Bạn đang xem bài viết Xử Lý Như Thế Nào Khi Phát Hiện Đồng Nghiệp Gian Dối Trong Công Việc? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Kiểm chứng rõ ràng vấn đề gian lận
Bạn cũng đừng quên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự gian lận này. Chúng nằm trong bối cảnh tình hình như thế nào. Mức độ ảnh hưởng của vấn đề này đến đâu, có ảnh hưởng đến tất cả mọi người xung quanh hay không hay không làm liên lụy tới ai cả…. Bạn cần xác định rõ mức độ của vấn đề trước khi đưa thông tin này đi đâu khác.
Thu thập bằng chứng xác đáng
“Nói có sách, mách có chứng”, bạn cần tìm kiếm và thu thập bằng chứng cho hành vi gian lận của người đồng nghiệp này càng sớm càng tốt. Nếu bạn đã chắc chắn được rằng hành vi gian lận này của người đồng nghiệp này sẽ gây tổn thất nghiêm trọng cho công ty thì bạn càng cần tìm nhanh các bằng chứng, bởi chúng được tìm ra sớm thì sẽ giảm thiểu được tổn thất cho công ty. Bạn cũng đừng quên sử dụng các thiết bị như USB, điện thoại, máy ghi âm, ….để lưu lại những bằng chứng này đề phòng người đồng nghiệp này chối cãi.
Chia sẻ thẳng thắn với người đồng nghiệp gian lận
Khi phát hiện ra đồng nghiệp của mình có hành vi gian lận thì bạn không nên vội vàng kể sự việc này cho bất kỳ ai trong công ty vì những tin đồn thất thiệt có thể lan truyền rất nhanh sau khi bạn nói ra. Bạn cũng không báo với cấp trên ngay khi chưa có đầy đủ mọi thông tin, chứng cứ. Nếu như mọi sự suy đoán của bạn là sai thì việc này còn hại bạn bị mất đi danh dự và niềm tin của cả chính đồng nghiệp đó và bạn nữa.
Nếu như bạn không muốn mang vấn đề này ra ánh sáng thì bạn có thể im lặng cho qua, coi như không biết chuyện gì. Còn nếu bạn nhận ra sự nguy hại của vấn đề và không muốn chúng lặp lại một lần nữa thì hãy tìm gặp bạn đồng nghiệp kia để có một cuộc trò chuyện thẳng thắn và chân thành với nhau. Hãy trò chuyện trên tinh thần hợp tác và muốn giúp đỡ người đồng nghiệp, chỉ ra cho họ thấy hành vi của họ đem đến nhiều hậu quả như thế nào cho cả công ty và bản thân họ.
Tìm giải pháp tối ưu để khắc phục
Nếu chỉ với mục đích vạch mặt người đồng nghiệp gian lận thì bạn không nên mất công tìm tòi bằng chứng quá nhiều như vậy. Mục đích lớn hơn là sau những chuyện như vậy, bạn cần có những giải pháp khắc phục tình trạng này ra sao. Bạn có thể làm được gì để cải thiện vấn đề nếu chúng bị xấu đi. Và nếu có thể bị ảnh hưởng trực tiếp trong những chuyện gian lận như thế này thì bạn sẽ có biện pháp xử lý như thế nào. Hãy biến sự việc đáng tiếc này thành một bài học quý giá cho chính bản thân mình.
Có cần thiết để báo lên cấp trên?
Đây là cách làm còn tùy vào từng trường hợp gian lận cụ thể có cần thiết phải báo lên cấp trên hay không, sau khi các bước trên không có hiệu quả thì mới cần báo lên cấp trên. Nhưng khi muốn báo lên cấp trên thì bạn cần phải xác định được những hệ quả của việc này có ảnh hưởng như thế nào tới bản thân bạn, có thể tốt, có thể xấu mà xấu thì thường có nhiều hơn.
Bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các bằng chứng, chứng cứ trước khi muốn báo lên cấp trên. Bạn cũng cần có thêm một người khác làm chứng cho bạn trong suốt quá trình thu thập chứng cứ để đảm bảo rằng việc bạn làm là công tâm và người này có thể hỗ trợ cho bạn.
Tìm hiểu ngay khóa học WAKE UP đến từ Diễn giả Phạm Ngọc Anh để có thêm những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong các lĩnh vực kinh doanh, bán hàng, phát triển bản thân, phát triển văn hóa doanh nghiệp,…
Theo dõi thêm các bài viết hay về phát triển bản thân, bán hàng, kinh doanh, …
từ Mr. Why tại các kênh:
Bị Bệnh Khi Du Lịch Nước Ngoài – Cách Xử Lý Như Thế Nào?
Trong trường hợp như thế này, Á Châu xin chia sẻ câu chuyện về chuyến du lịch Mỹ của chị Kim Ngọc, chủ của một doanh nghiệp nhở, vốn là khách hàng thân thiết của chúng tôi. Có lẽ, sự cố trong chuyến đi Mỹ của chị Ngọc lúc đó sẽ là một trải nghiệm khiến chị nhớ mãi
“Mỗi năm, chị Ngọc đều dành khoảng 2-3 tuần lễ cho việc đi du lịch, khám phá thế giới, học hỏi những điều mới lạ để vừa thư giãn vừa có thêm ý tưởng kinh doanh. Với kinh nghiệm du lịch kha khá của mình, Kim Ngọc luôn chú trọng sự an toàn bởi chị hiểu rằng, việc gặp rủi ro ở nước ngoài sẽ khá phiền toái, thậm chí là nguy hiểm vì bản thân vừa không nắm được chính sách của địa phương vừa rất khó tìm sự giúp đỡ từ người khác.
bị bệnh khi Du lịch nước ngoài – Cách xử lý như thế nào?
