Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 6 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thực đơn ăn dặm truyền thống dành cho bé 6 – 7 tháng tuổi phù hợp với văn hoá người Việt, giúp trẻ hấp thụ năng lượng và dưỡng chất đầy đủ theo khuyến nghị.
Ăn dặm truyền thống là phương pháp ăn dặm lâu đời, được cha ông ta ưa chuộng sử dụng trong việc nuôi con nhỏ. Cách chế biến bao gồm việc xay nhuyễn các loại thức ăn và trộn chung vào loại đồ ăn chính, ban đầu là với bột, sau đó là các loại thịt, cá, rau, củ để tạo ra các món cháo và bột khác nhau.
Ăn dặm truyền thống hay ăn dặm bé tự chỉ huy , ăn dặm kiểu Nhật… đều có chung các nguyên tắc. Bố mẹ nên quan tâm một số lưu ý sau đây để lên thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 – 7 tháng tốt nhất:
Đây là 4 nhóm dưỡng chất cần thiết và quan trọng nhất. Ngoài ra, trong giai đoạn ăn dặm, bé yêu cũng nên được bổ sung:
Việc ăn dặm cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, giúp bé phát triển tốt về mặt trí tuệ lẫn thể chất. Do đó, một thực đơn ăn dặm truyền thống dành cho bé 6 – 7 tháng tuổi cần đảm bảo đầy đủ những chất sau:
Thứ 2: Cháo mịn bí đỏ, sữa.
Thứ 3:.Cháo mịn bắp cải, đậu xanh.
Thứ 4: Cháo mịn trứng, cà chua.
Thứ 5: Khoai lang nghiền, cải thìa.
Thứ 6: Cháo mịn cà rốt, bông cải.
Thứ 7: Súp khoai tây sữa, đậu.
Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.
Về sau, bé khi đã quen dần với việc ăn dặm cha mẹ có thể kết hợp các loại đạm vào trong khẩu phần ăn của con như: Thịt bò, heo, cá và cua đồng, lươn,.. .để đa dạng hơn các món ăn và thay đổi mùi vị của con trẻ.
Tóm lại, thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 6 đến 7 tháng tuổi không còn quá xa lạ với nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên, với những người lần đầu làm mẹ thì nên tìm hiểu tường tận, tiếp cận nguồn thông tin chính xác là cần thiết. Việc này sẽ giúp các cha mẹ xây dựng được thực đơn ăn dặm truyền thống một cách khoa học và đạt hiệu quả cao cho con trẻ.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung các vi chất cần thiết cho trẻ như: Selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… Đặc biệt là loại kẽm sinh học để cải thiện vị giác, giúp trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Để có thêm kiến thức dinh dưỡng và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, cha mẹ hãy thường xuyên truy cập website chúng tôi và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng hàng đầu của Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Vinmec khi cần tư vấn về sức khỏe của trẻ.
Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé 10 Tháng Thơm Ngon Và Dinh Dưỡng
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng thơm ngon và dinh dưỡng
03/06/2023
Vào giai đoạn 10 tháng tuổi, bé đã có thể ăn được nhiều loại thực phẩm và cũng cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do đó, thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng là một vấn đề mà rất nhiều ba mẹ quan tâm: Cần cho con ăn thực phẩm như thế nào? Ăn bao nhiêu là phù hợp? Cách chế biến món ăn trong thực đơn tập ăn dặm cho bé 10 tháng ra sao?
Nguyên tắc dinh dưỡng cho bé 10 tháng tuổi ăn ngon, phát triển toàn diện
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cũng khác hơn so với trước đó. Khi cho con ăn trong giai đoạn này thì ba mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
Bữa ăn trong 1 ngày phải có đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất xơ, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
Giai đoạn này, bé đã có thể ăn các loại thực phẩm như thịt, rau, củ,… Tuy nhiên, do chưa thể nhai một cách thuần thục nên ba mẹ phải nghiền nhỏ, làm mềm thức ăn trước để con ăn dễ dàng hơn.
