Bạn đang xem bài viết Thủ Tục Đăng Ký Lắp Mạng Vnpt Cần Gì? ⚡️ +4 Cách Đăng Ký Vnpt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
VNPT là một trong những nhà mạng lớn nhất Việt Nam với hàng triệu khách hàng đăng ký. Nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau, VNPT cũng cung cấp nhiều gói cước hòa mạng. Khách hàng có thể lựa chọn gói cước phù hợp tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế. Tất cả các gói mạng tuy chi phí lắp đặt Internet VNPT khác nhau nhưng đều cam kết tốc độ đường truyền ổn định, nhanh chóng đáp ứng yêu cầu người dùng.
Hạ tầng truyền dẫn VNPT 100% là cáp quang.
Triển khai hòa mạng VNPT nhanh chóng cho khách hàng đăng ký.
Hệ thống hỗ trợ khách hàng 24/7.
VNPT đã có cáp quang phủ khắp cả nước để kết nối với mạng đường trục quốc gia.
VNPT thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại lắp mạng wifi cho khách hàng sử dụng và đăng ký mới dịch vụ internet vnpt.
Để đăng ký lắp mạng wifi Vnpt khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký mạng cáp quang VNPT. Hiện nay, VNPT chia khách hàng thành 2 đối tượng là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
Nhiều khách hàng lo lắng cần chuẩn bị nhiều hồ sơ phức tạp khi lắp đặt Internet VNPT. Tuy nhiên, điều này là không chính xác. Để đăng ký lắp đặt Wifi VNPT, khách hàng chỉ cần một số giấy tờ đơn giản như sau:
Thủ tục đăng ký internet wifi cá nhân:
01 Bản photo hoặc chụp hình bản gốc CMND/CCCD.
Đối với khách hàng cá nhân là công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam: 1 bản sao hộ chiếu còn hiệu lực.
Thủ tục đăng ký internet wifi doanh nghiệp:
01 Bản sao hoặc photo giấy phép kinh doanh.
01 Bản sao hoặc ảnh chụp bản chính CMND/CCCD của người đại diện theo pháp luật.
Giấy ủy quyền nếu có.
Trước khi đăng ký dịch vụ mạng cáp quang, quý khách nên chuẩn bị kỹ trước để nhân viên VNPT ký hợp đồng nhanh chóng. Và triển khai lắp đặt cấp tốc cho khách hàng sử dụng.
Lắp mạng VNPT ngày càng trở nên phổ biến và là nhu cầu tất yếu của mọi người. Quy trình lắp mạng VNPT cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên để có thể lắp mạng VNPT bạn cần phải đăng ký dịch vụ. Khách hàng có thể lựa chọn hình thức đăng ký phù hợp với mình nhất và sử dụng Internet một cách nhanh chóng.
Đăng ký Internet VNPT qua tổng đài là cách đăng ký đơn giản nhất.
Khách hàng gọi điện đến hotline 0888.047.366 để trao đổi nhu cầu với nhân viên chăm sóc khách hàng.
Nhân viên VNPT sau khi tiếp nhận nhu cầu sẽ tiến hành kiểm tra thông tin hạ tầng của khách hàng. Nếu lắp được, VNPT sẽ đăng ký dịch vụ, ký hợp đồng và lắp đặt cho khách hàng.
Nếu không cài đặt được, nhân viên CSKH của VNPT sẽ gợi ý và gửi thông tin phương thức đăng ký phù hợp hơn cho khách hàng.
Quá trình kiểm tra thông tin của VNPT được thực hiện nhanh chóng nên khách hàng sẽ nhận được kết quả và tiến hành lắp đặt trong thời gian ngắn.
Khi đăng ký tại điểm giao dịch, các yêu cầu cụ thể sẽ được thực hiện trực tiếp với khách hàng và các câu hỏi sẽ được trả lời trong quá trình đăng ký. VNPT sẽ nhanh chóng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Khách hàng chỉ cần đến điểm giao dịch VNPT gần nhất và mang theo CMND của chính mình hoặc CMND của người đứng tên hợp đồng. Khách hàng cần mang theo đầy đủ giấy tờ để quá trình đăng ký được nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tại đây, tư vấn viên sẽ hỗ trợ khách hàng cung cấp các thông tin cần thiết và kiểm tra thông tin đăng ký. Nếu việc lắp đặt đạt yêu cầu nhân viên sẽ hỗ trợ khách hàng ký kết hợp đồng. Sau khi hoàn thành, kỹ thuật viên sẽ đến tận nơi để lắp đặt dịch vụ và hướng dẫn khách hàng chi tiết cách sử dụng.
Chọn phần đăng ký lắp đặt mạng và điền vào tất cả các thông tin mà trang web yêu cầu. Các thông tin này cần chính xác để quá trình xác thực và liên hệ của tổng đài diễn ra suôn sẻ.
Bộ phận hỗ trợ sẽ liên hệ trực tiếp khi nhận được yêu cầu đăng ký của khách hàng. Tiếp đến là quá trình kỹ thuật viên lắp đặt mạng.
My VNPT là ứng dụng dành cho khách hàng di động, điện thoại cố định, Internet cáp quang và MyTV của VinaPhone. Khách hàng có thể dễ dàng tra cứu, đăng ký/hủy dịch vụ, nạp thẻ/thanh toán hóa đơn… tất cả chỉ với một số điện thoại.
