Bạn đang xem bài viết Thành Nhà Hồ: Kiến Trúc Đá Cần Bảo Tồn Của Thế Giới Có Gì Đặc Biệt? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc là một trong những Di tích nổi tiếng nhất bậc nhất của Thanh Hóa với hơn 600 năm lịch sử. Công trình sở hữu kiến trúc cổ kính đầy rêu phong kết hợp với không gian xanh mát đậm chất làng quê Bắc Bộ. Không những thế công trình còn thu hút du khách thập phương nhờ kiến trúc đá độc đáo nhất và duy nhất còn lại tại Đông Nam Á.
Đôi nét giới thiệu về thành nhà Hồ Thành nhà Hồ được xây dựng như thế nào?Tòa thành này được Hồ Quý Ly xây dựng năm 1397 và nổi tiếng là một công trình “vô tiền khoáng hậu” nhờ sở hữu kỹ thuật xây dựng đầy khác biệt. Điều này giúp công trình tồn tại vững chắc trước những tác động mạnh mẽ của điều kiện thời tiết và chiến tranh.
Thành nhà Hồ còn có tên gọi khác là Tây Đô (tên gọi để phân biệt với Đông Đô – Hoàng thành Thăng Long). Công trình cũng từng là kinh đô của nước Đại Ngu (một phần lãnh thổ Việt Nam ngày nay) dưới triều Hồ. Ngoài ra, thành còn có những tên gọi khác như: Thành phủ Thanh Hóa, An Tôn, Tây Giai, Thạch Thành.
Thành nhìn từ trên cao – Ảnh: Ticotravel
Thành nhà Hồ ở đâu?Thành được xây dựng ở khu vực lưu vực sông Bưởi và sông Mã thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Tiến (thôn Xuân Giai, thôn Tây Giai) xã Vĩnh Long (thôn Đông Môn), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Cung đường 1: trung tâm thành phố → đại lộ Lê Lợi (QL1A) → Thị trấn Rừng Thông → Quốc lộ 217 → Đường Thành → Thành nhà Hồ.
Cung đường 2: Trung tâm Tp Thanh Hóa → QL1A → QL217 → đường Thành → Thành.
Di tích thành nhà Hồ Thanh Hóa có gì hấp dẫn?Địa điểm này đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới ngày 27/06/2011 thông qua việc xét 2 tiêu chí:
1- Sự ảnh hưởng và giá trị nhân văn qua một giai đoạn lịch sử của quốc gia hay một phần khu vực trên thế giới. Có những đóng góp về kiến trúc, điêu khắc, công nghệ xây dựng và quy hoạch.
2- Kinh đô một thời của nước Đại Ngu cũng là một công trình cổ xưa, khắc họa được giá trị của một hay nhiều giai đoạn trong lịch sử phát triển của Việt Nam.
Các trải nghiệm du lịch tại tòa thành này mà du khách không nên bỏ qua có thể kể đến như:
Chiêm ngưỡng kiến trúc cổ hơn 600 năm tuổiẢnh: Sơn Đỗ
Thành nhà Hồ Vĩnh Lộc được Hồ Quý Ly được xây dựng trong vòng 3 tháng ( năm 1397) và tiếp tục được hoàn thiện thêm cho đến năm 1402. Thành sở hữu địa thế tương đối hiểm trở với núi non dựng đứng, sông nước bao quanh nên có thể dễ dàng triển khai phòng thủ tiến công cả đường bộ và đường thủy.
Đây cũng là nét tương đồng với nhiều công trình thành lũy khác của Việt Nam như: Thành Cổ Loa, Tử Cấm Thành – Huế. Những kiến trúc nổi bật tại tòa thành này mà du khách nên dành thời gian khám phá:
Thành Nội – Thành nhà Hồ Thanh HóaThành nội có kích thước lần lượt là 870,5m (chiều Bắc Nam) và 883,5m (chiều Đông Tây) với 4 cổng thành tương ứng với 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc với tên gọi lần lượt tiền – hậu – tả – hữu. Cổng của thành Nội được xây dựng theo dáng vòm cuốn được dựng bằng nhiều phiến đá xếp núi.
Khu vực khảo cổ thành nội – Ảnh: Viện khảo cổ
Mặc dù được xếp từ những phiến đá nhưng cổng thành nhà Hồ có kích thước khá lớn, chắc chắn nên những vòm đá nặng hàng chục tấn có thể kết nối chặt chẽ với nhau nên sau hơn 600 năm cổng thành vẫn giữ nguyên được dáng vẻ ban đầu. Đặc biệt, dù không sử dụng vật liệu kết nối nhưng thành dường như không chịu bất cứ tác động lớn nào từ “dòng chảy thời gian”, điều này chứng tỏ được trình độ cao trong kiến trúc của người dân nước ta từ hàng trăm năm trước.
Hào Thành – Thành nhà Hồ Vĩnh LộcKhu vực Hào Thành được khai quật nghiên cứu qua 4 giai đoạn: 2023, 2023, 2023 và 2023 với tổng diện tích 12.000m2 theo cả 4 phía Đông Tây Nam Bắc. Việc khai quật Hào Thành cũng mang tới nhiều thông tin hữu ích cho giới khảo cổ nhằm từng bước tìm ra vị trí của Chính Điện, Tây Thái Miếu và Đông Thái Miếu.
Khu vực khảo cổ Hào Thành – Ảnh: Báo Người lao động
Khu vực Hào Thành của di tích lịch sử thành nhà Hồ được thiết kế rộng hơn 90m phần đáy được gia cố vô cùng chắc chắn khi sử dụng đá dăm lót phía dưới, đáy hào sâu 6,5m và rộng tới 52m. Hiện nay đến khu vực này du khách vẫn có thể quan sát được những bức tường đá thẳng đứng một bên là bờ đất thoai thoải, một bên là đường mòn nằm giữa cánh đồng lúa rộng lớn cực “chill”.
La Thành thuộc di tích thành nhà Hồ Thanh HóaKhu vực này cũng chính là vòng ngoài cùng của kiến trúc khu thành, được xây dựng với những con dốc dựng đứng tạo thành bờ đất cao 6m, chân bờ đất phần rộng nhất đạt 9,2m. Phía mặt trong bờ đất được thiết kế dáng thoải với nhiều bậc lên xuống, mỗi bậc cao khoảng 1,5m và có nhiều vị trí lát sỏi gia cố tăng phần chắc chắn.
Đây cũng là một khu vực không có hình dáng cố định, được xây dựng dựa trên địa thế tự nhiên của đất có chức năng chống lũ lụt cũng như tăng cường khả năng phòng thủ. Đặc biệt, khu vực La Thành dự kiến sẽ mở khai quật và tìm hiểu thêm vào 2 giai đoạn sắp tới là 2023 – 2025 và 2025 – 2030. Song song với đó là khai quật thành nhà Hồ để mở rộng các địa điểm khác như: Đường Hòe Nhai (12.500m2) và 4 cổng thành (5.000m2 mỗi cổng thành).