Nên cho bé ngồi vào bàn ăn cùng với gia đình để tạo thói quen ăn uống tốt. Có thể tập cho con tự dùng muỗng, nĩa hoặc tay để lấy thức ăn cho vào miệng.
– Nên cho bé uống từ 700ml đến 950ml sữa mỗi ngày bên cạnh các bữa ăn dặm. Số lượng bữa ăn trong ngày của bé là 3 hoặc 4 lần, tương ứng với các buổi ăn sáng, trưa, chiều và tối.
– Trong những ngày đầu, thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng chỉ cần một lượng ít thức ăn, rồi dần dần tăng khẩu phần ăn lên nhiều hơn.
– Nên cho bé ăn từ loãng đến đặc để dạ dày có thời gian thích nghi với lượng thức ăn mới và cho con ăn dặm bằng ngũ cốc để hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng.
– Nên đút con ăn dặm bằng muỗng nhựa mềm để tránh làm tổn thương những chiếc răng sữa của bé.
– Ngoài sữa mẹ, bé còn có thể uống sữa công thức phù hợp với tháng tuổi.
– Nên lập thời gian biểu ăn, uống hằng ngày cho con và dựa theo đó để tạo thói quen ăn đúng giờ ở trẻ.
– Những món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng phải luôn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi nấu và cho con ăn.
– Không nên nóng vội, ép trẻ ăn theo ý của người lớn.
– Lưu ý hạn chế cho con ăn những loại thực phẩm có thể gây dị ứng.
– Khẩu vị của người lớn không giống với trẻ nhỏ. Do đó, không được sử dụng quá nhiều gia vị vào thức ăn của bé.
– Không cho con ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm hại đến răng, nướu.
Tốt nhất, ba mẹ nên tham khảo chế độ dinh dưỡng và gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng từ các chuyên gia, bác sĩ nhi khoa. Khi thấy con có tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng do thiếu chất thì cần bổ sung trái cây, trà cốm hoa quả Burine hoặc các thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ để con yêu ăn ngon hơn.
Trẻ từ 10 tuổi nên được tập kỹ năng tự ăn
Lượng thực phẩm cần thiết trong một ngày cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
Trong 1 ngày, bé cần được ăn từ 3 đến 4 bữa ăn dặm, xen kẽ cùng với các lần uống sữa. Lượng sữa cần thiết cho bé là từ 700ml đến 950ml mỗi ngày. Có thể cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức phù hợp với thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng. Bên cạnh đó, con yêu cũng cần được ăn thêm sữa chua, trái cây hoặc bánh trong các bữa phụ.
Những loại thực phẩm nào tốt cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
Ở độ tuổi này, bé đã có thể ăn đa dạng các loại thức ăn miễn là đảm bảo dinh dưỡng. Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi nên có các thực phẩm sau:
– Nhóm rau, củ, chất xơ: đậu Hà Lan, cà rốt, các loại rau, cải bó xôi, súp lơ, bông cải trắng,…
– Nhóm chất đạm: trứng, thịt gà, thịt bò, cá,…
– Nhóm tinh bột: các loại đậu, ngô, khoai lang, bánh mì, gạo, nui, mì ống,…
– Nhóm chất béo: các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu óc chó, dầu olive,…; bơ; phô mai;…
Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin, chất khoáng cho bé thông qua các loại trái cây, trà cốm hoa quả Burine, sữa chua,…
Những loại thực phẩm nào không nên chọn cho trẻ ăn dặm
Bên cạnh những thực phẩm tốt cho bé, ba mẹ cũng cần lưu ý các loại thực phẩm cần tránh thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng sau đây:
– Thức ăn dễ khiến con bị nghẹn: trái cây được cắt miếng to; rau, củ chưa được luộc mềm; phần thịt dai nguyên miếng; các loại hạt chưa được xay, nghiền;…
– Các loại đồ ăn vặt chứa nhiều đường: bánh snack, kẹo, nước ngọt,…
– Thực phẩm có thể gây dị ứng cho bé: mật ong, lạc (đậu phộng), đậu nành, chocolate, một số loại cá, hải sản có vỏ, lòng trắng trứng, bột mì, sữa bò,…
Tuy nhiên, một số bé phát triển nhanh, hệ tiêu hóa cứng cáp thì vẫn ăn được các loại thực phẩm trên. Có thể cho bé ăn với một lượng ít rồi quan sát biểu hiện, nếu trẻ không bị dị ứng thì hoàn toàn có thể cho con ăn các loại thực phẩm này.