Hiện tại my VNPT app cũng hỗ trợ đăng ký internet VNPT
Để đăng ký Internet, khách hàng cần thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập ứng dụng “My VNPT” trên điện thoại.
Bước 2: Trên màn hình giao diện, chọn dịch vụ rồi chọn Home Internet.
Bước 3: Khách hàng tìm kiếm gói cước theo nhu cầu và tiến hành đăng ký.
Bước 4: Hệ thống thông báo đăng ký thành công, lúc này VNPT sẽ xác nhận thông tin và liên hệ lắp đặt cho khách hàng.
My VNPT được thiết kế khoa học, giao diện thân thiện, dễ dàng thao tác. Yêu cầu của khách hàng sẽ được gửi nhanh chóng. Nhân viên tiếp nhận yêu cầu lắp đặt mạng sẽ liên hệ với bạn ngay.
Hiện tại VNPT cung cấp các gói cước internet dành cho khách hàng gia đình và doanh nghiệp
INTERNET CÁP QUANG VNPT
Gói cước Tốc độ Nội thành HCM & HN Ngoài thành & Tỉnh
Home 1 40Mbps Ngưng triển khai 165.000
Home 2 80Mbps 210.000 180.000
Home 3 Super 100Mbps 245.000 220.000
Home 4 Super 150Mbps 279.000 240.000
Home 5 Super 200Mbps 349.000 290.000
Home Net 300Mbps 800.000 600.000
– Đóng trước 12 tháng tặng thêm 03 tháng
Ngoại thành & Tỉnh: Áp dụng cho các Huyện tại HCM, Hà Nội & 61 Tỉnh còn lại
Lưu ý:
.Giá trên đã bao gồm thuế Vat 10%.
Chỉ áp dụng đóng cước trước 6 Tháng và 12 Tháng
Miễn phí lắp đặt và Modem WIFI tốc độ cao
Gói HomeNet: Cam kết tối thiểu 2Mbps băng thông quốc tế
Lưu ý: Đối với công ty, doanh nghiệp chỉ đăng ký được gói cước internet VNPT dành riêng cho công ty, không đăng ký được gói cước internet VNPT cá nhân.
VNPT là một trong đơn vị tiên phòng trong lĩnh vực triển khai dịch vụ lắp mạng internet tốc độ cao cho doanh nghiệp. Ngoài những ưu đãi về giá thành, moden, băng thông, VNPT còn đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho nhóm khách hàng doanh nghiệp khi lắp mạng VNPT Hà Nội.
GÓI INTERNET CÁP QUANG TỐC ĐỘ CAO
Tên gói Băng thông trong nước Băng thông Quốc Tế tối thiểu Giá cước Đóng trước 6 Tháng
F80+ 100Mb 3Mb 975.000 5.850.000
F100 150Mb 2Mb 780.000 4.680.000
F100+ 150Mb 4Mb 1.625.000 9.750.000
F100VIP 150Mb 6Mb 2.600.000 15.600.000
F150 200Mb 4Mb 1.950.000 11.700.000
F150+ 200Mb 6Mb 5.200.000 31.200.000
F150VIP 200Mb 9Mb 6.500.000 39.000.000
F200 300Mb 5Mb 3.900.000 23.400.000
F200+ 300Mb 8Mb 7.150.000 42.900.000
F200VIP 300Mb 10Mb 9.750.000 58.500.000
F300 400Mb 8Mb 7.800.000 46.800.000
F300+ 400Mb 12Mb 9.750.000 58.500.000
F300VIP 400Mb 15Mb 13.000.000 78.000.000
F500 600Mb 10Mb 11.700.000 70.200.000
F500+ 600Mb 18Mb 16.250.000 97.500.000
F500VIP 600Mb 25Mb 19.500.000 117.000.000
Lưu ý:
Giá trên chưa bao gồm thuế Vat 10%.
Gói cước áp dụng tại HCM, các tính thành còn gọi hotline để biết thông tin chi tiết.
Đóng cước trước 06 tháng tặng 01 tháng.
Đóng cước trước 12 tháng tặng 03 tháng.
Bước 1: Xác nhận yêu cầu: Nhân viên tiếp nhận yêu cầu và 1 số thông tin như: họ tên, địa chỉ lắp đặt, nhu cầu sử dụng thực tế,…
Bước 2: Khảo sát nơi lắp đặt: Sau khi lựa chọn gói mạng phù hợp, nhân viên sẽ tiến hành khảo sát kỹ thuật hạ tầng. Điều này giúp xác định hiệu suất khi lắp Internet VNPT. Ở địa hình dễ dàng, bạn sẽ được hẹn chính xác kỹ thuật viên đến thực hiện. Đối với những địa hình phức tạp hơn, hay gặp sự cố KTV sẽ trao đổi với chuyên gia, đưa ra phương án phù hợp rồi hẹn khách hàng cụ thể.
Bước 3: Ký hợp đồng: Sau khi khảo sát địa hình nhân viên của VNPT sẽ mang hợp đồng đi ký kết. Đơn vị sẽ đặt lịch trước để bạn chủ động thời gian và địa điểm thuận tiện nhất.
Bước 4: Lắp đặt Wifi VNPT và bàn giao cho khách hàng: Trong trường hợp bình thường, chậm nhất trong vòng 48h sau khi ký hợp đồng, KTV sẽ đến lắp đặt Wifi VNPT. Sau khi lắp đặt xong sẽ bàn giao cho quý khách nghiệm thu.
