phần lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.
Tổng kết:
– Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó, người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp.
– Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giải thiết, so sánh, đối chiếu… và cả phép lập luận, chứng minh.
– Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Không có phân tích thì không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hay toàn bộ văn bản.
II. Luyện tậpTìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
1. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm sáng tỏ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”?
– Nêu ra luận điểm cơ bản: Học vấn là của nhân loại. Sách là nơi ghi chép và lưu truyền học vấn, kho báu di sản tinh thần của nhân loại.
– Giải thiết:
Muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để chiếm lĩnh thành tựu nhân loại đã đạt trong quá khứ.
Không đọc sách là xóa bỏ thành tựu nhân loại đã đạt được trong quá khứ, sẽ lùi điểm xuất phát hàng nghìn năm.
2. Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc như thế nào?
Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, chọn sách mà đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới có tác dụng.
Sách nhiều dễ bị lạc hướng. Chọn sách quan trọng, cơ bản để đọc, không cần đọc nhiều.
3. Tác giả phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách như thế nào?
– Đọc sách không cần nhiều.
– Quan trọng nhất là chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
– Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc kĩ một quyển sách quan trọng.
– Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức.
– Đọc sách không phải để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của. Đó là cách đọc sách tự lừa dối mình, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
– Phải đọc cả hai loại sách: sách thưởng thức và sách chuyên môn. Không nên coi thường sách thường thức vì nó tạo nên nền văn hóa rộng cho chuyên môn sâu. Có như thế, mới có tri thức vững.
4. Qua đó, em hiểu phân tích vai trò có tác dụng như thế nào trong lập luận?
Phân tích vai trò sẽ giúp người đọc hiểu được vấn đề một cách đa chiều nhất, khi người viết trình bày các khía cạnh khác nhau của một vấn đề.
Soạn bài Phép phân tích và tổng hợp – Mẫu 2 I. Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợpGợi ý:
1. Các dẫn chứng nhằm rút ra nhận xét về vấn đề ăn mặc chỉnh tề.
– Luận điểm chính:
Ăn mặc phù hợp với từng công việc, hoàn cảnh.
Ăn mặc phù hợp với đạo đức, giản dị và hài hòa với môi trường sống.
– Tác giả sử dụng phép phân tích.
2.
Bài viết sử dụng phép tổng hợp để chốt lại vấn đề.
Phép lập luận này thường được đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.
II. Luyện tậpTìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.
1. Tác giả đã phân tích để làm sáng tỏ luận điểm:
– Tác giả đã nêu ra luận điểm cơ bản: Học vấn là của nhân loại. Sách là nơi ghi chép và lưu truyền học vấn, kho báu di sản tinh thần của nhân loại.
– Chứng minh bằng lí lẽ:
Muốn tiến lên phía trước phải đọc sách để chiếm lĩnh thành tựu nhân loại đã đạt trong quá khứ.
Không đọc sách là xóa bỏ thành tựu nhân loại đã đạt được trong quá khứ, sẽ lùi điểm xuất phát hàng nghìn năm.
– Rút ra kết luận: Cần đọc sách, đọc sách là sự chuẩn bị để đi trên con đường học vấn.
Advertisement
2. Tác giả đã phân tích những lí do phải chọn sách để đọc:
Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, chọn sách mà đọc kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm mới có tác dụng.
Sách nhiều dễ bị lạc hướng. Chọn sách quan trọng, cơ bản để đọc, không cần đọc nhiều.
3. Tác giả phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách:
Đọc sách không cần nhiều.
Quan trọng nhất là chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
Đọc 10 quyển sách không quan trọng bằng đọc kĩ một quyển sách quan trọng.
Đọc ít mà kĩ sẽ tạo thành nếp suy nghĩ sâu xa, tích lũy dần dần tri thức.
Đọc sách không phải để trang trí bộ mặt như kẻ trọc phú khoe của. Đó là cách đọc sách tự lừa dối mình, thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém.
Phải đọc cả hai loại sách: sách thưởng thức và sách chuyên môn. Không nên coi thường sách thường thức vì nó tạo nên nền văn hóa rộng cho chuyên môn sâu. Có như thế, mới có tri thức vững.
4.
Phân tích có vai trò trình bày các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, một sự vật.
Cập nhật thông tin chi tiết về Soạn Bài Vào Nhà Ngục Quảng Đông Cảm Tác Soạn Văn 8 Tập 1 Bài 15 (Trang 146) trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!