Bạn đang xem bài viết Tổng Hợp Những Kiến Thức Và Bài Tập Toán Lớp 1 Cơ Bản Bất Kỳ Bé Nào Cũng Cần Ghi Nhớ Rõ được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với người lớn kiến thức toán lớp 1 cơ bản cũng không quá khó. Nhưng đối với trẻ nhỏ thì đây là một thế giới hoàn toàn mới với những con số mà bé chuẩn bị được làm quen. Cũng như việc bạn học một ngôn ngữ mới sẽ gặp nhiều khó khăn nên đối với các bé mới vào lớp 1 cũng không ngoại lệ.
Chưa kể, toán là một môn học mang tính nền tảng xuyên suốt 12 năm học phổ thông. Trong đó, việc nắm được kiến thức toán cơ bản ngay từ đầu sẽ giúp bé phát triển tư duy mạch lạc trong học tập và cuộc sống tốt hơn.
Ngoài ra, bố mẹ có thể nghĩ đến thực trạng các lớp học hiện nay thường có sĩ số khá đông thường 30 – 50 học sinh/lớp. Chính điều này khiến giáo viên không thể nào sát sao được hết tất cả các em học sinh nên rất nhiều bé cảm thấy sợ hãi khi học toán lớp 1 vì không hiểu hết kiến thức, sợ làm bài tập, sợ sai kết quả và sợ ảnh hưởng đến điểm số nên dễ dẫn tới việc bé mất gốc môn toán ngay từ khi bắt đầu. Chính vì vậy, bố mẹ chính là người nên nắm được những kiến thức toán lớp 1 cơ bảnđể có thể đồng hành cùng conhọc tập tại nhà là giải pháp tốt nhất.
Đối với các bé lớp 1 mới làm quen với môn toán ban đầu sẽ thấy thú vị, nhưng với tâm lý của các con rất nhanh chán và thậm chí sợ môn toán. Chính vì vậy, bố mẹ nên giúp bé thoát khỏi lối học toán rập khuôn, cùng phương pháp dạy phù hợp để con giữ được sự hào hứng và tinh thần học bộ môn này lâu dài.
Hầu hết kiến thức toán mà bé sẽ được học trong năm lớp 1 đều chính là nền tảng quan trọng để có thể học tốt những lớp cao hơn. Vậy nên, để bé học toán lớp 1 tốt hơn thì bố mẹ nên trang bị cho bé một số kiến thức quan trọng sau đây:
Hướng dẫn bé nhận biết các số từ 1 đến 10, biết đến số đồ vật tương ứng. Để giúp bé nhớ lâu, bố mẹ có thể cho bé thử liên tưởng các chữ số tương ứng với đồ vật gần gũi, cùng con làm các bài toán đơn giản như thêm bớt đồ vật, chơi trò xúc xắc đếm số chấm trên xúc xắc để có phản xạ về mặt số tốt hơn….
Hướng dẫn so sánh các đồ vật để biết đồ vật nào ít hơn, đồ nào nhiều hơn (bài học Toán lớp 1 nhiều hơn ít hơn)…
Đối với các bé có nhận thức tốt hơn nữa, bố mẹ có thể hướng dẫn bé biết cộng, trừ đồ vật trong khoảng cách nhiều đơn vị.
Dạy bé nhận diện được các hình học cơ bản như vuông, tròn, tam giác… thông qua các đồ vật quen thuộc hay bất kỳ chi tiết nào trong đời sống hàng ngày…
Lưu ý: Vì độ tuổi này của bé thường nhận thức thông tin qua hình ảnh là chủ yếu. Vậy nên, bố mẹ nên lấy các hình ảnh gần gũi nhất với bé như đồ chơi, bánh kẹo, hoạt hình,… để giúp bé tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Theo chương trình học chuẩn GDPT mới nhất của Bộ GDĐT, với bộ môn toán lớp 1 các bé sẽ được học và tìm hiểu những kiến thức cơ bản như:
Ngay từ khi bé chưa vào lớp 1, bố mẹ hoàn toàn có thể dạy bé tập đếm số thông qua những thứ mà bé nhìn thấy như đếm kẹo, đếm đồ vật, đếm con vật…. Ban đầu khi chưa quen bé thường sẽ học đếm kiểu thụ động bắt chước, nhưng khi quen rồi bé sẽ chủ động và ghi nhớ các con số tốt hơn.
Với kiến thức toán lớp 1 cơ bản theo chương trình học mới các bé cũng sẽ được học về các phép so sánh lớn hơn, nhỏ hơn và bằng, Toán lớp 1 dài hơn ngắn hơn. Vậy nên, để giúp bé dễ dàng hình dung và so sánh thì bố mẹ có thể để bé nhận biết về chiều cao, chiều dài, chiều rộng bằng cách đo đạc những đồ vật trong nhà.
Đặc biệt, nên hướn gdẫn bé ước tính, ước lượng được mọi thứ như cần mua bao nhiêu sữa để uống trong tuần, cần có bao nhiêu cái kẹo để chia đủ cho mọi người trong nhà,… Bên cạnh đó, bố mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé về thời gian, ngày tháng, dạy bé quản lý giờ giấc như đi học, giờ ăn, giờ ngủ,… ngay từ nhỏ rất quan trọng.
Ngay khi học lớp 1 thì các bé sẽ đều được học những kiến thức cơ bản về hình học như nhận diện hình, giới thiệu về điểm, đoạn thẳng, cách nhận biết điểm nằm bên trong và ngoài hình, thực hành cắt, vẽ, ghép hình học trên giấy…..
Mỗi ngày, với bộ não còn tươi mới của bé sẽ được tiếp cận và ghi nhận một lượng lớn thông tin và dữ liệu. Đa phần khi học toán các bé sẽ ghi nhận các thông tin về các con số rất nhiều. Nên bố mẹ có thể hướng dẫn bé học cách thu thập, phân tích, tổ chức các thông tin mà mình ghi nhận được sẽ là nền tảng cơ bản giúp phát triển khả năng quản lý thông tin hiệu quả trong tương lai.