Mặc dù cẩn thận nhưng có lần, chị vẫn rơi vào tình huống bất ngờ bị bệnh khi đi du lịch. Ở nước ngoài, thuốc men không dễ mua như Việt Nam. Bạn phải làm theo quy trình vào viện, khám bệnh, có toa bác sĩ mới được mua thuốc điều trị. Mà khám chữa bệnh ở các nước tiên tiến đối với dân du lịch như mình có thể nói là đắt kinh khủng. Lúc ở Mỹ, do không hợp thời tiết mùa đông nên chị Ngọc đã bị bệnh, sốt cao. Chỉ gọi xe cứu thương thôi đã ngốn hết gần 5.000 USD. Khi khỏi bệnh cũng là lúc chị sạch túi đành phải đổi vé về nước sớm hơn dự kiến”.
Cách đối phó với các trường hợp xấu– Đặt tour đến quốc gia mình yêu thích thông qua các công ty lữ hành, bạn sẽ được chăm lo trọn gói.
– Việc sở hữu những cuốn cẩm nang du lịch, tự trang bị kiến thức về luật pháp địa phương, các quy định hàng không và nhất là sử dụng bảo hiểm khi đi du lịch nước ngoài chính là các công cụ đắc lực để quản trị rủi ro khi đến những miền đất lạ.
– Liệt kê hết tất cả các tình huống có thể gặp phải như: sự cố hoãn, dời, hủy chuyến bay đột xuất, thất lạc hành lý, mất tiền, giấy tờ tùy thân, gặp tai nạn khi sử dụng xe thuê ở nước ngoài, bị bệnh, thương tật trong chuyến hành trình. Thậm chí là việc… bị mất mát hoặc thiệt hại tài sản tại Việt Nam khi bạn vắng nhà đi du lịch. Để khi bất cứ tình huống nào xảy ra, chí ít bạn cũng được an tâm khi di chuyển.
– Ăn uống các loại thực phẩm an toàn, vệ sinh. Tránh xa khỏi những loại thực phẩm đòi hỏi phải qua xử lý nhiều trước khi dùng.
Khi đóng gói hành lý, bạn cần phải đem theo các loại thuốc và đồ dùng y khoa mà bạn vẫn sử dụng hàng ngày
– Dự trữ các loại thuốc giảm đau như acetaminophen và thuốc trị tiêu chảy và thuốc dị ứng cũng là một ý kiến hay không thể bỏ qua. Đôi khi ở nhà không bị gì, nhưng có khi lại bị dị ứng với phấn hoa và các chất gây dị ứng khác trong một môi trường mới. Những ai bị hen suyễn và dị ứng có thể phản ứng bất ngờ với các chất mới này.
Đăng bởi: Phúc Võ
Từ khoá: Bị bệnh khi Du lịch nước ngoài – Cách xử lý như thế nào?
Uống Thuốc Tẩy Giun Quá Liều Có Sao Không? Cách Xử Trí Như Thế Nào?
Để có được cách xử lí hiệu quả thì bạn cần nắm các triệu chứng quá liều của thuốc tẩy giun, cụ thể như sau:
Theo trang tin y tế YouMed, khi dùng thuốc quá liều có thể xảy ra co giật ở trẻ em dưới 1 tuổi, ngoài ra người dùng có thể bị giảm bạch cầu trung tính, các phản ứng quá mẫn cảm biểu hiện như sau:
Phản ứng phản vệ
Phản ứng giống phản vệ
Tình trạng viêm gan. Trong một số trường hợp, các xét nghiệm chức năng gan bất thường.
Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens-Johnson.
Phản ứng ngoại ban phù mạch.
Da bị nổi mề đay
Rụng tóc xảy ra.
Tuy nhiên, những triệu chứng ở trên rất hiếm. Ngoài ra, bệnh nhân có thể gặp các tình trạng khác như giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính, viêm cầu thận có phục hồi.
Đáng chú ý, ngoài giảm bạch cầu hạt và viêm cầu thận, nếu bệnh nhân đang điều trị với mebendazole liều chuẩn thì có thể gặp những triệu chứng tương tự.
Không chỉ vậy, những trường hợp dùng thuốc quá liều hiện chưa có thuốc giải đặc hiệu. Rửa dạ dày bằng than hoạt nên được thực hiện trong giờ đầu tiên sau khi dùng quá liều.
Trong trường hợp dùng thuốc chống côn trùng quá liều, bạn nên bình tĩnh thực hiện các biện pháp sau:
Đầu tiên, hãy đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất. Người nhà nên mang các loại thuốc bệnh nhân đang dùng đi khám. Điều này giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.
Gây nôn mửa để giảm những tác dụng, sự hấp thu thuốc vào máu. Có thể gây nôn mửa bằng cách áp dụng một số phương pháp như dùng than hoạt tính và súc ruột.
Tuy nhiên, việc phục hồi thể chất là điều kiện tiên quyết. Có thể hiểu đơn giản là liệu pháp điều trị triệu chứng.
Xử trí quá liều thuốc tẩy giun FugacarMột số tác dụng phụ có thể xảy ra ở những bệnh nhân dùng Fugacar liều cao hơn khuyến cáo hoặc trong thời gian dài. Các phản ứng có hại rất hiếm gặp, bao gồm:
Rụng tóc.
Suy gan có hồi phục, viêm gan.
Bệnh nhân bị giảm bạch cầu hạt, giảm bạch cầu trung tính.
Viêm thận – tiểu cầu.
Dấu hiệu và triệu chứng
Nếu vô tình sử dụng quá liều thuốc tẩy giun sán, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ, trong đó có các triệu chứng điển hình là đau quặn bụng, buồn nôn, nôn mửa và thậm chí là tiêu chảy.
Điều trị
Hiện chưa có thuốc giải đặc hiệu. Do đó, có thể tùy ý sử dụng than hoạt để hạn chế sự hấp thu thuốc vào máu.