Tế đàn Nam Giao thành nhà HồKhu vực tế đàn Nam Giao – Ảnh: Vnexpress
Khu vực tế đàn với tổng diện tích 35.000m2 được đặt tại khu vực phía Nam của La Thành. Tế đàn Nam Giao được chia thành nhiều tầng, trong đó trung đàn cao 21,7m, chân tế đàn cao 10,5m. Tế đàn hiện được đặt tại địa phận 3 thông là Tây Giải, Đông Môn, Xuân Giai với tổng diện tích 52,33ha.
Hòa mình vào nhịp sống yên bình của người dân khu vựcKhông chỉ thăm quan khám phá kiến trúc độc đáo của di tích thành nhà Hồ ở Thanh Hóa, đến đây du khách còn có cơ hội đắm mình vào không gian yên bình và nhịp sống giản dị của người dân địa phương với hồ sen thơm ngát, cánh đồng lúa xanh mướt, xe chở lúa hay những đứa trẻ vô tư nô đùa trên mặt đê.
Hòa mình vào đời sống người dân khu vực – Ảnh: Kyluc
Tất cả mang tới cho bạn một cảm nhận về nhịp sống chậm yên bình và không khí trong lành hiếm nơi nào có được, vừa đời thường vừa giản dị, thân quen. Hay hòa mình với nhịp sống thường nhật của người dân địa phương: Trồng ngô, trồng lúa, gặt lúa, thu hoạch sen,… ngắm nhìn đàn trâu thong dong gặm cỏ.
Chụp hình check – in tại thành nhà Hồ Vĩnh LộcẢnh: chúng mình
Khu vực cổng thành: Khu vực cổng thành được dựng bằng đá nguyên khối phía sau là cánh đồng lúa xanh bát ngát mang lại khung hình cực chill, có chút gì đó rêu phong cổ kính khó tả.
Hồ sen: Bên trong thành nhà Hồ cũng có một hồ sen lớn không chỉ tỏa hương thơm mát ngọt mà còn là địa điểm lý tưởng để chụp hình. Để có được những bộ ảnh ưng ý nhất du khách có thể tham khảo Hướng dẫn chụp hình với sen chi tiết từ Du Lịch 3 Miền.
Bãi cỏ và cánh đồng lúa: Hay đơn giản là cánh đồng lúa, bãi có xanh cùng những mỏm đá nhấp nhô cũng là địa điểm check -in lý tưởng mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến địa danh du lịch Thanh Hóa nổi tiếng này.
Quy định tham quan di tích thành nhà Hồ Giờ mở cửa tham quanThành sẽ mở cửa đón khách thăm quan từ 7h00 – 17h30 hàng ngày (mùa hè) và khoảng 7h00 – 17h00 (mùa đông).
Giá vé tham quan thành nhà HồGiá vé thăm quan địa điểm du lịch này cũng khá phải chăng chỉ khoảng 40.000đ/người lớn và 20.000đ (trẻ em 7 – 12 tuổi), trẻ em
Hy vọng những thông tin mà Du Lịch 3 Miền vừa chia sẻ sẽ giúp bạn và gia đình có một chuyến đi thăm quan thành nhà Hồ Vĩnh Lộc đầy thú vị. Đừng quên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều địa điểm du lịch Thanh Hóa hấp dẫn khác: Bãi biển Sầm Sơn, suối cá thần Cẩm Lương, Pù Luông Thanh Hóa.
Thành nhà Hồ được Unesco công nhận năm nào?
Ngày 27 tháng 6 năm 2011
Thành nhà Hồ là di sản gì?
Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới
Thành nhà Hồ tiếng Anh là gì?
Citadel of the Hồ Dynasty
Đăng bởi: Trà Lê
Từ khoá: Thành Nhà Hồ: Kiến trúc đá cần bảo tồn của Thế giới có gì đặc biệt?
10 Công Trình Kiến Trúc Nổi Tiếng Bậc Nhất Của Thế Giới
Nhà hát Opera Sydney – Úc
Tọa lạc tại bến cảng Sydney lừng danh, nhà hát Opera Sydney nổi tiếng là một công trình kiến trúc độc đáo nhất thế giới với hình dáng như một con sò hay một cánh buồm đang no gió ra khơi. Nhà hát này chính là địa điểm biểu diễn nghệ thuật lừng danh khắp năm châu. Nơi đây không chỉ đơn thuần là một nhà hát mà còn là nơi lý tưởng để tổ chức đám cưới, hội nghị, sự kiện và tiệc tùng. Với tổ hợp gồm 5 khu nhà hát, 5 studion, 6 quán bar, 4 nhà hàng và những của hàng lưu niệm. Mỗi năm, có hàng triệu du khách đổ về đây để tham quan, vô số nhạc sĩ, họa sĩ về đây để sáng tác, nhiếp ảnh gia về đây dựng album, những người nổi tiếng đến đây tổ chức sự kiện, cùng nhiều cặp uyên ương về đây tổ chức một đám cưới trong mơ cho mình.
Công trình này được thiết kế bởi kiến trúc sư Jorn Utzon người Đan Mạch vô cùng tài năng và nổi tiếng. Nền móng của tòa nhà được đảm bảo vô cùng vững chắc với 580 cột bê tông to lớn đóng sâu 25m dưới đáy biển. Cả tòa nhà được điều hòa bằng không khí tự nhiên nhờ vào phần mái được thiết kế để gió thổi vào bên trong. Mái nhà được lợp bởi 1.056 triệu viên ngói được nhập khẩu từ Thụy Điển với khả năng tự làm sạch. Tổng diện tích của tòa nhà lên đến 1,8 ha, với chiều dài là 183m và chiều rộng là 120m. Nhà hát Con Sò Opera Sydney đã trở thành địa điểm du lịch nước Úc nổi tiếng nhất. Nhà hát này dã được công nhận là di sản thế giới vào năm 2007. Đây là di tích thứ 2 trên thế giới sau Brasilia được công nhận là di sản khi vị kiến trúc sư thiết kế ra nó vẫn còn sống. Nhà hát Opera là công trình trẻ tuổi nhất trong danh sách các di sản văn hóa thế giới.
Nhà hát Opera Sydney – Úc
Nhà hát Opera Sydney – Úc
Tháp Eiffel – PhápTháp Eiffel là một công trình kiến trúc bằng thép được đặt tại công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine, ở Paris, điểm đến nổi tiếng của Pháp.Tên của ngọn tháp được đặt theo tên của kiến trúc sư Gustav Eiffel, sau khi công ty của ông thiết kế và xây dựng công trình này.Tuy nhiên, Gustav Eiffel không phải là người sáng tạo ra thiết kế này. Hai kĩ sư của công ty Eiffel là Maurice Koechlin và Emile Nouguier đã thiết kế bản vẽ ban đầu. Sau khi Kiến trúc sư trưởng Stephen Sauvestre sửa chữa nhiều điểm trong bản vẽ, Gustave Eiffel hài lòng. Quyền xây dựng ngọn tháp được đăng kí với tên Eiffel cùng Koechlin và Nouguier. Rất nhanh sau đó, Gustave Eiffel mua lại quyền của hai kĩ sư này để nắm độc quyền về ngọn tháp tương lai.