Ở đây, bố mẹ có thể dạy bé vẽ các biểu tượng, ký hiệu về các con số mà mình học được mỗi ngày thông qua những câu chuyện, hình ảnh mà bé ghi nhớ được. Điều này giúp bé nâng cao khả năng nhận biết, ghi nhớ các con số tốt hơn và kích thích tư duy não bộ của bé thông qua những tác phẩm mà bé vẽ ra.
Việc dạy con học toán lớp 1 cơ bản là điều vô cùng thú vị nhưng cùng đầy khó khăn với bố mẹ. Mọi người không nhất thiết phải dạy bé học giống hệt thầy cô ở trường. Thay vào đó nên xem xét đến tình trạng học của bé để đưa ra phương pháp dạy giúp bé cảm thấy hứng thú hơn trong việc học tập.
Thay vì lúc nào cũng hỏi hôm nay môn toán được mấy điểm, bố mẹ hãy nhìn vào những bài tập mà con làm để hiểu được cách học và làm bài tập của bé. Ví dụ nếu bé được 9 điểm, hãy chỉ ra con còn thiếu điều gì để đạt được trọn vẹn 10 điểm, cũng như đừng quên động viên con.
Ngoài việc hỏi những bài tập toán lớp 1 cơ bản trong sách vở sẽ khiến bé cảm thấy ngán ngẩm. Bố mẹ hãy đa dạng câu hỏi thông qua những hoạt động gắn liền với đời sống của bé như đếm số quả trong tủ lạnh, thêm bớt số quả mới vào sẽ được bao nhiêu, để bé tính số tiền lì xì của mình,… Đây là một số ví dụ về bài toán gần gũi nhất với bé. Những bài toán này sẽ giúp bé cảm thấy tự nhiên hơn khi học tập và từ đó giúp con số trong suy nghĩ của bé không còn khô khan.
Để khích lệ tinh thần học tập của bé, khen thưởng là điều không thể thiếu. Một phần quà nho nhỏ sẽ giúp bé có động lực cố gắng học tập hơn. Bố mẹ có thể khen thưởng khi bé đạt điểm cao ở trường, giải toán nhanh trước thời hạn đặt ra, khi bé hoàn thành bài tập bố mẹ giao…. Đương nhiên, những món quà đó không nên quá to mà phù hợp với lứa tuổi của bé, đủ để khích lệ tinh thần cho con.
Ngoài việc cho bé học toán lớp 1 theo nguồn kiến thức trên sách giáo khoa. Hiện nay với sự phát triển của internet nên bố mẹ hoàn toàn có thể cùng con xem những video dạy toán trên internet, cho bé rèn luyện các sách học toán nâng cao để hỗ trợ dạy bé tốt hơn. Điều quan trọng là bố mẹ cần chọn những nguồn kiến thức đáng tin cậy để đồng hành cùng con. Bởi vì khi mới vào lớp 1, các bé đọc chữ chưa nhanh nên bố mẹ sẽ cùng học để giải thích kiến thức và hỗ trợ con học tập tốt hơn.
Wikihoc Math được biết đến là ứng dụng học toán bằng tiếng Anh theo chương trình giao dục phổ thông mới nhất cho các bé từ mầm non tới tiểu học. Đặc biệt, đây cũng là ứng dụng học toán tư duy tiếng Anh đầu tiên tại Việt Nam được phát triển theo chương trình GDPT mới của Bộ GDĐT với các hệ thống bài học được chia thành nhiều cấp độ khác nhau phù hợp với nhận thức của bé 3 – 8 tuổi. Cụ thể:
Cấp độ Pre-Kindergarten (Pre-K): dành cho trẻ Mầm non từ 3-5 tuổi với 50+ bài học
Cấp độ Kindergarten (K): dành cho trẻ Mẫu giáo từ 5-6 tuổi với 100+ bài học
Lớp 1 (Grade 1): Dành cho trẻ từ 6-7 tuổi với 120+ bài học
Lớp 2 (Grade 2): Dành cho trẻ từ 7-8 tuổi với 120+ bài học
Trong đó, các bài học của Wikihoc Math xây dựng đều dựa trên tiêu chuẩn Common Core State Standards của Mỹ, cùng với 45 chuyên đề toán thuộc tất cả các kiến thức từ số học, hình học, đo lường, phép tính và tư duy đại số, thống kê và biểu đồ. Tất cả đều được thiết kế logic và chặt chẽ với hoạt động học, ôn tập và trò chơi để giúp bé tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn.
Trước mỗi bài học bé sẽ được xem video bài giảng bằng hoạt hình vui nhộn, nhằm cung cấp kiến thức một cách trực quan, sinh động giúp bé ghi nhớ và nắm bắt kiến thức một cách dễ hiểu hơn so với những bài học nhàm chán trên trường học.
Không chỉ dừng lại ở kiến thức toán khô khan như trên trường học, với Wikihoc Math sẽ đưa kiến thức toán ứng dụng thông qua video, hình ảnh trực quan, bài học sinh động và các trò chơi thực tiễn để bé dễ tiếp thu và liên hệ ngữ cảnh thực tế hiệu quả hơn. Qua đó, các con cũng sẽ rèn luyện được tư duy logic để giải quyết các vấn đề toán học khác nhau chứ không đơn thuần là giải toán.
Sau khi bé học xong các bài học ở ứng dụng Wikihoc Math sẽ có sách bài tập bộ trợ Wikihoc Math Workbook đi kèm để bé có thể nâng cao kỹ năng ứng dụng với các hoạt động như dán, cắt, vẽ, tô màu, nối, tính toán…. Để giúp con tư duy ứng dụng toán học trong đời sống tốt hơn.
Để được tư vấn tốt nhất, ba mẹ hãy liên hệ Wikihoc thông qua tổng đài 1900 63 60 52. Hoặc để lại thông tin ngay TẠI ĐÂY để nhận được nhiều ưu đãi lên đến 40% và hàng ngàn tài liệu học tập Miễn Phí.