Xử trí quá liều thuốc tẩy giun MebendazoleNếu bệnh nhân dùng quá liều thuốc có thể gây khó chịu đường tiêu hóa kéo dài hàng giờ. Lúc này sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ và súc miệng. Có thể sử dụng than hoạt để ây nôn giúp hạn chế sự hấp thu mebendazole trong cơ thể.
Xử trí quá liều thuốc tẩy giun AlbendazoleTrong trường hợp quá liều, cần phải điều trị triệu chứng. Có thể bao gồm rửa dạ dày, dùng than hoạt, và các biện pháp hồi sức tổng quát. Không những vậy, người bệnh có thể bị rối loạn tiêu hóa kéo dài hàng giờ, phải gây nôn, có thể điều trị bằng than hoạt.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, dùng quá liều thuốc có thể gây buồn nôn và các cảm giác khó chịu khác. Vì vậy, bạn nên ăn nhẹ trước khi dùng thuốc. Sau khi dùng thuốc tẩy giun thì nên nằm nghỉ ngơi và tránh hoạt động mạnh.
Nên được sử dụng chính xác theo chỉ dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là phải theo dõi tình trạng phân để biết kết quả dùng thuốc. Trong một số trường hợp, thuốc xổ có thể được dùng thêm để cải thiện kết quả.
Tìm đến sự hỗ trợ và điều trị tại bệnh viện nếu bạn có bất kỳ triệu ch ứng bất thường nào như buồn nôn, ngứa hoặc mất ngủ.
Advertisement
Cần đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân. Đồng thời đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến. Sau khi tẩy giun, bệnh nhân còn rất mệt, da xanh cần được bổ sung vitamin B, C, viên sắt và axit folic theo chỉ định.
Cần theo dõi những người đã tẩy giun, vì giun sán không chỉ ký sinh trong ruột và còn có khả năng phát triển tại nhiều cơ quan nội tạng khác. Việc thực hiện tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần chỉ loại trừ được ký sinh ở ruột, còn đối với những ký sinh trùng kí sinh tại nội tạng khác thì rất khó bị tiêu diệt. Do vậy cần phòng ngừa và tránh giun sán tái nhiễm.
Nguồn: Trang tin y tế YouMed, báo Sức khỏe và Đời sống.
Uống Nước Khi Tập Yoga: Như Thế Nào Là Đúng?
Tập yoga có thể khiến cơ thể bị mất một lượng nước không kém gì so với việc tập gym hay cardio giảm mỡ. Tuy nhiên, trong quá trình tập, bạn nên hạn chế uống nước, thay vào đó, để cơ thể không bị “khô héo”, bạn nên bổ sung nước trước và sau khi tập.
Bạn nên uống bao nhiêu nước mỗi ngày?Hãy uống khi khát. Điều này đúng nhưng chưa đủ vì khát là một tín hiệu cho thấy cơ thể bạn sắp rơi vào tình trạng thiếu nước. Trước đây, các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên uống tám ly nước mỗi ngày nhưng hiện tại hầu hết các chuyên gia đều cho rằng mỗi người sẽ cần cung cấp cho cơ thể một lượng nước khác nhau và lượng nước này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, môi trường và lối sống.
Mỗi người sẽ cần cung cấp cho cơ thể một lượng nước khác nhau và lượng nước này sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Nếu không uống đủ nước, cơ thể sẽ đưa ra một vài tín hiệu để bạn nhận biết điều đó, chẳng hạn như bạn sẽ thường xuyên bị đau đầu hay có cảm giác khô môi, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu hoặc bị táo bón. Dấu hiệu cho thấy cơ thể bị thiếu nước khi tập yoga và các bộ môn khác thường là đổ mồ hôi ít, chuột rút và cứng cơ.
Uống ít nước là không tốt, nhưng uống nhiều cũng khôn có lợi. Bởi khi bạn uống quá nhiều hoặc cung cấp nước cho cơ thể quá nhanh, bạn sẽ đi tiểu thường xuyên. Điều này khiến các chất điện giải mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn sẽ bị giảm sút. Khi uống nước quá nhiều, bạn sẽ thấy cơ thể có các dấu hiệu như nước tiểu trong, đi tiểu thường xuyên, có cảm giác nặng bụng và đầy hơi.
Bí quyết uống nước theo chế độ ăn AyurvedicNếu bạn uống một lượng chất lỏng vừa đủ mà vẫn cảm thấy khát thì nhiều khả năng cơ thể bạn đang hấp thụ không đúng cách. Hệ thống y học Ayurveda đã đưa ra một số lời khuyên hữu ích về việc nước uống mà bạn có thể tham khảo.
Trước hết, bạn hãy tránh uống nước ướp lạnh! Nước lạnh là kẻ thù của hệ tiêu hóa. Thay vào đó, bạn hãy uống một cốc nước ấm. Nước ấm có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng lưu thông máu, giúp cơ thể bạn dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng và loại bỏ độc tố. Ngoài ra, mỗi buổi sáng, bạn hãy uống khoảng một lít nước. Để cơ thể hấp thụ tối đa, bạn hãy tập uống từ từ và uống trong tư thế ngồi để đảm bảo cơ thể và các cơ quan được thư giãn.
Khi tập yoga bạn sẽ uống nước như thế nào?Để việc tập yoga đạt hiệu quả tốt, việc đầu tiên và quan trọng nhất cần làm là bạn phải chú ý đến việc uống nước trước, trong và sau khi tập. Với các bài tập yoga thông thường, bạn có thể mất từ 1 – 2kg nước khi tập các động tác.