Thông tin liên hệ nhà mạng VNPT để lắp đặt:
Mạng VNPT – Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
Hotline:0888.047.366
Trụ sở: Tòa nhà VNPT, số 57 Phố Huỳnh Thúc Kháng, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Thủ Tục Thay Đổi Nơi Đăng Ký Thường Trú Tại Công An Cấp Xã
Công an xã, thị trấn (nếu là xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh)
Công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
Thời hạn giải quyết:
Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định
Mức phí:
– Không thu lệ phí đăng ký thường trú đối với các trường hợp: bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc diện xoá đói, giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo qui định của Uỷ ban Dân tộc.
– Không quá 15.000đ/lần đăng ký (không quá 10.000đ/lần đăng ký đối với trường hợp không cấp sổ hộ khẩu) đối với các quận của thành phố trực thuộc trung ương hoặc phường nội thành của thành phố thuộc tỉnh. Đối với các khu vực khác, mức thu tối đa bằng 50% mức thu trên. Mức thu cụ thể do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định.
Văn bản quy định:
+ Thông tư số 07/2008/TT-BTC
+ Quyết định số 698/2007/QĐ-BCA-C11
Các bước thực hiện:
– Bước 1:
Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
– Bước 2:
Công dân nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn để làm thủ tục đăng ký thường trú.
* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
– Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
– Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời
* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
– Bước 3:
Nhận Sổ hộ khẩu tại trụ sở Công an xã, thị trấn:
– Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn). Người nhận đem phiếu đến nộp tiền cho cán bộ thu lệ phí và nhận biên lai thu tiền. Cán bộ trả kết quả kiểm tra biên lai nộp lệ phí và yêu cầu ký nhận, trả Sổ hộ khẩu cho người đến nhận kết quả.
– Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Thành phần hồ sơ:
1. Quy định chung về các loại giấy tờ có trong hồ sơ:
a) Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu (mẫu HK02)
b) Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01) (đối với nhân khẩu từ đủ 14 tuổi trở lên);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú);
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số l07/2007/NĐ-CP (trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình):
* Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
– Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
– Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hoá giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
– Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
– Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
– Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
– Giấy tờ của Toà án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
– Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
– Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
* Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là các loại hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân (trường hợp hợp đồng, cam kết cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà của cá nhân phải có công chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã);
* Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú:
– Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;
– Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.
* Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
+ Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của của cá nhân hoặc được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình hoặc người có sổ hộ khẩu phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm.
+ Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ nêu trên để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu.
Advertisement
– Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha, mẹ; cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha, mẹ; cha hoặc mẹ.
– Người sống độc thân được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị. Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân đó có văn bản đề nghị có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Văn bản đề nghị cần nêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số chứng minh nhân dân, nơi thường trú trước khi chuyển đến, địa chỉ chỗ ở hiện nay.
– Trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh (bản chính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực).
– Người sống tại cơ sở tôn giáo khi đăng ký thường trú phải có giấy tờ chứng minh là chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch Việt Nam trở về nước sinh sống có một trong các giấy tờ sau:
+ Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu;
+ Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp, kèm theo giấy tờ chứng minh được về Việt Nam thường trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, kèm theo giấy tờ chứng minh được về nước thường trú của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thủ Tục Đăng Ký Hộ Khẩu, Thường Trú Theo Quy Định Mới Nhất Năm 2023
Hồ sơ đăng ký hộ khẩu, thường trú
Đăng ký thường trú ở chỗ ở thuộc sở hữu của mình
Để đăng ký thường trú ở chỗ ở thuộc sở hữu của mình, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2023/TT-BCA.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.
Đăng ký thường trú ở chỗ ở không thuộc sở hữu của mình
Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp sau đây:
– Trường hợp vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha, mẹ hoặc cha, mẹ về ở với con; Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;
– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ được đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu, hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2023/TT-BCA. Trong đó nêu rõ việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp hoặc người được ủy quyền.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ hoặc với các thành viên trong gia đình, trừ trường hợp thông tin này đã thể hiện trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú.
Giấy tờ chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ.
Những trường hợp khác được đăng ký thường trú do thuê, mượn, ở nhờ cần có những giấy tờ như:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2023/TT-BCA. Trong đó nêu rõ việc đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp hoặc người được ủy quyền.
Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã công chứng, chứng thực theo luật định.
Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở
Trường hợp người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, phân công, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; Người đại diện cơ sở tín ngưỡng; Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ giúp là nhà ở, hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2023/TT-BCA. Đối với người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Giấy tờ, tài liệu chứng minh chức sắc, chức việc, nhà tu hành hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người hoạt động tôn giáo được bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, phân công, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người đại diện cơ sở tín ngưỡng.
Văn bản xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Trường hợp trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ giúp là nhà ở, hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Theo mẫu CT01 ban hành kèm thông tư 56/2023/TT-BCA. Đối với người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Cư trú và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Đăng ký thường trú cho người được chăm sóc, nuôi dưỡng
Để đăng ký thường trú cho người được chăm sóc, nuôi dưỡng cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện
Để đăng ký thường trú cho người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện, cần có những giấy tờ sau:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuậtvà bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quân trong Công an nhân dân
Hồ sơ đăng ký thường trú tại nơi đơn vị đóng quan trong Công an nhân dân bao gồm:
Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2023/TT-BCA);
Giấy giới thiệu của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ nội dung để làm thủ tục đăng ký thường trú và đơn vị có chỗ ở cho cán bộ chiến sĩ (ký tên, đóng dấu).