Tổng Hợp Dạng Toán Cơ Bản Lớp 4 Các Dạng Toán Cơ Bản Lớp 4
Bên cạnh đó, còn cung cấp thêm 1 số đề Toán đi kèm đáp án, cho các em học sinh lớp 4 ôn tập, luyện giải đề rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Nhờ đó, sẽ hệ thống lại kiến thức Toán học hiệu quả. Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo 210 câu trắc nghiệm môn Toán lớp 4.
Bài 1: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 2: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 3: Xe thứ nhất chở được 25 tấn hàng, xe thứ hai chở 35 tấn hàng. Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 4: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở bằng trung bình cộng 3 xe. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 5: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở hơn trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 6: Xe thứ nhất chở được 40 tấn hàng, xe thứ hai chở 50 tấn hàng. Xe thứ ba chở kém trung bình cộng 3 xe là 10. Hỏi xe thứ 3 chở bao nhiêu tấn hàng?
Bài 7: Trung bình cộng của n số là 80 biết 1 trong các số đó là 100. Nếu bỏ số 100 thì trung bình cộng các số còn lại là 78. Tìm n.
Bài 1:
a) Tìm 2 số chẵn liên tiếp có tông bằng 4010.
b) Tìm hai số tự nhiên có tổng bằng 2345 và giữa chúng có 24 số tự nhiên.
c) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.
d) Tìm 2 số chẵn có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.
e) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số lẻ.
g) Tìm 2 số lẻ có tổng bằng 2006 và giữa chúng có 4 số chẵn.
Bài 2:
a) Hai anh em Hùng và Cường có 60 viên bi. Anh Hùng cho bạn 9 viên bi; bố cho thêm Cường 9 viên bi thì lúc này số bi của hai anh em bằng nhau. Hỏi lúc đầu anh Hùng nhiều hơn em Cường bao nhiêu viên bi.
b) Cho phép chia 12:6. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới sao cho hiệu của chúng bằng không .
Bài 3: Cho phép chia 49 : 7. Hãy tìm một số sao cho khi lấy số bị chia trừ đi số đó, lấy số chia cộng với số đó thì được 2 số mới có thương là 1.
Bài 4: Cho các chữ số 4; 5; 6. Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số mà mỗi số có đủ 3 chữ số đã cho. Tính tổng các số đó.
Bài 5:
a. Có bao nhiêu số chỉ có 3 chữ số
b. Có bao nhiêu số có 3 chữ số đều lẻ.
Bài 6: Có 9 đồng tiền đúc hệt nhau. Trong đó có 8 đồng tiền có khối lượng bằng nhau còn một đồng có khối lượng lớn hơn. Cần tìm ra đồng tiền có khối lượng hơn mà chỉ dùng cân hai đĩa với hai lần cân là tìm đúng đồng tiền đó. Hỏi phải cân như thế nào
Bài 7: Có 8 cái nhẫn hình thức giống nhau như hệt, trong đó có 7 cái nhẫn có khối lượng bằng nhau còn một cái có khối lượng nhỏ hơn các cái khác. Cần tìm ra cái nhẫn có khối lượng nhỏ hơn đó mà chỉ dùng cân hai đĩa và chỉ với hai lần cân là tìm được.
Bài 8: Trung bình cộng của 3 số là 369. Biết trong 3 số đó có một số có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, một số có 1 chữ số. Tìm 3 số đó.
Bài 9: Trung bình cộng của 3 số là 37. Tìm 3 số đó biết rằng trong 3 số đó có một số có 3 chữ số, một số có 2 chữ số, 1 số có 1 chữ số.
Bài 10: Tổng số tuổi của hai cha con là 64. Tìm số tuổi mỗi người biết tuổi cha kém 3 lần tuổi con là 4 tuổi
Bài 11: Tổng số tuổi của 2 mẹ con là 58 tuổi. Tuổi mẹ hơn 4 lần tuổi con là 3 tuổi, tính tuổi của mỗi người.
Bài 12: Tuổi con nhiều hơn 1/4 tuổi bố là 2. Bố hơn con 40 tuổi, tìm tuổi con tuổi bố.
Bài 13: Tuổi mẹ hơn 3 lần tuổi con là 8 tuổi. Mẹ hơn con 28 tuổi, tính tuổi mỗi người.
Bài 1: Hiện nay, Minh 10 tuổi, em Minh 6 tuổi, còn mẹ của Minh 36 tuổi. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi mẹ bằng tổng số tuổi của hai anh em.
Bài 2: Bể thứ nhất chứa 1200 lít nước. Bể thứ 2 chứa 1000 lít nước. Khi bể không có nước người ta cho 2 vòi cùng chảy 1 lúc vào 2 bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được 200 lít. Vòi thứ 2 mỗi giờ chảy được 150 lít. Hỏi sau bao lâu số nước còn lại ở 2 bể bằng nhau.
Bài 3: Cùng 1 lúc xe máy và xe đạp cùng đi về phía thành phố xe máy cách xe đạp 60km. Vận tốc xe máy là 40 km/h vận tốc xe đạp là 25 km /h. Hỏi sau bao lâu xe máy đuổi kịp xe đạp.
Bài 4: Một con Chó đuổi theo một con thỏ. Con chó cách con thỏ 20m. Mỗi bước con thỏ nhẩy được 30cm, con chó nhảy được 50 cm. Hỏi sau bao nhiêu bước con chó bắt được con thỏ? Biết rằng con thỏ nhảy được 1 bước thì con chó cũng nhảy được 1 bước.
Bài 5: Hai bác thợ mộc nhận bàn ghế về đóng. Bác thứ nhất nhận 60 bộ. Bác thứ 2 nhận 45 bộ. Cứ 1 tuần bác thứ nhất đóng được 5 bộ, bác thứ hai đóng được 2 bộ. Hỏi sau bao lâu số ghế còn lại của 2 bác bằng nhau.