Tháp Eiffel – Pháp
Tháp Eiffel – Pháp
Nhà Thờ Đức Bà Paris – PhápNhà thờ Đức Bà Paris là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Paris và cũng là một trong những nhà thờ Gothic đầu tiên. Kiến trúc Gothic chính là một hình thể kiến trúc rất thịnh vào khoảng thời gian giữa và cuối thời kỳ Trung cổ. Nó là sự chuyển tiếp giữa kiến trúc La mã và kiến trúc thời Phục hưng. Nhà Thờ Đức Bà có chiều ngang 48 m, chiều dài 130 m, chiều cao 35 m, có thể chứa được khoảng 6.500 người. Đây là một trong các công trình xây dựng có các cột chịu vòng cung bên ngoài và nhờ thế mà bên trong có các cửa sổ kính màu rộng lớn có thể đưa ánh sáng mặt trời rọi qua. Kiến trúc của nhà thờ mang tính biểu tượng nhất ở Paris và chắc chắn cũng là một trong những tòa nhà mang tính biểu tượng nhất của thế giới. Cho đến tận bây giờ, kiến trúc đó vẫn mãi tỏa sáng mà bất cứ ai, thuộc mọi tầng lớp nào khi ngắm nhìn cũng phải trầm trồ thán phục.
Trước hết phải kể tới 3 bộ ô kính hình hoa hồng có từ thế kỷ 13 của tòa nhà, đây là một trong số những điểm nổi tiếng nhất của Nhà Thờ Đức Bà Paris. Hiện chưa rõ những ô kính đặc biệt này có còn giữ lại được sau vụ hỏa hoạn không. Ô cửa đầu tiên, cũng là nhỏ nhất, nằm ở bề mặt phía tây, được hoàn thành vào khoảng năm 1225. Cửa kính hình hoa hồng ở phía nam có đường kính gần 13m và được làm từ 84 ô nhỏ. Tuy nhiên nó cũng không còn làm bằng loại kính nguyên bản nữa vì cũng đã bị phá hỏng trong các vụ hỏa hoạn trước. Hầu hết du khách đến thăm Nhà Thờ Đức bà Paris đều sẽ dành thời gian đứng trước 2 tòa tháp được xây dựng theo phong cách kiến trúc Gothic nằm ở mặt phía tây của tòa công trình.
Nhà Thờ Đức Bà Paris – Pháp
Nhà Thờ Đức Bà Paris – Pháp
Tòa nhà Empire State – MỹEmpire State vô cùng quyến rũ khi được nhìn ngắm từ xa vào ban đêm, vì có hệ thống đèn chiếu sáng biến chuyển liên tục, kéo dài tới tận 2 giờ sáng. Hệ thống đèn này chỉ tạm tắt vào mùa xuân và mùa thu, khi những đàn chim bắt đầu đi di trú. Toà nhà Empire State là công trình đứng đầu danh sách các công trình kiến trúc đẹp nhất nước Mỹ do người dân Mỹ bình chọn. Đã khá nhiều năm trôi qua và cũng đã có rất nhiều công trình đồ sộ ấn tượng khác được xây dựng nên, thế nhưng với người Mỹ nói riêng và cả thế giới nói chung vẫn dành cho Empire State những tình cảm đặc biệt nhất, vì nó luôn tạo cho người ta những cảm xúc mãnh liệt, cùng những khoảnh khắc không thể nào quên được trước vẻ đẹp ngoạn mục của cảnh quan xung quanh, cũng như vẻ đẹp của chính tòa nhà này.
Tòa nhà Empire State – Mỹ
Tòa nhà Empire State – Mỹ
Tòa nhà Casa Mila – Tây Ban NhaCasa Milà là bảo tàng và không gian trưng bày nghệ thuật tại Eixample, nằm ngay phía bắc của trung tâm thành phố. Cả nội thất và ngoại thất của ngôi nhà đều mang phong cách đặc trưng của Gaudí, với những đường cong uốn lượn, trạm khắc tinh xảo và chi tiết tỉ mỉ trong từng đường nét tới hầm thông gió trên mái nhà. Ngày nay, ngôi nhà là phòng triển lãm tranh. Sân trong, tầng áp mái, tầng trệt, khoảng không trên mái và căn hộ La Pedrera được mở cửa cho công chúng như là những ví dụ tiêu biểu của các công trình nghệ thuật của Gaudí. Biệt hiệu của tòa nhà, La Pedrera, có nghĩa là “Mỏ đá” trong tiếng Anh. Ngoại thất gồ ghề của cấu trúc mô phỏng một mỏ đá. Ngôi là được xây dựng là nhà riêng với các căn hộ cho thuê ở các tầng trên. Ngôi nhà trở thành Di sản Thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1984.
Chiêm ngưỡng ngoại thất của tòa nhà từ ngoài phố. Miễn phí vé vào cửa, và sẽ phải đợi lâu nếu bạn không mua vé trước. Du khách nên mua vé từ trang web chính thức của La Pedrera. Trả thêm một ít phí để có hướng dẫn bằng âm thanh. Điều này giúp định hướng dễ hơn và khám phá những chi tiết ẩn giấu mà du khách có thể bỏ lỡ. Đi thang máy lên mái nhà. Du khách có thể quan sát toàn bộ khung cảnh của vùng lân cận, và những chi tiết kỳ lạ như ống khói dạng xoắn ốc. Tầng áp mái trở thành một bảo tàng nhỏ, đặc trưng với một vài kiệt tác xuất sắc nhất của Gaudí. Xem những bức vẽ, bản kế hoạch và video. Bảo tàng được phục chế và trang trí bằng những tác phẩm nghệ thuật và đồ nội thất của thời kỳ đó. Rất nhiều chi tiết vẫn còn nguyên bản, ngay từ tay nắm cửa.Bảo tàng mở cửa hàng ngày. Dễ dàng tới nơi bằng phương tiện giao thông công cộng. Bốn tòa nhà của Gaudí đều nằm dọc đại lộ Passeig de Gràcia, gồm có Casa Batlló, chỉ cần đi bộ một quãng ngắn xuống phía dưới của đại lộ.