Một số thực phẩm gây dị ứng không nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tăng cân
Thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi cần đảm bảo có đủ 3 đến 4 bữa ăn chính. Một số món cháo ăn dặm cho bữa chính cực kỳ dinh dưỡng mà ba mẹ có thể tham khảo là: cháo trứng khoai lang, cháo thịt heo rau ngót, cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ,…
Cháo trứng khoai lang
Trứng gà và khoai lang là những thực phẩm bổ dưỡng, giúp cung cấp đầy đủ chất đạm, tinh bột và chất xơ cho bé. Không những tiếp thêm năng lượng cho con yêu vui chơi cả ngày mà cháo trứng khoai lang còn giúp con hạn chế táo bón.
Các nguyên liệu cần có:
– 1 củ khoai lang.
– Lòng đỏ của 1 quả trứng gà.
– 1 muỗng sữa công thức.
– Gạo nấu cháo.
– Phô mai.
Công thức nấu cháo trứng khoai lang bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng:
– Bước 1: Vo gạo thật sạch rồi đem đi nấu cháo.
– Bước 2: Gọt vỏ và rửa sạch khoai lang, sau đó cắt nhỏ, đem đi hấp chín.
– Bước 3: Nghiền nhuyễn khoai lang đã chín, sau đó trộn cùng sữa.
– Bước 4: Cho hỗn hợp khoai lang vào nồi cháo, đảo đều. Sau đó nhẹ nhàng cho lòng đỏ trứng gà vào chung.
– Bước 5: Đun thêm 1 đến 2 phút, sau đó tắt lửa rồi múc ra chén.
Với công thức đơn giản trên là ba mẹ đã có ngay một món ăn lý tưởng trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng.
Cháo trứng khoai lang dinh dưỡng cho bé
Cháo thịt heo rau ngót
Thịt heo giúp cung cấp cho bé lượng chất đạm, chất béo và các vitamin B cần thiết. Rau ngót thì chứa nhiều chất xơ, rất có lợi cho hệ tiêu hóa và sức đề kháng.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 50g thịt nạc heo.
– 1 nắm gạo tẻ.
– 50g rau ngót.
– ¼ thìa cà phê dầu mè.
– Hành lá, hạt nệm, muối i-ốt,…
Công thức nấu cháo thịt heo rau ngót bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng:
– Bước 1: Làm sạch thịt heo, băm nhuyễn, sau đó ướp cùng một chút đầu hành, hạt nêm.
– Bước 2: Nhặt giữ những phần lá non, tốt của rau ngót rồi đem đi rửa sạch. Sau khi ráo nước thì vò nhẹ và băm nhuyễn rau ngót.
– Bước 3: Vo sạch gạo rồi đem đi nấu cháo.
– Bước 4: Sau khi cháo chín, cho thịt đã ướp vào nấu cùng. Sau khoảng 3 phút, cho rau ngót băm nhuyễn vào, trộn đều và nêm nếm.
Một vài phút sau, mẹ tắt lửa và múc cháo ra cho con. Vậy là đã có một món cháo thịt heo rau ngót thật hấp dẫn trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng.
Cháo thịt heo rau ngót hấp dẫn, bổ dưỡng cho bé
Cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ
Yến mạch và cá hồi là những thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Cá hồi giàu DHA còn yến mạch thì chứa nhiều chất như sắt, kẽm, vitamin,… vô cùng tốt cho sự phát triển về trí não của trẻ. Khi kết hợp với bí đỏ, bé còn nhận được lượng chất xơ và vitamin cần thiết, giúp ngăn ngừa táo bón, phát triển khỏe mạnh.
Chuẩn bị nguyên liệu:
– 40g phi lê cá hồi.
– Sữa tươi.
– 30g bí đỏ.