Bài 6: Hai bác thợ mộc nhận bàn ghế về đóng. Bác thứ nhất nhận 120 bộ. Bác thứ 2 nhận 80 bộ. Cứ 1 tuần bác thứ nhất đóng được 12 bộ, bác thứ hai đóng được 4 bộ. Hỏi sau bao lâu số ghế còn lại của bác thứ nhất bằng 1/2 số bộ bàn ghế của bác thứ 2.
Bài 7: Hai bể nước có dung tích bằng nhau. Cùng 1 lúc người ta cho 2 vòi nước chảy vào 2 bể. Vòi thứ nhất mỗi giờ chảy được 50 lít nước. Vòi thứ 2 mỗi giờ chảy được 30 lít nước. Sau khi bể thứ nhất đầy nước thì bể thứ 2 phải chảy thêm 600 lít nữa mới đầy. Hỏi dung tích của bể là bao nhiêu lít nước?
Bài 1: Mẹ 49 tuổi, tuổi con bằng 2/7 tuổi mẹ. Hỏi con bao nhiêu tuổi?
Bài 2: Mẹ 36 tuổi, tuổi con bằng 1/6 tuổi mẹ. Hỏi bao nhiêu năm nữa tuổi con bằng 1/3 tuổi mẹ?
Advertisement
Bài 3: Bác An có một thửa ruộng. Trên thửa ruộng ấy bác dành 1/2 diện tích để trồng rau. 1/3 để đào ao phần còn lại dành làm đường đi. Biết diện tích làm đường đi là 30m2. Tính diện tích thửa ruộng.
Bài 4: Trong đợt kiểm tra học kì vừa qua ở khối 4 thầy giáo nhận thấy: 1/2 Số học sinh đạt điểm giỏi, 1/3 số học sinh đạt điểm khá, 1/10 số học sinh đạt trung bình còn lại là số học sinh đạt điểm yếu. Tính số học sinh đạt điểm yếu biết số học sinh giỏi là 45 em.
Nhận xét: Để tìm được số học sinh yếu thì cần tìm phân số chỉ số học sinh yếu.
Cần biết số học sinh của khối dựa vào số học sinh giỏi
Bài 5:
a) Một cửa hàng nhận về một số hộp xà phòng. Người bán hàng để lại 1/10 số hộp bầy ở quầy, còn lại đem cất vào tủ quầy. Sau khi bán 4 hộp ở quầy người đo nhận thấy số hộp xà phòng cất đi gấp 15 lần số hộp xà phòng còn lại ở quầy. Tính số hộp xà phòng cửa hàng đã nhập.
Nhận xét: ở đây ta nhận thấy số hộp xà phòng cất đi không thay đổi vì vậy cần bám vào đó bằng cách lấy số hộp xà phòng cất đi làm mẫu số . tìm phân số chỉ 4 hộp xà phòng.
b) Một cửa hàng nhận về một số xe đạp. Người bán hàng để lại 1/6 số xe đạp bầy bán ,còn lại đem cất vào kho .Sau khi bán 5 xe đạp ở quầy người đo nhận thấy số xe đạp cất đi gấp 10 lần số xe đạp còn lại ở quầy. Tính số xe đạp cửa hàng đã nhập.
c) Trong đợt hưởng ứng phát động trồng cây đầu năm, số cây lớp 5a trồng bằng 3/4 số cây lớp 5b. Sau khi nhẩm tính thầy giáo nhận thấy nếu lớp 5b trồng giảm đi 5 cây thì số cây lúc này của lớp 5a sẽ bằng 6/7 số cây của lớp 5b.
Sau khi thầy giáo nói như vậy bạn Huy đã nhẩm tính ngay được số cây cả 2 lớp trồng được. Em có tính được như bạn không?
Bài 6: Một giá sách có 2 ngăn. Số sách ở ngăn dưới gấp 3 lần số sách ở ngăn trên. Nếu chuyển 2 quyển từ ngăn trên xuống ngăn dưới thì số sách ở ngăn dưới sẽ gấp 4 lấn số sách ở ngăn trên. Tính số sách ở mỗi ngăn.
Bài 7: Hai kho có 360 tấn thóc. Nếu lấy 1/3 số thóc ở kho thứ nhất và 2/ 5 số thóc ở kho thứ 2 thì số thóc còn lại ở 2 kho bằng nhau.
a. Tính số thóc lúc đầu mỗi kho.
b. Hỏi đã lấy ra ở mỗi kho bao nhiêu tấn thóc.
Bài 8: Hai bể chứa 4500 lít nước. Người ta tháo ở bể thứ nhất 2/5 bể. Tháo ở bể thứ hai là 1/4 bể thì só nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước .
Bài 9: Hai bể chứa 4500 lít nước. Người ta tháo ở bể thứ nhất 500 lít. Tháo ở bể thứ hai là 1000 lít thì số nước còn lại ở hai bể bằng nhau. Hỏi mỗi bể chứa bao nhiêu lít nước.
………………….
Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải về để xem tiếp
Tổng Hợp Những Bài Tập Cho Cơ Vai Hiệu Quả Nhất (Phần 1)
Bạn đang cần tìm những bài tập cho cơ vai nở nang hơn, và bạn đang băn khoăn những bài tập nào thì sẽ có hiệu quả. Tại đây sẽ tổng hợp lại cho bạn những bài tập cho cơ vai hiệu quả nhất bạn nên xem qua để luyện tập theo. Hãy bổ sung thêm vào danh sách các bài tập thể hình của bạn ngay đi nha.
Các bài tập cho cơ vai phát triển tốt nhất
Để trông phần trên của cơ thể nhìn thấy lực lưỡng thì bạn cần phải có một bờ vai rộng và săn chắc.
Bạn có nhận thấy là những anh chàng vai to ai nhìn cũng rất menly không nào.
Bạn gái bạn thích dựa vào vai bạn, và bạn muốn mình có một bờ vai hoàn hảo để dành cho bạn gái mình dựa vào không.
Mặc áo body ngoài cơ ngực to, và bụng 6 múi ra thì có bờ vai to sẽ giúp bạn trông khoẻ khoắn và vạm vỡ hơn nhiều.