Thủ tục đăng ký hộ khẩu, thường trúThủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú gồm 5 bước sau:
Bước 1Chuẩn bị hồ sơ theo đúng đối tượng trên (1 bộ hồ sơ).
Bước 2Nộp hồ sơ tại cơ quan công an cấp xã theo 2 cách:
Nộp hồ sơ trực tiếp tại công an cấp xã (Hồ sơ có thể nộp bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ để đối chiếu. Trường hợp nộp bản chụp kèm theo bản chính giấy tờ thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký xác nhận, không được yêu cầu nộp bản sao giấy tờ đó).
Nộp trực tuyến qua cổng cung cấp dịch vụ trực tuyến như: Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Bước 3Bổ sung hồ sơ nếu có hướng dẫn từ cơ quan có thẩm quyền và nhận Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả khi hồ sơ đã hợp lệ.
Bước 4Nộp lệ phí đăng ký cư trú căn cứ theo quy định của từng địa phương.
Bước 5 Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có). Thời gian làm việc không quá 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Một số câu hỏi thường gặp khi đăng ký hộ khẩu, thường trú Đăng ký hộ khẩu, thường trú ở đâu?Để đăng ký hộ khẩu, thường trú theo hình thức trực tiếp, bạn đến trực tiếp tại Công an cấp xã nơi có tài sản cư ngụ.
Advertisement
nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng cung cấp dịch vụ trực tuyến như: Cổng dịch vụ công qua Cổng dịch vụ công quốc gia, hoặc qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, sau khi tiếp nhận, bạn sẽ được hẹn đến cơ quan công an cấp để tiến hành giải quyết đăng ký hộ khẩu, thường trú.
Điều kiện để đăng ký thường trú tại Hà Nội, TP. HCM là gì?Ngoài ra, bạn cũng có thểnhư:, sau khi tiếp nhận, bạn sẽ được hẹn đến cơ quan công an cấp để tiến hành giải quyết đăng ký hộ khẩu, thường trú.
Trước đây, theo Luật cư trú 2013, công dân muốn đăng ký hộ khẩu, thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương phải có thời gian tạm trú nhất định ở địa phương đó.
Ví dụ, để đăng ký thường trú vào các quận của chúng tôi cần có đủ 2 năm tạm trú tại thành phố trở lên. Nếu đăng ký thường trú tại các huyện vùng ven của chúng tôi thì cần ít nhất 1 năm tạm trú tại thành phố. Riêng nội thành Hà Nội cần ít nhất 3 năm tạm trú.
Nhưng, Luật cư trú mới 2023 ra đời, những quy định về thời gian tạm trú ở các thành phố trực thuộc trung ương này đã được bãi bỏ. Chính vì thế, điều kiện để đăng ký thường trú tại Hà Nội, chúng tôi sẽ giống như những tỉnh thành khác.
Theo đó, những điều kiện để được đăng ký thường trú như sau:
1. Đối với người dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
2. Người dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý trong các trường hợp: vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con; người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ; người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.
3. Trường hợp đăng ký thường trú tại chỗ ở thuê, mượn, ở nhờ thì phải được chủ sở hữu chỗ ở đồng ý cho đăng ký và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó. Đồng thời phải bảo đảm diện tích nhà ở (thuê, mượn, ở nhờ) tối thiểu do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 8m2 sàn/người.
4.Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở đối với: người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo; người đại diện cơ sở tín ngưỡng; người trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng; trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa.
5. Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
6. Đăng ký thường trú tại phương tiện đối với người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện.
7. Việc đăng ký thường trú của người chưa thành niên phải được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp nơi cư trú của người chưa thành niên do tòa án quyết định.
Đăng ký thường trú có được cấp sổ hộ khẩu?Theo Luật Cư trú mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, khi người dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú mà dẫn đến sự thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ đã cấp.
Cũng theo Luật Cư trú mới, từ sau ngày 1/7/2023, người dân đi đăng ký thường trú sẽ không được cấp sổ hộ khẩu mới. Mọi thông tin về cư trú của cư dân sẽ được lưu trên Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Vừa rồi, chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn chi tiết những thủ tục đăng ký hộ khẩu thường trú mới nhất năm 2023. Hy vọng bạn đá có được những kiến thức thật thú vị qua bài viết.
Cách Đăng Ký Internet Banking Vpbank Online Miễn Phí
Hiện nay công nghệ phát triển và các ngân hàng cũng cập nhật các dịch vụ công nghệ số để đưa sản phẩm của mới tới tay khách hàng được tốt hơn. Điển hình trong đó là các tiện ích ngân hàng điện tử. Cho phép chủ tài khoản dễ dàng truy cập vào tài khoản để tra cứu và thực hiện các giao dịch ngay tại nhà mà không cần phải tới ngân hàng như trước đây nữa. Và VPBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực này.
Dịch vụ ngân hàng điện tử hay còn gọi là Internet Banking của VPBank hiện nay có chức năng tiện ích rất lớn. Nó góp phần giúp cho bạn quản lý tài khoản tốt hơn đặc biệt là có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền, vấn tin tài khoản, tra cứu tỷ giá, gửi tiết kiệm online… Bất cứ khách hàng nào của VPBank cũng đều đăng ký VPBank online để sử dụng.
Những lợi ích mà Internet Banking VPBank mang lại:
Chuyển tiền liên ngân hàng, nội mạng miễn phí.