Tòa nhà Casa Mila – Tây Ban Nha
Tòa nhà Casa Mila – Tây Ban Nha
Tòa nhà Shard – QuatarNằm tại khu vực Southwark bên bờ sông Thames, công trình bằng kính và mang hình nón khác thường đã biến Shard trở thành một trong những địa điểm dễ nhận biết nhất của thủ đô London, nước Anh. Đây là một tòa nhà cao 309,6 mét với 95 tầng gồm khu văn phòng, nhà ở, nhà hàng và khách sạn 5 sao với chi phí xây dựng khoảng 700 triệu USD. Tòa nhà này hiện đang nắm giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất của châu Âu, được khởi công xây dựng vào năm 2009 và được hoàn thiện vào năm 2012. Shard đã được khánh thành bởi Hamad bin Jassim bin Jaber Al Thani, Thủ tướng của Qatar. Tòa tháp gồm có 72 tầng ở được với một gallery nghệ thuật và một tầng quan sát ngoài trời, cũng là tháp quan sát cao nhất tại Anh. Chủ sở hữu của tòa tháp Shard chính là công ty LBQ Limited thuộc nhà nước Qatar và Tập đoàn bất động sản Sellar.
Tòa nhà Shard – Quatar
Tòa nhà Shard – Quatar
Nhà thờ Brasilia – BarzilNhà thờ Brasilia là một kiệt tác của nghệ thuật tôn giáo hiện đại ở Brasilia, tại Brazil. Nó được thiết kế bởi Oscar Niemeyer và là nhà thờ Công giáo La Mã phục vụ cho Tổng Giáo Phận Brasília. Việc xây dựng tòa nhà này bắt đầu vào ngày 15/9/1958 và công trình được hoàn thiện vào ngày 21/4/1960. Sau một số trục trặc và chậm trễ, cuối cùng nhà thờ cũng đã chính thức khánh thành vào ngày 31/5/1970 bởi Đức Hồng Y Eugenio D. Salles. Brasilia được tạo thành từ 16 cột bê tông uốn cong y chang nhau được kết nối bởi các tấm kính. Thiết kế này mang ý nghĩa tượng trưng cho bàn tay đang vươn tới thiên đường. Phong cách hyperboloid của nhà thờ đã thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Nhà thờ mở cửa cho du khách hàng ngày, nhưng sẽ không cho phép khách vào tham quan trong suốt thời gian cầu nguyện. Nhà thờ Brasilia dành cho Đức Mẹ đồng trinh Mary, người dân Brazil xem nhà thờ này như là nữ hoàng của đất nước. Đây được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất trên thế giới, được thiết kế theo hình vành hoa mận gai vô cùng ấn tượng.
Nhà thờ có mái bằng kính và khoảng cách giữa các cột bê tông được phủ đầy kính màu xanh và trắng. Ánh sáng mặt trời làm cho nhà thờ sáng tự nhiên. Một mảnh vải lanh nhỏ đã được sử dụng để phủ lên cơ thể của Đức Giêsu Kitô, được biết đến sau khi bị đóng đinh vào thập giá. Tấm vải liệm của Turin cũng được lưu giữ bên trong hầm mộ của nhà thờ này. Phần nóc được thiết kế ấn tượng bởi các dải hình duy băng màu xanh da trời, xanh lá cây và màu trắng nhờ nhờ làm từ sợi thủy tinh ngoằn nghoèo, cùng với đó là 3 bức tượng thiên thần treo lơ lửng. Những tạo hình có 1-0-2 ấy làm nên nét đẹp kỳ vĩ và hiếm có của nhà thờ. Phong cách hyperboloid của nhà thờ này thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Nhà thờ mở cửa cho du khách mỗi ngày, nhưng sẽ không cho phép khách tham quan trong suốt thời gian cầu nguyện. Nhà thờ Brasilia dành cho Đức Mẹ đồng trinh Mary, người dân Brazil xem nhà thờ này như là nữ hoàng của đất nước.
Nhà thờ Brasilia – Barzil
Nhà thờ Brasilia – Barzil
Tòa nhà Burj Khalifa – UAETòa nhà cao 829,8 m tọa lạc ở Dubai là kiến trúc cao nhất thế giới. Tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Adrian Smith và bắt đầu khởi công xây dựng vào năm 2004 và được hoàn thiện vào năm 2009. Nó được xây dựng với tổng chi phí lên tới 1,5 tỷ USD và bắt đầu mở cửa từ tháng 1/2010. Thiết kế của tòa tháp được lấy cảm hứng chính từ hình dạng của một loài hoa mang tên hymenocallis. Ở đây bao gồm khách sạn, nhà ở và các phòng quan sát nằm trên tầng 163 của tòa nhà. Tòa tháp này không chỉ phá kỷ lục về chiều cao mà nó còn ghi danh mình vào những kỷ lục khác như ban công quan sát thuộc vào hàng cao nhất thế giới, thang máy chạy nhanh nhất với tốc độ lên tới 64 km/h… Nằm dưới chân tháp là khu trung tâm Downtown Burj Dubai rộng khoảng 202 ha, gồm có 30.000 ngôi nhà, 9 khách sạn, một công viên rộng 24.000 m2 và khu mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall rộng 836.000 m2 cùng với một hồ nước rộng 120.000 m2.
Với thiết kế ngọn tháp nhọn, như thể “thành phố thẳng đứng”, tháp Burj Khalifa làm lu mờ các tòa nhà chọc trời hiện nay. Nó nâng cao giới hạn mới về thiết kế và xây dựng. Một thiết kế hình chữ Y xoắn ốc được dùng để đỡ lõi của ngọn tháp, rồi khi vươn lên cao, nó hẹp dần. Tòa tháp Burj Khalifa khi lên trên cao nữa, thì trở thành một kiến trúc hình chóp khổng lồ bằng thép. Tòa nhà Khalifa gồm 3 khối được sắp xếp quanh một lõi trung tâm. Nó được xây dựng trên nền sa mạc bằng phẳng. Phần dưới xây dựng bằng hế thống bê tông cốt thép. Tuy nhiên, từ tầng 156 lên đến nóc là kết cấu thép. Điểm nhấn của tòa nhà chính là khách sạn Armani Hotel Dubai, nơi cung cấp các món ăn thượng hạng. Khách đến đây đều được đối sử như VIP. Ngoài ra, khách sạn còn có các Spa được thiết kế theo phong cách độc đáo.
Tòa nhà Burj Khalifa – UAE
Khách sạn Armani Hotel Dubai
Đền Taj Mahal – Ấn ĐộTaj Mahal là ngôi đền nổi tiếng ở Ấn Độ được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt giữa hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal. Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Đền Taj Mahal của Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới năm 1983. Đền Taj Mahal nằm ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, phía bắc Ấn Độ. Ngôi đền được xây bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó. Với kiến trúc Ấn – Hồi đặc trưng, Taj Mahal lung linh trên trời xanh như một viên ngọc quý làm ngây ngất bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng. Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn liền với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan với người vợ yêu quý là hoàng hậu Mumtaz Mahah. Bà không may qua đời ở tuổi 39 sau khi sinh người con thứ 14 của họ (1631).