Cơ vai là một bộ phận khá là quan trọng trên cơ thể chúng ta, bạn nam sở hữu một thân hình vạm vỡ, có cơ vai phát triển tốt sẽ thuận lợi trong luyện tập các bài tập khác trên cơ thể hơn. Chúng ta sẽ cần tác động vào cơ đen-ta, cơ thang, cơ khớp nối và xương bả vai để xây dựng 3 nhóm cơ quan trọng (trước, sau và ngang vai).
Động tác nằm nâng tạ tayĐộng tác nằm nâng tạ tay
Đặt 1 ghế tập hơi hướng lên cao, nằm xấp, ngực tiếp 1 đầu ghế tập, mỗi tay nắm 1 tạ đơn và lòng bàn tay hướng vào nhau.
Thu hai xương bả vai lại, sau đó nâng tạ thẳng qua đầu sao cho hai tay thẳng hàng với thân người.
Động tác tạ tay bay
Hai tay giữ 2 tạ, đặt ở hai bên hông. Không nhún người, dùng thân người trên để đưa hai tạ lên vài centimet.
Hai cánh tay và thân người tạo thành chữ V ngược.
Động tác này giống như tư thế nâng tạ với lực quán tính.
Động tác tạ tay bay – Shoulder Raise
Động tác kéo tạ ngang vai
Chuẩn bị 1 tạ đơn trên sàn, đứng sau tạ. Hai tay nắm lấy thanh tạ, rộng gấp đôi vai và nâng lên trước đùi.
Khuỵu hai gối và hông sao cho thanh tạ giữ trên gối.
Đẩy mạnh hai hông như tư thế nhảy lên và kéo thanh tạ lên tới ngang vai, cùi chỏ giang rộng ra hai bên như tư thế chèo thuyền thẳng lên cao.
Động tác kéo cápĐộng tác kéo cáp – Pull Face
Đặt 1 tay cầm dây cáp ỡ đầu ròng rọc của thiết bị kéo cáo.
Mỗi tay nắm 1 đầu tay cầm với lóng bàn tay hướng vào nhau.
Bước lùi để căn dây cáp. Kéo hai tay cầm về phía trước sao cho lòng bàn tay hướng về hai tai và lưng người trên căng lại.
Động tác ngồi nâng tạ tayĐộng tác ngồi nâng tạ tay
Hai tay giữ 1 tạ tay, ngồi lên một đầu ghế tập.
Giữ cho lưng dưới thẳng, nghiêng về phía trước. Duỗi thẳng cơ thể và nhún hai thanh tạ khi giơ hai cẳng tay lên cao.
Theo quán tính để xoay co tay sao cho hai tạ vẫn giữ ngay chiều cao của vai.
Động tác nâng tạĐộng tác nâng tạ
Đứng hai chân rộng bằng vai. lưng dưới hơi cong, khuỵu hai hông về phía sau để hạ thấp thân người và nắm thanh tạ bằng hai tay rộng bằng vai.
Duỗi hai hông để nâng thanh tạ khỏi mặt sàn. Khi qua gối, nhảy lên và nhún thanh tạ sao cho quán tính nâng nó lên và bạn giữ thanh tạ ngang vai.
Căng cơ bụng và đứng thẳng. Đẩy thanh tạ thẳng qua đầu.
Động tác nâng tạ đơn qua đầu
Đặt 1 thanh tạ trên khung, đứng phía sau tạ, hai tay rộng bằng vai, nắm lấy thanh tạ.
Nhấc ra khỏi khung và giữ ngang vai. Hai cẳng tay vuông góc với sàn.
Nắm chặt thanh tạ, căng cơ bụng.
Đẩy thanh tạ qua đầu, đầu hướng về phía trước và cẩn thận miệng của bạn khi nâng tạ qua mặt.
Đẩy tạ qua đầu – Shoulder Press
Đăng bởi: Cường Đặng
Từ khoá: Tổng hợp những bài tập cho cơ vai hiệu quả nhất (Phần 1)
Tổng Hợp Bài Tập Toán Tư Duy Lớp 3 Và Bí Quyết Học Hiệu Quả
Toán tư duy lớp 3 là một trong những môn học đang được các nhà trường, trung tâm toán học, giáo viên và phụ huynh lựa chọn để bé được làm quen và theo học. Nhưng để giúp trẻ tiếp thu kiến thức này hiệu quả hơn, bố mẹ đừng bỏ qua những bí quyết và cùng bé luyện tập những bài tập mà Wikihoc chia sẻ sau đây.
Xu hướng dạy trẻ học toán tư duy đang được nhiều phụ huynh quan tâm và lựa chọn. Bởi vì lợi ích thông qua việc cho bé học toán tư duy rất lớn, có thể kể đến như:
Kích thích tư duy toán học: Khi học toán tư duy sẽ kích thích đồng thời cả hai bán cầu não của trẻ cùng tư duy, sáng tạo để phân tích bài toán thay vì chỉ áp dụng công thức như giải toán thông thường.
Giúp bé tính toán nhanh hơn: Nhiều bé hiện nay thường học toán theo cách máy móc, dựa vào công thức có sẵn. Nhưng khi học toán tư duy sẽ giúp bé học toán dựa trên tính tư duy, sáng tạo hơn nên từ đó tính toán nhanh hơn.
Chủ động trong việc học tập hơn: Khi học toán tư duy không chỉ đơn giản là phép tính, con số mà mọi hoạt động tính toán đều có thể suy luận thành toán học, từ đó giúp trẻ chủ động hơn khi học tập và giải quyết bài toán dễ dàng.
Nâng cao tính tập trung khi học toán: Khi học toán tư duy buộc bé phải tưởng tượng, tư duy để phân tích đưa ra lời giải chính xác, nên đòi hỏi bé phải tập trung cao độ.