Việc đảm bảo cho cơ thể có đủ nước trong quá trình tập là điều cực kỳ quan trọng bởi khi tập, sẽ có một số động tác kéo duỗi làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nếu được cung cấp đủ nước, cơ thể sẽ dễ dàng loại bỏ được độc tố. Để đảm bảo cơ thể có đủ nước trong quá trình tập yoga, bạn có thể làm theo một số bí quyết sau:
Uống nước trước khi tậpBạn nghĩ rằng cũng giống như các hoạt động thể chất khác, khi đi tập yoga, bạn sẽ chuẩn bị sẵn một chai nước và uống khi khát. Tuy nhiên, đây lại là một điều không nên làm với yoga.
Uống nước ngay và trong khi tập không giúp cơ thể bạn ngậm nước. Thay vào đó, bạn nên bổ sung nước bằng cách uống nước đều đặn trước khi lớp yoga bắt đầu khoảng vài tiếng. Điều này sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để hấp thụ và giữ ẩm.
Uống nước đều đặn trước khi lớp yoga bắt đầu khoảng vài tiếng để giúp cơ thể có đủ thời gian hấp thụ và giữ ẩm đúng cách
Khi uống, bạn chỉ nên uống một lượng vừa đủ, không nên uống quá nhiều. Với các lớp yoga có nhịp độ nhanh, bạn nên bổ sung trước khi tập yoga ít nhất 30 phút khoảng 225ml để giữ ẩm cho cơ thể. Cố gắng tránh uống nước ngay trước hoặc trong giờ học. Bởi điều này không chỉ cơ thể cảm thấy căng phồng mà nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến các cơ quan sản sinh năng lượng.
Không những vậy, khi tập các bài tập vất vả, chúng ta thường nhầm lẫn nhu cầu nước với nhu cầu không khí. Điều này khiến cơ thể có ham muốn uống nước không cần thiết. Nếu bạn thực sự cảm thấy khát trong khi tập, hãy dành một chút thời gian để kiểm tra cơ thể. Sau một vài lần hít thở sâu, nếu cảm giác vẫn còn khát, hãy uống một ít nước.
Uống nước sau khi tập yogaTrong thời gian tập, nếu hoàn toàn tập trung vào các kỹ thuật yoga, bạn sẽ không có cơ hội uống nhiều nước. Đây là lý do tại sao bạn cần đảm bảo mình đã uống đủ nước trước khi đến lớp. Khi lớp yoga kết thúc, hãy chuẩn bị sẵn một chai nước để bổ sung lượng nước mà bạn vừa mất. Mỗi ngày, bạn sẽ cần uống khoảng 2 lít nước nhưng nếu tập yoga, bạn sẽ cần uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước cho cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều. Nếu bạn đổ mồ hôi nhiều trong lớp, hãy uống thêm nước vào thời gian còn lại trong ngày. Nếu hay bị khô miệng sau giờ học hoặc nước tiểu có màu sẫm, bạn sẽ cần uống nước nhiều hơn.
Đăng bởi: Đinh Định
Từ khoá: Uống nước khi tập yoga: Như thế nào là đúng?
“Cãi” Sếp Và Việc Phản Biện Như Thế Nào Để Không Bị Sếp “Ghét”
Trong công việc, chúng ta không khỏi tránh được những lúc bất đồng quan điểm với cấp trên, hoặc những ý kiến, đề xuất của mình không được sếp tán thành và chấp thuận. Vậy làm thế nào để “cãi” được sếp, tranh luận và phản biện ý kiến với cấp trên như thế nào để không bị “ghét” và vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp.
“Cãi Sếp” như thế nào?Khi còn làm ở công ty cũ, một công ty của Mỹ, một lần Sếp đến Việt Nam (họp đại hội bán hàng toàn cầu của công ty do tôi đề nghị làm tại VN), tôi đi thăm 1 khách hàng, sếp bảo, “để tao cùng đi”. Tôi bảo, “thôi không cần đâu”. Anh có vẻ ngạc nhiên khi bị từ chối
Nhưng tôi nói, “cái tôi cần anh giúp là tìm cách để các nước khác mua nhiều từ Việt Nam, thì Việt Nam sẽ mua nhiều từ mình, sức ép lớn nhất của khách hàng hiện là doanh thu quốc tế về, giờ họ gặp sếp lớn mà chưa trả lời được câu hỏi đó thì mất điểm, không nên gặp cho vui”. Anh ấy cười khà khà… bảo: “ờ thôi, ở đất nước này mày là sếp tao”.
Còn khi tôi mới về một công ty của Singapore 2009, rất nhiều khó khăn về doanh số, vì cách làm của công ty so với những gì diễn ra trên thị trường là một cách làm trên mây trên gió. Không nắm thị trường và không hiểu khách hàng. Đấu tranh để thay đổi cách làm trong nội bộ còn căng hơn cạnh tranh với đối thủ. Nên có lần, khi họp, tôi hơi mất bình tĩnh đã nói với một giám đốc thị trường bên trụ sở chính, khi anh ấy cứ khăng khăng không customize sản phẩm theo đề nghị của tôi, tôi nói, “thôi anh đừng nói nữa, tôi cần nghe product marketing trả lời có làm không chứ không phải anh”.
Đến lúc tôi cũng cáu: “nếu ông thuê tôi để chỉ làm theo những gì bên trụ sở chính chỉ dẫn, thì ông đang trả quá đắt cho vị trí này”. Sau đó, tôi đã nói nhiều về tình hình thị trường, khách hàng và chỉ ra rằng “chúng ta gần như ra khỏi cuộc chơi” mấy năm nay vì trên mây trên gió trong cách làm sản phẩm, chính sách giá và bán hàng.
Tôi rút ra, cái hay của việc phản biện xuất phát từ khách hàng, từ thị trường là… Sếp cũng “đếch” cãi được!