Chuyển tiền, nhận tiền ngay lập tức vào bất cứ khung giờ nào.
Thanh toán các giao dịch như: Mua thẻ điện thoại, hóa đơn điện nước, truyền hình cáp, vé máy bay, tàu xe.
Tham gia mở tài khoản tửi tiết kiệm trực tuyến với lãi suất cao.
Quản lý tài khoản, tra cứ số dư, số tài khoản, khóa thẻ ngay trên thiết bị.
Dễ dàng liên kết với các đối tác của VPBank ngay trên Internet Banking.
Khách hàng mang theo chứng minh thư nhân dân tới văn phòng chi nhánh làm việc của VPBank gần nhất. Sau đó thông báo với nhân viên về nhu cầu sử dụng tiện ích Internet Banking. Họ sẽ cung cấp một tờ phiếu yêu cầu điền thông tin cá nhân và tài khoản vào đó. Khi ghi xong thì nộp lại kèm với CMND và tiến hành đăng ký ngay lập tức.
Bước 1: Hãy truy cập vào địa chỉ website của ngân hàng VPBank Tại đây
Bước 2: Nếu đã có tài khoản tại VPBank thì nhấn chọn vào “Khách hàng đã có sản phẩm tại VPBank” nếu chưa có thì nhấn chọn “Khách hàng chưa có ài khoản hoặc dịch vụ tại VPBank”. Tại đây mình nhấn lựa chọn đã có tài khoản rồi.
Bước 3: Hệ thống yêu cầu điền thông tin cá nhân của bạn bao gồm.
Số tài khoản: Số tài khoản ngân hàng VPBank chứ không phải số thẻ.
Số điện thoại: Là số đăng ký với VPBank.
Email: Địa chỉ email đã đăng ký với VPBank.
Số chứng minh thư/hộ chiếu: Nhập số CMND/CCCD của bạn.
Bước 4: Kéo xuống bên dưới ở phần “Lựa chọn chi nhánh giao dịch” bạn cần chọn.
Thành phố: Là thành phố nơi bạn mở thẻ.
Chi nhánh: Tên chi nhánh ngân hàng VPBank bạn mở tài khoản.
Địa chỉ chi nhánh/người giới thiệu: Bỏ qua không cần ghi.
Nhập mã xác thực: Điền mã xác thực bạn nhìn thấy ở ô bên cạnh.
Bước 5: Nhấn vào dấu ô vuông bên cạnh dòng chữ “Tôi xác nhận đã đọc, hiểu rõ và chấp nhận…” rồi nhấn tiếp tục.
Bước 6: Một mã OTP được gửi về số điện thoại của bạn, nhập vào ô trống rồi xác nhận là sẽ có thông báo đăng ký thành công.
Lưu ý sau khi đăng ký xong Internet banking VPBank thì bạn cần phải kích hoạt mới sử dụng được. Nếu không kích hoạt thì tài khoản sẽ không hoạt động.
1/ VPBank sẽ gửi tin nhắn chứa mật khẩu đăng nhập lần đầu cho bạn qua SĐT. Hãy tìm ở trong tin nhắn của VPBank và làm theo hướng dẫn.
2/ Truy cập vào địa chỉ chúng tôi sau đó dùng mật khẩu kích hoạt và tên đăng nhập để đăng nhập vào hệ thống lần đầu. Rồi bạn “nhấn đổi mật khẩu” và chấp nhận đồng ý các điều khoản là đã kích hoạt thành công.
Phí đăng ký Internet Banking VPBank: Miễn phí
Phí sử đổi thông tin trên web: Miễn phí
Phí hủy dịch vụ: 50.000 VND.
Ngoài ra còn các biểu phí dịch vụ khác của Internet Banking VPBank:
Có thể bạn sẽ cần:
5/5 – (1 bình chọn)
Cách Đăng Ký Tạm Trú Online Cho Người Thuê Nhà
Đăng ký tạm trú là thủ tục đăng ký với chính quyền địa phương để thông báo về địa điểm tạm trú của người dân tại một địa chỉ khác với địa chỉ đăng ký thường trú của họ. Thủ tục này bắt buộc đối với những người dân không có đăng ký thường trú tại địa phương hoặc có đăng ký thường trú tại địa phương khác và đang tạm trú tại địa phương trong thời gian dài hơn 90 ngày.
Việc đăng ký tạm trú giúp chính quyền địa phương quản lý dân cư tại địa phương, đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ công cộng cho người dân được thuận tiện và chính xác. Ngoài ra, việc đăng ký tạm trú cũng giúp người dân đảm bảo quyền lợi của mình trong việc sử dụng các dịch vụ tại địa phương như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, bảo hiểm xã hội, v.v.
Các công dân khi thay đổi chỗ ở phải thực hiện đăng ký tạm trú mới. Nếu chỗ ở mới nằm trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã đã đăng ký thường trú, thì công dân phải thực hiện đăng ký tạm trú mới theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 55/2023/TT-BCA.
Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt được quy định như: học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên; người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động; trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; và người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội.
Trong trường hợp người tạm trú được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội, thì cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách người tạm trú và gửi văn bản đề nghị đăng ký tạm trú cho cơ quan đăng ký cư trú. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp cũng cần cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Danh sách người tạm trú bao gồm các thông tin cơ bản như: họ, chữ đệm và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
Nếu công dân di chuyển đến sinh sống tại một địa điểm hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác trong thời gian từ 30 ngày trở lên, họ phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể gia hạn nhiều lần. Tuy nhiên, công dân không được phép đăng ký tạm trú mới tại địa điểm ở quy định tại Điều 23 của Luật Cư trú năm 2023.
Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu bạn đăng nhập bằng tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia của mình để tiếp tục. Nếu bạn chưa có tài khoản, hãy chọn mục Đăng ký để tạo tài khoản đăng nhập. Bạn có thể đăng ký bằng thuê bao di động để đăng ký dễ dàng hơn.
(Đây là bước quan trọng và yêu cầu người dân cần phải thực hiện chính xác theo từng bước đã được hệ thống yêu cầu)
Sau khi đăng nhập thành công, để đăng ký tạm trú trực tuyến, bạn cần khai báo thông tin của bản thân. Các mục thông tin cần khai báo bao gồm:
+ Tỉnh/thành phố; Quận/huyện; Phường/xã: Bạn cần khai báo nơi định đăng ký tạm trú ở đây. Bạn chỉ cần khai đủ 3 mục này, còn mục Cơ quan thực hiện sẽ được điền tự động.
+ Mục Thủ tục: Tại mục này, bạn chọn Đăng ký tạm trú. Lưu ý chỉ chọn tích vào ô Đăng ký lập hộ mới, còn nếu đăng ký tạm trú vào hộ khác thì không chọn.
+ Tiếp đó, bạn chọn các trường hợp của bản thân, ví dụ như: Nhân khẩu từ ngoài tỉnh đến; Nhân khẩu từ ngoài xã trong huyện đến,…
+ Tạm trú từ ngày và Tạm trú đến ngày: Bạn điền thời gian đã dự định tạm trú.
+ Người khai báo là người thay đổi: Nếu bạn đã có thông tin thì khi kích chọn mục này, mọi thông tin sẽ được hiển thị tự động. Còn nếu chưa có thông tin, bạn cần đến cơ quan đăng ký quản lý cư trú để cập nhật thông tin của bản thân.
+ Thông tin cá nhân: Bao gồm Họ tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Số Định danh cá nhân (CCCD)/CMND; Nơi thường trú; Nơi ở hiện tại.
+ Quan hệ với chủ hộ: Họ tên chủ hộ, quan hệ, số CCCD/CMND chủ hộ.
+ Nội dung đề nghị: Tự động từ lựa chọn ở trường hợp và thủ tục phía trên.
+ Nơi đề nghị đăng ký tạm trú: Địa chỉ nơi tạm trú đã khai báo.
+ Hồ sơ đính kèm: Tải lên các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp.
+ Hình thức nhận: Lựa chọn cách thức nhận.
Cuối cùng, kiểm tra lại thông tin và ấn “Gửi đăng ký”. Sau khi xử lý, kết quả đăng ký sẽ được gửi về theo hình thức đã chọn ở trên.
Khi đã nộp hồ sơ, bạn phải chờ đợi cán bộ có trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính thông báo cho bạn về kết quả sau 3 ngày làm việc. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn đến trực tiếp để xuất trình các giấy tờ bản chính, bạn cần phải tuân thủ yêu cầu đó để hoàn thành thủ tục.
Người đăng ký tạm trú truy cập vào Trang thông tin điện tử của Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ sở lưu trú đặt để nhận tài khoản đăng ký.
+ Tên của cơ sở lưu trú
+ Loại hình của cơ sở lưu trú
+ Địa chỉ của cơ sở lưu trú
+ Số điện thoại của cơ sở lưu trú
+ Email của cơ sở lưu trú
+ Họ và tên
+ Ngày, tháng, năm sinh
+ Số điện thoại
+ Số CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu
Nếu phát hiện tài khoản đăng ký bị đánh cắp, thông tin bị lợi dụng hoặc không thể sử dụng được, người đăng ký phải thông báo ngay cho Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong trường hợp không có thông tin khai báo mới trong vòng 12 tháng hoặc phát hiện khai báo sai lệch, thông tin về người nước ngoài hoặc cơ sở lưu trú không chính xác, tài khoản khai báo sẽ bị tự động hủy giá trị sử dụng.
Người tạm trú nước ngoài phải truy cập Trang thông tin điện tử và đăng nhập vào tài khoản khai báo để thực hiện việc khai báo thông tin tạm trú.
Việc khai báo thông tin tạm trú cho người nước ngoài phải được thực hiện ngay khi họ đến đăng ký tạm trú. Thông tin này bao gồm:
+ Họ tên
+ Giới tính
+ Ngày tháng năm sinh
+ Quốc tịch
+ Số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, thời gian dự kiến tạm trú của người nước ngoài.
Thông tin này có thể nhập vào từng trường hợp vào các ô nhập dữ liệu hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo tập tin mẫu được đăng tải trên Trang thông tin điện tử.
Trước khi xác nhận lưu thông tin, người khai báo tạm trú cần kiểm tra, sửa đổi, bổ sung các thông tin. Họ cũng nên kiểm tra mục quản lý thông tin khai báo tạm trú để xác định hệ thống đã tiếp nhận thông tin. Nếu hệ thống chưa tiếp nhận, người khai báo tạm trú cần thực hiện nhập lại thông tin.
Lưu ý: Người khai báo tạm trú chịu trách nhiệm kiểm tra, sửa đổi và bổ sung thông tin trước khi xác nhận lưu thông tin.
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp nhận thông tin tạm trú của người nước ngoài thông qua Trang thông tin điện tử, trong vòng 24 giờ/07 ngày.