Để có thể giúp bé học được toán iq lớp 3 hiệu quả, bố mẹ cần chuẩn bị những yếu tố sau đây:
Trang bị kiến thức cơ bản toán lớp 3: Để học được toán tư duy đòi hỏi bé phải đã nắm vững được kiến thức toán lớp 3 từ hình học đến số học, đo lường,… nếu không việc học toán iq cũng sẽ bị hạn chế.
Khả năng tính toán của trẻ: Để giúp việc học toán tư duy nhanh hơn, hiệu quả hơn thì đòi hỏi bé cần có khả năng tính toán. Điều này thể hiện thông qua việc bé phải ghi nhớ bảng cửu chương, tính nhẩm nhanh…
Đếm số: Với nhiều bé học lớp 3 mà khả năng đếm số trong phạm vi 100, 1000 còn hạn chế nên bố mẹ cần phải trang bị kiến thức này cho bé để hỗ trợ việc học toán tư duy tốt hơn.
Tâm lý của trẻ: Thay vì học toán một cách máy móc đơn thuần, khi học toán iq lớp 3 bé sẽ đòi hỏi khả năng tư duy, sáng tạo, phân tích nhiều hơn nên bố mẹ cần tạo cho bé tâm lý thoải mái sẽ giúp nâng cao hiệu quả học toán tốt hơn.
Với các bé học lớp 3, thường chưa có năng lực tư duy quá nhiều. Chính vì vậy, bố mẹ có thể dạy bé học toán iq từ bước đầu tiên chính là đọc kỹ đề bài, nếu không rất dễ đi sai hướng, đưa ra phép tính sai, từ đó cũng dẫn tới kết quả sai.
Vậy nên, bố mẹ hãy hướng dẫn con trẻ biết cách phân tích đề bài, từ việc đề bài cho những dữ liệu gì, yêu cầu tính những gì? Tóm tắt đề bài, vừa đặt câu hỏi, vừa phân tích để bé dễ dàng tư duy và đưa ra lời giải chính xác nhất.
Số học là một trong những phần toán học mà hầu như lớp nào cũng có. Vậy nên, trong chương trình lớp 3 thì sẽ yêu cầu trẻ biết cách tính toán, xử lý các phép tính trơn tru hơn. Với bài toán này yêu cầu bé động não, suy nghĩ và phân tích cao hơn để có thể giải quyết chính xác.
Ví dụ:
Câu 1: Có bao nhiêu chữ số có hai số mà chữ số hàng đơn vị sẽ lớn hơn chữ số hàng chục của nó?
Câu 2: Trong một cửa hàng có bán táo đóng hộp sẵn với số quả lần lượt là 5, 9, 10 quả. Hỏi nếu Nam muốn mua đúng 48 quả thì phải mua ít nhất bao nhiêu hộp?
Trong chương trình toán lớp 3 hình học, bé sẽ bắt đầu học nhiều kiến thức nâng cao, cũng như con đã nhận biết được nhiều khối ảnh, hình ảnh khác nhau. Nhưng khi học về toán tư duy hình học sẽ có phần yêu cầu cao hơn, để kích thích trí tưởng tượng không gian, suy luận logic của trẻ tốt hơn.
Ví dụ:
Học toán tư duy thì tất nhiên không thể bỏ qua các dạng bài tìm quy luật, đây là một sự thử thách đối với trẻ. Bởi vì những dạng bài tập này thường sẽ là sự kết hợp đan xen giữa kiến thức cơ bản và nâng cao để giúp bé tăng khả năng tư duy logic, phán đoán tốt hơn.
Ví dụ:
Câu 1: Nam, Mai, Bình là bạn thân của nhau nhưng lại không bằng tuổi. Trong nhóm, Bình là người nhỏ tuổi nhất, Mai lớn tuổi hơn Nam. Hãy sắp xếp thứ tự các bạn ấy theo số tuổi tăng dần.
Câu 2: An, Thảo, Dũng, Lan cùng tham gia một cuộc thi chạy 100m và kết quả cuộc thi như sau:
An không phải là người về đích thứ hai cũng không phải là người về đích cuối cùng
Thảo là người chạy nhanh nhất
Dũng chạy hơn hơn Thảo
Không ai chạy nhanh hơn Lan
Biết rằng trong 4 người họ có một người nói sai sự thật. Vậy ai là người chiến thắng cuộc thi?
Câu 1: Đồng hồ điện tử đang hiển thị 15:51. Hỏi có bao nhiêu lần trong ngày đồng hồ hiển thị 4 chữ số giống hiện nhau.
Câu 2: Có một chiếc đĩa cân và 2 quả cân loại 1kg và 5kg. Hỏi làm thế nào cân được 4kg gạo trong 1 lần cân?
Những bài tập toán tổ hợp nếu được luyện tập thường xuyên, sẽ giúp kích thích được khả năng lập luận logic của trẻ hiệu quả hơn.
Ví dụ:
Câu 1: Trong một cái hộp có 8 viên bi xanh và 10 viên vi đỏ. Nếu lấy ngẫu nhiên từng viên bi trong chiếc hộp đó ra ngoài thì phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để có được
2 viên bi cùng màu
2 viên bi khác màu
2 viên bi màu đỏ
Câu 2: Trong tủ quần áo nhà Ngọc có 4 cái áo màu trắng và 6 cái áo màu đen. Nếu Ngọc lấy ngẫu nhiên từng cái áo ra khỏi tủ thì Ngọc phải lấy ít nhất bao nhiêu cái áo để được
1 cái áo màu trắng
1 cái áo màu đen
Toán đo lường là một trong những dạng kiến thức mà bé sẽ được học trong lớp 3 trở lên. Nhưng khi học toán tư duy thì dạng toán này sẽ thiên về khả năng lập luận, phân tích của trẻ nhiều hơn để giúp trẻ không chỉ tính toán tốt mà còn ứng dụng trong thực tế từ mua bán, tiền bạc, thời gian…
Ví dụ:
Đại lượng thời gian:
Khoảng thời gian từ 8 giờ kém 10 phút đến 8 giờ 30 phút là:…
Đại lượng đo lường:
Điền vào chỗ “…”: 5dm4cm1mm = …mm
Mẹ Lan đem 90000 đồng đi chợ, mẹ Lan mua thịt hết 32000 đồng, mua cá hết 14000 đồng, mua rau hết 2000 đồng. Hỏi mẹ Lan còn lại bao nhiêu tiền?