Dĩ nhiên, không phải lúc nào đứng về khách hàng cũng được sếp ok, tôi cũng từng bị ghét trong một hoàn cảnh khác, một sếp ở công ty khác, nó còn phụ thuộc bối cảnh cụ thể và Sếp bạn là ai.
Cách phản biện ý kiến cấp trên? – Tôi muốn nói điều gì?Trong các cuộc họp kinh doanh chúng ta thường nói, tôi nghĩ thế này và anh nghĩ thế kia. Thực ra, thì việc anh nghĩ hay tôi nghĩ đếch quan trọng, mà khách hàng nghĩ gì mới quan trọng.
Song chúng ta lại chủ yếu dựa trên ý kiến chủ quan cảm tính. Sếp thì ít tiếp xúc với khách hàng nên cảm tính còn được, bạn mà cũng cảm tính thì có được sếp nói “ừ ý đó hay đấy, làm đi” thì chẳng quan là vì bạn đã nói đúng ý sếp, hoặc nhận định của anh giống nhận định của Sếp chứ không hẳn đó là tín hiệu tốt, không hẳn là hai người cùng hiểu khách hàng, cùng thống nhất dựa trên dữ liệu từ khách hàng (fact – based).
Điều dở là, các tranh luận không dựa vào dữ liệu thực tế từ thị trường và khách hàng sẽ dẫn đến những cuộc họp rất dài, rất căng, không xuôi vì ý kiến rất khó trùng nhau
Khi đó, người chiến thắng dĩ nhiên là Sếp vì anh ta là người quyết định, anh ta chịu trách nhiệm và anh ta có sức thuyết phục hơn vì trải nghiệm nhiều. Rồi có thể các bạn sẽ bực mình, tự ái, khó chịu… kêu ca “ở đây không có môi trường phản biện, thiếu tính sáng tạo, sếp không mở lòng…”.
Nên nhớ, chẳng có Sếp nào nhiều thời gian để nghe các bạn trình bày cảm tính, thiếu cơ sở mãi được… đấy không phải là người biết lắng nghe mà là người giỏi chịu đựng
Cho nên với một công ty, hay chính mỗi người chúng ta, nên học thói quen nói về khách hàng, xuất phát từ khách hàng, bằng chứng từ thị trường; dùng dữ liệu, thậm chí quote câu nói của khách hàng. Khi cả phòng họp cùng nói về khách hàng. Nói cách khác, cơ sở cho mọi người cùng nhìn vào là khách hàng. Không có thông tin? Thì nên giải tán hợp tìm thông tin thay vì ngồi “tôi nghĩ” và “tôi cho là …”
Khi đó, kể cả bạn nói ngược lại với Sếp, vẫn được Sếp đồng ý. Điều này đúng với tôi cả khi bản thân tôi làm sếp và khi tôi làm nhân viên.
Cái hay của việc phản biện xuất phát từ khách hàng là… sếp cũng “đếch” cãi được!
Đăng bởi: Hương Trà
Từ khoá: “Cãi” Sếp và việc phản biện như thế nào để không bị Sếp “ghét”
Inventory Là Gì? Được Hiểu Như Thế Nào Trong Kinh Doanh
Hầu hết sinh viên đang theo học các trường đại học chuyên ngành kinh tế đều thấy quen thuộc với thuật ngữ inventory hay còn gọi là hàng tồn kho. Hàng tồn kho có phải hàng bị ế không bán được? Khi chưa hiểu rõ về inventory là gì, nhiều người sẽ hiểu lầm định nghĩa này theo hướng tiêu cực, vậy hàng tồn kho là gì? Tại sao các doanh nghiệp luôn lựa chọn đầu tư kho bãi dù chi phí đầu tư không nhỏ?
Inventory là gì?
Inventory hay còn gọi là hàng tồn kho là những sản phẩm lưu kho phục vụ cho mục đích thương mại hàng hóa trong tương lai. Không những vậy khi nhắc đến thuật ngữ inventory là gì, doanh nghiệp sẽ đưa vào những loại hàng hóa như:
Những bán thành phẩm đang trong giai đoạn sản xuất, chưa thành phẩm
Lượng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
Thành phẩm được giữ để bán trong những dịp sắp tới
Mỗi doanh nghiệp hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau sẽ có những loại hàng tồn kho khác nhau. Nhìn chung khi đã hiểu inventory là gì thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng sẽ có danh sách những hàng tồn kho cần lưu ý:
Hàng hóa thành phẩm: Thành phẩm luôn được ưu tiên lưu trữ vì mục đích kinh doanh. Với mong muốn mang lại trải nghiệm dịch vụ khách hàng tốt nhất, doanh nghiệp luôn lưu trữ hàng tồn kho để phục vụ khách hàng khi cần thiết. Với những doanh nghiệp thương mại thì tất cả những hàng hóa chưa tới tay người tiêu dùng đều được tính vào hàng hóa tồn kho, trong đó bao gồm cả những sản phẩm đang trên đường giao đến cho khách hàng.
Bán thành phẩm: Đây là những sản phẩm đang còn được sản xuất dở dang được lưu trữ để phục vụ sản xuất thành phẩm.
Nguyên vật liệu: Hầu hết tất cả công ty đặc biệt là những công ty sản xuất luôn dự trữ trong kho một lượng nguyên vật liệu nhất định. Phần nguyên vật liệu này được lưu trữ với mục đích phục vụ khâu sản xuất được xuyên suốt
Thành phẩm chưa nhập kho: Những sản phẩm này đã được sản xuất hoàn thiện nhưng chưa được làm thủ tục nhập kho vì một lý do nào đó cũng sẽ được tính là hàng tồn kho.
Inventory bao gồm những gì?
Khái niệm bán thành phẩm, nguyên vật liệu hay thành phẩm chưa nhập kho sẽ được thấy nhiều hơn ở những doanh nghiệp sản xuất. Vậy nên tùy vào lĩnh vực hoạt động của công ty mà kế toán hàng tồn kho sẽ phải quan tâm chủ yếu đến những loại hàng nào để thực hiện kiểm toán hàng tồn kho một cách chính xác nhất.