– 30g yến mạch cán vỡ.
– Các loại gia vị và dầu ăn.
Công thức nấu cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng:
– Bước 1: Sơ chế cá hồi cùng 1 muỗng nước cốt chanh và muối. Sau đó rửa sạch, để ráo.
– Bước 2: Sơ chế yến mạch và bí đỏ. Yến mạch nên ngâm trong 10 phút để nở đều. Bí đỏ thì được gọt vỏ và cắt nhỏ.
– Bước 3: Ngâm cá hồi sau khi ráo nước vào sữa tươi trong 15 phút. Sau đó dùng khăn sạch lau khô.
– Bước 4: Hấp chín cá hồi và bí đỏ, sau khi chín thì dùng muỗng tán nhuyễn.
– Bước 5: Dùng yến mạch đã ngâm để nấu cháo.
– Bước 6: Múc cháo đã chín ra chén và trộn đều với cá hồi, bí đỏ.
Có thể rắc thêm một chút hành phi hoặc ngò để chén cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ của bé trông hấp dẫn hơn.
Cháo yến mạch cá hồi và bí đỏ thơm ngon cho bé
Cháo sữa Burine – sản phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi
Cháo sữa chỉ mới ra mắt thị trường Việt Nam trong 2 đến 3 năm gần đây, do đó, sản phẩm này vẫn còn mới lạ với nhiều ba mẹ. Thực tế, đây là một món ăn được làm từ hon 90% sữa nguyên chất và bổ sung thêm tinh bột, vừa giúp bé ăn no mà vừa đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết, thích hợp để bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng.
Cháo sữa Burine được nhập khẩu trực tiếp từ Đức và đã vượt qua quy trình kiểm duyệt rất khắt khe để đạt tiêu chuẩn an toàn của EU.
Một vỉ cháo sữa Burine có 6 hũ, mỗi hũ chỉ nặng 50. Ngoài ra, có thể mở hộp ăn ngay mà không cần chế biến thêm nên sản phẩm này rất tiện lợi để đem ra ngoài, đi chơi, dã ngoại.
Cháo sữa Burine hiện có 2 hương vị cho bé lựa chọn là vani và bích quy. Vani có hương thơm ngọt dịu, còn vị bích quy thì đậm đà, kết hợp cùng hạt lúa mì Semolina giúp bé làm quen với kết cấu hạt. ba mẹ có thể cho con ăn cháo sữa Burine trong các bữa ăn dặm chính, bữa phụ và tráng miệng.
Cháo sữa Burine thích hợp bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
15 Siêu Thực Đơn Ăn Dặm Cho Bé Ngon Bổ Dưỡng Mẹ Không Thể Bỏ Qua
Đối với các mẹ người Nhật, họ chế biến thực đơn ăn dặm cho bé theo kiểu từ loãng đến đặc, từ mịn đến thô. Bé được tập ăn từng bước khoa học như vậy sẽ khiến bé luôn có cảm hứng ăn uống, tránh được trường hợp bé biếng ăn.
Những bé mới tập ăn dặm, mẹ nên hấp các loại rau củ để đảm bảo đủ độ dinh dưỡng, sau đó nghiền nhuyễn cho bé ăn. Mẹ có thể cho bé ăn rau củ nghiền hoặc ăn cháo để thay đổi khẩu vị cho bé và không bị ngán.
Nếu các mẹ không có thời gian để làm thực đơn ăn dặm cho bé thì mẹ có thể chế biến sẵn và trữ đông trong các hộp trữ đồ ăn dành riêng cho bé. Tuy nhiên các mẹ nên cẩn trọng vì cơ thể bé rất yếu, sử dụng thực phẩm để lâu trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng sức khỏe bé.
1
trong 15
Thực Đơn Cho Bé 2
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nhiều cách nhận biết tùy theo mức độ. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ chậm tăng cân hơn so với cân nặng dự kiến, hoặc nặng hơn là đứng cân hay sụt cân. Trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao bình thường theo tuổi, giới. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện như làn da trở nên nhợt nhạt, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, lừ đừ, dễ bệnh vặt. Với trẻ ở tuổi đi học có thể học tập sa sút.