Có nhiều câu chuyện về cái chết của hoàng hậu đã được truyền tai nhau qua nhiều thế kỷ trong đó câu chuyện được kể nhiều nhất là: cái chết của hoàng hậu Mumtaz khiến hoàng đế đau buồn vô hạn, chỉ sau một đêm tóc của ông trở nên bạc trắng. Trước khi nhắm mắt, hoàng hậu Mumtaz đề nghị đề nghị hoàng đế xây cho mình một lăng mộ để kỷ niệm tình yêu của họ. Ngay sau đó, vì tình yêu dành cho hoàng hậu, hoàng đế Shah Jahan đã tự mình theo dõi việc xây dựng Taj Mahal trong 16 năm (1632 – 1648) để có được một món quà tặng cho người vợ quá cố. Taj Mahal được xây bằng đá cẩm thạch trắng và nhiều loại đá quý được mang về từ nhiều nơi trên thế giới. Chính vì thế, màu sắc ngôi đền biến đổi kỳ ảo trong ngày nhờ sự biến màu của các loại đá quý theo những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào sắc nắng.
Đền Taj Mahal – Ấn Độ
Đền Taj Mahal – Ấn Độ
Kaaba – Ả Rập SaudiẢ Rập Saudi được coi là cái nôi của đạo Hồi xuất hiện vào đầu thế kỷ thứ 7. Nước này có 2 thánh địa của đạo Hồi là Mecca và Medina. Thế kỷ 16, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Ả Rập Saudi. Quốc gia Ả Rập Saudi bắt đầu tại trung Ả Rập từ khoảng năm 1750. Một vị vua cai trị trong vùng là Muhammad bin Saud, đã liên minh với một nhà cải cách Hồi giáo là Muhammad Abd Al-Wahhab, để tạo ra một thực thể chính trị mới. Việc khám phá ra dầu vào tháng 3, 1938 đã làm đất nước này thay đổi toàn bộ về mặt kinh tế và hình thành nên những công trình kiến trúc nổi tiếng như Kaaba.
Kaaba là một tòa nhà hình hộp chữ nhật tọa lạc trong trung tâm sân thánh đường hồi giáo Al-Masjid Al-Haram tại Mecca, Ả Rập Saudi. Tòa nhà này cao khoảng 13,1 m, có đáy 11,03 m × 12,62 m, 4 cạnh chỉ về 4 hướng chính. Đây được xem là trung tâm thánh địa thiêng liêng nhất của đạo Hồi. Về phía đông của Kaba có một phiến đá đen được cho là di tích của Hồi giáo. Theo truyền thống Hồi giáo, phiến đá ấy đã được gắn nguyên vẹn vào bức tường của Kaaba bởi chính nhà tiên tri Muhammad trong khoảng năm 605 sau Công Nguyên. Kể từ đó, phiến đá đã bị phá hủy thành nhiều mảnh và cho đến tận bây giờ mới được gắn vào một khung bằng bạc ở mặt bên của Kaaba.
Kaaba – Ả Rập Saudi
Kaaba – Ả Rập Saudi
Đăng bởi: Sương Nguyễn Thị
Từ khoá: 10 Công trình kiến trúc nổi tiếng bậc nhất của thế giới
Khám Phá Kiến Trúc Đặc Biệt Của Phu Văn Lâu Trong Quần Thể Cố Đô
Phu Văn Lâu nằm trong quần thể di tích cố đô Huế, ngay phía trước Kỳ Đài và Ngọ Môn. Trước đây, địa điểm này là nơi các vua và triều đình dùng để dán công bố văn thư cùng kết quả thi Đình, thi Hương hay tổ chức các yến tiệc cung đình vào các ngày lễ lớn. Ngày nay, nơi đây là điểm tham quan du lịch mang giá trị cao về lịch sử và kiến trúc.
Giới thiệu về Phu Văn Lâu Phu Văn Lâu ở đâu?Ngôi lầu này nằm ngay gần sông Hương, ở ngay phía trước của Kỳ Đài và Ngọ Môn, địa điểm này ở ngay trên trục chính của cụm di tích Hoàng thành Huế, nay thuộc địa phận phường Phú Hòa, thành phố Huế.
Nằm ở ngay trung tâm thành phố nên việc di chuyển đến đây hết sức đơn giản và thuận tiện, bạn có thể đi bộ, thuê xích lô, taxi,… hoặc tham gia các tour thuyền rồng tại dòng sông Hương thơ mộng.
Phu Văn Lâu là gì?Trước đây vào thời vua Gia Long, một tiểu đình được xây dựng để làm nơi thông cáo các văn thư của vua và triều đình cùng các kết quả của kỳ thi Hội, thi Đình.
Về sau, vào năm 1819, một tòa nhà kiến trúc 2 tầng mái, không vách được xây dựng thay cho tiểu đình, kiến trúc này vừa có quy mô lớn hơn, mang theo nét độc đáo và thanh tú. Tòa nhà được đặt cái tên là “Phu Văn Lâu”, ở đây Phu chỉ việc trưng bày, Văn là văn thư, Lâu là lầu, nôm na ý nghĩa của cái tên đây là lầu trưng bày văn thư.
Năm 1829 dưới thời vua Minh Mạng thì nơi đây được dùng làm nơi đấu voi, đấu hổ. Cũng vào thời điểm này, nhân mỗi dịp sinh nhật vua thường tổ chức các yến tiệc kéo dài nhiều ngày với nhiều hoạt động ca, múa cung đình.
Nằm 1843, vua Thiệu Trị cho dựng một nhà bia bên tay phải lầu để trưng bày bài thơ “Hương Giang hiểu phiếm” (Buổi sáng bơi thuyền trên dòng sông Hương).
Qua hơn 200 năm tồn tại, mặc dù Phu Văn Lâu đã trải qua nhiều lần trùng tu, có nhiều lần bị hư hỏng gần như không còn (như trận bão năm Thìn, 1904 đã quét gần như hoàn toàn kiến trúc) nhưng về phương diện kết cấu kiến trúc thì gần như không có nhiều sự thay đổi so với nguyên bản, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về lịch sử lẫn văn hóa.
Nguồn: @khanh9_
Kiến trúc Phu Văn LâuNgọn lâu cao 11.67m gồm hai tầng, mặt quay về hướng Nam. Ngày xưa, dưới thời vua Minh Mạng để thể hiện sự tôn trọng dành cho địa điểm văn hóa này, triều đình đã cho xây dựng 2 tấm đá ở 2 bên khắc chữ: “Khuynh các hạ mã” – Đi qua nơi đây phải xuống ngựa, hạ mũ. Hai bên mặt trước có đặt 2 khẩu súng thần công nhỏ được làm bằng đồng có nòng hướng vào nhau.
Tầng dưới của Phu Văn Lâu hoàn toàn để trống, có 16 cột chống được sơn đỏ (4 cột chính xuyên lên tầng 2, 12 cột quần chống được sắp xếp đều ở xung quanh), có hệ thống lan can bao xung quanh chỉ để 3 mặt chống xây dựng bậc thang đi lên, ở góc bên phải có cầu thang cũng sơn đỏ dẫn lên tầng 2. Bề mặt nền tầng 1 lát đá cẩm thạch, sân xung quanh lát gạch gốm Bát Tràng nhưng nay đã được thay bằng gạch ca rô đúc từ xi măng.