Bất cứ doanh nghiệp nào khi muốn nghiên cứu inventory là gì và triển khai inventory đều phải quan tâm đặc biệt tới chi phí đầu tư cho hàng tồn kho. Chi phí cho việc lưu trữ hàng tồn kho hay còn gọi là inventory cost thường sẽ bao gồm hai loại chi phí là Chi phí bảo tồn hàng tồn kho (Carrying Cost) và Phí tổn theo đơn hàng (Ordering Cost).
Phí tổn theo đơn hàng (Ordering Cost): Loại chi phí này bao gồm tất cả những chi phí phát sinh khi thực hiện đơn hàng như chi phí nhân công kiểm kê hàng hóa, chi phí nhân công kiểm soát chất lượng hàng nhập, chi phí nhân công để xuất hóa đơn cho nhà cung cấp,…
Khi đã hiểu rõ inventory là gì, doanh nghiệp sẽ biết được chi tiết hơn về những khoản chi phí lưu trữ hàng tồn kho cần đầu tư để tránh đầu tư sai chỗ.
Khái niệm inventory là gì không phải khái niệm mới trong kinh doanh, dù là doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp nhỏ đều quan tâm đến việc vận hành inventory một cách hiệu quả để giảm thiểu tối đa chi phí cho doanh nghiệp. Vậy tại sao inventory lại quan trọng đến vậy?
Doanh nghiệp tìm hiểu về inventory là gì một cách chi tiết sẽ thấy lý do đầu tiên cũng là lý do quan trọng nhất là phục vụ khách hàng. Sẽ không ai biết khi nào khách hàng cần hay có đơn đặt hàng, vậy nên inventory giúp cho doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi thời điểm. Thứ hai, việc lưu trữ hàng tồn kho sẽ giúp cho khâu sản xuất tránh bị tắc nghẽn khi có đơn đặt hàng lớn.
Phục vụ mục đích giao dịch
Bên cạnh đó, thị trường luôn biến động dù có tác động nhỏ xảy ra và điều này ảnh hưởng đến giá thành của nguồn nguyên vật liệu nên để tránh bị tác động quá lớn khi chi phí nguyên liệu tăng cao thì việc lưu trữ một lượng hàng hóa giúp doanh nghiệp không quá khó khăn trong thời điểm này. Những tác động này ảnh hưởng nhiều đến doanh nghiệp, vậy nên đừng bỏ qua bước tìm hiểu inventory là gì.
Lý do cuối cùng của việc lưu trữ hàng tồn kho là đầu cơ. Đầu cơ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro khi khi nguồn nguyên liệu đột nhiên bị cắt hoặc giá thành nguyên liệu tăng cao. Bên cạnh đó giảm thiểu thua lỗ khi không cung cấp kịp đơn hàng cho khách hàng tại thời điểm nhất định.
Hiểu về inventory là gì là một trong những bước quan trọng giúp cho doanh nghiệp đầu tư inventory hiệu quả và giảm thiểu chi phí. Để quản lý tốt chi phí inventory, doanh nghiệp thường chỉ định kế toán hàng tồn kho sẽ là người chịu toàn bộ trách nhiệm về số lượng hàng tồn kho cũng như chi phí đầu tư cho lượng hàng tồn kho đó. Làm sao để tối thiểu chi phí hàng tồn kho và vận hành kho một cách tốt nhất chính là công việc của một kế toán hàng tồn kho.
Tuy nhiên không chỉ kế toán mà chủ doanh nghiệp hay logistics cũng sẽ cần quan tâm đến vấn đề này để tối ưu được chi phí mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty. Vậy làm sao để quản lý tồn kho hiệu quả cũng là vấn đề nan giải cần tìm hiểu?
Diện tích kho hàng có hạn, để quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì vấn đề đầu tiên cần quan tâm chính là lượng hàng tồn kho. Kế toán hàng tồn kho cần phải tính toán để số hàng lưu trữ trong kho phải vừa đủ để cung ứng. Tức là nếu có đơn hàng gấp vẫn đủ cung ứng hoặc thiếu số lượng không nhiều để kịp thời phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, lượng hàng tồn cũng không được quá nhiều vì hàng tồn kho càng nhiều, chi phí cứng bỏ ra càng cao ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của công ty.
Mục đích cân bằng lượng hàng hóa tồn kho
Trong một số trường hợp, khi kế toán hàng tồn kho chưa đủ nghiệp vụ hay chưa hiểu rõ inventory là gì sẽ dẫn đến việc phân loại không đúng hàng tồn kho dẫn đến kết toán chi phí sai.
Kiểm soát được lượng hàng tồn kho cần, kế toán hàng tồn kho sẽ cân đối được tỷ lệ quay vòng tồn kho. Tức là số lượng hàng tồn kho bao nhiêu là đủ để cung ứng cho thị trường và thời gian hàng hóa lưu trữ trong kho là bao lâu để tránh tình trạng hư hỏng ảnh hưởng đến chi phí của công ty đặc biệt là những mặt hàng như trái cây. Những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mùa vụ cần quan tâm nhiều đến inventory là gì để lưu trữ hàng hóa phù hợp.
Nguồn doanh thu của doanh nghiệp là khách hàng, càng nhiều khách hàng trung thành với công ty thì doanh thu mang lại càng lớn. Để khách hàng luôn trung thành với công ty thì mọi lúc khách hàng cần, công ty đều phải cung ứng được nhu cầu của khách vì khách hàng không đủ kiên nhẫn để chờ trong thời gian dài. Và khi quản lý tồn kho hiệu quả sẽ giúp cho hàng luôn có đủ để cung ứng cho khách hàng và tránh trường hợp “cháy hàng”. Đây cũng là một trong biện pháp hỗ trợ nghiệp vụ chăm sóc khách hàng hiệu quả.