Để nhận biết chính xác hơn thì cách tốt nhất bạn nên tiến hành kiểm tra cân nặng cho trẻ: mỗi 3 tháng/lần với trẻ bình thường và mỗi tháng 1 lần với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Sau mỗi lần cân đo, bạn cần lưu lại số ký trên biểu đồ tăng trưởng theo giới tính ở trẻ, quan sát chỉ số để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không.
1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi:
Với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, bé bị chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi, giới tính. Chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo. Như vậy bạn có thể theo dõi theo chỉ số:
– 1 tuổi: chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75 cm.
– 2 tuổi: khoảng 85 cm.
– 4 tuổi: khoảng 100cm.
– 4 – 10 tuổi: tăng đều mỗi năm khoảng 5 – 6 cm.
2. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân:
Ở thể suy dinh dưỡng này, bạn sẽ có thể phát hiện dựa vào cân nặng của trẻ. Nếu trẻ không tăng trưởng như mức dự kiến, có thể nói là thấp hơn so với cân nặng chuẩn khoảng 20%, thì khả năng rất cao là trẻ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng này. Theo tiêu chuẩn cân nặng trung bình của WHO thì:
– 1 tháng tuổi: bé trai 4,5kg, bé gái là 4,2kg.
– 3 tháng tuổi: bé trai 6,4kg, bé gái 5,8 kg.
– 5 tháng tuổi: bé trai 7,5 kg, bé gái 6,9 kg.
– 7 tháng tuổi: bé trai 8,3 kg, bé gái 7,6 kg.
– 9 tháng tuổi: bé trai 8,9 kg, bé gái 8,2 kg.
– 12 tháng tuổi: bé trai 9,6 kg, bé gái 8,9 kg.
– 24 tháng tuổi: bé trai 12,2 kg, bé gái 11,5 kg.
Đây được coi là thể suy dinh dưỡng thường gặp nhất. Nguyên nhân hầu hết là do lượng thức ăn bổ sung không phù hợp cho cơ thể trẻ, hoặc trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Hay cũng có thể do tình trạng vệ sinh quá kém dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định,…
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi đến 5 tuổi suy dinh dưỡng hoặc thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhằm giúp bé được bổ sung các dưỡng chất một cách tốt nhất.
Bé 6 Tháng Tuổi Ăn Dặm Mấy Bữa 1 Ngày Là Đủ?
Trường hợp bé chưa thích thú với việc ăn dặm, mẹ cần lưu ý không ép bé phải ăn đủ lượng thức ăn mong muốn. Giai đoạn tập ăn dặm vẫn là khoảng thời gian bé tập làm quen với thức ăn ngoài sữa mẹ, nên không bắt buộc và nhất thiết bé phải ăn theo lượng đã đề ra.
Nên cho bé ăn bột ăn dặm trước khi ăn cháo ăn dặm – Ảnh Internet
Về dạng thức ăn : Khi mới bắt đầu ăn, mẹ nên cho bé dùng thức ăn nghiền nhuyễn, bột ăn dặm trong một khoảng thời gian ngắn trước, do lúc này thận của bé còn yếu, hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Khi nấu đồ ăn dặm cho bé phải phải cân đo kỹ lưỡng để khẩu phần ăn không quá nhiều đạm, làm tăng gánh nặng cho thận. Tập cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, nếu là bột chế biến sẵn dành cho bé ăn dặm, mẹ chỉ nên pha bằng 1/2 công thức mà nhà sản xuất đưa ra.
2. Những nguyên tắc khi cho bé 6 tháng tuổi ăn dặmGiai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn đầu tiên bé bắt đầu tập ăn dặm , do đó ngoài đảm bảo cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày, mẹ cần áp dụng một số nguyên tắc sau khi cho bé ăn dặm:
Không vội vàng, không học theo kinh nghiệm của người quen mà phải tùy thuộc vào cơ địa và sự phát triển của bé, mà có sự điều chỉnh thực đơn, bữa ăn, lượng thức ăn, giờ ăn cho phù hợp.