Nguồn: @dhatuan28
Tầng 2 của Phu Văn Lâu có bốn mặt dựng đố bản hơi giống dạng đố lụa khung tranh), ở hai mặt trước và sau trổ cửa tròn tượng trưng cho trời, hai mặt trái phải trổ cửa vuông tượng trưng cho đất, “trời đất giao thoa, vạn vật kết hợp”. Lan can bao quanh tầng được làm từ gỗ, ở trên cửa sổ mặt tiền có treo bức hoành phi trang trí dây lá cách điệu “lưỡng long chầu nguyệt” được sơn son thếp vàng.
Mái của tòa lầu được lợp bằng ngói ống hoàng lưu ly (ngói ống tráng men vàng, loại mái cung đình được dùng phổ biến khi xây dựng Cố đô, thể hiện sự quyền quý và uy nghiêm của trốn Hoàng cung), trên đỉnh mái là các họa tiết lưỡng long, ở giữa là bông hoa sen nở rộ.
Nguồn: @tranquangthanh.19
Trước mặt tòa lâu là một tiểu đình nhỏ nằm kề bên dòng sông Hương gọi là Nghinh Lương Đình, đây là nơi các bậc vua chúa thường đến tắm sông, hóng gió hay ngắm cảnh. Nghênh Lương Đình và Phu Văn Lâu kết hợp tạo thành biểu tượng in trên tờ tiền 50.000đ Polymer của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nguồn: vi.wikipedia
Đăng bởi: Nguyễn Hoài Linh
Từ khoá: Khám phá kiến trúc đặc biệt của Phu Văn Lâu trong quần thể Cố đô
Cần Lưu Ý Gì Về Kiến Trúc Và Phong Thủy Phòng Khách?
Phòng khách là không gian đầu tiên của ngôi nhà, không chỉ là nơi để tiếp đãi khách, mà còn là nơi tụ họp gia đình. Phòng khách thường được đầu tư về sự tiện nghi, thẩm mỹ, kĩ lưỡng hơn những không gian khác, vì nơi này có vai trò quan trọng, trong văn hóa của người Á Đông từ xưa đến nay.
Không ngăn phòng khách thành nhiều ngăn nhỏNếu bề ngang nhà rộng, bên hông phòng khách có thể làm các không gian phụ. Tuy nhiên khi bề ngang nhà hẹp, ta lại ngăn phòng khách theo chiều dài, thành thành chỗ để xe, ngăn để có khu làm việc, khu thờ cúng… đây là một điều kiêng kỵ trong phong thủy. Ngăn chia phòng khách sẽ làm thay đổi dòng khí lưu chuyển, vốn đang bình thường. Điều này làm cho việc tính toán về phong thủy gặp nhiều khó khăn.
Nếu cảm thấy một phòng khách quá rộng và muốn ngăn cách nó, bạn hãy sử dụng vách ngăn hở, hoặc dùng đồ nội thất, chứ không phải dùng một bức tường kín, để ngăn hoàn toàn phòng khách thành các căn phòng riêng. Việc sử dụng vách ngăn hở, không chỉ làm dòng khí lưu chuyển bình thường, đồng thời giúp sự kết nối tốt hơn, cởi mở hơn giữa các thành viên, cũng như với khách đến nhà.
Phòng khách nên tiếp cận dễ dàngCó nhiều trường hợp đặc biệt, để đi đến phòng khách, phải đi qua các không gian vệ sinh,phòng ngủ, bếp, ăn…như vậy không những mất đi sự riêng tư cần thiết mà còn gây khó chịu cho người đến chơi nhà.
Phòng khách phải đầy đủ ánh sáng tự nhiênĐối với nhà ống, nếu có sân trước dài, lại có thêm nơi để ô tô, phòng khách phải lùi sâu vào trong, rất dễ bị thiếu sáng nếu không có giếng trời. Khi ngồi ở những nơi như vậy, cảm giác rất ngột ngạt, khó có thể ở lâu.
Ánh sáng là đại diện cho yếu tố Hỏa trong ngũ hành, mang lại sự hài hòa và cân bằng cho không gian, mang lại sinh khí và cả vượng khí cho căn phòng. Phong thủy phòng khách đại kỵ thiếu ánh sáng, kể cả những góc khuất cũng cần được bố trí ánh sáng hợp lý.
Ánh sáng tự nhiên sẽ thúc đẩy sự lưu động của các luồng khí trong nhà, xua tan các năng lượng tiêu cực ứ đọng.
Nên cân nhắc khi đặt toilet ở ngay phòng kháchViệc này dễ làm mất đi tính tế nhị khi có người sử dụng. Toilet đặt cạnh phòng khách, tức dễ rơi vào trường hợp đặt đầu nhà hoặc giữa nhà. Nếu toilet không sạch sẽ, mà đặt gần nơi đón gió, đón khí vào nhà, thì vô tình sẽ đưa mùi hôi đi khắp nhà.
Nguyên lí đặt vị trí phòng khách trong phong thủy là tọa Cát, toilet là tọa Hung, nên cần cẩn trọng khi bố trí cạnh nhau.
Vị trí sofa phải phù hợp với không gian phòng kháchSofa không được chắn lối giao thông đi đến các phòng khác. Nếu bề ngang nhà đủ rộng, có thể tạo 1 lối đi phía sau sofa, để không ảnh hưởng lúc mọi người đang trò chuyện hoặc xem tivi. Đặc biệt, chỗ ngồi của gia chủ, ngoài việc phải chủ động được khi tiếp khách, còn phải ở vị trí kiểm soát được người ra vào nhà, tránh ngồi xoay mặt vào trong nhà.
Phong thủy cho rằng, phải đặt sofa ở cung tốt trong Bát Trạch và cả trong Huyền Không. Nếu phòng khách càng sử dụng nhiều, thì càng phải lưu tâm điều này. Ngoài vị trí, còn phải chú ý đến hướng nhìn khi ngồi, bao gồm hướng nhìn tivi và hướng nhìn khi trò chuyện. Cả 2 hướng nhìn này cũng nên là hướng tốt đối với người sử dụng.
Trang trí phòng khách nên cùng ngôn ngữ với mặt tiềnMặt tiền phong cách hiện đại, thì nội thất không thể theo phong cách cổ điển. Khi làm như vậy, rất dễ nhận ra sự bất hợp lí, vì khi ta vừa mới cảm nhận được sự mới mẻ, phóng khoáng ở mặt tiền, thì bước vào nhà đã chuyển qua trạng thái đối lập, bởi sự rườm rà của nội thất. Khi kiến trúc không có sự tương đồng, ngôi nhà dễ lạc nhịp, thiếu đi ý đồ thiết kế.