Nhiều cửa hàng chưa nắm rõ inventory là gì sẽ cho rằng inventory là hàng “ế” và không quan tâm đến việc lưu trữ hàng hóa. Đến thời điểm cháy hàng thì cửa hàng cũng sẽ khó khăn trong việc đáp ứng nguồn cầu tăng cao.
Giữ chân khách hàng
Kế toán hàng tồn kho cần lưu ý đến lịch sử giao dịch của doanh nghiệp trong thời gian 1 – 2 năm gần nhất. Việc theo dõi lịch sử giao dịch giúp cho kế toán nắm được thời gian nào cần nhiều hàng hóa, thời gian nào nguồn cầu ít để lên kế hoạch sản xuất và tồn kho phù hợp.
Không chỉ xác định inventory là gì mà kế toán hàng tồn kho còn cần lên kế hoạch để việc vận hành kho bãi và hàng tồn kho hiệu quả hơn.
Quản lý tồn kho hiệu quả không chỉ giúp giảm thiểu chi phí mà khi có đơn hàng, kế toán hàng tồn kho cũng không gặp nhiều khó khăn để ra quyết định. Hiện nay, trên thị trường có nhiều hệ thống quản lý hàng tồn kho hỗ trợ doanh nghiệp theo dõi lượng hàng tồn kho để bán hàng. Khi có đơn hàng, kế toán chỉ cần nhập lượng hàng hóa cần, quét mã vạch để tiến hành đặt hàng.
Những hệ thống trên cũng được áp dụng để theo dõi tồn kho khi doanh nghiệp phân phối tới nhiều chi nhánh bán hàng khác nhau. Đối với doanh nghiệp lớn có lượng chi nhánh nhiều thì việc áp dụng hệ thống quản lý tồn kho rất quan trọng trong việc theo dõi và kiểm soát lượng hàng hóa tồn kho. Không những vậy, khi phân phối hàng cho chi nhánh thì doanh nghiệp cũng nên có những khóa đào tạo giúp cho trưởng chi nhanh hiểu được inventory là gì và tầm quan trọng của nó với nghiệp vụ bán hàng.
Công nghệ ngày nay hiện đại và phát triển nên việc kiểm soát nội bộ quy trình hàng tồn khokhông còn quá khó khăn. Kế toán không cần phải xuống kho hàng ngày để cập nhật số lượng hàng hóa mà chỉ cần thao tác trên hệ thống khi có hàng nhập kho và xuất kho, hệ thống sẽ tự động báo cáo lượng hàng còn lại trong kho. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ trong việc quản lý vận hành inventory mà kế toán hàng tồn kho cũng tiết kiệm được nhiều thời gian.
Tiết kiệm thời gian
Quản lý vận hành inventory chưa bao giờ là dễ dàng. Tuy nhiên khi đã quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng biết được mặt hàng nào được ưa chuộng, dễ bán và hàng hóa nào bán chậm. Việc theo dõi danh sách hàng hóa giúp doanh nghiệp loại bỏ những sản phẩm không còn được ưa chuộng, ngưng đầu tư và sử dụng nguồn vốn đó cho những khoản đầu tư khác hiệu quả hơn.
Nếu bạn là một kế toán hàng tồn kho, thuật ngữ “inventory turnover” quan trọng không kém so với khái niệm inventory là gì. Inventory turnover là một thuật ngữ chỉ số vòng quay mà một cửa hàng sẽ thay đổi hay nhập thêm hàng mới và được tính theo chu kỳ.
Trong nghiệp vụ kế toán, vòng xoay hàng tồn kho thường được tính theo chu kỳ 1 năm tuy nhiên hiện nay nhiều doanh nghiệp thường tính theo quý và theo tháng do nhiều đợt hàng khuyến mãi. Nhưng tại sao cửa hàng lại cần quan tâm đến khái niệm vòng quay hàng tồn kho?
Nắm bắt được khái niệm inventory turnover sẽ giúp cho cửa hàng biết được thời gian trung bình cho một đợt hàng, mặt hàng bán chậm và mặt hàng đắt khách. Sau khi tính được chỉ số này, cửa hàng sẽ tính toán được lượng hàng hóa đã nhập về bán hết trong bao nhiêu ngày để lên kế hoạch nhập thêm một cách phù hợp.
Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao là một dấu hiệu tốt cho cửa hàng vì nó cho thấy hàng hóa của bạn đang cung cấp phù hợp với nhu cầu người dùng nên lượng mua hàng nhiều. Ngược lại nếu chỉ số này thấp, cửa hàng nên cân nhắc có nên nhập thêm mặt hàng này hay không vì hiện tại doanh số của mặt hàng này không cao.
Tại sao cần tính Inventory Turnover?
Những cửa hàng kinh doanh những hàng hóa theo mùa vụ cần đặc biệt quan tâm đến chỉ số này. Ví dụ, một cửa hàng kinh doanh áo len mùa đông, nếu không tinh toán được chỉ số này mà nhập số lượng quá nhiều vượt ngoài nhu cầu của khách hàng sẽ dẫn đến hàng tồn kho chết vì qua mùa, sản phẩm này sẽ không bán được nữa. Vậy nên nếu bạn là chủ cửa hàng, hãy nắm rõ thuật ngữ inventory là gì để tránh nhầm lẫn hàng tồn kho với hàng “ế” không bán được
Công thức tính Inventory Turnover
Trong đó: Cost of Goods Sold là doanh thu bán hàng trong kỳ
Average Inventories được tính là giá trị tồn kho trung bình được tính bằng công thức
(Gía trị kho đầu kỳ + Gía trị kho cuối kỳ)/2
Ví dụ cửa hàng của bạn đang kinh doanh mặt hàng thời trang, doanh thu cửa hàng một quý thu được 150.000.000 đồng với giá trị tồn kho trung bình khoảng 30.000.000 đồng. Dựa trên công thức trên thì ta có được chỉ số inventory turnover ở mức 5 lần. Tức trong quý vừa rồi, cửa hàng của bạn có 5 vòng quay.