Nếu người nước ngoài tạm trú tại các cơ sở lưu trú thuộc khu vực biên giới, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh sẽ thông báo cho đồn biên phòng địa phương để đảm bảo an ninh trật tự.
+ Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú.
+ Bước 2: Nhấp vào mục “Quản lý hồ sơ dịch vụ công” và chọn “Hồ sơ mới đăng ký”.
+ Bước 3: Nhập Mã hồ sơ của bạn và chọn “Thủ tục hành chính” để xem kết quả hồ sơ của bạn.
+ Bước 4: Sau khi tìm thấy hồ sơ, bạn có thể xem trạng thái thực hiện thủ tục của hồ sơ đó để biết được tiến độ thực hiện và các bước cần thiết để hoàn thành đăng ký tạm trú.
Lưu ý: Quy trình kiểm tra tiến độ thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú online có thể khác nhau tùy vào cơ quan quản lý cư trú và trang thông tin điện tử được sử dụng.
Để đăng ký tạm trú tạm vắng online một cách nhanh chóng và hiệu quả, bạn cần lưu ý các điều sau đây:
+ Các thông tin khai báo bắt buộc phải trùng với thông tin được quản lý trong Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Nếu không chính xác, hệ thống sẽ yêu cầu bạn đến cơ quan quản lý cư trú (Công an cấp xã) để cập nhật hoặc bổ sung thông tin.
+ Khi nộp hồ sơ giấy tờ online, bạn cần đính kèm bản scan hoặc bản chụp các văn bản, giấy tờ cần thiết và phải có trách nhiệm trong việc cung cấp bản chính các loại giấy tờ trong quá trình làm việc nếu có yêu cầu từ cán bộ tiếp nhận hồ sơ.
+ Thời hạn đăng ký tạm trú tối đa là 03 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ hợp lệ. Khi đã đăng ký xong, kết quả sẽ được thông báo qua cập nhật bằng văn bản, qua email hoặc trên các cổng dịch vụ công. Nếu thủ tục không được chấp nhận, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Theo Thông tư 55/2023, nếu bạn là học sinh, sinh viên ở tại ký túc xá hay khu nhà ở dành cho học sinh, sinh viên hoặc người lao động ở tập trung tại khu nhà ở dành riêng cho họ, thủ tục đăng ký tạm trú sẽ được thực hiện thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp chỗ ở đó. Bạn không cần đăng ký tạm trú online trong trường hợp này.
Dịch Vụ Vntopup Của Agribank Là Gì? Phí Đăng Ký, Cách Sử Dụng?
Dịch vụ VnTopup Agribank là gì?
Cách sử dụng VnTopup Agribank?
VnTopup Agribank có tốn phí không?
VnTopup là một trong các tiện ích đi kèm theo gói dịch vụ SMS Banking Agribank, đây là dịch vụ được ngân hàng Agribank cung cấp và hỗ trợ khách hàng sử dụng dịch vụ thông qua các tin nhắn SMS.
Trong đó dịch vụ VnTopup là dịch vụ thông qua tin nhắn SMS khách hàng có thể nạp tiền điện thoại, nạp tiền vào game hay chuyển tiền từ tài khoản chính vào ví điện tử VnMart do VnPay cung cấp. Dịch vụ được thực hiện dưới dạng khi khách hàng soạn tin nhắn theo các cú pháp nhất định thì ngân hàng sẽ tự động thực hiện lệnh được yêu cầu và trừ số tiền giao dịch vào tài khoản chính của khách hàng.
Để sử dụng dịch vụ VnTopup khách hàng cần có tài khoản tiền gửi, tài khoản thanh toán tại ngân hàng Agribank, bên cạnh đó VnTopup là dịch vụ nằm trong gói SMS Banking nên khách hàng cần đăng ký sử dụng dịch vụ SMS Banking trước đó.
Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ thì khách hàng cần thực hiện kích hoạt dịch vụ VnTopup trên hệ thống trước khi thực hiện giao dịch, lưu ý các giao dịch chỉ được thực hiện và thu phí trên tài khoản chính.
Sau khi đăng ký dịch vụ SMS Banking thì khách hàng đã có thể kích hoạt dịch vụ VnTopup để sử dụng dịch vụ, việc kích hoạt và sử dụng hoàn toàn miễn phí chỉ tốn phí tin nhắn SMS theo quy định của nhà mạng mà bạn đang sử dụng.