Về mặt phong thủy, mặt tiền và phòng khách đều là các yếu tố ảnh hưởng đến dòng khí vào nhà. Khi trang trí màu sắc, vật liệu, hình khối, sẽ tạo ra một hoặc vài ngũ hành tương ứng. Nếu hình thức mặt tiền và phòng khách hài hòa, thì các ngũ hành từ mặt tiền vào trong phòng khách sẽ có sự thống nhất, như vậy sẽ dễ dàng bổ trợ cho dòng khí vào bên trong tốt hơn.
Đăng bởi: Nguyễn Hà Minh Quang
Từ khoá: Cần lưu ý gì về kiến trúc và phong thủy phòng khách?
Ngôi Nhà Việt Với Lối Thiết Kế Đơn Giản Vẫn Được Tạp Chí Kiến Trúc Hàng Đầu Thế Giới Ngợi Khen
HP House được xây dựng ở vùng kinh tế mới thuộc ngoại ô thành phố biển Hải Phòng nên có diện tích khá nhỏ và bầu không khí trong lành. Mới đây, công trình này đã được đăng tải trên tạp chí kiến trúc nổi tiếng Archdaily.
Khi bàn về ý tưởng thiết kế nhà, chủ nhà – vốn là người quen của các KTS cho biết: “Chỉ có tôi và mẹ già sống tại ngôi nhà này, vì thế, hãy làm thật đơn giản”.
HP House – ngôi nhà có lối thiết kế cực kỳ đơn giản.
Do vậy, ngôi nhà được thiết kế rất đơn giản như đúng ý nghĩa của nó: kiến trúc thông thường, sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương và không đòi hỏi kỹ thuật xây dựng phức tạp.
Kiến trúc của ngôi nhà không có gì đặc biệt.
Công trình sử dụng những vật liệu sẵn có tại địa phương.
Nhưng hơn hết, đời sống sinh hoạt bên trong ngôi nhà cũng hết sức đơn giản. Các thành viên trong gia đình có thể dùng bữa ở bất cứ đâu. Các yếu tố thiên nhiên như nắng, mưa được coi là một phần của ngôi nhà, tạo sự giao hòa giữa không gian trong nhà và ngoài trời.
Mọi nơi trong nhà đều có thể được sử dụng làm nơi ăn uống.
Thiết kế thoáng mở tạo sự giao hòa giữa không gian bên trong và bên ngoài.
Các yếu tố tự nhiên như nắng, mưa được coi là một phần của ngôi nhà.
Trong nhà được chia thành 4 không gian riêng biệt. Mọi hoạt động diễn ra đều được tính toán kỹ lưỡng để có thể diễn ra hoặc thông qua khoảng sân nội thất nhằm tăng cường sự tương tác giữa con người với thiên nhiên và giữa chính con người với nhau.
Khoảng sân là không gian nơi lưu thông và diễn ra các hoạt động thường nhật, nó cũng đóng vai trò thông gió cho toàn bộ ngôi nhà.
Thiết kế nhà không chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại của gia chủ mà còn có những không gian được dự trù cho những nhu cầu sẽ phát sinh trong tương lai. Những không gian này có thể được phát triển theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang tùy thuộc vào nhu cầu mở rộng của gia chủ.
Công trình có nhiều khoảng không gian dự trù cho các nhu cầu phát sinh trong tương lai.
Vẻ đẹp mộc mạc toát lên từ phong cách thiết kế và cách sử dụng vật liệu.
Cầu thang gỗ mộc mạc kiêm vai trò kệ tủ trang trí.
Không gian trên tầng 2.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, các kiến trúc sư đã mô-đun hóa ngôi nhà thành một đơn vị hoàn chỉnh với những khu vực chức năng riêng rẽ được ghép lại thành một thể thống nhất dọc theo khoảng sân trong. Khoảng sân trong đóng vai trò kết nối không gian và tăng cường sự giao thông và đảm bảo thông gió cho toàn bộ ngôi nhà.
Hình ảnh mô phỏng toàn bộ công trình sau khi hoàn thành.
Tầng 1 có rất nhiều khoảng không gian dành cho sân vườn.
Sơ đồ bố trí mặt bằng tầng 2.
Mái nhà.
Mặt cắt đứng.
Các hướng lưu thông trong nhà.
Mô phỏng quá trình thông gió trong nhà.
Đăng bởi: Phương Uyên Nguyễn Ngọc
Từ khoá: HP House – ngôi nhà Việt với lối thiết kế đơn giản vẫn được tạp chí kiến trúc hàng đầu thế giới ngợi khen
Tôn Giáo Của Người Việt Ở Nam Bộ Có Gì Đặc Biệt
Là một vùng đất đa tộc người, nơi đất lành chim đậu của di dân người Việt, người Khmer, người Hoa, người Chăm và các tộc người khác, Nam Bộ đã trở thành môi sinh thuận lợi để phát triển các tôn giáo có nguồn gốc Bắc Bộ, Trung Bộ hoặc tiếp biến từ các tộc người cộng cư và từ người Pháp. Vì vậy, đây chính là vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng – tôn giáo ở Việt Nam, với đầy đủ bốn loại hình tôn giáo đa thần và độc thần, nội sinh và ngoại sinh. Vì vậy, đời sống tâm linh của người Việt Nam Bộ khá phức tạp, chịu ảnh hưởng đồng thời của nhiều tôn giáo có nguồn gốc khác nhau.
Các tôn giáo đa thầnTôn giáo đa thần Bao gồm các tôn giáo thờ cúng nhiên thần: phổ biến nhất là thờ cúng Thổ Địa – Thần Tài, Táo Quân, Ông Thiên (gia đình), Cá Ông (đình miễu ven biển), Thành Hoàng Bổn Cảnh, Sơn Thần (đình miễu trong nội địa), Bà Chúa Xứ, Linh Sơn Thánh Mẫu (đền miễu ở núi Sam, núi Bà Đen, và rải rác), Ngũ Hành Nương Nương (miễu). Ngoài ra, một số nơi còn thờ cúng Ngọc Hoàng, Mẹ Phật Mẫu Diêu Trì, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ông Tà, Hà Bá – Thuỷ Long, Mười Hai Bà Mụ, Ông Tơ Bà Nguyệt, v.v.
Sự khác nhau giữa tôn giáo đa thần miền Bắc Và Miền NamKhác với Thành Hoàng có nguồn gốc nhân thần ở miền Bắc, miền Trung, Thành Hoàng Bổn Cảnh ở Nam Bộ là nhiên thần, chỉ có danh hiệu chứ không có lý lịch, thần tích, và chỉ một phần trong số đó có sắc phong thần của triều đình với tên gọi chung là “Thành Hoàng Bổn Cảnh”.