Vậy để biết được trong bao lâu thì cửa hàng nên tiến hành đặt thêm hàng mới, ta lấy số ngày trong một quý tức trung bình 90 ngày/5. Vậy khoảng 18 ngày thì cửa hàng sẽ hết hàng một lần và cần nhập thêm hàng mới. Khi biết được chỉ số inventory turnover rồi, cửa hàng sẽ tính toán để kịp nhập thêm hàng cung ứng cho khách hàng.
Thực tế, hệ số vòng quay hàng tồn kho bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của cửa hàng. Nếu kinh doanh thời trang, mặt hàng cần thay đổi mẫu mã liên tục thì hệ số quay vòng cao sẽ hỗ trợ việc bán hàng hiệu quả hơn. Tuy nhiên, với những cửa hàng kinh doanh hàng cao cấp như xe hơi, đồ công nghệ thì hệ số quay vòng sẽ thấp hơn tầm 3-4 lần/ năm. Những hàng hóa này thường không có sự cải thiện và thay đổi mẫu mã nhanh như thời trang nên hệ số quay vòng nằm ở mức như vậy là đủ.
Từ đó, ta thấy sẽ không có một con số nhất định bắt buộc cửa hàng của bạn phải đạt được hệ số quay vòng hàng tồn kho nhiêu đó thì mới kinh doanh hiệu quả. Nếu bạn đang kinh doanh hay làm kế toán hàng tồn kho cho một doanh nghiệp, việc của bạn là xem xét lại lịch sử giao dịch và theo dõi trên khoảng 2 – 3 quý để tính toán được hệ số vòng quay hàng tồn kho tốt nhất cho công ty.
Hệ số vòng quay bao nhiêu là chuẩn
Bên cạnh đó, những dịp khuyến mãi, sale hay chương trình quà tặng thì hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Vì vậy, nếu đã tính toán được chỉ số hiệu quả nhất cho công ty thì việc tính toán chi tiết thêm cho những dịp đặc biệt cũng là việc cần thiết đối với kế toán hàng tồn kho.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có những phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác nhau phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, khi làm nghiệp vụ kế toán hàng tồn kho thì bạn sẽ thường bắt gặp 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên và Phương pháp kiểm kê định kỳ.
Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh, cập nhật liên tục mọi sự tăng giảm của lượng hàng lưu trữ trong kho. Trong trường hợp có nhập thêm nguyên vật liệu hay xuất bán thành phẩm, mọi sự thay đổi đều được kế toán hàng tồn kho ghi chép lại vào sổ kế toán.
Khi thực hiện phương pháp kê khai này thì kế toán luôn nắm bắt được tình hình thực tế trong kho để xử lý tình huống khi có vấn đề phát sinh. Vào cuối kỳ, kế toán hàng tồn kho chỉ cần đối chiếu số lượng thực tế tại kho với số lượng trong sổ kế toán, hai số liệu này phải khớp với nhau nếu chưa khớp thì kế toán hàng tồn kho cần tìm hiểu nguyên nhân và giải quyết.
Kế toán theo dõi tại kho
Đối tượng sử dụng: Các doanh nghiệp sản xuất, lắp đặt, công nghiệp,…
Ưu điểm: Cập nhật nhanh chóng số lượng hàng tồn kho để vận hành inventory hiệu quả. Bên cạnh này, kế toán hàng tồn kho sẽ cập nhật được tình hình liên tục và tránh sai sót số liệu không đáng có.
Phương pháp kiểm kê định kỳ không cập nhật liên tục tình hình tồn kho mà quan tâm nhiều hơn đến giá trị tồn kho cuối kỳ của hàng tồn kho trên sổ kế toán tổng hợp. Ở phương pháp này, kế toán hàng tồn kho không cần trực tiếp có mặt tại kho 24/24 để kiểm kê, cập nhật, bạn chỉ cần thực hiện công tác kiểm kê vào cuối mỗi kỳ. Sau khi kiểm kê cuối kỳ, kế toán hàng tồn kho tổng hợp vào tài khoản tồn kho vào đầu kỳ và cuối mỗi kỳ.
Sử dụng mã vạch phục vụ kiểm kê
Đối tượng: Doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, nhiều chủng loại hàng hóa cung cấp đơn hàng liên tục và có số lượng biến động theo từng đơn hàng.
Ưu điểm: Đơn giản hơn, tiết kiệm thời gian và giảm nhẹ một phần công việc hạch toán cho kế toán hàng tồn kho.
Khi thử sức ở vị trí kế toán hàng tồn kho hay đơn giản bạn đang theo dõi những kiến thức về kế toán thì việc hiểu inventory là gì là điều vô cùng cần thiết. Inventory không chỉ những hàng hóa “ế” mà mỗi doanh nghiệp duy trì hàng tồn kho đều có những mục đích riêng của họ. Việc hiểu về những thuật ngữ cũng như cách vận hành, quản lý tồn kho hiệu quả sẽ giúp kế toán hàng tồn kho tránh những rủi ro khi làm việc. Để chi phí inventory ở mức cho phép là một việc không dễ dàng và cần thời gian nên kế toán hàng tồn kho phải đặc biệt quan tâm đến inventory cost để giúp doanh nghiệp phát triển ổn định hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Xử Lý Như Thế Nào Khi Phát Hiện Đồng Nghiệp Gian Dối Trong Công Việc? trên website Vtlx.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!