Không cần tới hoặc bắt buộc về sự đa dạng thức ăn, tuy nhiên, cần thay đổi món ăn để bé thích nghi dần với từng món.
Không chạy theo số lượng mà nên tập trung vào chất lượng, để đảm bảo bé sẽ hấp thu tối đa lượng dưỡng chất được cung cấp.
Không ép bé ăn để tránh tình trạng bé sợ hãi món ăn, sinh ra tâm lí chán ăn.
Bé 6 tháng ngoài ăn dặm đủ bữa một ngày vẫn tiếp tục cho bé bú sữa mẹ song song với ăn dặm.
Cho bé ăn dặm theo đúng chế độ về dinh dưỡng, đặc biệt món ăn cần phải cung cấp đủ canxi. Điều này để khi bé thích nghi với thức ăn lạ, bé sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng.
Để bé phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần và vận động, bé cần được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, khi cho bé ăn dặm phải đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng : chất đạm, béo, chất xơ và tinh bột.
Đồ ăn dặm cho bé phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất cần thiết – Ảnh Internet
Nên cho trẻ ăn kết hợp nhiều loại dinh dưỡng trong cùng 1 bữa. Tránh cho bé ăn theo kiểu ăn tách rời bữa ăn với thịt, bữa ăn với rau… Như vậy cơ thể sẽ luôn luôn bị thiếu chất, bé không lớn nhanh được.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa một ngày là đủ thực chất không buộc phải 2 bữa/ ngày như công thức. Mẹ cũng không nhất thiết phải chia nhỏ bữa ăn cho trẻ. Việc trẻ 6 tháng ăn dặm mấy bữa 1 ngày còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tình trạng cụ thể của bé, cách sắp xếp phù hợp và khoa học của mẹ dựa trên đặc điểm lẫn sở thích của bé, cũng như cách áp dụng theo các nguyên tắc cho bé ăn dặm một cách đúng đắn. chúng tôi hi vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, để mẹ dễ điều chỉnh và áp dụng bữa ăn dặm hợp lí, nhằm giúp trẻ ăn ngoan và khỏe mạnh hơn.
Ngọc Hoài tổng hợp
Cách Nấu Cháo Ghẹ Cho Bé Ăn Dặm Bổ Sung Protein
Cách nấu cháo ghẹ cho bé ăn dặm mau lớn
1. Cách nấu cháo ghẹ hành lá đơn giản cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 50gram gạo tẻ, 2-3 con ghẹ tươi, 1 củ gừng, hành lá, dầu oliu, gia vị cần dùng cho em bé.
Cách nấu cháo ghẹ hành lá cho bé ăn dặm thơm ngon.
– Chọn ghẹ tươi ngon về làm sạch, cho vào nồi hấp chín.
– Đợi ghẹ nguội thì tách phần thịt ra xào thơm với hành tím phi vàng, ướp chút nước mắm ngon cho thêm ngọt.
– Vo sạch gạo cho vào nồi nước khoảng 500ml rồi nấu với lửa cho chín nhừ.
– Hành lá làm sạch, bỏ lá vàng rồi đem rửa sạch cắt thật nhỏ.
– Khi nồi cháo chín mềm thì cho phần thịt ghẹ xào thơm vào khuấy đều. Thêm hành lá thái nhỏ vào rồi tắt bếp.
2. Cách nấu cháo ghẹ với rau chùm ngây cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1/4 bát gạo tẻ, 3 con ghẹ tươi, rau chùm ngây, phô mai, dầu oliu, nước mắm ngon, một số gia vị khác.
Cách nấu cháo ghẹ với rau chùm ngây cho bé ăn dặm cực tốt cho sức khỏe.
– Gạo tẻ vo sạch rồi ninh nhừ mềm.
– Ghẹ rửa sạch đem đi luộc chín, tách lấy phần thịt rồi xé hoặc băm nhuyễn.
– Rau chùm ngây tách lá non, rửa sạch rồi cho vào máy xay.
– Múc 1 lượng cháo trắng ninh mềm (vừa đủ dùng cho bé) vào nồi nhỏ đun sôi với thịt ghẹ băm nhuyễn.