Khách hàng kích hoạt dịch vụ VnTopup bằng cách đặt mật khẩu cho dịch vụ này theo cú pháp:
OK [MậtKhẩu] gửi 8149
Nếu kích hoạt thành công thì tổng đài sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo với nội dung:
Kich hoat thanh cong. De nap tien soan tin NAP MenhGia SoDienThoai gui 8049. Menh gia: VN10, VN20, VN30, VN50, VN100, VN200, VN300, VN500. So DT ho tro 1900555577
Trong quá trình sử dụng hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập mật khẩu đã đăng ký, nếu mật khẩu khó nhớ hoặc bị tiết lộ thì khách hàng có thể đổi mật khẩu theo cú pháp:
Mật khẩu được đặt theo yêu cầu là dãy ký tự tối thiểu 8 ký tự và tối đa là 30 ký tự, phân biệt chữ hoa chữ thường và số, không bao gồm khoảng cách và ký tự đặc biệt.Nếu khách hàng thực hiện đổi mật khẩu thành công hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo với nội dung
Quy khach da thay doi mat khau dich vu VNTOPUP thanh cong. De nap tien soan tin NAP MenhGia SoDienThoai MatKhau gui 8049. So DT ho tro 1900555577
Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ VnTopup để nạp tiền điện thoại với cú pháp như sau:
Nạp tiền cho chính mình
NAP (Mã sản phẩm) (Mật khẩu) gửi 8049
Nạp tiền cho thuê bao khác
NAP (Mã sản phẩm) (Số thuê bao nhận) (Mật khẩu) gửi 8049
Nếu giao dịch được thực hiện thành công khách hàng sẽ nhận được thông từ tổng đài với nội dung:
Ban da nap tien thanh cong voi so tien ……VND, ma so giao dich la…… Cam on da su dung dich vu VNTOPUP. So DT ho tro 1900555577
Nạp tiền vào ví điện tử VnMart cho chính mình
NAP (Mã sản phẩm) (Mật khẩu) gửi 8049
Nạp tiền vào ví điện tử VnMart cho người khác qua số di động
NAP (Mã sản phẩm) (Số thuê bao nhận) (Mật khẩu) gửi 8049
Nạp tiền vào ví điện tử VnMart cho người khác qua số thẻ VnMart
NAP (Mã sản phẩm) (Số thẻ VnMart) (Mật khẩu) gửi 8049
Nạp tiền vào ví điện tử VnMart cho người khác qua tên tài khoản VnMart
NAP (Mã sản phẩm) (tên tài khoản VnMart) (Mật khẩu) gửi 8049
Nếu giao dịch được thực hiện thành công khách hàng sẽ nhận được thông từ tổng đài với nội dung:
VNMART : So tai khoan ……… tang ……… VND do nap tien tu tai khoan Agribank luc HH:MM ngay DD/MM/YY. DT ho tro 1900555577.
Mã sản phẩm nạp tiền thuê bao di động:
VN10 có mệnh giá 10.000 VNĐ
VN20 có mệnh giá 20.000 VNĐ
VN30 có mệnh giá 30.000 VNĐ
VN50 có mệnh giá 50.000 VNĐ
VN100 có mệnh giá 100.000 VNĐ
VN200 có mệnh giá 200.000 VNĐ
VN300 có mệnh giá 300.000 VNĐ
VN500 có mệnh giá 500.000 VNĐ
Mã sản phẩm và mệnh giá nạp tiền vào ví điện tử VnMart
VM10 có mệnh giá 10.000 VNĐ
VM20 có mệnh giá 20.000 VNĐ
VM30 có mệnh giá 30.000 VNĐ
VM50 có mệnh giá 50.000 VNĐ
VM100 có mệnh giá 100.000 VNĐ
VM200 có mệnh giá 200.000 VNĐ
VM300 có mệnh giá 300.000 VNĐ
VM500 có mệnh giá 500.000 VNĐ
Khi thực hiện giao dịch thì số tiền giao dịch sẽ được trừ vào tài khoản chính.
Trong nhiều trường hợp khách hàng không nhận được tin nhắn thông báo từ tổng đài thì không nên gửi lại cú pháp nhằm tránh việc giao dịch được thực hiện liên tục.
Nếu trong 5 phút không nhận được thông báo thì khách hàng có thể nhập lại cú pháp để thực hiện giao dịch trong trường hợp giao dịch bị gián đoạn hay gặp lỗi, sự cố ngoài ý muốn.
Nếu khách hàng không đặt mật khẩu cho dịch vụ VnTopup thì có thể để trống phần (Mật khẩu) trong cú pháp.
Mã sản phẩm được quy định cụ thể theo giá tiền nên khách hàng chỉ có thể nạp theo các mã sản phẩm được ấn định trước, trong trường hợp nạp sai mã sản phẩm thì hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo với nội dung như sau:
Giao dich chua duoc thuc hien do sai ma san pham trong cau lenh. Xin lien he so DT 1900555577 de duoc ho tro.
Nếu khách thực hiện giao dịch trong tình trạng tài khoản không đủ số dư thì giao dịch sẽ thực hiện không thành công và hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo với nội dung như sau:
Giao dich chua duoc thuc hien do so du trong tai khoan ngan hang khong du. Xin vui long thu lai voi menh gia nap tien nho hon. DT ho tro 1900555577.
Hạn mức số lần thực hiện giao dịch cũng như số tiền thực hiện giao dịch thông qua dịch vụ VnTopup được ngân hàng quy định, nếu khách hàng thực hiện quá số lần hay quá hạn mức cho phép thì giao dịch sẽ bị lỗi và hệ thống sẽ tự động gửi tin nhắn thông báo với nội dung như sau:
Giao dich chua duoc thuc hien do ban da thuc hien nap tien vuot qua han muc quy dinh trong ngay. Xin vui long thuc hien lai sau. So DT ho tro 1900555577.
Việc đăng ký và sử dụng dịch vụ VnTopup đã được tính kèm với SMS Banking nên khách hàng không lo mất phí trong khi sử dụng dịch vụ, phí SMS Banking Agribank hiện nay được quy định chung là 9.500 VNĐ/ Tháng.
Mã pin Soft Otp Agribank là gì
Đăng ký Agribank E-Mobile Banking có mất phí không
Cập nhật thông tin chi tiết về Thủ Tục Đăng Ký Lắp Mạng Vnpt Cần Gì? ⚡️ +4 Cách Đăng Ký Vnpt trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!