Với những dạng bài tập toán đố vui không chỉ đơn thuần là toán học, mà còn giúp bé có sự hứng thú hơn, giảm sự căng thẳng khi học tập mà vẫn đảm bảo bé tự tin sáng tạo, suy nghĩ và tư duy một cách thoải mái hơn.
Ví dụ:
Bài 1: Có 10 lít dầu chia đều vào 5 can. Hỏi phải lấy mấy can đựng để được 4 lít dầu.
a/ 2 can
b/ 8 can
c/ 19 can
d/ 54 can
Bài 2: 2 giờ 3 phút là bao nhiêu phút?
Bố mẹ có thể ngay file tổng hợp hơn 100 bài tập toán tư duy dành cho trẻ tiểu học nói chung, lớp 3 nói riêng mà Wikihoc tổng hợp và chia sẻ TẠI ĐÂY.
Ngoài việc áp dụng những bí quyết trên, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau để nâng cao hiệu quả học toán tư duy của bé tốt hơn:
Bố mẹ cần đồng hành cùng bé: Chỉ có bố mẹ hiểu bé, nên việc bạn luôn đồng hành cùng con sẽ giúp trẻ tự tin hơn để chia sẻ những khó khăn, hỗ trợ bé khi cần thiết.
Lựa chọn bài tập toán tư duy phù hợp với năng lực của trẻ: Mỗi bé sẽ có năng lực toán học khác nhau, nên bố mẹ cần phải tìm hiểu để chọn bài tập phù hợp với trẻ thay vì cho con học nâng cao quá nhiều.
Không áp đặt bé quá nhiều: Bố mẹ nào cũng muốn con học tốt, đạt thành tích cao nên vô tình tạo áp lực lên con trẻ. Thay vào đó nên tạo cho bé tâm lý thoải mái, xây dựng phương pháp học phù hợp để con không bị gò bó sẽ tự nhiên việc học của trẻ đạt kết quả tốt.
Bài Tập Toán Lớp 1 Theo Chương Trình Mới
Năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố ban hành quyết định thay đổi về chương trình dạy học lớp 1, một trong những nội dung thay đổi có môn Toán và bài tập toán lớp 1 theo chương trình mới nhằm mục tiêu mang đến hứng thú học tập cho các em học sinh và mang đến những kiến thức thực tiễn nhất có thể.
So với chương trình cũ, bài tập toán lớp 1 chương trình mới sẽ được giảm 1 tiết/1 tuần. Chính vì thế, cả năm các em học sinh có thể sẽ được giảm đi 35 tiết. Việc làm này có mục đích giảm tải bớt áp lực cho các em học sinh lớp 1.
Chương trình Toán lớp 1 cũ có số lượng kiến thức dày hơn, hệ thống kiến thức cũ được cấu trúc bao gồm 4 phần là: số học, đại lượng và đo đại lượng, hình học, giải các bài toán có lời văn; thì ở chương trình môn Toán lớp 1 mới sẽ chỉ gồm cấu trúc thành 2 mạch kiến thức:
Số học và phép tính.
Hình học và đo lường.
Phần “Giải bài toán có lời văn” mặc dù không được chia thành một mạch kiến thức riêng đổi lại nó được thêm vào phần thực hành để giải quyết vấn đề trong sách bài tập toán lớp 1 chương trình mới.
Mục tiêu là:
Giúp các học sinh nhận biết và đọc, viết cơ bản các chữ số, nhóm chữ số.
Rèn luyện được tính cẩn thận, nhanh nhẹn với tư duy phát triển năng lực và có được lập luận toán học cho các em học sinh một cách rõ rệt.
Hoạt động 1: Khởi động
Giáo viên cùng học sinh sẽ hát một bài hát và giáo viên sẽ yêu cầu học sinh nhắc lại các con số được nhắc đến trong bài.
Hoạt động 2: Nhận biết con số và cách đọc chúng
Hoạt động 3: Thực hành bài tập và luyện tập
Hoạt động 4: Vận dụng bài tập.
Mục tiêu:
Giúp các bạn học sinh hiểu và so sánh được những số có 2 chữ số và có thể sắp xếp được dãy số đó theo thứ tự từ bé đến lớn và làm ngược lại. Từ đó, giúp vận dụng được những kiến thức và các kỹ năng được học ở trong bài để giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn.
Hoạt động 1: Phần khởi động
Giáo viên sẽ giới thiệu nội dung học tập thông qua hoạt động hát múa.
Hoạt động 2: Hình thành các kiến thức mới về nội dung so sánh từ các số
Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh sử dụng các que tính để tính và so sánh các số có 2 chữ số bằng cách: quan sát, thực hành và khả năng trình bày vấn đề.
Hoạt động 3: Thực hành và luyện tập bài tập
Giáo viên sẽ đưa ra phiếu bài tập cùng các đề toán lớp 1 theo chương trình mới và yêu cầu các học sinh làm bài theo hình thức cá nhân.
Một số bài tập dạng này như:
15…36
42…95
32….36
45…72
Bài 2: Khoanh tròn vào số có giá trị lớn nhất:
a, 5, 32, 65, 68
Advertisement
b,5, 9, 87, 40
Bài 3: Viết các số:15,28,18,60
a, Theo thứ tự từ lớn đến bé.
b, Theo thứ tự từ bé đến lớn.
Hoạt động 4: Vận dụng sự sáng tạo
Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đếm số và so sánh theo yêu cầu, từ đấy giúp học sinh có thể vận dụng được những kiến thức vào thực tế một cách sáng tạo.
Mục tiêu:
Giúp các em học sinh tiểu học nhận biết được các kiểu hình học cơ bản như: hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
Hoạt động:
Giáo viên hướng dẫn sẽ giới thiệu bài dưới dạng các trò chơi để giới thiệu học sinh với các hình học cơ bản.