– Đợi cháo sôi mẹ tiếp tục cho rau chùm ngây xay nhuyễn vào khuấy đều.Cho thêm ít phô mai, dầu oliu vào trộn đều rồi tắt bếp. Múc ra bát cho bé ăn khi còn nóng.
3. Cách nấu cháo ghẹ với rau muống
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 3 con ghẹ tươi ngon, 50gram gạo tẻ, 50gram gạo nếp, 10 nhánh rau muống, một số gia vị dùng cho em bé.
Cách nấu cháo ghẹ với rau muống cho bé ăn dặm cực hấp dẫn.
– Luộc chín ghẹ với một ít nước cho thêm vài lát gừng đập dập. Lưu ý: trước khi luộc các mẹ nên làm sạch phần vỏ bên ngoài.
– Đợi ghẹ nguội đi hẳn thì gỡ lấy phần thịt, băm nhuyễn rồi xào sơ qua dầu ăn với hành tím phi vàng.
– Rau muống chọn cọng non, bỏ lá rồi đem rủa sạch. Băm/ xay nhuyễn rau ra.
– Gạo cho vào nước ngâm cho nát rồi vớt ra cho vào nồi ninh mềm, đợi cháo trong nồi nhừ thì mẹ cho thịt ghẹ + rau muống vào khuấy đêu, tránh bị cháy cháo. Nêm thêm gia vị rồi tắt bếp, các mẹ thực hiện xong món cháo ghẹ rồi đấy.
4. Cách nấu cháo ghẹ với rà rốt cho bé ăn dặm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Gạo tẻ: 50gram, Ghẹ tươi: 500gram, Cà rốt: 1 củ, Dầu ăn, hành tím, một số gia vị khác.
Cách nấu cháo ghẹ cà rốt cho bé ăn dặm thêm ngon.
– Rang gạo cho vàng rồi đổ vào bát ngâm khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra cho vào nồi ninh nhừ. Với cách làm như vậy cháo sẽ mau mềm và thơm hơn nhiều đấy.
– Ghẹ làm sạch cho cho vào nồi hấp chín, tách lấy thịt rồi băm nhuyễn. Lưu ý nhỏ: mẹ nên tách thịt thật kỹ nếu không bé dễ bị hóc khi dùng cháo.
– Cho dầu vào chảo cùng ít hành tím băm nhỏ, đợi vàng thơm thì cho phần thịt ghẹ xé nhỏ vào xào chín. Nêm chút gia vị cho thịt thêm ngọt.
– Cà rốt mẹ đem cạo sạch vỏ, rửa sạch, thái hạt lựu rồi cho vào nồi cháo ninh nhừ mềm cùng.
– Đợi cháo trắng + cà rốt đã nhừ thì mẹ cho hết phần thịt ghẹ xào lúc đầu vào khuấy đều lên rồi nêm gia vị cho vừa khẩu vị bé. Tắt bếp và múc ra bát đúc cho bé ăn.
5. Cách nấu cháo ghẹ rau mồng tơi cho bé ăn dặm cực mát
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ghẹ 1 con, rau mồng tơi vừa đủ, hành tím băm nhỏ, gừng 1 nhánh nhỏ, gạo tẻ, một số gia vị cần thiết.
Cách nấu cháo ghẹ rau mồng tơi cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng.
– Ghẹ rửa sạch với nước. Cho vào nồi luộc chín với ít lát gừng đập dập.
– Đợi ghẹ chín, mẹ tách lấy phần thịt rồi xé nhỏ.
– Tiếp tục mẹ cho dầu vào chảo cùng ít hành tím băm, đợi hành tím vàng thơm thì cho thịt ghẹ xé nhỏ vào xào săn.
– Rau mồng tơi làm sạch đem đi rửa, băm nhuyễn phần lá rau.
– Đợi cháo nhừ cho thịt ghẹ xào thơm với rau mồng tơi vào đảo đều rồi tắt bếp.
Bài Liên Quan: Điều hướng bài viếtCập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Ăn Dặm Truyền Thống Cho Bé 6 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!