Kế tiếp là các tôn giáo thờ cúng nhân thần: phổ biến nhất là thờ cúng gia tiên – tổ tiên (tang ma, đám giỗ, cúng việc lề), Quan Thánh Đế Quân (gia đình), Bà Thiên Hậu, Ông Bổn (chùa, miễu), tổ nghề nghiệp. Ngoài ra, một số nơi còn thờ cúng Tổ tiên nhân loại (Cửu huyền trăm họ), các danh nhân – anh hùng dân tộc: Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại, Lê Văn Duyệt, Trần Thượng Xuyên, Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Đốc binh Kiều, Phan Công Hớn, Thầy Thím, liệt sĩ cách mạng (đền, miễu, dinh), v.v.
Ngoài ra, từ sau năm 1954, người Việt Bắc Bộ còn đưa vào một vài nơi ở Nam Bộ (như thành phố Hồ Chí Minh) các tôn giáo thờ cúng nhân thần: Quốc tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, v.v.
Các tôn giáo độc thầnTôn giáo độc thần Bao gồm các tôn giáo dân tộc: đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa. Đạo Cao Đài được thành lập năm 1926 tại Tây Ninh, kết hợp đạo Phật với Đạo giáo, Khổng giáo, Công giáo, đạo Thánh Mẫu, có 2,4 triệu tín đồ trên cả nước (2009), tập trung nhất ở Tây Ninh, Bến Tre, Long An, Tiền Giang. Phật giáo Hoà Hảo được thành lập năm 1939 tại An Giang, trên nền tảng Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, kết hợp đạo Phật với tín ngưỡng dân gian, được công nhận tổ chức tôn giáo năm 1999, hiện có khoảng 1,3 triệu tín đồ ở Tây Nam Bộ, tập trung đông nhất ở An Giang.
Đạo Tứ Ân Hiếu NghĩaĐạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời năm 1867 tại An Giang, được công nhận tổ chức tôn giáo năm 2010, hiện có khoảng 78.000 tín đồ ở Tây Nam Bộ, tập trung nhất ở An Giang. Ngoài ra, một số người còn tin theo các giáo phái, hệ phái bắt nguồn từ Phật giáo như Bửu Sơn Kỳ Hương (thành lập năm 1849 ở An Giang, có khoảng 15.000 tín đồ ở Tây Nam Bộ), Huỳnh Đạo (thị xã Châu Đốc, An Giang), đạo Ông Trần (xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu), đạo Dừa (cồn Phụng, xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, Bến Tre), v.v.
Các tôn giáo thế giớiKế tiếp là các tôn giáo thế giới: Phật giáo Bắc Tông, Công giáo, Tin Lành. Tiếp nối truyền thống của người Việt ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ, người Việt Nam Bộ cũng dành ưu tiên cho đạo Phật, xây dựng chùa chiền trên khắp đồng bằng, đặc biệt là những vùng đồi núi sót. Tính chung tất cả 9 tổ chức và hệ phái bao gồm cả Phật giáo Nam Tông, đạo Phật có khoảng 10.000.000 tín đồ trong cả nước (2010). Đạo Công giáo, đạo Tin Lành cũng có đông tín đồ, phần lớn là giáo dân di cư từ miền Bắc.
Các cơ sở thờ tự ở nam bộTương ứng với hình thái đa dạng về tôn giáo là mạng lưới dày đặc các cơ sở thờ tự. Rất nhiều cơ sở thờ tự cũng đồng thời là di tích lịch sử – văn hoá của Nam Bộ như đền Linh Sơn Thánh Mẫu ở Tây Ninh; chùa Bà ở Bình Dương; đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai; lăng Ông Lê Văn Duyệt, chùa Ông, chùa Bà ở thành phố Hồ Chí Minh; lăng Hoàng Gia, lăng Trương Định, lăng Tứ Kiệt ở Tiền Giang; lăng và đền thờ Thoại Ngọc Hầu, miễu Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc; đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Rạch Giá; v.v.
Các lễ hội tôn giáo ở Nam BộTương ứng với sự phong phú về cách thức hoạt động sản xuất và về tôn giáo, lễ hội của người Việt Nam Bộ cũng rất đa dạng, bao gồm cả bốn loại hình lễ hội truyền thống ở Việt Nam: lễ hội nông nghiệp – ngư nghiệp; lễ hội tưởng niệm danh nhân – anh hùng dân tộc; lễ hội tín ngưỡng – tôn giáo; và hỗn hợp. Tất cả đều mang sắc thái Nam Bộ mặc dù nhiều lễ hội bắt nguồn từ Trung Bộ. Ở các đình làng, thường xuyên có các lễ hội Kỳ yên tiến hành vào đầu năm và cuối năm, để tạ ơn Thành Hoàng Bổn Cảnh, các thần linh và các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn, khai cơ, giúp dân an cư lạc nghiệp.
Lễ hội Nghinh ôngỞ vùng ven biển, lễ hội Nghinh Ông là sự kiện quan trọng bậc nhất trong đời sống văn hoá và tâm linh của cư dân. Ở Bà Rịa – Vũng Tàu, nơi có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam, bên cạnh lễ hội Nghinh Ông còn có lễ Lệ Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và kết hợp cúng thần biển. Ở Bến Tre, lễ hội Nghinh Ông được tiến hành vào ngày 16/6 âm lịch hằng năm tại các làng ven biển thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri. Trong ngày hội, tất cả tàu thuyền đánh cá đều về tập trung để nghinh Ông, tế lễ, vui chơi và ăn uống. Ở Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh), Vàm Láng (Tiền Giang)… đều có lễ hội Nghinh Ông trọng thể hằng năm.
Lễ hội tưởng nhớ danh nhânLễ hội tưởng niệm các danh nhân có công mở đất như Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Văn Thoại (Thoại Ngọc Hầu), Lê Văn Duyệt, Trần Thượng Xuyên… và lễ hội tưởng niệm các anh hùng dân tộc như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Đốc binh Kiều, Phan Công Hớn… đều là những lễ hội long trọng do nhân dân tổ chức, với sự bảo trợ của chính quyền địa phương.
Lễ hội tín ngưỡng – tôn giáoLễ hội tín ngưỡng – tôn giáo bao gồm hội đền Linh Sơn Thánh Mẫu ở núi Bà Đen; lễ hội Vía Bà Chúa Xứ ở núi Sam; các lễ tết cổ truyền như tết Nguyên đán, tết Đoan ngọ; các lễ hội thường niên của đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Hoà Hảo, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành… Trong số đó, lớn nhất là lễ hội Vía Bà Chúa Xứ 23/4 âm lịch ở núi Sam, Châu Đốc, một địa chỉ hành hương tiêu biểu của Nam Bộ, hằng năm thu hút đến 2,9 triệu người hành hương và du khách (2008).
Đăng bởi: Lê Thị Kim Yến
Từ khoá: Tôn giáo của người Việt ở Nam Bộ có gì đặc biệt
Cập nhật thông tin chi tiết về Thành Nhà Hồ: Kiến Trúc Đá Cần Bảo Tồn Của Thế Giới Có Gì Đặc Biệt? trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!