Sau đó đưa ra các bài tập và yêu cầu các học sinh nhận biết các hình.
Đưa thêm một số đề toán lớp 1 theo chương trình mới ở phần hình học giúp các em có thể hiểu bài hơn, từ đấy có thể áp dụng vào thực tế trong cuộc sống.
3 Điều Bất Di Bất Dịch Cần Phải Ghi Nhớ Để Cuộc Sống Hạnh Phúc
KHÔNG NÊN NÓI NHIỀU
Trong sách có viết: “Người có đức thì kiệm lời, người hấp tấp thường lắm lời”.
Người có đức tự biết mình hành thiện không đủ, nên nếu không phải trường hợp bất đắc dĩ thì họ cũng không mở miệng. Người hấp tấp, nóng vội muốn khoe khoang nên nói rất nhiều. Vô đạo, vô tâm, vô tình thì giỏi giang tới đâu cũng vô ích.
Bởi thế mới có câu: “Họa từ miệng mà ra”, vậy nên những gì nên nói thì mới nói, những gì không nên nói thì nhất thiết không được nói. Nếu không tai họa sẽ giáng xuống đầu lúc nào không hay.
Trong đời sống thường nhật, những kiến giải tinh túy thâm sâu mới được mọi người đón nhận, còn huênh hoang khoác lác cả ngày chỉ khiến người ta càng thêm ghét bỏ.
Lời nói có ngữ điệu âm thanh riêng biệt, cần có chừng mực thì lời nói mới tăng thêm sức cuốn hút cho bản thân mình, từ đó giành được nhiều cơ hội thành công hơn, cuộc sống hạnh phúc hơn hẳn.
BẤT THA ( KHÔNG NÊN LẦN NỮA)
Làm việc không nên lần nữa (sự bất tha). Khi cò nhỏ, ai cũng đều có nhiều mộng tưởng. Nhưng biết bao nhiêu giấc mơ ấy cứ bị lần nữa, hết lần này tới lần khác, cuối cùng đều thành dang dở.
Sách có câu: “Đời người chỉ như hạt gạo trong kho, như tia chớp vụt qua trước mắt, như cây gỗ mục bên bờ vực thẳm, như một con sóng giữa biển khơi. Nếu biết điều này sao lại không thấy bi ai? Sao lại không thấy hạnh phúc? Làm thế nào mới có thể không phá bỏ mà cứ ôm giữ nỗi lo ham sống của con người? Làm thế nào mới có thể không lưu lại nỗi nhục sống một cách hoang phí?”.
Đại ý là đời người quá ngắn ngủi. Nếu biết được điểm này thì con người sẽ không phải hối tiếc vì lãng phí thời gian quý giá của mình. Cuộc sống hạnh phúc chỉ là điều mơ tưởng.
Mọi người thường quen với việc cứ lần nữa, hết lần này tới lần khác, trước khi hành động thường muốn hưởng thụ một chút an nhàn sau chót. Nhưng hễ nghỉ ngơi thì lại không dứt ra được, cứ muốn tiếp tục hưởng thụ mãi như vậy. Cuối cùng thì sự lần nữa này sẽ trực tiếp khiến hành động này thất bại. Nhìn lại xem chữ LƯỜI đã kéo lùi chúng ta đến mức nào?
Thông thường, lười biếng là bản tính của nhiều người, chỉ cần chúng ta nỗ lực khắc phục là được. Nhưng người có thể hoàn toàn khắc chế được tính lười nhác rốt cuộc vẫn chỉ là thiểu số.
Người thành công là người lập tức hành động. Chỉ khi lập tức hành động mới có thể dành ra được nhiều thời gian hơn người khác, nắm bắt được cơ hội hơn người khác.
Cứ lần lữa hết lần này tới lần khác thì thứ bị hao mòn chính là sinh mệnh của bản thân mình. Tới già hối tiếc thì cũng đã muộn, chi bằng hãy nỗ lực phấn đấu ngay từ bây giờ, khi còn trẻ.
KHÔNG NÊN QUÁ KHOA TRƯƠNG
Nhân bất tác. “Tác” nghĩa là không chịu yên phận, là ngông cuồng thách thức, không biết tự lượng sức mình, hậu quả thường không thể ngờ được.
Ở đời, ai biết hành sự thuận theo tự nhiên, ngay chính thì được bình an. Làm việc biết yên phận và tự lượng sức mình mà không thái quá thì cũng không có gì phải lo lắng.
Tuy nhiên, không giả dối, không huênh hoang, sống thực với bản tính của mình, có thể nắm bắt được chừng mực cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Thông thường, mọi người sẽ đánh giá bản thân mình cao hơn khả năng thực tế, cho nên mới thường làm nhiều việc quá sức. Do đó họ cũng tự nhiên mất đi khả năng kiểm soát tình hình diễn biến của sự việc, bi kịch sẽ theo đó mà ập tới.
Ví như một bài văn hay hoàn toàn không phải là dùng những ngôn từ hoa lệ, hay cách hành văn tuyệt hảo nào cả, mà chỉ là miêu tả sự vật đó ở mức vừa đủ mà thôi.
Theo đó, để có cuộc sống hạnh phúc, làm người muốn đạt được cảnh giới cao nhất, cũng không có cách nào khác, chỉ là sống theo đúng bản tính của người ấy, không giả dối, không khoa trương và luôn giữ được sự bình hòa. Và thêm nữa, Sống khiêm tốn mới là đỉnh cao của sự hiểu biết.
Đăng bởi: Tuấn Vũ
Từ khoá: [Tư Vấn] 3 ĐIỀU BẤT DI BẤT DỊCH CẦN PHẢI GHI NHỚ ĐỂ CUỘC SỐNG HẠNH PHÚC
Cập nhật thông tin chi tiết về Tổng Hợp Những Kiến Thức Và Bài Tập Toán Lớp 1 Cơ Bản Bất Kỳ Bé Nào Cũng Cần Ghi Nhớ Rõ trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!